Tải bản đầy đủ (.doc) (54 trang)

THỰC TRẠNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ KHO HÀNG TẠI VIỄN THÔNG THANH HÓA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (678.48 KB, 54 trang )

Khóa luận tốt nghiệp
Khoa :Hệ thống thông tin Kinh tế
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành được chương trình Đại học cũng như việc thực hiện khóa luận
này, với sự giúp đỡ, sự hướng dẫn, động viên và góp ý nhiệt tình của quý thầy cô
trường Đại học Thương Mại.Trước hết, em xin chân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc đến
toàn thể quý thầy cô trường Đại học Thương Mại, đặc biệt là những thầy cô đã tận tình
dạy em trong 4 năm học tập vừa qua tại trường.
Em xin chân thành cám ơn Ban giám hiệu nhà trường Đại học Thương Mại đã
tạo điều kiện tốt nhất để em thực hiện được khóa luận và hoàn thành được chương
trình Đại học của mình. Em xin chân thành cám ơn đến giảng viên thầy : Nguyễn
Quang Trung đã giúp em thực hiện và hoàn thành khóa luận này.
Em cũng xin cảm ơn quý anh, chị và ban lãnh đạo doanh nghiệp Viễn thông
Thanh Hóa đã tạo điều kiện cho em thực hiện điều tra khảo sát trong quá trình thực
tập, giúp tác giả có được những kiến thức thực tế và những trải nghiệm thiết thực để từ
đó có được những dữ liệu cần thiết giúp em hoàn thành khóa luận ngày hôm nay.
Tuy đã có nhiều cố gắng hoàn thiện khóa luận bằng tất cả sự nhiệt tình và năng
lực của mình, nhưng không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được những
đóng góp quý báu của quý thầy cô. Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 29 tháng 4 năm 2015
Sinh viên
Nguyễn Thị Mĩ Linh

SVTH: Nguyễn Thị Mĩ Linh

i

MSV: 11D190081


Khóa luận tốt nghiệp


Khoa :Hệ thống thông tin Kinh tế
MỤC LỤC
1.2 Tình hình nghiên cứu của đề tài.......................................................................................................2
Nhằm mục đính giúp đưa phần mềm được đi vào sử dụng một cách phổ biến. Làm tránh việc lãng phí
tài nguyên của doanh nghiệp thì việc cần thiết nhất phải làm là hoàn thiện HTTT quản lý kho hàng bởi
dựa vào phiếu điều tra và các đánh giá phía trên nhận thấy chính vì HTTT không đồng bộ, lỗi thời,
chưa nâng cấp nên phần mềm chưa được hoàn thiện............................................................................19

TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................1
PHỤ LỤC 1. SƠ ĐỒ LUỒNG DỮ LIỆU MỨC DƯỚI ĐỈNH...............................................................2

SVTH: Nguyễn Thị Mĩ Linh

ii

MSV: 11D190081


Khóa luận tốt nghiệp
Khoa :Hệ thống thông tin Kinh tế
EDANH MỤC BẢNG BIỂU
Tên bảng, biểu đồ, hình vẽ
Bảng 1
Bảng 2
Bảng 3
Hình a
Hình b
Hình 1
Hình 2
Hình 3

Hình 3.1
Hình 3.2
Hình 3.3
Hình 3.4
Hình 3.5
Hình 3.6
Hình 3.7
Hình 3.8
Hình 3.9
Hình 3.10
Hình 3.11
Hình 3.12
Hình 3.13

Số

Tình hình sản xuất trong 3 năm từ năm 2011-2013 của VT Thanh Hóa
Hiệu quả hoạt động kinh danh của Viễn thông Thanh Hóa
Trang thiết bị phần cứng tại Viễn thông Thanh Hóa
Biểu đồ mức độ cần thiết hoàn thiện HTTT quản lý kho hàng
Biểu đồ mức cần thiết hoàn thiện CSDL quản lý kho hàng
Sơ đồ phân cấp chức năng quản lý kho hàng của doanh nghiệp hiện tại
Sơ đồ phân cấp chức năng mới
Biểu đò luồng dữ liệu mức đỉnh
Liên kết giữa NhomHang và HangHoa
Liên kết giữa NhanVien và PhongBan
Liên kết giữa NhanVien và NhomHang
Liên kết giữa NhaCC và PhieuNhap
Liên kết giữa PhieuNhap và HangHoa
Liên kết giữa NhanVien và PhieuNhap

Liên kết giữa NhanVien và PhieuXuat
Liên kết giữa KhachHang và PhieuXuat
Liên kết giữa HangHoa và PhieuXuat
Liên kết giữa NhanVien và PhieuYeuCau
Liên kết giữa KhachHang và PhieuYeuCau
Liên kết giữa HangHoa và PhieuYeuCau
Mô hình quan hệ

SVTH: Nguyễn Thị Mĩ Linh

iii

trang
13
14
15
17
18
23
24
29
29
29
29
29
20
30
30
30
30

31
31
31
36

MSV: 11D190081


Khóa luận tốt nghiệp
Khoa :Hệ thống thông tin Kinh tế
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt

Nghĩa tiếng Anh

1

BPC

2
3
4
5
6
7
8
9
10


BLD
CNTT
CSDL
ĐH
ĐHQG
DSS
ER
HT

11

MIS

12

NXB

13

OAS

Officer Assignment System

14

SCM

Supply Chain Management

15


Biểu đồ phân cấp chức năng
Biểu đồ luồng dữ liệu
Công nghệ thông tin
Cơ sở dữ liệu
Đại học
Đại học quốc gia
Decision Support System
Hệ thống hỗ trợ ra quyết định
Entity Relationship
Mô hình thực thể liên kết
Hệ thống
Management Information Hệ thống thông tin phục vụ
System

TNHH

16

TNHH TM-DV

17

VNPT

Nghĩa tiếng Việt

SVTH: Nguyễn Thị Mĩ Linh

quản lý

Nhà xuất bản
Hệ thống tự động hóa văn
phòng
Hệ thống quản lý chuỗi cung
ứng
Trách nhiệm hữu hạn
Trách nhiệm hữu hạn thương
mại và dịch vụ
Viễn thông

4

MSV: 11D190081


Khóa luận tốt nghiệp
Khoa :Hệ thống thông tin Kinh tế

SVTH: Nguyễn Thị Mĩ Linh

5

MSV: 11D190081


Khóa luận tốt nghiệp
Khoa :Hệ thống thông tin Kinh tế
PHẦN 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Công nghệ thông tin đã ăn sâu vào đời sống, vào các doanh nghiệp với một

