Tải bản đầy đủ (.pdf) (44 trang)

Quá trình phê duyệt và thực thi các dự án thủy điện ở lưu vực sông Vu Gia Thu Bồn – Quảng Nam và sông Long Đại - Quảng Bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.9 MB, 44 trang )

BÁO CÁO NGHIÊN CỨU
Quá trình phê duyệt và thực thi các dự
án thủy điện ở lưu vực
sông Vu Gia Thu Bồn – Quảng Nam
và sơng Long Đại - Quảng Bình
Báo cáo kỹ thuật

Người báo cáo: Lê Anh Tuấn – Lâm Thị Thu Sửu
Người tham gia: Hồ Vĩnh Hòa - Phạm Mậu Tài - Phan Thị Ngọc Thuý
– Lê Thị Mỹ Hạnh – Lê Quang Tiến

5/2013


----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

MỤC LỤC
DANH SÁCH HÌNH................................................................................................................. 3
DANH SÁCH BẢNG ................................................................................................................ 3
DANH SÁCH HỘP................................................................................................................... 3
MỞ ĐẦU.................................................................................................................................... 4
1.

LƯỢC KHẢO CÁC VĂN BẢN PHÁP LÝ .................................................................. 6

1.1. CÁC VĂN BẢN PHÁP LÝ LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN
THỦY ĐIỆN Ở VIỆT NAM ............................................................................................. 6
2.

HIỆN TRẠNG CÁC DỰ ÁN THỦY ĐIỆN CỦA TỈNH QUẢNG NAM VÀ TỈNH
QUẢNG BÌNH ............................................................................................................... 14



2.1. CÁC DỰ ÁN THỦY ĐIỆN Ở TỈNH QUẢNG NAM .................................................... 14
2.1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................................ 14
2.1.2. Hệ thống sơng ngịi tỉnh Quảng Nam ................................................................... 15
2.1.3. Các dự án thủy điện ở tỉnh Quảng Nam ............................................................... 16
2.2. CÁC DỰ ÁN THỦY ĐIỆN Ở TỈNH QUẢNG BÌNH ................................................... 19
2.2.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................................ 19
2.2.2. Hệ thống sơng ngịi tỉnh Quảng Bình ................................................................... 20
2.2.3. Các dự án thủy điện ở tỉnh Quảng Bình ............................................................... 22
3.

QUY TRÌNH PHÊ DUYỆT DỰ ÁN THỦY ĐIỆN Ở TỈNH QUẢNG NAM VÀ
TỈNH QUẢNG BÌNH ................................................................................................... 25

3.1. QUY TRÌNH PHÊ DUYỆT DỰ ÁN THỦY ĐIỆN Ở TỈNH QUẢNG NAM ............... 25
3.1.1. Các dự án thủy điện thuộc quyền phê duyệt của Bộ ............................................ 25
3.1.2. Các dự án thủy điện thuộc quyền phê duyệt của UBND tỉnh............................... 25
3.2. PHÊ DUYỆN DỰ ÁN THỦY ĐIỆN Ở TỈNH QUẢNG BÌNH ..................................... 26
3.2.1. Các dự án thủy điện thuộc quyền phê duyệt của Bộ ............................................ 26
3.2.2. Các dự án thủy điện thuộc quyền phê duyệt của Tỉnh.......................................... 26
4.

KHẢO SÁT THỰC ĐỊA............................................................................................... 27

4.1. KẾT QUẢ KHẢO SÁT THỰC ĐỊA Ở TỈNH QUẢNG NAM ...................................... 27
4.1.1. Trao đổi với cán bộ ở các cơ quan quản lý ........................................................... 27
4.1.2. Trao đổi với với người dân trong cộng đồng bị ảnh hưởng ................................. 30
4.1.3. Khảo sát thực địa ở khu vực nhà máy thủy điện Đăk My 4 ................................. 32
4.2. KẾT QUẢ KHẢO SÁT THỰC ĐỊA Ở TỈNH QUẢNG BÌNH ..................................... 34
4.2.1. Trao đổi với cán bộ ở các cơ quan quản lý ........................................................... 34

4.2.2. Khảo sát ở lịng sơng Long Đại và trao đổi với người dân................................... 38
4.3. ĐÁNH GIÁ VÀ BÌNH LUẬN VỀ QUY TRÌNH PHÊ DUYỆT DỰ ÁN THỦY ĐIỆN
Ở TỈNH QUẢNG NAM VÀ TỈNH QUẢNG BÌNH ...................................................... 40
5.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................................... 42

5.1. ĐỐI VỚI CÁC DỰ ÁN THỦY ĐIỆN Ở TỈNH QUẢNG NAM .................................... 42
5.2. ĐỐI VỚI CÁC DỰ ÁN THỦY ĐIỆN Ở TỈNH QUẢNG BÌNH ................................... 42
Phụ lục ......................................................................................... Error! Bookmark not defined.

2


----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

DANH SÁCH HÌNH
Hình 1. Bản đồ tỉnh Quảng Nam ............................................................................................. 14
Hình 2: Hệ thống sơng ngịi của lưu vực Vu Gia – Thu Bồn, tỉnh Quảng Nam ..................... 16
Hình 3. Bản đồ quy hoạch bậc thang thủy điện hệ thống sơng Vu Gia- Thu Bồn .................. 18
Hình 4. Bản đồ tỉnh Quảng Bình ............................................................................................. 20
Hình 5. Bản đồ sơng ngịi tỉnh Quảng Bình ............................................................................ 21
Hình 6: Sơ đồ quy hoạch thủy điện trên sơng Long Đại ......................................................... 24
Hình 7: Phía hạ lưu thủy điện Đắk My 4 bị khô hạn do khơng có xả nước ............................ 33
Hình 8: Thung lũng hai bên sơng Long Đại ............................................................................ 39
Hình 9: Nếu xây dựng thủy điện Long Đại 5, khu vực canh tác này sẽ bị ngập hoàn toàn .... 39

DANH SÁCH BẢNG
Bảng 1.
Bảng 2.

Bảng 3.
Bảng 4.
Bảng 5.
Bảng 6.

Các luật/ nghị quyết liên quan cơng trình thủy điện do Quốc hội ban hành ............. 6
Các nghị định, thơng tư liên quan cơng trình thủy điện do nhà nước ban hành........ 6
Các quyết định liên quan cơng trình thủy điện ở hai lưu vực sơng ........................... 9
Các cơng trình thủy điện đã hồn tất và phát điện .................................................... 17
Các cơng trình thủy điện đang xây dựng ................................................................... 17
Danh mục, vị trí và thơng số chính của các dự án thủy điện ở Quảng Bình ............. 23

DANH SÁCH HỘP
Hộp 1: Nghị định số 29/2011/NĐ-CP (trích dẫn) ................................................................... 10
Hộp 2: Quy định liên quan khác (trích dẫn) ............................................................................ 12
Hộp 3: Các sự cố ở 4 dự án thủy điện lớn đã vận hành ở Quảng Nam được các phương tiện
thông tin đại chúng chú ý ................................................................................................ 19
Hộp 4: Tình trạng 2 dự án thuỷ điện ở tỉnh Quảng Bình ........................................................ 22
Hộp 5: Một số vấn đề nổi cộm qua trao đổi với Sở Công Thương ........................................ 28
Hộp 6: Vấn đề về môi trường của các dự án thuỷ điện tỉnh Quảng Nam................................ 30
Hộp 7: Thay đổi cuộc sống và sinh kế sau khi tái định cư ở Thơn 2, xã Phước Hịa .............. 31
Hộp 8: Các vấn đề về tái định cư ở Thôn Nước Lang ............................................................. 32
Hộp 9: Quy hoạch thuỷ điện ở Quảng Bình ............................................................................ 34
Hộp 10: Quan điểm của Sở TN và MT tỉnh Quảng Bình về phát triển thuỷ điiện .................. 35
Hộp 11: Sự thiếu khách quan khi lập quy hoạch ở Quảng Bình ............................................ 36
Hộp 12: Các dự án năng lượng tái tạo có tiềm năng ở tỉnh Quảng Bình ................................ 37
Hộp 13: Ý kiến của UBND xã Trường Sơn về vấn đề quy hoạch thuỷ điện .......................... 38

