Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

Đánh giá hiện trạng môi trường đất bán ngập nước vùng lòng hồ thủy điện sơn la

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.51 MB, 91 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
-----------------------

NGÔ TUẤN ANH

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG ĐẤT
BÁN NGẬP NƯỚC VÙNG LÒNG HỒ
THỦY ĐIỆN SƠN LA

LUẬN VĂN THẠC SĨ
KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

Thái nguyên - 2015


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
-----------------------

NGÔ TUẤN ANH

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG ĐẤT
BÁN NGẬP NƯỚC VÙNG LÒNG HỒ
THỦY ĐIỆN SƠN LA
Chuyên ngành : Khoa học môi trường
Mã số
: 60 44 03 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ
KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG



Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Đàm Xuân Vận

Thái nguyên - 2015


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả trong luận văn là trung thực chưa từng được ai công bố trong bất kì công trình
nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ
nguồn gốc và mọi sự giúp đỡ cho việc hoàn thành luận văn này đều đã được cảm ơn
Tác giả luận văn

Ngô Tuấn Anh


ii

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này, ngoài sự nỗ lực cố gắng của bản
thân, đó còn là công sức của quý Thầy Cô.
Trong suốt quá trình thực hiện luận văn, người viết xin bày tỏ lòng biết ơn
sâu sắc đến Phó giáo sư, Tiến sĩ Đàm Xuân Vận - Người đã trực tiếp hướng dẫn
trong suốt quá trình thực hiện luận văn thạc sỹ. Thầy đã rất tận tâm, tận tình hướng
dẫn và gợi mở phương pháp, song song với việc thường xuyên khích lệ tinh thần học
trò của mình để có thể hoàn thành tốt luận văn như ngày hôm nay.

Bên cạnh đó, người viết cũng chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của quý Thầy
Cô trong khoa Khoa học Môi trường - Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên đã
giúp đỡ nhiệt tình trong quá trình tìm tài liệu.
Sau cùng, xin cảm ơn các các bạn sinh viên trường Đại học Nông lâm Thái
Nguyên đã nhiệt tình giúp đỡ người viết trong quá trình thu thập thông tin để phục
vụ cho luận văn.
Trong quá trình thực hiện đề tài này, đã thực sự giúp cho bản thân người
thực hiện trưởng thành lên về nhiều mặt. Vì kiến thức và kinh nghiệm có hạn, hơn
nữa đây là lần đầu tiên tác giả làm quen với mảng chủ đề này, nên chắc chắn không
thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự nhiệt tình đóng góp ý kiến
của quý thầy cô và những độc giả quan tâm tới mảng chủ đề này.
Một lần nữa, người thực hiện xin gởi lời tri ân đến tất cả mọi người!
Người thực hiện

Ngô Tuấn Anh


iii

MỤC LỤC

Trang
LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN............................................................................................................................. ii
MỤC LỤC .................................................................................................................................iii
DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT ............................................................................. vi
DANH MỤC CÁC BẢNG .....................................................................................................vii
DANH MỤC CÁC HÌNH......................................................................................................viii
MỞ ĐẦU .................................................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ......................................................................................................... 1

2. Mục tiêu của đề tài ................................................................................................................. 2
2.1. Mục tiêu chung .....................................................................................................2
2.2 Mục tiêu cụ thể ......................................................................................................2
3. Ý nghĩa của đề tài ................................................................................................................... 3
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU .................................................................................. 4
1.1. Cơ sở khoa học .................................................................................................................... 4
1.1.1. Các khái niệm liên quan ....................................................................................4
1.1.1.1. Khái niệm về môi trường đất .........................................................................4
1.1.1.2. Khái niệm về hệ sinh thái ...............................................................................7
1.1.1.3. Khái niệm đất ngập nước .............................................................................10
1.1.2. Định nghĩa về ĐNN ........................................................................................11
1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài ................................................................................................. 11
1.2.1. Phân loại đất ngập nước trên thế giới..............................................................11
1.2.2. Phân loại đất ngập nước ở Việt Nam ..............................................................17
1.2.3. Thực trạng sử dụng đất bán ngập nước tại các hồ chứa công trình thủy điện
ở Việt Nam ................................................................................................................23
1.2.3.1. Vùng thủy điện Sơn La ................................................................................23
1.2.3.2. Vùng hồ thủy điện Hòa Bình .......................................................................23
1.2.3.3. Vùng hồ công trình thủy điện Trị An ...........................................................25


iv

1.2.3.4. Vùng hồ công trình thủy điện Ialy ...............................................................25
1.2.4. Yếu tố tác động đến sử dụng đất bán ngập tại hồ chứa các công trình
thủy điện ...................................................................................................................26
1.2.4.1. Lịch điều tiết mực nước hồ vào các tháng ...................................................26
1.2.4.2. Yếu tố tác động từ mặt pháp lý về sử dụng đất bán ngập ............................26
1.2.4.3. Yếu tố về chính quyền và các ngành chức năng của địa phương ................27
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....... 29

2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................................... 29
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu......................................................................................29
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu .........................................................................................29
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu.................................................................................... 29
2.2.1. Địa điểm ..........................................................................................................29
2.2.2. Thời gian nghiên cứu ......................................................................................29
2.3. Các nội dung nghiên cứu.................................................................................................. 29
2.4. Các phương pháp nghiên cứu .......................................................................................... 30
2.4.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp .............................................................30
2.4.2. Phương pháp điều tra số liệu sơ cấp................................................................30
2.4.3. Phương pháp điều tra khảo sát thực địa ..........................................................31
2.4.4. Phương pháp lấy mẫu đất ................................................................................31
2.4.5. Phương pháp phân tích trong phòng thí nghiệm .............................................32
2.4.6. Phương pháp xử lý số liệu ...............................................................................33
2.4.7. Phương pháp sử dụng giải toán ảnh chồng ghép bản đồ tại lưu vực bán ngập ......33
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................................... 34
3.1. Điều kiện tự nhiên - kinh tế, xã hội vùng lòng hồ thủy điện Sơn La ........................... 34
3.1.1. Điều kiện tự nhiên ...........................................................................................34
3.1.1.1. Vị trí địa lý ...................................................................................................34
3.1.1.2. Địa hình, diện mạo .......................................................................................34
3.1.1.3. Khí hậu .........................................................................................................35
3.1.2. Điều kiện kinh tế, dân sinh của khu vực .........................................................40
3.1.2.1. Cơ cấu dân tộc ..............................................................................................41
3.1.2.2. Tập quán canh tác.........................................................................................41


