Tải bản đầy đủ (.docx) (112 trang)

Thiết kế môn học tổ chức điều hành sản xuất

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.16 MB, 112 trang )

THIẾT KẾ MÔN HỌC TỔ CHỨC ĐIỀU HÀNH SẢN XUẤT
BẢNG TỔNG HỢP KHỐI LƯỢNG PHẦN ĐƯỜNG -PHƯƠNG ÁN 1
(KM3 +398.23>Km5+281.05)
ĐƯỜNG AN SƠN-Y DINH-AN TÔN (ĐÀ LẠT)
STT

HẠNG MỤC

ĐƠN VỊ

KHỐI LƯỢNG

1

CHIỀU DÀI

m

1,882.82

2

Nền đường
-Đào đất cấp 3

m3

99,299.18

-Đào thay đất, đấp C3


m3

244.51

-Đào hữu cơ

m3

5,299.25

-Đào cấp

m3

745.40

-Đắp đất K>= 0.95 gồm:

m3

22,844.54

Đắp bù đào HC

m3

5,299.25

Đắp bù đào cấp


m3

745.40

Đắp bù nền

m3

16,799.89

-Đắp đất K>= 0.98

m3

2,879.54

-Đào khuôn đường, đất C3

m3

3,946.51

-Lu khuôn đường

m2

9,480.16

-Cấp phối đá dăm loại I dày 18cm, Dmax
=37.5mm, lớp dưới

m3

2,745.23

-Cấp phối đá dăm loại I dày 18cm, Dmax
=25 mm, lớp trên
m3

2,541.88

-Tưới nhựa dính bám, tiêu chuẩn 1kg/m2

m2

15,251.25

-Bê tông nhựa nóng, hạt trung dày 7cm

m2

14,121.56

3

Mặt đường

1


Kết cấu mặt đường làm mới

-7cm bê tông nhựa hạt trung (đá dăm >= 50%)
- Tưới nhựa dính bám, tiêu chuẩn 1kg/m2
-36 cm cấp phối đá dăm loại I
YÊU CẦU:
1. Thực hiện công tác chuẩn bị thi công
2. Thuyết minh lựa chọn phương pháp thi công (dây chuyền, tuần tự, song song…).
3. Thuyết minh chi tiết biện pháp và kỹ thuật thi công.
4. So sánh, lựa chọn phương án thi công phù hợp (Tính năng suất thực tế của các

máy; lựa chọn tổ hợp máy; so sánh, lựa chọn phương án)
5. Lập tiến độ thi công, vẽ biểu đồ vật tư, nhân công, máy thi công tương ứng với

phương pháp tổ chức thi công.
6. Vẽ biểu đồ chi phí thi theo tiến độ đã lập, thể hiện rõ chi phí của vật liệu, nhân

công, máy thi công tại từng thời điểm.
7. Lập bảng kế hoạch tác nghiệp theo các số liệu đã tính ở phần trên.

2


MỤC LỤC
PHẦN 1: KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM CÔNG TRÌNH..................................................5
I. GIỚI THIỆU CHUNG...............................................................................................5
II. VỊ TRÍ XÂY DỰNG DỤ ÁN....................................................................................5
III. QUY MÔ XÂY DỰNG...........................................................................................5
IV. MỤC TIÊU ĐỀ RA.................................................................................................6
PHẦN 2: CHỌN PHƯƠNG ÁN VÀ TỔ CHỨC ĐIỀU HÀNH SẢN XUẤT.............7
I. LỰA CHỌN PHƯƠNG PHÁP THI CÔNG.............................................................7
1. Phương pháp thi công đường theo kiểu tuần tự...........................................................7

2. Phương pháp thi công song song.................................................................................8
3. Tổ chức thi công theo phương pháp dây chuyền..........................................................9
4. Quyết định chọn phương pháp thi công.......................................................................10
II. THUYẾT MINH CHI TIẾT BIỆN PHÁP VÀ KỶ THUẬT THI CÔNG............11
1. Trình tự thi công tổng thể............................................................................................11
2. Thuyết minh biện pháp thi công...................................................................................11
III. LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN MÁY THI CÔNG....................................................24
1. Theo định mức.............................................................................................................24
2. Năng suất thực tế của máy...........................................................................................30
3. Tính giá ca máy............................................................................................................ 38
4. Lựa chọn phương án máy............................................................................................43
IV. LẬP TIẾN ĐỘ THI CÔNG, BIỂU ĐỒ VẬT TƯ, NHÂN CÔNG, MÁY THI
CÔNG............................................................................................................................. 74
1. Trình tự thi công các công tác.....................................................................................74
2. Tiến độ thi công...........................................................................................................75
3. Biểu đồ nhân lực..........................................................................................................76
4. Biểu đồ máy thi công....................................................................................................77

16

5. Biểu đồ vật tư............................................................................................................... 84
V. LẬP DỰ TOÁN THI CÔNG....................................................................................87
1. Đơn giá chi tiết............................................................................................................87
2. Đơn giá tổng hợp.........................................................................................................91
3

14
12
12
8



3. Chi phí thi công............................................................................................................ 92
4. Biểu đồ tổng chi phí theo tiến độ thi công....................................................................93
5. Biểu đồ chi phí vật tư...................................................................................................95
6. Biểu đồ chi phí nhân công............................................................................................97
7. Biểu đồ chi phí máy thi công........................................................................................99
VI. LẬP KẾ HOẠCH TÁC NGHIỆP..........................................................................101
1. Lý luận chung.............................................................................................................101
2. Kế khoạch tác nghiệp thi công...................................................................................102
VI. KẾT LUẬN............................................................................................................104
PHỤC LỤC MÁY THI CÔNG...................................................................................105

