Tải bản đầy đủ (.doc) (63 trang)

Nghiên cứu nhu cầu tiêu dùng rau an toàn trên địa bàn thị trấn trâu quỳ-gia lâm- hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (345.71 KB, 63 trang )

MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU SƠ ĐỒ.......................................................................................v
PHẦN I: MỞ ĐẦU.................................................................................................................1
1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI................................................................................1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU.........................................................................................3
1.3 CÁCH TIẾP CẬN.........................................................................................................4
1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU............................................................4
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu............................................................................................4
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu...............................................................................................5
PHẦN II : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ .........................................................................................6
THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI....................................................................................................6
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN.......................................................................................................6
2.1.1 Nhu cầu là gì?........................................................................................................6
2.1.2. Phân loại nhu cầu..................................................................................................6
2.1.3. Một số vấn đề liên quan đến tâm lý người tiêu dùng............................................8
2.1.4. Khái niệm về “Nông nghiệp sạch” và khái niệm về rau an toàn........................11
2.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN..................................................................................................15
2.2.1. Thực trạng tiêu dùng rau, quả trên thế giới.........................................................15
2.2.2. Thực trạng tiêu dùng rau an toàn ở Việt Nam....................................................16
2.2.3.Các công trình nghiên cứu liên quan...................................................................17
PHẦN III: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.........................23
3.1 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN HUYỆN GIA LÂM..............................................................23
3.1.1 Điều kiện tự nhiên....................................................................................................23
3.1.2 Đặc điểm kinh tế xã hội của huyện Gia Lâm.......................................................25
3.2 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN THỊ TRẤN TRÂU QUỲ......................................................26
3.2.1. Đặc điểm tự nhiên...............................................................................................26
3.2.2. Tình hình dân số và phân bố lao động trên địa bàn............................................27
3.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..............................................................................31
3.3.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu....................................................................31
3.3.2 Phương pháp thu thập thông tin...........................................................................31
3.3.3 Phương pháp phân tích........................................................................................32


PHẦN IV:.............................................................................................................................33
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN....................................................................33
4.1.1. Độ tuổi của chủ hộ điều tra.................................................................................33
4.1.2. Trình độ học vấn của chủ hộ điều tra.................................................................34
4.1.3 Tình trạng nghề nghiệp và hôn nhân của chủ hộ điều tra..................................34
4.3.1. Thực trạng nhu cầu tiêu dùng rau an toàn của các hộ gia đình điều tra..............37
4.3.2. Các yếu tố ảnh tới nhu cầu tiêu dùng rau an toàn của các hộ điều tra................38
4.3.3. Phân tích mối quan hệ giữa mức thu nhập và nhu cầu sẵn sàng chi trả cao hơn
mức bình thường đối với các sản phẩm rau hữu cơ và rau an toàn..............................50
5.1. KẾT LUẬN................................................................................................................54
i


5.2. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ...............................................................................................55
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................................57

ii


Lời cảm ơn
Trong quá trình thực hiện đề tài này nhóm nghiên cứu chúng tôi ngoài
sự nỗ lực, phấn đấu bản thân chúng tôi còn nhận được sự quan tâm giúp đỡ
của nhiều tập thể và cá nhân trong và ngoài trường.
Nhân dịp này xin cho nhóm nghiên cứu chúng tôi gửi lời cảm ơn chân
thành nhất tới các thầy cô trong nhà trường nói chung và các thầy cô trong
khoa Kinh tế & Phát triển nông thôn nói riêng đã tận tình giảng dạy và truyền
đạt cho chúng tôi những kinh nghiệm quý báu. Chúng tôi xin chân thành cảm
ơn Chương trình hợp tác Đại học, trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Hội
đồng liên Đại học pháp ngữ - Bỉ đã tạo điều kiện thuận lợi cho chúng tôi hoàn
thành đề tài này. Đặc biệt nhóm chúng tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Thầy

Nguyễn Viết Đăng, Cô Lê Thị Thanh Loan và Thầy Nguyễn Quốc Oánh
những người đã quan tâm, chỉ bảo hướng dẫn nhiệt tình nhóm chúng tôi trong
suốt quá trình học tập cũng như nghiên cứu đề tài để nhóm chúng tôi có thể
hoàn thành đề tài này một cách tốt nhất.
Nhóm chúng tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới tập thể các
hộ gia đình thuộc các khu vực thôn Đào Nguyên, Kiên Thành, tổ dân phố
Vườn Dâu, Nông Lâm, thôn An Đào, Chính Trung, Bình Minh thuộc địa bàn
Thị trấn Trâu Quỳ đã hợp tác, giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho
chúng tôi để chúng tôi hoàn thành đề tài này.
Cuối cùng nhóm chúng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới gia
đình, bạn bè và người thân của chúng tôi, những người đã tạo điều kiện cho
chúng tôi học tập, nghiên cứu và luôn động viên chúng tôi trong suốt quá trình
thực hiện đề tài vừa qua.
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn !
Hà Nội, ngày …Tháng…Năm 2011
Nhóm 2

iii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
RAT
WHO

: Rau an toàn
: Tổ chức y tế thế giới (World Health Organization)

FAO

: Tổ chức lương thực và nông nghiệp Liên Hợp Quốc (Food


and Agriculture Organization)
CIRAD
: Trung tâm Hợp tác quốc tế nghiên cứu nông học vì sự
phát triển
BVTV
NN&PTNT
EU
TB
CNXH
TT

