Tải bản đầy đủ (.docx) (144 trang)

CHỨC NĂNG CỦA CÁC YẾU TỐ NGÔN TỪ TRONG THƠ (QUA KHẢO SÁT TẬP THƠ VỀ KINH BẮC CỦA HOÀNG CẦM)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (728.68 KB, 144 trang )

Trờng đại học s phạm hà nội
Khoa ngữ văn

--------

--------

Nguyễn Quỳnh Trang

chức năng của các yếu tố ngôn từ
trong thơ (qua khảo sát tập thơ
"về kinh bắc" của hoàng cầm)
CHUYÊN NGàNH: NGÔN NGữ HC

khóa luận tốt nghiệp

Hà Nội - 2015


Trờng đại học s phạm hà nội
Khoa ngữ văn

--------

--------

khóa luận tốt nghiệp
chức năng của các yếu tố ngôn từ
trong thơ (qua khảo sát tập thơ
"về kinh bắc" của hoàng cầm)
CHUYÊN NGàNH: NGÔN NGữ HC



Giảng viên hớng dẫn
Sinh viên
Lớp

: TS. Nguyễn Thị Thu Thủy
: Nguyễn Quỳnh Trang
: K61 - D

Hà Nội - 2015


LỜI CẢM ƠN
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới T.S. Nguyễn Thị Thu Thủy,
người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em từ những ngày đầu làm khóa luận
đến khi hoàn thành khóa luận này.
Em xin chân thành cảm ơn Ban chủ nhiệm khoa Ngữ văn - Trường Đại
học Sư phạm Hà Nội, cùng tập thể các thầy cô giáo trong khoa, đặc biệt là các
cô giáo trong tổ bộ môn Ngôn ngữ học đã nhiệt tình giảng dạy, giúp đỡ, tạo
điều kiện, động viên chúng em trong suốt 4 năm học tập tại trường.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè đã luôn ở bên cạnh động
viên, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và làm khóa luận.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày.....tháng.......năm 2015
Sinh viên

Nguyễn Quỳnh Trang


MỤC LỤC



MỞ ĐẦU
I. Lí do chọn đề tài
Ngôn ngữ trong tác phẩm văn học là ngôn ngữ được cấu tạo lại từ ngôn
ngữ tự nhiên nhằm phục vụ mục đích sáng tạo của người nghệ sĩ. Ngôn ngữ
trong tác phẩm văn học thường được nói đến với chức năng thẩm mỹ - xây dựng
hình tượng văn học. Bởi chỉ có thông qua hình tượng người đọc mới có thể hiểu
được lớp nội dung ý nghĩa. Nhưng có phải tất cả những yếu tố ngôn ngữ tồn tại
trong tác phẩm văn học đều là ngôn ngữ nghệ thuật? Chúng đều được cấu tạo lại
từ ngôn ngữ tự nhiên? Chúng tôi lựa chọn đề tài “Chức năng của các yếu tố
ngôn từ trong thơ” để tìm đáp án cho câu hỏi đó.
Việc lựa chọn đề tài này xuất phát từ sự băn khoăn về chức năng của
ngôn ngữ trong tác phẩm văn học. Những cơ sở lý thuyết khi bàn đến ngôn
ngữ nghệ thuật (ngôn ngữ trong tác phẩm văn học) chủ yếu nói đến chức năng
thẩm mỹ chung cho tất cả các yếu tố ngôn ngữ, mà chưa chỉ ra chức năng cụ
thể của từng yếu tố ngôn ngữ. Sẽ rất thiếu sót nếu như ngôn ngữ trong tác
phẩm văn học chỉ được nhìn nhận ở khía cạnh chức năng thẩm mỹ - tín hiệu
thẩm mỹ. Theo chúng tôi, bên cạnh những yếu tố ngôn ngữ giữ chức năng
thẩm mỹ thì vẫn còn những yếu tố ngôn ngữ không giữ chức năng này.
Thực tiễn nghiên cứu thơ Hoàng Cầm cho thấy việc nghiên cứu ngôn
ngữ trong thơ Hoàng Cầm đặc biệt là nghiên cứu tập “Về Kinh Bắc” ở góc độ
lý luận ngôn ngữ cũng có khá nhiều đề tài, tuy nhiên chưa có đề tài nào chỉ ra
được chức năng của từng yếu tố ngôn ngữ, đặc điểm của các yếu tố ngôn ngữ
đó và chỉ ra một cách có hệ thống. Đó là một khoảng trống nhỏ để chúng tôi
có cơ hội được tiến hành nghiên cứu đề tài này.

5



II. Lịch sử vấn đề
Trong quá trình lựa chọn và nghiên cứu đề tài “Chức năng của các yếu
tố ngôn từ trong thơ”(qua khảo sát tập thơ “Về Kinh Bắc” của Hoàng Cầm),
chúng tôi đã tìm hiểu những cơ sở lý thuyết nghiên cứu về chức năng của
ngôn ngữ trong tác phẩm văn học và cơ sở thực tiễn là các công trình đã
nghiên cứu về ngôn ngữ thơ Hoàng Cầm.
1.

Về chức năng của ngôn ngữ trong tác phẩm văn học

Viết về chức năng của ngôn ngữ trong tác phẩm văn học các nhà nghiên
cứu đã đề cập đến chức năng thẩm mỹ - chức năng quan trọng nhất. Trong tài
liệu Phong cách học và đặc điểm tu từ tiếng Việt, tác giả Cù Đình Tú đã coi
ngôn ngữ văn chương là một phong cách chức năng có đặc điểm nổi bật nhất so
với các phong cách khác đó là chức năng thẩm mỹ và chức năng đó được nhận
biết qua hai mối quan hệ: quan hệ của ngôn ngữ văn chương với hình tượng văn
học và quan hệ của ngôn ngữ văn chương với độc giả.
Trong tài liệu Phân tích phong cách ngôn ngữ trong tác phẩm văn học,
hai tác giả Đỗ Việt Hùng - Nguyễn Thị Ngân Hoa cũng coi ngôn ngữ nghệ
thuật là một phong cách chức năng đối lập với năm phong cách chức năng
còn lại. Hai tác giả đã đưa ra một số đặc điểm ngôn ngữ của phong cách nghệ
thuật về mặt chức năng ngôn ngữ và đặc điểm từ ngữ. Về chức năng ngôn
ngữ hai tác giả cho rằng: “Các đơn vị ngôn ngữ hoạt động trong phong cách
nghệ thuật với chức năng nổi bật nhất là chức năng tác động hình
tượng”[24;277]. Trong đó có đề cập đến tác động hình tượng theo hướng
thẩm mỹ: “Đó chính là một quá trình khám phá và tái tạo lại hiện thực nhờ
các cách tổ chức ngôn ngữ theo kiểu tư duy nghệ thuật”[24;283]. Hệ thống các
đơn vị ngôn ngữ trong tác phẩm văn học mang tính hình tượng, thông qua hệ
thống đó tác động đến người đọc. Nói một cách cụ thể thì “các đơn vị ngôn
6



