Tải bản đầy đủ (.doc) (93 trang)

Thực trạng tiêu thụ rau an toàn trên địa bàn huyện đông anh, thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (649.15 KB, 93 trang )

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Rau xanh là loại thực phẩm rất cần thiết và không thể thay thế được
trong đời sống hàng ngày của con người trên khắp hành tinh. Cây rau cung
cấp rất nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển cơ thể con người như
các loại vitamin, chất khoáng, vi lượng, chất xơ…
Khi đời sống của người dân được nâng cao, nhu cầu về lương thực và
các thức ăn giàu đạm được bảo đảm thì yêu cầu về sản phẩm rau xanh không
chỉ đơn giản là đủ về số lượng mà cần yêu cầu cả về chất lượng.
Vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) đối với nông sản, nhất là rau
xanh đang được xã hội đặc biệt quan tâm. Hơn lúc nào hết nhu cầu được sử
dụng RAT của người tiêu dùng lại nhiều như hiện nay, nhu cầu này sẽ ngày
càng tăng, đặc biệt là ở những đô thị lớn như Hà Nội và TP HCM. Tại Hà Nội
nhu cầu RAT khoảng 1.200 tấn/ngày. Không những thế người tiêu dùng còn
sẵn sàng mua RAT với giá cao gấp 4-5 lần rau thông thường để được dùng
RAT.
Tuy nhu cầu về RAT ngày càng tăng nhưng có đến gần 74% lượng rau
sản xuất theo quy trình an toàn phải bán trên thị trường, chỉ có 24% bán trong
các cửa hàng, siêu thị RAT.
Hiện nay, tình trạng doanh nghiệp mua rau trôi nổi trên thị trường về,
rồi đóng gói gián nhãn mác là RAT rất phổ biến… theo lực lượng liên ngành
thành phố, các cuộc kiểm tra mặt hàng rau sạch gần đây đều phát hiện sai
phạm trong quy trình sản xuất, sơ chế và kinh doanh rau an toàn. Không chỉ
các cơ sở kinh doanh rau an toàn nhỏ lẻ mà nhiều siêu thị, cửa hàng lớn có
thương hiệu lâu năm cũng vi phạm: tại quầy bán rau an toàn của siêu thị
Intimex (131 Hào Nam, quận Đống Đa) nhiều sản phẩm rau, củ như cải xanh,
cải ngọt, đậu cô ve, rau muống, bắp cải, cà chua, ớt, cải thảo, khoai sọ... gắn
mác “rau hữu cơ”, không có tem chứng nhận chất lượng. Hay tại cửa hàng

1



Tiện Lợi (17 T9 khu Trung Hòa - Nhân Chính, quận Cầu Giấy), quầy kinh
doanh rau treo biển rau an toàn nhưng bày bán rau không rõ nguồn gốc, xuất
xứ. Hơn 60 mặt hàng rau trên quầy thời điểm kiểm tra không bảo đảm các
quy định về bao bì, nhãn mác và niêm phong.
Và chính kiểu kinh doanh nhập nhằng, chạy theo lợi nhuận của một số
cửa hàng nêu trên đã làm mất niềm tin nơi người tiêu dùng, tạo cho họ một
tâm lý nghi ngờ và hoang mang về chất lượng RAT. Lâu nay, bởi cái mác
“rau an toàn” trưng bày tại các cửa hàng, siêu thị có giấy phép kinh doanh
đàng hoàng đã đánh lừa họ.
Theo Chi cục Bảo vệ thực vật Hà Nội, toàn thành phố Hà Nội hiện có
12.000ha đất trồng rau, trong đó có 2.600ha chuyên trồng rau an toàn. Đến
nay, chi cục mới cấp 42 giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất rau an toàn
cho các hộ, hợp tác xã sản xuất rau an toàn trên tổng diện tích hơn 260ha.
Phòng Quản lý thương mại (Sở Công Thương Hà Nội) cũng cho biết hiện có
141 đơn vị được cấp giấy chứng nhận kinh doanh rau an toàn trên địa bàn Hà
Nội. Tuy nhiên, số này chủ yếu là gia hạn, còn các đơn vị được cấp phép mới
không đáng kể.
Để “siết chặt” công tác quản lý rau an toàn, mới đây, UBND TP Hà
Nội đã ban hành Quyết định số 104/2009/QĐ-UBND quy định quản lý và
kinh doanh RAT trên địa bàn thành phố. Đây có thể coi là “cây gậy” pháp lý
để chi cục BVTV kiểm tra việc sản xuất, sơ chế, kinh doanh RAT ở các địa
phương. Tuy nhiên, từ khi có quyết định đến nay, chi cục mới chỉ mời được
các cơ sở đủ điều kiện sản xuất và sơ chế RAT lên tại chi cục để triển khai và
hướng dẫn thực hiện, còn các cơ sở kinh doanh không thuộc chức năng, thẩm
quyền trên thì chi cục… chưa phổ biến được. Chính “điểm yếu” của các cơ
quan quản lý này đã khiến người tiêu dùng vẫn phải “tiền mất, tật mang” và
không biết đến bao giờ, người tiêu dùng mới được sử dụng RAT thực sự “an
toàn” như tên gọi của nó.


2


Đông Anh với hơn 327500 người (theo số liệu thống kê tính đến
30/12/2008) là một huyện ngoại thành lớn của Hà Nội. Huyện đã tham gia
vào chương trình trồng RAT từ rất sớm và thu được một số kết quả nhất định,
bên cạnh đó vẫn còn những khó khăn trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm
RAT.
Để rau an toàn thực sự có chỗ đứng trên thị trường và trong lòng người
tiêu dùng không chỉ khâu sản xuất, sơ chế, bảo quản mà cả khâu tiêu thụ cần
được chú trọng hơn nữa. Đồng thời để trả lời cho một số câu hỏi như hoạt
động tiêu thụ RAT trên địa bàn huyện diễn ra như thế nào? Làm sao để tiêu
thụ mạnh hơn nữa lượng RAT sản xuất ra… từ đó chúng tôi tiến hành nghiên
cứu đề tài: “Thực trạng tiêu thụ rau an toàn trên địa bàn huyện Đông Anh,
thành phố Hà Nội”.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
* Mục tiêu chung:
Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề có tính lý luận và thực tiễn về
tiêu thụ RAT, từ đó đề xuất một số biện pháp nhằm tiêu thụ tốt hơn lượng
RAT sản xuất trên địa bàn huyện Đông Anh.
* Mục tiêu cụ thể:
- Khái quát hoá lý luận và thực tiễn về tiêu thụ sản phẩm nói chung và
tiêu thụ RAT nói riêng.
- Đánh giá thực trạng tiêu thụ RAT trên địa bàn huyện Đông Anh.
- Đề xuất một số biện pháp nhằm đẩy mạnh tiêu thụ RAT trên địa bàn
huyện Đông Anh, góp phần giảm bớt sự mất cân bằng giữa lượng RAT sản
xuất ra và lượng RAT được tiêu thụ theo đúng giá trị của nó.
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
- Nghiên cứu các đối tượng tham gia mạng lưới tiêu thụ RAT trên địa

bàn huyện.

