Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

Một số biện pháp nhằm thu hút bạn đọc đến thư viện trường THCS đa tốn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (640.25 KB, 29 trang )

MỤC LỤC

Trang
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ...........................................................................................2
I. Lí do chọn đề tài:............................................................................................2
II. Mục đích nghiên cứu:...................................................................................3
III. Đối tượng nghiên cứu:..................................................................................3
IV. Phương pháp nghiên cứu:............................................................................3
PHẦN II: NỘI DUNG...........................................................................................4
I. Cơ sở lý luận:...................................................................................................4
1. Một số khái niệm:...........................................................................................4
2. Vị trí:...............................................................................................................4
3. Tầm quan trọng:.............................................................................................5
II. Cơ sở thực tiễn:...............................................................................................5
1. Thuận lợi:........................................................................................................5
2. Khó khăn:........................................................................................................6
III. Một số biện pháp nhằm thu hút bạn đọc đến thư viện:...........................6
1) Biện pháp 1: Xây dựng kho sách của thư viện ngày càng phong phú, đa
dạng với phương châm bám sát nhu cầu đọc, phù hợp với tâm lý lứa tuổi
học sinh THCS....................................................................................................6
2) Biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch đọc sách cho học sinh, hướng dẫn cho
học sinh phương pháp đọc sách.......................................................................8
3)Biện pháp 3: Tổ chức và sắp xếp tài liệu khoa học, hợp lí........................10
4) Biện pháp 4: Đổi mới và mở rộng các hình thức phục vụ bạn đọc. .........11
5) Biện pháp 5: Tuyên truyền giới thiệu sách báo tài liệu đến với bạn đọc
qua nhiều hình thức.........................................................................................12
6) Biện pháp 6: Áp dụng công nghệ thông tin vào công tác thưviện để phục
vụ bạn đọc hiệu quả nhất.................................................................................15
IV. KẾT QUẢBƯỚC ĐẦU - BÀI HỌC KINH NGHIỆM:..................................16
PHẦN III: KẾT LUẬN.......................................................................................17
1. Kết luận:........................................................................................................17


2. Khuyến nghị:.................................................................................................17
PHẦN IV: PHỤLỤC...........................................................................................19
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................25


NguyÔn Thóy Giang
THCS §a Tèn

Tr êng
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ

I. Lí do chọn đề tài:
Sách báo có vị trí đặc biệt quan trọng đối với đời sống xã hội như LENIN
đã nói: “Không có sách thì không có tri thức, không có tri thức thì không có chủ
nghĩa cộng sản”. Có người đã ví “ Thư viện chính là linh hồn của trường học”.
“Thư viện trường học là một bộ phận cở sở vật chất trọng yếu, là trung tâm
sinh họat văn hóa và khoa học của nhà trường. Thư viện góp phần nâng cao chất
lượng giảng dạy của giáo viên, bồi dưỡng kiến thức cơ bản về khoa học và xây
dựng thói quen tự học, tự nghiên cứu cho học sinh, tạo cơ sở từng bước thay đổi
phương pháp dạy và học. Đồng thời, thư viện tham gia tích cực vào việc bồi
dưỡng tư tưởng chính trị và xây dựng nếp sống văn hóa mới cho các thành viên
nhà trường” (Tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ thư viện trường phổ thông- Vũ Bá
Hòa chủ biên).
Với nhà trường, sách báo lại có ý nghĩa quan trọng vì nó là người bạn gần
gũi nhất, là học liệu cần thiết nhất của thầy và trò. Học sinh cần có sách giáo
khoa, sách bài tập, sách tham khảo để học tập và rèn luyện. Giáo viên cần có
sách giáo khoa, sách nghiệp vụ, sách tham khảo để giảng dạy và bồi dưỡng
chuyên môn, không ngừng nâng cao kiến thức. Ngoài ra các loại báo, tạp chí...,ở
thư viện cũng là nguồn tài liệu tham khảo hết sức quan trọng đối với giáo viên
và học sinh trong nhà trường.

Nhiệm vụ của thư viện trường học là phục vụ cho việc giảng dạy và học tập
góp phần tích cực vào việc nâng cao chất lượng giáo dục. Để việc giảng dạy và
học tập được tốt, công tác phục vụ bạn đọc trong thư viện trường học phải được
thường xyên, liên tục, phải luôn luôn thay đổi cách phục vụ để thu hút bạn đến
với thư viện ngày càng nhiều.
Thời kinh tế thị trường làm cho quỹ thời gian của mỗi người như bị
rút ngắn lại, không dành cho việc đọc sách, có chăng chỉ dành cho văn hóa
nghe nhìn đang “lấn át” văn hóa đọc. Và khi được hỏi về thư viện trường
mình, nhiều bạn học sinh cấp THCS, THPT ngạc nhiên: “Trong trường
cũng có thư viện à?”. Thực tế đó cho thấy, thư viện trường học là nhân tố
góp phần đổi mới phương pháp giảng dạy, thay lối đọc – chép truyền thống
và góp phần hình thành “văn hóa đọc” đang dần mai một trong giới trẻ,
dường như đang bị học sinh lãng quên.
Hệ thống thư viện trường học chậm phát triển cả về số lượng và chất lượng.
Cơ sở vật chất nghèo nàn, không có phòng đọc, các đầu sách chưa phong phú,
không được cập nhật đã dẫn tới tình trạng nghèo nàn nội dung và chậm thông
tin, phương pháp quản lý chưa khoa học,… đó là thực trạng đang diễn ra ở nhiều
thư viện hiện nay. Thậm chí nhiều trường nếu có thư viện cũng chỉ là hình thức,
không phát huy được hiệu quả, rất ít khi thấy học sinh lên tra cứu tài liệu.
S¸ng kiÕn kinh nghiÖm

2


NguyÔn Thóy Giang
THCS §a Tèn

Tr êng

Đứng trước sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin, nào là

games, chat... với nhiều trò chơi ngày càng đa dạng, phong phú, hấp dẫn đã lôi
cuốn giới trẻ tham gia rất nhiều. Vì vậy việc ham mê đọc sách, đọc báo của các
em ngày càng hạn chế.
Trong nhiều năm qua, thư viện trường THCS Ða Tốn đã luôn đổi mới công
tác phục vụ bạn đọc nhằm mục đích lôi cuốn bạn đọc đến với thư viện ngày
càng đông hơn, song việc ham muốn đọc sách của bạn đọc vẫn chưa đạt hiệu
quả cao.
Xuất phát từ nhận thức trên, cũng như tìm hiểu thực tiễn thực trạng công
tác thư viện tôi đã chọn đề tài:
“Một số biện pháp nhằm thu hút bạn đọc đến thư viện trường THCS Đa
Tốn”.
II. Mục đích nghiên cứu:
Đề tài được thực hiện nhằm rút ra những kinh nghiệm, cách thức để có thể
lôi cuốn bạn đọc đến với thư viện, làm cho bạn đọc ham mê tìm tòi, nghiên cứu
tài liệu trau dồi kiến thức và giúp phát huy tối đa nguồn tài sản của thư viện, làm
cho số lượng sách trong thư viện luôn được luân chuyển thường xuyên, liên tục.
III. Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là tập thể cán bộ, giáo viên, công nhân
viên và đặc biệt là toàn bộ học sinh của trường THCS Đa Tốn với thời gian
nghiên cứu là 1 năm (từ năm 2012 đến năm 2013).
IV. Phương pháp nghiên cứu:
Lập kế hoạch tổ chức thực hiện các biện pháp và quan sát kết quả của quá
trình thực hiện các biện pháp ấy.

S¸ng kiÕn kinh nghiÖm

3


NguyÔn Thóy Giang

THCS §a Tèn

Tr êng
PHẦN II: NỘI DUNG

I. Cơ sở lý luận:
1. Một số khái niệm:
Hiện nay trên thế giới có một sự công nhận khá rộng rãi là thư viện được
tạo thành từ bốn yếu tố: vốn tài liệu, cơ sở vật chất kĩ thuật, cán bộ thư viện và
bạn đọc; giữa chúng có mối quan hệ, tác động chặt chẽ với nhau. Trong đó bạn
đọc là một bộ phận chiếm vai trò rất quan trọng. Vốn tài liệu chỉ thực sự phát
huy được giá trị khi nó được bạn đọc sử dụng. Phục vụ bạn đọc là mục tiêu cuối
cùng của bất bật kỳ một thư viện nào.

Thư viện

Vốn tài liệu

Bạn đọc

Cán bộ
thư viện

CSVC- KT

Đối với thư viện trường học, bạn đọc được chia ra 2 đối tượng chính là
giáo viên và học sinh.
Hoạt động của thư viện nhằm thu hút, tuyên truyền giới thiệu và đưa ra
phục vụ các dạng tài liệu, giúp đỡ người tới thư viện trong việc lựa chọn và sử
dụng tài liệu một cách thích hợp. Công tác này được tiến hành bởi sự kết hợp

các quá trình liên quan chặt chẽ với nhau của việc phục vụ đọc, mượn tài liệu,
phục vụ thông tin tra cứu.
2. Vị trí:
* Thư viện là chiếc cầu nối.
* Thư viện là nơi tập trung đầy đủ sách, có khả năng và phương tiện để
phục vụ tốt nhất, tiết kiệm nhất những yêu cầu, những thắc mắc của giáo viên,
học sinh trong việc dạy và học.
Để nâng cao chất lượng giảng dạy thầy phải học, đọc.
Để nâng cao chất lượng học và bổ sung kiến thức trò phải đọc.