4


PHẦN 1: KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM CÔNG TRÌNH
I. GIỚI THIỆU CHUNG
Thông tin từ Sở Giao thông và Vận tải Lâm Đồng cho biết, Tổng công ty Đầu tư và kinh
doanh vốn nhà nước vừa có buổi làm việc với UBND tỉnh Lâm Đồng để lên kế hoạch tiến
hành đầu tư xây dựng 5 tuyến đường vành đai ngoài nhằm giảm áp lực giao thông trong
nội ô thành phố Đà Lạt với tổng kinh phí ban đầu ước tính trên 995 tỷ đồng.
Theo đó, các tuyến đường được nâng cấp, xây dựng gồm: đường An Sơn – Y Dinh – An
Tôn, chiều dài toàn tuyến là 5,28km với điểm đầu giao đường Triệu Việt Vương, điểm
cuối giao với đường Hoàng Văn Thụ. Đường Trần Văn Côi có chiều dài là 5,13km, điểm
đầu giao đường Hoàng Văn Thụ, điểm cuối giao đường ĐT 722.
Đường vòng Lâm Viên 3,36km cũng được cải tạo, nâng cấp với điểm giao đầu là đường
Ngô Gia Tự, điểm cuối ngã ba đường Mai Anh Đào- Nguyên Tử Lực. Đường Ngô Gia Tự
(ĐT 723 cũ) có chiều dài toàn tuyến là 2,36km, điểm đầu là đường vòng Lâm Viên và
điểm cuối tại nút giao Đarahoa trên đường ĐT 723. Và cuối cùng là đường nối từ đường

Mimôsa đến phường 11, chiều dài toàn tuyến là 8,88km, nối từ đường Mimmôsa tới nút
giao quốc lộ 20 và đường ĐT 723.
II. VỊ TRÍ XÂY DỰNG DỤ ÁN
-

Tên dự án: Xây dựng mới Đường vành đai ngoài TP.Đà Lạt, Tuyến An sơn, Y
Dinh, An Tôn

-

Địa điểm xây dựng: Thành Phố Đà Lạt

III. QUY MÔ XÂY DỰNG
-

Cấp hạng đường : Đường cấp III.

-

Mặt cắt ngang đường: Đường xe chính ở giữa rộng khoảng 8m, gồm 2 làn xe

-

Điểm đầu: Km 3+398.23; Điểm cuối: Km 5+281.05

-

Tổng chiều dài tuyến: 1,882.82 m

-


Xây dựng hoàn chỉnh hệ thống cọc tiêu, biển báo.

-

Kết cấu mặt đường làm mới:
 7cm bê tông nhựa hạt trung (đá dăm >= 50%)
 Tưới nhựa dính bám, tiêu chuẩn 1kg/m2
 36 cm cấp phối đá dăm loại I
5


7 cm
36 cm

Lớp BTN hạt trung

Lớp CPĐD loại I

IV. MỤC TIÊU ĐỀ RA
-

Hoàn thành công trình theo đúng tiến độ đề ra

-

Công trình đảm bảo được thi công theo đúng chất lượng kỹ thuật

-


Đảm bảo tuyệt đối an toàn cho người, thiết bị xe máy

6


PHẦN 2: CHỌN PHƯƠNG ÁN VÀ TỔ CHỨC ĐIỀU HÀNH SẢN XUẤT
I. LỰA CHỌN PHƯƠNG PHÁP THI CÔNG
Mục đích của việc lựa chọn biện pháp tổ chức thi công mặt đường là nhằm đảm bảo cho
công trình thi công đúng thời hạn, hạ giá thành, đạt chất lượng tốt và bản thân các lực
lượng lao động cũng như xe máy, máy móc có thể có điều kiện đạt được năng suất và các
chỉ tiêu sử dụng cao.
Do vậy muốn có một phương pháp thi công thích hợp thì cần phải xem xét những vấn đề
sau :
+ Trình độ chuyên môn, kỹ thuật thi công .
+ Khả năng cung cấp vật tư, kỹ thuật và năng lực xe máy của đơn vị thi công
+ Đặc điểm địa hình của khu vực tuyến đi qua .
+ Các điều kiện khác của tuyến đường .
Dựa vào các căn cứ trên đây, so sánh một số phương pháp tổ chức thi công xây dựng
đường ôtô hiện có nhằm chọn ra một phương án ưu việt hơn cả để phục vụ cho việc tính
toán và tổ chức thi công tuyến đường.
1. Phương pháp thi công đường theo kiểu tuần tự:
1.1. Khái niệm:
Tổ chức thi công tuần tự là bố trí một đơn vị thi công làm toàn bộ các quá trình từ a 1 đến
an , làm xong khu vực này lại chuyển sang khu vực khác (từ 1 đến m) cho đến khi hoàn
thành toàn bộ công trình.
1.2. Bản chất của phương pháp tuần tự
Quá trình sản xuất tạo ra được sản phẩm được phân chia ra nhiều quá trình thành phần
(theo trình tự công nghệ hoặc khối lượng công tác hoặc khu vực công tác). Đơn vị thi
công (sản xuất) sẽ tiến hành lần lượt từ quá trình công nghệ này đến quá trình công nghệ
tiếp theo (hoặc từ khu vực này đến khu vực tiếp theo). Khi đơn vị thực hiện đến quá trình

cuối cùng tạo ra sản phẩm thì sản phẩm được hoàn thiện và tiếp tục sang hoàn thiện sản
phẩm khác.
1.3. Phương pháp thi công tuần tự được mô tả ở hình:

7


Hình 1: Biểu đồ chu trình phương pháp thi công tuần tự

1.4. Ưu nhược điểm:
-

Lực lượng thi công không cần lớn.

-

Việc chỉ đạo thi công tập trung, dễ tổ chức sản xuất và quản lý chất lượng.

-

Thời gian thi công kéo dài, chậm đưa công trình vào sử dụng.

-

Không chuyên hóa dẫn đến năng suất thấp, chất lượng kém, nhưng nếu chuyên
môn hóa thì dẫn đến chờ đợi gây lãng phí.