3



----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

MỞ ĐẦU
Trong khoảng 2 thập niên gần đây ở các khu vực miền Trung, đặc biệt từ các tỉnh
Quảng Bình đến Phú Yên và các tỉnh Tây Nguyên đã hình thành và phát triển nhiều dự án
thủy điện có quy mô khác nhau về công suất phát điện trên các hệ thống sơng, suối. Nhìn
chung trên phạm vi cả nước, thủy điện đã đóng góp một phần đáng kể năng lượng quốc gia,
khoảng 35 – 40% tổng năng lượng cả nước. Tỷ lệ này có kỳ vọng khả năng vượt 60% đến
năm 2015. Tuy nhiên, trong năm 2010, do tình hình hạn hán kéo dài trên một diện rộng ở
nhiều địa phương, tỷ lệ này tụt xuống còn khoảng 19% tổng điện năng cả nước (Trịnh Ngọc
Duyên, 2010)1. Mùa khô năm 2013 đã cho thấy nhiều hồ chứa thủy điện đã rơi vào tình trạng
thiếu hụt nguồn nước gây một số mâu thuẫn cho các ngành dùng nước khác, điển hình như
các hệ thống ở miền Trung. Điều này chứng tỏ thủy điện ẩn chứa nhiều khả năng thiếu ổn
định về công suất phát, đặc biệt với các diễn biến bất thường về thời tiết và các dấu hiệu ngày
càng rõ của biến đổi khí hậu.
Với sự phát triển quá nhanh về mật độ các nhà máy thủy điện trên những dải đất hẹp
của miền Trung trong thời gian qua đã dần bộc lộ nhiều vấn đề liên quan đến môi trường và
xã hội, đôi khi cả về sự cố kỹ thuật gây nhiều hệ lụy bất lợi cho sự phát triển bền vững cho
khu vực. Bộ Công Thương (2012)2 đã cho rà soát lại với 1.237 dự án thủy điện đã được Thủ
tướng Chính phủ, Bộ Cơng Thương (trước đây là Bộ Công nghiệp) và UBND các tỉnh phê
duyệt theo thẩm quyền, cho kết quả 338 dự án đã bị loại và 169 vị trí dự án chưa được nhà
đầu tư nào quan tâm so với phê duyệt chiếm một tỷ lệ khá cao (trên 40%). Điều này cho thấy
việc phê duyệt trước đó thiếu những phân tích kỹ lưỡng về mặt kinh tế, xã hội và môi trường,
đặc biệt ở các dự án thủy điện nhỏ và vừa, chủ yếu tập trung ở miền Trung Việt Nam.
Đây là một báo cáo kỹ thuật trong khuôn khổ dự án “Thúc đẩy tiếp cận có sự tham gia
trong q trình phê duyệt các cơng trình thủy điện tại 2 tỉnh Quảng Bình và Quảng Nam, Việt
Nam” của Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Xã hội (CSRD) với sự tài trợ của RLS nhằm
thúc đẩy sự tiếp cận có sự tham gia trong quá trình phê duyệt các dự án thủy điện tại tỉnh
Quảng Bình và Quảng Nam. Báo cáo này thực hiện theo hợp đồng tư vấn giữa CSRD và

Viện Nghiên cứu Biến đổi Khí hậu – Đại học Cần thơ (DRAGON). Việc rà soát, đánh giá lại
hệ thống các quy trình thực hiện ở các nhà máy thủy điện là rất cần thiết để thu thập thông tin
về quá trình phê duyệt đã được thực hiện đối của cơng trình thủy điện đã, đang và sẽ được xây
dựng, làm cơ sở xây dựng các khuyến nghị đối với việc giám sát sự phát triển các cơng trình
thủy điện và ảnh hưởng của chúng đối với môi trường và xã hội.
Để tiếp cận vấn đề này, theo thoả thuận giữa đại diện của CSRD và cán bộ tư vấn của Viện
DRAGON, sẽ có 2 hoạt động sẽ tiến hành:
1. Hoạt động 1: Nghiên cứu bàn giấy đối với tài liệu, văn bản về các luật và các quy định
liên quan đến quy trình phê duyệt các cơng trình thủy điện: So sánh quy trình được đưa
ra trong các quy định của Nhà nước với quy trình phê duyệt thực tế của các dự án thủy
điện ở Quảng Nam và Quảng Bình.
1

Trịnh Ngọc Dun (2010). Phân tích ngành thuỷ điện. Báo cáo phân tích ngành của HBS (9/11/2010), 12 trang.

2

Bộ Cơng Thương (2012). Báo cáo kết quả rà sốt quy hoạch, đầu tư xây dựng và vận hành các dự án thủy điện
trên cả nước. Báo cáo ngày 24 tháng 4 năm 2013, 22 trang.

4


----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Thời gian và địa điểm: Từ ngày 20 tháng 4 năm 2013 đến ngày 5 tháng 5 năm 2013 tại
văn phòng làm việc của tư vấn ở thành phố Cần Thơ.
2. Hoạt động 2: Nghiên cứu thực địa tại 2 lưu vực sông để thu thập các bằng chứng thực
nghiệm về các quy trình phê duyệt đã được thực hiện đối với các cơng trình thủy điện
vừa hoạt động hoặc chuẩn bị xây dựng.

Thời gian và địa điểm: Từ ngày 6 tháng 5 năm 2013 đến ngày 30 tháng 5 năm 2013 tại
tỉnh Quảng Nam và tỉnh Quảng Bình.

5


----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

1. LƯỢC KHẢO CÁC VĂN BẢN PHÁP LÝ
1.1.

CÁC VĂN BẢN PHÁP LÝ LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN THỦY ĐIỆN
Ở VIỆT NAM

Triển khai việc xây dựng các cơng trình thủy điện được xem là dự án đầu tư, do vậy chủ
đầu tư và các bên xét duyệt phải tuân theo các luật, nghị định, thông tư và các văn bản pháp lý
khác. Các văn bản này được liệt kê theo trình tự thời gian như bảng 1, bảng 2 và bảng 3.
Bảng 1.

Các luật/ nghị quyết liên quan cơng trình thủy điện do Quốc hội ban hành
Tên luật/ Nghị quyết

TT

Luật số

Ngày ban hành

1


Luật Đất đai

13/2003/QH11

26/11/2003

2

Luật Xây dựng

16/2003/QH11

26/11/2003

3

Luật Bảo vệ và Phát triển rừng

29/2004/QH11

14/12/2004

4

Luật Đấu thầu

61/2005/QH11

29/11/2005


5

Luật Bảo vệ môi trường

52/2005/QH11

29/11/2005

6

Luật Đầu tư

59/2005/QH11

29/11/2005

7

Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật

68/2006/QH11

29/06/2006

8

Luật Đa dạng Sinh học

20/2008/QH12


13/11/2008

9

Luật Tài nguyên nước (sửa đổi)

17/2012/QH13

21/6/2012

10

Nghị quyết về các dự án, cơng trình quan 66/2007/NQ-QH11
trọng quốc gia trình Quốc hội quyết định chủ
trương đầu tư

Bảng 2.
TT

19/06/2010

Các nghị định, thơng tư liên quan cơng trình thủy điện do nhà nước ban hành
Tên nghị định, thông tư hướng dẫn

Số

Ngày ban hành

1


Quy định chi tiết thi hành một số điều của
pháp lệnh khai thác và bảo vệ cơng trình thủy
lợi

143/2003/NĐ-CP

28/11/2003

2

Bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà
nước thu hồi đất

197/2004/NĐ-CP

03/12/2004

3

Quản lý chất lượng cơng trình xây dựng

209/2004/NĐ-CP

16/12/2004

6


----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------


4

Quản lý đầu tư xây dựng cơng trình đặc thù

71/2005/NĐ-CP

06/06/2005

5

Về thi hành Luật Bảo vệ và phát triển rừng

23/2006/NĐ-CP

03/03/2006

6

Qui định chi tiết và hướng dẫn một số điều
của Luật Bảo vệ mơi trường

80/2006/NĐ/CP

09/08/2006

7

Về quản lý an tồn đập

72/2007/NĐ-CP


07/05/2007

8

Quy định chi tiết thi hành một số điều của
Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật

127/2007/NĐ-CP

01/08/2007

9

Sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định
80/2006/NĐ-CP

21/2008/NĐ-CP

28/02/2008

10

Sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số
209/2004/NĐ-CP

49/2008/NĐ-CP

18/04/2008


11

Về quản lý, bảo vệ, khai thác tổng hợp tài
nguyên và môi trường các hồ chứa thủy điện,
thủy lợi

112/2008/NĐ-CP

20/10/2008

12

Về quản lý lưu vực sông

120/2008/NĐ-CP

01/12/2008

13

Quản lý đầu tư xây dựng cơng trình

12/2009/NĐ-CP

12/02/2009

14

Sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số
12/2009/NĐ-CP


83/2009/NĐ-CP

15/10/2009

15

Hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu và lựa
chọn nhà thầu xây dựng

85/2009/NĐ-CP

15/10/2009

16

Quy định về giám sát và đánh giá đầu tư

113/2009/NĐ-CP

15/12/2009

17

Hướng dẫn thi hành Luật bảo vệ môi trường

117/NĐ –CP

31/12/2009


18

Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một
số điều của Luật đa dạng sinh học

65/2010/NĐ-CP

11/06/2010

19

Về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng

99/2010/NĐ-CP

24/9/2010

20

Quy định về đánh giá môi trường chiến lược,
đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ
môi trường

29/2011/NĐ-CP

18/4/2011

21

Thông tư của Bộ Tài nguyên và Môi trường

Quy định chi tiết một số điều của Nghị định
số 29/2011/NĐ-CP ngày 18/4/2011 của Chính
phủ quy định về đánh giá môi trường chiến
lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết
bảo vệ môi trường

26/2011/TTBTNMT

18/07/2011

7


----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

22

Thông tư của Bộ Công thương Quy định về
quản lý an tồn đập của cơng trình thủy điện

34/2010/TT-BCT

07/10/2010

23

Thơng tư của Bộ Công Thương Quy định về
quản lý quy hoạch, đầu tư xây dựng dự án
thủy điện và vận hành khai thác cơng trình
thủy điện


43/2012/TT-BCT

27/12/2012

8


----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Bảng 3.
TT

Các quyết định liên quan cơng trình thủy điện ở hai lưu vực sông
Tên Thông tư/ Quyết định

Văn bản số

Ngày ban hành

1

Quyết định của Bộ Tài nguyên Môi trường về
việc Phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi
trường dự án thủy điện A Vương trên sông A
Vương thuộc tỉnh Quảng Nam

1006/QĐ-BTNMT

10/8/2004


2

Quyết định của Bộ Tài nguyên Môi trường về
việc Phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi
trường dự án thủy điện Sông Tranh 2

137/QĐ-BTNMT

02/02/2006

3

Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về Nội
dung thẩm quyền ban hành và tổ chức thực
hiện quy trình vận hành hồ chứa thủy điện

285/210/QĐ-TTg

25/12/2006

4

Quyết định của UBND tỉnh Quảng Bình phê
duyệt “Quy hoạch thủy điện nhỏ và vừa tỉnh
Quảng Bình đến năm 2020”.

