PL VỀ MUA BÁN, CHO THUÊ,
CHO THUÊ MUA, THẾ CHẤP
NHÀ Ở HÌNH THÀNH TRONG
TƯƠNG LAI
THỰC HIỆN: NHÓM 3
1
NGUYỄN THU CÚC
2
VŨ THỊ ANH ĐÀO
3
PHẠM HẢI VÂN
4
NGUYỄN NGỌC THANH XUÂN
1
CẤU TRÚC BÀI THUYẾT TRÌNH
1. Những khái niệm về tài sản hình thành trong tương lai.
2. Quy định của Luật về mua bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở
hình thành trong tương lai
3. Một số vấn đề khi áp dụng quy định của luật vào thực tế mua
bán BĐS
4. Quy định về thế chấp – xử lý tài sản đảm bảo hình thành trong
tương lai.
2
I. KN VỀ TS HÌNH THÀNH TRONG TƯƠNG LAI
NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT
Bộ luật dân sự
Luật nhà ở
Luật kinh doanh bất động sản
Nghị định 163/2006/NĐ-CP
Thông tư liên tịch số 01/2014/TTLT-NHNN-BXD-BTPBTNMT
3
I. KN VỀ TS HÌNH THÀNH TRONG TƯƠNG LAI
BỘ LUẬT DÂN SỰ
Dân luật VN cộng hòa: chỉ nhắc đến BĐS hình thành trong tương lai tại một
quy định “Tất cả những tài sản hiện hữu và hậu lai của người mắc nợ, động
sản cũng như BĐS đều là vật đảm bảo của chủ nợ”
Bộ luật dân sự 1995: không quy định
Bộ luật dân sự 2005: Chỉ quy định chung về tài sản (Điều 163), không định
nghĩa cụ thể về tài sản hình thành trong tương lai, phần tài sản hình thành
trong tương lai chỉ được quy định tại Điều 320: Vật hình thành trong tương
lai là động sản, bất động sản thuộc sở hữu của bên bảo đảm sau thời điểm
nghĩa vụ được xác lập hoặc giao dịch bảo đảm được giao kết.
Bộ luật dân sự 2015: định nghĩa rõ hơn về tài sản và tài sản hình thành trong
tương lai, tại khoản 2 điều 105 quy định, tài sản hình thành trong tương lai
bao gồm:
• Tài sản chưa hình thành;
• Tài sản đã hình thành nhưng chủ thể xác lập quyền sở hữu tài sản sau
thời điểm xác lập giao dịch.
4
I. KN VỀ TS HÌNH THÀNH TRONG TƯƠNG LAI
LUẬT NHÀ Ở
Luật nhà ở 2005: không quy định.
Luật nhà ở 2014: Khoản 19 Điều 3 định nghĩa nhà ở hình
thành trong tương lai là nhà ở đang trong quá trình đầu tư
xây dựng và chưa được nghiệm thu đưa vào sử dụng.
5
I. KN VỀ TS HÌNH THÀNH TRONG TƯƠNG LAI
LUẬT KINH DOANH BẤT ĐỘNG SẢN
Luật KDBĐS 2006: Mua bán nhà, công trình xây dựng hình
thành trong tương lai là việc mua bán nhà, công trình xây
dựng mà tại thời điểm ký hợp đồng, nhà, công trình xây
dựng đó chưa hình thành hoặc đang hình thành theo hồ sơ dự
án, thiết kế bản vẽ thi công và tiến độ cụ thể (Khoản 8 điều
4)
Luật KDBĐS 2014: nhà, công trình xây dựng hình thành
trong tương lai là nhà, công trình xây dựng đang trong quá
trình xây dựng và chưa được nghiệm thu đưa vào sử dụng
(Khoản 4 Điều 3).
6
I. KN VỀ TS HÌNH THÀNH TRONG TƯƠNG LAI
NGHỊ ĐỊNH 163/2006/NĐ-CP
Tài sản hình thành trong tương lai gồm:
Tài sản được hình thành từ vốn vay;
Tài sản đang trong giai đoạn hình thành hoặc đang được tạo
lập hợp pháp tại thời điểm giao kết giao dịch bảo đảm;
Tài sản đã hình thành và thuộc đối tượng phải đăng ký quyền
sở hữu, nhưng sau thời điểm giao kết giao dịch bảo đảm thì
tài sản đó mới được đăng ký theo quy định của pháp luật.
Tài sản hình thành trong tương lai không bao gồm quyền sử dụng đất.
