Tải bản đầy đủ (.doc) (38 trang)

MỘT SỐ BÀI HỌC KINH NGHIỆM TRONG THỰC HIỆN CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.39 MB, 38 trang )

i.

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Dự án Hỗ trợ Cải cách hành chính – VIE/02/016

MỘT SỐ BÀI HỌC KINH NGHIỆM TRONG THỰC HIỆN
CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH

HÀ NỘI - 2007


ii.

Mục lục
Các từ viết tắt
Lời nói đầu
Tóm tắt nội dung

i
ii
iii

1 Những vấn đề CCHC trong nông nghiệp và phát triển nông thôn.1
1.1 Bối cảnh......................................................................................... 1
1.2 Kế hoạch tổng thể CCHC..................................................................1
1.3 CCHC tại Bộ Nông nghiệp và PTNT....................................................2
1.4 Lợi ích và Kết quả............................................................................ 3
2 Những Bài học kinh nghiệm
5
2.1 Lập kế hoạch theo mục tiêu: Sử dụng các phương pháp tiếp cận theo
khung lôgíc................................................................................ 5


2.2 Thực hiện dự án – Nghiên cứu tình huống.......................................13
2.3 Cơ chế “một cửa” tại Bộ Nông nghiệp và PTNT................................16
2.4 ISO- Một công cụ tốt nhất trong quản lý chất lượng.........................22
3 Bài học kinh nghiệm

31


i.

Các từ viết tắt
Ban VSTBPN

Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ

BNV

Bộ Nội vụ

Bộ Nông nghiệp và
PTNT
BQLDA

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

CCHC

Cải cách hành chính

CNTT


Công nghệ thông tin

CP

Chính phủ Việt Nam

Đánh giá NCĐT

Đánh giá nhu cầu đào tạo

Hệ thống PMIS

Hệ thống thông tin quản lý nhân sự

HTKT

Hỗ trợ kỹ thuật

HVHCQG

Học viện Hành chính Quốc gia

ISO

Tổ chức Tiêu chuẩn Quốc tế

Nhà CCDVC

Nhà cung cấp dịch vụ công


QLNNL

Quản lý nguồn nhân lực

Sở Nông nghiệp và
PTNT
TOR

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

TTKNQG

Trung tâm Khuyến nông Quốc gia

UNDP

Chương trình Phát triển Liên hợp quốc

VKDA

Văn kiện dự án

VP Bộ

Văn phòng Bộ Nông nghiệp và PTNT

Vụ TCCB

Vụ Tổ chức cán bộ


Ban Quản lý dự án

Đề cương nhiệm vụ


ii

Lời nói đầu
Dự án Hỗ trợ Chương trình Cải cách hành chính tại Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn do Chính phủ Vương quốc Hà Lan, Chương trình Phát triển Liên hợp quốc
và Việt Nam đồng tài trợ, bắt đầu thực hiện từ năm 2001. Dự án nhằm mục tiêu hỗ trợ
sắp xếp lại cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và PTNT, cải cách quy chế hoạt động,
tăng cường năng lực đội ngũ cán bộ công chức, mở rộng ứng dụng công nghệ thông
tin và nâng cao năng lực chỉ đạo, điều hành thực hiện CCHC trong nông nghiệp và
phát triển nông thôn.
Cụ thể, trong 6 năm triển khai thực hiện, Dự án đã hỗ trợ xây dựng và thực hiện
Kế hoạch hành động CCHC, giai đoạn 2001 – 2005, sử dụng phương pháp lập kế
hoạch và quản lý dựa theo kết quả, tạo điều kiện cho công tác giám sát và chỉ đạo
thực hiện Kế hoạch hành động. Dự án còn góp phần hỗ trợ quá trình cải cách, đơn
giản hóa các thủ tục hành chính, chuẩn hóa các quy trình công việc và phương pháp
áp dụng Bản mô tả nhiệm vụ công chức nhằm xác định rõ trách nhiệm và trách nhiệm
giải trình; giới thiệu và đưa vào áp dụng Hệ thống thông tin quản lý nhân sự (PMIS);
thực hiện thí điểm Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000; triển
khai áp dụng cơ chế “một cửa” tại 7 Cục quản lý chuyên ngành thuộc Bộ Nông nghiệp
và PTNT; đa dạng hóa các hình thức ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ hệ thống
trao đổi thông tin hai chiều giữa Trung ương và các địa phương; các hệ thống báo cáo
trực tuyến; và thực hiện thí điểm xây dựng các Trung tâm thông tin kết nối mạng cấp
xã tại 13 xã trên địa bàn cả nước. Những thành tựu Dự án đạt được đã có tác động
mạnh mẽ đến hiệu quả quản lý nhà nước đối với ngành nông nghiệp và phát triển

nông thôn, nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ công cho người nông dân.
Dự án cũng đã thực hiện một số nghiên cứu nổi bật như Nghiên cứu về các vấn đề
và nhu cầu của các nhà cung cấp dịch vụ công, Nghiên cứu đưa ra các khuyến nghị
đổi mới quy trình ban hành và thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật liên quan
đến lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn, Nghiên cứu về các vấn đề giới trong
thực hiện CCHC tại Bộ Nông nghiệp và PTNT; Nghiên cứu về Hệ thống khuyến nông
Việt Nam, vv…Những nghiên cứu này đã tạo nền tảng quan trọng cho việc xây dựng
Kế hoạch hành động CCHC giai đoạn 2006-2010 của Bộ Nông nghiệp và PTNT.
Những kiến thức và kinh nghiệm có được từ những công cụ, mô hình và phương
pháp do Dự án thực hiện hoặc triển khai thí điểm sẽ được chia sẻ như những bài học
kinh nghiệm với hy vọng có thể nhân rộng đến các đơn vị trong và ngoài Bộ Nông
nghiệp và PTNT, góp phần tăng cường hiệu lực và hiệu quả của hệ thống hành chính,
đảm bảo sự phát triển bền vững của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn trong
tương lai.
Nhân dịp này, Văn phòng Chương trình phát triển Liên hợp quốc tại Hà Nội, Bộ
Nông nghiệp và PTNT xin chân thành cảm ơn Chính phủ Vương quốc Hà Lan, các cơ
quan Chính phủ đã thường xuyên quan tâm chỉ đạo, tạo điều kiện thuận lợi cho các
hoạt động của Dự án. Xin cảm ơn các cơ quan, đơn vị đối tác làm việc của Dự án đã
tham gia tích cực vào các hoạt động, góp phần quan trọng thực hiện thành công Dự
án trong những năm qua.

Jonas Lovkrona
Trợ lý Trưởng đại diện
Trưởng phòng Quản trị nhà nước
UNDP, Hà Nội

Bạch Quốc Khang
Chánh Văn phòng Bộ
Giám đốc Dự án VIE/02/016
Bộ Nông nghiệp và PTNT



iii

Tóm tắt nội dung
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giữ vai trò quan trọng trong sự nghiệp
phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam. Để vượt qua những thách thức hiện tại và
tương lai của ngành nông nghiệp, Việt Nam cần có một Bộ Nông nghiệp và PTNT cam
kết mạnh mẽ trong thực hiện CCHC, đáp ứng nhu cầu của những khách hàng quan
trọng nhất của Bộ - các hộ nông dân và dân nghèo nông thôn. Là một Bộ quản lý đa
ngành, Bộ Nông nghiệp và PTNT có 2 nhiệm vụ chính: thay mặt Chính phủ thực hiện
chức năng quản lý nhà nước toàn ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn; đồng
thời, Bộ Nông nghiệp và PTNT còn có chức năng đảm bảo việc cung cấp dịch vụ công
nhằm tạo thu nhập và xoá đói giảm nghèo trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.
Cải cách hành chính tại Bộ Nông nghiệp và PTNT trực tiếp hướng đến mục tiêu
phát triển kinh tế-xã hội trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn và do vậy gắn liền với
những mục tiêu quốc gia trong việc xoá đói giảm nghèo. Quá trình thực hiện CCHC của
Bộ Nông nghiệp và PTNT giai đoạn 2001-2005 được sự hỗ trợ của dự án tài trợ quốc
tế với mục tiêu chiến lược chính: “Bộ Nông nghiệp và PTNT có một nền hành chính
hiệu lực và hiệu quả”. Với sự hỗ trợ của dự án này, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã thực
hiện thí điểm hàng loạt các phương pháp tiếp cận mới. Kết quả của một số thí điểm
được lựa chọn đưa vào Bộ tài liệu này như một phần đóng góp của dự án vào các hoạt
động chia sẻ kinh nghiệm, nhằm đưa ra những ý tưởng và thu hút sự quan tâm của
các đối tượng trong lĩnh vực CCHC và các cơ quan hành chính khác nhau.
Bài học kinh nghiệm thứ nhất giới thiệu các phương pháp lập kế hoạch theo kết
quả hay còn gọi là lập kế hoạch theo Khung lô gíc. Bộ Nông nghiệp và PTNT đã thực
hiện thí điểm và hiện đang từng bước áp dụng phương pháp tiếp cận theo khung lô gíc
trong việc lập kế hoạch và thiết kế các quy trình công việc. Công cụ này đã thực sự
chứng tỏ tính hiệu quả cao. Lập kế hoạch theo khung lô gíc đã được áp dụng trong
việc xây dựng 2 Kế hoạch hành động CCHC (đến năm 2005 và 2010), Kế hoạch hành