1448/QĐ-UBND

19/6/2009


5

Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc
ban hành quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái
định cư các dự án thủy lợi, thủy điện.

34/2010/QĐ-TTg

08/4/2010

6

Quyết định của UBND tỉnh Quảng Nam về
Phê duyệt quy hoạch thủy điện vừa và nhỏ
trên địa bàn tỉnh Quảng Nam

2056/QÐ-UBND

29/06/2010

7

Quyết định của Thủ tướng Chính phủ Phê
duyệt danh mục các hồ thủy lợi, thủy điện
trên lưu vực sơng phải xây dựng quy trình vận
hành liên hồ chứa

1879/2010/QĐTTg


13/10/2010

8

Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc
ban hành Quy trình vận hành liên hồ chứa các
hồ: A Vương, Đăk My 4 và Sông Tranh 2
trong mùa mưa lũ hàng năm

1880/2010/QĐTTg

13/10/2010

Một văn bản pháp lý quan trọng liên quan đến q trình phê duyệt các cơng trình thủy
điện là nghị định 29 của chính phủ (có kèm thông tư 26 của bộ Tài nguyên và Môi Trường)
quy định về đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC), đánh giá tác động môi trường (ĐTM) và
cam kết bảo vệ mơi trường đối với các cơng trình thủy điện.
Ngồi ra, liên quan đến quy trình phê duyệt các cơng trình thủy điện và có quan hệ
mật thiết với các quy định ở nghị định 29 CP/2011 là các quy định về Quy trình vận hành hồ
chứa thủy điện (Quyết định số 285/2006/QĐ-TTg ngày 25/12/2006 của Thủ tướng Chính),
Quy định về quản lý an tồn đập (Thơng tư 34/2010/TT-BCT của Bộ Công Thương), Quy
định về quản lý quy hoạch, đầu tư xây dựng dự án thủy điện và vận hành khai thác cơng trình

9


----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

thủy điện (Thông tư 43/2012/TT-BCT của Bộ Công Thương) và nghị định 197/2004/NĐ-CP
về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi nhà nước thu hồi đất.

Nghiên cứu này nhằm tập trung xem xét việc thực hiện các quy định và hướng dẫn của
nghị định 29/2011/NĐ-CP, đặc biệt chú trọng các quy định liên quan đến tham vấn cộng đồng
trong quá trình phê duyệt. Đồng thời, nó cũng sẽ phân tích và xem xét các vấn đề thực tế xãy
ra và đối chiếu với các các quy định liên quan khác của nhà nước về quy trình phê duyệt các
cơng trình thủy điện ở Việt Nam.
Hộp 1: Nghị định số 29/2011/NĐ-CP (trích dẫn)
Ngày 18/04/2011, Chính phủ ban hành Nghị định số 29/2011/NĐ-CP3 ngày 18/04/2011 quy định về đánh
giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ mơi trường. Nghị định này có hiệu lực
từ ngày 05 tháng 6 năm 2011, gồm 4 chương và 41 điều. Ban hành kèm theo Nghị định số 29/2011/NĐ-CP là
Phụ lục II: “Danh mục các dự án phải lập báo cáo đánh giá tác động mơi trường”, trong đó tất cả các Dự án xây
dựng nhà máy thủy điện có hồ chứa có dung tích từ 100.000 m3 nước trở lên hoặc công suất từ 1 MW trở lên đều
phải làm Báo cáo đánh giá môi trường chiến lược, Báo cáo đánh giá tác động môi trường và Bản cam kết bảo vệ
môi trường.
Các điểm cần lưu ý trong Nghị định số 29/2011/NĐ-CP quá trình tham vấn các tổ chức chính trị - xã hội,
tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, các chuyên gia liên quan. Ngoài ra, đại diện cộng đồng, dân cư, tổ
chức chịu tác động trực tiếp của dự án cũng được tham vấn ý kiến trong quá trình lập báo cáo đánh giá tác động
môi trường. Trong Nghị định cũng yêu cầu đánh giá chung về hiện trạng môi trường nơi thực hiện dự án và vùng
kế cận; mức độ nhạy cảm của môi trường; đánh giá, dự báo tác động của dự án đến các điều kiện tự nhiên, thành
phần môi trường tự nhiên, cộng đồng và các yếu tố kinh tế - xã hội có liên quan; kết quả tham vấn cộng đồng và
đề xuất các biện pháp giảm thiểu tác động xấu đến các điều kiện tự nhiên, thành phần môi trường tự nhiên, sức
khỏe cộng đồng và các yếu tố kinh tế - xã hội có liên quan.
Điều 5. Nội dung báo cáo đánh giá môi trường chiến lược
Nội dung chính của báo cáo đánh giá mơi trường chiến lược chi tiết dưới hình thức báo cáo riêng bao
gồm:

d) Đánh giá sự phù hợp của các quan điểm, mục tiêu của chiến lược, quy hoạch, kế hoạch với các quan
điểm, mục tiêu về bảo vệ môi trường; đánh giá, so sánh các phương án phát triển của chiến lược, quy
hoạch, kế hoạch;
đ) Đánh giá tác động đến các vấn đề mơi trường chính trong trường hợp thực hiện chiến lược, quy
hoạch, kế hoạch;

e) Tham vấn các bên liên quan trong q trình thực hiện đánh giá mơi trường chiến lược;
g) Đề xuất điều chỉnh chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và các biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu tác động
xấu đến môi trường.
….
Điều 7. Thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược

7. Trường hợp cần thiết, cơ quan có trách nhiệm tổ chức việc thẩm định báo cáo đánh giá môi trường
chiến lược tiến hành các hoạt động sau đây:
a) Khảo sát vùng thực hiện dự án và khu vực phụ cận;
b) Kiểm chứng, đánh giá các thơng tin, dữ liệu, kết quả phân tích, đánh giá, dự báo trong báo cáo đánh
giá môi trường chiến lược;
c) Lấy ý kiến của các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, các chuyên
gia liên quan;
d) Tổ chức các cuộc họp chuyên gia đánh giá theo chuyên đề.


3

Chính phủ (2011). Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18/04/2011 quy định về đánh giá môi trường chiến
lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường. 30 trang. Công báo số 241 – 242, ngày
4/5/2011. Weblink: />
10


----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Điều 14. Tham vấn ý kiến trong quá trình lập báo cáo đánh giá tác động môi trường
1. Trong quá trình lập báo cáo đánh giá tác động mơi trường, chủ dự án (trừ trường hợp quy định tại
Khoản 3 Điều này) phải tổ chức tham vấn ý kiến:
a) Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) nơi thực hiện dự án.