UBND
VNĐ

: Bảo vệ thực vật
: Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn
: Liên minh các nước Châu Âu (European Union)
: Trung Bình
: Chủ Nghĩa Xã Hội
: Thị Trấn
: Quyết Định
: Ủy Ban Nhân Dân
: Việt Nam Đồng

iv


DANH MỤC BẢNG BIỂU SƠ ĐỒ
Biểu 1 : Cơ cấu hộ của thị trấn Trâu Quỳ năm 2008

Bảng 2.1 : Ngưỡng cho phép dư lượng nitrat trong một số loại rau
( Theo qui định của WHO)
Bảng 2.2 : Hàm lượng kim loại nặng ( Theo quy định của WHO)
Bảng 3.1 : Phản ánh giá trị sản xuất kinh doanh của thị trấn Trâu Quỳ
Bảng 4.1 : Thông tin về chủ hộ gia đình
Bảng 4.2 : Bảng thông tin thu nhập bình quân của các hộ
Bảng 4.3 : loại rau mà gia đình hay ăn nhất.
Bảng 4.4 : Bảng tiêu chí quan trọng để quyết định chọn mua rau.
Bảng 4.5 : Tiêu chí quan trọng nhất để lựa chọn cửa hàng, quầy hàng
bán rau
Bảng 4.6 : Mức giá sẵn sàng chi trả cao hơn cho sản phẩm rau an toàn
so với rau thường
Bảng 4.7 : Mức giá sẵn sàng chi trả cao hơn cho sản phẩm rau hữu cơ
so với rau thường
Bảng 4.8 : Quan hệ giữa thu nhập bình quân đầu người và mức sẵn
sàng chi trả cao hơn (%) với sản phẩm rau an toàn
Bảng 4.9 : Quan hệ giữa thu nhập bình quân đầu người và mức sẵn
sàng chi trả cao hơn (%) với sản phẩm rau hữu cơ

v


PHẦN I: MỞ ĐẦU
1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Rau là loại thực phẩm rất cần thiết và không thể thay thế được trong đời
sống hàng ngày của con người trên khắp hành tinh, cây rau cung cấp rất nhiều
chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của cơ thể con người như các loại
vitamin, chất khoáng…
Khi đời sống của người dân được nâng cao, nhu cầu lương thực và các
thức ăn giàu đạm được bảo đảm thì yêu cầu về sản phẩm rau xanh không chỉ

đơn thuần là đủ về số lượng mà cần yêu cầu cả về chất lượng.
Tình hình vệ sinh an toàn thực phẩm đang trong tình trạng đáng báo
động, hiện nay, tình trạng ô nhiễm vi sinh vật, hóa chất độc hại, kim loại nặng,
thuốc bảo vệ thực vật… ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cộng đồng.
Theo số liệu của Cục Quản lý chất lượng Vệ sinh an toàn thực phẩm cho thấy,
các vụ ngộ độc thực phẩm cho sản phẩm nông nghiệp và thủy sản là 217 vụ
với 5.230 người mắc và 142 người chết; Ngộ độc do cá nóc là 125 vụ với 726
người mắc và 120 người chết. Đặc biệt tỷ lệ ngộ độc do rau củ quả chiếm tỷ
lệ cao nguyên nhân do hóa chất bảo vệ thực vật, cũng do thói quen của người
dân hay ăn các thức ăn rau tươi sống chính vì thế hàm lượng chất bảo vệ thực
vật tồn dư trong các loại rau là nguyên nhân gây ra ngộ độc. Ngộ độc thực
phẩm do rau củ quả là 168 vụ với 3.082 người mắc và 16 người chết; ngộ độc
do nấm độc là 99 vụ với 473 người mắc phải và 81 người chết. Số liệu của
Cục Quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm cũng cho thấy 86,6% việc
chế biến thực phẩm chủ yếu là hộ gia đình, cá thể, trong đó chiếm 86,7%
không đạt yêu cầu về điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm ( chủ yếu về điều
kiện cơ sở và con người )

1


Thực tế hiện nay nhu cầu về sản phẩm rau hoa quả của người dân là
ngày càng tăng, các sản phẩm rau, hoa quả được bán tràn lan trên thị trường
mà không có sự quản lý và kiểm định chất lượng của các nhà khoa học. Các
cơ sở sản xuất và tiêu thụ rau an toàn đã xuất hiện nhưng còn mang tính nhỏ lẻ
và chưa phổ biến một cách rộng rãi. vì vậy vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm
với mặt hàng nông sản nhất là sản phẩm rau đang được xã hội đặc biệt quan
tâm.
Trước tình hình trên, các địa phương sản xuất rau an toàn cũng khá phổ
biến, đã có rất nhiều vùng sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGap,

nhưng có khá nhiều nguyên nhân ảnh hưởng tới khả năng tiêu dùng sản phẩm
này của người dân, điều đó ảnh hưởng trực tiếp tới tính an toàn trong sản
phẩm tiêu dùng của họ và quá trình bán hàng của các cơ sở sản xuất rau an
toàn.
Tuy nhu cầu tiêu dùng rau an toàn ngày càng tăng nhưng có đến 74%
lượng rau an toàn sản xuất theo quy trình an toàn phải bán trên thị trường, chỉ
24% bán trong các của hàng siêu thị rau an toàn.
Thị trấn Trâu Quỳ là một thị trấn nhỏ nằm phía đông thành phố Hà Nội
thuộc huyện ngoài thành Hà Nội, huyện Gia Lâm. Với dân số khoảng 21053
người (nguồn: ủy ban nhân dân thị trấn Trâu Quỳ), nhu cầu tiêu dùng rau, củ,
quả hàng ngày là rất lớn. Hiện nay có khá nhiều các tầng lớp dân cư sống trên
địa bàn do đó nhu cầu tiêu dùng rau là rất đa dạng và phức tạp, bên cạnh đó
với hệ thống cung ứng các loại rau, củ, quả chưa thành một hệ thống cho việc
quản lý đảm bảo chất lượng cho người tiêu dùng đang là một mối lo ngại về
vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn. Vì vậy, trước tình hình trên
nhóm chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài “Nghiên nhu cầu tiêu dùng
rau an toàn trên địa bàn thị trấn Trâu Quỳ- Gia Lâm- Hà Nội” nhằm nghiên
cứu và phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới nhu cầu rau an toàn của người dân
2


trong khu vực và từ đó đưa ra một số các khuyến nghị, giải pháp cho các bên
liên quan tới vấn đề.

