Tải bản đầy đủ (.docx) (61 trang)

Giáo dục thị hiếu thẩm mỹ cho sinh viên trường đại học sư phạm Hà Nội hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (333.61 KB, 61 trang )

MỤC LỤC

1


MỞ ĐẦU
1.

Lý do chọn đề tài
Thị hiếu thẩm mỹ là một trong những yếu tố góp phần cấu thành nhân
cách con người. Nó là cơ sở góp phần hình thành tư tưởng, tình cảm, cách
ứng xử,đồng thời là thước đo đánh giá năng lực thẩm mỹ của mỗi chúng ta.
Không chỉ định hướng tư tưởng, quan điểm mà thị hiếu thẩm mỹ còn góp
phần thôi thúc khát vọng, lý tưởng, động cơ, hình thành lối sống học tập và
lao động có mục đích, hướng đến giá trị chân - thiện - mỹ. Thị hiếu thẩm mỹ
đúng đắn sẽ mang đến nhiều điều tốt đẹp cho cuộc sống.
Nước ta đang đẩy nhanh quá trình hội nhập. Nền kinh tế mở là điều
kiện cho sự du nhập của các loại hình giải trí, thúc đẩy quá trình giao lưu, học
hỏi và tiếp thu những giá trị thẩm mỹ tích cực của nhân loại. Tuy nhiên, bên
cạnh việc tiếp thu những giá trị thẩm mỹ tích cực, nó cũng để lại nhiều hệ lụy,
đó là sự mơ hồ, lệch lạc trong nhận thức, hành vi, thái độ về thị hiếu thẩm mỹ
của giới trẻ mà đặc biệt là bộ phận học sinh, sinh viên.
Luật Giáo dục của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam số 38/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm
2009 nhấn mạnh: “Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát
triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp,
trung thành với lí tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành
và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng
yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc”.
Quyết định số 711/QĐ - TTg năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về
“Chiến lược phát triển giáo dục 2011 - 2020” cũng đã xác định mục tiêu


tổng quát phát triển giáo dục đến năm 2020 như sau: “Đến năm 2020, nền
giáo dục nước ta được đổi mới căn bản và toàn diện theo hướng chuẩn hóa,
hiện đại hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế; chất lượng giáo dục được
nâng cao một cách toàn diện, gồm: giáo dục đạo đức, kỹ năng sống, năng
2


lực sáng tạo, năng lực thực hành, năng lực ngoại ngữ và tin học; đáp ứng
nhu cầu nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao phục vụ sự nghiệp công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và xây dựng nền kinh tế tri thức; đảm
bảo công bằng xã hội trong giáo dục và cơ hội học tập suốt đời cho mỗi
người dân, từng bước hình thành xã hội học tập”. Như vậy, con người đã
được nhìn nhận ở đúng vị trí trung tâm của nó, vừa là mục tiêu vừa là động
lực của sự phát triển. Có thể nói, cùng với đức, trí, thể, kỹ, giáo dục thẩm
mỹ cũng là một trong những yếu tố giữ vai trò quan trọng trong việc hình
thành nhân cách con người Việt Nam, mà nhất là sinh viên sư phạm những nhà “trồng người” trong tương lai.
Sinh viên sư phạm nói chung và sinh viên Trường Đại học Sư phạm Hà
Nội nói riêng là lớp người trẻ, nhạy cảm, cầu tiến, ham học hỏi và dễ tiếp cận,
tiếp thu cái lạ, cái mới. Mặt khác, đó là bộ phận được đào tạo để trở thành
những công dân, những nhà giáo ưu tú, thực hiện thiên chức của mình là giảng
dạy và quản lý học sinh, định hướng nhận thức và hành động thực tiễn theo
hướng chân - thiện - mỹ trên mọi lĩnh vực. Vì thế, việc nâng cao thị hiếu thẩm
mỹ cho sinh viên là việc làm hết sức cần thiết. Sự cần thiết ấy càng rõ rệt hơn
bao giờ hết khi đó đây trong nhà trường đã xuất hiện một vài hiện tượng đi
ngược lại thuần phong mỹ tục của dân tộc, thiếu thị hiếu thẩm mỹ đúng đắn.
Thực tế đó đặt ra câu hỏi, chúng ta cần phải làm gì để góp phần phát huy
những thị hiếu thẩm mỹ tích cực, hạn chế những biểu hiện lệch lạc, để sinh
viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội sau khi kết thúc quá trình học tập, tu
dưỡng của mình tại ngôi trường sư phạm hàng đầu cả nước sẽ trở thành những
cô giáo, thầy giáo theo đúng chuẩn mực “Mô phạm - Sáng tạo - Cống hiến”.

Từ những lý do trên, tôi mạnh dạn chọn đề tài “Giáo dục thị hiếu
thẩm mỹ cho sinh viên trường đại học sư phạm Hà Nội hiện nay” làm
2.

khoá luận tốt nghiệp của mình.
Lịch sử nghiên cứu vấn đề
3


Có thể nói, chưa bao giờ việc giáo dục và định hướng thẩm mỹ được
quan tâm bàn luận sôi nổi như vậy trong những năm gần đây. Điều đó xuất
phát từ yêu cầu và thực tế đó là thị hiếu thẩm mỹ của giới trẻ hiện nay đang
có xu hướng lệch lạc, trong đó có không ít sinh viên trường sư phạm nói
chung và sinh viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội nói riêng có biểu hiện
mơ hồ về thị hiếu thẩm mỹ.
Từ trước tới nay có rất nhiều những công trình nghiên cứu về thị hiếu
thẩm mỹ của các nhà mỹ học trong nước có thể kể đến các công trình như:
“Giáo dục cái đẹp trong gia đình” – Nguyễn Ánh Tuyết – NXB Phụ
nữ, 1984: Nêu những nét đặc trưng trong sự phát triển tâm lí của trẻ và gợi ý
về nội dung giáo dục cái đẹp trong gia đình. Những hiểu biết bước đầu nền
giáo dục thẩm mỹ trong gia đình qua từng lứa tuổi từ lúc lọt lòng cho tới khi
bước vào tuổi thành niên.
“Về giáo dục thẩm mỹ ở nước ta hiện nay” – Vĩnh Quang Lê – NXB
Chính trị quốc gia, 1999: Nêu đặc trưng của giáo dục thẩm mỹ và vấn đề xây
dựng con người mới ở nước ta, đặc trưng và vai trò của văn học trong giáo
dục thẩm mỹ.
“Vai trò của nghệ thuật trong giáo dục thẩm mỹ” – Trần Tuý – NXB
Chính trị quốc gia, 2005: Phân tích vai trò của nghệ thuật trong việc phát triển
nhân cách, hình thành xúc cảm, thị hiếu, lý tưởng thẩm mỹ lành mạnh, đúng
đắn; sự tác động của nghệ thuật với công chúng; nêu một số thực trạng, đề

xuất những giải pháp nâng cao vai trò nghệ thuật trong giáo dục thẩm mỹ.
“Giáo trình Mỹ học đại cương” – Vũ Minh Tiến – Trường Đại học Đà
Lạt, 2005: Giáo trình trình bày về cái thẩm mỹ, tính khách quan và tính xã hội
của cái thẩm mỹ, cái đẹp, cái bi kịch, cái hài kịch, cái trác tuyệt, các loại hình
nghệ thuật như: nghệ thuật ứng dụng, kiến trúc, nghệ thuật tạo hình, âm nhạc,
sân khấu và điện ảnh.
4