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết

quả trong luận văn là trung thực chưa từng được ai công bố trong bất kì công trình
nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ
nguồn gốc và mọi sự giúp đỡ cho việc hoàn thành luận văn này đều đã được cảm ơn
Tác giả luận văn

Ngô Tuấn Anh


vi

DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT

ĐNN

: Đất ngập nước

DO

: Hàm lượng oxy hòa tan trong nước

KTXH

: Kinh tế xã hội

MNC

: Mực nước chết

MNDTB


: Mực nước dâng trung bình

MT

: Môi trường

MTST

: Môi trường sinh thái

PTBV

: Phát triển bền vững

QCVN

: Quy chuẩn Việt Nam

TCVN

: Tiêu chuẩn Việt Nam

TĐC

: Tái định cư

TNTN

: Tài nguyên thiên nhiên


TSS

: Tổng chất rắn lơ lửng

UBND

: Ủy ban nhân dân

VN

: Việt Nam

HST

: Hệ sinh thái

BTNMT

: Bộ tài nguyên môi trường


vii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 3.1. Cơ cấu dân tộc ở khu vực dự án ...............................................................41
Bảng 3.2. Hiện trạng năng lực học vấn khu vực thủy điện Sơn La ..........................42
Bảng 3.3. Tổng hợp diện tích đất bán ngập hồ Sơn La tại địa bàn các huyện có tái
định cư ven hồ ..........................................................................................49

Bảng 3.4. Diện tích đất bán ngập có khả năng sử dụng trồng trọt phân theo địa bàn
các xã có tái định cư ven hồ Sơn La ........................................................50
Bảng 3.5. Hiện trạng sử dụng đất lòng hồ thủy điện Sơn La năm 2010 ...................53
Bảng 3.6. Hiện trạng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp lòng hồ thủy điện Sơn La
năm 2010 ..................................................................................................54
Bảng 3.7. Hiện trạng sử dụng đất lâm nghiệp lòng hồ thủy điện Sơn La năm 2010 .......56
Bảng 3.8. Kết quả phân tích mẫu đất đồi ..................................................................57
Bảng 3.9. Kết quả phân tích mẫu đất đất nương rẫy .................................................58
Bảng 3.10. Kết quả phân tích mẫu đất lúa nước .......................................................59
Bảng 3.11. Các chỉ tiêu đánh giá độ chua tiềm tàng của đất (pHKCl) .......................60
Bảng 3.12. Thang đánh giá chỉ tiêu; mùn, đạm tổng số, lân tổng số, kali ................60
Bảng 3.13. Phân tích thành phần cấp hạt theo cao trình ngập ..................................64
Bảng 3.14. Phân tích mẫu đất theo cao trình ngập nước...........................................65


viii

DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 1.1. Mối quan hệ giữa hóa học đất với môi trường và con người ......................7
Hình 3.1: Vị trí lòng hồ thủy điện Sơn La ...............................................................34
Hình 3.2. Hình ảnh đất bán ngập (đất lúa) sau khi nước rút TX. M. Lay .................49
Hình 3.3: Hiện trạng sử dụng đất lòng hồ thủy điện Sơn La năm 2010 ....................53
Hình 3.4: Hiện trạng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp theo đối tượng sản xuất lưu
vực thủy điện Sơn La năm 2010 ..............................................................55
Hình 3.5: Hiện trạng sử dụng đất Lâm nghiệp lòng hồ thủy điện Sơn La năm 2010 ....56
Hình 3.6: Thể hiện pH đất của 3 loại đất trên ...........................................................61
Hình 3.7: Hàm lượng Mùn trong đất bán ngập thủy điện Sơn La ............................62
Hình 3.8: Hàm lượng Nitơ, P2O5, K2O, trong 3 loại đất bán ngập thủy điện Sơn La ......62
Hình 3.9: Nồng độ As, Pb, trong 3 loại đất bán ngập thủy điện Sơn La ..................63

Hình 3.10: Hàm lượng cát, limon và sét ...................................................................64
Hình 3.11: Hàm lượng pH theo cao trình ngập .........................................................66
Hình 3.12: Hàm lượng đạm theo cao trình ngập .......................................................67
Hình 3.13: Hàm lượng Mùn theo cao trình ngập ......................................................67
Hình 3.14: Hàm lượng Ca2+, Mg2+, Al3+ ...................................................................68
Hình 3.15: Hàm lượng K2O và P2O5 .........................................................................69