3


- Nghiên cứu khả năng tiêu thụ RAT trên địa bàn, cụ thể: các hình thức
cung ứng sản phẩm RAT, khả năng đáp ứng nhu cầu RAT cho người tiêu
dùng về số lượng và chất lượng sản phẩm, hệ thống thị trường, các kênh tiêu
thụ, quan hệ kinh tế giữa các thành viên tham gia trong kênh.
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi thời gian: Nghiên cứu tình hình tiêu thụ RAT tại Đông Anh
từ năm 2007 đến năm 2009 và điều tra trực tiếp năm 2010.
- Phạm vi không gian: địa bàn huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.
2 Cơ sở lí luận và thực tiễn về tiêu thụ rau an toàn
2.1 Cơ sở lí luận
2.1.1 Rau an toàn
2.1.1.1 Khái niệm
Rau an toàn (RAT) là khái niệm xuất hiện ở nước ta trong thời gian
đây trước tình hình một số sản phẩm rau xanh được tiêu thụ trên thị
trường đã gây ngộ độc thực phẩm cho người sử dụng.
Theo tổ chức Y tế thế giới (WHO), tổ chức Nông lương và lương
thực của Liên Hiệp Quốc (FAO) [12] thì RAT phải bảo đảm các yêu cầu
sau:
- Rau bảo đảm phẩm cấp, chất lượng không bị hư hại, dập nát, héo
và không ủ bằng chất hoá học độc hại.
- Dư lượng thuốc BVTV, hàm lượng nitrat và kim loại nặng dưới
mức cho phép.
- Rau không bị sâu bệnh, không có vi sinh vật gây hại cho người và
gia súc.
Theo Trần Khắc Thi (1996) [7], sản phẩm rau được xem là an toàn

khi đáp ứng được các yếu tố sau:

4


- An toàn, hấp dẫn về hình thức: tươi, sạch không có bụi bẩn tạp
chất, thu đúng độ chin (khi có chất lượng cao nhất) không có triệu chứng
sâu bệnh, có bao bì vệ sinh hấp dẫn.
- An toàn về chất lượng: khi các loại rau có chứa dư lượng thuốc
BVTV, dư lượng nitrat, dư lượng kim loại nặng và dư lượng sinh vật gây
hại không quá ngưỡng cho phép của tổ chức Y tế thế giới.
Tác giả Tô Kim Oanh [6] cho rằng: RAT là rau không bị dập nát,hư
hỏng, không có đất bụi bao quanh, không chứa các sản phẩm hóa học độc
hại, hàm lượng nitrat, kim loại nặng, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật cũng
như các vi sinh vật gây hại phải được hạn chế theo các tiêu chuẩn RAT và
được trồng trên các vùng đất không bị nhiễm kim loại nặng, canh tác theo
những quy trình tổng hợp, hạn chế việc sử dụng phân bón vô cơ và thuốc
bảo vệ thực vật ở mức tối thiểu cho phép.
Phạm trù sản phẩm an toàn nói chung và RAT nói riêng hiện đang
tồn tại hai xu hướng trong giới chuyên môn đó là an toàn tương đối và an
toàn tuyệt đối.
- An toàn tương đối là rau đáp ứng các tiêu chuẩn về dư lượng
thuốc trừ sâu, hàm lượng nitrat, hàm lượng kim loại nặng và lượng vi sinh
vật gây hại theo tiêu chuẩn của tổ chức Y tế thế giới.
- RAT tuyệt đối ngoài các tiêu chuẩn trên còn không dùng thuốc trừ
sâu và thuốc hoá học khác trong canh tác.
Từ một số dẫn liệu trên, chúng ta có thể thấy rằng khái niệm RAT
phải bảo đảm cả về chỉ tiêu định tính và chỉ tiêu định lượng, đó là sản
phẩm rau cần phải tươi sạch, hấp dẫn và dư lượng các yếu tố gây độc hại
cho người sử dụng ở ngưỡng cho phép của quốc tế và Việt Nam.

2.1.1.3 Tiêu chuẩn rau an toàn của thế giới và Việt Nam
Theo các nhà nghiên cứu, hàm lượng các yếu tố gây ô nhiễm trên
các sản phẩm rau như hàm lượng nitrat, kim loại nặng, hoá chất BVTV, vi

5


sinh vật… có thể gây độc hại tới sức khoẻ người sử dụng tuỳ thuộc vào
mức độ ô nhiễm. Do đó, sản phẩm rau được xem là an toàn khi đáp ứng
được các thông số kỹ thuật cho phép của các cơ quan giám định chất
lượng và ở mỗi quốc gia đều xây dựng các chỉ tiêu phù hợp. Theo tổ chức
Y tế thế giới, dư lượng cho phép trong sản phẩm rau đối với các yếu tố ô
nhiễm như sau:
Bảng 2.1 Ngưỡng cho phép dư lượng nitrat trong một số loại rau
(Theo qui định của WHO)
ĐVT: mg/kg sản phẩm
Loại rau
Dưa hấu
Dưa bở
Ớt ngọt
Măng tây
Đậu quả
Ngô rau
Cải bắp
Su hào
Su lơ

Dư lượng
60
90

200
200
200
300
500
500
500

Loại rau
Dư lượng
Hành tây
Cà chua
150
Dưa chuột
150
Khoai tây
250
Cà rốt
250
Hành lá
400
Bầu bí
400
Cà tím
400
Xà lách
1500
(Nguồn: FAO, 1993) [12]

Bảng 2.2 Hàm lượng kim loại nặng (Theo qui định của WHO)

ĐVT: mg/kg sản phẩm
Loại kim loại
Chì (Pb)
Asen (As)
Đồng (Cu)
Thiếc ( Sn)
Paiutin

Dư lượng
0,5
0,2
5,0
200,0
0,05

Loại kim loại
Camidi ( Cd)
Thuỷ ngân ( Hg)
Kẽm (Zn)
Aplatoxin BI

Dư lượng
0,03
0,02
10,0
0,005

(Nguồn:FAO, 1993) [12]
Ở Việt Nam, vấn đề nghiên cứu về RAT được các nhà nghiên cứu khoa
học quan tâm từ đầu những năm 1990 và tới năm 1996, tiêu chuẩn tạm thời về