“Thị hiếu thẩm mỹ của người Việt qua ca dao” – Nguyễn Thị Thu Hà –
Tạp chí khoa học, Số 2, tr 6-11, 2007. Nghiên cứu nhằm tìm hiểu thêm về đặc
điểm ý thức thẩm mỹ, quan niệm thẩm mỹ của cha ông, hiểu thêm về đời sống
tinh thần, về văn hoá Việt Nam. Tình yêu cái đẹp thiên nhiên thể hiện lối sống
của người Việt vốn gần gũi, thân thiết với thiên nhiên, gắn bó với thiên nhiên.
Đối với người Việt Nam cái đẹp gắn với phẩm chất đạo đức của con người.
Báo cáo nghiên cứu khoa học “Bàn thêm về nội dung và hình thức giáo
dục thị hiếu thẩm mỹ cho học sinh, sinh viên hiện nay” – Lê Hữu Ái – Tạp chí
khoa học và công nghệ, Đại học Đà Nẵng – số 5(40).2010. Nội dung của báo
cáo bàn về vấn đề: Giáo dục thị hiếu thẩm mỹ là một trong những nội dung
quan trọng của chiến lược giáo dục hiện nay, bài viết chỉ ra những đặc trưng
cơ bản trong việc giáo dục thị hiếu thẩm mỹ, chỉ ra các nội dung và hình thức
giáo dục thị hiếu thẩm mỹ cho học sinh, sinh viên trong hệ thống giáo dục ở
nước ta. Từ đó bài báo đề xuất các giải pháp nhằm hình thành thị hiếu thẩm
mỹ lành mạnh cho đối tượng này.
Nghiên cứu về thị hiếu thẩm mỹ của giới trẻ có công trình nghiên
cứu“Thị hiếu thẩm mỹ của giới trẻ thành phố Hồ Chí Minh”,TS.Nguyễn Thị
Hậu, Nxb Văn hóa Văn nghệ, 2013. Tuy nhiên, công trình này chỉ tập hợp các
bài viết riêng lẻ về một số vấn đề của thị hiếu thẩm mỹ. Vì thế, chưa đảm bảo
tính xuyên suốt, hệ thống. Các nội dung còn mang tính khái quát với đánh giá
chung chung.

Về vấn đề giáo dục thị hiếu thẩm mỹ của sinh viên Trường Đại học Sư
phạm Hà Nội, cho đến nay, vẫn chưa có bất kì một công trình nghiên cứu nào đề
cập đến. Đứng trước một số biểu hiện lệch lạc về thị hiếu thẩm mỹ của một bộ
phận sinh viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, tôi nhận thấy giáo dục định
hướng thị hiếu thẩm mỹ là một vấn đề quan trọng. Kết quả nghiên cứu của các
5


nhà khoa học đi trước chừng mực nào đó sẽ là cơ sở, là tài liệu tham khảo có ý
3.
3.1.

nghĩa cho tác giả trong quá trình triển khai nghiên cứu đề tài của mình.
Mục đích và nhiệm vụ của đề tài
Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu thực trạng thị hiếu thẩm mỹ của sinh viên trường Đại học
Sư phạm Hà Nội hiện nay, qua đó tìm ra những biện pháp thiết thực góp phần
giáo dục thị hiếu thẩm mỹ cho sinh viên trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Khái quát một số vấn đề lý luận cơ bản về thị hiếu thẩm mỹ, giáo dục
thị hiếu thẩm mỹ.
- Phân tích, đánh giá về thực trạng thị hiếu thẩm mỹ của sinh viên
trường Đại học Sư phạm Hà Nội hiện nay.
- Đề xuất các giải pháp nhằm giáo dục thị hiếu thẩm mỹ cho sinh viên
trường Đại học Sư phạm Hà Nội hiện nay.

4.
4.1.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài

Đối tượng nghiên cứu
Vấn đề giáo dục thị hiếu thẩm mỹ cho sinh viên trường Đại học Sư
phạm Hà Nội hiện nay.
Phạm vi nghiên cứu

4.2.

Vấn đề giáo dục thị hiếu thẩm mỹ cho sinh viên năm thứ nhất thuộc
khối ngành sư phạm trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
5.
5.1.

Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi (ăng-két)
Để có những số liệu thực tế cung cấp cho việc nghiên cứu, tác giả đề tài
đã sử dụng phương pháp điều tra bằng bảng hỏi. Với 300 phiếu điều tra, mỗi
phiếu gồm 26 câu hỏi, đã thu thập được một số thông tin về những hiểu biết
chung của sinh viên về thị hiếu thẩm mỹ, thực trạng thị hiếu thẩm mỹ ở một
6


số lĩnh vực cụ thể (âm nhạc, điện ảnh, văn chương, thời trang), thái độ trong
việc đánh giá những hiện tượng thẩm mỹ cụ thể.
Phương pháp phỏng vấn sâu

5.2.

Phương pháp này được sử dụng trong việc tiến hành phỏng vấn sinh
viên đang theo học khối ngành sư phạm thuộc các Khoa Nghệ thuật, Khoa
Giáo dục Mầm non, Khoa Sư phạm Ngữ Văn… tại Trường Đại học Sư phạm

Hà Nội, qua những câu trả lời của sinh viên về thị hiếu thẩm mỹ ở một số lĩnh
vực cụ thể như âm nhạc, điện ảnh, văn chương, thời trang.
Phương pháp phân tích, tổng hợp

5.3.

Phương pháp này được tiến hành trên cơ sở phân tích và tổng hợp các
nguồn tài liệu, điều tra, khảo sát mà tác giả trực tiếp tham gia điều tra, khảo sát.
6.

Đóng góp mới của đề tài
Đề tài góp phần tìm hiểu thực trạng thị hiếu thẩm mỹ của Sinh viên
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, thông qua đó đề xuất thêm những giải pháp
nhằm giáo dục thị hiếu thẩm mỹ giúp sinh viên có những nhận thức đúng đắn,
khoa học về thị hiếu thẩm mỹ, hướng tới xây dựng cuộc sống tốt đẹp theo
những giá trị chân - thiện - mỹ.

7.

Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, đề tài
gồm hai chương, bốn tiết.

7


NỘI DUNG
CHƯƠNG 1:
THỊ HIẾU THẨM MỸ VÀ GIÁO DỤC THỊ HIẾU THẨM MỸ
1.1.


Thị hiếu thẩm mỹ
Thị hiếu thẩm mỹ là một lĩnh vực chuyên sâu của mỹ học và có quan hệ
rộng rãi tới nhiều mặt của đời sống xã hội. Nó không những gắn liền với sinh
lý học, tâm lý học, xã hội học mà còn liên quan tới các lĩnh vực đạo đức và
nghệ thuật.
Tạo hóa thật tuyệt vời khi đã trao cho mỗi người những sở thích, quan
điểm, cách nhìn nhận về cuộc sống khác nhau. Người ta có thể thích món ăn
này không thích món ăn kia; thích hoặc không thích kiểu nhà này hay kiểu
nhà khác; thích hay không thích cách thức giao tiếp này hay cách giao tiếp
kia...Đó chính là thị hiếu thẩm mỹ của mỗi người, nhờ sự khác nhau ấy mà
tạo nên sự phong phú, đa dạng của thị hiếu thẩm mỹ xã hội. Vậy thị hiếu là
gì? Thị hiếu thẩm mỹ là gì?

1.1.1.

