Nhóm 11.
1. Nguyễn Thị Huế ( Nhóm trưởng ) – CQ531561
2. Phan Thị Thúy Hằng - CQ531219
3. Vương Thu Hương
- CQ531876
4. Nguyễn Thúy Hằng
-
CQ531210
5. Mai Huyền Trang
-
CQ534006
6. Nguyễn Thanh Thuận - CQ533739
7. Hồ Thị Quỳnh
- CQ533243.
Xây dựng chiến lược phát triển bệnh viên Phụ sản Trung ương đến năm 2020.
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ BỆNH VIỆN
I.
Giới thiệu chung
Bệnh viện phụ sản Trung Ương (tên cũ - bệnh viện C) (tên giao dịch tiếng Anh
là National hospital of obstetrics and gynecology (NHOG)) hay tiếng Pháp là
Hopital national de gynécologie obstétrique (HNGO)) nằm ở 43 Tràng Thi,
Hoàn Kiếm, Hà Nội. Bệnh viện là tuyến chuyên môn cao nhất chuyên ngành
Phụ Sản và Sơ sinh Việt Nam, là trung tâm đào tạo đại học và sau đại học.
Bệnh viện có qui mô 600 giường bệnh; 08 phòng chức năng; 12 khoa lâm sàng;
09 khoa cận lâm sàng; 05 trung tâm; 01 Đơn vị Chăm sóc sức khỏe tại nhà.
Dưới thời Pháp thuộc, khu vực bệnh viện hiện nay là một nhà tu, sau là nhà
thương Võ Tánh.Hoà bình lập lại (1955), nhà thương được tu sửa lại làm nơi
khám, chữa bệnh cho CBCNVC các cơ quan trung ương.
Ngày 19/7/1955, BS Hoàng Tích Trí, Bộ Trưởng Bộ Y tế ký Nghị định 615ZYO/NĐ/3A quy định tổ chức các cơ quan kế cận và trực thuộc Bộ, chính thức
thành lập bệnh viện “C” đặt nền móng đầu tiên cho bệnh viện Phụ - Sản Trung
ương ngày nay.
Ngày 08/11/1960, Bộ Y tế lại có QĐ 708/BYT sửa đổi, tổ chức lại bệnh viện C
theo hướng chuyên khoa phụ sản. Trước sự phát triển của khoa học kỹ thuật và
nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân, ngày 14/5/1966 Thủ tướng Chính phủ
Phạm Văn Đồng quyết định số 88/CP đổi tên bệnh viện C thành Viện Bảo vệ
Bà mẹ và Trẻ sơ sinh. Lần đầu tiên tại Việt Nam có một Viện chuyên ngành
nghiên cứu tình trạng sinh lý, bệnh lý của phụ nữ, của các bà mẹ và trẻ sơ sinh,
hướng tới mục tiêu “Bảo vệ tốt sức khoẻ phụ nữ, các bà mẹ và trẻ sơ sinh, góp
phần vào việc giải phóng phụ nữ, phát triển sản xuất, bảo vệ thế hệ tương lai
của Tổ quốc”.
Năm 2003, nhu cầu được chăm sóc sức khỏe sinh sản, khám bệnh, chữa bệnh
của nhân dân ngày một lớn, đòi hỏi sự chuyển đổi về tính chất, quy mô của
Viện, ngày 18/6/2003 Bộ trưởng Bộ Y tế đó ký Quyết định 2212/QĐ-BYT đổi
tên Viện Bảo vệ Bà mẹ và Trẻ sơ sinh thành bệnh viện Phụ - Sản Trung ương
trực thuộc Bộ Y tế, tiếp tục thực hiện những chức năng, nhiệm vụ trước đây của
Viện Bảo vệ Bà mẹ và Trẻ sơ sinh với những đòi hỏi cao hơn đảm bảo hoàn
thành nhiệm vụ khám, chữa bệnh trong tình hình mới.
II.
Hoạt động
Theo quyết định số 88/CP ngày 14/5/1966 của Thủ tướng Chính phủ về việc
thành lập Viện bảo vệ Bà mẹ và Trẻ sơ sinh; quyết định số 2212/QĐ – BYT
ngày 18/6/2003 về việc đổi tên Viện Bảo vệ Bà mẹ và Trẻ sơ sinh thành Bệnh
viện Phụ sản Trung ương và quyết định số 687/QĐ-BYT ngày 18/3/2005 của
Bộ Trưởng Bộ Y tế về việc ban hành Điều lệ và hoạt động của Bệnh viện Phụ
sản Trung ương,
III. Chức năng và nhiệm vụ.
1. Chức năng.
Khám, cấp cứu, điều trị, phòng bệnh về chuyên ngành phụ sản cho người bệnh
tuyến cao nhất; nghiên cứu khoa học; đào tạo cán bộ chuyên ngành phụ sản; chỉ
đạo tuyến và hợp tác quốc tế.
2. Nhiệm vụ.
a. Khám, cấp cứu, điều trị chuyên khoa phụ sản cho người bệnh ở tuyến cao
nhất.
- Tiếp nhận khám, cấp cứu, điều trị cho mọi trường hợp người bệnh (kể cả
người nước ngoài) của chuyên khoa phụ sản, sơ sinh, điều hoà sinh sản vượt
quá khả năng điều trị của tuyến dưới.
- Tham gia giám định y khoa, giám định pháp y khi có yêu cầu và tổ chức tư
vấn, truyền thông giáo dục sức khoẻ sinh sản.
b. Nghiên cứu khoa học.
- Nghiên cứu cơ bản về sức khoẻ sinh sản và mô hình bệnh tật của phụ nữ lứa
tuổi sinh đẻ và trẻ sơ sinh; chủ động đề xuất phương hướng, chiến lược
chăm sóc sức khoẻ sinh sản và các giải pháp thực hiện cho Bộ Y tế về
chuyên ngành phụ sản.
- Nghiên cứu, ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật trong chẩn đoán,
điều trị, phòng bệnh cho phụ nữ ở lứa tuổi sinh đẻ và trẻ sơ sinh ngay sau đẻ.
- Nghiên cứu nội dung giáo dục về sức khoẻ cho phụ nữ (nhất là trong lĩnh
vực sinh sản) và phối hợp với các chuyên ngành khác trong việc triển khai
nghiên cứu các đề tài khoa học có lien quan.
c. Đào tạo các bộ chuyên ngành Phụ sản.