RAT đã được Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành. Các tiêu

6

80


chuẩn này dựa trên qui định của WHO, được đưa vào áp dụng trong việc quản
lý sản xuất và lưu thông tại Việt Nam.
2.1.2 Tiêu thụ rau an toàn
2.1.2.1 Đặc điểm tiêu thụ rau an toàn
RAT trước hết là sản phẩm của quá trình sản xuất nông nghiệp bởi vậy
trong quá trình lưu thông ra thị trường nó cũng mang những đặc điểm của sản
phẩm nông nghiệp: sản phẩm vừa tiêu dùng tại chỗ vừa trao đổi trên thị
trường; cung về nông sản hàng hoá và cầu về đầu vào có tính thời vụ cao…
Ngoài ra, tiêu thụ RAT còn mang một số đặc điểm riêng sau:
- Sản xuất rau là ngành sản xuất hàng hoá. Hầu hết các sản phẩm sau
khi thu hoạch đều đưa ra thị trường, do vậy thị trường là nhân tố quyết định
cho sự tồn tại và phát triển của ngành. Đặc biệt đối với RAT thị trường tiêu
thụ rất nghiêm ngặt, nó đặt ra tiêu chuẩn cho người sản xuất những sản phẩm
đủ tiêu chuẩn qui định mới tồn tại trong thị trường. Mặt khác do việc RAT
chưa có thương hiệu, kiểm tra chất lượng chưa nghiêm ngặt đã phần nào mất
niềm tin của người tiêu dùng đối với sản phẩm RAT. Người tiêu dùng nghi
ngờ không biết thực sự là rau bảo đảm tiêu chuẩn RAT hay không?
- RAT là loại cây trồng rất mẫn cảm với sự thay đổi của điều kiện thời
tiết khí hậu như nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng. Và do sản xuất theo những tiêu
chuẩn cho trước nên sản xuất RAT phải tuân thủ những qui định nghiêm ngặt
của kĩ thuật, đòi hỏi mức độ đầu tư vật chất, lao động cao hơn sản xuất rau
bình thường, trong khi đó năng suất và sản lượng thấp hơn. Đây là nguyên
nhân chính dẫn đến giá bán loại rau này thường cao hơn nhiều so với sản

phẩm cùng loại sản xuất trong điều kiện bình thường, nhất là trong giai đoạn
đầu. Điều này hạn chế đến sức mua, sức cạnh tranh của nó trên thị trường.
- RAT là loại thực phẩm tươi, dễ héo úa và dập nát, do đó trong quá
trình vận chuyển, tiêu thụ thường có sự hao hụt và giảm phẩm chất, mẫu mã.
2.1.2.2 Các kênh tiêu thụ rau an toàn trên thị trường

7


Chuỗi ngành hàng RAT hiện nay trên thị trường chủ yếu đi theo các
kênh tiêu thụ như sơ đồ 2.1.

8


Người
bán
buôn

Cửa
hàng,
siêu thị

Sơ đồ 2.1. Các kênh phân phối RAT trên thị trường

9


(Nguồn: BC Giải pháp phát triển nghề trồng RAT ở TP Hà
Nội)

2.1.2.3 Các tác nhân tham gia kênh tiêu thụ rau an toàn
Qua điều tra của chúng tôi, hệ thống kênh tiêu thụ RAT của Hà Nội
nhìn chung bao gồm các tác nhân sau:
1, Tác nhân người sản xuất: hộ nông dân
Tác nhân người sản xuất đóng vai trò quan trọng đứng đầu trong kênh,
nếu không có người sản xuất RAT thì sẽ không tồn tại sản phẩm RAT trên thị
trường và sẽ không có dòng lưu chuyển sản phẩm này đến tay người tiêu
dùng.
2, Tác nhân trung gian: thường đứng liền sau tác nhân người sản xuất,
gồm trung gian bán buôn và trung gian bán lẻ
- Trung gian bán buôn: gồm có hai đối tượng chính
+ Những người thu gom là những cá nhân hay tập thể (HTX) thu mua
RAT tại ruộng hoặc tại nhà của người sản xuất. Những người này thường là
người địa phương. Người thu gom RAT thường ít có quyết định đối với giá cả
sản phẩm đầu ra bởi nó phần lớn do người bán buôn ấn định.
+ Người buôn rau đường dài: ở đây chúng tôi đề cập đến chủ yếu là
những người ở nơi khác đến vùng trồng RAT mua buôn RAT ở chợ đầu mối,
sau đó bán lại cho những người bán lẻ hoặc người tiêu dùng tập thể có nhu
cầu trong nội thành và một số tỉnh khác. Người bán buôn có chức năng đầy đủ
như một nhà phân phối và ít có khả năng tiếp cận với người tiêu dùng. Người
bán buôn thường có quy mô kinh doanh lớn, đòi hỏi số lượng vốn nhiều,
phương tiện kinh doanh đầy đủ nên có khả năng chi phối thị trường.
- Trung gian bán lẻ: các cửa hàng, quầy hàng, siêu thị.
Là người trực tiếp chuyển giao sản phẩm RAT đến người tiêu dùng.
Người bán lẻ thường có quy mô kinh doanh nhỏ, vốn ít, hình thwucs bán hàng

10


phong phú, chịu sự chi phối của người bán buôn. Họ rất nhanh nhạy nắm bắt

nhu cầu của người tiêu dùng, phản ứng linh hoạt với thị trường.
3, Tác nhân người tiêu dùng:
Đây là tác nhân đứng cuối cùng trong kênh tiêu thụ, kết thúc kênh tiêu
thụ; gồm có người tiêu dùng cá nhân (hộ gia đình) và người tiêu dùng tập thể
(nhà hàng, khách sạn, bếp ăn tập thể).
2.1.2.4 Các yếu tố ảnh hưởng tới tiêu thụ rau an toàn
- Dân số: sản phẩm RAT cũng giống như các hàng hóa tiêu dùng khác,
qui mô dân số càng lớn thì qui mô thị trường càng lớn, điều đó có nghĩa là sức
mua của thị trường càng nhiều. Đây là một ưu thế của các đô thị đông dân cư
nói chung và Hà Nội nói riêng.
- Giá cả RAT: RAT sản xuất theo qui trình nghiêm ngặt, chi phí vật
chất và công lao động cao hơn và năng suất thấp hơn so với phương thức canh
tác truyền thống, bởi vậy giá cả cũng cao hơn, thời vụ cung cấp sản phẩm
chưa đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, do vậy giá cả thường không ổn định trong
thời gian dài. Mặt khác, lại chịu tác động rất lớn của mùa vụ rau thường.
- Cơ cấu chủng loại rau và mức độ rải vụ: RAT cũng giống như những
sản phẩm trồng trọt khác, có tính mùa vụ. Khi chính vụ giá rau giảm một phần
do lúc này cung lớn, còn rau trái vụ thì giá cả cao hơn.
- Thu nhập của người tiêu dùng: ảnh hưởng tới tiêu dùng nói chung và
đặc biệt với tiêu dùng RAT thể hiện khá rõ. RAT có chi phí đầu tư cao hơn
rau thường nhưng năng suất lại thấp hơn, dẫn tới giá thành cao hơn. Kết hợp
với quá trình lưu thông phân phối yêu cầu phải đáp ứng nhất định về điều kiện
cơ sở vật chất do vậy giá bán tới người tiêu dùng thường khá cao, điều này có
ảnh hưởng không nhỏ tới lượng tiêu thụ RAT.
- Chất lượng sản phẩm: thể hiện ở giá trị dinh dưỡng, hương vị, độ tươi,
vệ sinh an toàn thực phẩm và hình thức bề ngoài. Chất lượng sản phẩm là yếu
tố quan trọng quyết định tới sức mua của người tiêu dùng. Tuy nhiên, việc