phương thức hoạt động hoàn toàn mới mẻ, sáng tạo và nhanh chóng, tiết kiệm được
nhiều thời gian, công sức mà không mất đi sự chính xác, còn làm cho công việc được
thuận lợi và phát triển lên rất nhiều. Cũng chính vì thế mà các công ty, doanh nghiệp
không thể nào tồn tại được nếu không có công nghệ thông tin. Đặc biệt, nó đã đánh
dấu một bước ngoặt trong việc áp dụng tin học vào trong hệ thống quản lý, doanh
nghiệp có thể thu thập, xử lý, phổ biến thông tin, một cách nhanh chóng, chính xác và
có hiệu quả.
Viễn thông Thanh Hóa được thành lập theo quyết định số 687/QĐ-TCCB/HĐQT
ngày 06/12/2007 của hội đồng quản trị tập đoàn bưu chính viễn thông Việt Nam
(VNPT). Viễn Thông Thanh Hoá là đơn vị kinh tế trực thuộc hạch toán phụ thuộc
công ty mẹ - Tập đoàn bưu chính viễn thông Việt Nam.
Viễn Thông Thanh Hoá có chức năng, nhiệm vụ: Tổ chức, xây dựng, quản lý,
vận hành, khai thác mạng lưới bưu chính viễn thông - công nghệ thông tin (BCVTCNTT) để kinh doanh và phục vụ. Đảm bảo thông tin liên lạc phục vụ sự lãnh đạo, chỉ
đạo của các cấp uỷ đảng, chính quyền; đáp ứng mọi nhu cầu thông tin của xã hội.
Tuy là một doanh nghiệp mạnh về các hoạt động liên quan đến công nghệ thông
tin nhưng Viễn thông Thanh Hóa cũng gặp phải không ít khó khăn khi bắt đầu khai
thác và sử dụng một phần mềm nào đó do doanh nghiệp tự sản xuất, hạn chế các tính
năng của phần mềm, thiếu hụt nguồn nhân lực, không am hiểu về Hệ thống thông tin
bên trong của phần mềm… Để hạn chế những hậu quả do thiếu sót của phần mềm, đặc
biệt là Hệ thống thông tin của phần mềm quản lý bán hàng, quản lý biến động kho
hàng bằng tin nhắn SMS, doanh nghiệp đã đưa ra mô hình quản lý hệ thống cũng như
việc xây dựng bộ phận nhân viên quản lý kho hàng là những người chịu trách nhiệm
chính trong công tác quản lý. Tuy nhiên trong thời điểm hiện tại thì mô hình quản lý
kho hàng của phần mềm này vẫn còn tồn tại nhiều bất cập khiến cho nhân viên khó
khăn trong việc quản lý kho hàng.
Vì vậy mà bài toán cần đặt ra cho doanh nghiệp là để tránh lãng phí nguồn tài
nguyên cũng như tiền bạc của doanh nghiệp thì ta cần hoàn thiện phần mềm quản lý
SVTH: Nguyễn Thị Mĩ Linh

1

MSV: 11D190081


Khóa luận tốt nghiệp
Khoa :Hệ thống thông tin Kinh tế
bán hàng-quản lý biến động kho hàng bằng tin nhắn SMS đặc biệt là phải hoàn thiện
lại hệ thống thông tin quản lý kho hàng của phần mềm. Vì vậy khóa luận đề xuất việc
hoàn thiện hệ thống thông tin quản lý kho hàng tại Viễn Thông Thanh Hóa sao cho
phù hợp hơn và hoạt động tốt hơn với yêu cầu của doanh nghiệp.
1.2 Tình hình nghiên cứu của đề tài
Hiện nay, phân tích thiết kế hệ thống thông tin quản lý kho hàng là một bài toán
được rất nhiều người trên thế giới quan tâm và đã có những nghiên cứu khoa học và
chuyên sâu về nội dung này. Nhằm giúp cho việc hoàn thiện phần mềm quản lý bán
hàng-quản lý biến động kho hàng bằng tin nhắn SMS ( hoàn thiện về HTTT của phần
mềm ) được hiệu quả nhất, dưới đây là các so sánh, đánh giá tình hình nghiên cứu
trong nước về phân tích thiết kế HTTT quản lý kho hàng.
Ở Việt Nam cũng đã có nhiều nghiên cứu được thực hiện, sau đây là một số
nghiên cứu được thực hiện bởi sinh viên các trường Đại học trong nước thực hiện với
đề tài này:
- Luận văn Phân tích và thiết kê hệ thống thông tin quản lý hàng tồn kho tại cửa
hàng 17 Lý Nam Đế do sinh viên Nguyễn Ngọc Kiên, trường Đại học CNTT - Đại học
quốc gia TP Hồ Chí Minh thực hiện. Luận văn này đã nêu ra được những lý thuyết cơ
bản về vấn đề cần nghiên cứu, tuy nhiên tác giả lại không thực hiện các bước chuẩn
hóa cơ sở dữ liệu và thiết lập mô hình quan hệ giữa các thực thể mà đi thẳng vào thiết
kế cơ sở dữ liệu vật lý, điều này có thể gây khó hiểu cho người quan sát.
- Luận văn Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý kho hàng tại công ty
TNHH Ngọc Khánh do sinh viên Nguyễn Bích Ngọc, trường ĐH Kinh tế quốc dân
thực hiện. Đối với luận văn này, tác giả đã nêu lên được những nét khái quát về Công
ty TNHH Ngọc Khánh, các bước phân tích hệ thống khá đầy đủ, tuy nhiên tác giả lại
không nêu lên các cơ sở lý thuyết mà tác giả đã vận dụng để thực hiện đối với đề tài

này.
Kết luận : Cả hai đề tài trên đều đưa ra được cái nhìn tổng quát và cơ bản nhất về
vấn đề HTTT quản lý kho hàng. Tuy nhiên vẫn còn nhiều thiếu sót cần được khắc
phục như các bước chuẩn hóa CSDL, thiết lập mô hình quan hệ…. Đối với đề tài hoàn
thiện phần mềm quản lý bán hàng- quản lý biến động kho hàng bằng tin nhắn SMS của
Viễn thông Thanh Hóa là đề tài nhằm giúp Viễn thông Thanh Hóa hoàn thiện được
phần mềm này và đặc biệt là về HTTT quản lý kho hàng. Cần rút kinh nghiệm của các
2
SVTH: Nguyễn Thị Mĩ Linh
MSV: 11D190081


Khóa luận tốt nghiệp
Khoa :Hệ thống thông tin Kinh tế
đề tài trên như việc kết hợp cơ sở lý thuyết với vận dụng thực tế một cách hợp lý và có
các bước chuẩn hóa CSDL, thiết lập mô hình quan hệ và các mô hình cần thiết liên
quan khác…
1.3 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Thứ nhất, hệ thống hóa kiến thức một số lý luận về hệ thống thông tin trong
doanh nghiệp như: khái niệm, thành phần, các hệ thống thông tin phổ biến trong doanh
nghiệp…
Thứ hai, hệ thống hóa kiến thức lý luận cơ bản về quản lý kho hàng, mô hình
quản lý kho hàng nói chung, của Viễn Thông Thanh Hóa nói riêng.
Thứ ba, trên cơ sở nghiên cứu thực trạng tình hình quản lý kho hàng tại doanh
nghiệp, tính hợp lý của HTTT quản lý kho hàng với phần mềm quản lý kho hàng của
doanh nghiệp đang sử dụng, từ đó đưa ra một số đề xuất, giải pháp có thể áp dụng, tiến
hành phân tích thiết kế lại hệ thống thông tin quản lý kho hàng và cài đặt trên hệ quản
trị cơ sở dữ liệu cụ thể nhằm hòa thiện hệ thống thông tin quản lý kho hàng cho phù
hợp với phần mềm và mong muốn của doanh nghiệp.
1.4 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu đề tài

