Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ CỦA VIỆT NAM QUA CÔNG CỤ NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC THAM GIA OMO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (103.74 KB, 13 trang )

CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ CỦA VIỆT NAM QUA
CÔNG CỤ NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC THAM GIA
OMO
I.ĐẶT VẤN ĐỀ

Chính sách tiền tệ là một trong những chính sách kinh tế vĩ mô quan
trọng trong quá trình điều hành các hoạt động của nền kinh tế. Tuy nhiên,
chính sách tiền tệ thực sự có ý nghĩa và thể hiện đúng vai trò vị trí của mình
hay không lại phụ thuộc vào quá trình sử dụng các công cụ để thực thi chính
sách tiền tệ của ngân hàng trung ương. Để thực hiện vai trò và trách nhiệm
của mình Ngân hàng Nhà Nước đã sử dụng các công cụ tái cấp vốn, lãi suất,
tỷ giá hối đoái, dự trữ bắt buộc, nghiệp vụ thị trường mở.
Sau một thòi gian dài chuẩn bị về hành lang pháp lý,trang thiết bị, nhân
lực,.. nghiệp vụ thị trường OMO đã được Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam
chính thức khai chương vào ngày 12/7/2000. Trải qua hơn 14 năm hoạt
động, nghiệp vụ thị trường OMO đã được thực hiện an toàn, đã góp phần
vào việc điều tiết và kiểm soát lượng tiền cung ứng của Ngân hàng Nhà
nước. Tuy nhiên cũng như các công cụ tiền tệ khác của Ngân hàng Nhà
nước, nghiệp vụ thị trường mở đã bộc lộ những hạn chế nhất định. Đó là, số
lượng các tổ chức tín dụng tham gia ít, doanh số giao dịch nhỏ, hàng hóa
giao dịch chưa nhiều, các quy định về quy trình, xử lý thông tin còn chưa
hoàn thiện. Vì vậy, nhu cầu đổi mới và hoàn thiện công cụ nghiệp vụ thị
trường mở là hết sức cấp bách và cần thiết.
II. NỘI DUNG
1. Cơ chế tác động của thị trường mở
Thông qua hoạt động mua, bán các giấy tờ có giá trên thị trường mở,
Ngân hàng trung ương đã tác động trực tiếp đến các mức lãi suất trên
thị trường, từ đó tác động trực tiếp đến các mục tiêu của chính sách
tiền tệ cả về mặt giá và mặt lượng.
a. Về mặt lượng – Tác động vào dự trữ của hệ thống ngân hàng
Hành vi mua, bán các chứng khoán trên thị trường mở của NHTW có ảnh


hưởng ngay lập tức đến tình trạng dự trữ của các Ngân hàng thương mại
(NHTM) thông qua ảnh hưởng đến tiền gửi của các Ngân hàng thương mại
tại NHTW, và tiền gửi khách hàng tại NHTM từ đó sẽ ảnh hưởng tới khả


năng cho vay của NHTM khi đó nó sẽ tác động đến hệ số nhân tiền và sẽ tác
động đến mức cung tiền. Bằng việc bán các chứng khoán, NHTW có thể
giảm bớt đi một khối lượng tiền dự trữ tương ứng (với điều kiện các nhân tố
khác không đổi) dù người mua là NHTM hay khách hàng của nó, số tiền
thanh toán cho lượng chứng khoán này được ghi nợ vào tài khoản của Ngân
hàng tại NHTW. Trong trường hợp người mua là khách hàng của NHTM thì
số tiền mua chứng khoán sẽ giảm số dư tiền gửi của khách hàng đó tại
NHTM. Sự giảm xuống của dự trữ sẽ làm giảm khả năng cho vay của hệ
thống Ngân hàng và vì thế giảm khối lượng tiền cung ứng. Hành vi mua
chứng khoán của NHTW sẽ có tác động ngược lại.
dự trữ ngân hàng ↓