11



đánh giá chất lượng sản phẩm nói chung và RAT nói riêng hiện nay còn gặp
nhiều khó khăn.
- Công tác Marketing: để tiêu thụ được sản phẩm RAT, một số cơ sở
sản xuất và tiêu thụ của Nhà nước và HTX tiêu thụ đã tìm kiếm thị trường,
giới thiệu và quảng cáo sản phẩm của họ. Tuy nhiên, thực tế lượng RAT tiêu
thụ đúng nghĩa với tên của nó còn hạn chế. Khả năng tiếp thị của người nông
dân bị hạn chế do họ thiếu kiến thức chuyên môn, thiếu phương tiện và thiếu
vốn để thực hiện. Họ thực sự chỉ biết sản xuất RAT và khả năng sản xuất của
họ còn được phát huy khi sản phẩm RAT có thị trường rộng lớn. Hiện nay
khâu tiêu thụ, họ trông chờ vào các tổ chức kinh tế Nhà nước hoặc nếu không
họ chỉ biết bán như rau thường tại các chợ truyền thống.
- Ảnh hưởng của chủ trương, chính sách: trên góc độ vĩ mô, Nhà nước
cũng như các cơ quan nghiên cứu đã ban hành các chủ trương, chính sách
khuyến khích phát triển nông nghiệp bền bững. Việc triển khai sản xuất RAT
là một trong những việc làm đi theo định hướng mới hiện nay. Trên địa bàn
thành phố Hà Nội, UBND, các Sở, Ban ngành đã thành lập Ban tổ chức quản
lý sản xuất và tiêu thụ thực phẩm an toàn, trong đó sản phẩm RAT rất được
chú trọng. Tính đến thời điểm hiện nay đã có nhiều chủ trương, công việc cụ
thể giao cho các Sở như Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Y tế.
Đây là một yếu tố thuận lợi cho các đơn vị triển khai sản xuất và tiêu thụ
RAT. Tuy nhiên, bên cạnh việc ban hành các chủ trương, chính sách bằng văn
bản, việc tiêu thụ RAT rất cần có sự kiểm tra, giám sát chất lượng của các cấp
có thẩm quyền nhằm bảo đảm quyền lợi cho người tiêu dùng, đồng thời nâng
cao lòng tin của người tiêu dùng.
- Trang bị cơ sở vật chất: RAT đòi hỏi qui định nghiêm ngặt về chất
lượng nên việc đầu tư cơ sở vật chất cho tất cả các khâu từ sản xuất tới lưu
thông, phân phối sản phẩm tới người tiêu dùng, nếu không được đáp ứng thì
có thể rau sản xuất ra không bảo đảm các chỉ tiêu của RAT. Nếu một khâu


12


trong quá trình sản xuất - tiêu thụ không bảo đảm sẽ ảnh hưởng đến chất
lượng của cả ngành hàng. Ví dụ trong quá trình vận chuyển hoặc bày bán tại
các quầy hàng, cửa hàng không đủ điều kiện kinh doanh RAT sẽ ảnh hưởng
đến chất lượng vệ sinh, trước hết về hình thức có thể dập, úa sẽ không hấp dẫn
người tiêu dùng.
- Ngoài ra còn có sự ảnh hưởng do thói quen tiêu thụ của người tiêu
dùng, hiểu biết của người tiêu dùng về RAT…

Thu nhập của
người tiêu
dùng

Chủ trương,
chính sách
của Nhà nước

Dân số

Tiêu thụ
RAT

Công tác
Marketing
Cơ sở vật
chất

Chất lượng

RAT

Giá cả RAT

Cơ cấu,
chủng loại
RAT

Sơ đồ 2.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới tiêu thụ RAT
2.2 Cơ sở thực tiễn
2.2.1 Thực trạng tiêu thụ rau an toàn trên thế giới
Tùy theo phong tục tập quán của từng nước mà rau được sử dụng theo
các phương thức khác nhau. Ở các nước đang phát triển, rau thường được nấu
chín và ăn như các món ăn thêm hoặc ăn lẫn với thịt, cá hay thức ăn khác. Tại
các nước phát triển, nhu cầu rau tươi rất cao. Riêng đối với một số nước có

13


mùa đông kéo dài thường phải dùng cả rau đông lạnh nhưng sở thích của họ
vẫn là rau tươi. Một số loại rau có thể được để đông lạnh như đậu các loại…
Đối với một số nước châu Phi lại có kiểu sử dụng rau khác so với tình hình sử
dụng chung. Ví dụ như trồng sắn, ngoài việc ăn củ, họ còn dùng cả lá.
Mức tiêu thụ rau khác nhau tùy theo mỗi quốc gia và thường phụ thuộc
vào mức thu nhập, tuy nhiên có một số nước còn phụ thuộc vào tập quán ăn
uống của người dân ở đó.
* EU
Theo Euromonitor (2004), tổng mức tiêu thụ rau (bao gồm cả khoai tây)
ở thị trường EU đạt khoảng 29 triệu tấn, trong đó tiêu thụ khoai tây chiếm trên
50% tổng lượng rau tiêu thụ và cà chua chiếm khoảng 10%. Đức là thị trường

tiêu thụ rau tươi lớn nhất EU với lượng tiêu thụ khoảng 5,6 triệu tấn, tiếp theo
là Anh, Italia và Hà Lan.
Với thị hiếu ưa dùng những sản phẩm có lợi cho sức khoẻ, Anh có thị
trường rau quả chế biến lớn nhất EU, chiếm 20% tổng giá trị của toàn EU, và
đứng thứ 3 EU về sản lượng tiêu thụ với 16%, chỉ sau Đức (21%) và Italia
(17%). Năm 2006, tiêu thụ hoa quả chế biến của Anh có sản lượng 4,7 triệu
tấn, đạt giá trị 6 tỷ Euro.
Italia là nước tiêu thụ rau quả chế biến và bảo quản lớn thứ ba
trongEU. Từ năm 2001 - 2005, trị giá tiêu thụ rau quả chế biến và bảo quản
của nước này tăng 4%. Tiêu thụ rau quả chế biến và bảo quản bình quân đạt
84kg/người, cao hơn mức bình quân của EU (62kg/người).
Kinh doanh rau quả tươi tại thị trường châu Âu chủ yếu là do mạng lưới
các siêu thị đảm nhận, ngoại trừ Italia, các nhà nhập khẩu thường là các trung
gian phân phối. Trong tất cả các trường hợp nhà nhập khẩu thường có mối
quan hệ làm ăn lâu dài với các nhà cung cấp về chất lượng, kích cỡ và bao bì
sản phẩm.