Đối tượng nghiên cứu :
- Hệ thống thông tin quản lý kho hàng và các thành phần của hệ thống
- Phương pháp và cách thức hoàn thiện hệ thống thông tin quản lý kho hàng của
doanh nghiệp.
Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu về HTTT quản lý kho hàng trong phần mềm quản lý kho hàng của
Viễn thông Thanh Hóa. Đây là phần mềm quản lý bán hàng- quản lý biến động kho
hàng bằng tin nhắn SMS( quản lý kho hàng) và được chia thành hai mảng quản lý bán
hàng và quản lý kho hàng. Tuy nhiên, được sự đồng ý cũng như ủng hộ của Viễn
thông Thanh Hóa nhằm tìm hiểu, hoàn thiện và phát huy HTTT quản lý kho hàng cho
phần mềm được hoàn thiện.
- Về không gian: nghiên cứu cơ sở lý thuyết về HTTT quản lý, HTTT quản lý
kho hàng qua các bài giảng, các tài liệu thu thập và các đề tài nghiên cứu khoa học về
xây dựng HTTT trong quản lý và kiến thức về quản lý kho hàng. Nghiên cứu về
HTTT quản lý kho hàng tại Viễn thông Thanh Hóa
SVTH: Nguyễn Thị Mĩ Linh

3
MSV: 11D190081


Khóa luận tốt nghiệp
Khoa :Hệ thống thông tin Kinh tế
- Về thời gian: Đề tài sử dụng số liệu liên quan đến doanh nghiệp giai đoạn 20112013. Thời gian tiến hành nghiên cứu từ 26/02/2015 đến 29/04/2015.
1.5 Phương thức thực hiện đề tài
Sử dụng phương pháp duy vật biện chứng chỉ đạo việc áp dụng các luận cứ, luận
điểm khoa học vào nghiên cứu cũng như đưa vào thực tiễn. Đảm bảo mối liên hệ biện
chứng giữa lý thuyết và thực tiễn, đảm bảo sau khi hoàn thành đề tài phải có tính thực
tiễn, tính khả thi, phù hợp với đối tượng nghiên cứu.
Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết: phân tích lý thuyết thành những bộ

phận cấu thành, thành những mối quan hệ để nhận thức, phát hiện và khai thác những
khía cạnh khác nhau của lý thuyết về hệ thống thông tin quản lý để từ đó chọn lọc
những thông tin cần thiết phục vụ cho đề tài của mình. Trên cơ sở đó sử dụng phương
pháp tổng hợp lý thuyết để liên kết những bộ phận, những mặt thành một chỉnh thể
hoàn chỉnh. Phương pháp này được sử dụng trong quá trình tìm kiếm, nghiên cứu cơ
sở lý luận liên quan đến đề tài nghiên cứu. Cụ thể là trong 3 tuần đầu của thời gian
nghiên cứu.
Phương pháp khảo sát thực tiễn: thu thập thông tin bởi quá trình nghiên cứu đối
tượng thực, bằng phương pháp hiện trường và phương pháp bàn giấy. Tiến hành
phỏng vấn trực tiếp với lãnh đạo, nhân viên về các vấn đề thực tế; lập phiếu điều tra
trắc nghiệm và tiến hành phát phiêu điều tra. Tổng hợp và phân tích kết quả. Đưa ra
các mô hình, bảng biểu cần thiết. Các công việc này được áp dụng trong giai đoạn tiếp
theo của thời gian thực hiện đề tài.
1.6 Kết cấu khóa luận
Khóa luận được chia làm ba phần chính.
Phần 1: Tổng quan nghiên cứu đề tài. Ở phần này nêu ra tính cấp thiết của đề tài,
đồng thời đặt ra mục tiêu cụ thể cần giải quyết trong đề tài, đối tượng, phạm vi nghiên
cứu, phương pháp thực hiện đề tài.
Phần 2: Cơ sở lý luận và thực trạng về HTTT quản lý kho hàng tại Viễn Thông
Thanh Hóa. Ở phần này hệ thống hóa kiến thức lý luận cơ bản hệ thống thông tin trong
doanh nghiệp. Phân tích thực trạng quản lý kho hàng tại doanh nghiệp, đánh giá ưu
điểm và nhược điểm.
SVTH: Nguyễn Thị Mĩ Linh

4
MSV: 11D190081


Khóa luận tốt nghiệp
Khoa :Hệ thống thông tin Kinh tế

Phần 3: Định hướng phát triển và một số giải pháp để hoàn thiện HTTT quản lý
kho hàng của Viễn thông Thanh Hóa.Có nội dung như sau: dựa trên những kết quả đã
phân tích được về thực trạng hệ thống thông tin quản lý kho hàng của doanh nghiệp,
đề xuất các phương án phát triển, tiến hành phân tích thiết kế, hoàn thiện tin học hóa
hệ thống. Tổng kết lại đề tài nghiên cứu khóa luận và đưa ra hướng phát triển của đề
tài.

SVTH: Nguyễn Thị Mĩ Linh

5
MSV: 11D190081


Khóa luận tốt nghiệp
Khoa :Hệ thống thông tin Kinh tế
PHẦN 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TRẠNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ KHO
HÀNG TẠI VIỄN THÔNG THANH HÓA
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1 Hệ thống thông tin trong doanh nghiệp
a. Hệ thống thông tin quản lý
HTTT quản lý sử dụng các thiết bị tin học, các phần mềm, CSDL, các thủ tục thủ
công, các mô hình để phân tích, lập kế hoạch quản lý và ra quyết định. Là một hệ
thống tích hợp, tương tác giữa người và máy móc tạo nên các thông tin phuc vụ con
người trong sản xuất, quản lý..
Các bước để xây dựng 1 hệ thống thông tin
• Khảo sát
- Tìm hiểu và đánh giá hiện trạng của hệ thống hiện tại, nhu cầu của hệ thống
mới
Tìm hiểu hiện trạng của hệ thống hiện tại thông qua các phương pháp khảo sát:
Quan sát hệ thống: quan sát tỉ mỉ, ghi chép lại từng chi tiết hoạt động của hệ

thống bao gồm: cách giao tiếp, trao đổi thông tin (chính thức hoặc không chính thức),
các thời điểm ngắt quãng trong quá trình hoạt động của hệ thống, các công việc đột
xuất, quan hệ giữa các phòng ban, việc sử dụng các tài liệu và những vấn đề còn gây
khó khăn trong quá trình hoạt động của hệ thống.
Nghiên cứu tài liệu về hệ thống: là xem xét các tài liệu bên trong và bên ngoài tổ
chức để phát hiện ra những chi tiết về chức năng và tổ chức hệ thống: mô tả hệ thống,
kế hoạch kinh doanh, chính sách kinh doanh hàng năm, mô tả công việc…
Phỏng vấn: là đối thoại trực tiếp, sử dụng các câu hỏi để hiểu rõ vấn đề. Thường
sử dụng hai loại câu hỏi: câu hỏi đóng và câu hỏi mở.
Sử dụng phiếu điều tra: là thiết kế những phiếu điều tra, hướng dẫn người sử
dụng điền những thông tin cần thiết nhằm thăm dò dư luận, thu thập các ý kiến, quan
điểm có tính đại chúng rộng rãi. Nội dung cần thăm dò có thể là những vấn đề sau:
+ Những khó khăn mà tổ chức đang gặp phải và những mong đợi từ hệ thống
mới.
+ Những nghiệp vụ phức tạp hay thường xuyên được sử dụng nhất.
+ Mức độ bảo mật mà người sử dụng mong đợi nhất ở hệ thống mới.
- Tập hợp, phân loại và tổng hợp thông tin:

SVTH: Nguyễn Thị Mĩ Linh

6
MSV: 11D190081


Khóa luận tốt nghiệp
Khoa :Hệ thống thông tin Kinh tế
Sau khi sử dụng các phương pháp để khảo sát thu thập thông tin, các dữ liệu thu
dược thường ở những dữ liệu thô chưa được xử lý. Vì vậy cần tập hợp, phân loại, tổng
hợp lại thông tin thành những tài liệu hoàn chỉnh cho người được khảo sát và nhà quản
lý đánh giá và bổ sung.