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu tổng quát
Nghiên cứu xác định nhằm làm rõ các yếu tố ảnh hưởng đến việc tiêu
dùng rau an toàn trên địa bàn thị trấn Trâu Quỳ- Gia Lâm- Hà Nội, từ đó giúp
chúng tôi đưa ra những kiến nghị, giải pháp giúp người dân, chính quyền địa
phương và các doanh nghiệp đưa ra những phương án tiêu dùng và tiêu thụ

sản phẩm rau an toàn.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở dữ liệu và thực tiễn về rau an toàn các yếu tố ảnh
hưởng đến tiêu dùng rau an toàn.
- Nghiên cứu xác định đặc điểm tiêu dùng sản phẩm rau an toàn và các
yếu tố ảnh hưởng đến việc tiêu dùng rau an toàn trên địa bàn thị trấn Trâu
Quỳ.
- Đưa ra các giải pháp giúp cho các đơn vị sản xuất kinh doanh trên địa
bàn nghiên cứu hoàn thiện quy trình sản xuất và chất lượng chủng loại sản
phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người tiêu dùng với rau an
toàn. Vậy vấn đề mà chúng ta quan tâm chính là tại sao người tiêu dùng không
thể tiếp cận được với rau an toàn và những gì ảnh hưởng tới quá trình tiếp cận
của họ. để người dân biết đến sản phẩm rau an toàn, và tiêu dùng là một vấn
đề còn nhiều điều để cho các nhà sản xuất và các cơ quan chức năng quan tâm
từ đó dẫn tới thành lập đề tài nghiên cứu của chúng tôi.

3


1.3 CÁCH TIẾP CẬN
Trong quá trình thực hiện đề tài chúng tôi đưa ra hai cách tiếp cận cơ
bản đó là:
- Tiếp cận theo nhu cầu: dựa vào nhu cầu của người dân trên địa bàn thị
trấn Trâu Quỳ về sử dụng các sản phẩm rau an toàn.
- Tiếp cận có sự tham gia: kết hợp trên giác độ cả người sản xuất và
người tiêu dùng rau an toàn để làm rõ vấn đề về việc xác định các yếu tố ảnh
hưởng đến việc tiêu dùng rau an toàn của người dân trên địa bàn.

1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là những hộ dân trên địa bàn thị trấn Trâu Quỳ
những người đang trực tiếp sử dụng các loại rau trên thị trường. Qua đó
nghiên cứu hành vi tiêu dùng của họ và các yếu tố ảnh hưởng tới hành vi tiêu
dùng rau của họ trên địa bàn nghiên cứu.

4


1.4.2 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nội dung: Nghiên cứu nhằm phản ánh thực trạng nhu cầu tiêu
dùng rau an toàn và xác định các yếu tố ảnh hưởng đến việc tiêu dùng rau an
toàn trên địa bàn thị trấn Trâu Quỳ nhằm đưa ra các giải pháp giúp cho các
đơn vị sản xuất kinh doanh trên địa bàn hoàn thành quy trình sản xuất và chất
lượng chủng loại sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người
tiêu dùng đối với rau an toàn.
- Phạm vi không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu trên địa bàn thị trấn
Trâu Quỳ, trọng điểm là một số các thôn như Đào Nguyên, An Đào, Cửa Việt,
Chính Trung, Kiên Thành, Vườn Dâu, Nông Lâm. Việc chọn địa bàn nghiên
cứu như vậy đảm bảo có cách nhìn tương đối tổng thể về việc chọn mẫu.
- Phạm vi thời gian: đề tài của chúng tôi được thực hiện trong khoảng
thời gian từ tháng 1/2010- tháng 10/2010

5


PHẦN II : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ
THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1 Nhu cầu là gì?
Nhu cầu là một khái niệm tương đối rộng, được hiểu và khái quát theo

nhiều cách khác nhau sau đây là một số khái niệm về nhu cầu:
- Nhu cầu là đòi hỏi, mong muốn, nguyện vọng của con người về vật
chất và tinh thần để tồn tại và phát triển. Tùy theo trình độ nhận thức, môi
trường sống đặc điểm tâm sinh lý, mỗi người lại có một nhu cầu khác nhau.
- Theo philip kotler, chuyên gia marketing hàng đầu thế giới: nhu cầu là
cảm giác thiếu hụt cái gì đó mà con người cảm nhận được. nhu cầu con người
đa dạng và phức tạp. Nhu cầu ăn uống, nhu cầu sự ấm áp và an toàn, nhu cầu
về tài sản, thế lực tình cảm… khi nhận thức được nhu cầu con người sẽ tìm
cách tìm vật gì đó để thỏa mãn nó. Từ đó hình thành lên ước muốn (Nguyễn
Nguyên Cự- 2005)
- Nhu cầu con người được hình thành trong quá trình đấu tranh với tự
nhiên và đấu tranh giai cấp, nên mang tính chất xã hội và có giai cấp. Nhu cầu
của con người trong xã hội: một mặt phản ánh những điều kiện vật chất và
tinh thần có trong xã hội, mặt khác phản ánh nguyện vọng của người tiêu
dùng, điều đó cũng có nghĩa là nhu cầu gắn liền với tiêu dùng bởi vì mỗi nhu
cầu cụ thể nào đó của con người đều đồng thời phán ánh khả năng tiêu dùng,
vừa phản ánh nguyện vọng tiêu dùng.
2.1.2. Phân loại nhu cầu
2.1.2.1 Phân loại theo chủ thể bao gồm nhu cầu xã hội và nhu cầu cá
nhân

6


-

Nhu cầu xã hội: là nhu cầu về mở rộng sản xuất, xây dựng cơ

bản, công trình văn hóa xã hội,dự trữ và bảo hiểm xã hội. Đó là nhu cầu về
tích lũy.

-

Nhu cầu cá nhân: là nhu cầu về bồi dưỡng sức lao động và bồi

dưỡng tài năng. Đó chính là nhu cầu tiêu dùng.
→ Như vậy, mỗi quan hệ giữa nhu cầu xã hội và nhu cầu cá nhân về
thực chất là mỗi quan hệ tích lũy để mở rộng và cải tiến sản xuất với tiêu dùng
để duy trì và phát triển sức lao động. Giải quyết thỏa đáng mối quan hệ này sẽ
tạo điều kiện cho kinh tế- xã hội phát triển, trên cơ sở đó mà ngày càng cải
thiện đời sống người dân.
2.1.2.2 Phân loại theo khách thể: bao gồm nhu cầu vật chất và nhu cầu
tinh thần
- Nhu cầu vật chất: là nhu cầu bảo tồn con người về mặt sinh học, đó là
nhu cầu có tính chất bẩm sinh tạo thành bản năng tự nhiên vốn có của con
người với bất kỳ xã hội nào thì nhu cầu vật chất và nhu cầu trước nhất và quan
trọng nhất của con người.
- Nhu cầu tinh thần: nhu cầu tinh thần không phải là bẩm sinh của con
người, nó được hình thành và phát triển cùng với sự phát triển tiến bộ của loài
người. Nhu cầu tinh thần không có giới hạn được tăng lên nhanh chóng và
ngày càng phong phú đặc biệt là nhu cầu về giáo dục, văn hóa, nghệ thuật.
2.1.2.3 Phân theo trình độ phát triển của xã hội: bao gồm nhu cầu lý
tưởng, nhu cầu đã đạt được và nhu cầu cần thực hiện.
- Nhu cầu lý tưởng: là nhu cầu hợp lý mang tính chất lý thuyết được xác
định căn cứ vào yêu cầu về sinh lý của các lứa tuổi, nghề nghiệp, giới tính, tôn
giáo nhu cầu lý tưởng chỉ là một bộ phận hợp lý trong tổng thể những mong
muốn và đòi hỏi không bời bến của con người. Trong đời sống xã hội sự ra
tăng nhu cầu và tư liệu để thỏa mãn nó đồng thời đẻ ra sự thiếu thốn nhu cầu
và tư liệu để thỏa mãn một khi nhu cầu nào đó của con người được thỏa mãn
7