14


Tại châu Âu, phương thức bán buôn trực tiếp giữa nhà sản xuất / nhà
xuất khẩu và mạng lưới bán lẻ rộng khắp đã phần nào thu hẹp dần vai trò của
nhà nhập khẩu. Các hình thức chủ yếu của mạng lưới bán lẻ rau quả bao gồm:
Các cửa hàng chuyên bán rau quả; Siêu thị hay cửa hàng bán tự động; chợ
ngoài trời; nhà sản xuất/nông dân. Các kênh buôn bán truyền thống như chợ,
cửa hàng, rau quả vẫn có một vai trò quan trọng tại hầu hết các thị trường kinh
doanh rau quả.
* Thái Lan
Là một đất nước trồng rau nhiệt đới và ôn đới nên chủng loại rau của
Thái Lan rất phong phú. Hiện nay có khoảng trên 100 loại rau được trồng ở

nước này, trong đó có 45 loại được trồng phổ biến.
Mức tiêu dùng rau bình quân tại Thái Lan là 53 kg/người/năm với các
kênh tiêu thụ rau chủ yếu trên thị trường là:
Loại kênh thứ nhất: Người sản xuất - Nhóm nông dân tự thành lập Người bán buôn (tại Băng Cốc)/người chế biến/người xuất khẩu - Người bán
buôn - Người bán lẻ - Người tiêu dùng.
Loại kênh thứ hai: Người sản xuất - Người thu gom trên địa bàn trồng
rau - thị trường bán buôn trung tâm - người bán buôn tại Băng Cốc - Người
bán lẻ - Người tiêu dùng.
2.2.2 Tình hình tiêu thụ rau an toàn ở Việt Nam
2.2.2.1 Một số chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về sản xuất và
tiêu thụ rau an toàn
Trong giai đoạn vừa qua, Đảng và Nhà nước cũng như các cơ quan
chức năng có sự quan tâm đặc biệt đến việc sản xuất và tiêu thụ RAT. Ở đây
chúng tôi đưa ra một số chủ trương và chính sách sau:
1, Chỉ thị số 08/1999/CT - TTg ra ngày 15/04/1999 của Thủ tướng
Chính phủ về việc tăng cường bảo đảm chất lượng ATVSTP.

15


2, Nghị định số 163/2004/NĐ - CP ngày 07/09/2004 quy định chi tiết
thi hành một số điều của pháp lệnh ATVSTP.
3, Quy định tạm thời về sản xuất và tiêu thụ RAT (Ban hành kèm theo
Quyết định số 67 - 1998/QĐ-BNN-KHCN ngày 28 tháng 4 năm 1998).
4, Bộ đã xây dựng đề án phát triển rau, hoa quả đến năm 2010, trong đó
Hà Nội là một trong những địa phương trọng tâm của đề án này.
5, Đề án “Lưu thông, tiêu thụ RAT, thực phẩm sạch trên địa bàn thành
phố Hà Nội” Sở Thương mại Hà Nội được UBND TP. Hà Nội phê duyệt
tháng 07/2003.
6, Chương trình sản xuất RAT của TP. Hà Nội đã được phê duyệt và

chính thức triển khai vào tháng 2 năm 1996.
7, Công tác thí điểm cấp giấy chứng nhận cơ sở sản xuất RAT, đăng kí
thương hiệu có mã vạch của Sở NN và PTNT Hà Nội triển khai từ tháng 7
đến hết tháng 12 năm 2004.
Ngoài ra, Quyết định số 80/2002/QĐ - TTg ngày 24/06/2002 của
Thủ tướng Chính Phủ về chính sách khuyến khích tiêu thụ nông sản hàng hoá
thông qua hợp đồng cũng là một trong những quyết định có tính chất định
hướng và có giá trị thực tiễn rất lớn thể hiện tính ưu việt khi các đơn vị áp
dụng.
2.2.2.2 Thực trạng tiêu thụ rau an toàn ở Việt Nam
- Thuận lợi và khó khăn, nguyên nhân
Sản lượng sản xuất ra không nhiều so với nhu cầu, qui mô của thị
trường lại rất lớn. Nhưng thời gian qua, việc tiêu thụ và phát triển diện tích
RAT vẫn còn nhiều khó khăn, trở ngại. Vậy vấn đề nằm ở đâu? Vấn đề thuộc
cả về 2 phía, phía cung RAT và phía cầu RAT.
Về phía cung (phía các HTX) gặp một số khó khăn như việc điều phối
sản xuất và cung ứng còn yếu, chưa liên kết chặt chẽ, chưa theo sát nhu cầu
của thị trường, do đó sản lượng cung ứng thấp và không đều đặn; tính chủ

16


động trong việc tìm khách hàng, tạo nhu cầu của thị trường của các HTX chưa
cao; chưa chú trọng đến việc xây dựng thương hiệu và bao bì cho sản phẩm
và vốn kinh doanh còn hạn chế, ảnh hưởng đến sản lượng cung ứng và gây
tâm lý ngần ngại đầu tư cho bao bì, tiếp thị…
Không những khó tiêu thụ, một nguyên nhân khác khiến RAT bán với giá rẻ
là do niềm tin của người tiêu dùng với loại rau gắn mác RAT còn rất hạn chế.
Nguyên nhân là do một số cửa hàng vì lợi nhuận đã trà trộn rau thường thành
rau sạch.

Còn về phía cầu, có thể thấy những khó khăn chính như lòng tin
người tiêu dùng đối với rau an toàn chưa cao, nhận thức cũng như độ sẵn lòng
chi trả của người tiêu dùng đối với rau an toàn còn hạn chế. Bên cạnh đó, hệ
thống phân phối và các cửa hàng bán rau an toàn chưa nhiều, chưa tiện dụng
để đáp ứng yêu cầu của người tiêu dùng…
Ngoài ra, sự biến động của giá cả vật tư đầu vào, trong khi giá bán lại
tương đối ổn định, chưa có sự chênh lệch giữa rau an toàn và rau sản xuất
theo cách thông thường, cộng với sự cạnh tranh ngay trong thị trường nội địa
nói chung cũng như trong các hệ thống phân phối hiện đại, đã gây ra những
bất ổn trong việc thúc đẩy phát triển rau an toàn thời gian qua.
Theo khảo sát của Sở Nông nghiệp và PTNT Hà Nội, hiện mới chỉ có
26% sản lượng RAT được bán trong các siêu thị, trung tâm thương mại hoặc
bán trong hệ thống cửa hàng của Tổng Công ty Thương mại Hà Nội (Hapro),
còn lại một lượng rất lớn phải bán trôi nổi trên thị trường tự do với giá như
rau thường. Đáng nói là chi phí để sản xuất RAT cao gấp 2 – 3 lần so với
trồng rau bình thường, vì vậy nhiều hộ nông dân đang “nản” với mô hình
trồng RAT.