-

Việc trang bị thiết bị máy móc cho đơn vị thi công phải đầy đủ cho tất cả các quá

trình dẫn đến sử dụng không hết thời gian công suất thiết bị máy móc.

-

Đơn vị thi công phải lưu động nhiều.

2. Phương pháp thi công song song:
2.1. Khái niệm:
Tổ chức thi công song song là trên m khu vực bố trí m đơn vị thi công cùng thi công đồng
thời trong cùng một khoảng thời gian. Mỗi đơn vi thi công đều phải thực hiện n quá trình
trên khu vực đơn vị mình đảm nhiệm, các đơn vị thi công này hoàn toàn độc lập với nhau.
2.2. Bản chất của phương pháp song song:
Chia công trình ra nhiều khu vực, nhiều phân đoạn, những công việc ở mỗi khu vực (phân
đoạn) được tiến hành đồng thời từ công việc chuẩn bị đến hoàn thiện và không phụ
thuộc vào nhau.
2.3. Phương pháp thi công song song được mô tả ở hình:

8


Hình 2: Biểu đồ chu trình phương pháp thi công song song

2.4. Ưu nhược điểm:
-

Thời gian thi công ngắn, sớm đưa công trình vào sử dụng.

-

Đơn vị thi công không phải lưu động nhiều.


-

Lực lượng thi công lớn gây khó khăn về cung ứng, bảo quản, sửa chữa.

-

Việc chỉ đạo thi công trên diện rộng, trong thời gian ngắn, lực lượng thi công lại
lớn nên rất căng thẳng.

-

Không chuyên môn hóa nên không khai thác hết khả năng người và thiết bị máy
móc.

3. Tổ chức thi công theo phương pháp dây chuyền:
3.1. Khái niệm dây chuyền
Trong các quá trình sản xuất công nghiệp đã từ lâu chứng tỏ rằng tổ chức sản xuất theo
phương pháp dây chuyền đã mang lại hiệu quả cao vì nó phát huy được ưu điểm của hai
phương pháp song song và tuần tự. Do vậy mà trong xây dựng người ta thường tổ chức
thi công theo phương pháp dây chuyền.
Để thi công theo phương pháp xây dựng đây chuyền, chia quá trình kỹ thuật thi công một
sản phẩm xây dựng thành n quá trình thành phần và quy định thời hạn tiến hành các quá
trình đó cho một sản phẩm là như nhau, đồng thời phối hợp các quá trình này một cách
nhịp nhàng về thời gian và không gian theo nguyên tắc:
-

Thực hiện tuần tự các quá trình thành phần cùng loại từ sản phẩm này sang sản
phẩm khác.


-

Thực hiện song song các quá trình thành phần khác loại trên các sản phẩm khác
nhau.

3.2. Phương pháp thi công dây chuyền được mô tả ở hình:

Hình 3-3 Biểu đồ chu trình phương pháp thi công dây chuyền.
9


3.3. Ưu nhược điểm:
-

Đây là phương pháp thi công có nhiều ưu điểm:

-

Đưa đường vào sử dụng sớm nhờ có các đoạn đường đã làm xong để phục vụ cho
thi công và vận chuyển vật liệu .

-

Năng suất lao động tăng, rút ngắn được thời gian quay vòng của xe máy giảm bớt
khối lượng công việc dở dang.

-

Công việc tập trung trên một đoạn ngắn do đó dễ lãnh đạo, quản lý và kiểm tra.


-

Chuyên môn hoá cao được đội ngũ công nhân , áp dụng được tiến bộ khoa học kỹ
thuật vào thi công.

4. Quyết định chọn phương pháp thi công:
Tính chất công việc cũng như khối lượng công tác hầu như không thay đổi hoặc ít thay
đổi dọc theo mặt trận công tác, ngoại trừ một số công trình quy mô lớn có yêu cầu xử lý
nền ở các khu vực có nền đất yếu hay gia cố ta-luy phức tạp.
Ngay với công trình vừa có nền đào vừa có nền đắp thì tính chất công việc xét về mặt thi
công cũng có thể coi là giống nhau. Quy mô và độ phức tạp của công trình ở mức độ
trung bình, chiều dài tuyến là 1,882.82 m, chủ yếu là đồng bằng, nền đất tốt.
Công trình đường ô tô có yêu cầu sớm đưa từng phần vào sử dụng. Ta sử dụng phương
pháp thi công dây chuyền, thành lập các tổ hoặc đội công nhân chuyên nghiệp để thực
hiện các quá trình thi công thành phần.Tổ chức thi công tốt các công trình đường có ý
nghĩa lớn, bảo đảm rút ngắn thời gian xây dựng, nâng cao năng suất lao động, giảm chi
phí xây dựng, sớm đưa công trình vào sử dụng và nâng cao hiệu quả vốn đầu tư.

10


II. THUYẾT MINH CHI TIẾT BIỆN PHÁP VÀ KỶ THUẬT THI CÔNG
1. Trình tự thi công tổng thể
-

Đào, đắp khuôn đường, đất cấp III

-

Lu khuôn đường


-

Cấp phối đá dăm loại I dày 18cm, Dmax =37.5mm, lớp dưới

-

Cấp phối đá dăm loại I dày 18cm, Dmax =37.5mm, lớp trên

-

Tưới nhựa dính bám, tiêu chuẩn 1kg/m2

-

Bê tông nhựa nóng, hạt trung dày 7cm

-

Hoàn thiện

2. Thuyết minh biện pháp thi công
2.1. Công tác chuẩn bị thi công
Nền đường là bộ phận chủ yếu của công trình đường. Nhiệm vụ của nó là đảm bảo cường
độ và độ ổn định của áo đường. Nó là nền tảng của áo đường; cường độ, tuổi thọ và chất
lượng sử dụng của áo đường phụ thuộc rất lớn vào cường độ và độ ổn định của nền
đường.
Nền đường yếu, áo đường sẽ biến dạng rạn nứt và hư hỏng nhanh. Do đó nền đường cần
đảm bảo các yêu cầu sau :
+ Đảm bảo ổn định toàn khối.