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đất nước ta đang trong giai đoạn công nghiệp hóa hiện đại hóa, với tốc độ
phát triển rất nhanh, khai thác tài nguyên phục vụ cho công nghiệp và các ngành
nghề đã trở thành phổ biến. Nhưng khai thác và quản lý tài nguyên không có kế
hoạch đã đem tới những hậu quả to lớn mà con người đang phải gánh chịu và giải
quyết hậu quả đó. Nguồn năng lượng thường được các quốc gia trên thế giới sử
dụng nhiều nhất là Thủy văn, không chỉ trong nước mà thế giới đang có rất nhiều
các công trình thủy điện được xây dựng, các công trình đã cung cấp đầy đủ về nhu
cầu tiêu thụ năng lượng, từ việc phục vụ cho các gia đình, cá nhân, tổ chức, các cơ
sở sản xuất kinh doanh, khu công nghiệp, để đảm bảo sự phát triển nền kinh tế,
ngoài ra còn tạo ra công ăn việc làm cho nhiều người dân, những lợi ích mang lại
của việc ngăn các con sông làm thủy điện, nó có tác động tích cực tới dòng chảy
vào hạ lưu các con sông sẽ được điều tiết bởi các hồ chứa thuỷ điện, lượng nước
mùa khô có thể tăng lên và giảm dòng chảy mùa lũ (có nghiên cứu dự báo tăng
dòng chảy mùa khô khoảng 30%, giảm 6% diện tích xâm nhập mặn và giảm 5%
đỉnh lũ). Tuy nhiên, các mặt tích cực đó còn phụ thuộc vào chế độ vận hành, điều
tiết của toàn bộ hệ thống hồ chứa thuỷ điện lớn trên lưu vực, nhất là chế độ vận
hành của những hồ chứa nước lớn, có ý nghĩa điều tiết và gần biên giới, và phụ
thuộc ý chí chủ quan của các nước.

Do tác động điều hoà dòng chảy giữa mùa lũ và mùa cạn, chế độ thuỷ văn và
thuỷ lực của dòng sông sẽ thay đổi rất khó xác định, lưu lượng điều tiết sau khi đỉnh
lũ qua đi sẽ làm cho mực nước sông duy trì ở mức cao lâu hơn, gây tác hại đối với
đê sông. Các bãi ven sông cũng ngập lâu hơn, ảnh hưởng tới sản xuất và sinh hoạt
của cụm cư dân ngoài đê...
Trong mùa cạn, lượng nước tăng lên hơn hai lần so với hiện nay, làm xói
mòn các bìa và lòng sông, mất các diện tích canh tác của các bãi hai bờ sông... Thực
tế cho thấy, dùng hồ nước để cắt lũ, nhưng khi vượt quá một giới hạn nào đó sẽ xảy


2

ra nghịch lý: cắt được lũ càng lớn, hồ có dung tích lớn sẽ tạo ra một cơn lũ càng to
hơn nữa. Ngoài ra, Thuỷ điện Sơn La sẽ gây ra những biến động làm thay đổi hệ
sinh thái ở hạ du đến cửa sông ven bờ biển, như sự xâm nhập mặn, sự di cư các loài
cá, sự thay đổi về chất lượng và mực nước ngầm, ảnh hưởng tới rừng ngập mặn ven
bờ, các rạn san hô..
Tình hình trên đòi hỏi phải có các giải pháp để khai thác đất bán ngập nước sao
cho có lợi nhất, đồng thời cải tạo môi trường sinh thái khu vực này là vô cùng cần thiết.
Giải pháp hiện được nhiều nhà khoa học chấp nhận là trồng rừng, tái sinh rừng tự nhiên
thành băng rừng từ mức nước cao nhất lên các triền đồi trong lòng hồ, đồng thời đúc
rút từ kinh nghiệm sử dụng đất ngập lũ tự nhiên, học tập từ thiên nhiên.
Xuất phát từ thực tế đó, dưới sự hướng dẫn của PGS - TS Đàm Xuân Vận,
tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài: "Đánh giá hiện trạng môi trường đất bán ngập
nước vùng lòng hồ thủy điện Sơn La”.
2. Mục tiêu của đề tài
2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá hiện trạng về môi trường đất bán ngập nước vùng lòng hồ thủy điện
Sơn La. Trên cơ sở đánh giá phân tích, đề xuất một số giải pháp, biện pháp bảo vệ
môi trường ở vùng đất bán ngập nước lòng hồ thủy điện Sơn La.

2.2 Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá đặc điểm môi trường, phân chia đất bán ngập nước vùng lòng hồ
thủy điện Sơn La
- Hiện trạng điều kiện phân bổ đất đai vùng bán ngập nước lòng hồ thủy điện
Sơn La
- Đánh giá chất lượng môi trường đất bán ngập nước vùng lòng hồ thủy điện
Sơn La:
+ Phân tích được mẫu đất theo mục đích sử dụng đất bán ngập nước vùng
lòng hồ thủy điện Sơn La
+ Phân tích được mẫu đất theo cao trình ngập đất bán ngập nước vùng lòng
hồ thủy điện Sơn La


3

- Đề xuất các giải pháp quản lý sử dụng bảo vệ môi trường đất lòng hồ vùng
bán ngập
3. Ý nghĩa của đề tài
Qua nghiên cứu chỉ ra được các biện pháp tốt nhất để có thể sử dụng tốt được
môi trường đất bán ngập nước vùng lòng hồ thủy điện Sơn La.
Khai thác hợp lý, hiệu quả tiềm năng đất bán ngập nước để trồng trọt, duy trì
tình hình sản xuất ven khu vực, đáp ứng được yêu cầu nâng cao đời sống, đảm bảo
an sinh xã hội cho cộng đồng.
Kết quả nghiên cứu sẽ được nhân rộng tại các vùng đất bán ngập nước tương
tự với vùng đất bán ngập nước vùng lòng hồ thủy điện Sơn La.