Thị hiếu là gì?
Thị hiếu là một khái niệm bao hàm những nội dung hết sức phong phú
và phức tạp. Người Trung Quốc coi thị hiếu là sự thích thú. Người phương
Tây gọi là cảm giác, khoái vị. I.Kant đã khẳng định ngay từ những chương
đầu của cuốn
“ Phê phán năng lực phán đoán” viết năm 1790, ông đã khẳng định:
“Phán đoán thị hiếu là phán đoán thẩm mỹ”.
Có rất nhiều các quan niệm khác nhau về thị hiếu, xong tựu chung lại thị
hiếu là khả năng lựa chọn phổ biến của con người, là sở thích trong mọi lĩnh
vực của cá nhân và tập thể. Thị hiếu nói chung có nghĩa là sở thích. Trong các
8


sở thích, có sở thích tốt và cũng có sở thích không tốt. Sở thích tốt là sở thích

bắt nguồn từ những nhu cầu lành mạnh, cao cả. Sở thích không tốt là những sở
thích bắt nguồn từ những nhu cầu không lành mạnh, thấp hèn, giả tạo.
1.1.2.

Thị hiếu thẩm mỹ là gì?
Từ xưa tới nay có rất nhiều các quan niệm khác nhau về thị hiếu thẩm
mỹ. Có người cho rằng, thị hiếu thẩm mỹ là khả năng bẩm sinh, vốn có của
con người. Một số khác thì cho rằng thị hiếu thẩm mỹ là điều thần bí.
Môngteskiơ, đại diện của trường phái mỹ học phong trào Khai sáng Tây Âu
thế kỉ XVIII, định nghĩa thị hiếu thẩm mỹ là cái thu hút chúng ta chú ý đến
đối tượng bằng tình cảm. Rútxô coi thị hiếu thẩm mỹ là năng lực nhận xét về
cái mà đông đảo mọi người thích hay không thích.
Theo sự trình bày của các nhà mỹ học danh tiếng người Nga Lôxép và
Setstacốp trong cuốn Lịch sử các phạm trù mỹ học ( NXB Nghệ thuật,
Mátxcơva 1965) thì khái niệm thị hiếu mang ý nghĩa thị hiếu thẩm mỹ đã
được Gracian Moralès (1601-1658), nhà tư tưởng lớn của Tây Ban Nha sử
dụng trong luận văn của mình viết vào năm 1647. Lúc đó ông gọi thị hiếu gắn
với các cảm giác của tai và mắt là cảm giác gắn với cái đẹp và nghệ thuật.
Nhưng có lẽ người đầu tiên nghiên cứu về thị hiếu thẩm mỹ một cách
có hệ thống là I.Kant, trong tác phẩm “Phê phán năng lực phán đoán” năm
1970, ngay ở chương đầu của tác phẩm ông đã khẳng định “Phán đoán thị
hiếu là phán đoán thẩm mỹ”. Thị hiếu thẩm mỹ là năng lực, khả năng phán
đoán của cá nhân về cái cao cả và cái đẹp. I.Kant gọi thị hiếu thẩm mỹ về bản
chất mang tính vô tư, thờ ơ với các giá trị vật chất. Ông cũng đã thấy được
tính phức tạp và tính cá nhân của thị hiếu thẩm mỹ, nên ông cho rằng, “về thị
hiếu thì không nên bàn cãi”. Thực tế quan niệm của I.Kant chỉ đúng ở mức độ
nhận xét thị hiếu cá nhân chứ không đúng về nguyên tắc. Về sau chính ông đã
nhận ra mâu thuẫn của mình khi nói về bản chất của thị hiếu thẩm mỹ là vừa
9



mang tính cá nhân, vừa mang tính xã hội, nên ông đã bổ sung bằng khái niệm
“thị hiếu công cộng”.
Sau I.Kant, G.Hêghen coi mỹ học là khoa học nghiên cứu cái đẹp của
nghệ thuật, đã khẳng định rằng: “ Thị hiếu nghệ thuật gắn bó chặt chẽ với các
giác quan tai và mắt”. Ông đã nghiên cứu rất sâu năng lực thị giác của người
Hi Lạp trong việc hình thành những giá trị thẩm mỹ trong nghệ thuật điêu
khắc thuộc hình thái nghệ thuật cổ điển. Ông ca ngợi đôi tai thính âm nhạc
của người Ý đã tạo nên cả một thị hiếu hưởng thụ, đánh giá, phổ biến và sáng
tạo âm nhạc theo kiểu Ý.
Mỹ học Mácxít đã kế thừa những thành tựu, khắc phục hạn chế của các
nhà nghiên cứu đi trước và đưa ra những luận điểm khoa học về thị hiếu thẩm
mỹ: Thị hiếu thẩm mỹ là sở thích của con người về phương diện thẩm mỹ, là
cái đẹp cần có, cái đẹp lý tưởng mà chủ thể thẩm mỹ sử dụng làm thước đo để
định giá thẩm mỹ, cũng như làm mục tiêu phấn đấu cho hành động sáng tạo
thẩm mỹ. Đó là thái độ tình cảm của con người trước cái đẹp, cái xấu, cái bi,
cái hài, cái cao cả trong cuộc sống và nghệ thuật.
1.1.2.1.

Đặc trưng của thị hiếu thẩm mỹ
Thứ nhất, thị hiếu thẩm mỹ không phải là cái có tính chất bẩm sinh, bất
biến mà được hình thành, biến đổi thông qua hoạt động thực tiễn.
Thị hiếu thẩm mỹ không phải là cái có tính chất bẩm sinh hoặc thần bí,
bất biến mà nó thay đổi theo từng lứa tuổi, từng thời kỳ, từng giới tính. Thị
hiếu thẩm mỹ không hề mang tính bẩm sinh, mà nó được hình thành, biến đổi
nhờ những hoạt động duy trì, phát triển sự sống của bản thân con người. Thị
hiếu thẩm mỹ cũng không có tính chất huyền bí, bởi dẫu khó hiểu đến đâu thì
bằng cách này hay cách khác ta vẫn truy thấy cội nguồn nảy sinh thị hiếu
thẩm mỹ đó.
10



Thị hiếu thẩm mỹ được hình thành và biến đổi thông qua hoạt động lao
động. Trong thời kì cộng sản nguyên thủy, trình độ phát triển kinh tế thấp,
nền kinh tế chủ yếu là tự cung, tự cấp, con người sống nhờ vào săn bắt và hái
lượm. Để phục vụ cho yêu cầu đó con người đã bắt đầu biết chế tác ra công
cụ lao động. Công cụ lao động thời kì sơ khai của lịch sử loài người là công
cụ bằng đá được mài sắc cạnh. Về sau, việc tìm kiếm nguồn thức ăn khan
hiếm, công cụ thô sơ như vậy không còn phát huy được hiệu quả, con người
chế tác ra công cụ lao động bằng đồng, bằng sắt, không chỉ nâng cao hiệu quả
mà còn có giá trị thẩm mỹ. Như vậy, thông qua lao động, con người dần hình
thành, biến đổi và hoàn thiện thị hiếu thẩm mỹ.
Thứ hai, thị hiếu thẩm mỹ vừa có tính cá nhân, vừa có tính xã hội.
Trong xã hội loài người, con người là một chỉnh thể, mỗi người là một
cái riêng, cái đơn nhất cho nên những phán đoán và đánh giá thị hiếu thẩm mỹ
bao giờ cũng mang tính chất cá nhân, do đó tồn tại sở thích cá nhân, thị hiếu
cá nhân. Đó là sự thích thú cá nhân, sự đánh giá trực tiếp, tức thời hoặc là sự
phản ứng mau lẹ trước các đối tượng thẩm mỹ. Tính chất cá nhân của thị hiếu
thẩm mỹ ở mỗi người không ai giống ai, mỗi người một vẻ. Sự đa dạng của
thị hiếu cá nhân tạo nên sự phong phú, đa dạng của thị hiếu xã hội. Bởi vậy,
mà có người yêu thích âm nhạc, người mê hội họa, người say văn chương,
người lại thích ngắm nhìn những danh lam thắng cảnh. Sẽ thật là nhàm chán
nếu như thiếu đi tính đa dạng, phong phú trong thị hiếu thẩm mỹ xã hội, khi
mà cả một xã hội ai ai cũng diện đồ giống nhau, cùng làm một kiểu tóc giống
nhau, cùng đam mê và yêu thích giống nhau.
Tính chất cá nhân của thị hiếu thẩm mỹ còn được biểu hiện đó là khi
đứng trước cùng một đối tượng thẩm mỹ, mỗi chủ thể thẩm mỹ lại có những
cảm nhận ở mức độ khác nhau. Có chủ thể cảm thụ chính xác, nhanh nhạy, có
chủ thể chỉ cảm thụ bề ngoài, thậm chí sai lệch. Điều này phụ thuộc vào tâm
11