+ Đủ cường độ.
+ Đảm bảo ổn định cường độ trong suốt thời kỳ khai thác.

Yếu tố chủ yếu ảnh hưởng tới cường độ và độ ổn định của nền đường là :
+ Tính chất của đất nền đường. (vật liệu xây dựng nền đường).
+ Phương pháp thi công đặc biệt là chất lượng đầm lèn.
+ Biện pháp thoát nước và biện pháp bảo vệ nền đường.

Công tác chuẩn bị:
11


-

Nghiên cứu hồ sơ, lên ga phóng dạng nền đường, xác định phạm vi thi công

-

Làm các đường tạm, thiết kế các công trình thoát nước và vận chuyển thiết bị máy
móc vào công trường

-

Căn cứ vào hệ thống cọc, xác định chính xác vị trí tim đường, lề đường đúng cao
độ thiết kế và cao độ hình học. Cắm lại hệ thống cọc tim và cọc mép phần xe chạy.

-

Kiểm tra hệ thống mốc đo cao, mốc định vị theo hồ sơ thiết kế thi công xuất phát
từ hệ thống cọc dấu. Khôi phục lại mốc cao độ đã bị mất. Những mốc này sẽ dùng

thường xuyên để theo dõi, kiểm tra trong quá trình thi công mặt đường.

-

Dọn dẹp mặt bằng thi công : Bóc đất hữu cơ, nạo vét bùn, Phát sạch cây, chướng
ngại vật nằm trong phạmvi thi công.. phải chặt các cây vươn xòe vào phạm vi thi
công tới độ cao 6m, trong phạm vi thi công. Phải cố các biện pháp sử lý để dọn
sạch mặt bằng thi công trong pham vi công trình.

-

Tổ chức bộ phận quản lý chỉ đạo thi công, chuyển quân, xây dựng lán trại…

Mặt cắt ngang điển hình:

Bố trí các phòng ban làm việc:
Để việc thi công bảo đảm đúng tiến độ đảm bảo chất lượng công trình cần phải tổ chức và
chỉ đạo thi công thật chặt chẽ. Để thực hiện tốt công việc này cần phải bố trí các phòng
ban đảm bảo một chức năng nhất định để thực hiện nhiệm vụ đã đề ra.

12


Các phòng ban được bố trí theo sơ đồ như sau:
Ban Giám Đốc

P. Kế hoạch
P. Tài vụ

Cung ứng vật tư

Trưởng ban chỉ huy công trình
Tµi vôquản lý
Hànhtchính

P. Tổ chức KH
Cân đối

P. Kỹ thuật
P.LĐ tiền lương
l¬ng

Cán bộ kỹ thuật

Phòng điều độ
Đội giám sát

Đội thi công móng

Đội thảm BTN

Đội hoàn thiện

2.2. Trình tư thi công nền đường
2.2.1. Công tác đào đất, đất cấp 3
+ Khái quát chung:
-

Trước khi tiến hành công tác đào đất phải có mặt bằng được khảo sát và đo đạc.

-


Tất cả các công tác đào sẽ được thực hiện phù hợp với cao độ ghi trong bản vẽ
thiết kế cho phù hợp với điều kiện thực tế.

+ Phân cấp vật liệu đào:
-

Đá: Đá được xem như 1 vật liệu khối đặc có cường độ và cấu trúc không thể bị dỡ
bỏ, phá hủy, nghiền khi không sử dụng chất nổ và búa phá vỡ.

-

Đất thông thường: Đất đá thông thường là các loại đất còn lại trừ đá được ghi rõ
trong đoạn trên, bao gồm đất, cát, sỏi, cuội, đá dăm, và các loại khác.

+ Phương pháp thi công:
Thi công bằng máy thi công

13


Chủ yếu là dựa vào các loại máy móc: như máy xới, máy ủi, máy đào, máy xúc chuyển,
máy lu v.v... để tiến hành thi công.
-

Phương pháp này cho năng suất cao, chất lượng tốt, là cơ sở để hạ giá thànhxây
dựng.

-


Phương pháp thi công này thích hợp với công trình có khối lượng đào đắp lớn, yêu
cầu thi công nhanh, đòi hỏi chất lượng cao.

Chiều dài toàn tuyến là 1,882.82m, đủ để máy thi công với công suất lớn.
Trên tuyến hầu hết là nền đào ( vì khối lượng thừa rất lớn : 105,588.34 m 3 ). Do vậy ta
chọn phương án thi công sau:
-

Ở những nơi có dạng đường chữ L (nữa đào, nữa đắp), với độ dốc ngang sườn nhỏ
ta có thể dùng ủi đào đất ở phần nền đào vận chuyển ngang và dọc để đắp nền
đường đắp, nếu khối lượng đào lớn có thể vận chuyển sang 2 bên đổ lên xe ô tô đổ
đi. Đối với có độ dốc ngang sườn lớn, thì ta dùng máy đào là hợp lý.