ii

LỜI CẢM ƠN


Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này, ngoài sự nỗ lực cố gắng của bản
thân, đó còn là công sức của quý Thầy Cô.
Trong suốt quá trình thực hiện luận văn, người viết xin bày tỏ lòng biết ơn
sâu sắc đến Phó giáo sư, Tiến sĩ Đàm Xuân Vận - Người đã trực tiếp hướng dẫn
trong suốt quá trình thực hiện luận văn thạc sỹ. Thầy đã rất tận tâm, tận tình hướng
dẫn và gợi mở phương pháp, song song với việc thường xuyên khích lệ tinh thần học
trò của mình để có thể hoàn thành tốt luận văn như ngày hôm nay.
Bên cạnh đó, người viết cũng chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của quý Thầy
Cô trong khoa Khoa học Môi trường - Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên đã
giúp đỡ nhiệt tình trong quá trình tìm tài liệu.
Sau cùng, xin cảm ơn các các bạn sinh viên trường Đại học Nông lâm Thái
Nguyên đã nhiệt tình giúp đỡ người viết trong quá trình thu thập thông tin để phục
vụ cho luận văn.
Trong quá trình thực hiện đề tài này, đã thực sự giúp cho bản thân người
thực hiện trưởng thành lên về nhiều mặt. Vì kiến thức và kinh nghiệm có hạn, hơn
nữa đây là lần đầu tiên tác giả làm quen với mảng chủ đề này, nên chắc chắn không
thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự nhiệt tình đóng góp ý kiến
của quý thầy cô và những độc giả quan tâm tới mảng chủ đề này.
Một lần nữa, người thực hiện xin gởi lời tri ân đến tất cả mọi người!
Người thực hiện

Ngô Tuấn Anh


5

hữu cơ do hoạt động sống của sinh vật cung cấp, dung dịch và không khí. Vì vậy sự
khác nhau cơ bản giữa đất và sản phẩm vỡ vụn của đá là: Đất có độ phì nhiêu trong
khi đá và khoáng lại không có.

Sự hình thành và phát triển của môi trường đất phụ thuộc rất nhiều yếu tố môi
trường. Vì vậy mỗi một loại đất và vị trí khác nhau sẽ có sự biến đổi khác nhau.
Trong đất tự nhiên, không chịu sự tác động của con người, thường sẽ tạo ra một môi
trường đất phát triển thuận lợi theo quy luật tự nhiên vốn có của nó nên không bị ô
nhiễm. Ngược lại, môi trường đất bị tác động thiếu bảo vệ của con người cơ bản sẽ
bị ô nhiễm.
Cũng có không ít cách nhìn lệch lạc về môi trường đất, đó là coi đất như vật
thể cố định không biến đổi hoặc coi nó chỉ suy thoái chứ không phát triển... và vì
vậy thường máy móc khi sử dụng, cải tạo môi trường đất và tất yếu hiệu quả sẽ
không cao.
Khái quát:

- Đất là phần vỏ ngoài của quả địa cầu, thành lập do sự biến đổi của đá mẹ
dưới ảnh hưởng của các tác nhân lý, hóa, sinh vật… Do vậy đất đóng vai trò quan
trọng: là môi trường nuôi dưỡng các loại cây, là nơi để sinh vật sinh sống, là không
gian thích hợp để con người xây dựng nhà ở và các công trình khác. Đất là tài
nguyên không thể phục hồi, mặc dù con người có nhiều tiến bộ về khoa học kỹ
thuật để cải tạo.

- Môi trường đất là môi trường sinh thái hoàn chỉnh, bao gồm vật chất vô sinh
sắp xếp thành cấu trúc nhất định. Các thực vật, động vật và vi sinh vật sống trong
lòng trái đất. Các thành phần này có liên quan mật thiết và chặt chẽ với nhau. Môi
trường đất được xem như là môi trường thành phần của hệ môi trường bao quanh nó
gồm nước, không khí, khí hậu.
* Vai trò của môi trường đất
Đối với sản xuất nông lâm nghiệp, đất là một tư liệu sản xuất vô cùng quý giá,
cơ bản và không gì thay thế được. Đất là môi trường cho cây mọc trên đó, cung cấp
chất dinh dưỡng và nước cho cây sinh trưởng phát triển. Như vậy khả năng sản xuất



6

ra sản phẩm cây trồng (độ phì của đất) là thuộc tính không thể thiếu được của đất.
Môi trường đất là một bộ phận quan trọng của hệ sinh thái. Đất được coi như
một “hệ đệm”, như một “phễu lọc” luôn luôn làm trong sạch môi trường với tất cả
các chất thải do hoạt động sống của sinh vật nói chung và con người nói riêng trên
trái đất.
Tuy nhiên, môi trường đất một khi đã bị ô nhiễm sẽ là mối đe doạ nghiêm
trọng cuộc sống của sinh vật nói chung và con người sống trên đó.
Từ lâu môi trường đất được coi là một hệ thống động trong đó bao gồm nhiều
thành phần hóa học phức tạp và có nhiều quá trình hóa học xảy. Theo Coleman và
cộng sự (1998) đất là một hệ thống động trong đó dung dịch đất là môi trường của
các quá trình vật lý, hoá học và sinh học trong đất. Dung dịch đất tồn tại ở trạng thái
cân bằng động với các chất vô cơ, chất hữu cơ, vi sinh vật và không khí đất. Vì thế
nó đóng vai trò quan trọng trong sự chuyển hoá và vận chuyển các phân tử và các
ion cần thiết cũng như các phân tử và các ion có hại trong một hệ sinh thái.
Các quá trình chuyển hoá của đất gắn liền với sự sinh trưởng của thực vật,
động vật và môi trường phát triển của con người. Các quá trình xảy ra trong môi
trường đất là nền tảng cho sự tiến hoá của địa quyển, sinh quyển và môi trường
sống của con người. Vì vậy môi trường đất đóng vai trò quan trọng trong sự phát
triển của tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường và sự bền vững của hệ sinh thái.
Việc nắm vững bản chất của các phản ứng và các quá trình chuyển hoá trong đất ở
các mức độ nguyên tử, phân tử và vi mô là rất cần thiết đối với các chiến lược quản
lý nguồn tài nguyên mới phát triển và để hiểu được và điều chỉnh các hoạt động của
hệ sinh thái trên mặt đất trong phạm vi vùng và toàn cầu.
Hiện nay khái niệm hóa học đất thường gắn liền với thuật ngữ “Hoá học đất
môi trường” (Environmental soil chemistry). Đó là hoá học của đất trong môi
trường sống của con người. Quá trình hoá học đất môi trường có ảnh hưởng tới
nhiều khía cạnh của cuộc sống được mô tả theo sơ đồ hình 1.1.