động chống tham nhũng, Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và nhiều chương trình, dự
án khác.
Phương pháp lập kế hoạch theo kết quả cho chúng ta một công cụ giải quyết vấn
đề có sự tham gia, đảm bảo sự cam kết và đồng thuận của các bên. Lập kế hoạch
theo phương pháp này còn tạo cơ sở vững chắc cho các hệ thống giám sát, báo cáo
toàn diện và quá trình thực hiện dự án. Bộ tài liệu chia sẻ kinh nghiệm thực hiện dự án
dựa trên cách tiếp cận theo khung lô gíc mà Dự án hỗ trợ CCHC tại Bộ Nông nghiệp và
PTNT là một ví dụ điển hình.
Bộ Nông nghiệp và PTNT là một bộ quản lý đa ngành đầu tiên thực hiện thí điểm
cơ chế “một cửa”. Các phương pháp áp dụng và kinh nghiệm thực hiện thí điểm được
trình bày trong Bài học kinh nghiệm thứ hai. Mặc dù thời gian triển khai chưa dài, cơ
chế “một cửa” đã chứng tỏ tính ưu việt của nó. Kết quả sau hơn một năm thực hiện thí
điểm đã tạo tiền đề cho việc nhân rộng áp dụng cơ chế này đối với tất cả các đơn vị
hành chính trực thuộc Bộ trong những năm tới.
Việc thực hiện Hệ thống quản lý chất lượng đã được triển khai thí điểm tại Bộ
Nông nghiệp và PTNT. Kinh nghiệm thực hiện thí điểm được trình bày trong Bài học


iv
kinh nghiệm thứ ba. Mặc dù tính chất phức tạp và đòi hỏi nguồn lực lớn, Hệ thống
quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO đã chứng tỏ là một công cụ hiệu quả trong
việc sắp xếp hợp lý các quy trình công việc và xác định chức năng của các đơn vị và
công chức một cách rõ ràng hơn. Trong giai đoạn tới, Hệ thống quản lý chất lượng
theo tiêu chuẩn ISO sẽ được triển khai áp dụng tại các đơn vị khác thuộc Bộ.
Ngoài những bài học kinh nghiệm nêu trên, một số bài học kinh nghiệm đáng chú
ý khác được tổng kết trong các báo cáo kỹ thuật và tài liệu hoá kết quả dự án. Đó là
những kinh nghiệm về lồng ghép giới thể hiện trong một báo cáo chuyên đề hay
nghiên cứu về nhu cầu của khách hàng và các đối tượng hưởng lợi thể hiện trong Báo
cáo Nghiên cứu nhu cầu nông dân và Báo cáo Đánh giá tác động của một số chính
sách pháp luật trong ngành nông nghiệp.

Kết thúc giai đoạn CCHC 2001-2005, Dự án hỗ trợ CCHC tại Bộ được đánh giá là
thành công, mặc dù dự án đã tập trung hỗ trợ nội bộ Bộ thông qua việc cơ cấu lại tổ
chức và thể chế. Theo thiết kế ban đầu đã được Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT
thông qua, giai đoạn tiếp theo của dự án sẽ tập trung nỗ lực hỗ trợ trực tiếp hơn đến
nhu cầu của nông dân.


1

1

Những vấn đề CCHC trong nông nghiệp và phát
triển nông thôn

1.1

Bối cảnh

Việt Nam hiện vẫn là một nền kinh tế nông nghiệp chiếm ưu thế. Khoảng 75% số
dân (khoảng 60 triệu) trong tổng số trên 82 triệu dân sinh sống bằng nghề nông. Hơn
80% dân nghèo ở Việt Nam sống ở nông thôn.
Bộ Nông nghiệp và PTNT có một vai trò đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp phát
triển kinh tế xã hội của Việt Nam. Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội đặt ra chỉ tiêu
tăng trưởng hàng năm 4.5% trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp và giảm tỉ lệ đói
nghèo xuống 2% mỗi năm trong khu vực nông thôn. Kế hoạch phát triển kinh tế xã
hội thực hiện thông qua những lĩnh vực can thiệp đối với nguồn lực đầu vào và các kết
quả đầu ra.
Tầm quan trọng của quản lý nhà nước như một nhân tố đảm bảo các mục tiêu
phát triển kinh tế xã hội và xoá đói giảm nghèo đã được quốc tế thừa nhận. 1 Để vượt
qua những thách thức hiện tại và tương lai của ngành nông nghiệp, Việt Nam cần có

một Bộ Nông nghiệp và PTNT cam kết mạnh mẽ trong thực hiện CCHC nhằm đáp ứng
nhu cầu của những khách hàng quan trọng nhất của mình, đó là các hộ nông dân và
dân nghèo nông thôn.
Những thách thức đặt ra nhằm phát triển cân bằng kinh tế-xã hội sẽ còn lớn hơn
khi Việt Nam hội nhập vào nền kinh tế quốc tế. Người nông dân, đặc biệt là nông dân
nghèo sẽ là những người chịu ảnh hưởng trực tiếp và nhanh chóng nhất của quá trình
này. Những thay đổi đó đòi hỏi một Bộ Nông nghiệp và PTNT hoạt động hiệu quả, có
khả năng giúp nông dân Việt Nam tận dụng các cơ hội và sẵn sàng trước những thách
thức của quá trình toàn cầu hoá.
Là một bộ quản lý đa ngành, đa lĩnh vực, Bộ Nông nghiệp và PTNT có 2 chức năng
chính: thay mặt Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước trong ngành nông
nghiệp và phát triển nông thôn; đồng thời, Bộ Nông nghiệp và PTNT còn có chức năng
đảm bảo việc cung cấp dịch vụ công nhằm tạo thu nhập và xoá đói giảm nghèo trong
lĩnh vực nông nghiệp nông thôn. Thực hiện CCHC một cách liên tục, hệ thống và toàn
diện, đảm bảo hiệu lực và hiệu quả quản lý, được coi là hướng đi cần thiết trong việc
thực hiện chức năng nhiệm vụ của Bộ Nông nghiệp và PTNT.

1.2

Kế hoạch tổng thể CCHC

Đại hội Đảng lần thứ VI năm 1986 đã khởi xướng quá trình “đổi mới” với trọng
tâm cải cách nền kinh tế. Sau những cải cách kinh tế ban đầu, đổi mới nền kinh tế từ
kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đánh
giá những bài học kinh nghiệm rút ra đã cho thấy những yếu kém của nền hành chính
1

Cf. Tư liệu và tài liệu thống kê về quản lý nhà nước do Học viện Ngân hàng thế giới xuất bản. Địa chỉ:

www.worldbank.org/wbi/governance/data



2
ảnh hưởng tiêu cực đến các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội và khẳng định sự cần
thiết tiến hành CCHC một cách toàn diện.
Chương trình tổng thể CCHC nhà nước giai đoạn 2001-2010 được Thủ tướng Chính
phủ phê duyệt tại Quyết định số 136/TTg ngày 17 tháng 9 năm 2001.
Mục tiêu chung:
Phân tích chẩn đoán trong Chương trình tổng
“Tăng cường hiệu lực và hiệu quả hoạt
thể CCHC chỉ ra rằng: những thói quen và sự trì
động của Bộ Nông nghiệp và PTNT nhằm
trệ còn tồn lại dai dẳng từ nền hành chính tập
thực hiện tốt chức năng quản lý nhà
trung bao cấp đã ăn sâu vào nếp nghĩ, cách làm
nước trong ngành nông nghiệp và đổi
của đội ngũ cán bộ công chức, đặc biệt là những
mới nền hành chính nhằm phát triển
người được hưởng lợi từ nền hành chính cũ, sẽ
kinh tế-xã hội trong nông nghiệp nông
làm cản trở công cuộc CCHC và gây khó khăn
thôn Việt Nam.”.
trong việc thực hiện để có thể vượt qua những
ảnh hưởng và tồn tại của cơ chế cũ và điều chỉnh
thích nghi với cơ chế thị trường. Đồng thời, thực hiện CCHC ở Việt Nam sẽ gặp phải
vấn đề thiếu kiến thức và kinh nghiệm quản lý nhà nước khi xây dựng nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa. 2

Chương trình tổng thể CCHC nhà nước nhằm mục tiêu từng bước thay thế cơ chế
quản lý tập trung bao cấp bằng cơ chế mới phù hợp với nền kinh tế thị trường định

hướng xã hội chủ nghĩa. Chương trình tổng thể CCHC nhà nước dựa trên 4 chiến lược
có sự gắn kết chặt chẽ với nhau: (i) cải cách thể chế tăng cường hiệu lực của luật
pháp và hiệu quả cung cấp dịch vụ công; (ii) cải cách tổ chức bộ máy, xây dựng cơ
cấu tổ chức hợp lý trong đó xác định rõ trách nhiệm của từng đơn vị thành viên, cá
nhân; (iii) đổi mới, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, sắp xếp hợp lý cơ
cấu công chức, nâng cao hiệu quả công tác quản lý, chế độ đãi ngộ cán bộ công chức;
và (iv) cải cách tài chính công, đổi mới cơ chế phân cấp quản lý tài chính và ngân
sách. Mục tiêu tổng thể của chương trình CCHC nhà nước là đến năm 2010 xây dựng
một nền hành chính dân chủ, trong sạch, chuyên nghiệp, hoạt động có hiệu lực, hiệu
quả theo nguyên tắc nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của
Đảng.
Căn cứ theo Chương trình tổng thể CCHC nhà nước, các bộ, ngành, các tỉnh, thành
phố trong cả nước xây dựng kế hoạch hành động cụ thể của ngành, địa phương mình
cho giai đoạn 2001-2005.