-

Ở những nơi những đoạn nền đường hoàn toàn đào, ta sử dụng phương án hào dọc:
Tiến hành đào một hào dọc hẹp trước, sau đó lợi dụng hào dọc đó để mở rộng sang
hai bên, như vậy có thể tăng diện tích thi công. Và có thể lợi dụng hào dọc đó để
làm đường vận chuyển và thoát nước ra ngoài đoạn nền đào tương đối sâu có thể
được tiến hành đào dần từng tầng bằng máy ủi. Dùng máy đào gầu nghịch dung
tích 1.2 m3 để đào, đồng thời đổ đất lên xe chuyên dụng vận chuyển đất. Trong
phạm vi nhỏ, hoặc ở lớp đất hữu cơ ở lớp mặt ta dùng máy ủi để gạt bỏ lớp đất
hữu cơ, đồng thời ngả cây, nhổ gốc cây và đầm nén sơ bộ nền đường, đất được vận
chuyển đến nơi theo kế hoạch.
1

2

3


9

8

4

7

5

10

6

11

14


+ Tổ hợp máy thi công:
-

Máy Đào 1.2 m3

-

Máy ủi 108 CV

-


Ô tô tự đổ 7 Tấn vận chuyển =<1000m

+ Trình tự thi công:
-

Định vị chính xác vị trí thi công. Xác định kích thước chiều cao nền đất cần đào, vị
trí chân taluy, đóng cọc biên…

-

Tiến hành đào bỏ lớp đất hữu cơ và những lớp đất không thích hợp cho nền đường
(bùn, cỏ rát, chất thải..) đến cao độ thiết kế.

-

Đất được ôtô vận chuyển ra khỏi diện thi công và đổ vào đúng bãi qui định. Dùng
máy ủi kết hợp với máy đào làm phẳng nền đường đào

-

Phải chú trọng bộ trí độ dốc và rãnh thoát nước, có phương án thoát nước khi gặp
trời mưa

+ Sơ đồ thi công:

Xúc đất lên ô tô 7T chuyển đi
Hướng thi công

Cát, đất hữu cơ


2.2.1. Công tác đắp đất nền đường, K ≥ 0.95, K ≥ 0.98
Trước khi đắp đất nền đường, để đảm bảo ổn định, chắc chắn không bị lún sụt, trượt thì
ngoài việc đảm bảo ổn định đắp đất thì phải xử lý tốt nền thiên nhiên.
+ Phương pháp thi công:
-

Dùng phương pháp đắp từng lớp ngang, mỗi lớp dày từ 10 cm -> 30 cm

-

Đắp nền đường thành từng lớp nằm ngang từ dưới lên trên cho đến khi đạt cao độ
thiết kế

-

Đất khác nhau phải đắp thành từng lớp nằm ngang khác nhau, không đáp lẫn lộn
tránh hiện tượng lún không đều làm hư hỏng mặt đường

Đây là phương pháp đắp nền đường tốt nhất, phù hợp với những nguyên tắc đắp đã trình
bày ở trên, tạo điều kiện đảm bảo chất lượng thi công.
+ Tổ hợp máy thi công:
-

Xe lu bánh lốp 16 T

-

Máy ủi 110 CV

+ Trình tự thi công:

15


-

Dùng ôtô vận chuyển đất từ vị trí đất chờ sẵn (tận dụng đất tại chỗ) đến vị trí thi
công đắp nền đường, cho đổ xuống đúng vị trí cần thiết.

-

Dùng máy ủi gạt phẳng, tạo mui luyện, lợi dụng việc đi lại của máy ủi, đất đắp sẽ
được lu lèn sơ bộ

-

Lu lèn chặt bằng xe lu bánh lốp có tải trọng 16 tấn, tốc độ lu từ 2 đến 3 km/giờ, sau
khi lu 3 đến 4 lượt đầu thì kết hợp với nhân công bù phủ những chổ trủng chưa
đồng nhất tạo mái dốc đúng mui luyện.

+ Sơ đồ thi công:

Xe lu bánh lốp 16T

Hướng thi công

Lu lèn sơ bộ

2.3. Trình tư thi công mặt đường
2.3.1. Công tác đào khuôn đường, đất C3
Tương tự công tác đào nền đường, đào đến cao độ thiết kế

2.3.2. Công tác lu lèn chặt khuôn đường, K=0.98
Đầm nén khuôn đường để cải thiện kết cấu của đất, đảm bảo nền đường đạt độ chặt yêu
cầu 98%, làm cho nền đường ổn định dưới tác dụng của trọng lực bản thân, của tải trọng
xe chạy và các yếu tố tự nhiên, nâng cao cường độ của nền đường, tạo điều kiện giảm
được chiều dày của kết cấu nền đường, đồng thời làm tăng cường sức kháng của đất và
giảm tính thấm của nước nâng cao tuổi thọ của nền đường.
+ Phương pháp lu lèn:
Dùng lu bánh lốp 25T
Ưu điểm:
-

Tốc độ cao (3-5km/h: lu kéo theo ; với loại lu tự hành có thể đạt được 20-25km/h).

-

Năng suất làm việc cao.

-

Chiều sâu tác dụng của lu lớn (có thể tới 45cm).

-

Có thể điều chỉnh được áp lực lu (thay đổi áp lực hơi và tải trọng).
16


-

Sự dính bám giữa lớp trên và lớp dưới khá tốt.


-

Diện tiếp xúc giữa bánh lu và lớp đất lớn và không thay đổi trong suốt quá trình lu
nên thời gian tác dụng của tải trọng lu lên lớp đất lớn hơn lu bánh thép do vậy khắc
phục được sức cản đầm nén tốt hơn nhất là các loại đất có tính nhớt.

Nhược điểm:
-

Bề mặt sau khi lu không bằng phẳng.

-

Áp lực bề mặt lu không lớn.