b) Đại diện cộng đồng dân cư, tổ chức chịu tác động trực tiếp của dự án.
….
Điều 15. Cách thức tiến hành và yêu cầu về việc thể hiện kết quả tham vấn ý kiến trong báo cáo đánh
giá tác động môi trường
1. Việc tham vấn ý kiến của Ủy ban nhân dân cấp xã, đại diện cộng đồng dân cư, tổ chức chịu tác động
trực tiếp của dự án được thực hiện theo cách thức sau đây:
a) Chủ dự án gửi văn bản đến Ủy ban nhân dân cấp xã, đại diện cộng đồng dân cư, tổ chức chịu tác động
trực tiếp của dự án kèm theo tài liệu tóm tắt về các hạng mục đầu tư chính, các vấn đề môi trường, các
giải pháp bảo vệ môi trường của dự án xin ý kiến tham vấn;
b) Trong trường hợp cần thiết Ủy ban nhân dân cấp xã triệu tập đại diện của tổ chức, cộng đồng dân cư
bị ảnh hưởng trực tiếp bởi dự án, thông tin cho chủ dự án biết về thời gian, địa điểm, thành phần tham
gia buổi đối thoại, cùng chủ dự án chủ trì tổ chức buổi đối thoại trong thời hạn chậm nhất là mười (10)
ngày làm việc, kể từ khi nhận được văn bản xin ý kiến tham vấn của chủ dự án;
c) Kết quả đối thoại giữa chủ dự án, cơ quan được tham vấn và các bên có liên quan được ghi thành biên
bản, trong đó có danh sách đại biểu tham gia và phản ảnh đầy đủ những ý kiến đã thảo luận, ý kiến tiếp
thu hoặc không tiếp thu của chủ dự án; biên bản có chữ ký (ghi họ tên, chức danh) của đại diện chủ dự
án và đại diện các bên liên quan tham dự đối thoại;
d) Trong thời hạn mười lăm (15) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản xin ý kiến tham vấn, Ủy
ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm trả lời chủ dự án bằng văn bản và công bố công khai để nhân dân
biết. Quá thời hạn này, nếu cơ quan được tham vấn khơng có ý kiến bằng văn bản gửi chủ dự án thì được
xem là cơ quan được tham vấn đã nhất trí với kế hoạch đầu tư của chủ dự án;
đ) Ý kiến tán thành, không tán thành của tổ chức, cá nhân được tham vấn phải được tổng hợp và thể hiện
trung thực trong nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường.
2. Các văn bản tham gia ý kiến của các cơ quan được tham vấn, biên bản cuộc đối thoại phải được sao
và đính kèm trong phần phụ lục của báo cáo đánh giá tác động môi trường.
Điều 17. Nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường; hồ sơ đề nghị thẩm định, phê duyệt báo cáo
đánh giá tác động mơi trường
1. Nội dung chính của báo cáo đánh giá tác động môi trường bao gồm:
a) Chỉ dẫn về xuất xứ của dự án, chủ dự án, cơ quan có thẩm quyền phê duyệt dự án; nguồn thơng tin, dữ
liệu và phương pháp sử dụng; việc tổ chức và tiến hành lập báo cáo đánh giá tác động môi trường; việc

tham vấn cộng đồng trong quá trình lập báo cáo đánh giá tác động môi trường;
b) Liệt kê, mô tả chi tiết các hoạt động, hạng mục cơng trình của dự án có nguy cơ gây tác động xấu đến
môi trường kèm theo quy mô về không gian, thời gian, khối lượng thi công, công nghệ vận hành của từng
hạng mục cơng trình và của cả dự án;
c) Đánh giá chung về hiện trạng môi trường nơi thực hiện dự án và vùng kế cận; mức độ nhạy cảm của
môi trường;
d) Đánh giá, dự báo tác động của dự án đến các điều kiện tự nhiên, thành phần môi trường tự nhiên,
cộng đồng và các yếu tố kinh tế - xã hội có liên quan; kết quả tham vấn cộng đồng;
đ) Đề xuất các biện pháp giảm thiểu tác động xấu đến các điều kiện tự nhiên, thành phần môi trường tự
nhiên, sức khỏe cộng đồng và các yếu tố kinh tế - xã hội có liên quan;

h) Cam kết của chủ dự án về việc thực hiện các biện pháp bảo vệ mơi trường trong q trình xây dựng và
vận hành dự án đã đề xuất trong báo cáo đánh giá tác động môi trường và những quy định khác về bảo
vệ mơi trường có liên quan đến dự án.
….

11


----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Hộp 2: Quy định liên quan
khác (trích dẫn)
Quy trình vận hành hồ chứa
thủy điện
Việc phê duyệt Quy trình vận
hành hồ chứa thủy điện thực
hiện theo Quyết định số
285/2006/QĐ-TTg ngày
25/12/2006 của Thủ tướng

Chính phủ:
• Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt Quy trình vận hành
đối với hồ chứa thủy điện có
tầm quan trọng đặc biệt;
• Bộ Cơng Thương chủ trì,
phối hợp với Bộ Nơng
nghiệp & PTNT, Bộ Tài
ngun và Mơi trường, BCH
Phịng chống lụt bão Trung
ương và các Bộ, ngành, địa
phương liên quan thẩm định
và phê duyệt Quy trình vận
hành đối với các hồ chứa có
dung tích 01 triệu m3 trở
lên;
• UBND tỉnh chủ trì, phối hợp
với các Bộ, ngành liên quan
và BCH Phịng chống lụt,
bão địa phương thẩm định,
phê duyệt Quy trình vận
hành đối với các hồ chứa có
dung tích nhỏ hơn 01 triệu
m 3.

Quy định về quản lý an
toàn đập của cơng trình thủy
điện
Theo Thơng tư 34/2010/TT-BCT
của Bộ Cơng Thương ngày 07

tháng 10 năm 2010
Điều 3. Chứng nhận chất lượng
xây dựng và nghiệm thu đập
1. Các đập của cơng trình thủy
điện phải thực hiện chứng nhận
sự phù hợp về chất lượng xây
dựng theo quy định tại Thông tư
số 16/2008/TT-BXD ngày 11
tháng 9 năm 2008 của Bộ Xây
dựng hướng dẫn kiểm tra chứng
nhận đủ điều kiện đảm bảo an
toàn chịu lực và chứng nhận sự
phù hợp về chất lượng cơng trình
xây dựng.

Quy định về quản lý quy
hoạch, đầu tư xây dựng dự án
thủy điện và vận hành khai thác
cơng trình thủy điện
Theo Thông tư 43/2012/TT-BCT của
Bộ Công Thương ngày 27 tháng 12
năm 2012:
Điều 5. Lập quy hoạch thủy điện
1. Quy hoạch thủy điện được lập 01
lần và có thể được điều chỉnh, bổ
sung để đảm bảo phù hợp với tình
hình phát triển kinh tế - xã hội từng
thời kỳ.
2. Quy hoạch thủy điện phải do cơ quan
tư vấn có chức năng và đủ năng lực

theo quy định của pháp luật lập.

3. Thẩm quyền tổ chức lập quy hoạch
thủy điện:
Đập từ cấp II trở lên, ngoài
a) Tổng cục Năng lượng tổ chức lập
quy hoạch bậc thang thủy điện và
chứng nhận sự phù hợp về chất
quy hoạch thủy điện tích năng
lượng xây dựng khi có yêu cầu
của cơ quan quản lý nhà nước về
trong phạm vi cả nước.
xây dựng ở địa phương, bắt buộc b) UBND tỉnh tổ chức lập quy hoạch
thủy điện nhỏ trên địa bàn. Đối với
phải có chứng nhận đủ điều kiện
đảm bảo an toàn chịu lực trước
dự án thủy điện nhỏ nằm trên địa
khi đưa vào sử dụng.
bàn từ 2 tỉnh trở lên, UBND tỉnh
nơi dự kiến bố trí nhà máy thủy
2. Việc nghiệm thu để đưa vào
điện thống nhất với UBND các tỉnh
khai thác sử dụng đập do chủ
có liên quan để tổ chức lập quy
đầu tư quyết định, trừ đập do Hội
hoạch. Trường hợp UBND các tỉnh
đồng nghiệm thu Nhà nước thực
liên quan không thống nhất, UBND
hiện. Nội dung nghiệm thu được
tỉnh nơi dự kiến bố trí nhà máy thủy

thực hiện theo quy định tại Nghị
điện có văn bản báo cáo Bộ Công
định số 209/2004/NĐ-CP ngày
Thương xem xét giải quyết.
16 tháng 12 năm 2004 của Chính
phủ về quản lý chất lượng công
Điều 6. Nội dung, hồ sơ quy hoạch
trình xây dựng và Nghị định số
thủy điện
49/2008/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 1. Nội dung quy hoạch bậc thang thủy
năm 2008 của Chính phủ sửa
điện và quy hoạch thủy điện nhỏ thực
đổi, bổ sung một số điều của
hiện theo Phụ lục 1 ban hành kèm theo
Nghị định số 209/2004/NĐ-CP.
Thông tư này và phải đảm bảo các yêu
cầu sau:
a) Cập nhật quy hoạch, định hướng
phát triển kinh tế - xã hội vùng dự
án; hiện trạng và quy hoạch các dự
án khai thác, sử dụng tài nguyên
nước có liên quan trên lưu vực đã
được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
b) Điều tra, khảo sát, đánh giá đầy đủ
các điều kiện tự nhiên (địa hình, địa
chất, khí tượng, thủy văn, động đất
kiến tạo), dân sinh, kinh tế - xã hội,
giao thông vận tải, cơng trình lưới
điện...trong khu vực nghiên cứu quy
hoạch.