- Bệnh viện là cơ sở thực hành để đào tạo nhân lực y tế chuyên ngành Phụ
sản, sơ sinh, điều hoà sinh sản ở bậc trung học, cao đẳng, đại học và sau đại
học.
- Tham gia giảng dạy, đào tạo trung học y tế, đại học và sau đại học ở trong
nước và nước ngoài.
- Tổ chức các lớp đào tạo lại và cập nhật kiến thức sản phụ khoa cho cán bộ
Bệnh viện và cán bộ tuyến dưới.
- Phối hợp với các cơ sở đạo tạo biên soạn, in ấn, phát hành các tài liệu theo
chương trình đào tạo của Bệnh viện.
d. Chỉ đạo tuyến dưới về chuyên môn kỹ thuật.
- Tham mưu cho Bộ Y tế trong việc chỉ đạo mạng lưới chuyên môn, kỹ thuật
về chuyên ngành phụ sản trong phạm vi toàn quốc và trong xây dựng phác
đồ điều trị các bệnh thường gặp ở phụ nữ và trẻ sơ sinh sớm.
- Đề xuất và tham mưu cho Bộ Y tế trong việc xây dựng, cung cố, nâng cao
chất lượng hệ thống chăm sóc sức khoẻ sinh sản trong cả nước.
- Tham mưu chỉ đạo việc thực hiện các chương trình y tế Quốc gia; theo dõi,
giám sát các hoạt động của mạng lưới sức khoẻ sinh sản và giúp đỡ tuyến
dưới nâng cao chất lượng trong cấp cứu, chẩn đoán và điều trị các bệnh
chuyên khoa thường gặp ở địa phương.
e. Phòng bệnh
- Tư vấn cho người bệnh và người nhà bệnh nhân cách phòng tránh những
bệnh phụ khoa thong thường, viêm nhiễm lây truyền qua đường tình dục,
các bệnh lý thường gặp trong khi mang thai và sau khi sinh, phòng lây chéo
trong bệnh viện.
- Tham gia chỉ đạo công tác phòng chống dịch bệnh (đặc biệt các bệnh lý lien
quan tới phụ nữ ở lứa tuổi sinh đẻ và trẻ sơ sinh sớm); xây dựng nội dung,
hình thức và tổ chức giáo dục tuyên truyền về bảo vệ sức khoẻ sinh sản qua
các phương tiện thông tin đại chúng cùng các kênh thông tin khác.
f. Quản lý bệnh viện.
- Quản lý và sử dụng có hiệu quả, đúng hiệu quả, đúng quy định pháp luật các
nguồn lực về nhân lực, tài chính, cơ sở vật chất và các trang thiết bị y tế của
Bệnh viện.
g. Hợp tác Quốc tế.
- Tích cực, chủ động khai thác nguồn viện trợ, đầu tư và thiết lập môia quan
hệ hợp tác về khám chữa bệnh, nghiên cứu khao học, đào tạo cán bộ, cung
cấp trang thiết bị và xây dựng cơ bản với các nước, các tổ chức quốc tế để
xây dựng Bệnh viện ngày càng phát triển.
- Tổ chức và quản lý các hội nghị, hội thảo, lớp học quốc tế về lĩnh vực thuộc
phạm vi Bệnh viện quản lý theo quy định; xây dựng kế hoạch đoàn ra, đoàn
vào theo chương trình hợp tác quốc tế với Bệnh viện; cử cán bộ đi học tập,
nghiên cứu, công tác ở nước ngoài và nhận chuyên gia, giảng viên là người
nước ngoài đến nghiên cứu, trao đổi kinh nghiệm, học tập tại Bệnh viện.
IV.
Tầm nhìn,sứ mệnh và giá trị cốt lõi
1. Tầm nhìn (Vision):
Bằng sự nỗ lực,khả năng của mình tập, các bác sĩ, cán bộ, công nhân viên bệnh
viện Phụ - Sản Trung ương sẽ tiếp tục phát huy những thế mạnh của bệnh viện,
đoàn kết dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, Ban Giám đốc và các đoàn thể hoàn thành
xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao, tiếp tục xây dựng bệnh viện Phụ - Sản Trung
ương có cơ sở vật chất hiện đại, có đội ngũ bác sĩ, cán bộ chuyên môn và quản lí
đạt trình độ cao đi đầu về lĩnh vực phụ khoa trong khu vực và ngang tầm quốc tế.
2. Sứ mệnh (Mission):
Bệnh viện phụ sản Trung Ương là bệnh viện hàng đầu, lâu đời nhất Viêt Nam về
chuyên ngành nghiên cứu tình trạng sinh lí, bệnh lí của phụ nữ, các bà mẹ và trẻ sơ
sinh, , hướng tới mục tiêu “Bảo vệ tốt sức khoẻ phụ nữ, các bà mẹ và trẻ sơ sinh,
góp phần vào việc giải phóng phụ nữ, phát triển sản xuất, bảo vệ thế hệ tương lai
của Tổ quốc”, luôn nỗ lực vươn tới đỉnh cao trong đào tạo nguồn nhân lực, khoa
học - công nghệ, là nơi tập trung các bác sĩ có trình độ chuyên môn, tay nghề cao
trong lĩnh vực phụ sản.
3. Giá trị cốt lõi (Core values):
- Con người: Là tài sản, sức mạnh và là giá trị đầu tiên mà bệnh viện luôn hướng
tới. Mỗi cá nhân làm việc trong bệnh viện đều có cơ hội phát huy khả năng và
làm giàu thêm kinh nghiệm cho bản thân.Sự phát triển về nhân cách, y đức,
năng lực của mỗi người là thước đo cho sự phát triển của bệnh viện phụ sản
Trung ương.
- Y đức: Là sức mạnh của thành công, là giá trị vô hình và lầ nền tảng cho sự phát
triển của bệnh viện. Một bệnh viện Phụ sản vững mạnh là kết quả của tinh thần
trách nhiệm, là lòng nhiệt huyết, yêu nghề của các y bác sĩ, cán bộ, nhân viên,
là sự hi sinh cống hiến, tận tụy phục vụ, hết lòng yêu thương, chăm sóc người
bệnh, với phương châm: “ lương y như từ mẫu”
- Chuyên nghiệp: Thể hiện bằng kiến thức, kĩ năng nghề nghiệp và thái độ giao
tiếp ứng xử trong khi làm việc; phát huy tư duy phán đoán, chẩn đoán bệnh
tình, tình trạng sức khỏe của người bệnh.