sẽ có nhu cầu mới, sự xuất hiện thường xuyên của những nhu cầu mới thúc
đẩy con người hoạt động. Con người sẽ ngừng hoạt động khi không có nhu
cầu nữa. Hay nói cách khác, thể hiện mong muốn về mặt lý thuyết của nhu
cầu được xác định trên cơ sở nghiên cứu khoa học về mặt sinh lý của con
người. Nhu cầu này không bị giới hạn bởi khả năng thực hiện của xã hội.
- Nhu cầu đã đạt được: là nhu cầu hình thành trên thực tế, là nhu cầu bị
giới hạn bởi khả năng sản xuất và các điều kiện xã hội nhu thu nhập, giá cả…
trong từng thời kỳ nhất định.
- Nhu cầu thực hiện: là nhu cầu thỏa mãn trên thực tế, nó được quyết
định bởi khả năng thanh toán của người tiêu dùng và khả năng cung ứng hàng
hóa. Khi cung không cân bằng thì khối lượng và cơ cấu nhu cầu thực tế và
nhu cầu thực hiện không trùng nhau. Nếu cung một loại hàng hóa nào đó thấp
hơn nhu cầu hàng hóa đó thì cầu thực tế sẽ lớn hơn cầu thực hiện và tạo ra nhu
cầu không được thoả mãn, ngược lại nếu cung một loại hàng hóa nào đó cao
hơn nhu cầu hàng hóa đó thì cầu thực tế sẽ nhỏ hơn cầu thực hiện và tạo ra
nhu cầu được thỏa mãn.
2.1.3. Một số vấn đề liên quan đến tâm lý người tiêu dùng
2.1.3.1 Hành vi của người tiêu dùng là gì?
Hành vi người tiêu dùng là khoa học nghiên cứu động cơ thái độ hành
vi mua hàng hoặc không mua hàng của một người tiêu dùng. Hành vi người
tiêu dùng bắt dễ và ăn sâu trong tâm lý phô trương của con người trong xã hội,
mỗi cá nhân trong xã hội không ai giống ai vì thế hình thành lên những quyết
định tiêu dùng khác nhau.
2.1.3.2 Một số quy luật tâm lý của người tiêu dùng
- Quy luật tâm lý thứ nhất: nhu cầu và các hoạt động nói chung và các
hoạt động sản xuất nói riêng có mối quan hệ mật thiết tương tác qua lại và ảnh
hưởng lẫn nhau. Sản xuất tốt thì đáp ứng được nhu cầu tốt và ngược lại. Đây
8



còn thể hiện mối tương quan giữa hành động và nhu cầu, không chỉ thỏa mãn
nhu cầu tiêu dùng, hoạt động còn làm nảy sinh những nhu cầu tiêu dùng mới.
Một khi trình độ tiêu dùng này được thỏa mãn làm nảy sinh những ham muốn
ở trình độ cao hơn, có chất lượng, có văn hóa hơn.
- Quy luật tâm lý thứ hai: đó là tính kích thích của nhu cầu đối với hoạt
động nói chung, sản xuất nói riêng, không phải bao giờ cũng như nhau và bao
giờ cũng giống nhau. Nhu cầu tiêu dùng được đáp ứng gần mức mãn nguyện
thì tính kích thích của nó cũng yếu dần người ta chỉ và chỉ khát khao tiêu dùng
khi đối tượng thỏa mãn còn mới, chưa thật đầy đủ lòng ham muốn của người
tiêu dùng còn cao. Nghệ thuật thỏa mãn tiêu dùng còn thể hiện ở chỗ trình tự
đưa ra các mặt hàng đối với số lượng và chất lượng như thế nào, theo thứ tự
nào để người mua không bị nhàm chán, và nhu cầu với cái mới, cái tốt, cái
đẹp bao giờ cũng có tác động kích thích đối với hoạt động để làm ra những
vật phẩm tốt hơn bao giờ cũng có kích thích làm ra những vật phẩm tốt hơn.
- Quy luật tâm lý thứ ba: hoạt dộng nói chung, hoạt động sản xuất nói
riêng của con người là không cùng và nhu cầu của con người cũng bất tận.
Con người có thể phát triển gắn liền với sự gia tăng hoạt động và tăng cường
nhu cầu. Tiết chế nhu cầu, không nâng cao chất lượng cuộc sống là kìm hãm
phát triển của xã hội do không khai thác và sử dụng hết tiềm năng sáng tạo
còn rất phong phú trong mỗi con người.
- Quy luật tâm lý thứ tư: vấn đề nêu bật ở đây là xã hội càng đóng kín
thì nhu cầu càng trì trệ và cứ lặp đi lặp lại mãi. Sự tiến bộ của một quốc gia
cần có sự giao lưu trao đổi.
* Tóm lại, tâm lý tiêu dùng bao hàm có nhu cầu, thị hiếu, thói quen,
hứng thú và truyền thống tiêu dùng. Tâm lý tiêu dùng thể hiện cả chất lượng
sống, mức sống và nếp sống. Tâm lý tiêu dùng đã và đang hình thành phát
triển trong xã hội. Nó thúc đẩy sản xuất phát triển.
2.1.3.3 Sự hình thành tâm lý người tiêu dùng
9