Phạm vi áp dụng: có thể sử dụng cho mọi loại đất và có hiệu quả nhất đối với đất dính ẩm
ướt.
Phương pháp lu theo sơ đồ lu con thoi:
SƠ ĐỒ LU CON THOI

+ Tổ hợp máy:
-

Xe lu bánh lốp 25 T

-

Máy san 108 CV


-

Ô tô tưới nước 5m3

+ Trình tự lu lèn:
Bước 1: Nguyên tắc chung
+ San đất trên mặt đường theo chiều dày yêu cầu với độ dốc ngang 1÷ 2%, vận tốc san 23 m/s
Bước 2: Đầm nén đất
+ Lu từ lề di chuyển dần vào tim đường, được bắt đầu từ thấp đến cao. Đường lu đầu tiên
cách vai đường khoàng 0.5m để đảm bào an toàn cho máy, sau đó lu lấn ra lề 3÷4 đường
lu theo trình tự sơ đồ lu
17


+ Để đảm bảo cho chất lượng lu lèn được đồng đều thì vệt lu sau cần đè lên vệt lu trước
một chiều rộng quy định ( 20-30cm)
+ Do đất đã được lu lèn sơ bộ thì dùng lu 25T lu nặng hơn
+ Tốc độ lu thường là 0.5÷1 km/h vì nó ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng, năng suất, giá
thành lu lèn, tuy nhiên tăng tốc độ lu thì thời gian tác dụng của lu trên đất sẽ ngắn lại và
hiệu quả lu lèn bị giảm, ban đầu lu với tốc độ chậm, sau đó tăng dần tốc độ và giảm hành
trình trong những lần lu cuối. Trong những lần lu cuối cùng, khi mà sức cản nhớ tăng lên,
ảnh hưởng của tốc độ lu đặc biệt rõ, vì vậy nên chạy với tốc độ thấp.
+ Nếu tăng chiều dài đoạn lu lèn thì năng suất của lu cũng tăng lên, tuy nhiên nếu đoạn lu
quá đai, đất dễ bị khô, phải tăng số làn lu hoặc tưới nước cho đất sinh ra tốn kém, vì vậy
sau khi tính toán so sánh kinh tế kỹ thuật, nên phân chiều dài mỗi đoạn lu lèn là 500600m.
+ Sơ đồ thi công:
Hướng thi công
Máy san 108CV

Ô tô tưới nước 5m3/h


Xe lu bánh lốp 25T

2.3.3. Công tác cấp phối đá dăm loại I dày 18cm, Dmax =37.5mm, lớp dưới
+ Tổ hợp máy:
-

Máy ủi 110CV

-

Máy san 108 CV

-

Xe lu bánh lốp 25T

-

Xe lu bánh lốp 16T

-

Xe lu bánh thép 10 T

-

Ô tô tưới nước 5 m3

+ Trình tự thi công:

a) Chuẩn bị vật liệu CPĐD:
-

Phải tiến hành lựa chọn các nguồn cung cấp vật liệu CPĐD cho công
trình. Công tác này bao gồm việc khảo sát, kiểm tra, đánh giá về khả năng đáp
ứng các chỉ tiêu kỹ thuật, khả năng cung cấp vật liệu theo tiến độ công trình;

-

Vật liệu CPĐD từ nguồn cung cấp phải được tập kết về bãi chứa tại chân
công trình để tiến hành các công tác kiểm t ra, đánh giá chất lương vật liệu

b) Chuẩn bị mặt bằng thi công:
18


-

Tiến hành khôi phục, kiểm tra hệ thống cọc định vị tim và mép móng đường;

-

Việc thi công các lớp móng CPĐD chỉ được tiến hành khi mặt bằng thi
công đã được nghiệm thu. Khi cần thiết, phải tiến hành kiểm tra lại các chỉ tiêu
kỹ thuật quy định của mặt bằng thi công, đặc biệt là độ chặt lu lèn thiết kế;

c) San rải cấp phối đá dăm
-

Phải dùng máy rải với CPĐD loại I, với CPĐD loại II có thể dùng máy rải

hoặc máy san. Chỉ được dùng máy san khi được tư vấn giám sát chấp nhận
trên cơ sở có các biện pháp chống phân tầng vật liệu.

-

Bề dày một lớp sau khi lu lèn chặt không quá 18 cm đối với các lớp móng
dưới và 15cm với lớp móng trên. Bề dày dải h 1 = K.h, với K được xác định
thông qua rải thử (có thể lấy K=1.3).

-

Để đảm bảo độ chặt tại mép của lớp cấp phối, khi không có khuôn đường
hoặc đá vỉa thì phải rải lớp CPĐD rộng thêm mỗi bên tối thiểu là 25cm so
với bề rộng thiết kế. Tại các vị trí tiếp giáp với vệt rải trước, phải tiến hành
loại bỏ các vật liệu CPĐD rời rạc trước khi rải vệt tiếp theo.

-

Trong suốt quá trình san rải, phải thường xuyên kiểm tra độ bằng phẳng, độ
dốc ngang, độ dốc dọc, độ đồng đều của vật liệu...

-

Nếu thi công hai lớp CPĐD liền nhau thì trước khi rải lớp CPĐD trên, phải
tưới ẩm mặt lớp dưới và phải thi công ngay lớp trên nhằm tránh xe cộ đi lại
làm hư hỏng bề mặt lớp dưới.

d) Lu lèn cấp phối đá dăm
Đảm bảo lu lèn CPĐD ở độ ẩm gần với độ ẩm tốt nhất với sai số W ±2%.
+ Nếu không đủ độ ẩm phải tưới thêm nước. Việc tưới nước có thể theo một trong

các cách sau:
-

Dùng bình hoa sen để tưới nhằm tránh các hạt nhỏ trôi đi.

-

Dùng xe xitéc, vòi phun cầm tay chếch lên trời để tạo mưa.

+ Nếu độ ẩm lớn hơn độ ẩm tốt nhất thì phải hong khô trước khi lu lèn
Trình tự lu :
-

Lu sơ bộ bằng lu bánh sắt 10 T, lu 3-4 lượt /điểm, vận tốc (2-3 km/h)

-

Lu lèn chặt: Dùng lu rung bánh hơi 16T lu 15-20 lượt/điểm (2-3 km/h)

-

Lu phẳng bằng lu bánh hơi 25T lu 3-4 lượt /điểm, vận tốc (1-2 km/h)

-

Yêu cầu k>=0.98
19


-


Hành trình lu từ chỗ thấp đến chỗ cao, vệt bánh lu sau chồng lên vệt lu trước 2030cm

e) Bảo dưỡng
-

Nếu phải thông xe ngay trên móng thì việc bảo dưỡng cũng phải thực hiện như trên.
Nếu thời gian thi công kéo dài hàng tháng mà vẫn phải đảm bảo giao thông với
lưu lượng

-



50xe/ngđêm thì cũng nên rải lớp cát sạn để bảo vệ bề mặt.