NHTW bán tín phiếu kho bạc
năng cho vay của NHTM ↓

m ↓

khả

Ms ↓

b.Tác động về mặt giá ( tác động về mặt lãi suất)
Hoạt động mua bán trên thị trường mở của NHTW có ảnh hưởng gián
tiếp đến mức lãi suất thị trường thông qua hai con đường:
Thứ nhất, khi dự trữ của các Ngân hàng bị ảnh hưởng nó tác động đến

cung cầu vốn NHTW trên thị trường tiền tệ liên Ngân hàng. Cung – cầu tiền
TW thay đổi sẽ dẫn đến lãi suất thị trường tiền NHTW thay đổi. Mức lãi
suất ngắn hạn này thông qua dự đoán của thị trường và các hoạt động
arbitrage về lãi suất sẽ truyền tác động của nó đến các mức lãi suất trung và
dài hạn trên thị trường tài chính. Tổng cầu của nền kinh tế và tốc độ tăng
trưởng kinh tế sẽ được quyết định tại một mức lãi suất được thị trường xác
định.
Thứ hai, việc mua chứng khoán sẽ làm ảnh hưởng ngay đến quan hệ
cung -cầu về các chứng khoán đó trên thị trường mở và do đó tác động đến
giá cả của nó. Khi chứng khoán thay đổi, tỷ lệ sinh lời của nó cũng thay đổi.
Nếu đó là những chứng khoán có giá chiếm tỷ trọng lớn trong giao dịch thì


sự thay đổi tỷ lệ sinh lời của nó sẽ tác động trở lại đến lãi suất thị trường,
tổng cầu AD và sản lượng.
+ Cơ chế tác động qua lãi suất khi NHTW bán tín phiếu kho bạc
giá TPKB ↓

Bán TPKB

lãi suất thị trường

NHTW bán TPKB

Dự trữ ↓

Đầu tư↓

Cung vốn NHTW↓


Ls ngắn hạn↓

Ls thị trường↓

+ Cơ chế tác động qua giá chứng khoán
Mua chứng khoán
Giá chứng khoán

Lượng chứng khoán trên thị trường ↓

Lãi suất chứng khoán ↓

Đầu tư

AD

2.Hàng hoá của nghiệp vụ thị trường mở.
a. Tín phiếu kho bạc.(TB)
Tín phiếu kho bạc là giấy nhận nợ do chính phủ phát hành để bù đắp thiếu
hụt tạm thời trong năm tài chính. Thời hạn của tín phiếu thông thường là
dưới 12 tháng. Đây là công cụ chủ yếu của Nghiệp vụ thị trường mở của hầu
hết NHTW các nước vì:
-Tín phiếu kho bạc có tính thanh khoản cao.
-Được phát hành định kỳ với khối lượng lớn và vì thế có thể thoả mãn
nhu cầu can thiệp của NHTW với liều lượng khác nhau.


Bộ tài chính là người có vai trò quan trọng trong việc xác định khối lượng
phát hành, thanh toán lãi và gốc của tín phiếu. Tín phiếu kho bạc được phát
hành hàng tuần để chi trả các khoản nợ ngắn hạn của chính phủ.

Vì vậy, khối lượng tín phiếu này thay đổi tuỳ theo nhu cầu vay mượn của
chính phủ và sự hạn chế tốc độ tăng trưởng của các nhà chức trách tiền tệ.
a. Chứng chỉ tiền gửi. (CD).
Chứng chỉ tiền gửi là giấy nhận nợ của Ngân hàng hay các định chế tài chính
phi ngân hàng, xác nhận món tiền đã được gửi vào ngân hàng trong một thời
gian nhất định với một mức lãi suất định trước. Thời hạn của chứng chỉ tiền
gửi thường là ngắn hạn. Sự ra đời của chứng chỉ tiền gửi đánh dấu sự thay
đổi căn bản trong cơ chế quản lý ngân hàng: Chuyển từ quản lý tài sản nợ
sang quản lý tài sản có vì nó cung cấp một hình thức huy động vốn chủ động
cho ngân hàng thay vì phải phụ thuộc vào người gửi tiền. Tình ưu việt của
chứng chỉ tiền gửi chính là bảo đảm sự lưu thông của nó và do đó nó được
sử dụng như là hàng hoá phổ biến cho Nghiệp vụ thị trường mở.
b. Thương phiếu. (CP).
Thương phiếu là chứng chỉ có giá ghi nhận lệnh yêu cầu thanh toán hoặc
cam kết thanh toán không điều kiện một số tiền xác định trong một thời
gian nhất định. Đây là giấy nhận nợ được phát hành bởi các doanh nghiệp
nhằm bổ xung vốn ngắn hạn. Thương phiếu là tài sản có đối với người sở
hữu và là tài sản nợ đối với người phát hành thương phiếu. Cơ chế bảo lãnh
của ngân hàng làm cho thương phiếu có tính chuyển nhượng cao và vì thế
được chấp nhận dễ dàng trong thanh toán. Việc mua bán thương phiếu của
NHTW sẽ ảnh hưởng mạnh đến dự trữ của các ngân hàng hoặc tiền gửi của
các khách hàng tại NHTM.
c. Trái phiếu chính phủ.