Việc tiêu dùng hàng hóa- dịch vụ còn chịu ảnh hưởng bởi bốn yếu tố
tâm lý: động cơ, nhận thức, tri thức, niềm tin và thái độ.
- Động cơ: tại bất kỳ một thời điểm nhất định nào con người cũng có
nhu cầu. Một số nhu cầu có nguồn gốc sinh học. Chúng nảy sinh từ những
trạng thái căng thẳng về tâm lý như nhu cầu được thừa nhận được kính trọng
hay được gần gũi về tinh thần. Hầu hết những nhu cầu có nguồn gốc từ tâm lý
đều không đủ mạnh để thúc đẩy con người hành động theo chúng ngay lập
tức, một nhu cầu sẽ trở thành động cơ khi nó tăng lên đến một mức đủ mạnh.
Một động cơ hay một sự thôi thúc là một nhu cầu đã có đủ sức mạnh để thôi
thúc người ta hành động, việc thỏa mãn nhu cầu sẽ làm giảm bớt cảm giác
căng thẳng.
- Nhận thức: của một người có động cơ luôn sẵn sàng hành động. Vấn
đề người có động cơ đó sẽ hành động như thế nào trong thực tế còn chịu ảnh
hưởng từ sự nhận thức của người đó về tình huống lúc đó. Có sự nhận thức
khác nhau về một tình huống bởi mỗi người chúng ta soi xét, tổ chức và giải
thích thông tin đó theo cách riêng của mình. Nhân thức là quá trình thông qua
đó cá thể tuyển chọn, tổ chức và giả định thông tin tạo ra một bức tranh có ý
nghĩa về thế giới xung quanh.
- Tri thức: khi người ta hành động, họ cũng đồng thời lĩnh hội được tri
thức, tri thức mô tả những thay đổi trong hành vi của cá thể bắt nguồn từ kinh
nghiệm. Hầu hết các hành vi của con người đều được lĩnh hội.
- Niềm tin và thái độ: thông qua hành động và tri thức con người sẽ tạo
nên niềm tin và thái độ về hàng hóa tiêu dùng. Niềm tin sẽ giúp con người
quyết định tiêu dùng hàng hóa dịch vụ. Ví dụ hiện nay vấn đề chăm sóc sức
khỏe được quan tâm, đồng thời xảy ra nhiều vụ ngộ độc thực phẩm làm cho
nhu cầu về rau sạch tăng lên. Tuy nhiên người dân còn chưa có niềm tin về
nguồn cung ứng rau an toàn.
10



2.1.4. Khái niệm về “Nông nghiệp sạch” và khái niệm về rau an toàn
2.1.4.1 Khái niệm về “Nông nghiệp sạch”
Hiện nay, trên thế giới cũng như ở Việt Nam có hai quan niệm về nông
nghiệp sạch, đó là nông nghiệp sạch tương đối và Nông nghiệp sạch tuyệt đối
- Nông nghiệp sạch tuyệt đối là nông nghiệp hữu cơ, Nông nghiệp sinh
học, ở nền nông nghiệp này người ta áp dụng các biện pháp hữu cơ và sinh
học, trở lại chế độ canh tác tự nhiên, không dùng các loại phân bón hóa học
hay thuốc bảo vệ thực vật. Các loại cây trồng được sản xuất trong nhà kính, và
cách ly với các yếu tố độc hại của môi trường bên ngoài. Hầu như nền nông
nghiệp này chỉ áp dụng được ở các nước phát triển, vì họ có điều kiện về tài
chính để đâu tư vốn cũng như cơ sở vật chất cho sản xuất nông nghiệp.
- Nông nghiệp sạch tương đối là nền nông nghiệp có sự kết hợp các
biện pháp thâm canh hiện đại, đặc biệt là các thành tựu về công nghệ sinh học,
kỹ thuật cao với các biện pháp hữu cơ, sinh học để giảm thiểu tới mức thấp
nhất việc sử dụng phân bón hữu cơ và thuốc bảo vệ thực vật nhằm hạn chế tối
đa tác động xấu của sản xuất đến môi trường, đồng thời các sản phẩm sản xuất
ra có dư lượng chất hóa học, kim loại nặng và độc tố ở mức cho phép. Nền
nông nghiệp này hầu hết được áp dụng ở các nước đang phát triển.
2.1.4.2 Khái niệm rau an toàn
Rau an toàn ( RAT) là khái niệm xuất hiện ở nước ta trong thời gian
gần đây trước tình hình một số sản phẩm rau xanh được tiêu thụ trên thị
trường đã gây ngộ độc thực phẩm cho người sử dụng.
Theo tổ chức y tế thế giới WHO tổ chức nông lương và lương thực của
liên hợp quốc FAO thì rau an toàn phải đảm bảo các yếu tố sau:
• Rau đảm bảo phẩm cấp chất lượng không bị hư hại, dập nát, héo, và
không ủ bằng hóa chất độc hại.
• Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật hàm lượng Nitrat và kim loại nặng
dưới mức cho phép.

11


• Rau không bị bệnh không có vi sinh vật gây hại cho con người và
gia súc.
• Tiêu chuẩn rau an toàn của thế giới và của Việt Nam.
• Theo các nhà nghiên cứu, hàm lượng các yếu tố gây ô nhiễm trên
các sản phẩm rau như hàm lượng Nitrat kim loại nặng hóa chất bảo
vệ thực vật, vi sinh vật...có thể gây hại tới sức khỏe người sử dụng
tùy thuộc vào mức độ ô nhiễm, do đó sản phẩm rau được coi là an
toàn khi đáp ứng được các thông số kỹ thuật cho phép của cơ quan
giám định chất lượng và ở mỗi quốc gia đều xây dựng các chỉ tiêu
phù hợp.
Tiêu chuẩn RAT thế giới và Việt Nam
Theo các nhà nghiên cứu hàm lượng các yếu tố gây ô nhiễm trên
các sản phẩm rau như hàm lượng nitơ rát, kim loại nặng, hóa chất BVTV, vi
sinh vật.. có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe của người sử dụng tùy thuộc vào
mức độ ô nhiễm. Do đó, sản phẩm rau đươc xem là an toàn khi đáp ứng được
các thông số kỹ thuât cho phép của các cơ quan giám định và ở mỗi quốc gia
đều xây dựng các chỉ tiêu phù hợp. Theo tổ chức Y tế thế giới, dư lượng cho
phép trong sản phẩm rau đối với các yếu tố ô nhiễm như sau:
Bảng 2.1 : Ngưỡng cho phép dư lượng nitrat trong một số loại rau
( Theo qui định của WHO)
ĐVT: mg/kg sản phẩm
Loại rau
Dư Lượng
Dư hấu
Dưa bở
Ớt ngọt
Măng tây

