Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Suy nghĩ của em về nhân vật ông Sáu trongchiếc lược ngà

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (100.83 KB, 4 trang )

Suy nghĩ của em về nhân vật ông Sáu:
1. Mở bài:
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
- Suy nghĩ của em về nhân vật ông Sáu : một người chiến sĩ, một người cha nhất
mực thương yêu con.
2. Thân bài : Không chỉ khắc họa thành công nhân vật bé Thu, truyện ngắn
“Chiếc lược ngà” ca ngợi tình cha con sâu đậm mà đẹp đẽ. Bên cạnh hình ảnh bé
Thu, hình ảnh ông Sáu được giới thiệu là người lính chiến tranh, vì nhiệm vụ cao
cả mà phải tham gia chiến đấu, bỏ lại gia đình, quê hương để đi chiến đấu. Nhưng
hoàn cảnh của chiến tranh càng khiến cho tình yêu con trong ông sâu sắc và mãnh
liệt.
a) Lúc còn ở khu căn cứ:
- Ông nhớ thương con vô cùng.
- Khao khát được gặp con, được sống trong tình yêu của con.
- Biết tin chuẩn bị về phép: Tâm trạng “ nôn nao” -> Mong đợi, ngóng chờ, vui
mừng, sốt ruột….
b) Khi gặp con (ở bến sông)
- Bằng linh cảm của người cha yêu con, ông Sáu đã nhận ra ngay đứa bé mặc áo
hoa là con mình.
- Ông đã không thể chờ xuồng cập bến “nhón chân nhảy thót lên bờ, xô chiếc
xuồng tạt ra”. Rồi “bước vội vàng với những bước dài”, “kêu to tên con, vừa
bước, vừa khom người đưa tay đón chờ con”.-> Nôn nóng, sốt ruột, khao khát
được gặp con, được ôm con vào lòng.
- Vét thẹo dài trên má phải anh lại đỏ ửng lên, giần giật. Giọng nói lập bập, run
run: “ba đây con, ba đây con”.


-> Tâm trạng xúc động mạnh mẽ, sau 7-8 năm xa nhà, tình cảm cha con bị nén
lại trong lòng, giờ đây trào dâng mãnh liệt.
- Ngược lại, bé Thu giật mình, ngơ ngác, hốt hoảng và vụt bỏ chạy -> điều đó
hoàn toàn bất ngờ với ông Sáu khiến “mặt ông sầm lại” và “hai tay buông xuống


như bị gãy”.
-> Nghệ thuật miêu tả diễn biến tâm lí -> Thể hiện tâm trạng đau khổ tột cùng,
ông sung sướng, náo nức, nôn nóng muốn được ôm con vào lòng, nhưng đứa con
lại xa lánh, hoảng sợ khiến người cha bị hụt hẫng, ông đau đớn không hiểu nguyên
nhân vì sao, ông vừa thất vọng, vừa bất lực.
c) Trong 3 ngày nghỉ phép:
- Ông chẳng đi đâu xa, chỉ tìm cách gần gũi để được nghe một tiếng gọi “ba”
của con bé.
- Mọi cố gắng của ông từ việc “giả vờ không nghe” đến việc “dồn nó vào thế
bí” (chắt nước cơm) nhưng không có kết quả.
- Tình yêu thương con của ông Sáu đã không được bé Thu đón nhận, đáp lại, nó
kiên quyết không chịu cất lên cái tiếng mà ba nó mong mỏi - điều đó làm ông Sáu
thực sự đau lòng, ông chỉ biết lắc đầu cam chịu, bởi tình cảm không dễ gì gượng
ép. Cho nên đã có lúc ông phải cười. Cái cười thể hiện sự khổ tâm đến cùng cực
bởi ông yêu con mà không được con chấp nhận t/y ấy.
- Trong bữa ăn, do nôn nóng, bực tức, không kịp suy nghĩ, ông đã đánh con bé
-> con bé bỏ sang nhà ngoại. Và ông Sáu ngữ mình sẽ không thể được nghe tiếng
gọi “ ba” thiêng liêng từ đứa con gái mà ông vô cùng yêu quý.
- Nhưng hạnh phúc đã đến với ông. Trước khi chia tay ông đã được nghe con
mình goi “ ba”. Đó là tiếng gọi mà ông đã chờ đợi suốt tám năm qua. Ai có thể ngờ
được một người lính dạn dày nơi chiến trường, quen với cái chết cận kề lại là
người vô cùng yếu mềm trước con gái mình. Những giọt nước mắt hiếm hoi của