S¸ng kiÕn kinh nghiÖm

4


NguyÔn Thóy Giang
THCS §a Tèn

Tr êng

Vì vậy công tác tuyên truyền thu hút bạn đọc phải gắn liền với việc dạy và
học. Phải lấy mục tiêu đào tạo và nhiệm vụ năm học của nhà trường làm mục
tiêu và nhiệm vụ của thư viện nhà trường.
3. Tầm quan trọng:
* Là công tác trung tâm của mỗi thư viện nhằm dùng mọi hình thức,
nhanh chóng luân chuyển để thỏa mãn nhu cầu đọc của giáo viên và học sinh.
* Là công tác khác trong thư viện như: bổ sung, đăng ký, phân loại… đều
có mục đích cuối cùng là phục vụ bạn đọc.
* Là công tác để đánh giá hoạt động của thư viện. Để đánh giá đúng phải
xem xét bạn đọc được phục vụ như thế nào, sách báo để mượn đọc có dễ dàng

và đúng yêu cầu hay không. Đặc biệt là xem thư viện đã có tác dụng như thế nào
đến việc nâng cao chất lượng dạy học, đã góp phần vào việc giáo dục và tạo thói
quen đọc sách ra sao.
Để thu hút bạn đọc đến với thư viện ngày càng đông cần đảm bảo các nội dung
công tác phục vụ bạn đọc:
- Nghiên cứu nhu cầu, hứng thú đọc.
- Hướng dẫn bạn đọc sử dụng thư viện.
- Tổ chức phục vụ bạn đọc trong và ngoài thư viện.
- Tuyên truyền giới thiệu các loại hình tài liệu.
- Hướng dẫn cách tra cứu tài liệu.
- Hướng dẫn phương pháp đọc sách.
- Phục vụ thông tin theo yêu cầu bạn đọc.
II. Cơ sở thực tiễn:
Bộ GD&ĐT đã có nhiều chủ trương đúng đắn và biện pháp cụ thể nhằm
đẩy mạnh công tác xây dựng thư viện trường học. Tiêu chuẩn về thư viện được
áp dụng theo quyết định số 01/QĐ-BCG&ĐT ngày 02/01/2003 đã thay thế cho
nhiều tiêu chuẩn trước đó đánh dấu sự phát triển của thư viện trong các trường
học. Giờ đây, thư viện không chỉ là nơi giữ sách mà thực sự phải là một trung
tâm văn hóa sư phạm để thầy và trò học tập, nghiên cứu hàng ngày.
Từ vai trò của thư viện trong thực tế, soi vào hoạt động thư viện của trường
THCS Đa Tốn, tôi nhận thấy những thuận lợi và khó khăn sau:
1. Thuận lợi:
- Được Phòng GD& ĐT Gia Lâm ngày càng quan tâm và chỉ đạo cụ thể để
nâng cao chất lượng các hoạt động của thư viện nhà trường.
- Ban giám hiệu Trường THCS Đa Tốn rất quan tâm đến công tác thư viện,
luôn chú trọng đầu tư vào việc xây dựng cơ sở vật chất, vốn tài liệu cho thư viện
nên sách báo phục vụ cho việc dạy và học của giáo viên và học sinh tương đối
đầy đủ.
- Từ năm học 2008-2009, thư viện nhà trường đã được công nhận là “ Thư
viện chuẩn quốc gia ”.

S¸ng kiÕn kinh nghiÖm

5


NguyÔn Thóy Giang
THCS §a Tèn

Tr êng

- Cơ sở vật chất: Vị trí phòng thư viện ở nơi trung tâm, sạch sẽ có kho
sách riêng, đủ bàn ghế ngồi đọc, đảm bảo thoáng mát, đạt tiêu chuẩn ánh sáng,
tạo điều kiện tốt cho mọi hoạt động của giáo viên và học sinh.
- Cán bộ thư viện nhiệt tình, cởi mở, năng động, sáng tạo, thường xuyên
quan tâm đến công tác bạn đọc. Luôn đổi mới hình thức phục vụ bạn đọc.
- Đội ngũ cán bộ giáo viên, công nhân viên nhà trường đa phần là trẻ, rất
ham mê đọc sách.
- Hoạt động của thư viện đã đi vào nề nếp và ngày càng được nâng cấp,
kiện toàn.
2. Khó khăn:
- Nguồn kinh phí dành cho thư viện còn hạn chế dẫn đến khó khăn trong
việc mua sắm các trang thiết bị phục vụ đặc biệt là công tác tổ chức các hoạt
động.
- Đa số học sinh chưa có thói quen đến thư viện, chưa có kĩ năng tìm mượn
sách báo ở thư viện, chưa biết khai thác từ sách báo, chưa biết tự học bồi dưỡng
bằng sách báo.
- Nhận thức của nhân dân chưa cao nên ảnh hưởng đến một số phong trào
ủng hộ hoặc quyên góp sách cho thư viện, để nguồn tài liệu của nhà trường ngày
càng phong phú.
Đứng trước yêu cầu đặt ra của người làm công tác thư viện và trước những

thuận lợi, khó khăn trên, tôi luôn băn khoăn, trăn trở làm thế nào để những
quyển sách hay, sách quý đến tay bạn đọc một cách thích thú và đem lại lợi ích
góp phần nâng cao chất lượng dạy học.
III. Một số biện pháp nhằm thu hút bạn đọc đến thư viện:
1) Biện pháp 1: Xây dựng kho sách của thư viện ngày càng phong phú, đa
dạng với phương châm bám sát nhu cầu đọc, phù hợp với tâm lý lứa tuổi
học sinh THCS.
Muốn vậy cán bộ thư viện phải nghiên cứu nhu cầu, hứng thú đọc của giáo
viên và học sinh để xây dựng vốn tài liệu.
- Đối với giáo viên:
Ngay từ đầu năm học, thư viện trường THCS Đa Tốn đã trưng cầu ý kiến
của giáo viên về các đầu sách cần thiết, bổ ích phục vụ cho việc dạy học trong
nhà trường. Sau đó thông qua tổ chuyên môn để tổng hợp và bổ sung tài liệu kịp
thời nhanh chóng.
- Đối với học sinh:
Thư viện phát phiếu để nắm bắt được nhu cầu đọc của học sinh, từ đó cán
bộ thư viện đã phân loại, tổng hợp và đáp ứng được kịp thời nhu cầu đọc cho
học sinh. Tuy nhiên các em ở lứa tuổi học sinh THCS bắt đầu có những thay đổi
lớn về mặt phát triển cá tính và hoạt động tâm lí. Các em rất quan tâm đến nhân
cách, có xu hướng bộc lộ phẩm chất và hành động, khát khao tìm hiểu đời sống
S¸ng kiÕn kinh nghiÖm

6


NguyÔn Thóy Giang
THCS §a Tèn

Tr êng


bên ngoài và đã hình thành thái độ của mình với các sự kiện xảy ra xung quanh
thông qua những suy nghĩ độc lập. Các em đã có những hứng thú với khoa học,
văn học và kĩ thuật hiện đại. Có em yêu toán học, có em thích văn học, có em lại
say sưa với môn lịch sử...sở trường và năng khiếu của các em hình thành rõ rệt.
Các em bắt đầu đòi hỏi nhiều loại sách khác nhau. Tuy nhiên hứng thú đọc sách
của các em vẫn còn tiếp tục biến đổi của trạng thái tâm lí, hoàn cảnh sống và
học tập. Do đó thư viện cần phối hợp với các giáo viên từng bộ môn để nắm sát
yêu cầu và có kế hoạch phục vụ liên tục chu đáo các đối tượng; cần giúp các em
biết cách sử dụng thư viện, biết cách đọc sách và làm việc với sách, coi sách là
người thầy thứ hai của mình.
- Căn cứ vào chương trình học của nhà trường, nhu cầu nghiên cứu giảng
dạy và học tập của giáo viên và học sinh để tiến hành lựa chọn tài liệu đưa vào
thư viện. Tôi đã thường xuyên theo dõi kế hoạch xuất bản –phát hành thông qua
mục lục giới thiệu sách mới, dựa vào danh mục sách tham khảo, bản hướng dẫn
đặt sách của Nhà xuất bản giáo dục và các nhà xuất bản khác để xây dựng kế
hoạch bổ sung cụ thể.
Với thể loại truyện, thư viện nhà trường đã phát phiếu cho 680 học sinh và
thu được kết quả như sau:
Thể loại truyện
Số lượng
Tỉ lệ
Truyện cổ tích
525
77%
Truyện tranh
550
81%
Truyện Bác Hồ
340
50%

Truyện danh nhân
316
46%
Truyện lịch sử
462
68%
Truyện khoa học tự nhiên
310
45%
Truyện văn học
500
73%
Truyện vui bốn phương
370
54%
Ngoài việc phát phiếu điều tra, để nghiên cứu nhu cầu đọc, tôi còn trao đổi
ý kiến với bạn đọc khi họ đến mượn, trả sách hoặc trong các giờ đọc sách. Việc
làm này, theo tôi sẽ giúp cán bộ thư viện phát hiện được nhu cầu, hứng thú, khả
năng đọc sách của từng người hay từng nhóm bạn đọc. Khi nghiên cứu được nhu
cầu, hứng thú đọc Cán bộ thư viện sẽ tìm hiểu nội dung những cuốn sách phù
hợp, lên kế hoạch thật chi tiết sau đó xin ý kiến chỉ đạo của Ban Giám Hiệu để
bổ sung cho thư viện. Ngoài số sách giáo khoa luôn được mua mới hàng
năm( 03 bộ/khối lớp), thư viện trường tôi còn thường xuyên bổ sung các loại
sách khác, tuy số lượng không nhiều nhưng đáp ứng tối đa nhu cầu đọc của cán
bộ, giáo viên và học sinh của trường.
Việc mua sách dựa trên nhu cầu, hứng thú đọc theo tôi có tác dụng rất lớn
trong việc lôi cuốn bạn đọc đến thư viện. Hứng thú đọc chính là động cơ thúc
S¸ng kiÕn kinh nghiÖm