sinh lý, tình cảm, tri thức của mỗi cá nhân khi chiêm ngưỡng, cảm thụ đối
tượng thẩm mỹ.
Mặc dù thị hiếu thẩm mỹ mang tính chất cá nhân song thị hiếu thẩm mỹ
lại là một bộ phận hợp thành của ý thức thẩm mỹ - một hình thái ý thức xã hội
nói chung. Cho nên những phán đoán, đánh giá thị hiếu thẩm mỹ lại bị chi
phối bởi những quan điểm thẩm mỹ, quan điểm chính trị, đạo đức, triết học
suy cho cùng đó chính là tính xã hội với những điều kiện lịch sử - xã hội đã
sản sinh ra nó.Tính xã hội của thị hiếu thẩm mỹ là yếu tố có ý nghĩa định
hướng những giá trị của mỗi cá nhân thành giá trị chung của toàn bộ xã hội.
Thời đại nào thì nghệ thuật ấy, thực tế lịch sử đã chứng minh điều đó. Mỗi
chủ thể sáng tạo của mỗi thời kỳ đều đã hàm chứa tính xã hội trong mỗi tác
phẩm của mình, đóng góp cho nền văn minh nhân loại, dẫu rằng ở họ đã hình
thành từ những quốc gia khác nhau, những hoàn cảnh khác nhau, những nền
văn hóa khác nhau và những phong cách khác nhau.
Những thành tựu rực rỡ cổ Hy Lạp, thời Phục Hưng, hay những phong
trào Cổ điển, Hiện đại, Ấn tượng, Lập thể… đều tạo nên những diện mạo riêng:
Lêôna đờ Vanhxi đậm tính mẫu mực, cổ điển nhưng đầy tinh thần nhân ái,
Rôđanh đầy khát vọng, nuột nà, phóng khoáng, Picátsô tạo dựng trong biến đổi
không ngừng, xô lệch mảng màu. Trong khi đó Xêdanơ tự do đặt màu cạnh nhau
để đạt một mảng màu khoáng đạt, tạo sự chuyển động trong không gian. Dùng
một ước lệ để nói một giá ước của cái thực, tạo ra chiều sâu của trí tuệ.
Tóm lại thị hiếu thẩm mỹ phải có sự hòa hợp của cả hai yếu tố cá nhân
và xã hội, không được tuyệt đối hóa một trong hai mặt nói trên khi xem xét về
đặc trưng của thị hiếu thẩm mỹ. Nếu tuyệt đối hóa yếu tố cá nhân tức là phủ
nhận sự can thiệp kịp thời, đúng đắn của xã hội đối với các thị hiếu thẩm mỹ
lai căng. Còn nếu tuyệt đối hóa yếu tố xã hội sẽ dẫn đến đồng nhất sở thích
12



của mọi người, thủ tiêu tính sáng tạo, làm cho thị hiếu thẩm mỹ của cá nhân
và của xã hội trở nên nghèo nàn, nhàm chán.
Đặc trưng này của thị hiếu thẩm mỹ đòi hỏi quá trình giáo dục nhằm
nâng cao thị hiếu thẩm mỹ cho sinh viên cần tôn trọng cá tính, tránh áp đặt và
có thể sử dụng yếu tố xã hội, yếu tố cộng đồng trong định hướng thị hiếu
thẩm mỹ cá nhân.
Thứ ba, thị hiếu thẩm mỹ có tính ổn định tương đối, tính kế thừa, tính
thời thượng.
Đứng trước những hiện tượng thẩm mỹ của cuộc sống, con người có
khả năng đánh giá trực tiếp về cái đẹp, xấu, đúng, sai, cái cao cả, bi kịch…
Chủ thể thẩm mỹ sẽ xuất hiện những hình thức đánh giá trực tiếp, tức thời hay
phản ứng mau lẹ trước các hiện tượng thẩm mỹ. Phản ứng này gần như mang
tính bản năng của con người. Do thời gian, nhờ vốn kinh nghiệm tích lũy và
tình cảm thẩm mỹ tinh luyện, những giá trị này đã tạo nên tính ổn định của thị
hiếu. Tính ổn định của thị hiếu thẩm mỹ có thể tạo cho chủ thể phản ứng đúng
và cũng có những phán đoán không đúng trước các hiện tượng thẩm mỹ xảy
ra trong đời sống. Vì thế, các kinh nghiệm thẩm mỹ phong phú và sâu sắc
càng được tích lũy đúng đắn bao nhiêu thì thị hiếu càng phản ứng mau lẹ và
càng đúng bấy nhiêu. Tuy nhiên, thị hiếu thẩm mỹ chỉ mang tính ổn định
tương đối, nó có tính nhất thời, dễ thay đổi.
Thị hiếu thẩm mỹ còn mang tính kế thừa, khi một thị hiếu thẩm mỹ mới
xuất hiện, nó không bài trừ hoàn toàn thị hiếu thẩm mỹ sẵn có, mà nó biến đổi,
cải tạo lại trên cơ sở kế thừa những thị hiếu thẩm mỹ hiện đang tồn tại. Đồng chí
Trường Chinh đã từng nói những người cộng sản không phủ nhận tài năng và
thiên tài, nhưng không quan niệm tài năng và thiên tài là những cái siêu hình,
bẩm sinh đã có. Sự cấu tạo của khối óc và truyền thống gia đình có phần ảnh
hưởng đến văn nghệ sĩ, nhưng tài năng và thiên tài chủ yếu là những cái mà
13