- Đánh giá và nhận xét:
Từ những kết quả thu được có thể phát hiện ra những yếu kém, vấn đề còn tồn tại
của hệ thống cũ, từ đó xác định các yêu cầu về hệ thống mới.
- Xác định mục tiêu dự án hệ thống thông tin mới
Quyết định về mức độ ứng dụng tin học của hệ thống thông tin mới và xem xét
các yêu cầu về nhân lực, tài chính, tính chiến lược lâu dài của dự án.
- Phác họa giải phát và cân nhắc tính khả thi
Xem xét tính khả thi về mặt nghiệp vụ, mặt kỹ thuật và mặt kinh tế của dự án.
- Lập dự trù và kế hoạch triển khai
Lập dự trù về thiết bị: Dự kiến về khối lượng dữ liệu lưu trữ, các dạng làm việc với
máy tính, số người dùng tối thiểu và tối đa của hệ thống, khối lượng thông tin cần thu
thập, khối lượng thông tin cần kết xuất,… từ đó lựa chọn thiết bị mua và lắp đặt phù
hợp.
Lập kế hoạch: Vì các dự án đều bị giới hạn bởi yếu tố thời gian (một trong số các
nhân tố quyết định thành công của dự án) nên phải có kế hoạch phân bổ công việc
(thời gian chi tiết và hợp lý), xác định các mốc thời gian của dự án giúp cho công tác
kiểm tra giám sát tiến độ thực hiện.
• Phân tích
Trong quá trình xây dựng hệ thống thông tin, phân tích (hay đặc tả) có các nhiệm
vụ sau:
Thiết lập một cách nhìn tổng quan rõ ràng về hệ thống và các mục đích chính của
hệ thống cần xây dựng.
Liệt kê các nhiệm vụ mà hệ thống cần thực hiện.
Phát triển một bộ từ vựng để mô tả bài toán cũng như những vấn đề liên quan
trong miền quan tâm của bài toán.
Đưa ra hướng giải quyết bài toán.
Như vậy, phân tích chỉ dừng lại ở mức xác định các đặc trưng mà hệ thống cần
phải xây dựng là gì, chỉ ra các khái niệm liên quan và tìm ra hướng giải quyết bài toán
chứ chưa quan tâm đến cách thức thực hiện xây dựng hệ thống như thế nào.
SVTH: Nguyễn Thị Mĩ Linh


7
MSV: 11D190081


Khóa luận tốt nghiệp
Khoa :Hệ thống thông tin Kinh tế
• Thiết kế
Thiết kế là trả lời câu hỏi như thế nào thay vì câu hỏi cái gì như trong phân tích.
Mục tiêu của thiết kế là phải xác định hệ thống sẽ được xây dựng như thế nào dựa trên
kết quả của pha phân tích.
Đưa ra các phần tử hỗ trợ giúp cấu thành nên một hệ thống hoạt động thực sự.
Định nghĩa một chiến lược cài đặt cho hệ thống.
• Cài đặt
- Lập kế hoạch cài đặt
Chuyển đổi hệ thống thông tin cũ sang hệ thống thông tin mới cần phải chuyển
đổi phần cứng, phần mềm, cơ sở dữ liệu, công nghệ quản lý, các phương pháp truyền
đạt và lưu trữ dự liệu trong hệ thống.
- Biến đổi dữ liệu
- Huấn luyện
Huấn luyện những người sử dụng và cung cấp thông tin trong hệ thống về cách
thức hoạt động cuả hệ thống và làm quen với các máy móc thiết bị.
- Cài đặt sử dụng một trong 4 phương pháp:
Phương pháp chuyển đổi trực tiếp: thực hiện cài đặt trong thời gian ngắn, toàn bộ
các công việc được thưc hiện đồng thời.
Phương pháp hoạt động song song cả hệ thống cũ và mới: Theo phương pháp này
HTTT mới sẽ hoạt động song hành với HTTT cũ trong thời gian khá dài. Khi HTTT
mới chúng tỏ được ưu việt của mình thì người ta ngừng hoạt động của HTTT cũ.
Phương phái chuyển đổi từng bước thí điểm: Phương pháp này là lựa chọn một
bộ phận tiêu biểu và tiến hành chuyển đổi cho bộ phận này sau đó rút kinh nghiệm và

triển khai đại trà cho tất cả các bộ phận khác.
Phương pháp chuyển đổi bộ phận: Theo phương pháp này sẽ tiến hành cài đặt
từng bộ phận cho đến khi toàn hệ thống được cài đặt.
- Biên soạn tài liệu về hệ thống
Các tài liệu hướng dẫn sử dụng, thông tin được thu thập từ các nguồn khác nhau
bao gồm các báo cáo xác định vấn đề, nghiên cứu tính thực thi và tài liệu cho người
lập trình.
Mô hình đẻ biểu diễn 1 HTTT
Một HTTT có thể được mô tả tùy theo quan điểm của từn người mô tả. Có 3 mô
hình được đề cập đến trong mô tả đó là: mô hình logic, mô hình vật lý trong, mô hình
vật lý ngoài.
SVTH: Nguyễn Thị Mĩ Linh

8
MSV: 11D190081


Khóa luận tốt nghiệp
Khoa :Hệ thống thông tin Kinh tế
Mô hình logic : mô hình mô tả hệ thống làm gì?dữ liệu mà nó thu thập, xử lý
phải thực hiện, các kho chứa kết quả hoặc dữ liệu để lấy ra cho các xử lý và thông tin
mà hệ thống sản sinh ra.
Mô hình vật lý ngoài: chú ý những khía cạnh nhìn thấy được của hệ thốngnhư
các vật mang tin, mang kết quả cũng như hình thức đầu vào và đầu ra, phương tiện để
thao tác với hệ thống
Mô hình vật lý trong :là những khía cạnh không nhìn thấy được của hệ thống, và
được nhìn qua con mắt của kỹ thuật viên.
b. Một số hệ thống thông tin trong doanh nghiệp
- Phân loại HTTT theo cấp ứng dụng (cấp quản lý)
+ Hệ thống thông tin quản lý chiến lược

Hệ thống hỗ trợ điều hành EIS – Executive Information System.
+ Hệ thống thông tin quản lý chiến thuật.
Hệ thống hỗ trợ ra quyết định DSS – Decision Support System
Hệ thống thông tin phục vụ quản lý MIS – Management Information System.
+ Hệ thống thông tin quản lý tác nghiệp/giám sát
Hệ thống xử lý giao dịch /giao tác TPS – Transaction Processing System
+ Hệ thống thông tin dùng cho tất cả các bậc quản lý:
Hệ thống tự động hóa văn phòng OAS – Officer Assignment System.
Hệ chuyên gia ES – Expert System.
- Phân loại HTTT theo chức năng nghiệp vụ trong tổ chức doanh nghiệp
+ Hệ thống thông tin tài chính kế toán
+ Hệ thống thông tin marketing
+ Hệ thống thông tin kinh doanh và sản xuất
+ Hệ thống thông tin quản lý nhân sự
2.1.2. Tổng quan về quản lý kho hàng
2.1.2.1.Một số khái niệm cơ bản về quản lí kho hàng và một số thuật ngữ
a. Khái niệm quản lí kho hàng
Quản lý kho hàng là Quản lý nghiệp vụ kho hàng là công việc tập trung giải
quyết các nghiệp vụ bố trí, định vị kho, sắp xếp kệ chứa hàng, hàng hóa; các phương
thức bảo quản hàng hóa, quy trình hóa nghiệp vụ nhập, xuất, và tổ chức quản lý sổ
sách hàng hóa trong kho bãi.
b. Mục tiêu của quản lí kho hàng
Mục tiêu của quản lý kho hàng nhằm giúp doanh nghiệp thống kê được tình trạng
nhập xuất hàng, và hàng tồn trong kho để giúp nhà quản trị đưa ra các quyết định kịp
thời và hợp lý, giúp doanh nghiệp giảm thiểu được chi phí lưu kho, giải phóng hàng
tồn và tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.
c. Tác dụng của quản lí kho hàng
SVTH: Nguyễn Thị Mĩ Linh