1.3

CCHC tại Bộ Nông nghiệp và PTNT

Chương trình CCHC tại Bộ Nông nghiệp và PTNT hướng trực tiếp đến mục tiêu
phát triển kinh tế-xã hội trong khu vực nông thôn và do vậy gắn liền với những mục
tiêu quốc gia về xóa đói giảm nghèo. Điều này thể hiện ở mục tiêu chung, mang tính
dài hạn trong Kế hoạch hành động CCHC đến năm 2005 của Bộ Nông nghiệp và PTNT,
theo đó phát triển kinh tế-xã hội gắn liền với một nền hành chính hoạt động có hiệu
lực và hiệu quả.
Nhằm đạt mục tiêu nói trên, Kế hoạch hành động CCHC đến năm 2005 của Bộ
Nông nghiệp và PTNT đã lựa chọn 4 lĩnh vực sau:
2

Tác giả Goran Andersen: Cải cách hành chính tại Việt Nam; Sida – Về vấn đề tăng cường năng lực











3
Tổ chức bộ máy: sắp xếp nhằm hợp lý cơ cấu tổ chức của Bộ, giảm bớt sự chồng
chéo về chức năng, nhiệm vụ. Tăng cường năng lực nhằm đẩy mạnh phân cấp
(trong giai đoạn tiếp theo);
Thể chế: tăng cường các chức năng quản lý nhà nước, dựa chủ yếu vào việc ứng
dụng CNTT trong công tác quản lý và đề xuất các quy chế làm việc mới theo
nguyên tắc ISO;
Nguồn nhân lực: Xây dựng hệ thống quản lý
Bài học kinh nghiệm:
nguồn nhân lực và lập kế hoạch đào tạo
Kế hoạch hành động CCHC đến năm
tăng cường năng lực nhằm xây dựng một
2005 lần đầu tiên áp dụng các
nền công vụ vững mạnh;
phương pháp tiếp cận định hướng
Cải cách quản lý tài chính công.
mục tiêu trong việc lập kế hoạch, đặt

Kế hoạch hành động CCHC đến năm 2005
được xây dựng với sự trợ giúp của Dự án hỗ trợ

CCHC giai đoạn I do UNDP và Chính phủ Vương
quốc Hà Lan tài trợ. Đây có thể coi là một thành
quả quan trọng của Dự án vì bản kế hoạch này
lần đầu tiên đã thể hiện các phương pháp tiếp
cận lập kế hoạch và thiết kế nội dung định
hướng đến mục tiêu, đặt ra những mục tiêu rõ
ràng hơn trước đây và tập trung quan tâm nhiều
hơn đến việc nâng cao chất lượng cung cấp dịch
vụ công cho những người sử dụng, người hưởng
lợi cuối cùng.

ra các mục tiêu, kết quả rõ ràng và
các chỉ số thành công cụ thể.
Kế hoạch hành động CCHC đến năm
2005 đã được phổ biến rộng rãi nên
nhờ đó, tất cả các đơn vị thuộc Bộ,
Thủ trưởng đơn vị và cán bộ công
chức nắm được mục tiêu và quá
trình thực hiện. Đồng thời, kết hợp
với sự cam kết mạnh mẽ của Lãnh
đạo Bộ đã tạo tiền đề đảm bảo việc
thực hiện thành công Kế hoạch hành
động này.

Kế hoạch hành động CCHC đến năm 2005 bao gồm 44 kết quả. Dự án VIE/02/016
tập trung hỗ trợ thực hiện 16 kết quả và các kết quả còn lại được thực hiện bằng ngân
sách và nguồn lực của Bộ.

1.4


Lợi ích và Kết quả

Đặt mục tiêu nâng cao chất lượng dịch vụ công cho người nông dân, Giai đoạn I
của Dự án hỗ trợ CCHC tại Bộ Nông nghiệp và PTNTP tập trung vào mục tiêu cơ bản là
hỗ trợ Bộ xây dựng một nền hành chính hoạt động có hiệu lực và hiệu quả.
Do vậy, Dự án đã xác định một loạt các quy trình và cơ cấu hành chính cần đổi
mới dựa trên nguyên tắc nâng cao mức độ sẵn sàng, khả năng cung cấp dịch vụ và
giảm bớt những thủ tục, phiền hà nhằm tăng mức độ hài lòng của công dân.
Hỗ trợ Bộ Nông nghiệp và PTNT thực hiện Kế hoạch hành động CCHC, Dự án đã
đạt được mục tiêu tổng thể đặt ra của giai đoạn này, đó là xây dựng một nền hành
chính của Bộ Nông nghiệp và PTNT hoạt động có hiệu lực và hiệu quả. Bộ Nông
nghiệp và PTNT ngày nay đã được sắp xếp, tổ chức hợp lý hơn với trách nhiệm đã
được xác định rõ ràng và phân cấp trong nội bộ ngành. Quá trình tách chức năng quản
lý nhà nước ra khỏi chức năng cung cấp dịch vụ công đã được khởi động và thực hiện
tại các đơn vị trực thuộc. Chức năng, nhiệm vụ được phân định rõ ràng hơn, ví dụ cụ
thể như trong việc thực hiện thí điểm ISO. Cơ sở nền tảng cho việc đổi mới công tác
quản lý và phát triển cán bộ đã được tạo lập. Quá trình hiện đại hóa hệ thống quản lý
hành chính nhà nước đã đạt được những tiến bộ đáng kể, sử dụng những công cụ
CNTT hiện đại. Nhận thức giới trong Bộ được nâng cao. Các biện pháp mạnh nhằm
nâng cao trách nhiệm giải trình và tính minh bạch được xây dựng trong Kế hoạch hành


4
động chống tham nhũng đến năm 2010 của Bộ. Đặc biệt, xu hướng phục vụ các hộ
nông dân với tư cách là người hưởng lợi và đồng thời là khách hàng của Bộ Nông
nghiệp và PTNT trong vai trò là một cơ quan quản lý nhà nước đã thay đổi đáng kể.
Điều đó được thể hiện trực tiếp trong thiết kế và thực hiện Tiểu hợp phần xây dựng thí
điểm các Trung tâm thông tin kết nối mạng cấp xã và ba nghiên cứu quan trọng về
nhu cầu của các hộ nông dân, tác động của các văn bản pháp luật trong ngành nông
nghiệp cũng như về khả năng cung cấp dịch vụ dựa theo nhu cầu của các nhà cung

cấp dịch vụ công.
Trong quá trình thực hiện, Dự án gặp phải không ít thách thức, khó khăn, đôi khi
chậm tiến độ hay những trở ngại khác. Tuy vậy, Ban Chỉ đạo CCHC Bộ và Ban Quản lý
dự án đã áp dụng một loạt các biện pháp nhằm khắc phục những hạn chế, thách thức
và xin được chia sẻ trong Bộ tài liệu này một vài kinh nghiệm trong số đó.


5

2

Những Bài học kinh nghiệm

2.1

Lập kế hoạch theo mục tiêu: Sử dụng các phương pháp
tiếp cận theo khung lôgíc

2.1.1 Nguyên tắc chỉ đạo
Bộ Nông nghiệp và PTNT là Bộ đầu tiên áp dụng phương pháp thiết kế và lập kế
hoạch theo mục tiêu trong việc xây dựng Kế hoạch hành động CCHC của Bộ đến năm
2005. Đây cũng là lần đầu tiên phương pháp tiếp cận định hướng mục tiêu hay còn gọi
là phương pháp tiếp cận theo khung lôgíc được áp dụng thành công và triển khai rộng
rãi trong Bộ Nông nghiệp và PTNT.
Phương pháp tiếp cận theo khung lôgíc được sử dụng rộng rãi trên thế giới như
một công cụ thiết kế và lập kế hoạch hiệu quả bởi những đặc điểm ưu việt sau:
• Đây là phương pháp có sự tham gia, có nghĩa là các đối tác và các đối tượng hưởng
lợi trực tiếp tham gia vào tất cả các khâu phân tích và lập kế hoạch do vậy đảm
bảo tính tự chủ và hỗ trợ tốt cho quá trình thực hiện;
• Phương pháp này giúp xác định các mục tiêu rõ ràng ở các cấp độ khác nhau;

• Phương pháp này sử dụng các chỉ số xác định mức độ hoàn thành các mục tiêu và
nhờ đó tạo điều kiện cho công tác giám sát và đánh giá dựa theo kết quả;
• Lập kế hoạch theo khung lôgíc áp dụng phương pháp phân tách công việc, liên hệ
một cách lôgíc giữa các hoạt động với mục tiêu cần đạt được và do vậy tạo cơ sở
cho việc lập kế hoạch hoạt động chi tiết cho từng năm, tháng, tuần hoặc kế hoạch
hàng ngày nếu muốn;
• Phương pháp này cho phép xác định rõ trách nhiệm và các nhiệm vụ cụ thể cho tất
cả các thành viên Ban quản lý dự án cũng như đối với từng cá nhân.
Theo kinh nghiệm của Bộ Nông nghiệp và PTNT phương pháp tiếp cận theo khung
lôgíc đem lại hiệu quả cao trong công tác lập kế hoạch cấp chương trình, dự án và tiểu
dự án (hợp phần).
2.1.2 Các bước lập kế hoạch
Đối với Kế hoạch hành động CCHC đến năm 2005 của Bộ Nông nghiệp và PTNT,
quy trình lập kế hoạch được thực hiện theo các bước sau:
1. Xác định và thống nhất các ưu tiên. Trong khuôn khổ Chương trình Tổng
thể CCHC Nhà nước, Bộ Nông nghiệp và PTNT xác định những vấn đề và các
hoạt động ưu tiên nhằm giải quyết các nhu cầu của Bộ và có ảnh hưởng trực
tiếp đến các dịch vụ công theo yêu cầu của các đối tượng hưởng lợi. Việc xác
định các ưu tiên ngay từ đầu có vai trò quan trọng đối với tinh thần cam kết và
tính tự chủ trong quá trình triển khai thực hiện sau này.
2. Sự tham gia của các đối tác. Căn cứ vào các ưu tiên đã được lựa chọn cho
giai đoạn 2001-2005, 6 nhóm lập kế hoạch chiến lược CCHC được thành lập với