c) Đánh giá sự phù hợp, ảnh hưởng

12


----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

của các dự án thủy điện đề xuất quy
hoạch đối với các quy hoạch và dự
án có liên quan khác trên lưu vực.
d) Nghiên cứu các phương án sơ đồ và
quy mô khai thác; đánh giá hiệu
quả kinh tế - năng lượng của các
dự án đề xuất để kiến nghị phương
án quy hoạch.
đ) Đánh giá môi trường chiến lược
theo quy định tại Nghị định số
29/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 4
năm 2011 của Chính phủ về đánh
giá mơi trường chiến lược, đánh
giá tác động môi trường và cam kết
bảo vệ môi trường (Nghị định số
29/2011/NĐ-CP).
e) Khảo sát, đánh giá sơ bộ về ảnh
hưởng của các dự án đề xuất quy
hoạch đối với dân cư, đất đai, nhu
cầu khai thác và sử dụng nước phía
hạ lưu. Ngoại trừ các dự án thủy
điện đa mục tiêu, các dự án khác
được đề xuất quy hoạch phải đảm

bảo không chiếm dụng quá 10 ha
đất các loại hoặc không di dời quá
01 hộ dân với 01 MW công suất lắp
máy.
g) Sơ bộ đánh giá và kiến nghị giải
pháp giảm thiểu tác động tiêu cực
của dự án đối với mơi trường - xã
hội như: xả dịng chảy tối thiểu cho
hạ du; bồi thường, hỗ trợ, di dân,
tái định cư; trồng hồn trả diện tích
rừng chuyển đổi mục đích sử dụng
cho dự án.
h) Xếp hạng thứ tự ưu tiên đầu tư xây
dựng các dự án kiến nghị trên cơ sở
các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật và tác
động môi trường - xã hội của từng
dự án.
2. Nội dung quy hoạch thủy điện
tích năng bao gồm:
a) Các nội dung nêu tại khoản 1 Điều
này.
b) Cập nhật kết quả dự báo cung - cầu
điện và các biểu đồ phụ tải của hệ
thống điện trong nghiên cứu quy
hoạch phát triển điện lực quốc gia
đã được phê duyệt; cập nhật hiện
trạng vận hành của các nhà máy
điện và tiến độ đầu tư xây dựng các
dự án điện có liên quan của hệ
thống điện.

c) Phân tích, đánh giá sự cần thiết và
quy mơ của các dự án thủy điện tích
năng trong việc phát điện phủ đỉnh
biểu đồ phụ tải của hệ thống điện
quốc gia.

13


----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

2. HIỆN TRẠNG CÁC DỰ ÁN THỦY ĐIỆN CỦA
TỈNH QUẢNG NAM VÀ TỈNH QUẢNG BÌNH
2.1.

CÁC DỰ ÁN THỦY ĐIỆN Ở TỈNH QUẢNG NAM

2.1.1. Điều kiện tự nhiên
Tỉnh Quảng Nam thuộc vùng duyên hải miền Trung Việt Nam, phía Bắc giáp tỉnh Thừa
Thiên - Huế và thành phố Đà Nẵng; phía Nam giáp tỉnh Quảng Ngãi và tỉnh Kon Tum, phía
Tây giáp tỉnh Sekong của Lào và phía Đơng giáp biển Đơng (Hình 1). Tỉnh Quảng Nam có
tổng diện tích đất tự nhiên là 10.438,4 km². Địa hình tỉnh Quảng Nam có hướng nghiêng dần
từ Tây sang Đơng, với 3 hình thái cảnh quan là vùng núi cao phía Tây, vùng đối núi thấp kiểu
trung du ở giữa và dải đồng bằng và đô thị ven biển. Vùng núi và đồi chiếm hơn 70% diện
tích đất tự nhiên. Do đặc điểm mưa nhiều (tổng lượng mưa trung bình là 2.000 – 2.500
mm/năm) và có hệ thống sơng suối khá dày đặt như hệ thống sơng Vu Gia (tổng diện tích lưu
vực khoảng 9.000 km2), sơng Tam Kỳ (diện tích lưu vực 800 km2) và nhiều sông nhỏ hơn như
sông Cu Đê, sơng T Loan, sơng LiLi… nên tỉnh Quảng Nam có tiềm năng thủy điện lớn.

Hình 1. Bản đồ tỉnh Quảng Nam

(Nguồn: />
14


----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

2.1.2. Hệ thống sơng ngịi tỉnh Quảng Nam
Sơng Thu Bồn là con sơng nội địa có diện tích lưu vực lớn nằm phía sườn Đơng dãy
Trường Sơn, tồn lưu vực rộng đến 10,350 km2. Sông Thu Bồn bắt nguồn từ núi Ngọc Linh
thuộc huyện Đắk Glei, tỉnh Kon Tum, chảy theo hướng gần Bắc Nam qua các huyện Trà My,
Tiên Phước, Hiệp Đức và Nông Sơn, rồi chảy qua Giao Thủy vào vùng đồng bằng qua các
huyện Duy Xuyên, Đại Lộc, Điện Bàn, Quế Sơn, và đổ ra biển tại Cửa Đại, thành phố Hội
An, tỉnh Quảng Nam, một nhánh chảy vào sông Vĩnh Điện để đổ nước vào sông Hàn, Đà
Nẵng. Trước khi đổ ra biển tại cửa Đại, một phần nước của sông chảy vào sông Trường Giang
để đổ ra vịnh An Hịa Tam Quang, huyện Núi Thành.
Sơng Vu Gia, có diện tích lưu vực khoảng 5.500 km2, bắt nguồn từ dãy Trường Sơn,
bao gồm các nhánh sông Cái, sông Bung, sông Côn, chảy qua các huyện Đông Giang, Tây
Giang, Nam Giang, Phước Sơn, Đại Lộc, Điện Bàn của tỉnh Quảng Nam. Phần thượng nguồn
lưu vực ở huyện Phước Sơn được gọi là Đăk My, sông chảy theo hướng Nam lên Bắc. Khi
qua địa bàn phía Đơng huyện Nam Giang, sông được gọi là sông Cái. Tại đây, nó nhận một
chi lưu lớn ở phía Tây (tả ngạn), đó là sơng Thanh. Bắt đầu khi chảy sang huyện Đại Lộc,
sơng được gọi là Vu Gia và có dịng chảy theo hướng Đông-Tây. Tại đây, sông tiếp tục nhận
hai chi lưu lớn chảy xuống từ phía Bắc là sơng Bung và sông Côn. Sông Vu Gia chảy đến địa
phận xã Đại Hịa ở phía Tây Đại Lộc thì tách ra làm hai dịng, một là sơng n chảy lên phía
Bắc hợp lưu với sơng Cầu Đỏ, cịn lại là sơng Quảng Huế đi về phía Nam hội lưu với sông
Thu Bồn.
Sông Vu Gia hợp với sông Thu Bồn tại điểm hợp lưu Đại Lộc, qua sông Quảng Huế,
tạo thành hệ thống sơng lớn Vu Gia – Thu Bồn (Hình 2). Lưu vực sơng Vu Gia – Thu Bồn có
phần lớn diện tích nằm trong địa phận Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng, phần thượng
nguồn một phần nằm trên đất Kon Tum và Quảng Ngãi. Phía bắc lưu vực là sơng Cu Đê, phía

Nam giáp lưu vực sơng Sê San, sơng Trà Bồng và phía Đơng biển Đơng và lưu vực sơng Tam
Kỳ và phía Tây giáp với Lào. Sự sắp xếp của các dãy núi đã tạo ra hướng dốc chính của địa
hình lưu vực sơng Vu Gia - Thu Bồn là hướng Tây Nam - Đông Bắc, và dịng chính sơng Thu
Bồn có hướng chảy chính Tây Nam - Đông Bắc ở phần thượng, trung du và chuyển hướng
chảy Tây - Đông ở vùng hạ du lưu vực.
Lưu lượng bình qn nhiều năm của dịng chảy hệ thống Vu Gia – Thu Bồn là 400 m3/s;
vào mùa khô 40-50 m3/s, mùa lũ đến 27.000 m3/s. Mùa lũ trên lưu vực Vu Gia – Thu Bồn xảy
ra hàng năm từ tháng 10 – 12, nhưng biến động khá lớn, có nhiều năm lũ sớm xảy ra từ tháng
9 và lũ muộn sang tháng 1 của năm sau. Lũ lớn nhất trong năm thường xảy ra vào nửa cuối
tháng 10 và 11. Lũ trong hệ thống sông Vu Gia - Thu Bồn xảy ra dồn dập trong thời gian
không dài và các trận lũ thường là lũ kép từ 2 đỉnh trở lên. Đặc điểm lũ trong hệ thống sông
Vu Gia - Thu Bồn là lũ lên nhanh, xuống nhanh với biên độ và cường suất lũ lớn ở thượng và
trung lưu, lũ lên tương đối nhanh nhưng rút chậm ở hạ lưu.
.

15


----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Hình 2: Hệ thống sơng ngịi của lưu vực Vu Gia – Thu Bồn, tỉnh Quảng Nam

2.1.3. Các dự án thủy điện ở tỉnh Quảng Nam
Theo báo cáo Quy hoạch và thực hiện đầu tư các dự án thủy điện trên địa bàn tỉnh
Quảng Nam của Uỷ ban Nhân dân tỉnh Quảng Nam4 ngày 25 tháng 9 năm 2012, Sau khi rà
soát, điều chỉnh Quy hoạch các dự án thủy điện trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, đến quý III năm
2012 có 42 dự án đã được phê duyệt, với tổng cơng suất 1.587,1 MW, điện lượng bình qn
năm 6,282 tỷ kWh/năm. Tính đến ngày 15/9/2012, các dự án thủy điện đã triển khai ở Quảng
Nam như sau:


4

Uỷ ban Nhân dân tỉnh Quảng Nam (2012). Quy hoạch và thực hiện đầu tư các dự án thủy điện trên địa bàn tỉnh
Quảng Nam. Công văn số 148 /BC-UBND ngày 25 tháng 9 năm 2012

16


----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

2.1.3.1.