- Sáng tạo: Là đòn bẩy phát triển, nhằm tạo ra các giá trị khác biệt và bản sắc
riêng trong mỗi dịch vụ khám, chữa bệnh; dám nghĩ, dám làm để tìm ra những
phương pháp chữa bệnh mới hiệu quả hơn.
- Học hỏi suốt đời: Nghề y là nghề liên quan đến tính mạng con người nên bác sĩ,
y tá,cán bộ y tế cầ phải thường xuyên học tập, nâng cao trình độ, cập nhật kiến
thức, kĩ năng, nghiên cứu khoa học, ứng dụng khoa học kĩ thuật trong việc
chăm sóc, bảo vệ nâng cao sức khỏe của bệnh nhân.
- Dịch vụ chu đáo: Luôn lấy người bệnh và người nhà làm trung tâm, với thái độ
trung thực, nhanh chóng, chính xác, an toàn, tận tâm, nhiệt tình, chu đáo, tin
cậy, kiên nhẫn, cảm thông và thấu hiểu bệnh nhân.
- Hợp tác, phát triển: Hợp tác nghiên cứu với các cơ sở trong và ngoài nước đảm
bảo chất lượng, hài hòa lợi ích, cùng nhau phát triển theo kịp sự tiến bộ của
khoa học công nghệ trong lĩnh vực y tế.
CHƯƠNG 2 : PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI.
I.
Môi trường vĩ mô.
1. Môi trường kinh tế:
Trong giai đoạn 1986 – nay, kinh tế vĩ mô phát triển tương đối ổn định
tạo điều kiện thuận lợi cho Bệnh viện phát triển và mở rộng hoạt động của
mình như:
- Đời sống của người dân không ngừng được cải thiện, thu nhập người
dân ngày càng tăng cao thì nhu cầu được chăm sóc sức khỏe sinh sản, khám
bệnh, chữa bệnh của nhân dân ngày một lớn, và đây là cơ hội tốt để bệnh viện
triển khai mở rộng chuyển đổi cả về tính chất và quy mô.
- Nguồn thu hình thành ngân sách quốc gia tăng, chi ngân sách tăng,
trong đó chi cho y tế cũng tăng. Thực hiện chủ trương xã hội hóa, các bệnh
viện có áp dụng những cơ chế tạo thu đã bổ sung đáng kể cho ngân sách y tế
tương đương 40% so với kinh phí do nhà nước cấp viện trợ đáp ứng khoảng
10% ngân sách y tế. Trong nội dung chi của ngân sách y tế toàn ngành đảm
bảo một cơ cấu khoảng 30-35% cho tuyến y tế trung ương. Trong giai đoạn
hiện nay việc phân bổ nguồn kinh phí còn tùy thuộc các yếu tố kinh tế xã hội
khách quan.Ngân sách y tế sẽ ảnh hưởng dến ngân sách bệnh viện. Bệnh viện
phụ sản trung ương là bệnh viện trung ương trực thuộc Bộ y tế, do đó bệnh
viện chỉ được cấp một phần nhỏ kinh phí, phần còn lại bệnh viện tự thu từ
việc khám chữa bệnh để trang trải các khoản chi tiêu.
-
Về y tế hiện nay 100% các xã, phường đều có bác sĩ tại các trạm y tế,
phòng khám đa khoa khu vực. Bên cạnh đó là hệ thống các bệnh viện, cơ sở y
tế tư nhân cũng được khuyến khích đầu tư và phát triển manh mẽ như Bệnh
viện Phụ sản Hạnh Phúc, Bệnh viện Columbia Asia... góp phần đa dạng hóa
dịch vụ chăm sóc y tế sức khỏe sinh sản cho người dân. Điều này mang lại
nhiều thách thức cho bệnh viện phụ sản Trung ương.
2. Môi trường chính trị:
Chính trị nước ta hiện nay được đánh giá rất cao về sự ổn định đảm bảo cho sự
hoạt động của được ổn định, Đảng và nhà nước đã có quan tâm nhiều đến lĩnh vực
y tế. Hiện nay nhà nước có những nghị định, thông tưm quy định cho đơn vị sự
nghiệp y tế có thu. Ban chấp hành Trung ương đã có các nghị quyết như nghị quyết
5 nêu lên 5 quan điểm chỉ đạo về y tế(nhân đạo, công bằng, toàn diện, xã hội hóa,
cán bộ y tế), nghị quyết lần thứ X đã đưa ra quan điểm về hệ thống y tế công bằng
và hiệu quả. Các chính sách quan tâm tới bệnh viện phụ sản trung ương như các
phụ cấp ưu đãi, hỗ trợ vốn vay kích cầu cho dự án được duyệt, hỗ trợ kinh phí,….
Luật pháp Việt nam hiện nay có chiều hướng được cải thiện.Nó tác động rất lớn
đến tất cả các tổ chức nhờ khung pháp lý của luật pháp duới sự quản lý của nhà
nước và các thanh tra.Tất cả các bệnh viện đều hoạt động thuận lợi bởi khung pháp
lí khá chặt chẽ.Đặc biệt liên quan đến sức khỏe người dân, phụ nữ và trẻ em nên nó
càng được siết chặt.
3. Môi trường văn hóa-xã hội.
Cùng với sự phát triển của xã hội, trình độ dân trí của Việt Nam ngày một được
nâng cao hơn. Điều này sẽ tạo điều kiện cho Bệnh viện có đội ngũ giáo sư, y bác sĩ
được đào tạo cơ bản ở trong nước và được học tập nâng cao tay nghề ở các nước
tiên tiến có ngành sản phụ khoa và chăm sóc sức khỏe sinh sản phát triển (Châu
Âu, Mỹ ...) có tay nghề cao, được rèn luyện trong thực tế, tâm huyết với nghề
nghiệp. Với vai trò là bệnh viện phụ sản của cả nước, bệnh viện phụ sản trung
ương sẽ đào tạo đội ngũ bác sỹ chuyên môn cao đáp ứng yêu cầu ngày càng khắt
khe của người dân.