Đậu quả
Ngô rau
Cải bắp
Xu hào

60
90
200
200
200
300
500
500

Loại rau
Hành tây
Cà chua
Dưa chuột
Khoai tây
Cà rốt
Hành lá
Bầu bí
Cà tím

12

Dư lượng
150
150
250

250
400
400
400


Súp lơ
( nguồn: FAO, 1993)

500 Xà lách

1500

Bảng 2.2: Hàm lượng kim loại nặng ( Theo quy định của WHO)
Loại kim loại
Dư lượng
Loại kim loại
Dư lượng
Chì ( pb)
0,5 Camidi ( Cd)
0,03
Asen ( As)
0,2 Thủy ngân ( Hg)
0,02
Đồng ( Cu)
5,0 Kẽm ( Zn)
10,0
Thiếc ( Sn)
200,0 Aplatoxin BI
0,005

Paiutin
0,05
(nguồn: FAO, 1993)
Rau an toàn ( RAT) là khái niệm được sử dụng để chỉ các loại rau
được canh tác trên các diện tích dất có thành phần hóa - thổ nhưỡng được
kiểm soát (nhất là kiểm soát hàm lượng kim loại nặng và chất độc hại có
nguồn gốc từ phân bón, từ các chất bảo vệ thực vật và các chất thải sinh hoạt
còn tồn tại trong đất đai), được sản xuất theo những quy trình nhất định ( đặc
biệt là quy trình sử dụng phân bón thuốc trừ sâu và tưới nước), và nhờ vậy rau
đảm bảo các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm do các cơ quan quản lý nhà
nước đặt ra.
Gọi là rau an toàn vì trong quá trình sản xuất rau người ta vẫn sử dụng
phân bón nguồn gốc vô cơ và chất bảo vệ thực vật, tuy nhiên với liều lượng
hạn chế hơn, thời điểm phù hợp hơn và chỉ sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực
vật trong danh mục cho phép. Trong rau an toàn tồn tại một dư lượng nhất
định các chất độc hại, nhưng không đến mức ảnh hưởng tới sức khỏe của con
người.
Theo tổ chức y tế thới giới rau an toàn là rau cần phải đạt được các tiêu
chuẩn nghiêm ngặt về dư lượng thuốc BVTV, phân bón, kim loại nặng, và vi
sinh vật trong rau phải đạt dưới mức tiêu chuẩn cho phép. Nếu vi phạm một
trong bốn tiêu chuẩn trên thì không được gọi là rau an toàn.
13


Rau an toàn của Việt Nam được nói tới chủ yếu để phân biệt với rau
được canh tác bằng các kỹ thuật thông thường, họ kiểm soát trên góc độ vệ
sinh an toàn thực phẩm. Ở các nước phát triển với quy trình công nghệ sản
xuất rau chuẩn, với sử dụng phân bón, thuốc BVTV kiểm soát được, vấn đề
rau an toàn về cơ bản đã được giải quyết.
Bộ NN&PTNT của Việt Nam đưa ra các quy định về sản xuất rau an

toàn như sau:
Những sản phẩm rau tươi bao gồm tất cả các loại rau ăn thân, lá, củ hoa
và quả có chất lượng đúng như đặc tính của nó, hàm lượng hóa chất và mức
độ ô nhiễm các vi sinh vật gây hại ở mức tiêu chuẩn cho phép, bảo đảm an
toàn cho người tiêu dùng và môi trường thì được coi là rau đảm bảo vệ sinh an
toàn thực phẩm gọi tắt là rau an toàn.
Các chỉ tiêu đánh giá mức độ bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm của
sản phẩm rau đặt ra như sau
Về hình thái: sản phẩm thu hoạch đúng thời điểm, đúng yêu cầu của
từng loại rau, đúng độ chín kỹ thuât ( hay thương phẩm), không dập nát , hư
thối, không lẫn tạp, không sâu bệnh và có bao gói thích hợp
Về nội chất phải đảm bảo mức quy định cho phép
+ Dư lượng các loại hóa chất BVTV trong sản phẩm rau.
+ Hàm lượng NO3 tích lũy trong sản phẩm rau.
+ Hàm lượng tích lũy của một số kim loại nặng chủ yếu như: chì, thủy
ngân, asen, cadimin, đồng
+ Mức độ ô nhiễm các loại vi sinh vật gây bệnh ( ecoli, sanmollela,
trứng giun, sán..v.v)
Sản phẩm rau an toàn chỉ được coi là đảm bảo vệ sinh an toàn thực
phẩm, khi hàm lượng tồn dư các chỉ tiêu trên không vượt quá giới hạn quy
định.
14


Tóm lại, theo quan điểm của nhiều nhà khoa học cho rằng: Rau an toàn
là rau được sản xuất theo quy trình kỹ thuật đáp ứng nhu cầu sau:
- Rau an toàn là rau đảm bảo phẩm cấp, chất lượng, không bị gây hại,
dập nát, héo úa
- Dư lượng thuốc trừ sâu, BVTV hàm lượng NO 3 và hàm lượng kim
loại nặng dưới mức cho phép