Các dự án thuộc Quy hoạch thủy điện hệ thống sơng Vu Gia - Thu Bồn

Có 10 dự án theo quy hoạch đã được đăng ký đầu tư, tình hình triển khai thực hiện đầu
tư tính đến ngày 15/9/2012 cho ở Bảng 3 và các cơng trình đang xây dựng ở Bảng 4.
Bảng 4.
TT
1
2
3
4

Dự án
thủy điện

Các cơng trình thủy điện đã hồn tất và phát điện
Cơng suất
thiết kế
(MW)


A Vương

210

Sơng Cơn 2

63

Sông Tranh 2

190

Ðăk Mi 4

190
Bảng 5.

TT
1
2
3
4

QĐ và ngày
phê duyệt
ĐTM
1006/QĐ-BTNMT
ngày 10/8/2004
71/QĐ-TNMT

ngày 17/6/2005
137/QĐ-BTNMT
ngày 02/02/2006
2643/QĐ-BTNMT
ngày 08/12/2005

Tháng/ Q
khởi cơng

Tháng/ Q
hồn thành

8/2003

12/2008

11/2005

8/2009

q I/2006

q IV/2011

q II/2007

q I/2012

Các cơng trình thủy điện đang xây dựng


Dự án
thủy điện

Cơng suất
thiết kế
(MW)

Sông Bung 4

156

Sông Bung 2

100

Sông Bung 5

57

Sông Bung 6

29

QĐ và ngày
phê duyệt
ĐTM
1470/QĐ-BTNMT
ngày 27/9/2007
3461/QĐ-UBND
ngày 04/12/2006

267/QĐ-BTNMT
ngày 21/2/2008
980/QĐ-UBND
ngày 30/3/2009

Tháng/ Quý
khởi công

Tháng/ Quý dự
kiến hoàn thành

quý II/2010

quý I/2014

quý III/2011

quý IV/2014

quý IV/2009

quý IV/2012

quý III/2010

quý IV/2012

- 02 cơng trình đã phê duyệt Báo cáo đầu tư, đang trong giai đoạn thiết kế kỹ thuật, dự
kiến khởi công trong năm 2012: Đăk My 2 (98MW), Đăk My 3 (54MW).
2.1.3.2.


Các dự án thuộc Quy hoạch thủy điện vừa và nhỏ

Trong 32 dự án đã phê duyệt quy hoạch, UBND tỉnh đã cho phép nghiên cứu đầu tư
31 dự án với tổng cơng suất 431,8MW, điện lượng bình quân năm 1.719,27 triệu kWh/năm;
tình hình triển khai thực hiện đầu tư đến ngày 15/9/2012 như sau:
- 07 cơng trình đã phát điện với công suất thiết kế 66,7MW bao gồm: Sông Cùng
(1,3MW), Đại Đồng (0,6MW), Khe Diên (9,0MW), Za Hung (30MW), Trà Linh (7,2MW),
An Điềm 2 (15,6MW) và Tà Vi (3,0MW);
- 05 cơng trình đang xây dựng với cơng suất thiết kế 207,0MW bao gồm: Đăk My 4C
(18MW), Sông Bung 4A (49,0MW), Tr’Hy (30 MW), Sông Tranh 3 (62,0MW) và Sông
Tranh 4 (48,0MW);

17


----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

- 10 dự án đã tham gia ý kiến thiết kế cơ sở, công suất theo dự án đầu tư 118,9MW; dự
kiến khởi công năm 2012 bao gồm: Đăk Pring, Chà Vàl, Đăk Di 1, Đăk Di 2, A Vương 3,
Sông Bung 3A, Nước Biêu, Nước Chè, Đăk Di 4, Sông Bung 3;
- 09 dự án đang trong giai đoạn nghiên cứu lập dự án đầu tư, công suất theo quy hoạch
397,62MW bao gồm: A Vương 4, A Vương 5, Nước Bươu, Trà Linh 2, Nước Xa, Hà Ra, Đăk
Pring 2, Tầm Phục và Đăk Sa.
Còn lại 3/34 dự án chưa cho phép nghiên cứu đầu tư, công suất theo quy hoạch
5,8MW bao gồm: A Banh, Bồng Miêu, Ag Rồng.
Theo báo cáo địa phương thì tính đến ngày 15/9/2012, đầu tư thủy điện trên địa bàn
tỉnh có 41 dự án thủy điện được cho phép nghiên cứu đầu tư (xem ở hình 3), gồm: 11 cơng
trình đã phát điện, tổng cơng suất 719,7MW; 09 cơng trình đang xây dựng với tổng công suất
549,0MW; 12 dự án đã được tham gia ý kiến cơ sở, phê duyệt Báo cáo dự án đầu tư với tổng

công suất 270,9MW; đang giai đoạn thiết kế kỹ thuật; dự kiến khởi công trong năm 2012; và
09 dự án đang trong giai đoạn nghiên cứu, lập dự án đầu tư; cơng suất theo quy hoạch
39,2MW.

Hình 3. Bản đồ quy hoạch bậc thang thủy điện hệ thống sông Vu Gia- Thu Bồn
(Nguồn: ICEM, 2008)5

5

ICEM (2008). Strategic Environmental Assessment of the Quang Nam Province Hydropower Plan for the Vu
Gia- Thu Bon River Basin, Prepared for the ADB, MONRE, MOITT & EVN, Hanoi, Viet Nam.

18


----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Hộp 3: Các sự cố ở 4 dự án thủy điện lớn đã vận hành ở Quảng Nam được các phương tiện
thơng tin đại chúng chú ý

2.2.



Cơng trình thủy điện A Vương: quy trình vận hành hồ thủy điện A Vương
không hợp lý dẫn đến việc xả lũ ồ ạt vào cuối tháng 9/2009 đã gây nên trận lũ
lớn, vượt mức lũ lịch sử các năm gần 2 mét, gây nên thảm hoạ cho người dân
huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam.




Cơng trình thủy điện Sơng Cơn 2: quyết định nâng đập tràn cao lên thêm 1m
làm hàng chục ngàn m2 đất sản xuất của người dân các xã Jơ Ngây, Sơng Kơn,
A Ting và Kà Dăng (Đơng Giang) chìm trong nước khiến người dân bức xúc đòi
nhà máy phải đền bù .



Cơng trình thủy điện Sơng Tranh 2: hai sự kiện nghiêm trọng dẫn đến sự tê
liệt hoạt động của thủy điện Sông Tranh 2 một thời gian dài: (1) rò rỉ do nứt trên
thân đập và (2) động đất liên tục ở khu vực lịng hồ Sơng Tranh 2. Hiện nay
cơng trình này vẫn khơng được phép tích nước cao hơn cao trình mực nước chết.



Cơng trình thủy điện Đắk My 4: trong khi nắng nóng liên tục kéo dài thì từ
cuối năm 2012 đến nay, thủy điện Đắk Mi 4 (thượng nguồn sông Vu Gia) đã
không xả nước về hạ du, dẫn đến tình trạng khơ hạn càng thêm khốc liệt.

CÁC DỰ ÁN THỦY ĐIỆN Ở TỈNH QUẢNG BÌNH

2.2.1. Điều kiện tự nhiên
Tỉnh Quảng Bình, thuộc vùng dun hải miền Bắc Trung bộ Việt Nam, ở ngay vị trí hẹp
nhất theo chiều Đơng - Tây của Việt Nam (50 km theo đường ngắn nhất tính từ biên giới Lào
ra biển Đơng). Tỉnh Quảng Bình có diện tích tự nhiên là 8.065,3 km², phía Bắc giáp Hà Tĩnh
với dãy Hồnh Sơn là ranh giới tự nhiên; phía Nam giáp tỉnh Quảng Trị; phía Đơng giáp Biển
Đơng và phía Tây giáp là tỉnh Khăm Muộn và tây nam là tỉnh Savannakhet của Lào với dãy
Trường Sơn là biên giới tự nhiên (Hình 4). Đặc điểm địa hình của tỉnh Quảng Bình là hẹp và
dốc từ phía Tây sang phía Đơng. Hầu hết đất đai của tỉnh là đồi núi, chiếm chừng 85% tổng
diện tích tự nhiên, địa hình bị chia cắt rất rõ rệt. Tổng qt, tỉnh Quảng Bình có những vùng

sinh thái đặc trưng theo đặc điểm địa hình: vùng núi cao, vùng đồi và trung du, vùng đồng
bằng và vùng cát ven biển. Vùng núi cao nằm toàn bộ ở phía Tây của tỉnh, có cao độ 1.000 1.500 m, trong đó cao nhất là đỉnh Phi Co Pi 2017 m. Vùng đồi và trung du thấp, có dạng như
kiểu đồi bát úp. Vùng đồng bằng chạy song song với ven biển có kích thước nhỏ và hẹp.
Vùng cát ven biển có dạng lưỡi liềm hoặc rẻ quạt.