7



NguyÔn Thóy Giang
THCS §a Tèn

Tr êng

đẩy việc đọc. Thực tế đã chứng minh Thư viện trường THCS Đa Tốn mỗi ngày
đón trung bình trên 90 lượt bạn đọc đến với thư viện và lượng sách luân chuyển
tại thư viện trường tôi luôn lớn.
* Nhà trường phát động phong trào quyên góp ủng hộ sách, tài liệu cho thư
viện.
Đó là phong trào “ Góp một cuốn sách nhỏ, đọc ngàn cuốn sách hay” thu
hút tất cả học sinh, giáo viên, công nhân viên trong toàn trường tham gia. Với
tinh thần cùng nhau chia sẻ sách, hãy đặt cuốn sách yêu quí của mình lên giá
sách của thư viện. Ngay từ những ngày đầu phát động, phong trào đã nhận được
sự ủng hộ nhiệt tình của các thầy cô, các em học sinh.
- Thời gian phát động từ ngày 1/10/2012 đến ngày 31/10/2012.
- Đối tượng: Cán bộ, giáo viên, học sinh trong toàn trường.
- Nội dung quyên góp:
Mỗi cán bộ, giáo viên và học sinh trong trường quyên góp ít nhất một đầu
sách thỏa mãn một trong những yêu cầu sau:
1. Sách giáo khoa từ lớp 6 đến lớp 9: có nội dung theo chương trình của
Bộ GD& ĐT, còn sử dụng được không rách nát hoặc quá bẩn.
2. Sách tham khảo: của các môn học hoặc các sách về tìm hiểu xã hội.
3. Truyện đọc, báo chí lành mạnh có tính giáo dục.
Kết quả, toàn trường đã quyên góp được trên 150 quyển sách các loại, 50 tờ báo,
tạp chí và một số truyện tranh đặc sắc.
Có thể nói phong trào quyên góp sách báo trong nhà trường đã góp phần đáng
kể trong việc tăng vốn tài liệu cho tủ sách dùng chung và tủ sách thiếu nhi của

thư viện nhà trường, đáp ứng nhu cầu đọc trong nhà trường.
2) Biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch đọc sách cho học sinh, hướng dẫn cho
học sinh phương pháp đọc sách.
- Kế hoạch đọc sách phải nằm trong kế hoạch của nhà trường. Kế hoạch
phải nêu lên được từng chủ điểm đọc, các sách tương ứng với chủ điểm, thời
gian đọc.
- Chúng tôi đã xây dựng kế hoạch đọc sách trên cơ sở nghiên cứu chương
trình học của từng lớp và nhu cầu đọc của học sinh.
Xin giới thiệu với các đồng chí kế hoạch đọc sách của một tuần dành cho
học sinh các khối lớp:
KẾ HOẠCH ĐỌC SÁCH
Tuần 2 tháng 2 năm 2013
1. Mục tiêu cần đạt:
- Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh.
- Qua giờ đọc giúp học sinh thêm yêu sách, tìm được niềm vui trong học
tập.
2. Chuẩn bị:
S¸ng kiÕn kinh nghiÖm

8


NguyÔn Thóy Giang
THCS §a Tèn

Tr êng

- Giáo viên: Tài liệu, sách báo
- Học sinh: Vở, bút
3. Nội dung giờ đọc:

3.1. Tên sách đọc:
Khối 6
Khối 7
Khối 8
Khối 9
Thần đồng đất Thần đồng đất Hạt giống tâm Hạt giống tâm
Việt
Việt
hồn
hồn
3.2.Phân công cụ thể:
Khối
6
7
8
9

Tên sách

Số lớp

GV chấm

Thần đồng đất Việt

05

Đ/c Huyền

Thần đồng đất Việt


04

Đ/c Nhã

04

Đ/c Hường

04

Đ/c Hà

Hạt giống tâm hồn
Hạt giống tâm hồn

* Ghi chú: Học sinh các lớp đọc sách và viết bài giới thiệu về cuốn sách đã
được đọc.
Đề cương giới thiệu sách:
- Tự giới thiệu về mình.
- Lí do chọn cuốn sách đó để giới thiệu.
- Giới thiệu khái quát tên và tiểu sử sơ lược của tác giả (nếu có).
- Tóm tắt sơ lược nội dung cuốn sách.
- Đưa ra nhận xét của người giới thiệu: Điều tâm đắc nhất về cuốn sách...
- Mời mọi người tìm đọc cuốn sách mà mình giới thiệu( để hiểu biết, rút ra
bài học, thư giãn, bài học về tình yêu thương, lòng nhân ái trong cuộc
sống, những bài học về kĩ năng kinh nghiệm sống giúp ta thành công
hơn...)
- Trong các giờ đọc của học sinh, cán bộ thư viện theo dõi nắm được nhu
cầu sở thích của các em nên đặt ra kế hoạch cụ thể cho việc lựa chọn, phân loại

các đầu sách một cách khoa học theo nội dung chủ đề, chủ điểm sách hoặc theo
từng môn học ( tự nhiên, xã hội hay tổng hợp)...
- Đến trước thi học kỳ chừng một tháng tôi tiến hành giới thiệu cho các
em mượn các loại sách như: Giải bài tập, câu hỏi ôn tập, một số đề kiểm tra...Vì
vậy việc đọc sách theo kế hoạch đã giúp học sinh mở rộng vốn kiến thức từ đó
S¸ng kiÕn kinh nghiÖm

9


NguyÔn Thóy Giang
THCS §a Tèn

Tr êng

các em biết vận dụng vào việc học tập của mình và đạt kết quả cao trong các kỳ
thi.
Tóm lại: Xây dựng kế hoạch đọc sách là một biện pháp rất tốt để học sinh
mở rộng kiến thức đạt hiệu quả cao. Kế hoạch này phải được triển khai từ trước
năm học.
* Hướng dẫn học sinh phương pháp đọc sách, xây dựng văn hóa đọc cho
học sinh:
- Hiện nay số lượng sách và đầu sách được xuất bản nhiều nên học sinh
“vớ gì đọc nấy”, đọc theo cảm hứng (thích thì đọc, không thích thì bỏ) chưa có ý
thức, thói quen lựa chọn sách trước khi đọc.
- Định hướng đọc để giáo dục và khơi dậy ở các em niềm thích thú đam
mê với sách để từ đó nâng cao hiểu biết phục vụ cho học tập các bộ môn trong
chương trình học của các em.
- Ngoài ra, việc định hướng đọc cũng giúp nâng cao kiến thức, hiểu biết
thêm về xã hội, giúp cho việc giáo dục toàn diện học sinh đạt hiệu quả cao.

Một biện pháp mà chúng tôi đã thực hiện và vô cùng tâm đắc đó chính là
biện pháp phối hợp, lồng ghép giới thiệu, định hướng sách đọc cho học sinh
trong các giờ dạy của giáo viên. Trong bài học, bên cạnh yêu cầu tìm hiểu nắm
vững tri thức, giáo viên còn yêu cầu sưu tầm tư liệu từ nguồn thư viện của nhà
trường. Theo đó các thầy cô giáo giảng dạy sẽ trực tiếp hướng dẫn học sinh
xuống thư viện nhà trường để tra cứu, tập hợp.
Chẳng hạn, để thực hiện chuyên đề Học tập và làm theo tấm gương đạo
đức Bác Hồ, chúng tôi lựa chọn nội dung “ Tấm gương ý chí, nghị lực Hồ Chí
Minh” cho việc giảng dạy. Từ đó, chúng tôi giới thiệu và định hướng các em tìm
đọc những cuốn sách về Bác Hồ trong “ Tủ sách Bác Hồ” ở thư viện nhà trường.
Song “ Tủ sách Bác Hồ” là tập hợp một số lượng lớn các cuốn sách viết về Bác.
Vậy các em phải tìm đọc những cuốn sách nào cho phù hợp nội dung trên?
Chúng tôi đã giới thiệu cùng các em một số cuốn sách tiêu biểu như: “ 79 mùa
xuân Hồ Chí Minh”, “ Thời thanh niên của Bác Hồ” ...Đó là những cuốn sách
với những câu chuyện rất cụ thể và vô cùng xúc động về tấm gương ý chí nghị
lực của Người. Thực tế các em đã đến thư viện nhiều hơn, các em đã 100% tìm
và truyền tay nhau đọc rất say sưa những cuốn sách đó.
Với nhiều bộ môn khác như văn, Địa lý, GDCD, Lịch sử ...100% giáo viên
trong nhà trường đều áp dụng biện pháp như vậy.
3)Biện pháp 3: Tổ chức và sắp xếp tài liệu khoa học, hợp lí.
- Bất kì thư viện nào dù lớn hay nhỏ thì việc sắp xếp kho tài liệu cũng rất
quan trọng. Nếu tài liệu nằm đúng vị trí sẽ phát huy hết hiệu quả sử dụng.
- Tổ chức kho sách tốt cũng nhằm nâng cao hiệu quả phục vụ bạn đọc.
Nếu bạn đọc cần tìm một cuốn sách trên thư viện mà tìm mãi không thấy hoặc
phải dành quá nhiều thời gian vào việc tìm tài liệu hơn là đọc hay nghiên cứu tài
S¸ng kiÕn kinh nghiÖm