17


Bên cạnh nhiều trở ngại nói trên, vấn đề tiêu thụ RAT thời gian qua
cũng có một số thuận lợi nhất đinh: được Nhà nước và các ban ngành liên
quan rất chú trọng. Đến nay đã có nhiều chủ trương, chính sách liên quan đến
tiêu thụ RAT được ban hành nhằm tháo dỡ các bất cập trong tiêu thụ RAT và
đẩy mạnh lượng RAT tiêu thụ, đúng theo giá trị của nó. Năm 1997, việc sản
xuất RAT đã manh nha hình thành tại Hà Nội. Và đến năm 2009, thành
phố đã phê duyệt đề án Sản xuất tiêu thụ RAT 2009 - 2015 với số tiền đầu
tư lên tới 7.463 tỷ đồng. Đây là một trong những đề án có kinh phí đầu tư lớn
nhất của ngành nông nghiệp Thủ đô. Nhưng liệu với sự đầu tư trên có giúp

các vùng rau Hà Nội từ sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, khó kiểm soát về chất
lượng thành các vùng RAT như kỳ vọng không?
Tuy nhiên, trong thực tế hiện nay, phát triển thị trường RAT gặp những
khó khăn gây nên bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Nguyên nhân cơ bản hạn
chế phát triển thị trường RAT hiện nay là hiệu quả kinh tế thấp và không ổn
định của ngành trồng RAT do thiếu các biện pháp tổ chức và quản lý phù hợp
đối với hệ thống phân phối và tiêu thụ RAT.
Nhìn chung, mạng lưới phân phối và tiêu thụ rau thường đã được hình
thành và phát triển trong giai đoạn lâu dài và về cơ bản thích hợp với điều
kiện kinh tế - xã hội và tập quán sản xuất, tiêu dùng của nước ta. Tuy nhiên,
từ khi ngành sản xuất RAT hình thành, khối RAT được hòa nhập vào khối rau
thường, qua các kênh phân phối đến tay người tiêu dùng. Sản xuất RAT đòi
hỏi chi phí cao hơn nên phải bán được giá cao hơn mới đủ bù đắp chi phí và
có lãi. Một bộ phận đáng kể người tiêu dùng (có thu nhập trung bình trở lên)
sẵn sàng trả giá cao hợp lý nếu họ có đủ cơ sở tin tưởng rằng rau họ mua là
RAT thực sự. Trong thực tế, một khối lượng nhất định RAT tiêu thụ qua quan
hệ mua bán trực tiếp giữa người trồng rau với các nhà máy chế biến, siêu thị,
cửa hàng rau quả, các khách sạn và các hộ gia đình. Do có sự bảo đảm và tin

18


cậy lẫn nhau giữa người sản xuất và người tiêu dùng, bộ phận RAT tiêu thụ
theo kênh này thu được giá cao cần thiết. Tuy nhiên một phần đáng kể RAT
còn lại phải tiêu thụ theo các kênh như rau thường.
Vấn đề mấu chốt dẫn đến hiệu quả thấp của ngành trồng RAT là tới nay
vẫn chưa có phương thức phân định giữa rau an toàn và rau thường trên thị
trường. Việc sử dụng các biện pháp kỹ thuật để phân định và quản lý chất
lượng rau gặp nhiều khó khăn và gần như không khả thi trong thực tế. Rau
quả là mặt hàng thực phẩm tươi sống rất nhanh hư hỏng, được kinh doanh với

khối lượng lớn và trên địa bàn rải rộng với nhiều người tham gia kinh doanh.
Đánh giá chất lượng bằng phương pháp cảm quan không bảo đảm độ tin cậy.
Xác định các chỉ tiêu vệ sinh an toàn thực phẩm bằng các phương pháp phòng
thí nghiệm đòi hỏi thời gian dài (2 - 3 ngày) và chi phí quá lớn (1,5 - 3 triệu
đồng/mẫu), không phù hợp với tính chất mặt hàng.
- Kết quả
Tuy mặt thuận lợi còn ít hơn mặt khó khăn nhưng tiêu thụ RAT thời
gian qua vẫn đạt được một số kết quả: nhận thức về vấn đề sản xuất và tiêu
thụ RAT trên góc độ bảo vệ sức khỏe và chống ô nhiễm môi trường đã tăng
lên đáng kể nhờ hoạt động truyền bá tích cực của nhà khoa học cũng như của
dư luận xã hội. Nhờ sự quan tâm mạnh mẽ của các cấp chính quyền, các cấp
chuyên môn, các tổ chức nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, sự
hưởng ứng của người nông dân, ngành hàng sản xuất RAT đã hình thành và
bước đầu phát triển.
Trong thời gian qua việc tiêu thụ RAT tuy đã có bước tiến đáng kể
nhưng chưa xứng với tiềm năng hiện có. Rau xanh và rau an toàn là loại hàng
hóa khó bảo quản và phần lớn phải tiêu thụ hết trong ngày. Số lượng các đơn
vị sản xuất có cơ sở chế biến, đóng gói còn hạn chế. Tại những cơ sở chế biến

19


đóng gói thì lượng sơ chế, đóng gói chưa đáp ứng được nhu cầu của thị
trường do quy mô đầu tư cho xưởng, cơ sở chưa nhiều…
Phần lớn sản lượng rau sản xuất ra được tiêu thụ thông qua các tổ chức
kinh tế của Nhà nước do khả năng tự tiếp thị của người dân còn hạn chế dù
hiện đã có một số hộ thực hiện tốt công tác marketing. Từ năm 2002 - 2009,
thành phố Hà Nội đã tổ chức 5 phiên chợ RAT, các quận huyện đã chủ động
tổ chức nhiều phiên chợ RAT trên địa bàn. Các phiên chợ không chỉ là nơi
giới thiệu và bán sản phẩm RAT đến tận tay người tiêu dùng mà còn là nơi

gặp gỡ, tạo mối liên kết giữa người sản xuất, người tiêu dùng, các nhà khoa
học và nhà quản lý.
Cho đến nay, sản xuất RAT đã được triển khai ở nhiều địa phương trên
cả nước, đặc biệt ở vùng ngoại thành và các tỉnh lân cận với các thành phố
lớn. So với tổng diện tích và sản lượng rau hằng năm nói chung, RAT hiện
nay chiếm chưa tới 10%. Nhu cầu đối với RAT và khă năng sản xuất RAT là
rất lớn. Nói đúng hơn, về lâu dài trên thị trường chỉ được phép cung ứng và
tiêu thụ RAT, tất cả diện tích trồng rau cần phải chuyển sang sản xuất RAT.
Dưới đây là một số thông tin về sản xuất và tiêu thụ RAT của một số địa
phương trong thời gian qua:
Ở Hà Nội: từ 1996 - 2001 các dự án sản xuất, kinh doanh RAT đã được
thực hiện với sự hỗ trợ kinh phí của Nhà nước, kết quả thể hiện thông qua một
số số liệu sau:
Tuy nhiên chương trình RAT từ sản xuất đến tiêu thụ ở Hà Nội còn
nhiều tồn tại lớn đó là áp dụng quy trình sản xuất chưa nghiêm túc. Đặc biệt
chưa thiết lập được hệ thống kiểm tra chất lượng, kiểm soát quá trình sản
xuất, sơ chế, đóng gói… lượng RAT được tiêu thụ tại các điểm bán rau có
dấu hiệu RAT còn chiếm tỷ lệ rất nhỏ...
Tại Thành phố Hồ Chí Minh: diện tích RAT tập trung ở các huyện Củ
Chi, Hóc Môn, Bình Chánh. Hiện nay, việc sản xuất RAT ở thành phố Hồ Chí