19


----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Hình 4. Bản đồ tỉnh Quảng Bình
(Nguồn: Website UBND tỉnh Quảng Bình, 2008)6
2.2.2. Hệ thống sơng ngịi tỉnh Quảng Bình
Quảng Bình có 5 sơng chính đổ ra biển, theo thứ tự từ Bắc vào Nam đó là: sơng Rịn,
sơng Gianh, sơng Lý Hịa, sơng Dinh, sơng Nhật Lệ. Trong đó, Sông Gianh và Nhật Lệ là 2
con sông lớn nhất, với diện tích lưu vực chiếm phần lớn diện tích tự nhiên của tỉnh Quảng
Bình. Sơng Gianh diện tích lưu vực 4.462 km2, có 3 nhánh lớn là Rào Trổ, Rào Nan và Sơng
Son hay cịn gọi là Sơng Tróoc. Sơng Nhật Lệ diện tích lưu vực 2.652 km2, có 3 phụ lưu lớn
là sông Lệ Kỳ, sông Kiến Giang và sơng Long Đại. Quảng Bình có hệ thống sơng suối khá
lớn với mật độ 0,8 - 1,1 km/km2. Quảng Bình có khoảng 140hồ tự nhiên và nhân tạo với dung
tích ước tính 243,3 triệu m3. Hầu hết các sơng bắt nguồn từ dãy núi Trường Sơn, có độ dốc
lớn. Dịng sơng chảy quanh co giữa các đồi núi kéo theo phù sa trôi về các vùng hạ lưu theo
hướng từ tây sang đông.

6

/>tm

20



----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Hình 5. Bản đồ sơng ngịi tỉnh Quảng Bình
Sơng Long Đại là một trong hai dịng sơng lớn chính hợp thành sông Nhật Lệ, chiều dài
khoảng 96 km, được bắt nguồn từ dãy núi Trường Sơn ở độ cao chừng 1.000 m và chảy qua
địa phận của 6 xã trước khi nhập chung vào sông Nhật Lệ, cách cửa sông Nhật lệ khoảng
18km. Sông Long Đại cung cấp nguồn nước sinh hoạt, nước tưới, nuôi trồng thủy sản, đánh
bắt cá, giao thông đi lại, khai thác vận chuyển vật liệu xây dựng và mang lại nhiều ý nghĩa
tâm linh, thắng cảnh và văn hóa địa phương của 6 xã từ thượng lưu tới hạ lưu, gồm: Kim
Thủy, Lâm Thủy, Trường Sơn, Trường Xuân, Hiền Ninh và Hàm Ninh.
Ngoài hệ thống hang động, khu vực núi đá vôi Vườn Quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng có
3 con sơng chính này là sơng Chày, sơng Son và sơng Trc đều chảy vào sơng Gianh, sau đó
đổ ra biển Đơng ở thị trấn Ba Đồn thuộc huyện Quảng Trạch. Nguồn nước cung cấp cho các
con sông này là hệ thống các sông suối ngầm dưới lòng đất, các suối này đều nổi lên mặt đất
tại các hang động như Én, Vòm, Tối và Phong Nha.

21


----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

2.2.3. Các dự án thủy điện ở tỉnh Quảng Bình
Mấy năm trở lại đây, việc xây dựng thủy điện nhỏ bằng nguồn vốn đầu tư của các doanh
nghiệp kể cả công ty trách nhiệm hữu hạn và doanh nghiệp nhà nước rộ lên tại nhiều nơi trong
cả nước. Tại Quảng Bình với đặc điểm địa hình và sơng ngịi như vậy khơng nằm ngồi bối
cảnh đó, thậm chí cịn được chú ý nhiều của nhiều doanh nghiệp trong quá trình lập dự án đầu
tư xây dựng thủy điện. Để phát huy thế mạnh, tạo cơ hội kêu gọi đầu tư, UBND tỉnh Quảng
Bình đã có Quyết định số 1448/QĐ-UBND ngày 19 tháng 06 năm 2009 về việc phê duyệt
Quy hoạch phát triển thủy điện vừa và nhỏ tỉnh Quảng Bình đến năm 2020 và được Bộ Công

thương thỏa thuận với tổng 21 dự án khoảng 2182 tỷ đồng, có tổng cơng suất lắp máy là
80,8MW. Trong đó tại sơng Long Đại là một nhánh sông của sông Nhật Lệ bắt nguồn từ xã
miền núi Kim Thủy, Lâm Thủy huyện Lệ Thủy và chảy qua xã Trường Sơn, Trường Xuân
huyện Quảng Ninh có 6 dự án thủy điện nằm trong quy hoạch của tỉnh Quảng Bình, với tổng
cơng suất lắp máy là 37,2MW.
Ngày 19/6/2009 UBND tỉnh Quảng Bình đã phê duyệt Quy hoạch phát triển thủy điện
vừa và nhỏ của đến năm 2020 theo Quyết định số 1448/QĐ-UBND. Trong đó, ở tỉnh Quảng
Bình sẽ có 21 dự án thủy điện nhỏ với tổng công suất lắp máy 80,8 MW, tập trung trên 2 lưu
vực sơng Gianh và Nhật Lệ, trong đó trên lưu vực sơng Giang có 6 dự án thủy điện nhỏ và
trên lưu vực sơng Nhật Lệ có 15 dự án, trong đó có 6 dự án thủy điện trên sơng Long Đại
(Hình 6), được đặt tên lần lượt là Long Đại 1, Long Đại 2, Long Đại 3, Long Đại 4, Long Đại
5 và Long Đại 6. Tổng công suất lắp máy cho 6 dự án thủy điện này là 32,9 MW. Dự án thủy
điện có cơng suất lớn nhất ở tỉnh Quảng Bình là Long Đại 5, với công suất thiết kế là 11 MW.
Công ty Cổ phần Xây dựng điện 2 (PECC2) thực hiện việc lập hồ sơ khảo sát lập dự án từ
tháng 3/2010 và Công ty Cổ Phần Thủy điện An Khê- Kanak làm chủ đầu tư. Các dự án thủy
điện khác ở Quảng Bình phần lớn là thủy điện cơng suất lắp máy nhỏ, hồ chứa hoạt động theo
chế độ điều tiết ngày. Danh mục các dự án thủy điện, với vị trí và thơng số chính của các dự
án thủy điện chi tiết cho ở Bảng 5.
Hộp 4: Tình trạng 2 dự án thuỷ điện ở tỉnh Quảng Bình

• Cơng trình thủy điện Hố Hô là dự án thuỷ điện đầu tiên của tỉnh Quảng Bình,
xây dựng trên địa bàn xã Hướng Hóa, huyện Tun Hóa. Dự án này do Cơng ty
Cổ phần Đầu tư và Phát triển điện Miền mắc 1 (NEDI 1) làm chủ đầu tư. Dự án
có tổng mức đầu tư gần 300 tỉ đồng; hoàn thành, phát điện vào tháng 4/2010. Tuy
nhiên, 6 tháng sau đó các cửa xả lũ không hoạt động được trong trận lũ lịch sử
tháng 10/2010 khiến nhà máy chịu hư hại nặng nề. Dù mới sửa chữa xong nhưng
do chất lượng xây dựng khơng tốt, hiện tượng sạt lở và rị rỉ xảy ra nên gần như
hoạt động của nhà máy bị trì trệ.
• Cơng trình thuỷ điện La Trọng có cơng suất lắp máy 18 MW do Công ty Cổ
phần thuỷ điện Trường Thịnh làm chủ đầu tư. Cơng trình nằm trên sông Rào Nậy

thuộc thượng nguồn sông Giang, trên địa phận xã Trọng Hố, huyện Minh Hố,
tỉnh Quảng Bình. Cơng trình này cũng có làm ĐTM do Chi cục Tiểu chuẩn – Đo
lường – Chất lượng tỉnh Quảng Bình thực hiện. Cơng trình này khởi cơng ngày
6/5/2007, dự kiến sẽ phát dòng điện đầu tiên vào đầu năm 2009 nhưng do năng
lực của chủ đầu tư kém cho nên đến nay cơng trình bị bỏ dở và chưa biết bao giờ
kết thúc việc xây dựng và chuẩn bị vận hành.