Về sắc thái văn hoá, nó vừa chịu ảnh hưởng của truyền thống lại vừa chịu
ảnh hưởng của môi trường, lãnh thổ, khu vực và theo thời gian. Ngày nay, tỷ lệ
phụ nữ mang thai sớm đã tăng lên nhanh chóng và do đó nhu cầu về khám phụ
khoa, tư vấn, chăm sóc sức khỏe sinh sản ngày càng nhiều. Người dân đã quan tâm
đến sức khỏe nhiều hơn, tìm hiểu và lựa chọn những cơ sở y tế tốt cho việc chăm
sóc kiểm tra sức khỏe.
Dân số ngày một tăng, mạng lưới y tế tuy phát triển nhưng chưa phù hợp, một số
vùng đặc biệt là miền núi, vùng sâu và dân nhập cư vào thành phố đông. Các đối
tượng này thường có thu nhập thấp khi đến bệnh viện thành phố, trung ương, nhất
là trng tường hợp cấp cứu và cũng làm ảnh hưởng đến kinh phí điều trị của bệnh
viện.
4. Môi trường tự nhiên - công nghệ:
Ngày nay, yếu tố công nghệ có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự phát triển
của mỗi quốc gia, mỗi tổ chức. Nó đòi hỏi tổ chức cần phải đảm bảo nhiều yếu tố
khác như: trình độ lao động phải phù hợp, đủ năng lực tài chính, chính sách phát
triển, sự điều hành quản lý ...Với bệnh viện phụ sản Trung ương, hệ thống trang
thiết bị phục vụ khám bệnh, chữa bệnh của bệnh viện được đầu tư theo hướng hiện
đại, chuyên sâu. Các khoa, phòng, trung tâm của bệnh viện được trang bị đầy đủ
các hệ thống máy xét nghiệm sinh hoá; huyết học; miễn dịch ... trong đó có nhiều
hệ thống xét nghiệm mới được các quốc gia có nền y học tiên tiến trên thế giới đưa
vào sử dụng như hệ thống Autodelfia (xét nghiệm sàng lọc trước sinh và sơ sinh);
hệ thống Tendem Mass (sàng lọc các bệnh rối loạn chuyển hoá); hệ thống
Sequensing (xét nghiệm QF-PCR) đã giúp các bác sỹ của bệnh viện chẩn đoán, xử
trí chính xác các trường hợp mà các bệnh viện khác khó có thể thực hiện. Tuy
nhiên đây cũng là khó khăn về kinh phí chăm sóc, chữa bệnh, thuốc thang cho
người dân khi công nghệ hiện đại tiên tiến nên chi phí lại khá đắt so với các bệnh
viện khác.
Yếu tố tự nhiên bao gồm: vị trí địa lý, khí hậu, thời tiết... Yếu tố này ảnh
hưởng đến nhu cầu chăm sóc sức khỏe sinh sản của các bà mẹ, sự đầu tư vào cơ sở
hạ tầng, máy móc thiết bị của bệnh viện.
II. MÔI TRƯỜNG VI MÔ (MÔ HÌNH 5 ÁP LỰC CẠNH TRANH
CỦA PORTER)
1. Đối thủ cạnh tranh hiện tại
Chất lượng cuộc sống được nâng cao, con người ngày càng quan tâm nhiều hơn
đến việc chăm sóc sức khỏe cho chính mình và những người thân, trong đó, sức
khỏe sinh sản là một trong những khía cạnh nhận được sự quan tâm của đông đảo
các tầng lớp nhân dân. Để đáp ứng nhu cầu theo dõi tình trang sinh lý, bệnh lý,
điều trị bệnh lý, nhu cầu tìm hiểu thông tin về sức khỏe sinh sản (SKSS) và kế
hoạch hóa gia đình (KHHGD) hàng loạt các đơn vị, các trung tâm chăm sóc SKSS,
bà mẹ và trẻ em đã và đang ra đời, tồn tại và phát triển ngày một lớn mạnh.
Ngoài Bệnh viện Phụ sản TW, hiện nay, trên địa bàn Hà Nội nói chung và trên
phạm vi cả nước nói riêng có rất nhiều đơn vị công và tư nhân, các trung tâm thực
hiện nhiệm vụ chăm sóc SKSS, chăm sóc bà mẹ, trẻ em, phải kể đến như là: Bệnh
viện Phụ Sản Hà Nội, Bệnh viện phụ sản Hạnh phúc, Bệnh viện phụ sản Quốc tế,
Bệnh viện Từ Dũ, các trung tâm như Marie Stopes International Vietnam, và các
trung tâm khác.
* Bệnh viện Phụ sản Hà Nội:
Bệnh viện Phụ sản Hà nội là bệnh viện loại 1, tuyến đầu về chăm sóc sức khỏe sinh
sản cho khu vực Hà nội, với 600 giường bệnh, 03 tiến sĩ, 28 thạc sĩ, 114 bác sĩ, và
314 nữ hộ sinh, điều dưỡng. Bệnh viện Phụ sản Hà Nội là một trong những bệnh
viện đi đầu về khoa học công nghệ bệnh viện sản khoa.Là bệnh viện có hệ thống
thiết bị y tế đầy đủ và hiện đại. Bệnh viện có nhiều đề tài nghiên cứu khoa học, các
kỹ thuật hỗ trợ sinh sản tiên tiến: thụ tinh trong ống nghiệm, IUD, IVF, ICSI… Đội
ngũ cán bộ công nhân viên có trình độ cao. Số lượng bệnh nhân đến khám thai,
sinh con, điều trị sản khoa ở bệnh viện ngày càng tăng.
Quan hệ quốc tế đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ.Mỗi năm, khoảng 10 nghiên
cứu được hỗ trợ và thực hiện từ nguồn ngân sách của bệnh viện. Bên cạnh đó, các
chương trình nghiên cứu và can thiệp cộng đồng của bệnh viện phụ sản Hà nội có
liên kết với các tổ chức khác và các đơn vị ngoài nước như Tổ chức Y tế thế giới,
Global Fund, Family Health International, Ipas, UNFPA, hay Pathfinder tiếp tục
được triển khai. Các chương trình đào tạo trong bệnh viện và đào tạo cho các cơ sở
khác về làm mẹ an toàn hay phá thai an toàn được thực hiện thường xuyên.