9

MSV: 11D190081


Khóa luận tốt nghiệp
Khoa :Hệ thống thông tin Kinh tế
Quản lí kho hàng góp phần hỗ trợ các khâu lập kế hoạch, lập mô hình dự trữ, mô
hình tiêu thụ, đồng thời giúp giảm thiểu chi phí kho, có quyết định kịp thời đối với
hàng chậm luân chuyển trong kho
2.1.2.2 Các chức năng quản lý kho hàng
- Quản lý nhập:
Sau mỗi lần hàng xuất kho thì bộ phận quản lý kho sẽ ghi lại chi tiết hàng xuất để
tiện theo dõi hàng hóa trong kho. Khi nào có mặt hàng sắp hết hoặc đã hết, bộ phận
quản lý kho sẽ thông báo đến ban quản lý. Ban quản lý sẽ lệnh cho bộ phận mua hàng
nhập hàng mới. khi hàng được đưa về kho, bộ phận quản lý kho hàng sẽ nhận phiếu
giao hàng, kiểm tra chất lượng, số lượng hàng có khớp với đơn đặt hàng hay không.
Hàng hóa không đảm bảo chất lượng và số lượng thì sẽ được trả lại nhà cung cấp. Một
số hàng hóa khi khách hàng mua nhưng vì lý do nào đó trả lại cũng sẽ được đưa về
kho chờ xử lý.
- Quản lý xuất
Bộ phận bán hàng nhận yêu cầu mua hàng từ khách hàng, sau đó bộ phận bán
hàng tổng hợp và gửi xuống cho bộ phận kho, bộ phận kho sẽ kiểm tra số lượng hàng
trong kho và gửi thông tin về cho bộ phận bán hàng. Nếu hàng hóa đủ tiêu chuẩn thì
bộ phận bán hàng sẽ viết hóa đơn bán hàng và gửi bản sao cho khách hàng. Sau đó
khách hàng sẽ đưa hóa đơn đến cho bộ phận quản lý kho,bộ phận quản lý kho kiểm tra
và viết phiếu xuất kho. Sau khi xuất kho sẽ được lưu lại và cuối tháng tổng hợp, báo
lại cho ban quản lý.
- Quản lý hàng tồn
Hàng hóa sẽ được kiểm tra trong quá trình nhập và xuất. Thống kê và báo lại cho
ban quản lý để giải quyết.
2.2 Kết quả phân tích thực trạng quản lý kho hàng tại Viễn Thông Thanh

Hóa
2.2.1. Giới thiệu chung về doanh nghiệp
Viễn thông Thanh Hóa được thành lập theo quyết định số 687/QĐTCCB/HĐQT ngày 06/12/2007 của Hội đồng quản trị Tập đoàn Bưu chính Viễn thông
Việt Nam ( VNPT). Viễn thông Thanh Hóa là đơn vị kinh tế trực thuộc hạch toán phụ
thuộc công ty mẹ - Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam(VNPT).

SVTH: Nguyễn Thị Mĩ Linh

10
MSV: 11D190081


Khóa luận tốt nghiệp
Khoa :Hệ thống thông tin Kinh tế
Viễn thông Thanh Hóa có chức năng , nhiệm vụ : Tổ chức, xây dựng, quản lý,
vận hành, khai thác mạng lưới Bưu chính Viễn thông–Công nghệ thông tin (BCVTCNTT) để kinh doanh và phục vụ. Đảm bảo thông tin liên lạc phục vụ sự lãnh đạo, chỉ
đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, đáp ứng mọi nhu cầu thông tin xã hội.
-

Tên đầy đủ :Viễn thông Thanh Hóa

-

Tên viết tắt Tiếng Việt : VNPT Thanh Hóa

-

Tên giao dịch quốc tế : VNPT Thanh Hoa

-


Địa chỉ: 26A- Đại Lộ Lê Lợi – P. Điện Biên – TP. Thanh Hóa

-

Điện thoại : 0373.727.666

-

Mã số thuế :2800242097

-

Email :

-

Website : www.thanhhoa.vnpt.vn

Sứ mệnh, khẩu hiệu kinh doanh, cam kết thương hiệu
Sứ mệnh
“ Doanh nghiệp chủ lực cung cấp các dịch vụ Viễn thông- Công nghệ thông
tin – Truyền thông trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa”
Khẩu hiệu kinh doanh
“ Chúng tôi sát cánh bên khách hàng cùng phát triển”
Cam kết thương hiệu
“ Nỗ lực không ngừng để đem đến cho khách hàng các dịch vụ Viễn thông- Công
nghệ thông tin với chất lượng dịch vụ , chất lượng phục vụ tốt nhất và giá cả ngày
càng rẻ hơn”
Ngành nghề kinh doanh

- Lĩnh vực kinh doanh
- Tổ chức, quản lý, kinh doanh và cung cấp các dịch vụ viễn thông –

Công

nghệ thông tin, tổ chức xây dựng, quản lý, vận hành, lắp đặt, khai thác, sửa chữa và
bảo dưỡng mạng Viễn thông, khảo sát, tư vấn thiết kế, lắp đặt, bảo dưỡng các công
trình Viễn thông- Công nghệ thông tin.
- Bán buôn thiết bị và linh kiện điện tử, viễn thông
- Hoạt động viễn thông vệ tinh
- Hoạt động viễn thông có dây
SVTH: Nguyễn Thị Mĩ Linh

11
MSV: 11D190081


Khóa luận tốt nghiệp
Khoa :Hệ thống thông tin Kinh tế
- Hoạt động viễn thông không dây
- Chương trình cáp, vệ tinh, các chương trình thuê bao khác
- Kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu, chủ sử dụng
hoặc đi thuê
- Quảng cáo
- Hoạt động viễn thông không dây
- Bán lẻ máy vi tính, thiết bị ngoại vi, phần mềm, và các thiết bị viễn thông
trong các cửa hàng chuyên doanh
- Sản xuất thiết bị viễn thông – công nghệ thông tin
Dịch vụ cung cấp
-