7

Môi trường không
gian (Celestial
environments)

Xã hội dân sự
(Civilization)

Sự tiến hoá của trái đất và
môi trường con người
(Evolution of geoderma and
the human environment)

Hoá học đất môi
trường
(Environmental
soil chemistry)

Sản xuất nông nghiệp
và dinh dưỡng cho con
người (Agricultural
production and human
nutrition)

Chất độc hại và sức
khoẻ con người
(Ecotoxicology and
human health)


Hệ thống công nghệ
môi trường
(Engineering system
environments)

Sự thịnh vượng của
nhân loại (Human
property)

Hình 1.1. Mối quan hệ giữa hóa học đất với môi trường và con người
(Đặng Văn Minh và cs, 2009)[23]
1.1.1.2. Khái niệm về hệ sinh thái
Môi trường sinh thái: là một trong những vấn đề được đề cập đến khá nhiều
trong thời gian qua ở nước ta trên các bình diện khác nhau.
Dựa trên các quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh,
Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều đóng góp quan trọng trong việc bảo vệ MTST.
Nhằm bảo vệ sức khỏe cho cộng đồng, đảm bảo quyền con người được sống trong
môi trường trong, sạch, đẹp, phục vụ sự nghiệp PTBV đất nước, Đảng và Nhà nước
đã ra nhiều văn bản luật, dưới luật, các chỉ thị, nghị quyết về MTST và bảo vệ MTST.
Trong một loạt các văn bản quy phạm pháp luật như “Luật Bảo vệ môi trường và văn
bản hướng dẫn thi hành”; “Luật Bảo vệ môi trường năm 2015”; “Chiến lược bảo vệ
môi trường quốc gia”. Đảng và Nhà nước ta đã khẳng định nhiều nội dung quan
trọng về MTST cũng như bảo vệ MTST. Theo đó, bảo vệ MTST được quan niệm là
bảo vệ các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng
đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và các giống loài động
thực vật. Thực chất của bảo vệ MTST là bảo vệ môi trường nước, môi trường không
khí, bảo vệ TNTN, bảo tồn đa dạng sinh học.



8

Theo định nghĩa (Nguyễn Thế Thôn, 2000), Môi trường sinh thái là môi trường
sống của con người hoặc hệ sinh vật của một hệ sinh thái nhất định, có không gian
sống nhất định bao gồm hệ thống môi trường ấy cùng với con người và hệ sinh vật
ấy. MTST được tổng hợp bởi tất cả các môi trường sống thành phần của hệ sinh thái
theo lãnh thổ.
Tác giả Nguyễn Minh Hằng trong bài viết “Môi trường sinh thái - vấn đề của
mọi người”[13] khẳng định, MTST là một mạng lưới chỉnh thể có mối liên quan
chặt chẽ với nhau giữa đất, nước, không khí và các cơ thể sống trong phạm vi toàn
cầu. Trong quá trình sinh sống vì nhiều lý do khác nhau, con người đã làm suy thoái
MTST, thể hiện rõ nhất ở sự suy thoái tầng ôzon, gây “hiệu ứng nhà kính”, ô nhiễm
nguồn nước sạch. Các giải pháp cơ bản mà tác giả nêu ra nhằm khắc phục tình trạng
ô nhiễm MTST là: xây dựng ý thức sinh thái, kết hợp giữa mục tiêu kinh tế và mục
tiêu sinh thái trong quá trình sản xuất.
Tác giả Vũ Trọng Dung, trong cuốn sách “Đạo đức sinh thái và giáo dục đạo
đức sinh thái” [7] quan niệm “môi trường sinh thái là tất cả những điều kiện xung
quanh có liên quan đến sự sống của sinh thể, của con người” [7, tr.153]. Theo tác
giả thì các nguyên nhân cơ bản gây ra tình trạng ô nhiễm MTST là các vấn đề về
công nghiệp hóa, kỹ thuật hóa, sự phát triển dân số… Không chỉ nhấn mạnh một
phương diện quan trọng trong việc giải quyết vấn đề ô nhiễm MTST đó là giáo dục
đạo đức sinh thái, tức là giáo dục thái độ, ý thức, hành vi tôn trọng và yêu quý thiên
nhiên, giữ gìn và bảo vệ MTST cho mọi chủ thể, tác giả còn khẳng định sự thống
nhất giữa nghĩa vụ đạo đức với nghĩa vụ pháp lý trong việc giữ gìn và bảo vệ MTST
là đòi hỏi cấp bách đối với mỗi người và đó cũng là giải pháp cơ bản để giải quyết
vấn đề ô nhiễm MTST ở Việt Nam hiện nay.
Như vậy, dù hiểu theo khía cạnh nào thì MTST vẫn được quan niệm như một
chỉnh thể trọn vẹn có quan hệ với sự ổn định và phát triển của xã hội. Đó là nơi
cung cấp cho con người các sản phẩm vật chất với tính cách là yếu tố đầu vào và
chứa đựng các sản phẩm đầu ra của quá trình sản xuất. MTST không chỉ bao gồm