20


Minh đã đi vào nề nếp, có tổ chức giao sản phẩm rau trực tiếp đến một số cửa
hàng RAT. Việc tổ chức tiêu thụ RAT dưới nhiều hình thức khác nhau: dạng
mô hình chuyên kinh doanh RAT như một số siêu thị có bán rau; dạng mô
hình chuyên kinh doanh RAT nhưng nhận hàng trực tiếp từ người sản xuất
rau, sau đó sơ chế đóng gói và bán luôn cho khách hàng; dạng mô hình vừa
sản xuất vừa kinh doanh, sản phẩm được sơ chế bán cho các đơn vị kinh

doanh hoặc bán trực tiếp cho người tiêu dùng. Thành phố đang đề ra kế hoạch
đưa 100% diện tích trồng RAT hiện nay trở thành vùng RAT vào năm 2010.
Đồng thời xúc tiến các biện pháp đẩy mạnh tiêu thụ như xây dựng các chợ
đầu mối nông sản có kho chứa và bảo quản theo công nghệ mới, tổ chức các
mạng lưới phân phối RAT đến các hệ thống siêu thị, nhà hàng…[10].
Tại Hải Phòng: đây là địa bàn đã tham gia chương trình sản xuất RAT
ngay trong năm 1997. Sở Nông nghiệp và Trung tâm khuyến nông đã chuyển
giao công nghệ mới tới người trồng rau, trước hết là những huyện ven đô, sau
đó lan ra các huyện thuần nông xa hơn như An Lão… Một số cơ sở đã ký
được hợp đồng tiêu thụ với cơ sở chế biến đông lạnh của thành phố với giá
cao hơn rau thường. Phần còn lại vẫn chủ yếu do người sản xuất tự tiêu thụ.
Vĩnh Phúc: là một trong những tỉnh đi đầu về sản xuất RAT trong cả
nước. Đã có nhiều tổ chức khoa học công nghệ trong nước và quốc tế (trên 20
nước) về tham quan địa bàn tỉnh, dự hội nghị và hội thảo khoa học về công
nghệ sinh học và nông nghiệp hữu cơ tổ chức tại Việt Nam. Họ đánh giá cao
cách làm RAT có tính sáng tạo theo mô hình RAT cộng đồng. Nói RAT Vĩnh
Phúc là mô hình RAT cộng đồng vì người trồng rau làm RAT đại trà ngoài
đồng; Chủ trương của Vĩnh Phúc là trước hết đầu tư về kỹ thuật thay vì đầu tư
cơ sở vật chất, bảo đảm cả lợi ích của người sản xuất lẫn lợi ích của người
tiêu dùng. Thông qua kiot của các HTX dịch vụ tại các chợ truyền thống RAT
đáp ứng nhu cầu của địa phương. Mặt khác, RAT của Vĩnh Phúc cũng đã có

21


mặt tại một số địa phương khác qua việc tham gia vào các hội chợ tại những
nơi này [2].
Nghệ An: nơi được coi là vùng sản xuất nông nghiệp khó khăn của cả
nước, sản xuất RAT được triển khai tại Quỳnh Lưu. Điều khiến người tiêu
dùng quan tâm đó là xã Quỳnh Lương đã đạt giải nhất năng suất xanh “Nhà

sản xuất” của tỉnh Nghệ An năm 2002 và giải C hội thi giới thiệu sản phẩm
RAT toàn quốc tại Hà Nội do tổ chức Nhà sản xuất Việt Nam và tổ chức Nhà
sản xuất châu Á phối hợp thực hiện năm 2003. Hiện nay Quỳnh Lương đã có
một trang web với hai thứ tiếng Việt Nam và Anh ngữ để giới thiệu về sản
phẩm của mình, thông qua đó đã có một số đối tác.
Về xuất khẩu
Xuất khẩu rau quả của nước ta đã có từ năm 1957 với những sản phẩm
đầu tiên được xuất sang Trung Quốc. Kim ngạch xuất khẩu rau quả cả năm
2009 đạt khoảng 400 triệu USD.
Tình trạng khô hạn ở miền Bắc và lũ lụt vào tháng 9 - 10 ở miền
Trung, đã khiến sản lượng rau thu hoạch sụt giảm nhiều so với mọi năm.
Trong 8 tháng đầu năm 2009, sản phẩm rau hoa quả của nước ta chỉ xuất
khẩu được sang 20 thị trường, giảm 17 thị trường so với cùng kỳ 2008. Trong
đó, 3 thị trường xuất khẩu chính là Trung Quốc, Nga và Nhật Bản (3 thị
trường này chiếm 45% tổng kim ngạch xuất khẩu rau hoa quả của Việt Nam).
Tuy nhiên, trong những tháng cuối năm, các đơn đặt hàng từ nước ngoài lại
tăng đột biến.
Thị trường tiêu thụ tăng trưởng mạnh nhất cho rau quả nước ta là Nhật
Bản. Nhu cầu rau cấp đông và khoai tây cấp đông xuất khẩu sang thị trường
Nhật mỗi tháng lên hơn nghìn tấn.
Trung Quốc vẫn là thị trường chính của rau quả Việt Nam, tiếp đó là
Mỹ, Nga, Nhật Bản, Đài Loan... Kim ngạch xuất khẩu rau quả vào Trung
Quốc trong cả năm 2009 đạt gần 50 triệu USD. Các mặt hàng tiêu thụ mạnh

22


tại thị trường này là súplơ, cà tím, thảo quả, thanh long, dừa, khoai.
Từ tháng 11/2009 đến nay, xuất khẩu rau quả sang Campuchia đã tăng
mạnh so với trước, hiện đạt gần 200 tấn mỗi ngày. Các thương lái ở An Giang