Dịch vụ điện thoại
Dịch vụ internet
Dịch vụ truyền dữ liệu
Dịch vụ truyền hình IPTV
Dịch vụ nội dung
Dịch vụ IDC
Dịch vụ khác : dịch vụ chứng thực chữ kí số, dịch vụ VN-Tracking, thiết kế

phần mềm.
Lịch sử phát triển
- Thời kì 1945-1975
Là Bưu điện Thanh Hóa, ban giao thông liên lạc Thanh Hóa, Ty Bưu điện
truyền thanh Thanh Hóa, Ty Bưu điện Thanh Hóa
- Thời kì 1975-1990
Ty Bưu điện Thanh Hóa thuộc Tổng cục Bưu điện
- Thời kì 1990-2005
Bưu điện tỉnh Thanh Hóa thuộc Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam
- Thời kì 2006-31/12/2007
Bưu điện tỉnh Thanh Hóa thuộc tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (Tập
đoàn BCVT Việt Nam)
- Từ ngày 01/01/2008 đến nay
Viễn thông Thanh Hóa thuộc Tập đoàn BCVT Việt Nam.
Bảng 1 :Bảng về tình hình sản xuất trong 3 năm từ năm 2011-2013 của Viễn
thông Thanh Hóa
Đơn vị : triệu đồng
STT Các chỉ tiêu

Năm


Năm

Năm

2011

2012

2013

Tỷ lệ %
2012/2011

SVTH: Nguyễn Thị Mĩ Linh

2013/2012

12
MSV: 11D190081


Khóa luận tốt nghiệp
Khoa :Hệ thống thông tin Kinh tế
Doanh thu phát sinh
80.45 81.76
85.58
101.62
104.67
Chi phí tại đơn vị
68.145 72.313 75.516

106.11
104.42
Doanh thu thuần
70.985 73.658 79.589
103.76
108.05
Nộp ngân sách nhà nước 2.986 2.548
2.896
86.53
113.65
Nộp điều tiết về tập đoàn
17
19/4
21
114.02
108.0
(Nguồn phòng kinh doanh của viễn thông Thanh Hóa.)

1
2
3
4
5

Từ bảng phân tích trên, ta thấy: Tỷ lệ doanh thu qua các năm là 102%
(2012/1011), 105%(2013/2012) như vậy doanh thu tăng lên một cách rõ rệt. Có được
kết quả trên là nhờ sự nỗ lực của ban lãnh đạo và tập thể lao động trong toàn doanh
nghiệp. Tuy nhiên, tốc độ này khá chậm do ảnh hưởng phần nào từ cơ chế chung của
VNPT và do điều kiện phát triển kinh tế chung của toàn tỉnh Thanh Hóa.
Bảng 2: Hiệu quả hoạt động kinh doanh của Viễn thông Thanh Hóa

STT
1
2
3

Các chỉ tiêu
Lợi nhuận thuần
Lương bình quân
Năng suất lao động

Đơn vị tính
Tỷ đồng
Triệu đồng
Triệu đồng

Năm 2011 Năm 2012
9,23
10,6
2.78
2.92
263,7
278,5

Năm 2013
11,7
3.1
297,1

Trong ba năm hoạt động từ năm 2011 đến năm 2013, Viễn thông Thanh Hóa đã
thực hiện kế hoạch, với sức ép cạnh tranh trong kinh doanh các dịch vụ VT-CNTT

ngày càng quyết liệt, đòi hỏi có sự nỗ lực vượt bậc, sự thay đổi mạnh mẽ trong cơ chế
quản lý, điều hành kinh doanh, năng lực khai thác đường truyền cao, kênh truyền dẫn
các mạng ngày càng tối ưu hóa. Với kết quả lợi nhuận thuần tăng dần qua các năm, thu
nhập của người lao động tăng vì thế ổn định được tâm lý người lao động nhằm động
viên khuyến khích người lao động hăng hái thi đua lao động sản xuất, phấn đấu thực
hiện hoàn thành nhiệm vụ kế hoạch
2.3.2. Thực trạng hệ thống thông tin quản lý kho hàng tại doanh nghiệp
a. Thực trạng
+ Thực trạng về HTTT của doanh nghiệp
Doanh nghiệp có đội ngũ cán bộ nhân viên giàu kinh nghiệm và năng lực CNTT
cao, đồng thời doanh nghiệp cũng rất chú trọng đầu tư cho hạ tầng CNTT và định
hướng sớm được kế hoạch công tác. Các dữ liệu nguồn và dữ liệu đích được lưu trữ và
sử dụng hiệu quả, an toàn và linh hoạt. Hệ thống doanh nghiệp sử dụng gồm HTTT
SVTH: Nguyễn Thị Mĩ Linh

13
MSV: 11D190081


Khóa luận tốt nghiệp
Khoa :Hệ thống thông tin Kinh tế
quản lý khách hàng, HTTT quản lý bán hàng.HTTT quản lý kho hàng, HTTT quản lý
khách hàng được doanh nghiệp đầu tư sử dụng phần mềm CSS để quản lý. Và HTTT
này hoạt động rất hiệu quả. Tuy nhiên HTTT quản lý bán hàng, quản lý biến động kho
hàng mới được đưa vào dùng thử mà chưa đưa vào sử dụng chính thức, HTTT này
đang được hoàn thiện dần.
Hệ thống thông tin được trung tâm mạng thông tin của doanh nghiệp quản lý và
đảm nhận vận hành kỹ thuật hệ thống. Trung tâm mạng quản lý kĩ thuật, vận hành các
hệ thống hạ tầng mạng Internet, mạng Intranet, mạng LAN, mạng WAN quản lý vận
hành các kết nối Internet, Internet, LAN,WAN, quản lý website, cấp phát và phân

quyền sử dụng cho những người sử dụng cuối và đảm bảo kết nối hệ thống với hệ
thống thông tin khác.
+ Thực trạng về cơ sở hạ tầng của Viễn thông Thanh Hóa
 Về phần cứng :
Bảng 3: Trang thiết bị phần cứng tại Viễn thông Thanh Hóa
Số thứ tự
1
2
3
4
5
6
7
8

Tên thiết bị
Số lượng (chiếc)
Máy tính cá nhân
530
Máy chủ
50
Máy tính xách tay
20
Máy in
300
Máy fax
220
Máy photocopy
6
Máy chiếu

10
Máy scan
12
(Nguồn: Viễn thông Thanh Hóa 12/2014)

Nhìn vào bảng số liệu ta có thể thấy được Viễn thông Thanh Hóa đã được trang
bị rất đầy đủ các loại máy móc thiết bị cho hoạt động của doanh nghiệp. Việc đầu tư
đầy đủ, hiện đại như vậy đã thể hiện tầm nhìn và nhận thức đúng đắn củadoanh nghiệp
nhằm phát huy được hết khả năng của nhân viên trong Viễn thông Thanh Hóa.
Công tác quản lý, sử dụng các trang thiết bị, máy móc cũng được đảm bảo an
toàn , hiệu quả. Các trang thiết bị được bảo quản chuẩn theo đúng quy định về quản lý
tài sản; sử dụng các trang thiết bị đúng mục đích, đúng nhiệm vụ chuyên môn được
giao.
 Về phần mềm:
SVTH: Nguyễn Thị Mĩ Linh