người ta có thể do dày công học tập rèn luyện mà tạo nên được. Thị hiếu thẩm
mỹ gắn bó với hệ thần kinh, gắn bó với truyền thống gia đình nhưng nó không
phải là cái cố định, bất biến. Có những người có thị hiếu này mà không có thị
hiếu khác, có sự vật được người này ưa thích và sự vật khác được người khác
lựa chọn. Điều đó nói lên tính chất kế thừa của thị hiếu thẩm mỹ.
Thị hiếu thẩm mỹ là một hiện tượng đa dạng, phức tạp của chủ thể
thẩm mỹ. Hiện nay và nhiều chục năm về trước, vấn đề thị hiếu thẩm mỹ
và thời thượng luôn luôn được đề cập đến trong quan hệ của thị hiếu
thẩm mỹ và mốt.
“Mốt” là hiện tượng cái mới trong mọi lĩnh vực hoạt động của con
người. Theo nghĩa rộng, “mốt” là thị hiếu thẩm mỹ mới nhất đang được số
đông ưa chuộng. Theo nghĩa hẹp, “mốt” là sự thay đổi đột biến của các hình
thức, kiểu trang phục cụ thể. Có “mốt” ăn, “mốt” ở, “mốt” sống”, “mốt”
mặc… Mốt khi xuất hiện sẽ được thử thách trong một thời gian dài, nếu nó
phù hợp với truyền thống văn hóa, đáp ứng nhu cầu lịch sử thì nó sẽ tồn tại
lâu dài, bổ sung vào vốn văn hóa truyền thống của dân tộc, nếu không phù
hợp với hoàn cảnh tâm lý - xã hội, không phù hợp với môi trường, không hòa
nhịp với xu thế vận động xã hội sẽ nhanh chóng bị loại bỏ.
Thị hiếu thẩm mỹ lành mạnh là thị hiếu thẩm mỹ hình thành dựa trên
cơ sở những cái tốt đẹp nhất của truyền thống dân tộc và những tinh hoa của
nhân loại. Đó là thị hiếu mang bản chất của nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản
sắc văn hóa dân tộc. Bắt nguồn từ cái thật, cái đúng, cái tốt, cái tiến bộ.
Thị hiếu thẩm mỹ bao đời của dân tộc ta đó là yêu thích những gì nhẹ
nhàng, giản dị, trong sáng, thanh lịch, tinh tế. Trong khi đó một bộ phận giới
trẻ Việt Nam ngày nay đang ưa thích “mốt” giống như các ngôi sao, diễn viễn
điện ảnh Hàn Quốc: Con trai thích để tóc dài, thậm chí trang điểm không thua
kém phái nữ. Con gái thì thích tạo kiểu tóc cắt đuổi nhiều tầng, nhuộm nhiều
14



màu lòe loẹt. Họ coi như vậy là đẹp và hợp thời trang, những người không
theo kịp xu hướng đó thì coi là lỗi thời, lạc hậu. Điều đó không phù hợp với
thuần phong mỹ tục người Việt. Chúng ta kiên quyết phản đối, đấu tranh
chống lại mọi “mốt” lố lăng, lai căng đó. Bởi vì nó phản ánh lối sống hưởng
thụ của chủ nghĩa cá nhân vị kỷ, khơi dậy và khuyến khích những tâm lý và
thị hiếu thấp hèn.
Thứ tư, thị hiếu thẩm mỹ mang tính thời đại, tính giai cấp, tính dân tộc.
Thị hiếu thẩm mỹ ra đời trong những thời đại nhất định và biến đổi cùng
với thời đại. Mỗi thời đại khác nhau thì quan niệm về cái đẹp cũng không giống
nhau. Sở dĩ có điều đó là do sự thay đổi về điều kiện, hoàn cảnh kinh tế xã hội
mỗi thời đại làm cho quan niệm, đánh giá thẩm mỹ của con người cũng thay đổi.
Thời kỳ nguyên thủy khi còn tồn tại chế độ mẫu hệ thì lúc đó thị hiếu thẩm mỹ
của bộ tộc hướng tới cái đẹp là hình tượng người đàn bà theo chủ nghĩa phồn
thực. Thời kỳ Hy Lạp - La Mã cổ đại đó là hình tượng người anh hùng, nhà triết
học, nhà quán quân thể thao. Thời kỳ Trung cổ là quyền năng tối thượng của
Chúa. Thời kỳ Phục Hưng là sự ngưỡng mộ cái đẹp trong con người đầy đặn,
phúc hậu, những vẻ đẹp thuần khiết, thanh tao, mang tính bản thiện, trong sáng
nhưng khổng lồ. Còn ở thế kỷ XXI thị hiếu thẩm mỹ đa dạng, phong phú hơn,
nhất là đề cao yếu tố tri thức của con người.
Thị hiếu thẩm mỹ không phải là cái có tính chất nhất thành bất biến mà
nó có sự thay đổi theo từng giai cấp. Giai cấp nào thì thị hiếu nấy. Thị hiếu
thẩm mỹ phản ánh quan điểm, lý tưởng giai cấp, mang đậm mục đích và lợi
ích của giai cấp thống trị trong xã hội. Những tiêu chí thẩm mỹ chính là công
cụ để các giai cấp thống trị củng cố thiết chế chính trị, lập pháp, hệ tư tưởng
thống trị của giai cấp mình. Quan niệm về cái đẹp của người phụ nữ lao động
đó là sự khỏe mạnh, rắn chắc; còn cái đẹp của người phụ nữ quý tộc là mặt
hoa, da phấn, liễu yếu, đào tơ.
15



Mỗi dân tộc khác nhau thì thị hiếu thẩm mỹ cũng khác nhau, người ta gọi
đó là thị hiếu dân tộc. Có những hiện tượng thẩm mỹ dân tộc này đánh giá là
đẹp, dân tộc khác lại cho là nó không đẹp. Điều này do vị trí địa lý, tự nhiên, lịch
sử dựng nước, giữ nước, truyền thống văn hóa, sinh hoạt của dân tộc đó quy
định. Mỗi dân tộc đều có những đặc điểm, sắc thái riêng trong nếp sống, phong
tục tập quán và quan niệm về cái đẹp. Chúng ta biết đến Nhật Bản qua trang
phục Kimono, biểu tượng núi Phú Sĩ, hoa anh đào và món ăn Sushi đầy hấp dẫn;
người Việt Nam chúng ta thì được biết đến qua hình tượng người phụ nữ với áo
dài truyền thống, dải đất hình chữ S, những món ăn mang thương hiệu Việt: Phở,
Cốm Làng Vòng (Hà Nội), Bún Bò (Huế), Hủ tiếu, bò bía (Thành phố Hồ Chí
Minh)… điều đó làm nên bản sắc dân tộc của thị hiếu.
Mặt khác còn có những chuẩn mực chung về chân - thiện - mĩ đặc biệt,
là cái đẹp được cả nhân loại công nhận chẳng hạn như: màu xanh da trời là
biểu tượng của sự hi vọng, ước mơ, hòa bình; màu đỏ là màu của hạnh phúc
trọn vẹn… hay những quan niệm về thẩm mỹ khác: cành nguyệt quế là biểu
tượng của chiến thắng, vinh quang; chim bồ câu là biểu tượng của hòa bình…
Tất cả những quan niệm này cũng tạo nên một nét riêng trong kho tàng giá trị
của thị hiếu.
Tính dân tộc làm nên bản sắc riêng nhưng điều đó không đồng nghĩa
với thái độ cực đoan, bài xích các hiện tượng thẩm mỹ đến từ bên ngoài.
Trong giáo dục thẩm mỹ, chúng ta cần trân trọng, phát huy giá trị tốt đẹp của
dân tộc, đồng thời nhạy bén trong việc tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại.
1.1.2.2.