6
sự tham gia của cán bộ công chức Vụ Tổ chức cán bộ, Văn phòng Bộ, Thanh
tra Bộ, Vụ Tài chính, Cục Quản lý xây dựng công trình, Cục Khuyến nông,
khuyến lâm, Cục Thú y, Cục Bảo vệ thực vật và Cục Thuỷ lợi. Các nhóm lập kế
hoạch được tham dự tập huấn về phương pháp lập kế hoạch chiến lược.
3. Dự thảo Kế hoạch hành động. Các nhóm lập kế hoạch dự thảo kế hoạch

hành động chiến lược theo khung lôgíc gồm các mục tiêu, kết quả, chỉ số đánh
giá, các hoạt động chính, nguồn lực thực hiện, thời gian cho các hoạt động
CCHC ưu tiên của Bộ Nông nghiệp và PTNT.
4. Quá trình tham vấn. Trong quá trình dự thảo, Kế hoạch hành động CCHC do
từng nhóm lập kế hoạch chuẩn bị được chỉnh sửa và hoàn thiện sau khi tham
vấn ý kiến với đơn vị chủ quản và các đối tác liên quan. Việc tổng hợp 6 kế
hoạch hành động cụ thể của các nhóm thành một Kế hoạch hành động CCHC
chung của Bộ Nông nghiệp và PTNT do một Nhóm biên tập đảm nhiệm nhằm
đảm bảo tính nhất quán và thống nhất. Sau khi có ý kiến của Ban chỉ đạo CCHC
vào dự thảo, Nhóm biên tập chỉnh sửa và hoàn thiện dự thảo cuối cùng trình Bộ
trưởng phê duyệt và ban hành.
5. Phổ biến triển khai thực hiện. Quá trình phổ biến, quán triệt nội dung của
Kế hoạch hành động CCHC được thực hiện ngay sau khi bản Kế hoạch được
duyệt. Hội nghị phổ biến Kế hoạch hành động được tổ chức cho các cấp lãnh
đạo của các đơn vị thuộc Bộ, các Sở Nông nghiệp và PTNT, khối Viện, Trường,
các cơ quan Chính phủ (Bộ Nội vụ, Văn phòng Chính phủ) và các nhà tài trợ có
quan tâm. Việc phổ biến nội dung bản kế hoạch đánh dấu hoàn thành giai đoạn
chuẩn bị và bắt đầu quá trình triển khai thực hiện.
6. Triển khai thực hiện. Kế hoạch hoạt động chi tiết, sử dụng phương pháp
phân tách công việc được xây dựng ngay sau khi Ban Chỉ đạo CCHC của Bộ
được kiện toàn. Điểm đặc biệt là quá trình triển khai thực hiện kế hoạch đã áp
dụng thành công cách tiếp cận theo Tổ công tác, phân bổ trách nhiệm thực
hiện các kết quả, hoạt động chính cụ thể cho các Tổ công tác lập tại một hoặc
gồm nhiều đơn vị tham gia trực tiếp vào các sáng kiến cải cách. Bằng cách này,
tính tự chủ và sự cam kết của các đối tác tham gia thực hiện được đảm bảo.


7
Hình 1: Quá trình lập kế hoạch hành động


Những đặc điểm ưu việt quyết định đây là một phương pháp tiếp cận thực tiễn tốt
nhất, đó là:
• Cách tiếp cận đơn giản và có hệ thống;
• Củng cố vai trò của Ban chỉ đạo CCHC;
• Huy động sự tham gia tích cực của các chuyên gia ở các đơn vị liên quan từ giai
đoạn đầu của quá trình lập kế hoạch;
• Khung kế hoạch đơn giản, dễ hiểu, dễ sử dụng. Có thể dùng như một công cụ
hướng dẫn các đơn vị thực hiện;
• Trách nhiệm của các đối tác liên quan được xác định rõ ràng;
• Có thể sử dụng làm công cụ giám sát và đánh giá.
Bộ Nông nghiệp và PTNT đã thí điểm phương pháp tiếp cận mới này khi xây dựng
Kế hoạch hành động CCHC đến năm 2005. Phương pháp này còn được áp dụng để xây
dựng các lĩnh vực chuyên ngành của Bộ Nông nghiệp và PTNT trong Kế hoạch phát
triển kinh tế-xã hội 5 năm 2006 – 2010, Kế hoạch hành động Phòng, chống tham
nhũng (KHHĐCTN) và sử dụng trong nội bộ Bộ khi lập kế hoạch thực hiện các tiểu dự
án cũng như xây dựng Kế hoạch hành động CCHC của Bộ Nông nghiệp và PTNT đến
năm 2010. Có thể thấy rằng phương pháp tiếp cận có sự tham gia tương tự như vậy
sẽ được áp dụng cho việc lập kế hoạch định hướng kết quả trong những năm tới.


8
2.1.3 Kỹ thuật lập kế hoạch
Trên thế giới, phương pháp thiết kế dự án và lập kế hoạch theo mục tiêu đã được
nhiều tổ chức quốc gia và quốc tế áp dụng trong việc xây dựng các dự án phát triển từ
đầu những năm 60. Việc có nhiều tổ chức áp dụng như vậy chứng tỏ rằng khái niệm
và thuật ngữ sử dụng đã thể hiện được những mối quan tâm cụ thể của họ.
Bộ Nông nghiệp và
PTNT áp dụng phương
pháp tiếp cận theo khung
lôgíc theo truyền thống với

5 yếu tố: (i) mục tiêu phát
triển; (ii) mục tiêu trước
mắt; (iii) kết quả; (iv) hoạt
động và (v) nguồn lực thực
hiện.

NHỮNG KHÁI NIỆM TRONG KHUNG LÔGÍC
TRUYỀN THỐNG
• Mục tiêu phát triển là mục tiêu dài hạn hay mục
tiêu mà chương trình, dự án góp phần đạt được
• Mục tiêu trước mắt là tác động dự kiến, mục đích
hay lợi ích đem lại cho các đối tượng hưởng lợi
của chương trình, dự án (nhóm mục tiêu)
• Kết quả là những kết quả có thể đạt được và duy
trì bởi Ban quản lý chương trình, dự án
• Hoạt động được hiểu là các quá trình thực hiện
bởi người thực hiện. Hoạt động là để đạt được
các Kết quả.
• Nguồn lực thực hiện (Đầu vào) được hiểu là ngân
sách, nhân sự, tài sản

Trong một số trường
hợp áp dụng khung lôgíc,
mục tiêu phát triển được
mô tả như mục tiêu tổng
thể (outcome or outcome
target) nhằm phản ánh tốt
hơn tính dài hạn của khái niệm này.

Về cơ bản, phương pháp khung lôgíc cho ta công cụ để (a) hiểu được trạng thái

hiện tại, xác định những mặt hạn chế; (b) xây dựng một mục tiêu hay một tầm nhìn
chiến lược cho trạng thái mới, nơi những mặt hạn chế được khắc phục; và (c) xác định
quá trình để đi từ (a) sang (b). Phương pháp khung lôgíc sử dụng công cụ phân tích
vấn đề để xác định những hạn chế trong hiện tại; phân tích mục tiêu nhằm xây dựng
tầm nhìn chiến lược và mục tiêu cho trạng thái mới; và công cụ thiết kế dự án với cấu
trúc chặt chẽ gồm các kết quả, hành động và nguồn lực thực hiện nhằm xác định kế
hoạch hoạt động cụ thể để đạt được những mục tiêu đề ra.
Phương pháp khung lôgíc thường được áp dụng trong 2 giai đoạn: giai đoạn phân
tích và giai đoạn thiết kế chương trình, dự án.
Giai đoạn phân tích
Giai đoạn phân tích nhằm 2 mục đích. Trước tiên, giai đoạn này bao gồm quá trình
phân tích trạng thái hiện tại, sau đó xác định những mục tiêu để cải thiện trạng thái
đó.
Quá trình phân tích trạng thái hiện tại tập trung vào những vấn đề và những khó
khăn gặp phải nhằm xác định những lĩnh vực hoạt động kém hiệu quả, những kết quả
chưa đạt yêu cầu và những yếu kém về năng lực hoạt động của các đơn vị, những quy
định chưa hoàn thiện và như vậy cung cấp thông tin rõ ràng làm cơ sở đề xuất những
thay đổi có thể triển khai, cơ chế giám sát, đánh giá hợp lý.