ngữ tham gia với tư cách là các tham tố tạo nên hình tượng nghệ
thuật”[24;285]. Chính vì các đơn vị ngôn ngữ là tham tố tạo nên hình tượng
cho nên “tự nó đã làm mờ nhạt đi tính bản thể của tín hiệu ngôn ngữ để tạo
nên một loại nghĩa mới ngoài bản thể…, việc nhận biết ý nghĩa của văn bản
không phải bằng con đường phản ánh của tín hiệu ngôn ngữ, mà bằng con
đường lý giải quá trình biểu tượng hóa các tín hiệu này thông qua các thao tác
tư duy trừu tượng”[24;285]. Trong tài liệu trên, hai tác giả có đề cập đến chức
năng của ngôn ngữ: tác động hình tượng – chức năng nổi bật nhất và cho rằng
các đơn vị ngôn ngữ là tham tố tạo nên hình tượng nghệ thuật, muốn hiểu các
đơn vị ngôn ngữ đó phải thông qua quá trình biểu tượng hóa – ngôn ngữ trong
tác phẩm văn học phản ánh một cách gián tiếp thông qua hình tượng.
Các tác giả trên đi theo hướng coi ngôn ngữ văn chương là một phong
cách chức năng có đặc điểm nổi bật nhất là chức năng thẩm mỹ( tác động
hình tượng) nhưng có một hướng khác các nhà nghiên cứu coi ngôn ngữ văn
chương(ngôn ngữ nghệ thuật) không phải là một phong cách chức năng.
Trước hết phải kể đến quan điểm của tác giả Đinh Trọng Lạc trong tài
liệu Phong cách học tiếng Việt, khi viết về sự khác nhau giữa ngôn ngữ nghệ
thuật và ngôn ngữ phi nghệ thuật cũng đã đề cập đến chức năng của ngôn ngữ
nghệ thuật: nếu như chức năng có tính chất quyết định trong tất cả các phong
cách chức năng (phong cách khoa học, phong cách báo chí, phong cách chính
luận, phong cách hành chính - công vụ, phong cách sinh hoạt) là chức năng
giao tiếp (trao đổi trực tiếp, thông báo thông tin) thì “trong ngôn ngữ của văn
nghệ thuật thì chức năng thẩm mỹ xuất hiện ở bình diện thứ nhất, nó đẩy
chức năng giao tiếp xuống bình diện thứ hai…Chức năng thẩm mỹ của ngôn
ngữ trong tác phẩm văn học là ở chỗ tín hiệu ngôn ngữ( tức đặc trưng nghĩa
và đặc trưng âm thanh) là yếu tố tạo thành hình tượng”[29;138]. Tác giả đã
7



phân biệt tính thẩm mỹ của ngôn ngữ nghệ thuật với phẩm chất thẩm mỹ của
các phong cách chức năng khác để từ đó đưa ra quan điểm không coi ngôn
ngữ nghệ thuật là một phong cách chức năng đối lập với các phong cách chức
năng còn lại.
Chức năng thẩm mỹ được nói đến chung cho tất cả các yếu tố ngôn ngữ
tồn tại trong tác phẩm văn học. Một vấn đề đặt ra liệu rằng tất cả các yếu tố
ngôn ngữ đều giữ chức năng thẩm mỹ? Người đầu tiên đưa ra ý kiến về các
yếu tố ngôn ngữ trong tác phẩm văn học là tác giả Đỗ Hữu Châu.
Trong bài viết Những luận điểm về cách tiếp cận ngôn ngữ học và các
sự kiện văn học in trên tập chí ngôn ngữ số 2 năm 1990 tác giả Đỗ Hữu Châu
đã viết: “không phải tất cả các yếu tố ngôn ngữ trong tác phẩm đều là cái
biểu hiện cho một cái được biểu hiện – tín hiệu thẩm mỹ. Rất nhiều từ trong
tác phẩm văn học vẫn là các từ thông thường cả về âm và cả về nghĩa. Nhưng
đặt chúng vào tổng thể tác phẩm thì đã là thành viên của cái ngôn ngữ tín
hiệu thẩm mỹ, không còn là thành viên của ngôn ngữ thông thường”[9;9].
Tác giả Đinh Trọng Lạc cũng cho rằng: “Không phải tất cả các yếu tố
ngôn ngữ đều có vai trò như nhau trong chức năng thẩm mỹ của ngôn ngữ
nghệ thuật. Có nghĩa là các đơn vị ngôn ngữ phân biệt nhau theo tính chất và
mức độ tham gia vào việc diễn đạt hình tượng nghệ thuật. Vai trò quyết định
trong việc diễn đạt hình tượng nghệ thuật thuộc về những đơn vị ngôn ngữ
mà sự phức hợp chức năng của chúng trong tác phẩm nghệ thuật thể hiện ở
sự biến đổi nội dung khái niệm của chúng”[29;148-149].
Chức năng thẩm mỹ - chức năng xây dựng hình tượng nghệ thuật là
chức năng đầu tiên và quan trọng nhất của ngôn ngữ trong tác phẩm văn học.
Nhưng yếu tố ngôn ngữ thực hiện chức năng thẩm mỹ đó là những tín hiệu
thẩm mỹ - yếu tố ngôn ngữ có sự biến đổi nội dung khái niệm – có vai trò
quyết định trong việc diễn đạt hình tượng nghệ thuật. Còn những yếu tố ngôn
8



ngữ khác phân biệt nhau theo tính chất và mức độ tham gia vào việc diễn đạt
hình tượng nghệ thuật. Những yếu tố ngôn ngữ còn lại đó có chức năng như
thế nào thì chưa được các tác giả đề cập đến.
2. Về nghiên cứu ngôn ngữ thơ Hoàng Cầm
Thơ Hoàng Cầm là một mảnh đất quen mà lạ thu hút biết bao thế hệ
nghiên cứu ở nhiều góc độ, trên nhiều phương diện. Tuy nhiên, trong phạm vi
nghiên cứu đề tài này chúng tôi chỉ đề cập đến các công trình nghiên cứu thơ
Hoàng Cầm dưới góc độ ngôn ngữ học.
Dưới góc độ ngôn ngữ học, Nguyễn Thanh Xuân với đề tài “Hệ biểu
tượng về chủ đề quê hương trong thơ Hoàng Cầm”, khai thác thơ Hoàng
Cầm dựa vào lý thuyết về biểu tượng, tập trung làm rõ biểu tượng không gian
– thời gian trên quê hương Kinh Bắc và biểu tượng thuộc về con người trên
quê hương Kinh Bắc.
Mai Thị Nhiên với đề tài “ Hệ biểu tượng trong thơ Hoàng Cầm”chú
ý nghiên cứu hệ thống biểu tượng từ thế giới thiên nhiên vũ trụ(gió, mưa,
mây, đêm), những hình ảnh biểu tượng từ thế giới siêu thự, hình ảnh biểu
tượng từ sinh hoạt văn hóa, sinh hoạt, trang phục và hình thể người phụ nữ.
Đặng Phương Thảo với đề tài “Tìm hiểu phong cách ngôn ngữ
Hoàng Cầm qua tập thơ Về Kinh Bắc” đã tiến hành phân tích một số tín
hiệu thẩm mỹ : đêm, mưa, gió, nắng, trăng, áo, cây – lá – cỏ - quả và đưa ra
một số đặc điểm ngôn ngữ thơ Hoàng Cầm: lớp ngôn từ có ý nghĩa biểu
trưng, lớp ngôn từ có giá trị tạo hình(từ láy, từ ghép đặc tả, động từ), về việc
sử dụng biện pháp nhân hóa và ẩn dụ và tính nhạc của ngôn từ.
Như vậy ngay từ lúc sinh thời cho đến khi cây đàn thơ – Hoàng Cầm
nhẹ bước vào cõi hư không, sự nghiệp thơ ca của ông được biết bao thế hệ
nghiên cứu. Các công trình nghiên cứu đều thống nhất tập trung khẳng định
những đóng góp của thơ ca Hoàng Cầm cho nền thơ văn học Việt Nam hiện
đại. Ngôn ngữ, hình ảnh vừa mang hơi thở của văn hóa Kinh Bắc hiện thực
9