- Không bị sâu bênh, không có vi sinh vật gây hại cho người và gia súc

2.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN
2.2.1. Thực trạng tiêu dùng rau, quả trên thế giới
Hiện nay trên thế giới rau là một loại thực phẩm không thể thiếu đối với
người tiêu dùng. Tùy theo phong tục tập quán của từng nước nó được sử dùng
với nhiều phương thức khác nhau. Ở các nước đang phát triển, rau thường nấu
chín và ăn như các món ăn thêm hoặc ăn lẫn với thịt, cá hay các thức ăn khác.
Tại các nước phát triển, nhu cầu rau tươi rất cao. Riêng đối với một số nước
có mùa đông kéo dài thường phải dùng cả rau đông lạnh nhưng sở thích của
họ vẫn là rau tươi. Mội số loại rau có thể để đông lạnh như đậu các loại..v.v.
đối với các nước châu phi lại có kiểu sử dụng rau khác, so với tình hình sử
dụng chung, ví dụ như trồng sắn ngoài việc ăn củ họ còn dùng cả lá.
Mức tiêu thụ rau khác nhau cũng tùy theo mỗi quốc gia và còn phụ
thuộc vào mức thu nhập, tuy nhiên một số nước còn phụ thuộc vào tập quán
ăn uống của người dân ở đó
*EU
Theo euromonitor (2004), tổng mức tiêu thụ rau bào gồm cả khoai tây ở
thị trường EU đạt khoảng 29 triệu tấn, trong đó tiêu thụ khoai tây chiếm >
50% lượng rau tiêu thụ và cà chua chiếm khoảng 10%. Đức là thị trường tiêu
thụ rau tươi lớn nhất EU với lượng tiêu thụ khoảng 5,6 triệu tấn, tiếp đó là
Anh , Italia và Hà lan
15


Với thị hiếu tiêu dừng các sản phẩm có lợi cho sức khỏe, anh có thị
trường rau quả chế biến lớn nhất EU, chiếm 20% tổng giá trị toàn EU và đứng
thứ 3 EU về sản lượng tiêu thụ với 16% chỉ sau đức 21% và italy 17%. Năm
2006, tiêu thụ rau quả chế biến của anh có sản lượng 4,7 triệu tấn đạt 6 tỷ ero
Italia là nước tiêu thụ rau quả chế biến và bảo quản đứng thức 3 trong

EU. Từ năm 2001 đến năm 2005 trị giá rau quả chế biến và bảo quản tăng 4%.
Tiêu thụ rau quả chế biến và bảo quản bình quân đạt 84kg/ 1 người, cao hơn
mức bình quân của EU 62kg/ 1 người
* Thái Lan
Là một đất nước trồng rau nhiệt đới và ôn đới, nên chủng loại rau của
thái lan rất phong phú. Hiện nay có khoảng trên 100 loại rau được trồng ở
nước này trong đó có 45 loại được trồng phổ biến
Mức tiêu dùng rau bình quan tại thái lan là 53 kg/ người/ năm với các
kênh tiêu thụ chủ yếu trên thị trường
Loại kênh thứ nhất: người sản xuất . Nhóm nông dân tự thành lập người bán buôn ( tại băng cốc/ người chế biến/ người xuất khẩu - người bán
buôn - người bán lẻ - người tiêu dùng)
Loại kênh thứ 2 : người sản xuất - người thu gom trên địa bàn trồng rau
- thị trường bán buôn trung tâm/người bán buôn tại băng cốc – người bán lẻ người tiêu dùng
2.2.2. Thực trạng tiêu dùng rau an toàn ở Việt Nam
Đối với người Việt Nam rau là một loại thực phẩm không thể thiếu
trong mỗi bữa ăn, có thể nói đây là một sản phẩm quen thuộc và không thể
thiếu. Rau an toàn là một sản phẩm mới, hiểu theo một cách nào đó với người
Việt Nam rau an toàn thường mang tính hiện đại và tính thương mại cao vì giá
của nó.

16


Người tiêu dùng đã ý thức được các sản phẩm rau an toàn và tính quan
trọng của sản phẩm này đối với sức khỏe trong tình hình sản xuất rau không
đảm bảo nhất là dân cư ở các khu vực thành thị.
Trong những năm gần đây nhu cầu về sản phẩm rau an toàn trong nước
ngày càng gia tăng, tuy nhiên có một thực trạng và cho rằng đó cũng là một
nghịch lý đã tồn tại từ rất lâu trong tâm trí người tiêu dùng hiện nay đó là rau
sản xuất không theo qui trình, không được kiểm soát lại bán được nhiều hơn

so với rau sạch, rau an toàn do giá thành rẻ hơn. Người tiêu dùng trong nước
hoàn toàn ý thức được mức độ nguy hại từ sản phẩm rau không an toàn, và họ
đánh giá cao việc sản xuất các sản phẩm rau hữu cơ và rau an toàn bằng việc
sẵn sàng chấp nhận các sản phẩm này. Tuy nhiên có hai lý do khiến cho thị
trường rau an toàn hiện nay ở Việt Nam đang là một dấu hỏi lớn:
+ Tôi không mua rau an toàn vì không biết địa chỉ bán rau an
toàn
+ Tôi không mua rau an toàn vì tôi nghĩ rau an toàn cũng chưa
chắc đảm bảo an toàn. ( O2tv.vn)
Hiện nay ở Việt Nam nhiều người sản xuất rau đã ý thức được tầm quan
trọng của chất lượng sảm phẩm đối với người tiêu dùng nên họ cũng tự giác
tuân thủ chặt chẽ các qui định trong sản xuất rau an toàn. Nhưng làm cách nào
để tất cả người tiêu dùng đều được tiếp cận với rau an toàn đang là một điều
mà nhiều nhà sản xuất và các chuyên gia đầu ngành đau đầu suy nghĩ.
2.2.3.Các công trình nghiên cứu liên quan
Nghiên cứu của Lê Anh Tuấn, tìm hiểu hệ thống thị trường tiêu thụ rau
quả quận Đống Đa, 2001
Trong nghiên cứu này, tác giả dựa trên thực trạng thị trường rau quả
của quận phân tích ảnh hưởng của một số nhân tố chính tới quá trình hình
thành và phát triển hệ thống thị trường tiêu thụ rau an quả của quận đồng đề
17


xuất một số biện pháp về sản xuất và tiêu thụ rau quả góp phần hoàn thiện và
phát triển thị trường.
Kết quả nghiên cứu này cho thấy, các kênh tiêu thụ của thị trường rau
quả quận Đống Đa rất phong phú và đa dạng. Mạng lưới chợ của quận tương
đối nhiều nhưng quy mô nhỏ và cơ sở hạ tầng kém nên chưa đáp ứng được
nhu cầu của người mua và người bán. Số lượng người bán rong đông gây cản
trở giao thông, mất vệ sinh môi trường và mất công bằng đối với những quầy