Nếu thi công lớp trên ngay trong vòng một tuần không cần làm lớp bảo vệ, chỉ cần
điều chỉnh xe và tưới ẩm như trên.

f) Kiểm tra nghiệm thu
Chất lượng vật liệu:
-

Giai đoạn kiểm tra phục vụ công tác chấp thuận nguồn cung cấp vật liệu
CPĐD: cứ 3000m3 vật liệu cung cấp cho công trình hoặc khi liên quan đến
một trong các trường hợp sau phải lấy một mẫu:

+ Nguồn vật liệu lần đầu cung cấp cho công trình.
+ Có sự thay đổi nguồn cung cấp.
+ Có sự thay đổi địa tầng khai thác của đá nguyên khai.

+ Có sự thay đổi dây chuyền nghiền-sàng hoặc hàm nghiền hoặc cỡ sàng.
+ Có sự bất thường về chất lượng vật liệu.
-

Giai đoạn kiểm tra phục vụ công tác nghiệm thu chất lượng vật liệu CPĐD
đã được tập kết tại chân công trình để đưa vào sử dụng: cứ 1000m3 vật liệu
lấy một mẫu cho mỗi nguồn cung cấp hoặc khi có sự bất thường về chất
lượng vật liệu.

Chất lượng thi công:
-

Độ ẩm, độ phân tầng vật liệu CPĐD (quan sát bằng mắt và kiểm tra thành
phần hạt). Cứ 200m3 vật liệu trong một ca thi công phải tiến hành lấy một
mẫu để thí nghiệm thành phần hạt, độ ẩm.

-

Độ chặt: cứ 800m2 phải kiểm tra độ chặt lu lèn tại một điểm ngẫu nhiên
theo phương pháp rót cát.

-

Các yếu tố hình học, độ bằng phẳng:
20


-

Bề rộng: Kiểm tra bằng thước thép.


-

Cao độ, độ dốc ngang: được xác định dựa trên số liệu đo cao tại tim và mép
của lớp móng.

-

Bề dày: được xác định dựa trên số liệu cao đạc tại cùng một vị trí trước và
sau khi thi công lớp CPĐD. Khi cần có thể đào hố để kiểm độ chặt.

-

Độ bằng phẳng: kiểm tra bằng thước 3m.

+ Sơ đồ thi công:
Hướng thi công

2.3.4. Công tác cấp phối đá dăm loại I dày 18cm, Dmax =37.5mm, lớp trên
+ Tổ hợp máy:
-

Ô tô tự đổ 10T

-

Máy rải 50-60 m3/h

-


Xe lu bánh lốp 25T

-

Xe lu bánh lốp 16T

-

Xe lu bánh thép 10 T

-

Ô tô tưới nước 5 m3

+ Trình tự thi công:
Tương tự như công tác cấp phối đá dăm loại I dày 18cm, Dmax =37.5mm, lớp dưới
2.3.5. Công tác tưới nhựa dính bám, tiêu chuẩn 1kg/m2
Công tác chuẩn bị: kiểm tra cao độ nền đường hoàn thiện, kích thước độ rộng nền đường,
thổi sạch bụi, rác, dùng máy nén khí thổi sạch bụi rác còn sót lại trên đường, để đảm bảo
sự đồng đều giữa hai lớp và tạo độ dính bám của nhựa tốt hơn. Chuẩn bị nhân công máy
móc thiết bị sẵn cho việc thi công. Yêu cầu nhựa phải đúng tiêu chuẩn (1.0kg/m2).
+ Tổ hợp máy thi công:
- Máy nén khí 600m3/h
- Máy phun nhựa đường 190 CV
21


+ Trình tự Thi công:
a) Công tác chuẩn bị.
- Mặt đường cấp phối đá dăm :

+ Nếu là mặt đường mới thì phải tiến hành nghiệm thu độ chặt, kích thước hình học,

độ bằng phẳng...Nếu là mặt đường cũ thì các công việc sửa chữa lồi, lõm, vá ổ gà,
bù vênh phải được thực hiện xong trước đó ít nhất 2-3 ngày.
+ Làm sạch mặt đường bằng chổi quét hoặc thổi bằng hơi ép. Nếu dùng xe chải quét

đường cần thận trọng sao cho không làm bong bật các cốt liệu ở trên mặt đường.
Nếu mặt đường có nhiều bụi, bùn thì dùng nước rửa sạch, và chờ cho mặt đường
khô ráo mới tiến hành tưới nhựa thấm.
+ Tưới nhựa thấm bám với tiêu chuẩn 1-1.3 kg/m2. Lượng nhựa này vừa đủ để thấm

nhập sâu vào bề mặt lớp đá dăm độ 5-10mm và bọc các hạt bụi còn lại trên bề mặt
lớp cấp phối để tạo dính bám tốt với lớp láng nhựa, tuy nhiên không được để lại
những vệt nhựa hay màng nhựa dày trên bề mặt đường vì sẽ làm trượt lớp láng mặt
sau này.
b. Công tác đun và tưới nhựa nóng:
- Nhựa phải đun đến nhiệt độ thi công (160o với nhựa 60/70, 170ovới nhựa 40/60).
- Có thể tưới bằng thủ công hoặc xe phun tưới nhựa hoặc máy tưới nhựa.
- Khi tưới bằng xe phun tưới nhựa phải chú ý các điểm sau:
+ Phải xác định tương quan giữa tốc độ xe, tốc độ của dàn phun, chiều rộng phân bố

của dàn phun, góc đặt của lỗ phun nhằm đảm bảo lượng nhựa phun ra trên 1m2
phù hợp với định mức (sai số ±5%). Thường Vxe tưới = 5-7km/h.
+ Để tránh nhựa không đều tại những chỗ xe bắt đầu chạy và khi xe dừng lại cần rải

một băng giấy dày hoặc một tấm tôn mỏng lên mặt đường tại những vị trí ấy.
+ Ở những chỗ trên mặt đường chưa có nhựa thì dùng thủ công để tưới bổ sung.
+ Nếu láng nhựa từ hai lớp trở lên, cần phải tưới so le các mối nối ngang và dọc giữa

lớp trên và dưới.