10



NguyÔn Thóy Giang
THCS §a Tèn

Tr êng

liệu đó thì tôi nghĩ thư viện đó sẽ mất dần một lượng bạn đọc không nhỏ: thay vì
đến thư viện thì bạn đọc sẽ tìm đến các hình thức tra tìm thông tin khác như
mạng internet...
- Đối với thư viện trường học:
Do có đặc thù riêng nên thư viện trường học thường được tổ chức thành 3
khu vực kho:
+ Khu vực sách giáo khoa
+ Khu vực sách nghiệp vụ
+ Khu vực sách tham khảo
Ngoài ra thư viện còn có thêm “tủ sách văn học”, “tủ sách giáo dục đạo
đức pháp luật”, “tủ sách của em”....
- Cách sắp xếp tài liệu ở thư viện trường học có 2 cách sắp xếp là theo
môn loại và theo số đăng kí cá biệt.
Theo tôi cách sắp xếp theo môn loại là hiệu quả hơn cả. Vì thư viện trường
học hoạt động theo phương thức đóng- mở nên càng cần tiết kiệm thời gian
trong việc tìm tài liệu hay muốn tìm tài liệu có cùng nội dung hay chủ đề.
Phương pháp sắp xếp này rất thuận tiện cho việc phục vụ bạn đọc. Bạn đọc có
thể dễ dàng tra tìm tài liệu có nội dung mà mình cần(có thể nhiều tác giả hoặc 1
tác giả) không cần phải tra cứu từ mục lục.
Ví dụ: Tổ chức kho sách giáo khoa nên theo khối lớp và trong từng khối
lớp thì theo môn loại.
Tôi tin rằng bằng cách sắp xếp khoa học, hợp lý bạn đọc sẽ dễ dàng
tìm được cuốn
sách mà mình cần khi đến với thư viện trường THCS Đa Tốn.
4) Biện pháp 4: Đổi mới và mở rộng các hình thức phục vụ bạn đọc.

Bên cạnh các hình thức phục vụ truyền thống, thư viện sáng tạo ra nhiều
hình thức phục vụ bạn đọc hiệu quả nhằm phát huy tác dụng của sách báo đối
với chất lượng giáo dục của nhà trường là phát triển vòng quay của sách.
- Các em học sinh luôn thích sự mới mẻ, muốn tìm tòi khám phá những
thứ xung quanh mình. Đọc sách cũng vậy nếu chỉ bó buộc trong một không gian
quen thuộc với bàn, ghế, bảng......thì lâu dần cũng làm giảm đi sự hứng thú đọc
sách của các em. Thư viện có thể mở rộng không gian đọc sách ra vườn trường,
sân trước, sân sau, dưới gốc cây...xây dựng thư viện lưu động,túi sách, giỏ sách.
Hay nói cách khác thư viện cũng cần hướng đến mô hình “thư viện mở rộng” để
khơi dậy và duy trì niềm đam mê đọc sách trong các em.
- Tổ chức phục vụ cho các em đọc sách báo tại thư viện trong những buổi
hoạt động ngoài giờ lên lớp, học phụ đạo hay các em đi lao động, tập huấn
Đội...Trong những lần đọc sách như thế này cán bộ thư viện tổ chức ra những
câu đố vui cho các em giải với mục đích tạo cho các em có thêm khả năng tư
duy.
S¸ng kiÕn kinh nghiÖm

11


NguyÔn Thóy Giang
THCS §a Tèn

Tr êng

- Tăng cường luân chuyển sách giữa các lớp .
Cứ vào đầu tuần cán bộ thư viện đưa xuống từng lớp cho các em mượn về
nhà và như thế sách được luân chuyển từ lớp này sang lớp khác để các em có
thời gian đọc thêm.
Ví dụ: Sáng thứ hai, tuần I của tháng cán bộ thư viện cho cộng tác viên lớp

6A, 6B lên phòng thư viện nhận sách về phát cho lớp. Hết tuần, hai lớp nộp lại,
qua tuần II sách của lớp 6B chuyển qua lớp 6A và ngược lại.
- Bên cạnh đó cán bộ thư viện là người giữ vai trò đặc biệt quan trọng, là
người giữ gìn và bảo quản kho sách nhưng cũng là yếu tố quan trọng thu hút bạn
đọc đến thư viện. Ý thức được điều đó tôi luôn trau dồi chuyên môn nghiệp vụ,
thma gia đầy đủ các buổi sinh hoạt chuyên môn của bộ phận thư viện. Trong
công việc hàng ngày, tôi luôn tận tâm nhiệt tình, cởi mở, hết lòng phục vụ bạn
đọc. Đến với trường THCS Đa Tốn các đồng chí sẽ tìm được thông tin nhanh
nhất với sự hỗ trợ của cán bộ thư viện. Tôi luôn quan niệm, thái độ phục vụ thân
thiện của mình chính là một trong những điều kiện cần và đủ để số lượng bạn
đọc đến thư viện ngày càng đông hơn.
5) Biện pháp 5: Tuyên truyền giới thiệu sách báo tài liệu đến với bạn đọc qua
nhiều hình thức.
- Để từng trang sách nhỏ đến được với bạn đọc trong nhà trường, dẫn dắt
mỗi người hướng đến một chân trời rộng mở, rất cần có hoạt động tuyên truyền
thông tin về sách.
- Trong nhiều năm học trước, thư viện nhà trường đã rất chú ý đến công
tác giới thiệu sách thông qua một số hình thức như: nói chuyện dưới cờ về sách
theo chủ điểm tháng, tin vắn về sách trên bảng, kết hợp với việc hình thành các
thư mục theo chủ đề của năm học hoặc theo nhóm kiến thức chuyên môn: thư
mục sách môn Ngữ văn, môn Vật lí, môn Toán học ..v..v… Qua các hình thức
như vậy, việc thông tin tuyên truyền sách đến độc giả trong trường cũng đã có
được những thành công nhất định. Nhiều thầy cô giáo tâm huyết với sách và các
em học sinh say mê sách đã thường xuyên tìm đến thư viện để có cho mình
những trang chữ đầy ý nghĩa.
- Để những cuốn sách hay đến tay với nhiều bạn đọc thì thư viện nhà
trường đã hình thành nhóm “Tuyên truyền giới thiệu sách” gồm các thầy cô
giáo và các em học sinh là những người yêu sách, muốn chia sẻ những cái hay,
cái đẹp của sách, đồng thời là những "cây bút" có năng lực và giàu nhiệt huyết,
muốn đem những bản sách có giá trị đến với bạn đọc trong trường. Tôi tin rằng

đây thật sự là một ý tưởng mới mẻ và quả thật công việc này đã nâng cao đáng
kể tác dụng tuyên truyền giới thiệu sách trong nhà trường. Công việc thú vị và
bổ ích này đã giúp công tác thư viện trở thành một sân chơi đầy ý nghĩa cho các
em và mang lại nhiều hiệu quả đáng kể cho việc nâng cao chất lượng dạy và
học của nhà trường.
S¸ng kiÕn kinh nghiÖm

12


NguyÔn Thóy Giang
THCS §a Tèn

Tr êng

Thư viện của trường THCS Đa Tốn đã tổ chức nhiều hoạt động tích cực và
bổ ích như:
- “Trang sách hồng” hoặc bảng thông tin của nhà trường là nơi đăng tải
các bài giới thiệu sách của giáo viên và các em học sinh nhằm giới thiệu những
tác phẩm hay mà các em đã đọc ở thư viện. Các bài viết ở nơi đây đã thực sự lôi
cuốn bạn đọc đến với các tác phẩm nhiều hơn.
- Thư viện đã tập hợp sách để hình thành nhiều Thư mục giới thiệu sách
theo chủ đề, cụ thể là Thư mục "Tâm tình nhà giáo" được ra mắt bạn đọc nhân
ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11; hoặc để hưởng ứng cuộc vận động "học tập và
làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh", Thư viện cũng đã tập hợp sách và
tài liệu để xây dựng "Thư mục về Bác Hồ", cùng với các Thư mục phục vụ cho
các chuyên đề của chuyên môn như: “Thư mục toán tham khảo lớp 6”; “Thư
mục Văn – Tiếng Việt”; “Thư mục Điện Biên Phú – Thiên sử vàng”; “Thư mục
tác giả văn học”; “Thư mục Giáo dục đạo đức cho học sinh”… Đây là một
trong những hình thức tuyên truyền giới thiệu sách và tài liệu cho bạn đọc đạt

hiệu quả cao nhất về mặt số lượng cũng như chất lượng.
- Thư viện thường xuyên tổ chức giới thiệu cho học sinh những cuốn sách
có nội dung về các ngày lễ kỉ niệm lớn như: 20/10, 20/11, 22/12, 09/1, 3/2,
26/3…, để các em tìm hiểu. Đồng thời qua đó giáo dục cho các em hiểu biết
thêm về truyền thống của dân tộc ta qua các ngày lễ. Ngoài các biện pháp trên,
cuối năm cán bộ thư viện tham mưu nhà trường khen thưởng cho các cá nhân
hoặc tập thể lớp có nhiều đóng góp cho thư viện. Từ đó khích lệ tinh thần đọc
sách cho các em.
Thư viện còn có thể áp dụng những hình thức giới thiệu sách khác như:
Tuyên truyền miệng:
+ Đọc to nghe chung
+ Điểm sách
+ Kể chuyện theo sách
+ Thi vui đọc sách
+ Hội nghị bạn đọc
+ Đố vui
Ví dụ: Kể về các anh hùng thương binh liệt sĩ nhân ngày 27/7; kể chuyện
về các mẹ các chị nhân ngày 8/3; Những gương người tốt việc tốt, học sinh
nghèo vượt khó nhân ngày vì người nghèo 17/10... Tổ chức các cuộc thi kể
chuyện theo sách với các chủ đề: “Ơn cha, nghĩa mẹ, công thầy”, “Uống nước
nhớ nguồn”, “Kể chuyện đạo đức”...
Nhờ những thay đổi hình thức tích cực này mà thư viện đã thu hút được rất
nhiều giáo viên, học sinh đến mượn sách, báo.