9
Quá trình phân tích vấn đề được thực hiện
dựa trên những thông tin hiện có. Kết quả
Nhãm ®èi t­îng
đánh giá nội bộ và độc lập được thực hiện
trước đó, thông tin phản hồi từ khách hàng và
các đối tượng hưởng lợi, các nghiên cứu
chuyên đề và hệ thống báo cáo nội bộ định kỳ
trong đại đa số các trường hợp sẽ cung cấp
thông tin đầu vào cho quá trình phân tích vấn

VÊn ®Ò
Nguyªn nh©n
đề, kết hợp với kiến thức và kinh nghiệm của
träng t©m
HËu qu¶
cán bộ và công chức công tác tại đơn vị. Tổ
công tác hay Nhóm lập kế hoạch sau đó sẽ
tiến hành biên soạn và tổng hợp những thông
tin này. Có rất nhiều công cụ phân tích có thể
áp dụng ở đây, ví dụ như: phân tích tổ chức,
phân tích đối tác, phân tích điểm mạnh, điểm
Nhãm ®èi t­îng
yếu, cơ hội và nguy cơ (phân tích SWOT).
Nhìn chung khi tiến hành phân tích vấn đề nên
tính đến hoặc căn cứ vào những thông tin từ các đối tượng hưởng lợi và/hoặc có sự
tham gia của họ. Những vấn đề và khó khăn gặp phải sẽ rất khác nhau nếu nhìn nhận
từ góc độ của người nông dân so với quan điểm của một công chức công tác trong
ngành.
Để xác định những vấn đề, khó khăn gặp phải cũng như nguyên nhân của chúng,
khung lôgíc truyền thống đôi khi sử dụng cây vấn đề khi tiến hành những phân tích
nội bộ. Trong cấu trúc cây vấn đề, tất cả các mối quan hệ đều phản ánh quan hệ
nguyên nhân và kết quả.
Vấn đề quan trọng ở đây không phải là việc sử dụng một công cụ phân tích cụ thể
nào mà trên tất cả việc phân tích phải mang tính toàn diện, xác định được rõ ràng tất
cả những vấn đề căn bản cần được cải thiện.
Nghiên cứu điều tra cơ bản hay phân tích vấn đề tập trung vào việc xác định
những mặt tiêu cực. Sau khi hoàn thành việc phân tích này, quá trình phân tích có thể
tiếp tục bước tiếp theo: xác định các mục tiêu, được sử dụng để mô tả những mặt tích
cực trong một trạng thái mới.
Nếu sử dụng phương pháp cây vấn đề, những vấn đề đã xác định có thể biến đổi

từ tiêu cực sang tích cực và thể hiện trên một cây mục tiêu tương tự. Các mục tiêu
được xây dựng trên 2 cấp độ: những mục tiêu phát triển dài hạn, tương tự như mục
tiêu tổng thể và những mục tiêu cụ thể trước mắt. Cần lưu ý rằng mục tiêu là sự mô tả
trạng thái, không phải là các hoạt động.
• Mục tiêu là định hướng chiến lược của kế hoạch và thường được xây dựng trên
những cấp độ khác nhau:
-

Mục tiêu phát triển hay mục tiêu chỉ đạo, xác định phương hướng mà không
cho biết đích đến cuối cùng dự kiến. Những mục tiêu chỉ đạo là những tuyên
bố về sứ mệnh hoặc như những ngôi sao chỉ đường đến mục tiêu dài hạn cuối
cùng.

-

Mục tiêu trước mắt là hình ảnh thực tế chúng ta mong muốn đạt được sau khi
kết thúc kế hoạch và sử dụng các tiêu chí SMART để xây dựng.


10
S dng hng dn ca SMART cho phộp xõy dng cỏc ch s xỏc nh mc tiờu
hay cụng c nhn bit khi no mc tiờu/trng thỏi mi tr thnh hin thc.
Vic xỏc nh nhng mc tiờu trc mt v
xõy dng chỳng theo tiờu chớ SMART l mt cụng
vic phc tp v thng c tin hnh thụng
qua khụng ch mt ln xõy dng li v iu chnh.
Mc tiờu trc mt vi tớnh cht l hỡnh nh thc
t chỳng ta mong mun t c hay vn ti cú
vai trũ vụ cựng quan trng vỡ nú xỏc nh rừ im
chỳng ta mun n v do vy l c s trc tip

quyt nh s ng thun v cam kt ca cỏc bờn
tham gia thc hin k hoch.

TIấU CH SMART:
Nhng mc tiờu trc mt
cn
Specific C th
Measurable o lng c
Accurate Chớnh xỏc
Realistic Cú th thc hin
c
Time- Cú xỏc nh v thi
gian

Kinh nghim thc t l ch nờn xõy dng mt
mc tiờu phỏt trin v mt s lng hn ch (2 hoc 3) mc tiờu trc mt nh l s
c th húa mc tiờu phỏt trin. Mi quan h hon ton lụgớc vỡ khi nhng mc tiờu
trc mt hon thnh, mc tiờu phỏt trin cng s t c trong di hn hn.
Sau khi phõn tớch nhng mt hn ch ca trng thỏi hin ti, xõy dng v sp xp
th t u tiờn cỏc mc tiờu phỏt trin v trc mt phn ỏnh trng thỏi mi, giai on
phõn tớch cn cú mt phõn tớch ngn gn v nhng chin lc cú th ỏp dng t
c nhng mc tiờu ú. Chin lc cú th cn c trờn cỏc lnh vc can thip khỏc
nhau: phỏp ch; kinh t (ph cp, phớ v l phớ); cụng ngh v u t; o to tp
hun v tng cng nng lc; tỏi c cu t chc; nõng cao nhn thc, vv. Cú th
ỏnh giỏ nhng chin lc ỏp dng mt cỏch h thng cn c theo li ớch-chi phớ, cỏc
ngun lc hin cú, c hi thnh cụng, vv. v trong hu ht cỏc trng hp cỏc chin
lc ỏp dng cn kt hp v hi hũa húa cỏc lnh vc can thip.
Giai on thit k
u vo cho giai on thit k gm nhng mc tiờu phỏt trin v mc tiờu trc
mt ó c phõn tớch v sp xp theo th t u tiờn trong giai on phõn tớch trc

ú. giai on ny, trng thỏi hin ti ó c mụ t k cng trong Bỏo cỏo nghiờn
cu iu tra c bn hoc kt qu phõn tớch vn v tng lai mong mun cng ó
c phỏc tho di dng cỏc mc tiờu, trong ú cỏc mc tiờu trc mt to nờn hỡnh
nh hin thc trong tng lai. Giai on thit k gii quyt vn lm th no i
t hin ti n tng lai.
Nhng khỏi nim trong khung lụgớc gii quyt vn trờn l:
Tình hình hiện tại

Kt qu hay nhng kt
qu c th v trc
Lĩnh vực
tip cú c bi cỏc
dự án
hot ng
Cỏc hot ng, l
Các vấn đề
nhng gỡ chỳng ta
thc hin. Chỳng da
trờn:
Đầu vào
u vo nhng
ngun lc cn thit
thc hin cỏc hot ng núi trờn.

Tình hình tương lai
Lĩnh vực
dự án

Các hoạt
động


Mụctiêu
trước mắt

Đầu ra


11
Da trờn cỏc u vo: ti chớnh, k thut, ngun nhõn lc, lp k hoch v thc
hin cỏc hot ng nhm t c cỏc kt qu ra. õy l khỏi nim c bn v k
hoch (hay chng trỡnh) theo phng phỏp tip cn lp k hoch v thit k theo
mc tiờu. Mt d ỏn c th ch to ra cỏc sn phm l nhng kt qu trc tip, khụng
to ra mc tiờu nhng nhng kt qu ny khi c thc hin s h tr vic t n
mc tiờu hay mt trng thỏi mi.
Do mc tiờu phỏt trin, mc tiờu trc mt v kt qu mụ t cỏc trng thỏi,
phng phỏp khung lụgớc ũi hi xỏc nh khi no trng thỏi mi (mc tiờu) s n.
Hay núi cỏch khỏc, khi no d ỏn hay k hoch hon thnh cỏc mc tiờu t ra?
xỏc nh vn ny, phng phỏp khung lụgớc s dng cỏc ch s ỏnh giỏ.
ú l cỏc mụ t hay c im ca nhng yu t mụ t trng thỏi. Cỏc ch s ỏnh giỏ
ny cn bao gm y cỏc yu t
nh tớnh v nh lng, kh thi v cú
Các yếu tố
Các mục tiêu
xỏc nh v mt thi gian hay núi ngn
Các chỉ số
ngoại lai
phát triển
gn l m bo cỏc tiờu chớ SMART nh
ó trỡnh by trờn.
Mục tiêu

trước mắt

Yu t cui cựng trong giai on
thit k liờn quan n nhng nhõn t
bờn ngoi chng trỡnh, d ỏn, nh
hng vt ra ngoi tm kim soỏt ca
ngi qun lý n vic thc hin cỏc
mc tiờu v kt qu. ú l nhng nhõn
t bờn ngoi hay cỏc gi nh. Nhõn t
bờn ngoi ny thng l s ra i ca
mt quy ch hay ngh nh mi.

Sản phẩm
đầu ra

Các chỉ số

Các yếu tố
ngoại lai

Các chỉ số

Các yếu tố
ngoại lai

Các hoạt
động

Các yếu tố
ngoại lai


Đầu vào

Cỏc khỏi nim v mi quan h trong
khung lụgớc c th hin trong ma trn k hoch (d ỏn) hỡnh bờn.
Cụng c
B Nụng nghip v PTNT ó chnh sa, b sung ma trn k hoch nhm ỏp ng
tt hn cỏc yờu cu ca B v ngnh trong cụng tỏc lp k hoch v thit k ni dung.
Nhng thụng tin b sung ỏng chỳ ý liờn quan n vic phõn cụng trỏch nhim (n v
chu trỏch nhim thc hin) v d kin k hoch thc hin. Nhng khỏi nim ỏp dng
hon ton phự hp vi cỏc yờu cu ca khung lụgớc tiờu chun. Mc tiờu tng th hay
mc tiờu phỏt trin c mụ t cp cao nht, cỏc ch s ỏnh giỏ cng c xõy
dng. Di mc tiờu tng th, B Nụng nghip v PTNT xõy dng mt s cỏc hp
phn, th hin cỏc lnh lc can thip khỏc nhau (th ch, ngun nhõn lc, vv) v vi
mi hp phn u cú mt mc tiờu rừ rng, phự hp vi mc tiờu tng th, cng nh
cỏc ch s ỏnh giỏ hot ng.
Di mi mc tiờu, mt s lng cn thit cỏc kt qu (u ra) c mụ t v ti
õy cng xỏc nh cỏc ch s ỏnh giỏ thớch hp v o lng c. Di mi kt qu
mụ t cỏc hot ng chớnh. Do hot ng l nhng vic c th cn thc hin nờn
khụng xỏc nh cỏc ch s ỏnh giỏ õy m thay vo ú l d tớnh cỏc ngun lc cn
thit (ngõn sỏch) thc hin cỏc hot ng ó xỏc nh.