Vị trí, vai trò của thị hiếu thẩm mỹ trong cấu trúc nhân cách
Nhân cách là một khái niệm rộng và phức tạp. Ở mỗi góc độ khác nhau,
các nhà nghiên cứu có những quan niệm khác nhau về nhân cách. Vì vậy, có
nhiều định nghĩa khác nhau về nhân cách. Nhưng theo cách hiểu chung nhất
thì nhân cách là toàn thể những thuộc tính đặc biệt mà một cá thể có được

16


trong hệ thống các quan hệ xã hội, trên cơ sở các hoạt động và giao lưu nhằm
chiếm lĩnh các giá trị văn hóa vật chất và tinh thần. Những thuộc tính đó bao
hàm các thuộc tính về trí tuệ, đạo đức, thẩm mỹ, thể chất…
Nhân cách là một thực thể phức tạp, đồng thời cũng là một thực thể
thống nhất biện chứng về sinh lý, tâm lý và xã hội con người. Ở những
nhân cách phát triển toàn diện, ý thức tình cảm và hành vi của họ thống
nhất biện chứng và tác động tương hỗ lẫn nhau. Phát triển nhân cách con
người là quá trình tác động toàn diện lên các mặt trên bằng các phương
tiện khác nhau, trong đó giáo dục thẩm mỹ là một trong những phương
tiện hết sức quan trọng.
Thị hiếu thẩm mỹ là một thuộc tính đặc biệt của nhân cách. Sự phát
triển của thị hiếu thẩm mỹ tỉ lệ thuận với sự phát triển nhân cách, khi thị hiếu
thẩm mỹ phát triển thì nhân cách cũng phát triển. Nhiệm vụ của thị hiếu thẩm
mỹ đối với sự hình thành và phát triển nhân cách là: phát triển cảm xúc thẩm
mỹ, tình cảm thẩm mỹ, nhu cầu thẩm mỹ của con người; bồi dưỡng năng lực
nhận biết, hiểu và cảm nhận cái đẹp từ đó kích thích phát triển năng lực sáng
tạo của con người. Như vậy, trong quá trình phát triển thị hiếu thẩm mỹ sẽ
giúp mỗi người hình thành và phát triển tình cảm mới, những mối quan hệ
mới giữa người với người, những ý niệm mang tính chất cá nhân và xã hội,
thế giới quan khoa học, lý tưởng đạo đức, lý tưởng thẩm mỹ của nhân cách.
Phát triển thị hiếu thẩm mỹ cũng là một bộ phận hữu cơ quan trọng của sự
phát triển chung. Đó là sự phát triển những kiến thức tổng hợp, làm ngắn lại
khoảng cách giữa con người và cái đẹp. Hơn nữa, mức độ phát triển thị hiếu thẩm
mỹ còn là tiêu chí, là bằng chứng nhất định để đánh giá mức độ phát triển chung
của nhân cách. Nếu mục tiêu của giáo dục là sự phát triển nhân cách toàn diện thì
phương diện quan trọng của nhân cách đó chính là sự phong phú về tinh thần,
những năng lực phát triển cao về tinh thần thực tiễn, về lí luận và về thẩm mỹ.

17


Những người có thị hiếu thẩm mỹ phát triển bao giờ cũng là người
có trình độ hiểu biết sâu rộng, có kinh nghiệm phong phú và đời sống đạo
đức lành mạnh. Nhờ vậy, sự đánh giá thẩm mỹ của họ thường toàn diện và
đúng đắn hơn cả về nội dung và hình thức của sự vật hiện tượng. Hơn hết,
nếu có một thị hiếu thẩm mỹ tốt, mỗi cá nhân sẽ hình thành cho mình một
nhân cách toàn diện với những phẩm chất cần thiết mà xã hội yêu cầu. Nó
sẽ giúp cho mỗi cá nhân sống trách nhiệm với bản thân, xã hội và cộng
đồng. Mặt khác, nó còn giúp cá nhân phát triển cảm xúc, tình cảm, trí
tưởng tượng, óc sáng tạo, khả năng rung động, chiếm lĩnh thế giới trong
sự đầy đủ và vẻ đẹp của nó.
1.2.
1.2.1.
1.2.1.1.

Giáo dục thị hiếu thẩm mỹ
Giáo dục thị hiếu thẩm mỹ là gì?
Khái niệm giáo dục thị hiếu thẩm mỹ
Giáo dục thị hiếu thẩm mỹ là quá trình tương tác giữa nhà giáo dục tới
người được giáo dục nhằm hình thành và phát triển ở người được giáo dục khả
năng nhìn nhận và đánh giá đúng đắn về cái đẹp, và hơn thế nữa là khả năng
sáng tạo các giá trị thẩm mỹ trong mọi mặt cuộc sống theo quy luật của cái đẹp.
Giáo dục thị hiếu thẩm mỹ đúng đắn và lành mạnh cho sinh viên hiện
nay là nhằm làm cho mỗi cá nhân phát triển hài hoà, toàn diện về nhân cách.
Hình thành năng lực sáng tạo nghệ thuật, lòng ham muốn và khả năng đem
cái đẹp vào đời sống học tập, lao động và ứng xử. Giúp sinh viên có những
quan niệm, chuẩn mực, niềm tin thẩm mỹ, phát triển năng lực phán đoán và
đánh giá thẩm mỹ, hình thành thị hiếu, lý tưởng thẩm mỹ đúng đắn. Có thái

độ nhận thức và phản bác đối với những cái xấu xa, phản thẩm mỹ trong tâm
hồn, trong hành vi ứng xử cũng như đối với những cái phi thẩm mỹ trong các
tác phẩm nghệ thuật. Giáo dục thị hiếu thẩm mỹ chủ yếu hướng vào việc phát
triển tình cảm của con người, tạo nên sự phong phú về tâm hồn của con
18


người, tổ chức và điều khiển hành vi ứng xử của con người theo tiêu chuẩn
của cái đẹp.
1.2.1.2.
-

Những nguyên tắc cơ bản về giáo dục thị hiếu thẩm mỹ
Giáo dục thị hiếu thẩm mỹ phải được xây dựng trên quan điểm giáo dục toàn
diện
Giáo dục thị hiếu thẩm mỹ phải được xây dựng trên quan điểm giáo
dục toàn diện. Trong đó, nhà trường là nhân tố đóng vai trò quan trọng hàng
đầu trong việc giáo dục, định hướng thị hiếu thẩm mỹ cho sinh viên. Bởi vì
nhà trường là nơi mà sinh viên được thụ hưởng nền giáo dục một cách toàn
vẹn và đầy đủ nhất. Sẽ là sai lầm nghiêm trọng khi nghĩ rằng, chỉ cần trang bị
kiến thức chuyên môn, thao tác kỹ thuật nghiệp vụ mà lại không chú trọng
giáo dục nhân cách làm người, định hướng thị hiếu thẩm mỹ. Do đó, nội dung
giáo dục thị hiếu thẩm mỹ cần phải chú trọng tới vấn đề này, phải làm thế nào
để sinh viên là thế hệ trẻ tương lai của đất nước có đầy đủ cả “ Đức - Trí - Thể
- Mỹ” trở thành những con người toàn diện có thể tự tin bước vào đời với một
hành trang đầy đủ nhất.

-

Lấy đối tượng sinh viên làm trung tâm của việc giáo dục thị hiếu thẩm mỹ

Phương pháp giáo dục truyền thống từ lâu của chúng ta đó là giáo viên
truyền đạt kiến thức, giáo viên đôc thoại, phát vấn và áp đạt kiến thức có sẵn
còn học sinh thụ động nhận thức, học thuộc lòng. Hiện nay khi xã hội phát
triển nhận thấy phương pháp giáo dục truyền thống của ta lạc hậu và không
còn phù hợp, nước ta quyết định vận dụng phương pháp giáo dục “dạy học
lấy hoạt động của người học làm trung tâm”, dạy học hướng vào người học
nhưng giáo viên vẫn đóng vai trò chủ đạo – giáo viên là người hướng dẫn, tổ
chức, học sinh tự nghiên cứu, tự thể hiện, tự tìm ra chân lí. Vận dụng điều
này, trong công tác giáo dục thị hiếu thẩm mỹ cần phải lấy người học làm
trung tâm của vấn đề, giáo viên định hướng cho sinh viên tìm hiểu về thị hiếu
19


thẩm mỹ, tổ chức các hoạt động nghiên cứu về thị hiếu thẩm mỹ trong tự
nhiên, xã hội, trong các lĩnh vực âm nhạc, điện ảnh, văn chương, thời trang,…
hay xoay quanh những vấn đề gần gũi trong đời sống hàng ngày như lời ăn
tiếng nói hàng ngày, cách ứng xử với mọi người hay đơn giản chỉ là trang
phục khi lên giảng đưởng và trang phục khi đi chơi cần phải phù hợp với từng
hoàn cảnh cụ thể nhằm định hướng thị hiếu thẩm mỹ cho sinh viên một cách
đúng đắn nhất và hiệu quả nhất.
Việc nâng cao nhận thức về thị hiếu thẩm mỹ cho sinh viên phải được
thực hiện trên cơ sở tôn trọng nhân cách của sinh viên, phát huy tính chủ
động, tích cực của các em trong suốt quá trình giáo dục. Giúp các em hình
thành được những giá trị, những chuẩn mực thẩm mỹ cao đẹp phù hợp với lý
tưởng sống, đồng thời kiên quyết khắc phục mọi biểu hiện của những tư
tưởng, lối sống không lành mạnh.
-