* Bệnh viện Phụ sản Từ Dũ:
Được sự phân công của Bộ Y tế, bệnh viện chịu trách nhiệm là đơn vị hỗ trơ
chuyên môn, chỉ đạo tuyến cho 32 tỉnh, thành khu vực phía Nam (từ Đà Nẵng đến
Cà Mau).Bệnh viện đang từng bước phát triển trở thành trung tâm chuyên sau về
sản phụ sơ sinh của cả nước.
Nhằm đáp ứng nhu cầu phục vụ nhân dân, hiện nay Bệnh viện Từ Dũ đã nâng tổng
số giường bệnh lên 1.000 giường. Hiện nay, bệnh viện gồm 7 phòng chức năng, 16
khoa lâm sàng và 6 khoa cận lâm sàng. Về đội ngũ cán bộ y bác sĩ, tính đến năm
2007, tổng số cán bộ công nhân viên chức của bệnh viện là 1.746 người. Trong đó
có 04 TS. BS, 25 ThS.BS, 16 bác sĩ CK II, 77 bác sĩ CK I,2 thạc sĩ dược sĩ,5 dược
sĩ CK I, 121 bác sĩ … Trong công tác khám chữa bệnh, bệnh viện luôn là đơn vị
đạt và vượt chỉ tiêu chuyên môn được giao. Đặc biệt, năm 1998, bệnh viện đã thực
hiện phẫu thuật thành công ca tách đôi song sinh Việt Đức gây tiếng vang và là
bước đột phá trên lĩnh vực y tế. Đưa tên tuổi bệnh viện lan rộng không chỉ trong
phạm vi cả nước mà còn trên thế giới. Bên cạnh công tác khám chữa bệnh, Bệnh
viện Từ Dũ còn là cơ sở thực hành của các trường Đại học Y, Dược, TP.HCM,
Trung tâm Đào tạo cán bộ y tế… Đồng thời, đội ngũ tập thể cán bộ y tế của Bệnh
viện Từ Dũ luôn nỗ lực học tập và nghiên cứu. Bệnh viện đã thự hiện hàng loạt các
đề tài khoa học từ cấp Nhà nước, Bộ đến cơ sở như: Nghiên cứu Chất độc màu da
cam trên cơ thể con người, viêm gan siêu vi B, quản lý bà mẹ và trẻ sơ sinh toàn
thành phố v.v…
Bệnh viện Từ Dũ cũng là nơi đầu tiên triển khai thành công các thành tựu mới
trong lĩnh vực y khoa như: Triển khai siêu âm trong sản phụ khoa, mổ nội soi phụ
khoa (năm 1990), thành lập khoa phục hồi chức năng trẻ sơ sinh (năm 1996), triển
khai thành công phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm (năm 1997), nuôi sống trẻ
sơ sinh cực non bằng phương pháp Kangaroo, di truyền, v.v…
Trên lĩnh vực quan hệ quốc tế: Nhằm nâng cao trình độ chuyên môn và tiếp tthu
các kỹ thuật tiên tiến trong lĩnh vực y học, Bệnh viện Từ Dũ đã đặt mối quan hệ
với nhiều tổ chức quốc tế
Bệnh viện Phụ Sản Từ Dũ vừa là một đối thủ cạnh tranh lớn, vừa là đơn vị hợp tác
quan trọng của Bệnh viện Phụ sản TW.
* Trung tâm Marie Stopes International Việt Nam:
Bắt đầu đến Việt Nam vào năm 1989, MSIVN là một trong những tổ chức phi
chính phủ quốc tế đầu tiên hoạt động trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe sinh sản
(SKSS) và kế hoạch hóa gia đình (KHHGĐ) tại Việt Nam.Đến nay, MSIVN được
biết đến như một tổ chức đứng đầu về cung cấp dịch vụ chăm sóc SKSS và
KHHGĐ chất lượng cao cho phụ nữ và nam giới trong độ tuổi sinh sản. MSIVN
thực hiện các chương trình nâng cao nhận thức, hiểu biết và mang lại sự lựa chọn
về SKSS cho cộng đồng, đồng thời tạo điều kiện cho khách hàng tiếp cận
thông tin và dịch vụ chất lượng cao với mức chi phí hợp lý.
MSIVN đặc biệt chú trọng đến các vấn đề về quản lý, hỗ trợ kỹ thuật và bền vững
tài chính cho các chương trình chăm sóc SKSS thực hiện tại Việt Nam.
Phát triển các kỹ năng, năng lực chuyên môn và năng lực quản lý chương trình của
đội ngũ cán bộ và các đối tác hợp tác là một trong những ưu tiên để góp phần phát
triển bền vững chương trình. Hiện nay, MSIVN có hơn 120 thành viên bao gồm
đội ngũ các y bác sĩ và nhân viên hỗ trợ được đào tạo tốt, tận tâm và luôn coi trọng
nhu cầu khách hàng.
Ngoài các bệnh viện, các trung tâm chuyên ngành phụ sản, các khoa sản ở các
bệnh viện đa khoa lớn trên cả nước như Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Việt Đức,
Bệnh viện Chợ Rẫy,… cũng là những đối thủ cạnh tranh của Bệnh viện Phụ Sản
TW.
2. Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn.
Bên cạnh các đơn vị công, sự ra đời của ngày càng nhiều các phòng khám tư nhân
về Sản phụ khoa, các trung tâm tư vấn SKSS thời gian gần đây cũng đáp ứng một
phần nhu cầu khám chữa bệnh phụ khoa, cũng như nhu cầu tìm hiểu kiến thức về
SKSS. Trong số các phòng khám tư nhân này, có rất nhiều phòng khám có uy tín,
có giấy phép kinh doanh , giấy phép hành nghề đầy đủ. Ngoài việc cùng phối hợp
giải quyết khám và điều trị bệnh nhân mà các bệnh viện khác đang quá tải, họ đã
tạo ra một sức mạnh cạnh tranh về giá cả, nhân lực, cơ sở trang thiết bị,… và họ
cũng quan tâm đến quảng cáo. Thế mạnh của họ là cung cách phục vụ tận tình chu
đáo hơn, tập rung nhiều bác sỹ giỏi nổi tiếng từ các bệnh viện công đến làm việc.