bán lẻ. Hoạt động cả kênh tiêu thụ chưa hiệu quả, mang tính thời vụ. Có nhiều
yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động của hệ thống thông tin thị trường nhất là vấn
đề chất lượng sản phẩm.
Chính vì vậy, nghiên cứu cho rằng quận Đống Đa cần quan tâm hơn
nữa đối với hệ thống thông tin thị trường tiêu thụ rau quả, có chính sách hỗ trợ
khuyến khích các thành viên tham gia hệ thống thị trường, phát triển cơ sở hạ
tầng và tăng cương công tác quản lý, giám sát chất lượng, tổ chức kinh doanh.
Ban quản lý các chợ cần bố trí hợp lý vị trí quầy hàng cho phù hợp, tăng
cường công tác bảo vệ, quản lý và giữ gìn vệ sinh. Các thành phần tham gia
thị trường cần có phương pháp cần có phương hướng kinh doanh lâu dài, nâng
cao trình độ hiểu biết về thị trường, từng bước mở rộng quy mô kinh doanh.
CIRAD, nhận thức của người tiêu dùng rau Hà Nội (cà chua và rau
muống) consumer perception of vegatable (tomatoes and water morning
glories) quality in Ha Noi, 2003
Năm 2003, dự án SUSPER đã tiến hành điều trau 500 người tiêu thụ tại
Hà Nội về những đánh giá (nhận thức) của họ về rau quả vùng ven đô (chủ
yếu về cà chua và rua muống). Nghiên cứu tập trung vào đánh giá của người
tiêu thụ về chất lượng sản phẩm nhập từ Trung Quốc, Đà Lạt từ vùng ven đô,
sản phẩm hữu cơ, sản phẩm an toàn (rau quả sạch) và các sản phẩm bán tại
các siêu thị. Nghiên cứu chỉ ra rằng có hai mặt nổi lên khi đưa ra những nhận
xét về chất lượng các sản phẩm là liên quan tới sức khỏe con người và mẫu
18


mà hình thức về ngoài của sản phẩm. Các sản phẩm của Trung Quốc luôn bị
đánh giá thấp trong mọi trường hợp. Các sản phẩm bán tại siêu thị được đánh
giá cao nhưng được xem là đắt. Rau hữu cơ và rau sạch thì có hình thức không
đẹp và không tạo được sự tin cậy. Ngược lại rau của vùng ven đô có hình thức
tốt và tạo được cho là có chất lượng nhưng lại không được xem là tốt cho sức
khỏe. Niềm tin vào chất lượng sản phẩm được tạo nên hình ảnh người bán

cũng như địa điểm bán sản phẩm. cuối cùng, nghiên cứu đã đưa ra một số đề
xuất nâng cao khả năng marketing sản phẩm.
Bùi Thị Gia- 2001: Những biện pháp chủ yếu nhằm phát triển sản xuất
rau ở huyện Gia Lâm, Hà Nội. Luận án tiến sĩ kinh tế, trường đại học nông
nghiệp Hà Nội.
+ Tóm tắt nội dung
Rau là loại thực phẩm không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày. Rau còn
có giá trị kinh tế như để xuất khẩu, làm nguyên liệu cho chế biến, cung cấp
thức ăn cho chăn nuôi. Phát triển sản xuất rau còn là tác dụng tạo công ăn việc
làm và tăng thu nhập cho hộ gia đình.
Tuy nhiên sản xuất rau có ý nghĩa lớn về mặt dinh dưỡng, kinh tế, xã
hội nhưng khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, ngành sản xuất rau bị thả
nổi từ khâu sản xuất đến tâm lý mở rộng và thu nhập của người trồng rau.
Về thực hiện các biện pháp kĩ thuật và thiếu sự chỉ đạo của các cấp các
ngành nên dẫn đến hiện tượng lạm dụng các chế phẩm và ô nhiễm môi trường,
đất và nước. đây là một vấn đề quan trọng đòi hỏi các cơ quan chức năng phải
có những giải pháp trong thời gian tới để sản phẩm rau của nước ta sánh với
thực phẩm của các nước tiên tiến và đáp ứng yêu cầu chất lượng ngày càng
cao của người tiêu dùng.
Gia lâm là một huyện thuộc vành đai thực phẩm của Hà Nội, cung ứng
lượng rau lớn cho thành phố, nhưng sản xuất rau còn nhiều vấn đề cần nghiên
cứu và giải quyết:
19


Chất lượng rau chưa cao, phẩm chất và độ an toàn kém xa tiêu chuẩn
quốc tế. Vậy gia lâm giải quyết những vấn đề gì để nâng cao chất lượng rau?
Việc tiêu thụ rau của nông dân còn nhiều khó khăn, ách tắc, gây nhiều
thiệt thòi cho người trồng rau.
Việc sử dụng quá mức khuyến cáo các loại pân bón hóa học và thuốc

bảo vệ thực vật.
Kết quả nghiên cứu của đề tài
Thực trạng phát triển sản xuất rau của huyện
+ Diện tích, năng suất và sản lượng rau của huyện Gia Lâm
Diện tích trồng rau của huyện gia lâm trong vòng 8 năm trở lại đây có
xu hướng tăng liên tục, bình quân mỗi năm 7%. So với toàn thành phó, gia
lâm có diện tích gieo trồng đứng thứ 2 sau đông anh. Năng suất đạt 120ta/ha,
năm cao nhất đạt 153,3 tạ/ha. Năng suất rau của gia lâm chưa cao và không ổn
định
+ Chất lượng rau và các yếu tố ảnh hưởng
Phẩm cấp rau loại A còn thấp, chiếm 60- 70%, loại C chiếm 13,5%14,3% tùy theo loại rau. Rau sản xuất chưa đảm bảo an toàn vệ sinh thực
phẩm. nguyên nhân là do tác động nhiều yếu tố đặc biệt là lạm dụng thuốc
sâu, phân hóa học và không đảm bảo thời gian cách ly.
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất rau huyện gia
lâm
Mức sử dụng phân đạm/ đơn vị diện tích là khá cao nhưng thiếu cân
đối, trong đó kali chưa được coi trọng. việc sử dụng đầu vào không hiệu quả,
ảnh hưởng đến chất lượng rau.
Yếu tố con người: trình độ hiểu biết của người nông dân thấp, tuy nhiên
họ có hiểu biết nhiều biểu hiện sử dụng đúng liều lượng, cân đối và tiết kiệm
giống và tận dụng lao động để đầu tư chăm sóc năng suất cao hơn nhóm hộ ít
hiểu biết.
20


×