7
I. KN VỀ TS HÌNH THÀNH TRONG TƯƠNG LAI
THÔNG TƯ LIÊN TỊCH SỐ 01/2014/TTLT-NHNN-BXD-BTP-BTNMT
Nhà ở hình thành trong tương lai làm tài sản thế chấp là nhà ở được
tổ chức, cá nhân mua của doanh nghiệp kinh doanh bất động sản
trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở mà tại thời điểm xác lập hợp
đồng thế chấp nhà ở đó đang trong quá trình đầu tư xây dựng theo hồ
sơ thiết kế được duyệt và Giấy phép xây dựng (đối với trường hợp
phải có Giấy phép xây dựng) hoặc đã hoàn thành việc xây dựng theo
quy định của pháp luật về xây dựng nhưng chưa được cấp Giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác
gắn liền với đất (sau đây gọi tắt là Giấy chứng nhận).
8
II. CHO THUÊ VÀ CHO THUÊ MUA
9
CHO THUÊ NHÀ Ở HÌNH THÀNH TRONG TL:
* Căn cứ pháp lý:
-
Điều 25-30 Luật kinh doanh BĐS.
-
Điều 472 Bộ luật dân sự 2015: Hợp đồng thuê tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho thuê giao
tài sản cho bên thuê để sử dụng trong một thời hạn, bên thuê phải trả tiền thuê.
⇒ Khái niệm: Cho thuê nhà ở hình thành trong tương lai là việc bên cho thuê giao nhà ở sẽ hình thành trong
tương lai cho bên thuê để sử dụng trong một thời hạn, bên thuê phải trả tiền thuê theo thỏa thuận.
* Quyền cơ bản của bên thuê:
-
Được đổi nhà, công trình xây dựng đang thuê với người thuê khác nếu được bên cho thuê đồng ý bằng văn
bản.
-
Được cho thuê lại một phần hoặc toàn bộ nhà, công trình xây dựng nếu có thỏa thuận trong hợp đồng hoặc
được bên cho thuê đồng ý bằng văn bản.
-
Được tiếp tục thuê theo các điều kiện đã thỏa thuận với bên cho thuê trong trường hợp thay đổi chủ sở hữu.
II. CHO THUÊ VÀ CHO THUÊ MUA
10
CHO THUÊ MUA NHÀ Ở HÌNH THÀNH TRONG TL:
* Căn cứ pháp lý:
-
Khoản 7 điều 3 Luật kinh doanh BĐS.
-
Điều 31-36 Luật Kinh doanh BĐS.
-
Khoản 17 điều 3 Luật nhà ở 2014
⇒ Khái niệm: Khoản 7 Điều 3 định nghĩa thuê mua nhà, công trình xây dựng là thỏa thuận giữa các bên, theo đó
bên thuê mua thanh toán trước cho bên cho thuê mua một khoản tiền và được sử dụng nhà, công trình xây dựng
đó; số tiền còn lại được tính thành tiền thuê; sau khi đã thanh toán đủ số tiền thuê mua thì bên thuê mua trở
thành chủ sở hữu đối với nhà, công trình xây dựng đó.
* Quyền cơ bản của bên thuê mua:
-
Bên thuê mua có quyền chuyển nhượng hợp đồng thuê mua nhà, công trình xây dựng khi hồ sơ đề nghị cấp
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho bên thuê mua
chưa được nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Việc chuyển nhượng hợp đồng thuê mua nhà, công trình
xây dựng phải được lập thành văn bản, có xác nhận của bên cho thuê mua vào văn bản chuyển nhượng.
II. CHO THUÊ VÀ CHO THUÊ MUA
Đánh giá:
Trên thực tế, hình thức cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương
lai chưa phổ biến, chủ yếu hiện nay vẫn là cho thuê, chuyển nhượng
và thế chấp.
Hình thức cho thuê nhà ở hình thành trong tương lai không làm dịch
chuyển quyền sở hữu từ người này sang người khác, cho nên pháp lý
đối với hình thức này đơn giản.
