Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Thực trạng nguồn vốn đầu tư gián tiếp tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (122.83 KB, 4 trang )

I)

Thực trạng nguồn vốn đầu tư gián tiếp tại Việt Nam

Trên thế giới, nguồn vốn đầu tư nước ngoài ngày càng giữ vai trò quan trọng đối với sự phát
triển của mỗi quốc gia. Nguồn vốn này bao gồm đầu tư trực tiếp (FDI) và đầu tư gián tiếp (FII).
Trong khi nguồn vốn FDI có vai trò trực tiếp thúc đẩy sản xuất, thì FII lại có tác động kích thích
thị trường tài chính phát triển theo hướng nâng cao hiệu quả hoạt động, mở rộng quy mô và tăng
tính minh bạch, tạo điều kiện cho doanh nghiệp trong nước dễ dàng tiếp cận với nguồn vốn mới;
nâng cao vai trò quản lý nhà nước và chất lượng quản trị doanh nghiệp, có tác động thúc đẩy
mạnh mẽ các mối quan hệ kinh tế.
Đối với Việt Nam, thu hút nguồn vốn FII mang một ý nghĩa rất quan trọng. Để thực hiện thành
công sự nghiệp CNH-HĐH đất nước, Việt Nam cần một lượng vốn đầu tư rất lớn để xây dựng,
từng bước hoàn thiện kết cấu hạ tầng kinh tế và hạ tầng xã hội. Hơn nữa, FII có thể giúp vốn cho
doanh nghiệp trong nước, giúp doanh nghiệp tăng trưởng và nâng cao năng lực cạnh tranh, do
vậy FII rất quan trọng đối với các doanh nghiệp trong nước đang thiếu vốn.
Tuy nhiên, dòng vốn FII cũng tiềm ẩn những rủi ro hơn so với các kênh huy động vốn từ nước
ngoài khác. Do vậy, thúc đẩy thu hút FII ổn định, tương xứng với tiềm năng, góp phần tạo động
lực phát triển thị trường vốn, nâng cao năng lực quản trị của nhà doanh nghiệp và nền kinh tế
Việt Nam thời kỳ hậu WTO là vấn đề cần được quan tâm.
1.

Dòng vốn FII thông qua các quỹ đầu tư

Kênh thu hút vốn này được coi là kênh mở đầu cho thời kỳ tiếp nhận nguồn vốn FII đối
với toàn bộ nền kinh tế Việt Nam. Mặc dù đã trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm khi xét trên
góc độ quy mô vốn đầu tư, nhưng kênh dẫn vốn này vẫn đang chứng tỏ là một trong những
kênh huy động vốn dài hạn quan trọng cho nền kinh tế. Đặc biệt, trong bối cảnh Việt Nam
đang đẩy mạnh quá trình tái cấu trúc nền kinh tế, trong đó có tái cấu trúc TTCK, theo đó
hành lang pháp lý cho các loại hình quỹ đầu tư đa dạng đang từng bước được hoàn thiện để
thu hút sự tham gia nhiều hơn của loại hình nhà đầu tư có tổ chức trên TTCK.


- Giai đoạn 1991 - 2005 (trước khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới -

WTO). Mặc dù đây là giai đoạn nguồn vốn FII vào Việt Nam phải chứng kiến nhiều sự biến
động nhất, nhưng cũng là giai đoạn đã góp phần tạo tiền đề cho lộ trình thu hút nguồn vốn
FII ổn định và quy mô lớn hơn cho suốt những giai đoạn sau đó.
Năm 1997, mặc dù so với các nước khác trong khu vực, ảnh hưởng của cuộc khủng
hoảng tài chính châu Á tới nền kinh tế Việt Nam ít nặng nề hơn nhưng nguồn vốn FII không
vì thế mà khả quan hơn. Hoạt động đầu tư thua lỗ, khiến các quỹ đẩy mạnh cắt giảm quy
mô, 5 trong số 7 quỹ đã rút khỏi Việt Nam, 2 quỹ còn lại thu hẹp 90% quy mô, trong đó chỉ
còn duy nhất Quỹ Vietnam Enterprise Investment Fund duy trì hoạt động. Thêm vào đó,
trong thời gian này, số lượng doanh nghiệp cổ phần hóa rất ít, cả nước chỉ có 38 doanh