Giáo dục thị hiếu thẩm mỹ phải gắn liền giữa lí luận với thực tiễn
Nguyên tắc này dựa trên nhận thức luận của chủ nghĩa Mác – Lênin và

tư tưởng giáo dục Hồ Chí Minh. Theo Người: “Thống nhất lí luận và thực
tiễn là nguyên tắc căn bản của chủ nghĩa Mác – Lênin. Thực tiễn không có lí
luận hướng dẫn thì thành thực tiễn mù quáng. Lí luận không liên hệ với thực
tiễn là lí luận suông”. Nguyên tắc này đòi hỏi trong quá trình dạy học phải
làm cho sinh viên nắm vững tri thức về thị hiếu, thị hiếu thẩm mỹ, cái đẹp…
với hai điều kiện: 1. Tri thức phải có hệ thống; 2. Tri thức có thể vận dụng
trong thực tiễn để cải tạo hiện thực, cải tạo bản thân. Thông qua đó giúp sinh
viên ý thức được tác dụng của thị hiếu thẩm mỹ tốt và lành mạnh đối với đời
sống, với thực tiễn, hình thành cho sinh viên những kĩ năng và vận dụng
chúng ở mức độ khác nhau. Vì vậy, để thực hiện giáo dục thị hiếu thẩm mỹ
đúng đắn đòi hỏi phải gắn nó với thực tiễn sinh động thông qua đời sống sinh
hoạt hàng ngày và phương pháp truyền thụ tích cực của người giáo dục.
20


-

Giáo dục thị hiếu thẩm mỹ phải trên cơ sở hiểu rõ đặc điểm tâm sinh lý của
sinh viên
Sinh viên Đại học đa phần ở trong độ tuổi khoảng từ 18-24 tuổi, ở độ
tuổi này họ có nhiều mặt tích cực song cũng có nhiều mặt hạn chế. Mặt tích
cực của họ đó là lòng nhiệt tình, nhạy cảm trước cuộc sống, ước mơ cháy
bỏng, quyết tâm thực hiện cho được những hoài bão của bản thân, chân thành,
cởi mở trong ý nghĩa việc làm, dám chấp nhận hy sinh… Tuy nhiên đối lập
với các đức tính ấy lại là những hạn chế của tuổi trẻ, đó là tính bồng bột chủ
quan, hấp tấp vội vàng, nhẹ dạ cả tin, gặp khó khăn dễ hoang mang, dao động,
dễ bị kích động, thiếu tự chủ do kinh nghiệm sống còn hạn chế. Do đó, giáo
dục thị hiếu thẩm mỹ cho sinh viên phải được thực hiện trên cơ sở hiểu rõ đặc
điểm nhận thức, tâm sinh lý sinh viên; đảm bảo được các nguyên tắc: nguyên
tắc tính mục đích phát triển; nguyên tắc tính toàn diện; nguyên tắc tính hệ

thống và liên tục; kết hợp việc đề ra yêu cầu cao, phù hợp với thực hiện sự tôn
trọng nhiều nhất đối với người được giáo dục; đảm bảo tính vừa sức và tính
cá biệt trong giáo dục.

1.2.2.
1.2.2.1.

Nội dung và hình thức giáo dục thị hiếu thẩm mỹ
Trang bị tri thức thẩm mỹ, giáo dục quan điểm của Mỹ hoc Mác- Lê nin, tư
tưởng Hồ Chí Minh và đường lối văn hoá văn nghệ của Đảng
Giáo dục thị hiếu thẩm mỹ cũng như mọi hoạt động giáo dục khác, bắt đầu
từ việc trang bị một hệ thống tri thức mà nếu không có nó thì sẽ không có tình
cảm thẩm mỹ, lý tưởng thẩm mỹ và dĩ nhiên là không có cả thị hiếu thẩm mỹ.
Trong đời sống thẩm mỹ của chúng ta hiện nay dù thế nào đi chăng nữa
thì cái đẹp vẫn chiếm vị trí trung tâm trong mọi quan hệ thẩm mỹ. Cái đẹp
không chỉ giữu vị trí trung tâm trong hệ thống các tri thức thẩm mỹ, nó còn
đóng vai trò trung tâm trong đời sống thẩm mỹ. Cốt lõi của một thị hiếu thẩm
mỹ tốt là phải gắn với cái đẹp chân chính. Giáo dục cảm thụ cái đẹp, hiểu biết
21


cái đẹp, yêu quý cái đẹp, sáng tạo cái đẹp cho sinh viên là nội dung quan
trọng của giáo dục thị hiếu thẩm mỹ ở nước ta hiện nay.
Cái đẹp có ở khắp nơi, song không phải bất cứ ai cũng dễ dàng nắm bắt
được, cảm thụ được nó, nhất là cái đẹp chân chính. Giáo dục thị hiếu thẩm mỹ
đòi hỏi phải đi sâu vào phát hiện quy luật của cái đẹp trong mọi con người, ở
các khu vực dân cư và mọi lĩnh vực của lao động. Bên cạnh việc trang bị tri
thức chung để tìm hiểu quy luật của cái đẹp trong đời sống, cần phải trang bị
những tri thức, những hiểu biết về cái đẹp trong nghệ thuật. Nghệ thuật là nơi
tập trung của mọi cái đẹp. Nói tới đời sống nghệ thuật là nói tới thế giới của

cái đẹp, cái đẹp của nghệ thuật ảnh hưởng rất mạnh đến thị hiếu thẩm mỹ.
Nghệ thuật đóng vai trò quan trọng và là phương tiện tác động độc đáo và có
hiệu quả nhất đến lĩnh vực tâm hồn và tình cảm con người.
Với tư cách là một phương tiện để giáo dục thị hiếu thẩm mỹ đặc biệt
quan trọng, nghệ thuật có khả năng tạo cho con người ta yêu thích cái đẹp,
phê phán cái xấu một cách nồng nhiệt và say mê, nghệ thuật tốt sẽ làm lành
mạnh hoá đời sống đạo đức của xã hội. Cái đẹp trong nghệ thuật giúp nâng
cao năng lực thẩm mỹ, cổ vũ cái đẹp, đấu tranh chống cái xấu.
Cùng với việc giáo dục nghệ thuật thì việc giáo dục quan điểm của mỹ
học Mác-Lê nin và đường lối văn hoá văn nghệ của Đảng cũng là một nội
dung hết sức quan trọng trong việc nâng cao thị hiếu thẩm mỹ. Khi mỹ học
Mác – Lê nin và đường lối văn nghệ của Đảng chưa thấm sâu vào công chúng
thì thị hiếu thẩm mỹ của công chúng có thể mang tính chất tự phát.
Mỹ học Mác- Lê nin và đường lối văn nghệ của Đảng ta được xây dựng
trên cơ sở quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lê nin và tư tưởng thẩm mỹ Hồ
Chí Minh. Quan điểm của mỹ học Mác – Lê nin và đường lối văn nghệ của
Đảng chủ trương xây dựng một chế độ xã hội cao đẹp, có đời sống thẩm mỹ
tốt đẹp trong đó nền nghệ thuật phải có tính tư tưởng và tính nghệ thuật cao.
22