12
Bộ Nông nghiệp và PTNT đã bổ sung vào khung lôgíc những thông tin về trách
nhiệm chung đối với việc thực hiện hợp phần và các đơn vị tham gia vào quá trình
thực hiện từng kết quả. Ở cấp độ hoạt động, mô hình khung lôgíc của Bộ Nông nghiệp
và PTNT có bổ sung thông tin về khoảng thời gian dự kiến từ khi bắt đầu đến khi kết
thúc đối với mỗi hoạt động.
Ma trận kế hoạch của Bộ Nông nghiệp và PTNT được trình bày theo mẫu sau:


Mẫu khung lôgíc được trình bày dưới dạng đề cương sơ bộ. Tùy theo yêu cầu, mẫu
này sẽ được hoàn thiện và bổ sung với những thông tin về kết quả, mục tiêu hay hợp
phần phù hợp.
Kế hoạch hành động CCHC đến năm 2005 và Kế hoạch hành động CCHC đến năm
2010 của Bộ Nông nghiệp và PTNT đều được xây dựng theo mẫu này. Kế hoạch hành
động CCHC đến năm 2010 của Bộ Nông nghiệp và PTNT được Bộ trưởng phê duyệt và
ban hành tháng 11 năm 2006, được đăng tải trên trang web của Văn phòng Bộ tại địa
chỉ: www.mard.gov.vn
2.1.4 Một số vấn đề cụ thể
Mô tả trên đây đã đề cập đến những đặc điểm nổi bật nhất của phương pháp tiếp
cận theo khung lôgíc trong công tác lập kế hoạch và thiết kế chi tiết, trong đó đã thể
hiện khung thời gian và ngân sách dự kiến cũng như các yêu cầu về nguồn lực cần
thiết khác để thực hiện.
Cần lưu ý rằng phương pháp lập kế hoạch này chưa bao gồm kế hoạch thực hiện
chi tiết có xác định cụ thể về mặt thời gian. Kế hoạch thực hiện chi tiết này sẽ được
xây dựng sau khi kế hoạch chung được phê duyệt, ngân sách khung được phân bổ và


13
các cơ cấu tổ chức thực hiện được thành lập. Những hoạt động liên quan đến việc
thực hiện và giám sát đánh giá là bước tiếp theo của quá trình lập kế hoạch và thiết kế
chi tiết.
2.1.5 Các tài liệu
Những tài liệu chính đã sử dụng phương pháp khung lôgíc gồm:
Kế hoạch hành động CCHC đến năm 2005 và Kế hoạch hành động CCHC đến năm
2010 của Bộ Nông nghiệp và PTNT;
Kế hoạch hành động Phòng, chống tham nhũng của Bộ Nông nghiệp và PTNT đến
năm 2010;
Kế hoạch phát triển nông nghiệp nông thôn 5 năm 2006 – 2010 của Bộ Nông

nghiệp và PTNT

Cẩm nang hướng dẫn quản lý chu trình dự án tổng hợp, do Phòng Hợp tác, Tổng
hợp và Đánh giá viện trợ, Ủy ban Châu Âu xuất bản. Cẩm nang hướng dẫn bao gồm
các quy trình thủ tục viện trợ của Liên minh Châu Âu và khái niệm tổng quát về
phương pháp tiếp cận theo khung lôgíc. Bản tiếng Anh có trên trang web của Liên
minh Châu Âu.
Phương pháp lập kế hoạch định hướng mục tiêu , do NORAD (Oslo) xuất bản, gồm
những tài liệu hướng dẫn truyền thống về phương pháp lập kế hoạch theo khung lôgíc.
Bản dịch tiếng Việt không chính thức của lần xuất bản thứ nhất có trên trang web
www.seac.dk dưới dạng pdf. Có thể yêu cầu NORAD gửi cho bạn những tái bản mới
bằng tiếng Anh.
Nếu sử dụng phương pháp lập kế hoạch và thiết kế dự án cho những dự án hỗ trợ
quốc tế (các dự án ODA), nhóm lập kế hoạch nên tham vấn ý kiến với nhà tài trợ và có
những điều chỉnh phù hợp với yêu cầu cụ thể của từng nhà tài trợ.
2.1.6 Địa chỉ liên hệ
Thạc sỹ Nguyễn Văn Hà, Vụ Kế hoạch, Bộ Nông nghiệp và PTNT, điện thoại 048436 816; email:

2.2

Thực hiện dự án – Nghiên cứu tình huống

Chính phủ Việt Nam, Chính phủ Vương quốc Hà Lan và Chương trình Phát triển
Liên hợp quốc đã phê duyệt 2 Dự án hỗ trợ kỹ thuật đối với việc thực hiện CCHC tại
Bộ Nông nghiệp và PTNT, Giai đoạn I (2001-2003) và Giai đoạn II (2003-2006).
Ngay từ giai đoạn khởi động, Dự án đã tập trung quản lý quá trình thực hiện nhằm
kiểm soát hiệu quả các nguồn lực và thường xuyên giám sát tiến độ thực hiện theo
phương thức Quốc gia điều hành dự án. Phương pháp tiếp cận do Dự án áp dụng là
đảm bảo quá trình thực hiện dự án gồm đầy đủ những thuộc tính sau:
• Lập kế hoạch hệ thống (không quan trọng khi nào việc lập kế hoạch được thực

hiện);
• Những phương pháp cấu trúc có thể áp dụng trong suốt vòng đời dự án;


14
• Những kinh nghiệm hay trong quản lý dự án.
Nhằm đạt được mục đích trên, Dự án đã xây dựng và áp dụng những nguyên tắc
chỉ đạo thực hiện sau:
Chỉ đạo thực hiện dự án
Dự án do Giám đốc dự án (NPD) chỉ đạo và do Quản đốc dự án (NPM) điều hành
có sự tư vấn của Cố vấn kỹ thuật thường trú (RTA). Quản đốc dự án điều phối các
công việc hàng ngày của Ban quản lý dự án. Ban chỉ đạo CCHC Bộ có vai trò định
hướng chiến lược thực hiện cho Dự án.
Các quy trình thực hiện
Văn kiện dự án do Chính phủ Việt Nam và các Nhà tài trợ phê duyệt đưa ra định
hướng chiến lược tổng thể cho quá trình thực hiện dự án. Văn kiện dự án được cụ thể
hóa thành những Kế hoạch công tác năm, chi tiết các hoạt động cần triển khai trong
mỗi năm nhằm đạt được những kết quả mong đợi của dự án. Tại các cuộc họp kiểm
điểm dự án hàng năm, các nhà tài trợ, các cơ quan điều phối viện trợ của Chính phủ
và những đối tác chính của dự án tham gia ý kiến vào dự thảo kế hoạch năm. Kế
hoạch năm sau đó được chỉnh sửa, bổ sung trên cơ sở những ý kiến đóng góp và hoàn
thiện trình UNDP phê duyệt.
Kế hoạch công tác quý được xây dựng dựa trên Kế hoạch công tác năm được
duyệt, phân bổ và chi tiết các hoạt động trong năm thành 4 quý. Kế hoạch công tác
quý làm căn cứ để dự án triển khai thực hiện những hoạt động trong từng tháng và
đặc biệt là cụ thể hóa thành các Kế hoạch công tác tuần, được sử dụng như một công
cụ chỉ đạo, giám sát và quản lý hoạt động hàng ngày của Ban quản lý dự án một cách
hiệu quả.
Tùy theo những thay đổi trong bối cảnh dự án hoạt động, trong quá trình thực
hiện dự án có thể có những hoạt động được điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp nhưng

không đi chệch định hướng chiến lược đã vạch ra trong Văn kiện dự án. Những thay
đổi, điều chỉnh này được thể hiện trong các báo cáo quý, năm của dự án.
Dự án áp dụng phương pháp phân tách công việc, xác định các hoạt động cụ thể
của mỗi kết quả cho từng năm, quý, tuần. Nhờ vậy, việc thực hiện có thể tiến hành
riêng rẽ nhưng vẫn đảm bảo thống nhất đạt được kết quả chung.
Các hoạt động được triển khai sau khi Đề cương nhiệm vụ được phê duyệt. Đề
cương nhiệm vụ xác định mục đích của hoạt động, phương pháp áp dụng và các
nguồn lực hiện có cũng như những căn cứ cho việc phân bổ các nguồn lực để thực
hiện hoạt động đó. Đề cương nhiệm vụ được Ban quản lý dự án xem xét, phê duyệt về
nội dung trước khi chuyển cho bộ phận kế toán dự kiến chi phí. Với đặc điểm như vậy,
Đề cương nhiệm vụ được coi là một công cụ quan trọng trong việc thiết lập mối liên hệ
giữa hoạt động, kết quả và mục tiêu tổng thể của dự án.
Căn cứ trên Đề cương nhiệm vụ đã được duyệt, Quản đốc dự án phân công cho
các thành viên Ban quản lý dự án hoặc các Tổ công tác, thường do Lãnh đạo một đơn
vị đứng đầu, triển khai thực hiện. Phương thức triển khai hoạt động dự án thông qua
các Tổ công tác đã đảm bảo được tính tự chủ, tăng khả năng áp dụng và tính kế thừa
của các hoạt động do dự án hỗ trợ.