nghiệp tư nhân được thành lập, 128 doanh nghiệp nhà nước được cổ phần hóa. Những điều
này đã phần nào làm giảm mức độ thu hút của thị trường Việt Nam đối với nhà ĐTNN. Do
đó, từ năm 1997 cho đến hết năm 2002, không có bất kỳ quỹ đầu tư mới nào ở Việt Nam ra
đời.
Từ năm 2003 tới năm 2005, dòng vốn FII bắt đầu quay trở lại TTCK Việt Nam với 13
quỹ mới được thành lập có tổng quy mô vốn đạt 908 triệu USD. Đây là kết quả của sự ra đời
và phát triển của Sở Giao dịch Chứng khoán (SGDCK) Tp. Hồ Chí Minh (2000) và SGDCK
Hà Nội (2005) cùng với hành lang pháp lý được điều chỉnh theo hướng khuyến khích và tạo
điều kiện cho các nhà ĐTNN tham gia TTCK Việt Nam, đơn cử như việc điều chỉnh tỷ lệ
nắm giữ của nhà ĐTNN, từ mức 20% lên mức 30% (2003) sau đó lên mức 49%, đã tạo môi
trường đầu tư rộng mở hơn cho các nhà ĐTNN.
-

Giai đoạn từ 2006 (Việt Nam gia nhập WTO) đến nay. Với tốc độ tăng trưởng kinh tế
những năm 2006, 2007 đạt mức bình quân 7,5%/năm, Tổ chức xếp hạng tín nhiệm Moody’s
đã nâng mức xếp hạng tín nhiệm quốc gia Việt Nam từ mức B3 lên B1. Việc gia nhập WTO
vào năm 2006 cùng với sự tăng trưởng nhanh chóng của TTCK đã giúp Việt Nam thu hút

được đông đảo nhà ĐTNN. Tính tới thời điểm cuối năm 2006, lượng vốn FII tăng lên tới 2
tỷ USD, cao hơn tất cả giai đoạn trước đó cộng lại. Giao dịch của các quỹ đầu tư thời kỳ này
chiếm khoảng 60% tổng giao dịch toàn thị trường, có vai trò dẫn dắt giao dịch của cả thị
trường.
Năm 2011, hai quỹ FTSE Vietnam Index ETF, Market Vectors Vietnam ETF) đã góp phần
huy động lên tới 150 triệu USD vốn ĐTNN vào thị trường Việt Nam, nhưng năm 2012 giảm
xuống còn hơn 80 triệu USD (FTSE Vietnam ETF thu hút 28,5 triệu USD và Market Vectors
Vietnam ETF thu hút được 52,24 triệu USD). Trong hai năm 2013 – 2014, nhà ĐTNN có
động thái rút vốn tại các quỹ này, tuy nhiên quy mô rút vốn không lớn. Tính bình quân cả
năm thì hai quỹ ETF trên vẫn duy trì trạng thái vào ròng, trong đó tính riêng năm 2013, quỹ
Market Vectors Vietnam ETF đã tiếp nhận tổng cộng 66,88 triệu USD vốn ĐTNN, con số
này tiếp tục tăng trong quý I/2014, đạt 83,37 triệu USD. Có thể nói, các quỹ ETF nước
ngoài đã có những đóng góp tích cực trong việc cải thiện thanh khoản TTCK trong thời gian
qua và duy trì triển vọng khả quan từ nguồn vốn của các nhà ĐTNN đối với TTCK Việt
Nam kể cả ở những thời điểm thị trường được đánh giá là khó khăn như giai đoạn 2010 2012.
2.

Dòng vốn FII thông qua các hoạt động giao dịch chứng khoán

Dữ liệu thống kê từ Ngân hàng Thế giới (WB) cho thấy, cơ cấu nguồn vốn FII vào Việt
Nam thời gian qua, xét theo loại chứng khoán đầu tư, tập trung chủ yếu ở mảng giao dịch cổ
phiếu. Đối với mảng đầu tư trái phiếu, dòng vốn ĐTNN vào ròng nhiều nhất vào hai năm


2005, 2010 với giá trị lần lượt đạt 709,37 và 981,29 triệu USD. Kết quả khả quan này có sự
đóng góp lớn từ giá trị vốn FII mà Việt Nam thu hút được thông qua thị trường phát hành,
cụ thể là hai đợt phát hành thành công trái phiếu chính phủ quốc tế vào hai năm này, với quy
mô vốn huy động được lần lượt là 750 triệu USD và 1.000 triệu USD.
Trong khi đó, quy mô vốn cổ phiếu duy trì trạng thái ròng dương (vào ròng) ở mức tương
đối cao trong suốt thời gian qua, và bộ phận chủ yếu của quy mô vốn cổ phiếu này là thông