các hợp chất vô cơ mà còn có cả các hợp chất hữu cơ có sẵn từ tự nhiên hoặc được


9

tạo ra từ con người. Nếu trong quá trình sản xuất, con người chỉ biết khai thác triệt
để các nguồn lợi từ tự nhiên mà không biết tái tạo, phục hồi, không kiểm soát chặt
chẽ đầu ra của quá trình sản xuất, các chất thải độc hại được xả thẳng ra MT, sẽ dẫn
đến huỷ hoại MTST.
Xuất phát từ những quan điểm trên, có thể nhận định: (1) Nói đến MTST là nói
đến một bộ phận của giới tự nhiên có tồn tại sự sống; (2) MTST được cấu thành từ các
yếu tố vô cơ (đất, nước, TNTN...) và hữu cơ (động - thực vật…); (3) MTST còn được
gọi là môi trường sống nếu xét nó trong mối tương quan với sự sống, sự tồn tại của đối
tượng vật chất sống nhất định; (4) MTST còn được gọi là “môi trường tự nhiên”, “môi
trường sinh thái tự nhiên”.
Ở nước ta, thuật ngữ “Bảo vệ môi trường sinh thái” được Đảng và Nhà nước đề
cập từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII và được nhắc lại trong Đại hội Đảng toàn
quốc lần thứ XI. Khi chưa xuất hiện thuật ngữ này, người ta thường sử dụng thuật ngữ
“Bảo vệ môi trường”, được hiểu là:
Tập hợp các biện pháp giữ gìn, sử dụng và phục hồi một cách hợp lý sinh giới (vi
sinh vật, động vật, thực vật) và môi sinh (đất, nước, không khí, lòng đất, khí hậu),
nghiên cứu thử nghiệm thiết bị sử dụng tài nguyên thiên nhiên, áp dụng công nghệ ít có
và không có phế liệu… nhằm tạo ra không gian tối ưu cho cuộc sống của con người.
Bảo vệ môi trường địa lý là những vấn đề trước mắt và lâu dài mà toàn thể các cộng
đồng phải giải quyết ở quy mô toàn cầu; nhằm sử dụng hợp lý thiên nhiên, hoàn thiện
trang thiết bị và các quá trình công nghệ, kiểm tra tình trạng và nguồn gây ô nhiễm môi
trường, bảo vệ các danh lam thắng cảnh và các công trình văn hóa.
Dưới góc độ nghiên cứu của đề tài, học trò quan niệm rằng môi trường sinh
thái khu vực nhà máy thủy điện: Đó là quá trình hoạt động, tác động của con người
trong việc xây dựng thủy điện, dẫn đến sự mất đi của hệ sinh thái trước đó và hình

thành một môi trường sinh thái mới, trong một thời gian nhất định.
Nó được khẳng định như sau:
• Sự mất nơi, địa bàn cư trú của các loài động vật - thực vật, trên cạn và dưới nước.


10

• Ảnh hưởng đến sự di cư, di chuyển của các loài cá dưới nước, làm mất cân
bằng sinh thái.
• Ảnh hưởng đến thổ nhưỡng, sự mất và hình thành đất mới.
• Tác động đến cuộc sống của con người, di dân, vấn đề đất mới cho họ.
• Dẫn đến hình thành tiểu vùng khí hậu mới.
Kết luận: Môi trường sinh thái nhà máy vùng lòng hồ thủy điện là sự hình
thành một hệ thống các cơ cấu về không khí, thổ nhưỡng, động thực vật, nước,
trong đó con người là nhân tố đặc biệt. Nó được hình thành và thích nghi dần ổn
định trong một thời nhất định nào đó.
1.1.1.3. Khái niệm đất ngập nước
ĐNN rất đa dạng, có mặt khắp mọi nơi và là cấu thành quan trọng của các cảnh
quan trên mọi miền của thế giới. Hàng thế kỷ nay, con người và các nền văn hoá
nhân loại được hình thành và phát triển dọc theo các triền sông hoặc ngay trên các
vùng ĐNN. ĐNN đã và đang bị suy thoái và mất đi ở mức báo động, mặc dù ngày
nay người ta đã nhận biết được các chức năng và giá trị to lớn của chúng (Mitsch và
Gosselink, 1986&1993; Dugan, 1990; Keddy, 2000).
Qua các nghiên cứu, các nhà khoa học về ĐNN đã xác định được những điểm
chung của ĐNN thuộc các loại hình khác nhau, đó là chúng đều có nước nông hoặc
đất bão hoà nước, tồn trữ các chất hữu cơ thực vật phân huỷ chậm, và nuôi dưỡng
rất nhiều loài động vật, thực vật thích ứng với điều kiện bão hoà nước.
Tùy thuộc vào sự khác nhau về loại hình, phân bố cùng với những mục đích sử
dụng khác nhau mà người ta định nghĩa về ĐNN rất khác nhau.
Trên thế giới hiện đã có trên 50 định nghĩa về ĐNN (Mitsch and Gosselink,

1986 & 1993; Dugan, 1990). Nhiều tài liệu ở các nước như Canada, Hoa Kỳ và Úc
(Zoltai, 1979), (33 CFR323.2 (c); 1984) (trong Hoàng Văn Thắng, 1995), Uỷ ban
ĐNN của Liên Hiệp Quốc (UN Committee on Characterization of Wetlands, 1995)
(trong Vũ Trung Tạng, 2004) vv... đã định nghĩa về đất ngập nước theo nhiều mức
độ và mục đích khác nhau.