Trái phiếu chính phủ là chứng khoán nợ dài hạn được Nhà nước phát hành
nhằm bù đắp thiếu hụt ngân sách nhà nước. Mặc dù là dài hạn nhưng trái
phiếu chính phủ được sử dụng phổ biến trong Nghiệp vụ thị trường mở bởi
tính an toàn, khối lượng phát hành, tính ổn định trong phát hành và khả năng
tác động trực tiếp đến giá cả trái phiếu kho bạc trên thị trường tài chính.

d. Trái phiếu chính quyền điạ phương.
Tương tự như trái phiếu chính phủ, những trái phiếu chính quyền địa
phương khác về thời hạn và các điều kiện ưu đãi liên quan đến trái phiếu.
Thông thường người sở hữu trái phiếu chính quyền địa phương được hưởng
ưu đãi về thuế thu nhập từ trái phiếu.
e. Các hợp đồng mua lại.
Đây là những món vay ngắn hạn, trong đó tín phiếu kho bạc được sử dụng
làm vật đảm bảo cho tài sản có mà người cho vay nhận được nếu người đi
vay không thanh toán nợ.
Hàng hoá trên thị trường mở ngày càng có xu hướng đa dạng hoá, điều này
phụ thuộc vào:
Một là, do cạnh tranh trên thị trường tài chính ngày càng trở nên gay gắt, đặc
biệt là dưới ảnh hưởng của xu thế toàn cầu hoá các hoạt động tài chính và sự
xuất hiện nhiều tổ chức cung cấp tài chính mới. Điều này đòi hỏi các tổ chức
tài chính phải tìm kiếm các công cụ mới thoả mãn nhu cầu thu hút vốn về
các mặt: Thời hạn, mức độ rủi ro, mức sinh lời, cách thức thanh toán nợ. Xu
hướng này sẽ có ảnh hưởng đến sự thay đổi cơ cấu hàng hoá trên thị trường
mở.
3..SỬ DỤNG NGHIỆP VỤ THỊ TRƯỜNG MỞ CÙNG VỚI CÁC
CÔNG CỤ CỦA CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ.


Để Chính sách tiền tệ có hiệu qủa cao thì NHTW phối hợp với các công
cụ Chính sách tiền tệ hợp lý NV thị trường mở là một công cụ Chính sách
tiền tệ ra đời muộn hơn so với các công cụ khác. Tuy nhiên NV thị trường
mở lại là một công cụ hết sức linh hoạt và hiệu quả. Ưu điểm của việc sử
dụng thị trường mở trong việc điều hành Chính sách tiền tệ là:
Nghiệp vụ thị trường mở phát sinh theo ý tưởng chủ đạo của NHTW,
trong đó NHTW hoàn toàn chủ động kiểm soát được khối lượng giao dịch.
Tuy nhiên việc kiểm soát này là gián tiếp, không nhận được. Ví dụ trong

nghịêp vụ chiết khấu, NHTW có thể khuyến khích hoặc không khuyến khích
các NHTM, chỉ thông báo lãi suất chiết khấu mà không kiểm soát trực tiệp
khối lượng cho vay chiết khấu.
Nghiệp vụ thị trường mở vừa linh hoạt vừa chính xác, có thể sử dụng ở
bất kỳ quy mô nào. Khi có yêu cầu thay đổi về dự trữ hoặc cơ sở tiền tệ, dù
ở mức nhỏ nào đi nữa, Nghiệp vụ thị trường mở cũng có thể đạt đựơc bằng
cách mua hoặc bán một lượng nhỏ chứng khoán. Ngược lại, nếu có yêu cầu
thay đổi dự trữ hoặc cơ sở tiền tệ ở quy mô lớn, NHTW cũng có đủ khả năng
thực hiện đựơc thông qua việc mua hoặc bán một khối lượng lớn tương ứng
các chứng khoán.
Nghiệp vụ thị trường mở dễ dàng đảo chiều. Nếu NHTW có mắc phải sai
sót nào đó trong quá trình thưc hiện Nghiệp vụ thị trường mở thì có thể ngay
tức khắc sửa chữa sai sót đó. Ví dụ: Khi NHTW nhận thấy rằng, lãi suất trên
thị trường tiền tệ (lãi suất ngắn hạn) hiện đang quá thấp do vừa qua NHTW
đã thực hiện việc mua quá nhiều trên thị trường mở, thì có thể sửa chữa nó
bằng cách bán ngay các giấy tờ có giá cho các Ngân hàng.
Nghiệp vụ thị trường mở có tính an toàn cao: Giao dịch trên thị trường
mở hầu như không gặp rủi ro, đối với cả NHTW và NHTM, bởi vì cơ sở bảo