Điểm yếu là chưa thực hiện tốt các công nghệ kỹ thuật cao, chưa có đầy đủ các
phương tiện thiết bị hiện đại do đó không chẩn đoán và giải quyết được các trường
hợp nguy hiểm. Tương lai sẽ có đột phá công ngệ kết hợp với máy móc hiện đại
với chuyên môn sâu sẽ tiềm ẩn cạnh tranh với bệnh viện phụ sản Trung ương.
Bên cạnh các phòng khám, trung tâm tư vấn uy tín là vô vàn các phòng khám phụ
khoa trôi nổi.Các phòng khám này hoạt động không hợp pháp, vì vậy chất lượng
khám chữa bệnh không được kiểm chứng.Các phòng khám này phục vụ nhu cầu
khám, chữa bệnh cho một bộ phận khách hàng đặc biệt, thiếu hiểu biết về sức khỏe
sinh sản. Đây không phải là đối thủ cạnh tranh của Bệnh viện Phụ sản TW
3. Khách hàng.
Đối với các bệnh viện công thường có 2 loại người khám bệnh là khám bệnh
BHYT và khám bệnh dịch vụ. Khám bệnh dịch vụ trong hầu hết các bệnh viện là
đối tượng nộp viện phí 100% với giá đôi khi phải theo quy định của từng bệnh
viện. Số này ít nhưng số thu viện phí đạt tỉ lệ cao. Tuy ngành phụ sản ở nước ta hội
tụ rất nhiều bệnh viện, trung tâm tư nhân, địa phương nhưng người ta vẫn thấy sự
khác biệt ở bệnh viện phụ sản Trung ương. Đó là:
- Bệnh viện có đội ngũ y bác sỹ chuyên nghiệp với trình độ chuyên môn cao.
- Bệnh viện được mọi người biết đến nhiều nhất vì đây là bệnh viện trực
thuộc Bộ Y tế, có các chế độ điều trị và phục vụ phù hợp cho từng đối
tượng.
- Bệnh viện có trang thiết bị, áp dụng công nghệ hiện đại, tiên tiến nhất nước
ta.
4. Nhà cung cấp
- Nguồn tài chính: Bệnh viện phụ sản Trung ương là bệnh viện của Nhà nước
trực thuộc Bộ Y tế. Do đó nguồn tài chính để chi cho hoạt động của bệnh viện
một phần là ngân sách nhà nước, nhưng đó cũng chỉ là một phần nhỏ trong
khoản chi của bệnh viện, phần còn lại là từ bệnh viện thu tiền khám chữa bệnh.
Tuy nhiên trong những khoảng thời gian nhất định, bệnh viện được hỗ trợ vốn
ưu đãi từ các nhà đầu tư hay địa phương.Về vốn v iện trợ của cấp trên thường
bằng các máy móc, nguyên vật liệu và giá cả được ấn định sẵn làm cho đơn vị
bị tăng giá trị hàng hóa nhận được khá cao so với thực tế.
- Nhà cung cấp vật tư, máy móc, trang thiết bị: Hiện nay cơ chế thị trường nên
nước ta có nhiều nhà cung cấp có năng lực cao. Về thuốc men, các bệnh viện
vẫn đang gặp khó khăn khi xét giá của một số mặt hàng thuốc đang hiếm và
cung cấp độc quyền. Một số nhà cung cấp máy móc thiết bị y tế nhập khẩu bán
rất đắt so với giá nhập khẩu mà chưa có quy định khống chế giá bán nên các
đơn vị phải mua với giá khá đắt.
Bên cạnh nguồn cung trang thiết bị, máy móc từ Bộ Y tế, Bệnh viện Phụ
sản Trung ương cũng nhận bàn giao trang thiết bị y tế do Ngân hàng thương
mại cổ phần Công thương Việt Nam (VietinBank) tài trợ trị giá hơn 16 tỷ đồng
nhằm nâng cao các phương tiện kỹ thuật phục vụ công tác khám chữa bệnh,
chăm sóc sức khỏe cho người dân,bàn giao tăng cường trang thiết bị từ Nhật
Bản với tổng kinh phí gần 5 triệu USD, và một số đơn vị tổ chức khác.
- Nguồn lao động: Đội ngũ giáo sư, bác sĩ được đào tạo cơ bản ở trong nước
và được học tập nâng cao tay nghề ở các nước tiên tiến có ngành sản phụ khoa
và chăm sóc sức khỏe sinh sản phát triển (Châu Âu, Mỹ ...) có trình độ cao,
được rèn luyện trong thực tế.
5. Sản phẩm thay thế
- Hiện nay các bệnh viện phụ sản đều yêu cầu các bác sỹ phải theo phác đồ
điều trị chung, có như vậy mới có thể kiểm soát được chi phí tuy nhiên mỗi cơ
thể người bệnh, đặc biệt là phụ nữ mang thai thường không giống nhau và do
đó việc điều trị nhiều khi cũng không giống nhau. Bệnh viện phụ sản Trung
ương có thực hiện một số kỹ thuật công nghệ cao song chi phí cũng khá cao và
BHYT thanh toán theo quy định nhưng việc thanh toán chưa chắc chắn và quá
chậm.
- Ngành phụ sản ngày càng rộng mở cả về quy mô lẫn nhu cầu và người dân
thì có xu hướng tham khảo giá trước khi vào viện
MA TRẬN ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐ BÊN NGOÀI
STT
1.
2.
3.
Các yếu tố bên ngoài
Chính trị ổn định, chính phủ quan tâm
Mức
Phản
Số
Tính Xếp
độ
ứng
điểm
chất loại
quan của
quan
xếp
trọng BV
trọng loại
0,1
đến y tế(=>BV được đặc biệt quan tâm)
Thiết bị y tế hiện đại(=>BV quan tâm)
0,08
Thu nhập của người dân tăng, dân trí 0,07
cao(=>BV có khoa điều trị theo yêu
4
0,4
+
1
4
4
0,32
0,28
+
+
2
3
4.
cầu)
Nguồn dược liệu phong phú(=>BV có
xét thầu nhưng chưa chọn được thuốc 0,06
3
0,18
+
4
0,05
3
0,15
+
5
0,05
3
0,15
+
6
0,05
nghiệp(=>BV được lợi ít)
Cạnh tranh y tế(=>BV chưa quan tâm)
0,05
Giá cả tăng, tỷ giá hối đoái tăng(=>BV
0,07
chưa thể tăng giá để bù)
Giá khám chữa bệnh, giường chưa phù
2
0,1
+
7
1
0,05
-
1
1
0,07
-
2
hợp(=>BV có quan tâm nhưng chưa
0,1
1
0,1
-
3
0,1
2
0,2
-
4
chưa phù hợp(=>BV còn phụ thuộc số 0,08
2
0,16
-
5
0,06
3
0,18
-
6
0.08
4
0,24
-
7
5.
giá rẻ, tốt)
Y học tiến bộ(=>BV ứng dựng kĩ thuật
6.
cao)
Cơ sở y tế công lập được tin
7.
tưởng(=>BV được bệnh nhân tin tưởng)
Có sự cạnh tranh giữa các doanh
8.