11

1.1.2. Định nghĩa về ĐNN
Định nghĩa về ĐNN của Công ước RAMSAR (Công ước về các vùng ĐNN có
tầm quan trọng quốc tế, đặc biệt như là nơi cư trú của các loài chim nước Convention on wetland of intrenational importance, especially as waterfowl habitat)
có tầm khái quát và bao hàm nhất. Theo định nghĩa này, ĐNN là: "Các vùng đầm
lầy, than bùn hoặc vùng nước tự nhiên hay nhân tạo, có nước thường xuyên hay
tạm thời, nước đứng hay nước chảy, nước ngọt, nước lợ hay nước mặn, kể cả
các vùng nước ven biển có độ sâu không quá 6m khi thuỷ triều thấp đều là các
vùng đất ngập nước" (Điều 1.1. Công ước Ramsar, 1971).
Dù định nghĩa thế nào đi chăng nữa thì nước - chế độ thuỷ văn vẫn là yếu tố tự
nhiên quyết định và đóng một vai trò quan trọng trong việc xác định, duy trì và
quản lý các vùng ĐNN, đặc biệt là các vùng ĐNN nước ngọt nội địa.
1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài
1.2.1. Phân loại đất ngập nước trên thế giới
Từ rất sớm đã có khá nhiều cách xác định ĐNN cho các vùng đất than bùn
phía bắc của Châu Âu và Bắc Mỹ. Davis (1907 - trong Mitsch và Gosselink, 1986)
đã mô tả các bãi lầy Michigan theo ba tiêu chí riêng biệt: (1) dạng đất trên đó có bãi
lầy, ví dụ như các lưu vực sông nông hay châu thổ của các suối; (2) cách thức mà
theo đó bãi lầy được hình thành, chẳng hạn như từ dưới lên hay từ bờ trở ra; và (3)
thảm thực vật bề mặt, ví dụ như cây thông rụng lá hay rêu. Nhưng phải đến những
năm sau 1950 mới có sự phân loại một cách hệ thống đầu tiên của Mỹ (Mai Đình
Yên, 2002). Các tác giả như Moore và Bellamy (1974) thì lại mô tả bảy loại hình

đất than bùn dựa trên các điều kiện dòng chảy.
Phân loại ĐNN có thể dựa vào các khu cư trú của các loài chim nước (Hancock,
1984), hoặc theo hướng địa mạo. Ở một số nước, phân loại ĐNN được tiến hành theo
hệ thống thứ bậc (Hoa Kỳ). Việc phân loại ĐNN theo sinh thái học sẽ giúp cho việc
quản lý và bảo tồn được tốt hơn. Theo đó, các yếu tố địa mạo, thuỷ văn và chất lượng
nước sẽ là cơ sở cho việc phân biệt các lớp ĐNN về mặt sinh thái vv...


12

Cơ quan Bảo vệ Động vật hoang dã và Cá Hoa Kỳ bắt đầu kiểm kê ĐNN trong
các loại ĐNN quốc gia một cách nghiêm ngặt vào năm 1974 (Mitsch and Gosselink,
1986, 1993). Theo cơ quan này, lớp đất ngập nước cụ thể hay nơi cư trú nước sâu mô
tả sự xuất hiện nói chung của hệ sinh thái cả dưới dạng thực vật ưu thế và cả kiểu
dạng chất nền[10].
a. Phân loại hiện hành của Hoa Kỳ - Kiểm kê đất ngập nước quốc gia
Phân loại được sử dụng trong kiểm kê các đất ngập nước và các nơi cư trú nước
sâu của Hoa Kỳ tập trung vào mô tả các nhóm phân loại sinh thái học, sắp xếp chúng
thành một hệ thống có ích đối với các nhà quản lý tài nguyên, trang bị cho các đơn vị
thành lập bản đồ, và cung cấp sự đồng nhất về các khái niệm và các thuật ngữ.
Phân loại này được dựa trên tiếp cận thứ bậc giống nhau về mặt phân loại học
sử dụng để nhận dạng các loại động vật, thực vật.
Mức rộng nhất là hệ thống: “Sự phức tạp của các đất ngập nước và các nơi cư
trú nước sâu mà chúng cùng có ảnh hưởng của các nhân tố thuỷ lực, địa mạo, hóa
học hay sinh học”. Các hạng rộng này bao gồm như sau:
1. Biển
2. Cửa sông
3. Ven sông
4. Hồ
5. Đầm

6. Các hệ thống phụ bao gồm:
1. Bán thuỷ triều

5. Trên triều

2. Gian triều

6. Gián đoạn

3. Thủy triều

7. Nước ngọt

4. Dưới triều

8. Ven biển

Lớp đất ngập nước cụ thể hay nơi cư trú nước sâu mô tả sự xuất hiện nói
chung của hệ sinh thái cả dưới dạng thực vật ưu thế và cả kiểu dạng chất nền. Khi
độ che phủ của thảm thực vật vượt quá 30% thì lớp thảm thực vật được sử dụng (ví
dụ, đất ngập nước cây bụi - bụi). Nếu như chất nền bị che phủ bởi thảm thực vật


13

nhỏ hơn 30% thì khi đó lớp chất nền được sử dụng (ví dụ, nền đáy không được
vững chắc).
b. Phân loại đất ngập nước của bang New South Wales - Australia
Hệ thống phân loại đất ngập nước được xây dựng nhằm cung cấp cơ sở khoa
học cho việc quản lý các vùng đất ngập nước đặc thù và những vấn đề về đất ngập

nước. Đây là bước quan trọng đầu tiên trong quá trình quản lý đất ngập nước. Trong
đó bao gồm: 1) Quản lý nước (tác động của việc bơm nước tưới tiêu, của các đập,
của các đê và bờ bao, nhu cầu nước cho các vùng đất ngập nước và việc thiết kế các
công trình thuỷ lợi trong vùng); 2) Quản lý đất (bồi lắng, xói lở, khai thác cát, sỏi,
khai thác than bùn, chăn thả, sử dụng phân bón và thuốc trừ sâu, khai thác rừng,
phát triển đô thị, đất chua phèn); 3) Chất lượng nước (chu kỳ phú dưỡng, nước mặn,
thành phần chất dinh dưỡng, độ đục); 4) Bảo vệ khu hệ động vật, thực vật (nơi cư
trú của các loài cá, chim nước, các loài động vật hoang dã, các loài thực vật trên cạn
và thực vật thuỷ sinh, các loài quý, hiếm và bị đe doạ); 5) Lập kế hoạch quản lý đất
ngập nước (kiểm soát việc thực hiện kế hoạch, phục hồi hệ thực vật, động vật); 6)
Các hoạt động giải trí trong vùng đất ngập nước (săn bắn, câu cá, bơi thuyền, cắm
trại, giải trí ngoài trời, quan sát chim); và 7) Các giá trị văn hoá của đất ngập nước
(các di sản văn hoá bản địa, các di sản văn hoá châu Âu).
Nhìn chung, hệ thống phân loại đất ngập nước của Australia chia đất ngập
nước thành 3 vùng địa lý: 1) Đất ngập nước ven biển (Coastal wetland) với 5 kiểu;
2) Đất ngập nước vùng bình nguyên (Tableland wetland) với 2 kiểu; và 3) Đất ngập
nước nội địa (Inland wetland) với 7 kiểu[17].
c. Hệ thống phân loại đất ngập nước của tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN
wetland classification, Dugan, 1999)
Hệ thống phân loại này thể hiện quan điểm sinh thái phát sinh, đã hình thành
các đơn vị sơ cấp và các đơn vị thứ cấp. Có bốn cấp phân vị, cấp một dựa vào đặc
trưng của nước để chia thành nhóm các dạng đất ngập nước mặn (1) và nhóm các
dạng nước ngọt (2), nhưng nhóm ba (3) lại dựa vào hiện trạng sử dụng đất để hình
thành các loại đất ngập nước nhân tạo. Đơn vị phân loại ở cấp hai trong nhóm (1) và