15
Việc mua sắm trang thiết bị và dịch vụ căn cứ trên các Điều khoản tham chiếu
theo những quy định về mua sắm và đấu thầu của UNDP và/hoặc Chính phủ Việt Nam,
tùy thuộc vào các bên tham gia ký hợp đồng.
Quản lý hoạt động
Các thành viên Ban quản lý dự án được phân công trách nhiệm theo dõi và hỗ trợ
các hoạt động do các Tổ công tác hoặc các nhà thầu phụ thực hiện dưới sự điều phối
của Quản đốc dự án. Các cuộc họp giao ban tuần do Quản đốc dự án chủ trì với sự
tham gia của tất cả các thành viên Ban quản lý dự án được tổ chức vào ngày đầu tiên
của tuần làm việc nhằm đánh giá tiến độ thực hiện công việc tuần trước đó và dự kiến
công việc trong tuần tiếp theo.

Các Tổ công tác tham gia thực hiện các hoạt động, có báo cáo tiến độ định kỳ và
báo cáo kết thúc hoạt động, trong đó rút ra các bài học kinh nghiệm và đánh giá tác
động và hiệu quả.
Dự án thực hiện chế độ báo cáo tiến độ thực hiện theo từng quý và năm. Các báo
cáo tiến độ dự án bao gồm những nội dung chính sau:












Những kết quả đạt được của giai đoạn báo cáo;
Những khó khăn, thách thức gặp phải trong quá trình thực hiện;
Thay đổi, bổ sung hoặc điều chỉnh so với kế hoạch;
Bài học kinh nghiệm;
Giám sát và Đánh giá;
Quản lý rủi ro;
Kế hoạch cho giai đoạn tiếp theo;
Khuyến nghị;
Chi tiêu (thực chi so với dự báo tài chính);
Kiểm kê thiết bị;
Nhân sự.

Dự án sử dụng phần mềm lập kế hoạch Microsoft Project để xây dựng kế hoạch

công tác của dự án. Phần mềm này có ưu điểm trong việc sắp xếp các hoạt động theo
thời gian, song chưa thật hiệu quả trong việc phân bổ các nguồn lực đầu vào và báo
cáo tài chính.
Báo cáo hoạt động hàng năm của dự án được trình bày trước đại diện các Nhà tài
trợ, các cơ quan đối tác Chính phủ tại Hội nghị kiểm điểm dự án hàng năm được tổ
chức vào đầu năm hoạt động. Các đại biểu tham dự hội nghị đóng góp ý kiến vào dự
thảo báo cáo, căn cứ theo đó Dự án hoàn thiện báo cáo cũng như điều chỉnh Kế hoạch
công tác năm tới.
Kết thúc dự án
Dự án kết thúc vào ngày 31 tháng 12 năm 2006. Đánh giá độc lập từ bên ngoài
được tiến hành trước khi kết thúc dự án 4 tháng, tạo điều kiện đưa những bài học kinh
nghiệm và khuyến nghị từ đánh giá này vào Báo cáo kết thúc dự án.
Về cấu trúc, Báo cáo kết thúc dự án tương tự như Báo cáo hoạt động năm. Báo
cáo gồm những đánh giá về toàn bộ giai đoạn thực hiện dự án, tổng kết những kết
quả đạt được, những bài học kinh nghiệm và là một tài liệu tổng hợp các kết quả dự
án dưới dạng ấn phẩm và file điện tử.


16
Những thuận lợi trong phương thức thực hiện
Phương pháp tiếp cận chặt chẽ kết hợp với khung lôgíc trong Văn kiện dự án đã
tạo nên một ngôn ngữ chung và dễ hiểu đối với tất cả các bên tham gia dự án, và tạo
điều kiện quản lý tốt việc sử dụng các nguồn lực và quản lý rủi ro.
Việc sử dụng một cách có hệ thống các Đề cương nhiệm vụ (Điều khoản giao
việc), giám sát và đánh giá tiến độ thực hiện thường xuyên cho phép kiểm soát phát
hiện những hoạt động đi chệch hướng so với kế hoạch và đề xuất các biện pháp điều
chỉnh cần thiết.
Các quy trình thủ tục áp dụng có điểm quyết định linh hoạt, đảm bảo sự can thiệp
của các cấp quản lý và các đối tác dự án ở những khâu phù hợp. Nhờ vậy thúc đẩy
tăng cường trao đổi, chia sẻ thông tin giữa dự án, lãnh đạo dự án và các đối tác dự

án.
Phương pháp phân tách công việc và phân công trách nhiệm cụ thể cho các thành
viên Ban quản lý dự án và các Tổ công tác đã:
• Giúp xác định rõ vai trò và trách nhiệm;
• Giảm bớt việc họp hành và hạn chế sự quan liêu;
• Đảm bảo tách biệt các hoạt động quản lý với những hoạt động chuyên môn kỹ
thuật;
• Nâng cao nhận thức của các bên tham gia về những rủi ro của dự án;
• Đưa ra các biện pháp quản lý thay đổi và hạn chế rủi ro.
2.2.1 Địa chỉ liên hệ
TS. Nguyễn Đức Sơn, Quản đốc dự án. Điện thoại: 0804 3097; 0913 224 266;
Email:

2.3

Cơ chế “một cửa” tại Bộ Nông nghiệp và PTNT

2.3.1

Nguyên tắc chỉ đạo

Một hợp phần chính trong Kế hoạch tổng thể CCHC nhà nước (2001-2010) là xây
dựng và đưa vào hoạt động cơ chế “một cửa” trong giải quyết các yêu cầu của tổ chức
và công dân. Thực hiện cơ chế “một cửa” có nghĩa là thành lập một văn phòng/bộ
phận tiếp nhận các yêu cầu về dịch vụ đa dạng của các tổ chức và công dân (khách
hàng), xử lý và trả kết quả. Tại bộ phận “một cửa” này, thông tin về các quy trình thủ
tục, các dịch vụ cung cấp và thời gian trả kết quả xử lý của từng loại dịch vụ được
niêm yết công khai.
Cơ chế “một cửa” được tổ chức triển khai đồng thời ở cấp tỉnh/thành phố và
quận/huyện từ đầu năm 2004 và ở cấp phường/xã từ đầu năm 2005.

Ban đầu, mô hình “một cửa” được khởi xướng trong các dự án đầu tư trực tiếp của
nước ngoài (FDI) như một nguyên tắc hoạt động của Ban lãnh đạo các khu chế xuất
công nghiệp. Sau đó mô hình này được mở rộng áp dụng ở các công ty tư nhân. Cơ
chế “một cửa” được chính thức áp dụng tại Thành phố Hồ Chí Minh năm 1995 và tại 4
tỉnh, thành phố khác là Hµ Néi, H¶i Phßng, B×nh D¬ng và Hoµ B×nh năm 1997.


17
Căn cứ vào Báo cáo về tình hình thực hiện CCHC của Ban chỉ đạo CCHC Chính phủ
trong quý II năm 2005, Chỉ thị số 09/2005/CT-TTg ngày 5 tháng 4 năm 2005 của Thủ
tướng Chính phủ đã yêu cầu lựa chọn một số bộ, ngành Trung ương xây dựng và triển
khai cơ chế “một cửa”.
Bộ Nông nghiệp và PTNT là bộ đầu tiên triển khai thí điểm cơ chế “một cửa” ở cấp
bộ. Là một cơ quan Chính phủ chịu trách nhiệm về quản lý nhà nước trong lĩnh vực
nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy lợi, diêm nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ Nông
nghiệp và PTNT có nhiều quan hệ công việc với khách hàng là các cơ quan, tổ chức,
doanh nghiệp và người dân. Nhằm tăng cường hiệu quả và nâng cao khả năng đáp
ứng của Bộ đối với khách hàng, tại Công văn số 2797/BNN/VP ngày 16 tháng 11 năm
2004, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT đã chỉ đạo triển khai thí điểm việc áp dụng
cơ chế “một cửa” tại một số Cục quản lý chuyên ngành là Cục Bảo vệ thực vật, Cục
Thú y, Cục Nông nghiệp, Cục Thủy lợi, Cục Quản lý xây dựng công trình, Cục Hợp tác
xã và PTNT. Các đơn vị tham gia thực hiện thí điểm đã xây dựng đề án và có những
chuẩn bị cần thiết để áp dụng cơ chế “một cửa” theo chỉ thị của Bộ trưởng.
Ngày 21 tháng 2 năm 2005, Đề án triển khai áp dụng thí điểm cơ chế “một cửa”
của Cục Bảo vệ thực vật, Cục Thú y và Cục Nông nghiệp đã được Bộ trưởng phê
duyệt. Tiếp sau đó, ngày 14 tháng 6 năm 2005, Bộ trưởng đã phê duyệt Đề án của
Cục Thủy lợi và Cục Quản lý xây dựng công trình. Tháng 10 năm 2005, Đề án của Cục
Hợp tác xã và PTNT được chính thức phê duyệt. Tính đến tháng 6 năm 2006, 6 Cục
quản lý chuyên ngành của Bộ Nông nghiệp và PTNT đã chính thức triển khai áp dụng
cơ chế “một cửa” trong việc tiếp nhận, xử lý và trả lời các yêu cầu của khách hàng.