đảm cho các giao dịch trên thị trường mở đều là những giấy tờ có giá, có
tính thanh toán cao, không có rủi ro tài chính.
Nghiệp vụ thị trường mở có thể thực hiện một cách nhanh chóng không
vấp phải sự chậm chễ của các thủ tục hành chính. Khi NHTW quyết định
muốn thay đổi dự trữ hoặc cơ sở tiền tệ, NHTW chỉ cần đưa ra yêu cầu cho
các nhà giao dịch chứng khoán trên thị trường tiền tệ, và sau đó việc mua
bán sẽ được thực thi ngay.
4. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THỊ TRƯỜNG MỞ Ở VIỆT NAM
TRONG NHỮNG NĂM QUA.


Nghiệp vụ thị trường mở bắt đầu vận hành vào 12/7/2000 ghi nhận
việc chuyển điều hành Chính sách tiền tệ từ công cụ trực tiếp sang cácc ông
cụ gián tiếp của Ngân hàng nhà nước Việt Nam. Quy chế hoạt động của
Nghiệp vụ thị trường mở được ban hành theo quyết định số 85/2000/QĐ NHNN14 ngày 9/3/2000. Trong thời gian qua, ban điều hành Nghiệp vụ thị
trường mở đã có những chỉ đạo sát sao đối với hoạt động của thị trường do
đó đã khăc phục phần nào khó khăn trong thời gian đầu vận hành.
Sau hơn 1 năm hoạt động, tính đến cuối năm 2002, thị trường mở đã
có 22 thành viên, trong đó có 4 NHTM quốc doanh, 10 NHTM cổ phần, 5
chi nhánh ngân hàng nước ngoài, 1 ngân hàng liên doanh, Quỹ tín dụng TW
và 1 công ty tài chính. Trong số 22 thành viên nói trên thì chủ yếu có 4
NHTM quốc doanh thường xuyên giao dịch, do các ngân hàng này nắm hơn
70% lượng hàng hoá chính thức đủ điều kiện giao dịch trên thị trường mở .
Cho đến nay, Nghiệp vụ thị trường mở đã được thực hiện an toàn,
đúng quy định, việc điều hành Nghiệp vụ thị trường mở của NHNN đã phù
hợp với mục tiêu chính sách tiền tệ bám sát diễn biến của nền kinh tế thị
trường và phần nào điều chỉnh vốn khả dụng của các tổ chức tín dụng, thu
hút khi thừa vốn và bơm thêm khi thiếu vốn. Trong thời gian đầu vận hành,


bình quân 10 ngày Ngân hàng nhà nước tổ chức 1 phiên giao dịch thị trường
mở và chủ yếu áp dụng phương thức đấu thầu lãi suất chỉ có duy nhất 4
phiên đầu tiên áp dụng phương thức đấu thầu khối lượng. Lãi suất đăng ký
giao động trong khoảng 4,00%/năm đến 5,58%/ năm.
Trong tháng 8/2000 do lượng vốn khả dụng của các tổ chức tín dụng
có xu hướn dư thừa nên NHNN đã tiến hành bán tín phiếu NHNN nhằm thr
hút số vốn này đồng thời tạo thêm hàng hoá cho thị trường mở. Trong 3
phiên liên tiếp của tháng 8/2000, NHNN đã bán hẳn 550 tỷ đồng, đạt kết quả
100% so với dự kiến. Từ tháng 9 đến cuối tháng 12/2002, do có sự hạn chế
của NHNN ở cửa sổ chiết khấu và nhu cầu tín dụng đồng Việt Nam tăng
dần dẫn đến khan hiếm vốn khả dụng trong các tổ chức tín dụng, NHNN đã