vừa mang màu sắc phồn thực, siêu thực, tiềm thức, vô thức. Tuy nhiên nghiên
cứu thơ Hoàng Cầm ở phương diện chức năng ngôn ngữ thì chưa có công
trình nào đề cập đến. Ở phương diện lý luận ngôn ngữ, các đề tài phần lớn
nghiên cứu thơ Hoàng Cầm dựa vào lý thuyết biểu tượng và chỉ có một đề tài
“Tìm hiểu phong cách ngôn ngữ Hoàng Cầm qua tập thơ Về Kinh Bắc” thì
có khảo sát, thống kê, phân tích một số tín hiệu thẩm mỹ tiêu biểu.
Chúng tôi lựa chọn thơ Hoàng Cầm làm ngữ liệu nghiên cứu để chứng
minh cho vấn đề “Chức năng của các yếu tố ngôn từ trong thơ”. Qua đó muốn
muốn đưa đến một cách nhìn khác về chức năng của các yếu tố ngôn từ trong
thơ và đặc điểm ngôn ngữ thơ Hoàng Cầm.
III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.

Đối tượng nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu của chúng tôi là: Các yếu tố ngôn từ trong thơ
(qua khảo sát tập “Về Kinh Bắc” của Hoàng Cầm).
2.

Phạm vi nghiên cứu:

Chúng tôi giới hạn phạm vi nghiên cứu qua việc khảo sát 10 bài thơ
trong tập “Về Kinh Bắc” - tuyển tập Hoàng Cầm – Thơ của nhà xuất bản Hội
nhà văn, năm 2011:
1. Đêm Thổ
2. Đêm Kim
3. Đêm mộc
4. Đêm Thủy

5. Đêm Hỏa
6. Cây Tam cúc
7. Lá Diêu bông
8. Quả vườn ổi
9. Cỏ Bồng thi
10. Mưa Thuận Thành
10


IV. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
1.

Mục đích nghiên cứu

Chúng tôi nghiên cứu đề tài “Chức năng của các yếu tố ngôn từ trong
thơ “ nhằm mục đích:
Thứ nhất, làm rõ chức năng của từng yếu tố ngôn từ trong thơ, yếu tố
nào là tín hiệu thẩm mỹ, yếu tố nào giữ chức năng chỉ dẫn – nhận biết ra tín
hiệu thẩm mỹ và yếu tố nào giữ chức năng liên kết.
Thứ hai, đưa ra cách nhận diện tín hiệu thẩm mỹ trong thơ Hoàng Cầm
và đặc điểm của yếu tố chỉ dẫn và yếu tố liên kết.
2.

Nhiệm vụ nghiên cứu

Nghiên cứu đề tài này tác giả khóa luận thực hiện những nhiệm vụ sau:
Thứ nhất, tiến hành khảo sát các yếu tố ngôn ngữ trong thơ Hoàng
Cầm; thống kê tần số xuất hiện của tín hiệu thẩm mỹ, thống kê yếu tố liên kết;
phân loại yếu tố ngôn ngữ chỉ dẫn theo từ loại và trường nghĩa.
Thứ hai, phân tích và miêu tả các yếu tố ngôn ngữ trong thơ Hoàng Cầm:

phân tích cấu trúc tuyến tính, ý nghĩa, đặc điểm từ loại và cấu tạo.
Thứ ba, chỉ ra chức năng của từng yếu tố ngôn ngữ, mối quan hệ giữa
các yếu tố ngôn ngữ trong một tác phẩm văn học.
V. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện đề tài chúng tôi vận dụng các phương pháp
nghiên cứu đó là:
Thứ nhất, vận dụng phương pháp khảo sát để chỉ ra các yếu tố ngôn
ngữ trong thơ Hoàng Cầm: chỉ ra đâu là tín hiệu thẩm mỹ, đâu là yếu tố chỉ
dẫn và yếu tố liên kết.
Thứ hai, dùng phương pháp thống kê, phân loại để thống kê tần số xuất
hiện của các tín hiệu thẩm mỹ, tỉ lệ của các yếu tố ngôn ngữ, phân loại yếu tố
chỉ dẫn theo từ loại và trường nghĩa.
11


Thứ ba, với phương pháp phân tích ngữ cảnh, chúng tôi chú ý đến ngữ
cảnh tu từ, cả về ngữ cảnh rộng và ngữ cảnh hẹp. Khi tìm hiểu tín hiệu thẩm
mỹ, tác giả luôn đặt trong quan hệ với các yếu tố ngôn ngữ đứng trước và
đứng sau yếu tố đang xét, với toàn văn bản và với những yếu tố ngôn ngữ
quan yếu ngoài văn bản để từ đó thấy được ý nghĩa của tín hiệu thẩm mỹ.
Thứ tư, dùng phương pháp miêu tả để miêu tả những đặc điểm nổi bật
trong cấu trúc tuyến tính của các yếu tố ngôn ngữ, đặc biệt là tín hiệu thẩm
mỹ.
Thứ năm, với phương pháp phân tích ngôn ngữ sử dụng cả phương
pháp phân tích ngữ nghĩa và so sánh đối chiếu của phong cách học, khóa
luận tiến hành phân tích ý nghĩa của các tín hiệu thẩm mỹ, so sánh giữa các
tín hiệu thẩm mỹ về vị trí, quan hệ kết hợp, đặc điểm từ loại và cấu tạo để tìm
ra đặc điểm chung và riêng.
VI. Cấu trúc của khóa luận
Cấu trúc của bản khóa luận gồm có 3 chương đó là:

Chương 1: Những vấn đề lý thuyết chung
Chương 2: Tín hiệu thẩm mỹ trong thơ
Chương 3: Yếu tố chỉ dẫn và yếu tố liên kết trong thơ

12


CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT CHUNG
1.1. Ngôn ngữ nghệ thuật
1.1.1. Khái niệm
Ngôn ngữ nghệ thuật – tức ngôn ngữ trong các tác phẩm nghệ thuật ngôn
từ là một mã phức tạp được cấu tạo nên từ hệ thống tín hiệu thứ nhất (từ ngôn
ngữ tự nhiên). Nói cách khác, ngôn ngữ trong tác phẩm văn chương là hệ thống
tín hiệu thứ sinh lấy ngôn ngữ tự nhiên làm chất liệu biểu đạt và hệ thống tín
hiệu ngôn ngữ tự nhiên sẽ là cái biểu đạt cho hệ thống tín hiệu ngôn ngữ nghệ
thuật- cái được biểu đạt. Nói như L. Hjelmslev thì: “ Trong tác phẩm văn học,
cả cái hợp thể cái biểu hiện và cái được biểu hiện của ngôn ngữ thông thường
trở thành cái biểu hiện cho một cái được biểu hiện mới[dẫn theo tài liệu 43;
tr142].Cái được biểu hiện mới chính là ý nghĩa thẩm mỹ của tín hiệu thẩm
mỹ.Theo IU. Lotman viết trong tài liệu Cấu trúc văn bản nghệ thuật:“Văn học có
tính nghệ thuật nói bằng một thứ ngôn ngữ đặc biệt, thứ ngôn ngữ xây chồng lên
trên ngôn ngữ tự nhiên với tư cách là hệ thống thứ hai…Từ điều đã nói trên suy
ra rằng, nghệ thuật ngôn từ dù cũng dựa vào ngôn ngữ tự nhiên nhưng lại chỉ
với điều kiện là để cải biến nó thành thứ ngôn ngữ của mình – ngôn ngữ thứ
sinh, ngôn ngữ của nghệ thuật”[32;49 – 53 ].
Nói đến ngôn ngữ nghệ thuật là nói đến sự “vượt chuẩn mực” của nó so
với ngôn ngữ thông thường. Theo Ch. Bally:“giữa cách dùng ngôn ngữ hàng
ngày và ngôn ngữ của nhà văn có một vực thẳm không qua được”. Đó là “vực
thẳm” thuộc bí mật sáng tạo của nghệ thuật ngôn từ.
1.1.2. Sự khác nhau giữa ngôn ngữ nghệ thuật và

ngôn ngữ phi nghệ thuật
1.1.2.1. Về hệ thống tín hiệu
Ngôn ngữ phi nghệ thuật là một hệ thống tín hiệu đặc biệt. Hệ thống tín
hiệu đặc biệt đó là một mã chung với những quy tắc sử dụng về mặt từ vựng,
13


ý nghĩa, ngữ pháp, cụ thể hơn là cách dùng từ, đặt câu sao cho đúng, phù hợp
với từng hoàn cảnh. Ngôn ngữ tự nhiên được con người dùng để vật chất hóa
những ý nghĩ, tình cảm của mình; thông qua từ ngữ, phát ngôn có thể hiểu
được người nói/ người viết đang nghĩ gì, cần gì. Xét cho cùng vẫn phải hiểu ý
nghĩa của những từ ngữ thì mới biết được ý nghĩ, mong muốn của chủ thể
phát ngôn.
Ngôn ngữ nghệ thuật – ngôn ngữ trong các tác phẩm nghệ thuật ngôn
từ được cấu tạo lại từ ngôn ngữ tự nhiên, là hệ thống tín hiệu thứ hai, là ngôn
ngữ thứ sinh.Ngôn ngữ lúc này trở thành vật liệu xây dựng những hình tượng,
diễn đạt tư tưởng nghệ thuật của chủ thể sáng tạo ra tác phẩm.Mỗi yếu tố
ngôn từ trực tiếp tham gia vào việc bộc lộ nội dung tư tưởng nghệ thuật của
tác phẩm. Ngôn ngữ nghệ thuật vừa phản ánh hiện thực đời sống vừa phản
ánh hiện thực trực tiếp của tư tưởng.
1.1.2.2. Về chức năng
Chức năng cơ bản của ngôn ngữ là chức năng giao tiếp và chức năng tư
duy. Ngôn ngữ ra đời nhằm phục vụ và đáp ứng nhu cầu giao tiếp của con
người. Giao tiếp giúp con người mở rộng nhận thức về thế giới. Ngoài ra
ngôn ngữ còn có các chức năng khác như chức năng tạo lập quan hệ, chức
năng thông báo, chức năng bộc lộ, chức năng ý chí…
Ngôn ngữ nghệ thuật thực hiện cả 4 chức năng : chức năng thông báo,
chức năng tác động, chức năng bộc lộ và chức năng thẩm mỹ. Tuy nhiên chức
năng nổi lên hàng đầu, xuất hiện ở bình diện thứ nhất là chức năng thẩm mỹ.
Chức năng thẩm mỹ của ngôn ngữ nghệ thuật cần phân biệt với phẩm

chất thẩm mỹ của ngôn ngữ phi nghệ thuật. Trong tác phẩm văn học, chủ thể
sáng tạo thông qua ngôn ngữ để xây dựng hình tượng, qua hình tượng độc giả
mới có thể hiểu nội dung ý nghĩa của tác phẩm. Tức là chức năng thẩm mỹ
được thực hiện thông qua việc phản ánh gián tiếp qua hình tượng. Theo Đinh
14


Trọng Lạc thì “Ngôn ngữ của tác phẩm nghệ thuật không phải là cái vỏ ngoài
của hình tượng mà là hình thức duy nhất trong đó hình tượng có thể tồn tại
được”[29;148]. Vì ngôn ngữ là công cụ cơ bản để xây dựng và thể hiện hình
tượng văn học cho nên về cơ bản ngôn ngữ văn học mang tính tạo hình, ngôn
ngữ biểu cảm, có giá trị biểu trưng cao. Các từ ngữ trong tác phẩm bên cạnh ý
nghĩa thông thường vốn có còn bao hàm một ý nghĩa bổ sung khác, tức là
ngoài thông tin sự vật logic còn chứa đựng thông tin hình tượng, phải trực
tiếp tham gia vào việc cấu thành hình tượng văn học. Nói như Leptonxtoi thì
“ Từ ngữ tác phẩm văn học khác với từ ngữ không phải của tác phẩm văn học
ở chỗ nó gợi ra một tập hợp không sao kể xiết những ý tưởng, những tình
cảm, những sự giải thích”(dẫn theo 44;tr178).
Ngôn ngữ trong tác phẩm văn học thực hiện chức năng thẩm mỹ. Tín
hiệu thẩm mỹ là trung tâm của tác phẩm văn học được định nghĩa là “ loại
tín hiệu có chức năng thẩm mỹ: biểu hiện cái đẹp, truyền đạt, bồi dưỡng
cảm xúc về cái đẹp …” [43;139]. Vậy có thể khẳng định tín hiệu thẩm mỹ
là nơi tập trung nhất chức năng thẩm mỹ, có chức năng thẩm mỹ cao nhất.
Không phải tất cả các yếu tố ngôn ngữ đều có vai trò như nhau trong chức
năng thẩm mỹ của ngôn ngữ nghệ thuật. Có yếu tố ngôn ngữ giữ vai trò
trung tâm, có yếu tố ngôn ngữ chỉ đóng vai trò tham gia, bổ sung trong việc
diễn đạt hình tượng nghệ thuật.
Chức năng thẩm mỹ của ngôn ngữ văn chương không chỉ thể hiện trong
mối quan hệ với hình tượng văn học, mà còn thể hiện trong mối quan hệ với
độc giả. Khi ngôn ngữ xây dựng hình tượng văn học thì đồng thời nó cũng tác