2.3.2 Trình tự thực hiện và kỹ thuật áp dụng
Xây dựng kế hoạch thí điểm cơ chế “một cửa”
Theo nội dung Công văn số 2797/BNN/VP ngày 16 tháng 11 năm 2004, 6 đơn vị
được lựa chọn thực hiện thí điểm đã tiến hành chuẩn bị các bước sau:
• Thành lập Ban chỉ đạo gồm từ 5 đến 8 thành viên. Trưởng Ban chỉ đạo là Thủ
trưởng đơn vị và Phó Ban chỉ đạo là một Lãnh đạo cấp phó. Các thành viên của
Ban chỉ đạo là cán bộ phụ trách và chuyên viên của các Phòng chức năng như:
Phòng Hành chính-Tổ chức, Phòng Kế toán, Phòng Thanh tra-Pháp chế và các
phòng chuyên môn khác có liên quan. Một trong những nhiệm vụ quan trọng đầu
tiên của Ban Chỉ đạo thí điểm cơ chế “một cửa” tại các Cục là xây dựng đề án thí
điểm. Sau khi đề án được Bộ trưởng phê duyệt, Ban chỉ đạo có trách nhiệm triển
khai thực hiện đề án – thành lập Bộ phận “một cửa”, đưa ra các định hướng chỉ
đạo hoạt động, xây dựng cơ chế giám sát và đánh giá, vv…
• Xây dựng kế hoạch thực hiện thí điểm cơ chế “một cửa”
• Thành lập Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả tại đơn vị
• Hoàn chỉnh Đề án và trình Bộ trưởng phê duyệt.
• Ban hành các quy định về trình tự và thủ tục giải quyết các vấn đề hành chính.
• Ban hành quy chế hoạt động của Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả.
• Cung cấp trang thiết bị làm việc cần thiết cho Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả.
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT đã phê duyệt đề án thực hiện thí điểm cơ chế
“một cửa” của 3 đơn vị ngày 21/2/2005, 2 đơn vị khác ngày 14/6/2005 và cuối cùng là
đề án của Cục Hợp tác xã & PTNT vào tháng 10 năm 2005. Các đơn vị đã khởi động
chương trình thí điểm chính thức từ các ngày 1/3/2005, 1/7/2005 và 1/11/2005 tuỳ


18
theo tiến độ xây dựng và phê duyệt đề án tương ứng với từng đơn vị. Quá trình xây
dựng và phê duyệt đề án của một số đơn vị bị chậm trễ. Vì đây là một chương trình thí
điểm nên phần lớn các đơn vị tham gia đều thiếu kinh nghiệm và gặp nhiều khó khăn,
lúng túng ngay từ giai đoạn thiết kế đề án. Các đề án đều phải chỉnh sửa một vài lần

và chưa có một khung thống nhất.
Nâng cao nhận thức và tăng cường năng lực
• Để thí điểm thành công cơ chế “một cửa” trong giải quyết các thủ tục hành chính
cho khách hàng, Lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và PTNT và các đơn vị thí điểm tập
trung trước hết vào việc nâng cao nhận thức cho các thành viên Ban chỉ đạo, đội
ngũ đảng viên và cán bộ công chức về đẩy mạnh công tác CCHC nói chung và nhu
cầu thiết lập và thực hiện cơ chế “một cửa” nói riêng nhằm có được sự đồng
thuận, nhất trí về quan điểm và quyết tâm trong quá trình thực hiện.
• Để củng cố quyết tâm của các đơn vị và giúp họ hiểu rõ hơn về mô hình giải quyết
các thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa”, Dự án Hỗ trợ CCHC, VIE/02/016 đã
tổ chức cho các đơn vị thực hiện thí điểm tham quan, khảo sát và học tập kinh
nghiệm ở một số địa phương như Thanh Hoá, Ninh Bình và Thành phố Hồ Chí
Minh, là những địa phương áp dụng tốt cơ chế “một cửa”.
• Dự án hỗ trợ CCHC đã mời các chuyên gia tư vấn trong nước hỗ trợ các đơn vị hoàn
thiện đề án, đóng góp ý kiến hoàn chỉnh các quy trình thủ tục và đưa ra các
khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng cơ chế. Đồng thời, dự án cũng đã
hỗ trợ tổ chức một số hội thảo, tập huấn về nội dung và phương pháp điều tra
mức độ hài lòng của khách hàng cũng như đánh giá hiệu quả hoạt động của các
đơn vị áp dụng cơ chế “một cửa”.
Thông tin phản hồi sau các chuyến tham quan, khảo sát và các hội thảo đã chỉ ra
rằng đây là những hoạt động quan trọng trong việc vượt qua những trở ngại để thực
hiện thành công và tăng cường năng lực cho cán bộ của đơn vị.
Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả
Nơi trực tiếp thực hiện cơ chế “một cửa” ở mỗi Cục được gọi là Bộ phận Tiếp nhận
và Trả kết quả (TN&TKQ) hay nói một cách ngắn gọn là “Bộ phận một cửa”. Cơ cấu tổ
chức và nhân sự của Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả do Cục trưởng quyết định căn
cứ trên ý kiến đề xuất của Ban chỉ đạo thực hiện thí điểm. Bộ phận TN&TKQ thường
có từ 3 đến 7 người, do Trưởng phòng Hành chính-Tổ chức hay một chuyên viên có
kinh nghiệm phụ trách. Các thành viên của Bộ phận TN&TKQ là cán bộ công chức từ
các phòng liên quan như Phòng Hành chính tổng hợp, Phòng Kế toán, Phòng Thanh

tra – Pháp chế và một số phòng chuyên môn khác. Cán bộ công chức được cử đến làm
việc tại Bộ phận TN&TKQ là những người có kinh nghiệm, kỹ năng hành chính và nắm
vững các quy trình thủ tục hành chính và các quy định pháp lý liên quan đến các lĩnh
vực công việc áp dụng theo cơ chế “một cửa”.
Chức năng chính của Bộ phận một cửa là tiếp nhận những yêu cầu dịch vụ, giải
quyết và trả kết quả cho khách hàng trong thời gian ấn định. Bộ phận một cửa là nơi
trực tiếp và hàng ngày giao dịch với các khách hàng của đơn vị, đưa ra những chỉ dẫn,
tham vấn và trả lời các yêu cầu của khách hàng. Bộ phận một cửa tự quản lý các trang
thiết bị và phương tiện làm việc của mình.


19
Các mô hình dịch vụ
Có 2 mô hình dịch vụ hiện áp dụng tại Bộ Nông nghiệp và PTNT – mô hình Tiếp
nhận - Xử lý - Trả kết quả (R-S-R) và mô hình Tiếp nhận - Trả kết quả (R-R).
Trong mô hình Tiếp nhận - Xử lý - Trả kết quả (R-S-R), Bộ phận một cửa tiếp
nhận các yêu cầu về một dịch vụ cụ thể. Nhân viên tại Bộ phận sẽ kiểm tra, xác nhận,
xử lý và trả kết quả cho khách hàng. Ưu điểm của mô hình này là Bộ phận một cửa có
thể giải quyết tất cả các yêu cầu của khách hàng một cách độc lập, không cần sự hỗ
trợ của các phòng chuyên môn; do vậy có thể giải quyết một số lượng lớn các yêu cầu.
Bộ phận một cửa theo mô hình này phải có những nhân viên là những cán bộ có đủ
trình độ và năng lực chuyên môn liên quan đến lĩnh vực công việc do Bộ phận giải
quyết. Diện tích làm việc của Bộ phận một cửa cũng phải đủ rộng để các cán bộ của
Bộ phận làm việc thường xuyên tại đây. Mô hình R-S-R thích hợp với những Cục tiếp
nhận nhiều yêu cầu của khách hàng, tạo một khối lượng công việc hợp lý cho các cán
bộ của Bộ phận làm việc chuyên trách.
Hình 2: Mô hình R-S-R

Để đảm bảo có được những nhân viên có đủ năng lực có thể trực tiếp giải quyết
các yêu cầu của khách hàng tại Bộ phận một cửa, chuyên viên của các phòng chuyên

môn liên quan được cử đến làm việc tại Bộ phận. Chỉ duy nhất có Cục Bảo vệ thực vật
có đủ khối lượng công việc cho phép thực hiện cơ chế “một cửa” theo mô hình R-S-R
này ngay từ đầu.
Trong mô hình thứ hai Tiếp nhận - Trả kết quả (R-R), Bộ phận một cửa sẽ tiếp
nhận và vào sổ theo dõi yêu cầu về một dịch vụ cụ thể. Bộ phận này sau đó sẽ chuyển
yêu cầu đến các phòng chuyên môn để kiểm tra, xác nhận hồ sơ, xử lý và gửi kết quả
cho Bộ phận một cửa. Bộ phận một cửa tiến hành trả kết quả cho khách hàng. Ưu
điểm của mô hình R-R này là Bộ phận một cửa chỉ cần một vài nhân viên, không yêu
cầu trình độ chuyên môn sâu. Mô hình này không chỉ cần một không gian làm việc hạn
chế, có thể chỉ một bàn tiếp nhận là đủ. Nhược điểm của mô hình này là ở chỗ “Bộ
phận một cửa” có xu hướng thụ động, phụ thuộc vào hoạt động và tiến độ xử lý của
các phòng chuyên môn và không có khả năng giải quyết số lượng lớn các yêu cầu của
khách hàng.


×