9.
10.
11.
sâu)
Ngân sách y tế thiếu(=>BV thiếu kinh
12.
phí)
Chính sách thanh toán BHYT cho BV
13.
sư BHYT)
Nhu cầu y tế thông thường tăng(=>BV
14.
hết sức cố gắng làm tốt nhưng quá tải)
Phân tuyến khám chữa bệnh BHYT
chưa tốt => BV cố gắng làm tốt chuyên
môn nhưng quá tải)
Tổng cộng
1
2,58
Theo bảng trên ta thấy tổng số điẻm quan trọng là 2,58 chứng tỏ các chiến lược mà
bệnh viện đang triển khai phản ứng với biến động mang tính cơ hội cũng như
nguy cơ của môi trường hiện tại chỉ ở mức trung bình.
CHƯƠNG 3 :PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG NỘI BỘ.
I.
Nghiên cứu nội lực của bệnh viện.
1. Nguồn lực.
Nhân sự bệnh viện tăng lên hàng năm.Bệnh viện hiện có 1 giám đốc và 5 phó
giám đốc.Ban giám đốc của bênh viện đều là những người có học vị cao và đã
gắn bó với bệnh viện nhiều năm, vì vậy mà họ luôn quan tâm đến bệnh viện về
sự tồn tại và phát triển, họ luôn cố gắng để nâng cao đời sống thu nhập của cán
bộ nhân viên, và đóng góp hỗ trợ cho xã hội, họ rất bận rộn trong chuyên môn
và vì thế chưa có đủ thời gian để đi sâu vào những thay đổi của thị trường có
ảnh hưởng đến việc quản lí kinh tế của bệnh viện, cũng như họ chưa đề cao viêc
tính toán tiền nong trong điều trị. Lãnh đạo các khoa phòng là những người có
nhiều kinh nghiệm trong công việc tuy nhiên cũng không tránh khỏi một số
trưởng phó khoa chưa quen với viêc quản lý và điều hành.
Đa số các bác sĩ và điều dưỡng có tay nghề cao, có một đội ngũ y bác sĩ thực
hiện được các ca kĩ thuật cao mới. Kinh nghiệm về kỹ thuật mới và điều trị sản
nhi đứng đầu cả nước.
Hằng năm, bệnh viện có thể tuyển dụng biên chế và đánh giá cán bộ nhân viên
theo đúng quy định.Chế độ tiền lương, tiền thưởng được trả đúng mức, đúng
hạn.
2. Quản trị.
Bệnh viện hiện có lợi thế về máy móc hiện đại.Những năm gần đây bệnh viện
được nhà nước quan tâm và cấp thêm cho kinh phí đầu tư cho việc mua sắm
thiết bị mới, xứng với một bệnh viện cấp trung ương.Bệnh viện đã cải tạo, sửa
chữa các khoa, kê thêm giường điều trị để đáp ứng kịp thời số bệnh nhân ngày
càng gia tăng.
-
Công tác an toàn bảo hộ lao động, phòng tránh cháy nổ thực hiện tốt.Căng
teen, bếp ăn của bệnh viện hoạt động lâu đời nhưng chưa để xảy ra tình trạng
ngộ độc thức ăn nào, ngày càng được chú ý chế độ ăn bệnh lí, tuy nhiên tiền ăn
thu được từ bệnh nhân chưa đủ bù bắp chi phí bỏ ra.
- Về quản lí thuốc bệnh viện có một hội đồng thuốc có nhiệm vụ xây dựng kế
hoạch, tổ chức thực hiện việc mua sắm thuốc men, hóa chất, dụng cụ y, bệnh
biện có cân nhắc trong việc chọn thuốc điều trị song giá thuốc chọn được không
hẳn là rẻ nhất vì còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác.
- Việc khám điều trị của bác sĩ được kiểm tra thường xuyên hàng ngày qua
các buổi giao ban đầu giờ, Các bác sĩ được bệnh viện yêu cầu khám chữa bệnh
theo phác đồ điều trị chung.Thái độ phục vụ bệnh nhân được đánh giá cao.
- Quản lí và sử dụng có hiệu quả, đúng hiệu quả, đúng quy định pháp luật các
nguồn lực về nhân lực, tài chính, cơ sở vật chất và các trang thiết bị y tế của
bệnh viện.
- Việc sử dụng tài sản chưa được tốt, một số tài sản thuộc chương trình dự án
chưa được cấp trên phê duyệt quyết toán đã bị hư hỏng, một số tài sản mới mua
về nhập kho không đưa vào sử dụng ngay hoặc chưa được sử dụng ngay hoặc
sử dụng hết công suất.Các thiết bị sử dụng thường có linh kiện phụ tùng độc
quyền do đó việc sửa chữa phải chi phí cao,Ngoài ra bệnh biện có tiến hành đặt
máy(một dạng đi thuê tài chính) nhưng các điều khoản của hợp đồng chưa được
tính toán chặt chẽ.Những năm gần đây bệnh viện đã tiến hành thnah lí bán các
tài sản cố định đã hư hỏng, thực hiện theo đúng quy định.
- Việc sử dụng điện nước, oxy, xăng dầu cho các máy móc thiết bị cần được
quản lí chặt chẽ hơn.Ngoài ra việc cấp phát các loại văn phòng phẩm, biểu mẫu,
vật tư sửa chữa cũng chưa tiết kiệm chưa tính đến hiệu quả kinh tế.
- Bệnh viện có cơ sở vật chất khang trang, rộng rãi, tọa lạc ở tuyến phố trung
tâm, có ưu điểm trong việc giữ gìn vệ sinh sạch đẹp nội và ngoại bệnh viện,
được Ban Kiểm tra an toàn vệ sinh Bộ Y Tế và Thành phố đánh giá cao.