S¸ng kiÕn kinh nghiÖm

13


NguyÔn Thóy Giang

THCS §a Tèn

Tr êng

Hàng tháng cán bộ thư viện đều giới thiệu sách hoặc điểm sách theo chủ
điểm của tháng. Năm học 2012-2013, thư viện nhà trường đã xây dựng và thực
hiện kế hoạch giới thiệu sách như sau:
Tháng 9: Với chủ điểm học sinh với “ An toàn giao thông”.
Mục đích: Thông qua các tiết đọc thư viện hình thành cho các em ý thức
và an toàn khi tham gia giao thông.
- Giới thiệu cho các em cuốn sách “ An toàn giao thông cho nụ cười trẻ
thơ”
- Phối hợp với tổng phụ trách để tuyên truyền đội mũ bảo hiểm khi đi mô
tô xe máy và đi bộ an toàn.
- Các em học sinh được xem băng đĩa về an toàn giao thông.Ngoài ra các
em còn được hướng dẫn tra cứu thông tin trên mạng.
Tháng 10: Học sinh với thủ đô Nghìn năm văn hiến
Mục đích: Giúp học sinh hiểu lịch sử thủ đô Hà nội và ngày giải phóng
Thủ đô 10/10.
- Giới thiệu cho các em cuốn sách: “ Lịch sử thủ đô Hà Nội”.
- Học sinh tiếp tục được đọc và tìm hiểu về thủ đô Hà Nội, qua đó nêu lên
ý nghĩa ngày 10/10 cũng như gợi nhắc những câu hỏi về các tên gọi của thủ đô
Hà Nội qua các thời kì lịch sử ( Long Đỗ, Tống Bình, Đại La, Đông Đô, Đông
Quan, Đông Kinh, Bắc Thành, Thăng Long, Hà Nội).
- Nêu lên được các di tích lịch sử, văn hóa danh lam thắng cảnh của Hà
Nội.
Với chủ đề này thư viện có tủ sách riêng về thủ đô Hà Nội Nghìn năm văn
hiến để học sinh có thể đọc và tham khảo như: Lý thái Tổ, Hà Nội nghìn xưa,
Thăng Long Hà nội 1000 sự kiện lịch sử, Hà Nội thành phố 1000 năm....
Tháng 11: Với chủ điểm “ Uống nước nhớ nguồn”.

- Giới thiệu cho các em cuốn sách: “ Vị thánh trên bục giảng”.
- Học sinh các lớp được tham gia sưu tầm các bài thơ, bài viết về thầy cô,
các câu chuyện cười, các bài viết xã luận để xây dựng phong trào viết báo tường
kỉ niệm ngày nhà giáo Việt Nam 20/11.
- Tổ chức trưng bày sách truyện về chủ đề thầy cô.
Tháng 12: Với chủ điểm “ Cháu yêu chú bộ đội”.
- Giới thiệu cuốn sách “ Một thời để nhớ”.
- Tìm và sưu tầm các bài thơ, bài hát, các câu chuyện về chú bộ đội.
Tháng 1: Với chủ điểm Ngày học sinh sinh viên 9/1 giới thiệu cuốn : “ kể
chuyện gương hiếu học”.
Tháng 2: Với chủ đề “ Mừng Đảng mừng xuân”.
Tháng 3: Với chủ đề “ Học tập rèn luyện tiến bước lên Đoàn”.
- Giới thiệu 3 cuốn sách:
1) “Mãi Mãi tuổi 20”- Nguyễn Văn Thạc
S¸ng kiÕn kinh nghiÖm

14


NguyÔn Thóy Giang
THCS §a Tèn

Tr êng

2) “Trái tim nhân hậu” – Biên dịch Tri Thức Việt
3) “ Tôi tài giỏi,bạn cũng thê”- Adam Khoo
Tháng 4 : Với chủ đề: Em yêu hòa bình nhân kỉ niệm ngày Giải phóng
Miền Nam 30/4.
- Giới thiệu cuốn sách: “Kể chuyện những nhân vật trong lịch sử Việt
nam ”.

- Mục đích: giúp các em hiểu thêm về lịch sử vẻ vang của dân tộc để từ đó
ý thức rõ hơn về trách nhiệm của mình trong việc rèn luyện, học tập.
Tháng 5 : Với chủ đề: Bác Hồ kính yêu.
- Giới thiệu tủ sách Bác Hồ và cuốn sách “ Kể chuyện tấm gương đạo đức
Hồ Chí Minh”.
* Ngoài ra, mỗi khi có sách báo mới về đều được thông báo trên bảng tại
phòng đọc của học sinh. Những học sinh giỏi trong đội tuyển của nhà trường thì
được ưu tiên đến thư viện nhiều hơn, được mượn các sách tham khảo nâng cao
về nhà.
6) Biện pháp 6: Áp dụng công nghệ thông tin vào công tác thư viện để phục
vụ bạn đọc hiệu quả nhất.
- Cùng với các hoạt động của thư viện như trên, thư viện trường THCS
Đa Tốn đã rất ý thức và cố gắng vận dụng công nghệ thông tin trong khâu quản
lí mượn và trả sách nhằm phục vụ tốt nhất cho bạn đọc. Hiện nay thư viện
trường đã được cài đặt Phần mềm quản lí thư viện. Hầu hết dữ liệu về sách của
thư viện đã được cập nhật đầy đủ và đã đưa vào sử dụng, giáo viên và học sinh
trong toàn trường có thể tìm được tài liệu một cách dễ dàng. Đặc biệt, ngồi bất
cứ nơi đâu có mạng Internet, độc giả chỉ cần gõ địa chỉ Webside của trường là
đã có thể truy cập thông tin về sách của thư viện nhà trường.
- Thư viện có máy tính được nối mạng nên đã quy tụ được đội tuyển học
sinh giỏi của trường đến để ôn tập, thi Olympic Toán, Tiếng anh qua mạng.
Kết quả: các môn Toán, Hóa, Tiếng anh, Địa lí đã có rất nhiều học sinh
giỏi cấp Huyện, cấp Thành phố.
- Ngoài ra thư viện trường tôi còn khai thác triệt để vốn tài liệu từ internet.
Giáo viên trường tôi thường xuyên vào mạng để tìm những tư liệu, những bài
giảng hay nhằm phục vụ cho việc dạy và tự học. Được sự chỉ đạo của Ban giám
hiệu cứ đến đầu năm học cán bộ thư viện sẽ lên kế hoạch xây dựng kho thư viện
bài giảng điện tử cho năm học. Giáo viên trong trường sau khi đã soạn được bất
kì bài giảng điện tử nào sẽ lưu trực tiếp vào máy của thư viện. Đây chính là
nguồn tư liệu quý giá cho giáo viên khi lên lớp. Ngoài ra, máy tính của thư viện

cũng lưu đầy đủ đề cương, đề thi học kì của các năm học gần đây, các phần
mềm dạy học...Tư liệu được tôi để vào những thư mục riêng, bạn đọc có thể tra
tìm thông tin một cách nhanh nhất...đây cũng chính là yếu tố thu hút bạn đọc
đến thư viện.
S¸ng kiÕn kinh nghiÖm

15


NguyÔn Thóy Giang
THCS §a Tèn

Tr êng

Khi trang sách nhỏ đi xa, đến nhiều ngôi nhà, ngõ phố, nơi có những bạn
đọc thân thiết của thư viện trường phổ thông, cũng là khi niềm vui đang chắp
cánh trong tâm hồn mỗi người làm thư viện. Bởi vậy, chúng ta từng ngày miệt
mài vun trồng, sẽ có mùa gặt hái. Hi vọng mỗi chúng ta sẽ góp phần làm trang
sách toả sáng.
IV. KẾT QUẢ BƯỚC ĐẦU - BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
Trước những năm 2010-2011 chỉ có khoảng 50% học sinh và 60% giáo
viên sử dụng sách, báo trong thư viện. Qua những đợt tuyên truyền giới thiệu
sách, hướng dẫn bạn đọc sử dụng sách, báo của thư viện...nhất là từ khi áp dụng
sáng kiến trên, số lượng bạn đọc đến với thư viện đã tăng đáng kể. Cụ thể:
Tỉ lệ bạn đọc đến thư viện
Tỉ lệ bạn đọc đến thư viện
Bạn đọc
Năm học 2011-2012
Năm học 2012-2013
GV

85%
100%
HS
70%
85%
CB, CNV
75%
100%
- Số lượng sách của thư viện tăng hàng năm:
+ Năm học 2010-2011: thư viện có 3825 bản sách.
+ Năm học 2011-2012: thư viện có 4670 bản sách.
+ Năm học 2012-2013: thư viện có 5387 bản sách.
- Cơ sở vật chất khang trang, không gian thoáng mát đã thu hút và tạo điều
kiện tốt nhất cho cán bộ, giáo viên, học sinh tìm tra cứu và đọc tài liệu.
Qua một thời gian làm công tác thư viện tôi nhận thấy rằng thư viện là một
bộ phận không thể thiếu trong nhà trường. Nếu thư viện được bổ sung sách báo
đầy đủ thường xuyên và hoạt động hiệu quả sẽ góp phần không nhỏ trong việc
nâng cao chất lượng dạy và học. Có nhiều giáo viên tâm sự rằng: “ Học sinh của
tôi lúc này viết văn khá hơn, câu cú mạch lạc logíc không còn sai chính tả như
trước là nhờ các em chịu khó đến thư viện đọc sách nhiều và đọc đúng loại
sách.”
Ngoài những nhiệm vụ trên để thu hút bạn đọc đến thư viện thì hình thức
khen thưởng cũng không kém phần quan trọng, bởi đọc sách là gieo trồng thì thi
đua khen thưởng là phân bón.