động đến độc giả, khêu gợi hoạt động thẩm mỹ, cảm xúc thẩm mỹ ở độc giả.
Xét cho cùng độc giả là đối tượng và là đích cuối cùng mà hoạt động văn
chương hướng đến. Một hình tượng văn học không thể chỉ tồn tại trong tư
15


tưởng của nhà văn, tồn tại trong câu chữ mà quan trọng hơn hết nó phải tác
động đến nhận thức, tình cảm của độc giả.
1.1.2.3. Về tính hệ thống
Tính hệ thống của ngôn ngữ phi nghệ thuật chính là tính hệ thống của
cấu trúc bên trong ngôn ngữ, là hệ thống các dấu hiệu ngôn ngữ, bao quát tất
cả các cấp độ ngôn ngữ mà chủ yếu là về từ ngữ và cú pháp. Mỗi phong cách
chức năng ngôn ngữ đều được quy định về mặt sử dụng từ ngữ, có sư khu biệt
cơ bản giữa các phong cách chức năng và giữa các phong cách chức năng với
ngôn ngữ nghệ thuật. Khi xem xét bất kỳ một yếu tố ngôn ngữ nào cũng cần
đặt nó trong hệ thống của tác phẩm, xem xét vị trí và vai trò của nó khi đặt
trong hệ thống ấy. Đó là hệ thống hình tượng nghệ thuật, hệ thống các yếu tố
ngôn ngữ, hệ thống phong cách cá nhân tác giả… Tính hệ thống của ngôn ngữ
nghệ thuật không bị quy định chặt chẽ, ngôn ngữ luôn luôn được sáng tạo,
phá vỡ những quy luật ngôn ngữ thông thường.
1.1.2.4. Về bình diện nghĩa
Nếu như ngôn ngữ phi nghệ thuật chỉ có một bình diện nghĩa - nghĩa
thông tin sự vật logic – nghĩa từ điển – nghĩa hướng đến ngôn ngữ văn hóa;
thì ngôn ngữ nghệ thuật luôn có hai bình diện nghĩa. Bình diện nghĩa thứ nhất
chính là nghĩa thông tin sự vật logic. Bình diện nghĩa thứ hai chính là lớp
nghĩa hình tượng. Ngôn ngữ trong tác phẩm văn học một mặt hướng đến ngôn
ngữ văn hóa với những ý nghĩa của các từ, của các hình thức ngữ pháp và mặt
khác hướng vào các hình tượng của tác phẩm với giá trị hình tượng – thẩm
mỹ.Tác phẩm văn học là sự phản ánh thế giới thông qua lăng kính chủ quan
của người nghệ sĩ. Chính vì vậy thông tin nhận được từ tác phẩm văn học là

thông tin đôi. Một là thông tin về khách thể được phản ánh, hai là thông tin về
chủ thể phản ánh – tác giả.

16


Ngôn ngữ nghệ thuật là sự tổng hợp đầy đủ nhất và nổi bật nhất của
ngôn ngữ văn hóa và ngôn ngữ toàn dân. Ngôn ngữ nghệ thuật bao gồm cả
những ngôn từ không có trong ngôn ngữ hiện đại, cũng chưa có trong lịch sử,
đó là các từ do nhà văn sáng tạo ra.Văn học là nghệ thuật ngôn từ, chất liệu
của văn học là ngôn ngữ. Để một tác phẩm ra đời thì người nghệ sĩ phải làm
việc trên những con chữ một cách sáng tạo.
1.1.3. Đặc trưng của ngôn ngữ nghệ thuật
Ngôn ngữ nghệ thuật được bàn đến ở đây là ngôn ngữ nghệ thuật hiểu theo
nghĩa rộng nhất, gồm tất cả những yếu tố ngôn ngữ trong tác phẩm văn học.
Ngôn ngữ nghệ thuật có những đặc trưng cơ bản: tính cấu trúc, tính
hình tượng, tính cá thể hóa và tính cụ thể hóa. Tuy nhiên, chúng tôi chỉ lựa
chọn trình bày những tính chất có liên quan mật thiết đến đối tượng nghiên
cứu của đề tài.
1.1.3.1. Tính cấu trúc
Mỗi văn bản nghệ thuật tự bản thân nó là một cấu trúc.Tất cả những
thành tố trong cấu trúc bị quy định bởi chức năng thẩm mỹ của ngôn ngữ
nghệ thuật. Các thành tố trong cấu trúc bao gồm: hình thức ngôn ngữ diễn đạt,
hình tượng, nội dung ý nghĩa. Đó là cấu trúc tầng bậc của một văn bản nghệ
thuật, cấu trúc được hiểu theo nghĩa rộng. Trong khóa luận, chúng tôi thu hẹp
tính cấu trúc của văn bản nghệ thuật, giới hạn nó trong phạm vi cấu trúc tuyến
tính.Tính cấu trúc của ngôn ngữ nghệ thuật là tính chất theo đó “các yếu tố
ngôn ngữ trong một tác phẩm phải gắn bó qua lại với nhau để cùng thực hiện
nhiệm vụ chung, phải phù hợp với nhau và giải thích cho nhau và hỗ trợ cho
nhau để đạt tới một hiệu quả diễn đạt chung”(dẫn theo 29; tr 141).