qua nguồn vốn của nhà ĐTNN đầu tư vào thị trường giao dịch thứ cấp.
Duy nhất năm 2008, do ảnh hưởng mạnh mẽ của cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu, giá trị
cổ phiếu trên TTCK sụt giảm mạnh, lượng FII vào thị trường Việt Nam giảm mạnh, trong
khi lượng vốn của nhà ĐTNN rút ra khỏi TTCK Việt Nam lớn khiến cho dòng vốn FII năm
2008 ở trạng thái ra ròng. Năm 2009, lượng vốn FII tiếp tục giảm sâu xuống 71 triệu USD,
tuy nhiên áp lực thoái vốn đã giảm đi nên nguồn vốn này duy trì mức vào ròng giá trị thấp
(128 triệu USD). Đến năm 2010, cùng với dấu hiệu phục hồi của nền kinh tế thế giới, lượng
vốn FII vào TTCK Việt Nam tăng mạnh. Năm 2012, nhà ĐTNN đã mua ròng gần 4.600 tỷ
đồng trên cả hai SGDCK Hà Nội và Tp. HCM, giá trị mua ròng tăng gần gấp 3 lần so với
năm 2011 đã góp phần làm gia tăng quy mô vốn cổ phiếu trong năm 2012 lên mức gần 1.900
triệu USD.
Tính tới cuối năm 2013, lượng vốn FII không có biến chuyển lớn với tổng quy mô vốn cổ
phiếu duy trì ròng hơn 1.800 triệu USD, thấp hơn giá trị năm 2012, trong đó tính riêng giá
trị giao dịch trên hai SGDCK, nhà ĐTNN đã mua ròng khoảng 315 triệu USD (gần 6.650 tỷ
đồng).
Ngoài quy mô vốn đầu tư, thì số lượng nhà ĐTNN tham gia đầu tư vào TTCK Việt Nam
cũng không ngừng gia tăng (Hình 2), đặc biệt tăng mạnh trong giai đoạn năm 2006 - 2007
cùng với sự bùng nổ của TTCK Việt Nam và tăng trưởng kinh tế. Điều này đã góp phần đa
dạng hóa cơ cấu nhà đầu tư trên TTCK Việt Nam, đặc biệt là nhà đầu tư có tổ chức, bên
cạnh việc đóng góp vào cải thiện thanh khoản thị trường giao dịch thứ cấp.
3.

Đánh giá chung

Nhìn chung, nguồn vốn FII trên TTCK Việt Nam mặc dù có những sự biến động tăng,
giảm nhất định qua thời gian, nhưng dòng vốn này luôn duy trì trạng thái vào ròng (Hình 3),
đóng góp đáng kể vào nguồn vốn dài hạn cho nền kinh tế bên cạnh nguồn vốn FDI (Hình 4).
Thêm vào đó, so với các quốc gia khác trong khu vực, Việt Nam vẫn đang là quốc gia có
mức độ thu hút vốn FII rất thấp (Hình 5 và 6), chưa kể đến việc quy mô vốn FII vẫn chưa



tương xứng với tiềm năng và nhu cầu thực tiễn đang đặt ra đối với nền kinh tế và TTCK
Việt Nam.
Thực trạng này bắt nguồn từ một số nguyên nhân như:
1. Chất lượng hàng hóa trên TTCK chưa cao
2. Hành lang pháp lý chưa hoàn thiện, đầy đủ, chưa khuyến khích nhà ĐTNN (như

quy định về công bố thông tin, quy định về giới hạn tỷ lệ sở hữu - “room” áp dụng
cho nhà ĐTNN, các văn bản pháp lý điều chỉnh hoạt động của các quỹ đầu tư còn
chưa đầy đủ, đặc biệt là các quỹ ETF, Quỹ hưu trí, Quỹ REITs…);
3. Quy mô thị trường còn nhỏ, mức độ đa dạng hàng hóa thấp;
4. Chưa có các sản phẩm phái sinh, sản phẩm cấu trúc (Hợp đồng quyền chọn, hợp
đồng tương lai, hợp đồng kỳ hạn…) giúp nhà ĐTNN bảo hiểm rủi ro đầu tư, dẫn
đến nhà đầu tư rút vốn ồ ạt khỏi thị trường như thời điểm năm 2008 (Hình 5)…
Do đó, để đẩy mạnh thu hút nguồn vốn FII trên TTCK trong thời gian tới, cần phải xem
xét và giải quyết triệt để các vấn đề tồn tại ở trên nhằm tạo ra một điểm đến đầu tư hấp dẫn
đối với các nhà ĐTNN.



×