sử dụng giao dịch đảo chiều mua giấy tờ có giá trong 14 phiên liên tiếp với
doanh số 1353,5 tỷ đồng.
Đầu năm 2001, ban điều hành Nghiệp vụ thị trường mở quyết định
tiến hành giao dịch thường xuyên hàng tuần vào ngày thứ tư, từ đó giúp cho
các thành viên chủ động theo dõi, nắm bắt kịp thời thông tin về thị trường.
Từ 1/10/2001 đến 15/2/2001, lượng vốn khả dụng tiếp tục thiếu hụt do nhu
cầu tiền mặt tăng NHNN tiến hành mua vào giấy tờ có giá, chủ yếu là mua
kỳ hạn. Từ 21/2 đến 14/3/2001, lượng vốn khả dụng có biểu hiện dư thừa,
NHNN thực hiện bán hẳn giấy tờ có giá đạt 470 tỷ đồng. Từ 21/3 đến
30/5/2001, do nhu cầu vốn khả dụng tăng, NHNN đã thực hiện mua có kỳ
hạn giấy tờ có giá với tổng giả trị đạt 745 tỷ đồng. Qua những diễn biến của
thị trường mở trong năm 2001 ta thấy hoạt động của Nghiệp vụ thị trường
mở được thực hiện tương đối linh hoạt đã đáp ứng phần nào nhu cầu về vốn
khả dụng, cũng như giải quyết được 1 phần lượng vốn khả dụng dư thừa của
các tổ chức tín dụng trong 1 số thời kỳ, từ đó góp phần thực hiện các mục
tiêu mà NHNN đặt ra, ổn định thị trường tiền tệ và hoạt động ngân hàng.


Trong năm 2002, tính đến ngày 5/9, Ngân hàng nhà nước đã tổ chức
52 phiên giao dịch. Tháng 5/2002, thị trường mở đã được tăng từ 1 phiên /
tuần lên 2 phiên / tuần vào ngày thứ ba và thứ năm. Trong 52 phiên giao
dịch có 9 phiên thực hiện bán hẳn, với tổng khối lượng trúng thầu là 900 tỷ
đồng. Trong 43 phiên giao dịch mua, có 20 phiên không có tổ chức tín
dụng(TCTD ) nào trúng thầu. Tổng khối lượng trúng thầu của các phiên giao
dịch mua có kỳ hạn từ đầu năm đến 5/9/2002 là 5771,53 tỷ đồng.
Trong tháng 9/2002 thời gian thanh toán các phiên giao dịch thị
trường mở được rút xuống từ thực hiện 1 ngày sau đấu thầu xuống thực hiện
trong ngày đấu thầu. Trong năm 2002, doanh số giao dịch Nghiệp vụ thị
trường mở tăng mạnh so với 2001, doanh số mua đạt trên 7200 tỷ đồng bằng
khoảng 218% tổng doanh số mua của cả năm 2001, doanh số bán đạt 1700

tỷ đồng bằng khoảng 274% doanh số bán năm 2001.
Như vậy kể từ khi khai trương đến ngày 5/9/2002, NHNN đã tổ chức
được 118 phiên giao dịch thị trường mở, với tổng khối lượng trúng thầu đạt
7671,53 tỷ đồng với tất cả các hình thức giao dịch của thị trường mở như:
bán hắn, bán có kỳ hạn, mua hẳn , mua có kỳ hạn.
Hoạt động thị trường mở trong thời gian qua đã đạt được những kết
qủa sau:
Một là, đã góp phần củng cố thêm vị thế, vai trò quản lý của NHNN
trong nền kinh tế thị trường, phù hợp với xu hướng hội nhập và toàn cầu
hoá.
Hai là, hoạt động của Nghiệp vụ thị trường mở được thực hiện tương đối
linh hoạt, góp phần thực hiện các mục tiêu NHNN đặt ra, ổn định thị trường
tiền tệ và hoạt động NH. Đặc biệt với việc cung ứng vốn qua Nghiệp vụ thị
trường mở, đã góp phần thực hiện chủ trương kích cầu của chính phủ, thúc
đẩy sản xuất, nâng cao sức mua của xã hội.