mỗi ngày xuất sang Campuchia gần 80 tấn rau quả, thế nhưng vẫn không đủ
hàng để bán. Với một số mặt hàng như khoai tây, cải thảo, su hào, cà rốt, bông
cải cao cấp... các thương lái ở An Giang phải lên tận chợ đầu mối Tp.HCM,
hoặc lấy hàng từ Đà Lạt về.
Xuất khẩu rau sang Singapore cũng đang tăng mạnh. Trước đây,
Malaysia là nguồn cung cấp rau chủ yếu của Singapore. Tuy nhiên do năm
nay mùa mưa đến sớm nên thu hoạch rau của Malaysia bị giảm sút, lượng rau
của nước này xuất sang Singapore cũng giảm. Để bù đắp thiếu hụt, ổn định thị
trường, các nhà nhập khẩu Singapore đã tăng cường nhập khẩu rau từ Trung
Quốc và Việt Nam.
Hiện đã có 47 mặt hàng rau hoa quả xuất khẩu sang thị trường Mỹ, tuy
nhiên, vẫn chưa thể hiện hết được khả năng cung ứng đa dạng các sản phẩm
rau hoa quả của Việt Nam. Trong các nhóm hàng rau hoa quả xuất khẩu sang
thị trường Mỹ thì kim ngạch xuất khẩu trái cây tươi vẫn còn nhiều hạn chế do
những yêu cầu nghiêm ngặt về vệ sinh an toàn thực phẩm...
Xuất khẩu rau quả nước ta vẫn rơi vào tình trạng bấp bênh không ổn
định. Vào nửa đầu năm, khi nguồn rau quả dồi dào thì tiêu thụ lại khó khăn.
Trong khi vào thời điểm cuối năm thì ngược lại, thị trường đang rộng mở thì
lại không có nhiều rau quả để bán. Giải thích về điều này, các doanh nghiệp
cho rằng năm nay ở miền Bắc khô hạn nên rau thu hoạch ít; ở miền Nam do
mùa mưa đến sớm nên rau bị vàng, dập nhiều khiến giảm sản lượng thu
hoạch. Tuy nhiên theo các chuyên gia, đấy mới chỉ là nguyên nhân khách
quan, còn về chủ quan vẫn là do các doanh nghiệp thiếu chiến lược bài bản,
nhất là vấn đề xây dựng thương hiệu và xây dựng vùng nguyên liệu.
2.3 Một số công trình nghiên cứu về tiêu thụ rau an toàn

23


- Đề tài “Phát triển các cửa hàng và siêu thị có bán rau tươi tại TP. Hà

Nội và TP. HCM” của tác giả Nguyễn Thị Tân Lộc, đề tài thạc sỹ khoa học
tại Monpellie - Cộng hoà Pháp. Đề tài đã khái quát hoá được tình hình các
siêu thị và cửa hàng có bán rau tươi tại Việt Nam đồng thời rút ra một số yếu
tố ảnh hưởng đến việc phân phối của các cửa hàng và siêu thị từ đó đưa ra các
giải pháp nhằm thích ứng tốt hơn cung và cầu về rau tười trong các cửa hàng
và siêu thị.
- Nghiên cứu của Phạm Văn Hùng, Bùi Thị Gia, Tsuji Kazuari, Nguyễn
Thị Minh Hiền về hệ thống tiêu thụ rau ở một số huyện thuộc đồng bằng sông
Hồng, Việt Nam (Vegetable Marketing System in Red River Delta, Northern
Viet Nam) năm 2000 thuộc dự án HAU - JICA CBRD khẳng định ngoài sản
xuất lúa đóng vai trò chủ đạo thì ngành rau cũng đóng góp to lớn vào sự phát
triển chung của nông nghiệp. Trong những năm gần đây ngành rau đã có
những bước phát triển vượt bậc tạo thuận lợi cho việc hội nhập vào nền kinh
tế khu vực và toàn cầu. Tuy nhiên, hoạt động trong hệ thống thị trường tiêu
thụ rau chủ yếu là tư nhân, hệ thống thị trường chưa thực sự phát triển và cân
bằng. Hệ thống thiết bị vận chuyển nghèo nàn hủ yếu là các phương tiện thô
sơ, các thương nhân tham gia vào hệ thống kênh tiêu thụ rau còn ít hơn so với
các sản phẩm khác như lúa. Ngoài ra đề tài còn đưa ra một số giải pháp nhằm
phát triển hơn nữa hệ thống tiêu thụ rau.
- Theo tác giả Laurent Dini [3] chính sách bán hàng trực tiếp của các
đơn vị sản xuất đã thu hút được nhiều khách hàng tiêu thụ RAT trên địa bàn
Hà Nội hiện nay. Các nhà sản xuất mời những nhà phân phối lớn như các siêu
thị tới thăm cơ sở sản xuất để củng cố lòng tin về sản phẩm của mình đối với
họ đồng thời mang sản phẩm của mình tới tận nhà phân phối. Bên cạnh đó
người sản xuất còn bán hàng trực tiếp qua các quầy RAT của mình. Chính sự
hiện diện của người sản xuất đã củng cố lòng tin đối với người tiêu dùng.

24



- Chiến lược của các tác nhân trong kênh cung cấp rau cho Hà Nội
(Strategies of stakeholders in vegetable commodity chain supplying Hanoi
market), 2002, của RIFAV và VASI [8].
Mục tiêu của nghiên cứu là tìm hiểu về thực trạng của một số vùng
cung cấp rau cho Hà nội, mô tả dòng (flow) cung cấp cho thị trường rau Hà
Nội, tìm hiểu vai trò và mối quan hệ giữa các tác nhân trong các kênh ngành
hàng cung cấp rau cho thị trường Hà nội và những thuận lợi cũng như cản trở
đối với từng tác nhân. Nghiên cứu tập trung vào kênh tiêu thụ của 4 vùng
khác nhau: rau an toàn từ Đông Anh, nguồn cung cấp chính rau an toàn cho
các siêu thị, cửa hàng, các công ty nhà nước, công ty tư nhân, căntin của
trường học và nhà trẻ; rau từ Mê Linh - cung cấp chủ yếu cho chợ đầu mối
Dịch Vọng; kênh cung cấp rau từ Gia Lâm - cung cấp chủ yếu cho chợ đầu
mối Bắc Qua và kênh tiêu thụ rau từ Thanh Trì - cung cấp chủ yếu cho Mỗ và
chợ Ngã Tư Sở.
Nghiên cứu sử dụng các kết quả nghiên cứu chợ đêm của Viện Rau quả
và VASI để tìm ra nguồn cung cấp rau quả cho Hà nội và kênh cung cấp, chợ
đầu mối, chợ bán lẻ. Sử dụng các nghiên cứu của hai Viện về người thu gom,
người bán đầu mối tại các chợ trung tâm và các chợ đầu mối, chợ bán lẻ để
tìm hiểu về tổ chức, hoạt động và kết quả của các tác nhân trong quá trình
thương mại hoá sản phẩm. Nghiên cứu cũng đánh giá vai trò và mối quan hệ
của các tác nhân trong các kênh. Ngoài ra, các tác giả cũng phân tích các kết
quả tài chính của các tác nhân, khả năng tạo lợi nhuận của mỗi đối tượng
trung gian trong các dòng chu chuyển khác nhau từ đó có thể thấy chiến lược
kinh tế của các tác nhân.
Nghiên cứu cho thấy rằng mối quan hệ giữa các vùng sản xuất và các chợ phụ
thuộc vào khoảng cách từ vùng sản xuất tới các chợ. Các tác nhân tham gia
trực tiếp vào thị trường, đặc biệt là người sản xuất và người thu gom nhằm
tăng thu nhập, tạo sự cạnh tranh cao hơn. Chiến lược này làm quy mô của các

25



×