một cuộc đời từng trải nhiều gian khổ vất vả lại rơi khi lần đầu tiên ông cảm nhận
được sự ấm áp của cha con thực sự! (“Không ghìm được xúc động và không muôn
cho con thấy mình khóc, anh Sáu một tày ôm con,một tay rút khăn lau nước mắt”).
Đó không còn là giọt nước mắt khổ tâm nữa mà là giọt nước mắt hạnh phúc dâng
trào.
d) Khi ông Sáu ở chiến trường miền Đông. Tình yêu thương con của ông Sáu

còn được nhà văn đặt trong hoàn cảnh éo le khi ông lại phải xa con vào chiến
trường miền Đông.
- Ông thương con, ân hận vì mình đã đánh con.
- Nhớ lời con nhưng ông không mua mà có ý tự tay làm chiếc lược tặng con.
Có lẽ ông muốn dùng chiếc lược ấy để thể hiện tình yêu với con và cả sự ân hận
của mình. Ông đã làm chiếc lược ấy bằng tất cả tình thương.
+ Tự mình đi tìm ngà voi -> Khi tìm thấy khúc ngà, ông sung sướng như đứa trẻ
bắt được quà. Ông sung sướng vì ông đã có cơ hội để thực hiện lời hứa với con.
+ Tự tay ông ông “cưa từng chiếc răng lược thận trọng, khổ công như một
người thợ bạc”.
+ Ông còn gò lưng tỉ mẩn khắc lên đó dòng chữ: “Yêu nhớ tặng Thu con của
ba”. Lòng yêu con đã biến người chiến sĩ thành một nghệ nhân chỉ sáng tạo ra một
sản phẩm duy nhất trong đời. Cho nên cây lược ngà kết tinh trong nó tình phụ tử:
mộc mạc mà đằm thắm, sâu sa, đơn sơ mà kỳ diệu.
=> Chiếc lược ngà gỡ rối được phần nào tâm trạng của người cha, chiếc lược ấy là
tình cảm, tấm lòng, là yêu thương mà ông gửi gắm – thỉnh thoảng những lúc rảnh
rỗi ông lại lấy cây lược ra ngắm nghía rồi mài lên tóc cho thêm bóng, thêm mượt.
Chắc hẳn những lúc ấy ông Sáu nhớ và mong được gặp con biết bao.
- Nhưng thật trớ trêu, người cha yêu thương con rất mực ấy lại không thực hiện
được lời hứa đầu tiên của mình với con. Khi bị thương nặng, biết không thể sống


được, ông đã dồn tất cả tàn lực của mình làm một việc: “đưa tay vào túi móc cây
lược đưa lại cho ông Ba” như trao lại lời trăng trối cuối cùng, tuy không thành lời
nhưng nói rõ ràng, thiêng liêng hơn cả một lời di chúc. Bởi đó là sự uỷ thác, là ước
nguyện cuối của một người trước lúc đi xa. Chỉ khi nhận được lời hứa “mang về
trao tận tay cho cháu”, người cha đó mới nhắm mắt được.
=> Cử chỉ ấy cho ta hiểu tình cha con mãnh liệt và tha thiết của ông. Đó là tình
phụ tử thiêng liêng muôn đời bất diệt mà không có một thế lực nào kể cả bom đạn
của chiến tranh có thể hủy diệt được tình cảm ấy.

* Về nghệ thuật (xem lại đề A)
3. Kết bài: - Khẳng định giá trị truyện ngắn và hình tượng nhân vật
- Án tượng sâu sắc nhất của em.



×