S¸ng kiÕn kinh nghiÖm

16



NguyÔn Thóy Giang
THCS §a Tèn

Tr êng
PHẦN III: KẾT LUẬN

1. Kết luận:
Đối chiếu với mục đích nghiên cứu, nhiệm vụ của đề tài, đề tài của tôi đã
giải quyết được các vấn đề sau:
- Trên cơ sở nội dung lí luận và thực tiễn cho thấy, việc áp dụng một số
các biện pháp mà đề tài đã nêu ra một cách khéo léo, đã thực sự lôi cuốn, hấp
dẫn bạn đọc hơn rất nhiều, tỷ lệ bạn đọc đến thư viện ngày càng cao, chất lượng
hoạt động thư viện được đẩy mạnh rõ rệt.
- Tuy thời gian áp dụng các biện pháp trên chưa nhiều nhưng thực tế cho
thấy các biện pháp được đề tài đưa ra có kết quả tốt, có tính khả thi.
- Những kết quả bước đầu và các kết luận rút ra từ sáng kiến kinh nghiệm
này, tạo điều kiện cho tôi mở rộng nghiên cứu của mình sang các đề tài khác của
thư viện trường học góp phần nâng cao hiệu quả và chất lượng của công tác thư
viện trong giai đoạn hiện nay.
Đọc sách là việc làm cần thiết, đọc sách nhiều giúp con người ta hướng
tới Chân – Thiện – Mĩ, đem lại cho ta nhiều kiến thức quý báu. Trong thời đại
ngày nay, thời đại mà công nghệ thông tin đang ngày càng chiếm ưu thế thì việc
đọc sách ngày càng phải phát huy, giữ gìn, bởi đọc sách làm con người thông
thái sáng suốt hơn.
Đặc biệt trong môi trường giáo dục thì việc đọc sách nhiều là điều thật sự
cần thiết đối với mỗi giáo viên trong công tác giảng dạy cũng như với học sinh
trong quá trình học tập, nghiên cứu. Và đó cũng chính là điều mà tôi mong
muốn bạn đọc hãy đến với thư viện nhiều hơn và hãy thật sự quan tâm tới chính
bản thân mình bởi sự học là vô hạn .
2. Khuyến nghị:

- Để nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động của thư viện trường THCS Đa
Tốn, tôi có một số khuyến nghị sau:
- Ban giám hiệu đầu tư kinh phí cho hoạt động thư viện, đẩy mạnh xã hội
hóa nhằm bổ sung sách, tài liệu cho thư viện.
- Giáo viên chủ nhiệm phối kết hợp chặt chẽ với cán bộ thư viện trong việc
định hướng ra chủ đề cho sát với nội dung giáo dục, dạy học trong học sinh.
- Phòng GD&ĐT thường xuyên mở lớp tập huấn về nghiệp vụ thư viện cho
cán bộ phụ trách thư viện để các cán bộ thư viện giao lưu, học hỏi kinh nghiệm.
Trên đây chỉ là một số kinh nghiệm nho nhỏ về công tác Thư viện trường
học mà tôi đã áp dụng tại trường THCS Đa Tốn trong những năm vừa qua. Đó
chỉ là ý tưởng của cá nhân, việc áp dụng còn tùy thuộc vào từng cán bộ thư
viện,từng điều kiện cụ thể của từng trường. Trong quá trình làm việc, tôi vẫn
S¸ng kiÕn kinh nghiÖm

17


NguyÔn Thóy Giang
THCS §a Tèn

Tr êng

đang tích cực tìm hiểu, học hỏi thêm các cách làm khác của các bạn đồng nghiệp
nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động của Thư viện nhà trường. Tôi rất
mong nhận được những ý kiến đóng góp bổ ích của các đồng nghiệp nhiều kinh
nghiệm cũng như sự quan tâm, tạo mọi điều kiện tốt nhất và sự chỉ đạo kịp thời
của cấp trên để tôi có thể làm tốt công tác Thư viện của mình.
Xin trân trọng cảm ơn!
Đa Tốn, ngày 12 tháng 3 năm 2013
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG

ĐƠN VỊ

Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung
của người khác.
Người viết

Nguyễn Thúy Giang

S¸ng kiÕn kinh nghiÖm

18


NguyÔn Thóy Giang
THCS §a Tèn

Tr êng
PHẦN IV: PHỤ LỤC

* PHIẾU ĐIỀU TRA NHU CẦU HỨNG THÚ ĐỌC CỦA HỌC SINH
Em hãy đánh dấu x vào ô trống các thể loại truyện mà em thích
 Cổ tích










Truyện tranh
Truyện Bác Hồ
Truyện danh nhân
Truyện lịch sử
Truyện KHTN
Truyện văn học

Truyện vui bốn phương
Em hãy giải thích vì sao em thích các truyện đó ?
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
* Một bài giới thiệu sách tháng 3:
Trong không khí tưng bừng kỉ niệm ngày 26/3 ngày thành lập Đoàn TNCS
HCM. Tôi kính mời các quý vị đại biểu, các thầy cô giáo và các em học sinh đến
với chương trình điểm sách của thư viện trường chúng tôi với chủ đề: “ Tuổi trẻ
Đa Tốn học tập rèn luyện tiến bước lên Đoàn ”
Tuổi trẻ Đa Tốn
Rèn đức luyện tài
Thi đua miệt mài
Đoàn viên tiến bước
Như các em đã biết để trở thành một Đoàn viên ưu tú các em không chỉ
cần nỗ lực học tập, trang bị cho mình vốn tri thức đầy đủ mà còn cần rèn luyện
nhân cách, ý chí và nghị lực. Trong những ngày tháng 3 này các em đã hiểu gì
về Đoàn, những tấm gương Đoàn viên thanh niên đi trước để rồi từ những nhận
thức đó biến thành hành động cụ thể, rèn đức luyện tài để xứng đáng là một
thanh niên ưu tú đứng trong hàng ngũ của Đoàn. Hôm nay cô sẽ giới thiệu với
các em ba cuốn sách tiêu biểu có trong thư viện của trường. Đó là:

1)
“Mãi Mãi tuổi 20”- Nguyễn Văn Thạc
2)
“Trái tim nhân hậu” – Biên dịch Tri Thức Việt
3)
“ Tôi tài giỏi,bạn cũng thê”- Adam Khoo
Mời các em đến với cuốn sách thứ nhất “ Mãi mãi tuổi hai mươi” của liệt
sĩ Nguyễn Văn Thạc. Cuốn sách sẽ giúp các em tìm hiểu về lịch sử vẻ vang của

S¸ng kiÕn kinh nghiÖm

19


NguyÔn Thóy Giang
THCS §a Tèn

Tr êng

Đoàn qua một tấm gương Đoàn viên ưu tú- một anh hùng liệt sĩ trong cuộc
kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
Liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc là một Đoàn viên thanh niên đã từ giã giảng đường đại
học, từ giã sách bút và cả ước mơ tri thức của cuộc đời mình để sống và chiến
đấu cho một lý tưởng cao đẹp hơn: nền độc lập tự do của dân tộc. Anh là người
con của Hà Nội yêu dấu, người thanh niên ưu tú của mảnh đất Hà Thành, chàng
sinh viên khoa toán của trường ĐHTH nhưng lại đạt giải nhất trong kì thi văn
toàn miền bắc 1969 – 1970. Anh sinh năm 1952, tại Hà Nội nhập ngũ năm 1971
và hy sinh tại chiến trường Quảng Trị năm 1972, khi chưa đầy 10 tháng tuổi
quân và 20 tuổi đời. Trong 10 tháng của cuộc đời người lính ngắn ngủi ấy có
một người bạn luôn bên anh trong những chặng đường hành quân gian khổ đó là