+ Khi thi công đoạn dốc (>4%): phun từ dưới dốc lên trên.

2.3.6. Công tác trải thảm nhựa đường BTNN hạt trung dày 7cm
+ Tổ hợp máy thi công:
22


- Ôtô vận chuyển BTNN 7T
- Máy rải 130 – 140 CV
- Lu bánh thép 10T
- Lu bánh lốp 16T
+ Trình tự thi công:
a) Công tác chuẩn bị:
Tiến hành nghiệm thu kích, cao độ mặt đường. Vật liệu được tập hợp tại công trường đầy
đủ và đúng tiêu chuẩn theo thiết kế thi công. Nhựa dùng chế tạo BTNN là loại nhựa
đường đặc gốc dầu, nhựa phải sạch không lẫn tạp chất (tiêu chuẩn 1,0 kg/m2), BTNN
được vận chuyển từ nhà máy.
b) Trình tự thi công:
-

Phải phối hợp các công việc để thi công: Phải đảm bảo nhịp những hoạt động của
trạm trộn, phương tiện vận chuyển hỗn hợp ra hiện trường, thiết bị rải và phương
tiện lulèn. Do vậy trước khi thi công phải thiết kế sơ đồtổ chức thi công chi tiết.

-

Điều kiện thi công: Chỉ được thi công mặt đường BTN trong những ngày không
mưa, móng đường khô ráo và nhiệt độ không khí trên + 50C

-


Trong những ngày đầu thi công hoặc khi sử dụng một loại BTN mới phải tiến hành
thi công thử một đoạn để kiểm tra và xác định công nghệ của quá trình rải, lu lèn
rồi mới áp dụng cho đại trà

-

Rải bê tông nhựa: Dùng xe chuyên dụng để nhận hỗn hợp và rải. Những chỗ cá
biệt khi máy không rải đượcthì dùng thủ công, công nhân rải đều. Phải điều chỉnh
tốc độ phù hợp để đảm bảo được độ dày của lớp phải đều trong suốt quá trình rải

-

Thường xuyên dùng thanh sắt kiểm tra độ dày của lớp để kịp thời điều chỉnh mép.
Máy rải đến đâu là cho lu đến đó, lúc này nhiệt độ giảm chỉ còn khoảng 130 0C –
140 0C việc lu sẽ hiệu quả rất cao. Phải đảm bảo lu đạt cường độ, khi nhiệt độ còn
khoảng 700C thì dùng lu đầu tiên dùng lu 16T lu 15 – 20 lần/điểm, V= 3km/h, chú
ý phải thường xuyên làm ẩm bằng nước, khi hỗn hợp dính bán xe thì phải gạt bỏ
ngay và tiến hành bôi ướt, mặt khác dùng hỗn hợp đá nhỏ lấp ngay chỗ bị ong ra.
sau đó tăng lên 5-8 km/h. Tiếp theo dùng lu hai bánh cứng 10 tấn lu sơ bộ 10 – 15
lượt trên một điểm, V= 1.5 – 2 km/h.Vệt lu phải chèn lên nhau ít nhất là 20 cm,
trên vệt lu thứ nhất phải chừa ra khoảng 10 cm sau đó cùng lu với mép thứ hai cho
khe nối được nối liền.

+ Sơ đồ thi công:

Hướng thi công

23



24


III. LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN MÁY THI CÔNG
1. THEO ĐỊNH MỨC:
TỔ HỢP MÁY THI CÔNG THI CÔNG
Dựa vào định mức dự toán xây dựng công trình (ban hành kèm theo quyết định số 24/2005/QĐ-BXD ngày 29/07/2005 của Bộ
Trưởng Bộ Xây Dưng)
NỀN ĐƯỜNG
+ Công tác đào đất, đất cấp 3
MĐM

Công tác thực hiên

1

2

AB.3113
3

Đào nền đường máy
đào <=1,25m3, máy
ủi <=110cv, đất C3

Tổng khối
lượng thi công
(m3)
3


105,588.34

Thành phần hao
phí

Đơn
vị

4
Máy đào <= 1,25
m3
Máy ủi <=110cv
Ô tô tự đổ 7T vận
chuyển <=1000 m

5
ca
ca
ca

Hao phí
Định
Mức
6

Hao phí
cho toàn công
trình
7=3*6/100


Năng suất định
mức
m3/ca
8=100/(6)

0.307
0.068

324.16
71.80

325.73
1,470.59

1.200

1,267.06

83.33

+ Công tác đắp đất nền đường, K ≥ 0.95
MĐM

Công tác thực hiên

Tổng khối
lượng thi công
(m3)


1

2

3

AB.6412
3

Đắp nền đường
bằng Xe lu bánh lốp
16T, máy ủi <=
110,0 CV, K=0,95

22,844.54

Đơn
vị

Hao phí
Định
Mức

Hao phí
cho toàn công
trình

Năng suất định
mức
m3/ca


4

5

6

7=3*6/100

8=100/(6)

Xe lu bánh lốp 16T

ca

0.335

76.53

298.51

Máy ủi <=110cv

ca

0.167

38.15

598.80


Thành phần hao
phí

25


×