Quan điểm và đường lối đó hướng con người tới cái đẹp đầy tính nhân văn,
làm cho con người thật sự là chủ thể thẩm mỹ đại diện cho một đời sống văn
hoá cao. Quan điểm và đường lối đó cổ vũ cho một nền nghệ thuật chân
chính, bảo đảm cho việc phát triển các nhu cầu thẩm mỹ lành mạnh và các thị
hiếu thẩm mỹ tốt. Vì vậy, giáo dục quan điểm của mỹ học Mác- Lê nin và
đường lối văn nghệ của Đảng là một nội dung tất yếu trong việc giáo dục thị
hiếu thẩm mỹ.
1.2.2.2.


Giáo dục thị hiếu thẩm mỹ cần gắn liền với giáo dục chính trị và giáo dục
đạo đức
Thị hiếu thẩm mỹ của con người có liên quan và chịu ảnh hưởng mạnh
mẽ của tư tưởng đạo đức, tư tưởng chính trị, triết học và trạng thái tâm lý nhất
định. Mỗi giai cấp trong quá trình phát triển lịch sử của mình đều xây dựng
cho mình một hệ thống các quan điểm thẩm mỹ và thị hiếu nghệ thuật, thị
hiếu thẩm mỹ riêng. Thị hiếu thẩm mỹ bao giờ cũng thể hiện một hệ thống
quan điểm mỹ học nhất định, nó phản ánh lối sống của một giai cấp, gắn với
quan niệm chính trị, đạo đức của giai cấp đó. Do đó, giáo dục thị hiếu thẩm
mỹ không thể chỉ khép kín trong lĩnh vực mỹ học, bởi vì đằng sau mỹ học là
chính trị, triết học và đạo đức. Giáo dục, bồi dưỡng thị hiếu thẩm mĩ không
thể tách rời với việc giáo dục chính trị, đạo đức, lối sống và lao động.
Để giáo dục thị hiếu thẩm mỹ và phát huy vai trò của nó trong đời sống
thẩm mỹ của sinh viên hiện nay thì bên cạnh việc giáo dục các quan điểm
thẩm mỹ Mác- Lê nin, tư tưởng thẩm mỹ Hồ Chí Minh và đường lối văn hoá,
văn nghệ của Đảng, còn cần phải tiến hành giáo dục đạo đức lối sống. Không
những phải định hướng lý tưởng thẩm mỹ, bồi dưỡng tình cảm thẩm mỹ cao
đẹp mà còn phải giúp cho sinh viên biết yêu quê hương đất nước, yêu truyền
thống hào hùng của dân tộc, có lối sống lành mạnh, trong sáng.
23


1.2.2.3.

Giáo dục thị hiếu thẩm mỹ gắn liền với giáo dục lý tưởng sống, lý tưởng cách
mạng
Lý tưởng sống là mục đích tốt đẹp mà mỗi con người muốn hướng tới;
là lý do, mục đích mà con người mong muốn đạt được.Chúng ta đang sống
trong thế kỉ XXI, đất nước đang bước vào thời kì hội nhập và phát triển với
rất nhiều những cơ hội và thử thách. Nếu như bên cạnh một bộ phận sinh viên

mang trong mình khát vọng lớn lao nhằm mục tiêu xây dựng đất nước Việt
Nam “Dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh” thì còn
một bộ phận khác họ đang mơ hồ về lý tưởng sống của chính mình. Nhà văn
Nga L.Tôn-xtôi đã nói: “Lý tưởng là ngọn đèn chỉ đường. Không có lý tưởng
thì không có phương hướng kiên định, mà không có phương hướng thì không
có cuộc sống”. Người có lý tưởng sống cao đẹp sẽ luôn suy nghĩ và hành
động để hoàn thiện hơn, để giúp ích cho gia đình và xã hội.
Lý tưởng cách mạng mà ở đây là lý tưởng cách mạng của Thanh niên
Việt Nam ngày nay chính là “Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội;
dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh”. Nhìn chung, đa
số sinh viên ngày nay đều có lòng yêu nước nồng nàn, tôn trọng những phẩm
chất đạo đức, có ý thức giữ gìn những giá trị truyền thống dân tộc. Tuy nhiên,
số đó chưa phải là tất cả, còn có một bộ phận sinh viên còn chưa xác định
được cụ thể, đúng đắn lý tưởng cách mạng của mình là gì.
Những yêu cầu của xã hội đối với người công dân tương lai đó là
những người có phẩm chất trí tuệ, đạo đức, lý tưởng sống, lý tưởng cách
mạng vượt trên thời đại. Xuất phát từ thực trạng đó nên việc giáo dục lý
tưởng sống, lý tưởng cách mạng cho sinh viên là một trong những vấn đề cấp
thiết cần phải được đặt lên hàng đầu.

CHƯƠNG 2:
24


GIÁO DỤC THỊ HIẾU THẨM MỸ
CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
HIỆN NAY – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
2.1. Thực trạng giáo dục thị hiếu thẩm mỹ cho sinh viên trường Đại
học Sư phạm Hà Nội hiện nay
2.1.1. Thực trạng thị hiếu thẩm mỹ của sinh viên trường Đại học Sư

phạm Hà Nội hiện nay
2.1.1.1. Những điểm tích cực về thị hiếu thẩm mỹ của sinh viên trường
Đại học Sư phạm Hà Nội
Để tìm hiểu về thực trạng thị hiếu thẩm mỹ của sinh viên Trường Đại
học Sư phạm Hà Nội, tác giả đề tài đã làm một cuộc điều tra đối với 300 sinh
viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội là sinh viên năm nhất thuộc các khoa
trong trường và phương pháp phỏng vấn sâu một số sinh viên các khoa đặc
trưng về nghệ thuật như: Khoa Nghệ Thuật, Khoa Giáo dục Mầm non, Khoa
Sư phạm Ngữ văn. Phiếu điều tra có 26 câu hỏi, bao gồm cả những câu hỏi trắc
nghiệm và câu hỏi mở về thị hiếu thẩm mỹ nói chung, về thị hiếu thẩm mỹ của
sinh viên trên các lĩnh vực thời trang, văn chương, âm nhạc, điện ảnh cũng như
thái độ của sinh viên đối với các hiện tượng thẩm mỹ. Mỗi câu hỏi có thể lựa
chọn nhiều phương án trả lời bởi vì thị hiếu thẩm mỹ của mỗi sinh viên đều rất
đa dạng, không thể gói gọn trong một, hai phương án. Vì vậy qua việc lựa chọn
đa phương án, tôi muốn trong chừng mực nào đó phản ánh phần nào thực trạng
thị hiếu thẩm mỹ của sinh viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội hiện nay.
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội là một trung tâm đào tạo đại học, sau đại học,
nghiên cứu và ứng dụng khoa học giáo dục và đa ngành chất lượng cao, là một
trong các trường đại học trọng điểm trong hệ thống giáo dục đại học Việt Nam.
25


×