những dòng nhật kí mà chính tay anh viết vào những đêm giữa hai trận đánh.
Những dòng nhật kí ấy được anh viết trong một cuốn sổ tay và được đặt tên là
“Chuyện đời”.
Cuốn nhật kí của liệt sĩ đã được nhà văn Đặng Vương Hưng sưu tầm và
biện soạn dưới cái tên “Mãi mãi tuổi 20”. Cuốn sách dày 268 trang được xuất
bản năm 2005 tái bản lần thứ 8, nhưng với tuổi trẻ Việt Nam nói chung tuổi trẻ
Hà Nội nói riêng đặc biệt với các em học sinh cuốn sách vẫn luôn mới. Ngay ở
bìa sách là gương mặt tuấn tú, đôi mắt sáng đầy trí tuệ của liệt sĩ Nguyễn Văn
Thạc với dòng chữ nổi bật Mãi mãi tuổi 20. Bên dưới có ghi tên tác giả sưu tầm,
giới thiệu cuốn nhật kí và 1 góc bức tranh về chiến trường Quảng Trị bỏng lửa.
Và các em biết không lật từng trang sách các em sẽ được gặp một tâm hồn, một
cuộc đời thật đẹp và các em sẽ được sống lại những tháng ngày bi tráng mà hào
hùng của lịch sử dân tộc với chiến trường Quảng Trị bỏng lửa, với dòng sông
Thạch Hãn lịch sử –nơi mà bao liệt sĩ đã ngã xuống,đã gửi tuổi thanh xuân của
mình cho sóng nước mênh mang. Như một nhà thơ đã viết:
“Đò xuôi Thạch Hãn xin chèo nhẹ
Đáy sông còn đó bạn tôi nằm”
Những dòng nhật kí ấy cho ta thấy một tâm hồn giàu rung cảm trước thiên
nhiên tha thiết yêu quê hương đất nước. Chao ôi! Giữa bom đạn và khói lửa
chiến tranh khốc liệt tâm hồn người thanh niên ấy vẫn tinh tế và đẹp đến lạ kì.
Dũng cảm, kiên cường nhưng cũng thơ mộng biết bao. Phải chăng đó là vẻ đẹp
tâm hồn của cả một thế hệ, một dân tộc Việt nam! Những dòng văn đẹp lấp lánh
như làm sáng bừng lên vẻ đẹp ý chí và nghị lực của chàng trai Hà Nội, sáng
bừng lên lí tưởng của cả một thế hệ đã hi sinh vì Tổ quốc thân yêu. Chắc hẳn
người đọc sẽ không thể quên được những dòng nhật kí của liệt sĩ Nguyễn Văn
Thạc khi anh viết lên những cảm nhận của mình về thiên nhiên bình dị mà thân
thuộc : “Chân bước trên rơm thơm, khó ai định liệu được mình còn ao ước cuộc
sống nào hơn thế nữa". Chính vì yêu tha thiết quê hương đất nước, người thanh
niên ấy đã xây đắp cho mình một ý chí nghị lực sống và chiến đấu hết mình cho
S¸ng kiÕn kinh nghiÖm


20


NguyÔn Thóy Giang
THCS §a Tèn

Tr êng

tổ quốc thân yêu. Trang 110 đã ghi lại những dòng cảm xúc của liệt sĩ sau khi
đọc xong cuốn tiểu thuyết nổi tiếng “Thép đã tôi thế đấy” của Ôt-xtơ-rôpki.
Cuốn sách viết về chàng thanh niên Pa-ven – một Đảng viên trẻ tuổi của Đảng
cộng sản Liên xô đã sống hết mình cho đất nước cho nhân dân. Trước hình ảnh
của Paven anh đã viết những dòng nhật kí đầy tâm huyết: "Mình thèm khát được
sống như thế. Sống trọn vẹn cuộc đời mình cho Đảng, cho giai cấp. Sống vững
vàng trước những cơn bão táp của cách mạng và của cuộc đời riêng”. Đầu năm
1972, ở chiến trường mặt trận Trị- Thiên- Huế, quân và dân ta đã giành được
những thắng lợi rực rỡ, tạo tiền đề cho đại thắng mùa xuân năm 1975. Ngày
4/4/1972, liệt sĩ đã viết: “Đài phát thanh đang truyền đi tin chiến thắng rực rỡ
của tiền tuyến ở mặt trận Trị- Thiên- Huế ở đường 9, Cam Lộ, Gio Linh, đã diệt
5.500 tên địch; 10 vạn đồng bào nổi dậy- Đài phát thanh tiếng nói Việt Nam đã
phải mở thêm các buổi phát thanh để truyền tin chiến thắng của những ngày sôi
nổi niềm tin chiến thắng của một dân tộc hôm nay, ừ, chính trong quân đội,
mình đã nghe niềm vui ấy dâng lên trong lồng ngực…”. Và có lẽ niềm vui của
anh cũng chính là niềm vui tưng bừng rộn rã của lớp lớp những con người Việt
Nam đang chiến đấu hết mình cho lí tưởng độc lập, tự do của Tổ quốc. Ngay từ
những ngày đầu nhập ngũ liệt sĩ đã tiên đoán ngày giải phóng miền nam thống
nhất đất nước là ngày 30/04/1975. Lời tiên đoán đã trở thành hiện thực nhưng
xót xa thay và cũng cao đẹp thay anh đã vĩnh viễn ra đi đem tuổi trẻ của mình tô
thắm thêm những mùa xuân đất nước. Sự xuất bản của cuốn sách như một sự tri

ân của chúng ta đối với người đã mất giúp các em hiểu thêm về một thế hệ trẻ
Hà Nội, thế hệ trẻ Việt Nam đã hi sinh cho Tổ quốc từ đó nhận thức rõ về giá trị
cuộc sống ngày hôm nay. Qua những trang giấy mỏng manh, những con chữ
bình dị ta bỗng nhận ra khí phách Việt Nam trong quá khứ hào hùng. Tổ quốc và
thế hệ trẻ hôm nay mãi mãi ghi nhớ sự hi sinh của các anh.
Đến với “Mãi mãi tuổi 20” để biết thêm một con người, một cuộc đời “Ở
một thời mà đến được với mọi thời”. Vì vậy chúng ta phải biết quý trọng hơn
cuộc sống mình đang có, hãy góp phần mình viết tiếp những dòng mới, những
dòng vui tươi của dân tộc như lời nhắn gửi mong ước của liệt sĩ. Những trang
nhật kí của liệt sĩ khiến chúng ta xúc động đến rơi nước mắt. Tâm hồn mỗi
người như ngân rung lên niềm cảm phục tự hào, tri ân nhớ tiếc một thế hệ trẻ
của dân tộc đã đi qua. Ta bỗng nhìn lại mình, ân hận và nuối tiếc vì những gì
mình chưa làm được để xứng đáng với các anh. Còn các em học sinh, các em
nghĩ gì khi đọc những dòng nhật kí ấy? Chắc hẳn qua cuốn sách này,các em đã
hiểu hơn về một thời bi tráng mà hào hùng của dân tộc, hiểu hơn về sự cống
hiến của 1 thế hệ Đoàn viên trong chiến tranh.Các em sẽ thấy mình cần phải làm
gì để xứng đáng với thế hệ cha anh.
Trong rất nhiều điều mà thế hệ trẻ hôm nay cần học tập trau dồi thì việc
rèn luyện kĩ năng sống là một điều vô cùng cần thiết. Cuốn sách thứ hai trong
S¸ng kiÕn kinh nghiÖm

21


NguyÔn Thóy Giang
THCS §a Tèn

Tr êng

chương trình điểm sách hôm nay sẽ giúp các em rèn luyện kĩ năng ấy. Nhiều bạn

trẻ đứng trước các sự việc trong cuộc sống nhưng không rút ra đươc bài học cho
riêng mình. Cuốn sách “Trái tim nhân hậu” sẽ cho các em những lời khuyên bổ
ích về kĩ năng sống, về việc trau dồi hoàn thiện nhân cách cho mình. Cuốn sách
thực sự là vốn sống quý giá, chứa đầy tình yêu thương, lòng trắc ẩn và sự sẻ
chia. Với văn phong bình dị hấp dẫn, cuốn sách đặt ra cho chúng ta nhiều vấn đề
cần suy ngẫm từ đó đúc kết được những bài học đạo lí sâu sắc cũng như mở
thêm nhiều ý nghĩa mới lạ trong cuộc sống. Cuốn sách có kích thước13,5cm x
21cm dày 158 trang do NXB Lao Động ấn hành năm 2012 nằm trong bộ sách
“101 câu chuyện làm thay đổi cuộc sống” gồm 4 cuốn : “Trái tim nhân hậu”,
“giếng nước trong sa mạc”, “cửa hàng hạt giống”, “một lời nói cứu cả cuộc đời”.
Và hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu cuốn sách đầu tiên trong bộ sách đó với
tên gọi "Trái tim nhân hậu". Bìa sách màu trắng nổi bật trên đó là dòng chữ
“Trái tim nhân hậu” màu đỏ. Cách trình bày của trang bìa giản dị trang nhã mà ý
nghĩa. Cuốn sách gồm 74 câu chuyện nhỏ và dưới mỗi câu chuyện là những lời
bình ý nghĩa. Cũng chính từ lời bình này các em sẽ rèn luyện được kĩ năng viết
văn cảm thụ, văn nghị luận. Có thể tạm chia cuốn sách thành 2 phần:
- Những bài học về tình yêu thương, lòng nhân ái trong cuộc sống.
- Những bài học vê kĩ năng, kinh nghiệm để ta thành công hơn trong cuộc
sống
Các em hãy đến với trang 84 của cuốn sách và tìm đọc câu chuyện " Trái
tim nhân hậu'. Có một cụ già vì ốm yếu bệnh tật đã phải rao bán căn nhà xinh
đẹp của mình với giá 80 000 bảng Anh. Nhưng nó mau chóng tăng lên 100.000
ngàn và còn cao hơn nữa. Cụ già rất buồn bã vì đã phải rao bán ngôi nhà đã gắn
bó với cụ hơn nửa kiếp người để lấy tiền dưỡng lão. Và một ngày nọ, có một
người thanh niên đã đến hỏi mua ngôi nhà. Anh chỉ có 10.000 bảng tức chỉ bằng
1/10 giá trị ngôi nhà. Vậy mà cụ già đã đồng ý bán cho anh ngôi nhà đó. Chắc
hẳn các em sẽ tò mò muốn biết tại sao cụ lại đồng ý bán cho anh ngôi nhà?
Muốn biết câu trả lời mời các em cùng tìm đọc câu chuyện này nhé! Và điều
quan trọng hơn, sau khi đọc xong câu chuyện các em sẽ thấy chỉ có tình yêu
thương mới có sức mạnh khiến con người ta làm nên kì tích. So với cái giá của

tình yêu thương thì sức mạnh của đồng tiền thật là nhỏ bé. Đặt trong xã hội ngày
nay, khi nhịp sống còn có những xô bồ đặt vật chất, tiền bạc lên trên hết thì cuộc
đời vẫn đẹp đến lạ kì khi có tình yêu thương, sự cảm thông và lòng nhân ái.
Ngoài ra cuốn sách còn nhiều câu chuyện khiến ta rung động về lòng nhân ái
như thế : Nguồn dinh dưỡng của cuộc sống, trái tim giàu có...
Không chỉ cảm hóa lòng người bởi những câu chuyện về tình yêu thương
lòng trắc ẩn mà cuốn sách còn có giá trị với các em ở những bài học về kinh
nghiệm sống, kinh nghiệm đối nhân xử thế, sắp xếp công việc...
S¸ng kiÕn kinh nghiÖm