Ba là, việc hoàn thiện các văn bản pháp lý cho hoạt động Nghiệp vụ
thị trường mở phù hng Nghiệp vụ thị trường mở phù h hoạt động của thị
trường được thông suốt. Việc lắp đặt các trang thiết bị, thiết kế chương trình
phần mềm phục vụ cho hoạt động của Nghiệp vụ thị trường mở đã được
thực hiện khẩn trương, tạo điều kiện cho các giao dịch diễn ra trôi chảy,
đảm bảo đúng quy chế, quy trình an toàn.
Bốn là, công tác điều hành, tổ chức Nghiệp vụ thị trường mở luôn
thực hiện đúng quy định, anh toàn và đã dần bám sát được tình hình diễn
biến thị trường về vốn khả dụng và lãi suất.
Năm là, doanh số hoạt động không ngừng tăng lên, điều này thể hiện
tính ưu việt của thị trường mở trong việc sử dụng nguồn vốn của các tổ chức
tín dụng.
Sáu là,trong thời gian vừa qua, các thành viên tham gia và trúng thầu

chủ yếu là các NHTM quốc doanh, những lãi suất trúng thầu tại các phiên
giao dịch Nghiệp vụ thị trường mở đã phần nào phản ánh lãi suất trên thị
trường biến động lãi suất hình thành qua đấu thầu Nghiệp vụ thị trường mở
giữa các phiên đấu thầu ngày càng thu hẹp, thể hiện sự ổn định dần của thị
trường.
Bảy là, công tác thông tin, tuyên truyền, tập huấn về hoạt động
Nghiệp vụ thị trường mở NHNN về phổ biến Nghiệp vụ thị trường mở lên
các phương tiện thông tin đại chúng bước đầu đã có những chuyển động tốt.
Qua hơn 2 năm triển khai thực hiện, hoạt động Nghiệp vụ thị trường mở đã
đạt được các kết quả rất khả quan, tuy nhiên thị trường mở vẫn bộc lộ 1 số
hạn chế nhất định, đó là:
Thứ nhất, hoạt động Nghiệp vụ thị trường mở là một hoạt động hoàn
toàn mới nên 1 số TCTD vẫn còn nhiều bỡ ngỡ khi tham gia giao dịch.
Nghiệp vụ thị trường mở ra đời trong điều kiện nền kinh tế còn đang ở trình


độ phát triển thấp và chưa ổn định, thị trường tài chính và thị trường tiền tệ
chưa phát triển, môi trường hoạt động của các tổ chức tín dụng còn chứa
đựng nhiều rủi ro.
Thứ hai, hoạt động của thị trường mở chưa thực sự sôi động. Thể hiện trong
mỗi phiên giao dịch của thị trường mở chỉ có từ 1 đến 4 thành viên tham gia,
chiếm tỷ lệ thấp (15%) so với tổng số thành viên tham gia Nghiệp vụ thị
trường mở và chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng số tổ chức tín dụng. Các thành viên
tham gia thị trường mở chủ yếu là các NHTM NN. Nguyên nhân là do lượng
hàng hoá mà chủ yểu là tín phiếu kho bạc tập trung chủ yếu ở các NH này.
Các tổ chức tín dụng khác nhìn chung không có đủ điều kiện cạnh tranh tại
các phiên đấu thầu trên thị trường sơ cấp và thứ cấp. Do vậy trong các phiên
giao dịch của thị trường mở gần như không có một NHTM cổ phần nào
tham gia. Các ngân hàng TMCP ít tham gia thị trường sơ cấp đấu thầu tín
phiếu kho bạc vì ít có vốn nhàn rỗi hoặc vốn nhàn rỗi với thời hạn ngắn

trong khi đó thời hạn của tín phiếu kho bạc hiện nay chỉ duy nhất một loại
kỳ hạn 364 ngày. Đồng thời do lãi suất huy động vốn của các NH này
thường là cao hơn so với lãi suất huy động vốn của NHTM NN. Mặt khác
trong các phiên đấu thầu tín phiếu kho bạc là đấu thầu lãi suất với cơ chế Bộ
tài chính chỉ đạo lãi suất cho từng phiên đấu thầu, do vậy lãi suất trúng thầu
trong các phiên chưa phản ánh lãi suất thị trường mà thường là thấp hơn lãi
suất thị trường. Trong khi các NHTM NN thường có vốn dư thừa, để kinh
doanh có hiệu quả các ngân hàng này chấp nhận cả mức lãi suất thấp của tín
phiếu, trái phiếu kho bạc còn cao hơn lãi suất tiền gửi tại NHNN. Tại thị
trường mua, bán tín phiếu, các tổ chức tín dụng đã nắm giữ tín phiếu, trái
phiếu kho bạc chỉ bán ra khi họ thiếu vốn khả dụng hoặc thấy có thể thu lại
lợi nhuận hơn là nắm giữ tín, trái phiếu.