II.
Phân tích về hoạt động Maketting.
Vấn đề maketing trong bênh viện hầu như chưa đc quan tâm.Bệnh viện chưa có
bộ phận maketing cũng như chưa thật sự có suy nghĩ về cạnh tranh. Một phần
vì bệnh viện trực thuộc bộ Y tế, là bệnh viện tuyến trung ương, đứng đầu trong
việc khám chữa bệnh phụ sản nên hoạt động marketing của bệnh viện không
được chú trọng như các bệnh viện tư nhân.
- Tích cực, chủ động khai thác nguồn viện trợ, đầu tư và thiết lập mối quan hệ
hợp tác về khám chữa bệnh, nghiên cứu khao học, đào tạo cán bộ, cung cấp
trang thiết bị và xây dựng cơ bản với các nước, các tổ chức quốc tế để xây dựng
Bệnh viện ngày càng phát triển.
- Tổ chức và quản lý các hội nghị, hội thảo, lớp học quốc tế về lĩnh vực thuộc
phạm vi Bệnh viện quản lý theo quy định; xây dựng kế hoạch đoàn ra, đoàn vào
theo chương trình hợp tác quốc tế với Bệnh viện; cử cán bộ đi học tập, nghiên
cứu, công tác ở nước ngoài và nhận chuyên gia, giảng viên là người nước ngoài
đến nghiên cứu, trao đổi kinh nghiệm, học tập tại Bệnh viện.
III.
Phân tích về tình hình tài chính
Những năm qua bệnh viện đã chấp hành tốt chế độ tài chính kế toán của Nhà
nước, kinh phí thu chi hàng năm tăng lên nhưng phòng Tài Chính đã không để
ra sai sót, thất thoát hoặc tiêu cực.
Phòng Tài chính bệnh viện được Bộ Y Tế kiểm tra hàng năm, ngoài ra còn có
các đoàn kiểm tra của Bộ Tài Chính, Kiểm toán Nhà nước,Cục Thuế Thành phố
Hà nội đều đánh giá cao về chất lượng sổ sách tính trung thực, khớp đúng,
chính xác, đúng thời hạn, đúng qui định của Nhà Nước.
Bệnh viện có hai nguồn thu lớn là từ ngân sách Nhà nước( do Bộ Y Tế cấp) và
nguồn thu từ viện phí. Hằng năm, bệnh viện quyết toán sổ thực chi với cơ quan
BHXH thành phố Hà nội, tuy nhiên việc quy định tính quỹ khám chữa bệnh dựa
trên tổng số thẻ BHYT đăng kí là chưa phù hợp với chi phí của bệnh viện bỏ ra.
Mặc dù BHYT có tạm ứng kịp thời cho bệnh viện song viêc quyết toán của
BHXH quá chậm làm cho bệnh viện gặp khó khăn trong theo dõi kịp thời
nguồn bổ sung kinh phí và phân tích quyết toán.
IV. Đánh giá hoạt động kinh doanh.
Vì là một trong số các bệnh viện trung ương nên hàng ngày số bệnh nhân đến
khám chữa bệnh và nhập viện rất đông.Hoạt động kinh doanh từ việc khám và
điều trị bệnh,cho đến kê khai,bán thuốc men diễn ra liên tục với cường độ lớn,
tạo ra nguồn thu cho bệnh viện khá lớn.
Bệnh viện là cơ sở thực hành để đào tạo nhân lực y tế chuyên ngành Phụ sản,
sơ sinh, điều hoà sinh sản ở bậc trung học, cao đẳng, đại học và sau đại học.
- Tham gia giảng dạy, đào tạo trung học y tế, đại học và sau đại học ở trong
nước và nước ngoài.
- Tổ chức các lớp đào tạo lại và cập nhật kiến thức sản phụ khoa cho cán bộ
Bệnh viện và cán bộ tuyến dưới.
- Phối hợp với các cơ sở đạo tạo biên soạn, in ấn, phát hành các tài liệu theo
chương trình đào tạo của Bệnh viện.
V. Vị thế cạnh tranh của bệnh viện.
- Tư vấn cho người bệnh và người nhà bệnh nhân cách phòng tránh những
bệnh phụ khoa thông thường, viêm nhiễm lây truyền qua đường tình dục, các
bệnh lý thường gặp trong khi mang thai và sau khi sinh, phòng lây chéo trong
bệnh viện.
- Tham gia chỉ đạo công tác phòng chống dịch bệnh (đặc biệt các bệnh lý lien
quan tới phụ nữ ở lứa tuổi sinh đẻ và trẻ sơ sinh sớm); xây dựng nội dung, hình
thức và tổ chức giáo dục tuyên truyền về bảo vệ sức khoẻ sinh sản qua các
phương tiện thông tin đại chúng cùng các kênh thông tin khác.
- Tham mưu cho Bộ Y tế trong việc chỉ đạo mạng lưới chuyên môn, kỹ thuật
về chuyên ngành phụ sản trong phạm vi toàn quốc và trong xây dựng phác đồ
điều trị các bệnh thường gặp ở phụ nữ và trẻ sơ sinh sớm.
- Đề xuất và tham mưu cho Bộ Y tế trong việc xây dựng, cung cố, nâng cao
chất lượng hệ thống chăm sóc sức khoẻ sinh sản trong cả nước.
- Tham mưu chỉ đạo việc thực hiện các chương trình y tế Quốc gia; theo dõi,
giám sát các hoạt động của mạng lưới sức khoẻ sinh sản và giúp đỡ tuyến dưới
nâng cao chất lượng trong cấp cứu, chẩn đoán và điều trị các bệnh chuyên khoa
thường gặp ở địa phương.
VI.
Đánh giá môi trường nội bộ
Chuỗi giá trị của bệnh viện Phụ sản TW:
Các hoạt động chủ chốt
Ma trận IFE thể hiện trong bảng dưới đây được hình thành tự việc phân tích và
lựa chọn một số các yếu tố cơ bản thuộc nội bộ bệnh viện, sẽ giúp ta tóm tắt và
đánh giá mức độ của những điểm mạnh và yếu cơ bản của bệnh viện.
Bảng: MA TRẬN ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐ BÊN TRONG (IFE)