22


NguyÔn Thóy Giang
THCS §a Tèn

Tr êng

Ở trang 85 của cuốn sách cô muốn kể cho các em câu chuyện « Quyết tâm
+ kiên trì= thành công»: Câu chuyện kể về một người giàu có và thành công nổi
tiếng thế giới mà có lẽ tất cả chúng ta đều biết. Mời các bạn hãy cùng theo dõi
câu chuyện. Thời tiểu học, có một cậu bé từng rất say mê đến thư viện và công
việc cậu bé thường làm là giúp cô thủ thư sắp xếp lại các cuốn sách để sai vị trí.
Cậu bé làm công việc này một cách say mê, kiên trì đến kinh ngạc. Một ngày nọ
cậu bé phải chuyển trường khiến cô thủ thư rất buồn. Nhưng một thời gian sau
cậu bé lại chuyển về bởi ở trường mới không cho phép học sinh giúp việc trong
thư viện. Cô thủ thư vô cùng ngạc nhiên, thán phục và thầm nghĩ rằng cậu bé
này có lòng quyết tâm kiên trì đến vậy chắc hẳn sau này sẽ làm được nhiều việc
lớn. Và thực tế cậu bé đã trở thành Bill gates –người giàu có nhất thế giới, người
lãnh đạo cao nhất của tập đoàn máy tính nổi tiếng thế giới Microsoft.

Như vậy qua việc tìm hiểu một vài mẩu chuyện nhỏ cùng những lời bình
phía dưới mỗi câu chuyện chắc hẳn các em đã thấy được đây là một cuốn sách
rất bổ ích và có giá trị trong việc giáo dục nhân cách và hình thành kĩ năng kinh
nghiệm sống cho các em. Và cô tin rằng với những bài học ấy các em sẽ sống
nhân ái hơn, trưởng thành hơn và có thể tự tin làm chủ mọi công việc, tình
huống xảy ra trong cuộc sống.
Tạm khép lại những trang sách về lịch sử, những trang sách về kĩ năng
sống các em hãy đến với một cuốn sách về phương pháp tư duy bởi để trở thành
một con người hoàn thiện, sống và học tập cho ước mơ mà mình đã lựa chọn thì
việc rèn luyện phương pháp tư duy là điều vô cùng cần thiết.
Trong rất nhiều cuốn sách hướng dẫn về phương pháp tư duy, hôm nay tôi
đã chọn một cuốn sách với nhiều ưu điểm giúp cho các em có được những bài
học bổ ích.
Hiện nay, lượng kiến thức các môn học trên lớp ngày càng lớn đã tạo ra
nhiều áp lực cho các em học sinh trong việc học tập. Nhiều em do chưa có ý
thức, chưa có cách học phù hợp nên đã rất vất vả trong việc học tập mà kết quả
vẫn không cao. Đó là bởi các em thiếu kĩ năng cần thiết để tiếp thu ghi nhớ và
vận dụng kiến thức. Có câu danh ngôn “Phương pháp học tập, phương pháp tư
duy chính là chiếc chìa khóa kì diệu giúp ta mở ra cánh của của kho tàng tri
thức”. Vì vậy tôi đã chọn giới thiệu cho các em cuốn sách “Tôi tài giỏi bạn cũng
thế” được xuất bản năm 2005 do nhà xuất bản Phụ Nữ ấn hành,đạt kỉ lục sách
quốc văn 200 000 bản được bán ra tại Việt Nam. Cuốn sách được viết bởi tác giả
Adam Khoo và được dịch bởi Trần Đăng Khoa, Uông Xuân Vy. Các bạn có
muốn biết Adam Khoo là ai không? Ông chính là một trong những người trẻ
tuổi nhất và giàu có nhất của Singapore- một đất nước được coi là con rồng của
Châu Á. Ông cũng là một dịch giả trẻ tuổi,một doanh nhân thành đạt chủ sở hữu
bốn công ty thành công trên thế giới. Nhưng hiếm ai biết được rằng thuở bé ông
bị coi là đồ bỏ đi, đồ bất tài, vô dụng. Tại sao ông lại thành công đến như vậy?
S¸ng kiÕn kinh nghiÖm


23


NguyÔn Thóy Giang
THCS §a Tèn

Tr êng

Các em hãy tìm đọc cuốn sách để có câu trả lời cho riêng mình. Cuốn sách này
sẽ giúp bạn hay bất kì ai luôn muốn tăng cường khả năng tận dụng não bộ hoặc
phát huy tối đa tiềm năng của mình. Nếu bạn muốn tài giỏi trong các phương
pháp học tập và suy nghĩ vượt bậc hãy đọc quyển sách này.
Cuốn sách được chia làm 4 phần :
Phần 1 : Tôi tài giỏi bạn cũng thế.
Phần 2 : Những phương pháp học siêu đẳng.
Phần 3: Động lực cá nhân của bạn.
Phần 4: Phương pháp thi cử.
“Tôi tài giỏi bạn cũng thế” không chỉ là một cuốn sách mà còn là một kho
bí quyết về tư duy được trải nghiệm bởi chính tác giả Adam Khoo. Mỗi phần
của cuốn sách là một cánh cửa đưa bạn đến gần với thành công hơn qua cách
giới thiệu ngắn gọn mà dễ hiểu, tác giả khẳng định nếu tôi thành công bạn cũng
có thể thành công và không có ai thông minh hơn ai chỉ có cách học nhanh hay
chậm mà thôi, với phương pháp khác nhau sẽ mang lại kết quả khác nhau. Có
thể kể đến phương pháp đọc nhanh để ghi nhớ thông tin, sơ đồ tư duy, động lực
vượt qua lười biếng…Mời các bạn đến với trang 23 chúng ta sẽ thấy 9 bước học
tập sao cho hiệu quả hay ở trang 92 của cuốn sách các em sẽ thấy cấu trúc sơ đồ
tư duy. Với các bạn học sinh giỏi thì việc lập sơ đồ tư duy không còn mới lạ
nhưng với các bạn học sinh khá, học sinh trung bình thì việc lập sơ đồ tư duy
vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Các em hãy đọc cuốn sách để nắm vững hơn và
thấy được tầm quan trọng của việc lập sơ đồ tư duy để từ đó phát huy tối đa khả

năng của mình, đạt kết quả cao trong học tập. Ngoài ra cuốn sách còn rất nhiều
bài học bổ ích đang chờ các em khám phá đấy!
Vậy đó các bạn ạ, với ba cuốn sách tôi tin rằng các em đã hiểu biết thêm về
lịch sử của dân tộc, có thêm nhiều kinh nghiệm kĩ năng trong cuộc sống, phương
pháp tư duy khoa học để học tập và rèn luyện tốt hơn.
Đọc sách là một con đường quan trọng để tích luỹ, để nâng cao học vấn từ
đó mà thu nhận những tinh hoa của nhân loại. Sách thì nhiều nhưng đọc sách
nào và đọc như thế nào là một vấn đề mà các em học sinh cần phải chọn lọc.
Nếu bạn muốn chọn những cuốn sách hay có ý nghĩa giáo dục trong tháng 3 này
thì hãy đến với “Mãi mãi tuổi 20”, “Tôi tài giỏi, bạn cũng thế”, "Trái tim nhân
hậu". Sách được trưng bày trong Thư viện trường tôi Trường THCS Đa Tốn và
sách có bán tại các hiệu sách trên cả nước. Nếu có dịp xin mời các bạn ghé thăm
thư viện trường chúng tôi.

S¸ng kiÕn kinh nghiÖm

24


NguyÔn Thóy Giang
THCS §a Tèn

Tr êng

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ trường phổ thông - Vũ Bá Hòa (Chủ biên).
2. Bảng phân loại - Đỗ Hưu Dư.
3. Phương pháp và kinh nghiệm tuyên truyền và giới thiệu sách trong thư viện
trường học – Lê Thị Chinh.
4. Giáo trình bồi dưỡng nghiệp vụ thư viện trong các trường phổ thông- Sở

GD&ĐT Hà Nội.
5. Cẩm nang nghề thư viện- Lê Văn Viết trường THCS Đa Tốn

S¸ng kiÕn kinh nghiÖm

25


×