Mỗi từ ngữ trong tác phẩm văn học không đứng riêng rẽ, độc lập mà có
mối liên hệ với các từ ngữ xung quanh nó và với toàn văn bản. Tính cấu trúc của
ngôn ngữ nghệ thuật thể hiện ở mối quan hệ giữa các yếu tố ngôn từ, hỗ trợ nhau
17


trong việc biểu đạt nghĩa và xây dựng hình tượng nghệ thuật. Các yếu tố ngôn
ngữ có sự phụ thuộc lẫn nhau bởi “Từ nghệ thuật không sống đơn độc, tự nó, vì
nó, từ nghệ thuật đứng trong đội ngũ, nó góp mình vào các “từ đồng đội”
khác”[29;141].Chỉ có thể hiểu đầy đủ ý nghĩa thẩm mỹ của một yếu tố ngôn ngữ
khi đặt trong ngữ cảnh và trong mối quan hệ với các yếu tố ngôn ngữ khác.
Hình thức ngôn từ có chức năng xây dựng hình tượng nghệ thuật. Nói
một cách khái quát hơn thì bản thân ngôn ngữ nghệ thuật khi xây dựng hệ
thống hình tượng của tác phẩm cũng đã mang trong mình tính hình tượng.
1.1.3.2. Tính hình tượng
Tính hình tượng hiểu theo nghĩa rộng nhất là “ thuộc tính của lời nói
nghệ thuật truyền đạt không chỉ thông tin logic mà còn cả thông tin được tri
giác một cách cảm tính nhờ hệ thống những hình tượng ngôn từ”[29;146]. Từ
ngữ trong văn bản nghệ thuật- mảnh đoạn của lời nói nghệ thuật mang thông
tin hình tượng khi có sự kết hợp, hỗ trợ của các từ ngữ khác. Ý nghĩa của
thông tin hình tượng chỉ có thể được hiểu đầy đủ khi các từ ngữ đứng trong
một trật tự. Nhưng không phải từ ngữ nào xuất hiện trong văn bản nghệ thuật
cũng mang thông tin hình tượng, cũng thực hiện chức năng thẩm mỹ như
nhau. Hiểu cụ thể hơn thì không phải tất các yếu tố ngôn ngữ đều có vai trò
như nhau trong chức năng thẩm mỹ của ngôn ngữ nghệ thuật. Có nghĩa là “
các đơn vị ngôn ngữ phân biệt nhau theo tính chất và mức độ tham gia vào
việc diễn đạt hình tượng nghệ thuật”[29;148]. Tóm lại khi tìm hiểu cụ thể
chúng ta cần phân biệt yếu tố ngôn ngữ là tín hiệu thẩm mỹ - mang 2 bình
diện nghĩa – có thông tin hình tượng và các yếu tố ngôn ngữ diễn đạt cái đặc
trưng chung được thực tại hóa trong ngữ cảnh giúp cho việc nhận biết tín hiệu

thẩm mỹ và hình tượng được dễ dàng hơn. Và một điểm cuối cùng thể hiện
tính hình tượng chính là mối liên hệ của các yếu tố ngôn ngữ với hình tượng
18


chủ thế tác giả. Bởi tác giả là chủ thể sáng tạo và thống nhất cấu trúc của văn
bản nghệ thuật.
Tính cấu trúc và tính hình tượng của ngôn ngữ nghệ thuật là cơ sở quan
trọng để chúng tôi tiến hành phân tích chức năng của các yếu tố ngôn từ.
1.2. Chức năng của các yếu tố ngôn từ trong tác phẩm văn học
Phần trên chúng tôi đã trình bày những vấn đề về ngôn ngữ nghệ thuật:
Khái niệm, đặc trưng và sự khác nhau giữa ngôn ngữ phi nghệ thuật và ngôn
ngữ nghệ thuật. Trong tác phẩm văn học không phải yếu tố ngôn ngữ phi
nghệ thuật nào cũng được cải biến thành từ thi ca, màchỉ những yếu tố ngôn
ngữ nào có sự biến đổi nội dung khái niệm, có thêm phần nghĩa bổ sung mới
là tín hiệu thẩm mỹ và có chức năng chủ yếu trong việc diễn đạt hình tượng
nghệ thuật. Những yếu tố ngôn ngữ khác hay các đơn vị ngôn ngữ khác phân
biệt nhau về tính chất và mức độ tham gia vào việc xây dựng tín hiệu thẩm
mỹ và diễn đạt hình tượng. Yếu tố thẩm mỹ là yếu tố trung tâm trong tác
phẩm văn học nhưng nếu chỉ có nó thôi chưa đủ tạo nên một tác phẩm hoàn
chỉnh. Tồn tại xung quanh các tín hiệu thẩm mỹ luôn luôn là các yếu tố ngôn
từ làm nên ngữ cảnh để có thể nhận biết và làm nên ý nghĩa của tín hiệu thẩm
mỹ.Tác phẩm văn học phải là một cấu trúc mà trong đó yếu tố ngôn từ có
chức năng chỉ dẫn giúp người đọc nhận ra đâu là tín hiệu thẩm mỹ và những
yếu tố liên kết xâu chuỗi các yếu tố ngôn từ thành một chỉnh thể tác phẩm.
Chúng tôi xin trình bày lần lượt chức năng của các yếu tố ngôn từ trong
một tác phẩm văn học: Yếu tố thẩm mỹ(tín hiệu thẩm mỹ), yếu tố chỉ dẫn và
yếu tố liên kết.
1.2.1.Tín hiệu thẩm mỹ
1.2.1.1. Khái niệm tín hiệu thẩm mỹ

Để tìm hiểu khái niệm THTM (tín hiệu thẩm mỹ), trước hết cần hiểu tín
hiệu là gì?
19


Trong đời sống hàng ngày, tín hiệu xuất hiện ở mọi nơi. Từ những tín
hiệu tự nhiên như tiếng gà gáy báo trời sáng, mây đen kéo đến báo hiệu cơn
mưa đến những tín hiệu do con người quy ước với nhau: hệ thống đèn và biển
báo giao thông, tiếng chuông điện thoại, tiếng còi xe…Tín hiệu nói chung là
“ những dạng vật chất tác động vào giác quan của con người để con người
nhận thức và lĩnh hội được một nội dung ý nghĩa cần thiết về hiểu biết, tư
tưởng, tình cảm, hành động hay cảm xúc”[43;125]. Một tín hiệu luôn có hai
mặt: mặt biểu đạt (hình thức vật chất tác động lên giác quan của con người)
và mặt được biểu đạt (nội dung và ý nghĩa mà người tiếp nhận tín hiệu lĩnh
hội thông qua mặt biểu đạt).
Theo đó, ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu đặc biệt, nói cách khác
ngôn ngữ mang bản chất tín hiệu mà mỗi từ - đơn vị trung tâm của ngôn ngữ là một tín hiệu. Trong số các tín hiệu ngôn ngữ mà con người sử dụng hiện
nay thì tín hiệu ngôn ngữ có lịch sử lâu đời và sử dụng phổ biến rộng khắp.
Nếu tạm coi ngôn ngữ tự nhiên là hệ thống tín hiệu thứ nhất thì ngôn ngữ
được sử dụng trong tác phẩm nghệ thuật là hệ thống tín hiệu thứ hai, mà mỗi
yếu tố thuộc hệ thống tín hiệu thứ hai này đều là “một mã phức tạp hơn” bởi
chúng nhất thiết tham gia vào việc bộc lộ nội dung tư tưởng nghệ thuật của
tác phẩm. Nếu như ở ngôn ngữ tự nhiên, mối quan hệ giữa giữa mặt biểu đạt
và mặt được biểu đạt là quan hệ giữa hình thức ngữ âm và ý nghĩa; thì ở ngôn
ngữ nghệ thuật, không phải bao giờ cũng như vậy, mà có khi mặt biểu đạt đã
bao gồm cả cái biểu đạt lẫn cái được biểu đạt của ngôn ngữ tự nhiên, mặt
được biểu đạt chính là ý nghĩa thẩm mỹ của hình tượng nghệ thuật. Hệ thống
tín hiệu thứ hai này chính là tín hiệu thẩm mỹ.
Có nhiều cách định nghĩa về THTM theo cả nghĩa rộng và nghĩa hẹp.
Theo nghĩa rộng : THTM là “ Yếu tố thuộc hệ thống phương tiện biểu hiện