22


----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Bảng 6.
TT

Cơng
trình

Danh mục, vị trí và thơng số chính của các dự án thủy điện ở Quảng Bình
Kinh độ
đập

Vĩ độ
đập



Huyện

Sơng/

suối

Flv
(Km2)

Qo
(m3/s)

MND
(m)

MNHL
(m)

Nlm
(MW)

1

Long
Đại 1

106038'12"

17000'40" Kim Thủy Lệ Thủy

Long
Đại

104,0


6,62

140,0

120,0

1,7

2

Long
Đại 2

106038'10"

17002'30" Kim Thủy Lệ Thủy

Long
Đại

123,0

7,84

119,0

100,0

1,9


3

Long
Đại 3

Lâm Thủy
Long
17 04'15" và Ngân Lệ Thủy
Đại
Thủy

169,0

10,84

99,0

80,0

2,6

4

Long
106030'00"
Đại 5A

17009'00"


Trường
Sơn

Quảng
Ninh

Long
Đại

567,0

36,0

62,0

30,75

12,0

5

Long
Đại 6

106029'30"

17016'20"

Trường
Sơn


Quảng
Ninh

Long
Đại

1135,0

70,39

17,0

5,0

10,0

6

Lồ Ô

106027'08"

17006'50"

Trường
Sơn

Quảng
Ninh


Lệ
Nghi

78,0

4,86

100,0

50,0

3,2

7

Rào
106029'20"
Reng 1

17001'35" Lâm Thủy Lệ Thủy

Rào
Reng

45,0

2,82

160,0


120,0

1,5

8

Rào
106028'45"
Reng 2

17004'37" Lâm Thủy Lệ Thủy

Rào
Reng

113,0

7,06

110,0

80,0

2,7

9

Khe
Đen 4


106024'55"

17020'30"

Trường
Sơn

Quảng
Ninh

Khe
Đen

101,0

5,91

95,0

70,0

1,9

10

Rào
Mây

106021'37"


17014'30"

Trường
Sơn

Quảng
Ninh

Rào
Mây

25,5

1,53

160,0

50,0

2,1

11

Sơng
Cát

106024'50"

17013'40"


Trường
Sơn

Quảng
Ninh

Sơng
Cát

96,0

5,84

40,0

20,0

1,5

12

Rào
106026'45"
Tràng 1

17018'30"

Trường
Sơn


Quảng
Ninh

Rào
Tràng

241,0

14,29

60,0

41,0

3,5

13

Rào
106026'35"
Tràng 2

17015'50"

Trường
Sơn

Quảng
Ninh


Rào
Tràng

266,0

15,81

40,0

19,0

4,2

14

Rào
Cái 2

105047'25"

17051'05" Dân Hóa

Minh
Hóa

Rào
Cái

155,0


8,5

100,0

80,0

2,1

15

Ngã
Hai 2

105041'40"

17054'05" Dân Hóa

Minh
Hóa

Ngã
Hai

63,0

3,45

295,0


220,0

3,3

16

Khe
Nét

105055'50"

17059'15" Kim Hóa

Tuyên
Hóa

Khe
Nét

160

9,45

60,0

22,0

4,5

17


Khe
Nèng

106006'40"

17053'20"

Tuyên
Hóa

Khe
Nèng

17,5

1,17

100,0

20,0

1,0

18

Rào
Trổ

106011'20"


Mai Hóa
Tuyên
17050'50" và Phong
Hóa
Hóa

Rào
Trổ

550,0

41,61

18,0

4,0

5,2

0

106 38'05"

0

Thạch
Hóa

23



----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

TT

Cơng
trình

Kinh độ
đập

Vĩ độ
đập



Huyện

Sơng/
suối

Flv
(Km2)

Qo
(m3/s)

MND
(m)


MNHL
(m)

Nlm
(MW)

Thượng
106011'22"
Trạch

17020'28"

Thượng
Trạch

Bố
Trạch


Rịong

106,0

6,18

358,0

300,0


4,2

20 Rào Đá 106035'30"

17013'30"

Trường
Xn

Quảng
Ninh

Rào Đá

70,0

4,51

70,0

20,0

2,7

19

Tổng cộng

71,8


Ghi chú:
Flv: Diện tích lưu vực đến tuyến đập. Qo: Lưu lượng bình quân năm.
MND: Mực nước dâng bình thường. MNHL: Mực nước hạ lưu nhà máy.
Nlm: Công suất lắp máy.
(Nguồn: UBND tỉnh Quảng Bình, năm 20097 và 20118)

Hình 6: Sơ đồ quy hoạch thủy điện trên sông Long Đại
(Nguồn: Dự án thủy điện Long Đại 4 và Long Đại 5, Báo cáo điều chỉnh quy hoạch)

7
8

UBND tỉnh Quảng Bình (2009). Quyết định số 1448/QĐ-UBND ngày 19/6/2009
UBND tỉnh Quảng Bình (2011). Quyết định số 1055/QĐ-UBND ngày 11/5/2011

24


----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

3. QUY TRÌNH PHÊ DUYỆT DỰ ÁN THỦYĐIỆN
Ở TỈNH QUẢNG NAM VÀ TỈNH QUẢNG BÌNH
3.1.

QUY TRÌNH PHÊ DUYỆT DỰ ÁN THỦYĐIỆN Ở TỈNH QUẢNG NAM

3.1.1. Các dự án thủy điện thuộc quyền phê duyệt của Bộ
Căn cứ vào Công văn số 923/CP-CN ký ngày 06/8/2002 của Thủ tướng Chính phủ về
việc giao Bộ Công nghiệp thẩm định và phê duyệt quy hoạch các dịng sơng nhỏ khơng thuộc
dự án nghiên cứu Quy hoạch thủy điện Quốc gia.

Thực hiện chỉ đạo trên cơ sở ý kiến tham gia của các Bộ, ngành và UBND tỉnh Quảng
Nam, Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công Thương) đã tổ chức lập, thẩm định và phê duyệt quy
hoạch bậc thang thủy điện hệ thống sông Vu Gia - Thu Bồn tại Quyết định số 875/QĐ-KHĐT
ngày 02/5/2003 với 08 dự án, công suất 1.220 MW, điện lượng 4,596 tỷ KWh/năm.
Sau các lần điều chỉnh, bổ sung, đến nay quy hoạch bậc thang thủy điện hệ thống sông
Vu Gia - Thu Bồn tỉnh Quảng Nam do Bộ Cơng Thương phê duyệt có 10 dự án với tổng công
suất 1.141,0MW; điện lượng 4,518 tỷ kWh/năm.
Theo quy định tại Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28/02/2008 của Chính phủ dự án
thủy điện có dung tích hồ chứa trên 100 triệu m3 nước do Bộ Tài nguyên và Môi trường phê
duyệt đánh giá tác động môi trường (ĐTM). Tại tỉnh Quảng Nam đã có 05 dự án được Bộ Tài
nguyên & Môi trường phê duyệt ĐTM, bao gồm: thủy điện A Vương, thủy điện Đăk My 4,
thủy điện Sông Tranh 2, thủy điện Sông Bung 4 và thủy điện Sông Bung 5.
Việc phê duyệt Quy trình vận hành hồ chứa thủy điện thực hiện theo Quyết định số
285/2006/QĐ-TTg ngày 25/12/2006 của Thủ tướng Chính phủ: Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt Quy trình vận hành đối với hồ chứa thủy điện có tầm quan trọng đặc biệt; Bộ Cơng
Thương chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp & PTNT, Bộ Tài nguyên và Mơi trường, BCH
Phịng chống lụt bão Trung ương và các Bộ, ngành, địa phương liên quan thẩm định và phê
duyệt Quy trình vận hành đối với các hồ chứa có dung tích 01 triệu m3 trở lên.
Đến nay, Bộ Cơng Thương đã phê duyệt Quy trình vận hành hồ chứa thủy điện của 9
cơng trình (A Vương, Sơng Cơn 2, Za Hung, Sông Tranh 3, Sông Bung 4, Sông Tranh 2,
Sông Bung 2, Đăk My 4 (A-B) và Đăk My 4C).
Để vận hành điều tiết lũ tối ưu hồ chứa thủy điện trên hệ thống sông Vu Gia - Thu Bồn
vào mùa mưa lũ, Chính phủ đã có Quyết định số 1880/QĐ-TTg ngày 13/10/2010 về việc ban
hành Quy trình vận hành liên hồ chứa các hồ A Vương, Đăk My 4 và Sông Tranh 2 trong mùa
mưa lũ hằng năm.
3.1.2. Các dự án thủy điện thuộc quyền phê duyệt của UBND tỉnh
Trên cơ sở nội dung của Nghị quyết Tỉnh Đảng bộ tỉnh Quảng Nam lần thứ XX về khai
thác tiềm năng, thế mạnh của tỉnh, Sở Công Thương đã thuê đơn vị tư vấn chuyên ngành điện
tiến hành khảo sát, lập quy hoạch theo trình tự lập và phê duyệt với sự góp ý của các địa
phương, các Sở, Ban, ngành có liên quan của tỉnh và ý kiến thỏa thuận của các Bộ, ngành

Trung ương.
Quy hoạch thủy điện vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Quảng Nam đã được HĐND tỉnh
Quảng Nam khóa VII thơng qua tại kỳ họp thứ 23 và ban hành Nghị quyết số 161/2010/NQHĐND ngày 22/4/2010; UBND tỉnh phê duyệt tại các Quyết định số 2056/QĐ-UBND ngày

25


×