14
MSV: 11D190081


Khóa luận tốt nghiệp
Khoa :Hệ thống thông tin Kinh tế
 Phần mềm ứng dụng:
- Doanh nghiệp sử dụng những phần mềm ứng dụng để quản lý, sử dụng trong
việc vận hành mạng LAN giúp chúng có thể hoạt động tốt.
Các phần mềm bao gồm những phần mềm dịch vụ thư điện tử Exchange
Server, phần mềm quản trị hệ thống, phần mềm lưu trữ dữ liệu, tường lửa, bảo mật.
- Phần mềm kế toán chuyên ngành Bưu chính Viễn thông góp phần giảm thiểu
các thao tác thủ công trong kế toán, xây dựng một cái nhìn bao quát về các chỉ tiêu
thông qua bảng biểu và biểu đồ, từ đó giúp nhân viên kế toán cũng như các nhà quản

trị quản lý tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tốt hơn.
- Phần mềm hệ thống dịch vụ khách hàng (CSS) là bộ công cụ tạo nên môi
trường khai thác khép kín quy trình nghiệp vụ và quản lý dịch vụ khách hàng, với kho
dữ liệu được đồng nhất. CSS có nhiều tính năng ưu việt đáp ứng được những yêu cầu
cấp bách hiện nay.
- Phần mềm văn phòng MS office là công cụ giúp các nhân viên văn phòng sử
dụng để soạn thảo văn bản, nhập số liệu chứng từ…
- Phần mềm quản lý bán hàng- quản lý biến động kho bằng tin nhắn SMS dùng
để kiểm tra các biến động về hàng hóa trong kho và báo lại cho nhân viên bán hàng
bằng tin nhắn SMS
 Phần mềm bảo mật
Doanh nghiệp đã sử dụng FireWall (cứng và mềm), Kaspersky internet security
2013 , Web antivirut (PC tools doctor ASD.Net), mail antivirut (sccurity Plus for
Mdea, Symantex (dùng cho các máy cá nhân) để đảm bảo an toàn cho hệ thống máy
tính khỏi những tấn công hoặc xâm nhập bất hợp pháp. Các phần mềm bảo mật này có
ưu điểm chung là giao diện tốt, dễ sử dụng, chi phí hợp lý, có khả năng phát hiện ngăn
chặn virus tốt và khử mã độc tốt.
 Mạng
Doanh nghiệp sử dụng cáp quang Fiber office 35M, 1 Router Tplink R480T+,
ngoài ra còn sử dụng Switch để chia nhỏ các cổng mạng cho toàn hệ thống máy tính
của doanh nghiệp. Donh nghiệp sử dụng mạng LAN, mạng Internet, mạng Intranet,
mạng WAN để phục vụ cho hoạt động kinh doanh cũng như trao đổi, tìm kiếm thông
tin trong doanh nghiệp.
+ Xử lý kết quả điều tra
SVTH: Nguyễn Thị Mĩ Linh

15
MSV: 11D190081



Khóa luận tốt nghiệp
Khoa :Hệ thống thông tin Kinh tế
Dựa vào phiếu điều tra (phụ lục) ta xử lý kết quả điều tra như sau:

Hình a mức độ cần thiết hoàn thiện HTTT quản lý kho hàng
- Câu hỏi: Mức độ quan tâm của lãnh đạo đối với việc ứng dụng công nghệ

thông tin trong hoạt động quản lý kho hàng?
Kết quả: Không quan tâm hoặc ít quan tâm: 2/15 phiếu (13%).
Quan tâm: 6/15 phiếu (40%).
Rất quan tâm: 7/15 phiếu (47%).
 Trong nội dung các câu hỏi về cơ sở dữ liệu quản lý kho hàng
- Câu hỏi: Tầnsuất truy cập sử dụng cơ sở dữ liệu quản lý kho hàng?

Kết quả: Hàng ngày: 8/15 phiếu (53%).
Hàng tuần: 4/15 phiếu (27%).
Hàng tháng: 2/15 phiếu (13%).
Không thường xuyên: 1/15 phiếu (7%).
- Câu hỏi: Theo Anh/Chị việc hoàn thiện cơ sở dữ liệu quản lý kho hàng cho

doanh nghiệp là cần thiết như thế nào?
Kết quả: Cần thiết: 9/15 phiếu (60%).
Bình thường: 5/15 phiếu (33%).
Không cần thiết: 1/15 phiếu (7%).

SVTH: Nguyễn Thị Mĩ Linh

16
MSV: 11D190081



Khóa luận tốt nghiệp
Khoa :Hệ thống thông tin Kinh tế

Hình b biểu đồ mức cần thiết hoàn thiện CSDLQL kho hàng
b. Phân tích
Thứ nhất, do phần mềm trên được tích hợp hai chức năng là quản lý bán hàng và
quản lý kho hàng. Tuy nhiên, doanh nghiệp mới chỉ đầu tư HTTT cho quản lý bán
hàng mà không để ý nhiều đến quản lý kho hàng nên khiến nhân viên làm việc chưa
được hiệu quả.Từ kết quả phiếu điều tra, cho thấy vấn đề rất quan tâm hiện nay của
doanh nghiệp là phân tích thiết kế HTTT quản lý kho hàng nhằm dễ dàng quản lý,
kiểm soát các mặt hàng hóa và hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đạt
hiệu quả cao. Với cơ sở hạ tầng được đầu tư hiện đại, 100% máy tính đều được kết nối
mạn LAN, mạng Internet, cùng với chế độ bảo mật nghiêm ngặt. Đồng thời doanh
nghiệp cũng là một trong những công ty đi đầu về công nghệ thông tin nên các nhân
viên đều am hiểu về CNTT. Tuy nhiên cũng chính vì am hiểu về CNTT mà nhân viên
bị sao nhãng, không tập trung được vào hết các phần mềm, các hệ thống mà mình có.
Dẫn đến việc lãng phí nguồn tài nguyên của doanh nghiệp, khiến doanh nghiệp làm
việc kém hiệu quả, năng suất lao động và doanh thu không được nâng cao.
c.Đánh giá
Viễn thông Thanh Hóa có được lợi thế kinh doanh, ứng dụng CNTT, HTTT vào
trong hoạt động kinh doanh nên doanh nghiệp đã có những nỗ lực về đầu tư cơ sở hạ
tầng, đầu tư vào nguồn lực cán bộ CNTT. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm thì hệ
thống hiện tại của Viễn thông Thanh Hóa vẫn còn tồn tại những nhược điểm cần có
giải pháp để khắc phục.
SVTH: Nguyễn Thị Mĩ Linh

17
MSV: 11D190081



Khóa luận tốt nghiệp
Khoa :Hệ thống thông tin Kinh tế
Ưu điểm
 Về trang thiết bị phần cứng, phần mềm:
+ Trang thiết bị phần cứng được trang bị cho các công việc cần thiết, tỉ lệ máy
tính được kết nối Internet là 100%.
+ Sử dụng các phần mềm ứng dụng chuyên biệt, có tính bảo mật cao.
 Về thông tin, HTTT:
+ Thông tin trong doanh nghiệp: được phân quyền về thông tin, thông tin quan
trọng được bảo mật cực cao do sử dụng phương pháp thu thập trực tiếp từ đối tượng
nắm giữ thông tin tới đối tượng được quyền sử dụng thông tin.
+ Thông tin ngoài doanh nghiệp: sử dụng Internet nguồn thông tin giá rẻ, tìm
kiếm nhanh.
+ Phương thức xử lý, lưu trữ và truyền thông và an toàn bảo mật là phương thức
phổ thông, dễ sử dụng và đơn giản.
Nhược điểm
Do sử dụng các phần mềm chuyên biệt là sử dụng phần mềm quản lý bán hàngquản lý biến động kho bằng tin nhắn SMS do doanh nghiệp tự thiết kế nên chưa có
tính toàn cầu hóa cao và cũng chưa được hoàn thiện, mới chỉ đang trong giai đoạn
triển khai dùng chứ chưa chính thức sử dụng. Tuy được sử dụng phần mềm chuyên
biệt nhưng nhân viên lại không thực sự ứng dụng được tất cả các ứng dụng của phần
mềm. bởi phần mềm được tích hợp hai chức năng quản lý bán hàng và quản lý kho
hàng nhưng việc quản lý kho hàng lại là việc doanh nghiệp xem nhẹ. Và việc sử dụng
phần mềm trở nên khó khăn, phức tạp đối với nhân viên. Nhất là nhân viên văn phòngnhững người sử dụng phần mềm nhiều nhất.
Về HTTT quản lý kho hàng còn thiếu chức năng như chức năng quản lý danh
mục hay chức năng tìm kiếm thông tin hàng hóa theo ngày tháng năm. Chức năng
quản lý danh mục. Ta đưa quản lý danh mục này vào nhằm mục đích lưu giữ thông tin
của khách hàng, thông tin của nhà cung cấp giúp cho việc quản lý thông tin khách
hàng, thông tin nhà cung cấp được thực hiện tốt hơn. Chức năng tìm kiếm ta nên bổ
xung thêm chức năng tìm kiếm thông tin theo ngày tháng năm để có thể giúp nhân