của nghệ thuật, được xác định là những phương tiện nghệ thuật được tập
20


trung theo một hệ thống tác động thẩm mỹ, được chúng ta tiếp nhận như là
những tín hiệu đặc biệt, có khả năng kích thích mạnh mẽ thế giới tinh thần
của chúng ta, là cái được tác giả lựa chọn từ thế giới hiện thực mà xây dựng
nên, sáng tạo ra”.
Tín hiệu thẩm mỹ theo tác giả Bùi Minh Toán là “loại tín hiệu có chức
năng thẩm mỹ: biểu hiện cái đẹp, truyền đạt và bồi dưỡng cảm xúc về cái
đẹp. Nó cũng cần có hai mặt: cái biểu đạt và cái được biểu đạt, nhưng cái
được biểu đạt là ý nghĩa thẩm mỹ”[43;139].
Trong đề tài này chúng tôi vận dụng cách hiểu tín hiệu thẩm mỹ theo
nghĩa hẹp: Tín hiệu thẩm mỹ có tính hai mặt: CBĐ(cái biểu đạt) và CĐBĐ
(cái được biểu đạt) nhưng CĐBĐ là ý nghĩa thẩm mỹ, ý nghĩa thẩm mỹ phải
được đặt trong ngữ cảnh cụ thể.Tín hiệu thẩm mỹ bao gồm thông tin sự vật
logic và thông tin bổ sung – thông tin hình tượng. Tín hiệu thẩm mỹ phải
cung cấp lượng tin mới, thông tin lí tính mới về thế giới. Và tín hiệu thẩm mỹ
phải được xây dựng theo cơ chế: ẩn dụ hoặc hoán dụ.
Ví dụ tín hiệu thẩm mỹ thuyền và bến trong câu ca dao được xây dựng
theo cơ chế ẩn dụ. “Thuyền” có thông tin sự vật logic là phương tiện giao
thông nhỏ trên mặt nước, hoạt động bằng sức người, sức gió (đặc tính hay di
chuyển), thông tin bổ sung là ẩn dụ chỉ người con trai; “bến” chỗ bờ sông,
nơi neo đậu của tàu thuyền (tính cố định) được lấy làm ẩn dụ chỉ người con
gái, tấm lòng thủy chung của người con gái. Thông tin bổ sung cũng là phần
cung cấp lượng tin mới. Thuyền và bến được hiểu là ẩn dụ chỉ người con trai
và người con gái khi đặt trong ngữ cảnh của câu ca dao với các từ ngữ chỉ dẫn
xung quanh: về, nhớ, một dạ, khăng khăng, đợi chỉ hoạt động, trạng thái tình
cảm của con người.
Thuyền về có nhớ bến chăng

21


Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền
(Ca dao)
Thuyền và nước trong bài thơ Tràng Giang của Huy Cận lại được hiểu
theo một nghĩa khác. “Thuyền” ẩn dụ cho kiếp người nhỏ bé, “nước” là ẩn dụ
cho dòng đời.
Thuyền về nước lại sầu trăm ngả
Củi một cành khô lạc mấy dòng
(Tràng giang – Huy Cận)
Qua phân tích hai ví dụ trên có thể thấy rằng: Ý nghĩa của tín hiệu thẩm mỹ
chỉ có được khi đặt chúng trong ngữ cảnh cụ thể, khi tách ra khỏi ngữ cảnh hoặc
đặt trong một ngữ cảnh khác thì ý nghĩa của tín hiệu thẩm mỹ cũng thay đổi.
1.2.1.2. Vai trò của ẩn dụ và hoán dụ trong việc cấu tạo các THTM
Từ một tín hiệu ngôn ngữ thông thường đến một tín hiệu thẩm mỹ phải có
sự cấu tạo, tổ chức lại. Ẩn dụ và hoán dụ là hai phương thức chuyển nghĩa cơ
bản từ ngôn ngữ tự nhiên để cấu tạo nên THTM trong ngôn ngữ nghệ thuật.
a. Vai trò của ẩn dụ
Ẩn dụ là phương thức chuyển nghĩa (lấy tên gọi của đối tượng này làm
tên gọi cho đối tượng khác) dựa trên mối quan hệ tương đồng, tức là giống
nhau ở một vài đặc điểm (có thể là khách quan, nhưng chủ yếu là chủ quan
trong nhận thức của con người) giữa hai đối tượng. Ẩn dụ trong tác phẩm văn
học thường là ẩn dụ tu từ - “ Là cách cá nhân lâm thời lấy tên gọi biểu thị của
đối tượng này để biểu thị đối tượng kia dựa trên cơ sở của mối quan hệ liên
tưởng về nét tương đồng giữa hai đối tượng”[44;279]. Ẩn dụ tu từ trong tác
phẩm văn học được coi là biện pháp tu từ . Khi là biện pháp tu từ thì những từ
ngữ ẩn dụ kết hợp với những từ xung quanh để người đọc có thể giải mã được
ý nghĩa của từ ngữ được ẩn dụ. Những từ ngữ xung quanh đó chính là ngữ
22