iii

MỤC LỤC


Trang
LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN............................................................................................................................. ii
MỤC LỤC .................................................................................................................................iii
DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT ............................................................................. vi
DANH MỤC CÁC BẢNG .....................................................................................................vii
DANH MỤC CÁC HÌNH......................................................................................................viii
MỞ ĐẦU .................................................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ......................................................................................................... 1
2. Mục tiêu của đề tài ................................................................................................................. 2
2.1. Mục tiêu chung .....................................................................................................2
2.2 Mục tiêu cụ thể ......................................................................................................2
3. Ý nghĩa của đề tài ................................................................................................................... 3
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU .................................................................................. 4
1.1. Cơ sở khoa học .................................................................................................................... 4
1.1.1. Các khái niệm liên quan ....................................................................................4
1.1.1.1. Khái niệm về môi trường đất .........................................................................4
1.1.1.2. Khái niệm về hệ sinh thái ...............................................................................7
1.1.1.3. Khái niệm đất ngập nước .............................................................................10
1.1.2. Định nghĩa về ĐNN ........................................................................................11
1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài ................................................................................................. 11
1.2.1. Phân loại đất ngập nước trên thế giới..............................................................11
1.2.2. Phân loại đất ngập nước ở Việt Nam ..............................................................17
1.2.3. Thực trạng sử dụng đất bán ngập nước tại các hồ chứa công trình thủy điện
ở Việt Nam ................................................................................................................23
1.2.3.1. Vùng thủy điện Sơn La ................................................................................23
1.2.3.2. Vùng hồ thủy điện Hòa Bình .......................................................................23
1.2.3.3. Vùng hồ công trình thủy điện Trị An ...........................................................25



15

Ramsar Convention Bureau (1997a, b - 2nd edition), thì các loại hình ĐNN đã được
xem xét lại và chia thành 40 kiểu khác nhau. Trong những năm gần đây, hệ thống
phân loại ĐNN đã được xem xét, chỉnh sửa, bổ sung thành 42 kiểu[17].
* Nhận xét chung về các kiểu phân loại đất ngập nước trên thế giới
a. Như đã trình bày ở phần đầu, trên thế giới có nhiều định nghĩa khác nhau về
đất ngập nước, có định nghĩa theo quan niệm rộng, có định nghĩa theo quan niệm
hẹp. Sự khác nhau giữa các định nghĩa về đất ngập nước là tùy theo những đặc
trưng về đất ngập nước và quan điểm của mỗi quốc gia đối với việc quản lý đất
ngập nước. Tuy nhiên, dù quan điểm hay cách thể hiện khác nhau về đất ngập nước
nhưng hầu hết các định nghĩa về đất ngập nước trên thế giới đều đề cập đến các yếu
tố địa mạo, thủy văn, đất, thực vật và coi đất ngập nước là hệ sinh thái, trong đó các
yếu tố này có mối quan hệ tác động lẫn nhau, tạo ra các đặc trưng riêng biệt của mỗi
vùng đất ngập nước, đó là cơ sở cho việc phân loại đất ngập nước. Ngoài ra, trong
diễn giải quan niệm về đất ngập nước có tác giả đã đề cập đất ngập nước như một
hệ sinh thái chuyển tiếp giữa vùng đất cao với vùng ngập nước sâu. Mỗi quốc gia có
một cách phân loại đất ngập nước riêng, thậm chí trong một quốc gia như Australia
hay Hoa Kỳ có nhiều kiểu phân loại đất ngập nước khác nhau tùy thuộc vào mục
đích quản lý đất ngập nước của mỗi bang hay mỗi vùng, thí dụ nước Úc có 12 hệ
thống phân loại đất ngập nước khác nhau. Có hai kiểu phân loại đất ngập nước
chính, đó là phân loại đất ngập nước theo các cảnh quan (landscape) và phân loại
theo hệ thống thứ bậc (hierachy). Thông thường kiểu phân loại đất ngập nước theo
cảnh quan được áp dụng cho quy mô toàn cầu hay một châu lục để phục vụ cho các
mục đích và hành động quản lý đất ngập nước của thế giới hoặc một phạm vi rộng
lớn gồm nhiều quốc gia. Còn kiểu phân loại theo thứ bậc thường được áp dụng cho
quy mô một quốc gia hay một vùng và làm cơ sở để lập bản đồ phân loại đất ngập
nước như một công cụ quan trọng của việc quản lý đất ngập nước.
b. Những quốc gia có nền khoa học về đất ngập nước lâu đời thường có diện
tích đất ngập nước rộng lớn và trong đó hầu hết là đất ngập nước tự nhiên còn mang

tính hoang dã, ở đó các quy luật phát triển của đất ngập nước là quy luật tự nhiên,


×