Thứ ba, hàng hoá còn nghèo nàn không đa dạng về chủng loại và thời
hạn Luật NHNN quy định chỉ có các loại giấy tờ có giá ngắn hạn mới được
giao dịch trên thị trường mở , do vậy đã giới hạn phạm vi hoạt động của thị
trường mở . Cụ thể là sau 2 năm hoạt động của thị trường mở , NHNN đã
đưa vào thị trường mở chủ yếu là 2 công cụ: Tín phiếu kho bạc và tín phiếu
NHNN, kỳ hạn của các công cụ này đã được thay đổi trong phạm vi từ 60
ngày đến 364 ngày. Tuy vậy các công cụ khác như chứng chỉ tiền gửi,
thương phiếu, chấp phiếu ngân hàng vẫn chưa được đưa vào giao dịch trên
thị trường mở.
Thứ tư, các TCTD vẫn chưa quan tâm đúng mức đến công tác đào tạo
đội ngũ cán bộ nghiệp vụ trực tiếp, chuuyên sâu thực hiện Nghiệp vụ thị
trường mở. Việc đầu tư trang thiết bị, kỹ thuật phục vụ cho Nghiệp vụ thị
trường mở còn nhiều bất cập, mặt khác, do các TCTD hiện nay chỉ quan
tâm đến các nghiệp vụ kinh doanh truyền thống, chưa có thói quen kinh
doanh trên thị trường tiền tệ, điển hình là thông qua Nghiệp vụ thị trường
mở chẳng hạn khi thiếu vốn khả dụng, các TCTD lại mang tín phiếu đến

NHNN để xin chiết khấu, hoặc xin vay vốn bằng cầm cố thế chấp chúng mà
không mang chúng đến bán tại thị trường mở.
Thứ năm việc dự đoán chính xác sự biến động hàng ngày của cungcầu, vốn khả dụng còn gặp những khó khăn nhất định, ảnh hưởng đến mức
độ chính xác của dự báo, đặc biệt là chế độ thông tin phục vụ cho công tác
dự đoán, từ đó đã hạn chế đến chất lượng của việc dự đoán vốn khả dụng.

III. Kết luận


Nghiệp vụ thị trường mở của NHNNVN là hoạt động hoàn toàn mới
cả về lý luận và nội dung hoạt động đối với Việt Nam. Điều kiện phát huy
và vận hành Nghiệp vụ thị trường mở là điều không dễ dàng. Nghiệp vụ thị
trường mở là một trong các công cụ tái cấp vốn của NHNN và có thể nói nó
là một công cụ tái cấp vốn có hiệu quả nhất của Chính sách tiền tệ. Nghiệp
vụ thị trường mở là công cụ gián tiếp của Chính sách tiền tệ thông qua việc
mua, bán các giấy tờ có giá giữa NHNN và các chủ thể có liên quan nhằm
tác động trực tiếp đến lượng tiền cung ứng và gián tiếp tới lãi suất trên thị
trường vốn ngắn hạn. Để Nghiệp vụ thị trường mở thực sự phát huy hiệu quả
thì phải có các yếu tố cần thiết như số lượng và chất lượng các giấy tờ có
giá, các thành viên tham gia thị trường, cơ chế giao dịch, sự phối kết hợp
giữa các công cụ của Chính sách tiền tệ cũng như giữa các thị trường và các
tổ chức có liên quan.
Hiện nay việc áp dụng Nghiệp vụ thị trường mở trong việc điều hành chính
sách tiền tệ ở nước ta là hợp lý , phù hợp với sự phát triển kinh tế khi xu thế
hội nhập quốc tế và cạnh tranh ngày càng mạnh mẽ. Vì thị trường mở bước
đầu mới đi vào hoạt động nên nó chưa thực sự sôi động và cần phải có các
giải pháp hỗ trợ để nó trở thành công cụ đầy quyền lực của Chính sách tiền
tệ.




×