cảnh cụ thể để ý nghĩa ẩn dụ tồn tại. Và những từ ngữ ẩn dụ luôn có cách diễn
đạt mới mẻ mang tính cá nhân của tác giả.
Theo tác giả Đinh Trọng Lạc thì ý nghĩa ẩn dụ của các từ ngữ ẩn dụ
phải đặt trong ngữ cảnh cụ thể (ngữ đoạn, đoạn thơ) và ngữ cảnh rộng. Tương
đồng với ý kiến này tác giả Cù Đình Tú cho rằng có ba nhân tố quyết định
đến ý nghĩa của từ ngữ ẩn dụ : văn cảnh, nhân tố hợp logic, nhân tố thói quen
thẩm mỹ. Chúng tôi muốn nhấn mạnh tới nhân tố văn cảnh. Tác giả cho rằng
“ giá trị ngữ nghĩa mới, nội dung biểu hiện mới của từ ngữ dùng làm ẩn dụ tu
từ chỉ được thực hiện trong một mối tương quan nhất định, nói khác đi trong
một văn cảnh nhất định”[44;282].Cũng theo tác giả thì để xác định nội dung
biểu hiện của từ ngữ được dùng làm ẩn dụ tu từ không chỉ dựa vào văn cảnh
của riêng câu nói có từ ngữ ẩn dụ, trong trường hợp văn cảnh đó chưa đủ xác
định nội dung biểu hiện của từ ngữ ẩn dụ thì người đọc phải dựa vào văn cảnh
rộng hơn (cả đoạn thơ, bài thơ, tập thơ…).Ví dụ: trong bài thơ Tràng giang
của Huy Cận, tín hiệu ngôn ngữ củicó đặc điểm là cành cây khô héo, dùng
làm chất đốt, có giá trị kinh tế thấp, khi đi vào bài thơ củi là một tín hiệu thẩm
mỹ biểu hiện cho thân phận con người nhỏ bé, lênh đênh không tìm thấy
phương hướng , không tìm thấy lối đi trên đường đời. Ý nghĩa thẩm mỹ này
được rút ra dựa vào các yếu tố ngôn ngữ xung quanh như “ một”,”
khô”,”lạc”,”mấy dòng”:
Củi một cành khô lạc mấy dòng
b. Vai trò của hoán dụ
Hoán dụ cũng là phương thức chuyển nghĩa(lấy tên gọi của đối tượng
này làm tên gọi cho đối tượng khác) nhưng dựa trên mối quan hệ kế cận, tức
là thường xuyên đi đôi gần gũi nhau. Theo tác giả Cù Đình Tú, “ hoán dụ tu
từ là cách cá nhân lâm thời lấy tên gọi của đối tượng này dùng để biểu thị
đối tượng kia dựa trên mối quan hệ liên tưởng logic khách quan giữa hai đối
tượng”[44;296-297]. Hai tác giả Đinh Trọng Lạc và Cù Đình Tú có sự thống

23


nhất khi nói về chức năng của hoán dụ tu từ: “Chức năng của hoán dụ tu từ
là nhận thức và biểu cảm, nó khắc sâu đặc điểm tiêu biểu cho đối tượng được
miêu tả”[30;69].Ví dụ, chiếc áo là hoán dụ về con người, thường xuất hiện
trong thơ ca:
Áo chàm đưa buổi phân li
(Tố Hữu)
Chồng em áo rách em thương
Chồng người áo gấm xông hương mặc người
(Ca dao)
Một tín hiệu ngôn ngữ được chuyển nghĩa theo phương thức ẩn dụ hay
hoán dụ sẽ xuất hiện những lớp nghĩa mới. Khi đó cái biểu đạt lẫn cái được
biểu đạt vốn có của nó sẽ chỉ trở thành cái biểu đạt cho một cái được biểu đạt
- ý nghĩa thẩm mỹ mới.
Ẩn dụ hay hoán dụ không chỉ là thủ pháp chuyển nghĩa các tín hiệu
thẩm mỹ ở cấp độ từ vựng mà có thể chi phối toàn bộ cấu trúc văn bản.
Chúng quy định mối tương quan mật thiết giữa hình thức và ngữ nghĩa của
toàn văn bản. Toàn bộ các tín hiệu ngôn ngữ được cấu tạo lại trong sự ảnh
hưởng của thủ pháp này. Ví dụ trong bài thơ “Thuyền và biển”của Xuân
Quỳnh, không chỉ có thuyền hay biển được ẩn dụ, mà những tín hiệu ngôn
ngữ khác như cánh hải âu, sóng biếc, đêm trăng, gió…đều nằm trong trường
ẩn dụ về tình yêu đôi lứa. Hay trong bài Sóng cũng của Xuân Quỳnh, không
chỉ có sóng được ẩn dụ, mà còn có những tín hiệu ngôn ngữ khác như bờ, đại
dương, biển lớn… đều nằm trong trường nghĩa về tình yêu, những cung bậc
cảm xúc khi yêu và về người yêu.
Mặc dù có vai trò quan trọng trong việc cấu tạo các THTM song ẩn dụ
và hoán dụ hay bất kỳ một thủ pháp biểu đạt nào khác đều không có vai trò
quyết định đối với giá trị của một tác phẩm. Vì vậy khi xem xét một THTM

24


phải đặt nó dưới một cái nhìn toàn diện, hệ thống, không chỉ trong một văn
bản mà cần liên văn bản, thậm chí trong cả nền văn hóa, có như vậy mới thấy
hết giá trị của một tín hiệu văn chương.
1.2.1.3. Tính chất của tín hiệu thẩm mỹ trong ngôn ngữ nghệ thuật
THTM và tín hiệu ngôn ngữ có mối quan hệ gắn bó với nhau, tín hiệu
ngôn ngữ là chất liệu để tạo nên THTM thông qua quá trình chuyển hóa sáng
tạo của người nghệ sĩ. Vì vậy THTM có những tính chất chung của tín hiệu
ngôn ngữ. Tuy nhiên sự thể hiện những tính chất đó ở tín hiệu thẩm mỹ khác
so với tín hiệu ngôn ngữ. Trong đề tài này, chúng tôi chỉ trình bày những tính
chất phục vụ trực tiếp cho việc chứng minh chức năng của các yếu tố ngôn từ
trong tác phẩm văn học.
a. Tính hai mặt
Tính hai mặt của tín hiệu thẩm mỹ chính là mối quan hệ giữa CBĐ và
CĐBĐ. Nhưng khác với tính hai mặt của các tín hiệu khác và khác với tín
hiệu ngôn ngữ tự nhiên. Tính hai mặt của các tín hiệu bao gồm vỏ vật chất –
CBĐ và nội dung biểu đạt. Tính hai mặt của tín hiệu ngôn ngữ tự nhiên gồm
vỏ âm thanh – vỏ ngữ âm – CBĐ và nội dung biểu đạt – CĐBĐ. Mối quan hệ
giữa hai mặt là mối quan hệ mật thiết, gắn bó, không thể tách rời như hai mặt
của một tờ giấy, hình thức là vỏ còn nội dung là lõi. Quan hệ giữa CBĐ và
CĐBĐ là mối quan hệ võ đoán, tức không thể giải thích được vì sao nội dung
– CĐBĐ lại được gọi tên bằng hình thức âm thanh như vậy, đối với tín hiệu
thông thường là vỏ vật chất- tác động vào thị giác. Như chúng tôi đã trình bày
về khái niệm ngôn ngữ nghệ thuật thì ngôn ngữ nghệ thuật là ngôn ngữ thứ
sinh được cấu tạo, tổ chức lại từ ngôn ngữ tự nhiên. Vì vậy mà toàn bộ cái
hình thức biểu đạt và nội dung ý nghĩa của tín hiệu ngôn ngữ tự nhiên trở
thành chất liệu – tức là CBĐ cho một CĐBĐ mới của tín hiệu ngôn ngữ nghệ
25



×