viên tìm kiếm một cách dễ dàng hơn bởi đôi khi có khách hàng trùng tên hoặc có cùng
1 loại hàng hóa nhưng lại có quá nhiều khách hàng mua. Dẫn đến việc tìm kiếm thông
tin kém chính xác và không nhanh chóng.
SVTH: Nguyễn Thị Mĩ Linh

18
MSV: 11D190081


Khóa luận tốt nghiệp
Khoa :Hệ thống thông tin Kinh tế

PHẦN 3: ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ HOÀN
THIỆN HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ KHO HÀNG CỦA VIỄN THÔNG
THANH HÓA.
3.1 Định hướng phát triển
Hiện nay CNTT ngày càng phát triển, để doanh nghiệp có thể trụ vững với thị
trường này và ngày càng phát triển thì việc doanh nghiệp đầu tư cho các phần mềm
quản lý là vô cùng cần thiết. Đặc biệt là phần mềm quản lý kho hàng. Bởi với Viễn
thông Thanh Hóa thì việc bán các sản phẩm dịch vụ liên quan đến CNTT là yếu tố cốt
yếu để tạo nên doanh thu và sinh lời cho doanh nghiệp. Chính vì vậy doanh nghiệp cần
đầu tư phát triển phần mềm quản lý kho hàng nhiều hơn nữa. Việc kết hợp giữa quản
lý bán hàng và quản lý kho hàng trong cùng một phần mềm giúp doanh nghiệp tiết
kiệm được chi phí và giúp đơn giản hóa các thủ tục quản lý. Tuy nhiên, việc kết hợp
này cũn sẽ khiến cho doanh nghiệp không thể nào quan tâm đầu tư hết cho tất cả các
khía cạnh của phần mềm. Nên doanh nghiệp cần đầu tư phát triển đồng đều và đào tạo
đội ngũ cán bộ nhân viên văn phòng thật tốt trong việc ứng dụng phần mềm cũng như
thường xuyên lấy ý kiến của nhân viên để nâng cấp cho phần mềm đạt được hiệu quả
tốt nhất.
3.2. Hoàn thiện hệ thống thông tin quản lý kho hàng tại Viễn Thông

Thanh Hóa
3.2.1. Mục tiêu
+ Mục tiêu hoàn thiện HTTT quản lý kho hàng của phần mềm.
Nhằm mục đính giúp đưa phần mềm được đi vào sử dụng một cách phổ biến.
Làm tránh việc lãng phí tài nguyên của doanh nghiệp thì việc cần thiết nhất phải làm là
hoàn thiện HTTT quản lý kho hàng bởi dựa vào phiếu điều tra và các đánh giá phía
trên nhận thấy chính vì HTTT không đồng bộ, lỗi thời, chưa nâng cấp nên phần mềm
chưa được hoàn thiện.
3.2.2 Mô tả nghiệp vụ
3.2.2.1 Nhập kho
Sau mỗi lần xuất hàng nhân viên quản lý kho sẽ ghi lại chi tiết thông tin hàng
xuất kho. Khi mặt hàng nào đó sắp hết (hoặc đã hết) thì nhân viên quản lý kho sẽ tiến
SVTH: Nguyễn Thị Mĩ Linh

19
MSV: 11D190081


Khóa luận tốt nghiệp
Khoa :Hệ thống thông tin Kinh tế
hành báo cho ban quản lý. Ban quản lý sẽ yêu cầu bộ phận kinh doanh tiến hành tìm
kiếm, liên hệ với nhà cung cấp và tiến hành mua hàng.
Khi hàng được mua về kho, bộ phận quản lý kho sẽ nhận phiếu giao hàng và
kiểm tra số lượng và chất lượng hàng về theo yêu cầu mua đã gửi cho người bán (nhà
cung cấp). Sau khi kiểm tra hàng đúng yêu cầu về số lượng và chất lượng thì nhân viên
quản lý kho sẽ lập phiếu nhập kho, những mặt hàng không đạt yêu cầu sẽ được trả lại cho
người bán cùng với biên bản kiểm tra hàng hóa. Một số hàng hóa khi xuất bán cho khách
hàng có thể bị gửi trả lại vì một số lý do nào đó cũng sẽ được đưa về kho chờ xử lý.
Việc theo dõi hàng nhập kho được diễn ra liên tục và thông tin về hàng hóa trong
kho được theo dõi theo từng ngày, tháng, quý trong năm.

3.2.2.2 Xuất kho
Khách hàng lập và gửi phiếu yêu cầu mua đến bộ phận quản lý kho. Bộ phận
quản lý kho sẽ kiểm tra số lượng hàng được yêu cầu còn trong kho, nếu hàng trong
kho đáp ứng được nhu cầu của khách hàng thì bộ phận quản lý kho sẽ tiến hành kiểm
tra và lập phiếu xuất kho. Phiếu xuất kho sẽ được gửi cho khách hàng và một phiếu
được giữ lại lưu vào kho phiếu xuất.
Việc theo dõi hàng xuất kho được diễn ra liên tục và thông tin về hàng hóa trong
kho được theo dõi theo từng ngày, tháng, quý trong năm.
3.2.2.3 Báo cáo
Việc quản lý, báo cáo hàng tồn được diễn ra ngay trong giai đoạn nhập và xuất
hàng. Nhà quản lý sẽ gửi yêu cầu báo cáo thống kê của hàng hóa và bộ phận quản lý
kho sẽ thực hiện kiểm kê hàng hóa, đối chiếu với sổ chi tiết hàng hóa phản hồi những
thông tin được yêu cầu lại cho nhà quản lý (hoặc báo cáo theo định kỳ: Cuối tháng bộ
phận quản lý kho sẽ căn cứ vào các phiếu nhập và phiếu xuất của tháng để làm báo
cáo tổng hợp về lượng hàng xuất, lượng hàng nhập và tồn kho của từng mặt hàng và
của tất cả các mặt hàng).
3.2.3 Chi tiết các yêu cầu chức năng của hệ thống:
Hệ thống quản lý kho hàng sẽ lưu trữ thông tin chi tiết về hàng hóa, nhà cung
cấp, khách hàng, thông tin nhập, xuất hàng… của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, h ệ
thống cho phép người sử dụng tra cứu, tìm kiếm hoặc sửa đổi, sao chép, in ấn, sắp xếp,
xóa bỏ hay thêm mới thông tin về dữ liệu trong hệ thống như thông tin về hàng hóa,
nhà cung cấp, khách hàng…
SVTH: Nguyễn Thị Mĩ Linh

20
MSV: 11D190081


×