Hình thức cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai có dịch
chuyển quyền sở hữu ở giai đoạn cuối của quá trình giao dịch => vì
vậy khoản 2 điều 31 Luật kinh doanh BĐS quy định: Việc cho thuê
mua nhà, công trình xây dựng phải gắn với quyền sử dụng đất (k2 Đ
31 Luật KD BĐS); bên cho thuê mua có nghĩa vụ làm thủ tục đề nghị
cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài
sản khác gắn liền với đất và giao cho bên thuê mua khi kết thúc thời
hạn thuê mua (k5 Đ 33 Luật KDBĐS)
11
II.MUA BÁN NHÀ Ở HÌNH THÀNH TRONG TƯƠNG LAI
KHÁI NIỆM: Theo luật KD BĐS
Nhà ở hình thành trong tương lai là nhà đang trong quá trình xây
dựng và chưa được nghiệm thu đưa vào sử dụng => nhà ở chưa
được hình thành đang tồn tại dưới dạng công trình tại thời điểm
mua bán.
Theo khoản 2 điều 5 các loại BĐS đưa vào kinh doanh bao gồm:
nhà, công trình xây dựng hình thành trong tương lai của các tổ
chức cá nhân.
Theo khoản 1 điều 54: chủ đầu tư có quyền bán, cho thuê, cho
thuê mua nhà hình thành trong tương lai
=> Như vậy, nhà ở hình thành trong tương lai được phép đưa vào
giao dịch mua bán
12
II.MUA BÁN NHÀ Ở HÌNH THÀNH TRONG TƯƠNG LAI
THỜI ĐIỂM ĐƯỢC QUYỀN CHÀO BÁN
Thủ tục pháp lý:
•
Có giấy tờ về quyền sử dụng đất
•
•
•
Hồ sơ dự án
Thiết kế bản vẽ thi công đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt
Giấy phép xây dựng (nếu có)
Tiến độ dự án
•
Hoàn thành xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật tương ứng theo tiến độ dự án;
•
Hoàn thành xong phần móng của tòa nhà trong trường hợp là nhà chung cư, tòa
nhà hỗn hợp có mục đích để ở hình thành trong tương lai.
Chủ đầu tư phải có văn bản thông báo cho cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh v/v nhà ở
đủ điều kiện được bán
Phải được ngân hàng thương mại có đủ năng lực thực hiện bảo lãnh nghĩa vụ tài
chính của chủ đầu tư đối với khách hàng khi chủ đầu tư không bàn giao nhà ở theo
đúng tiến độ đã cam kết với khách hàng.
13
II.MUA BÁN NHÀ Ở HÌNH THÀNH TRONG TƯƠNG LAI
TIẾN ĐỘ THANH TOÁN
Trước khi bàn giao nhà:
• Được thực hiện nhiều lần tuy nhiên lần đầu không quá 30% giá trị hợp đồng,
•
Những lần tiếp theo thu phù hợp với tiến độ xây dựng bất động sản nhưng tổng số
không quá:
70% giá trị hợp đồng đối với doanh nghiệp trong nước
50% giá trị hợp đồng đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
Sau khi bàn giao nhà:
• Chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài
sản khác gắn liền với đất thì bên bán không được thu quá 95% giá trị hợp đồng;
• Giá trị còn lại của hợp đồng được thanh toán khi cơ quan nhà nước có thẩm
quyền đã cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản
khác gắn liền với đất cho bên mua.
14
II.MUA BÁN NHÀ Ở HÌNH THÀNH TRONG TƯƠNG LAI
CHUYỂN NHƯỢNG HỢP ĐỒNG MUA BÁN
Nghị định số 76/2015/NĐ-CP ngày 10/09/2015 quy định rõ điều kiện chuyển
nhượng hợp đồng mua bán, cụ thể:
• Bên mua chưa nhận bàn giao nhà ở hoặc đã nhận bàn giao nhà ở có quyền
chuyển nhượng hợp đồng mua bán ở hình thành trong tương lai cho tổ chức,
cá nhân khác
• Tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng hợp đồng có quyền chuyển nhượng
tiếp hợp đồng mua bán, thuê mua cho tổ chức, cá nhân khác.
• Việc chuyển nhượng hợp đồng mua bán ở hình thành trong tương lai thì
phải chuyển nhượng hợp đồng theo từng căn nhà riêng lẻ hoặc từng căn hộ;
đối với trường hợp hợp đồng mua bán nhiều căn nhà riêng lẻ hoặc nhiều
căn hộ thì phải chuyển nhượng toàn bộ số căn nhà hoặc căn hộ trong hợp
đồng đó
15
16
III.THỰC TẾ ÁP DỤNG
CHUYỂN NHƯỢNG HỢP ĐỒNG MUA BÁN
Luật KD BĐS 2006
1. Phải kinh doanh qua sàn giao dịch BĐS
2. Người quản lý, điều hành sàn giao dịch BĐS có
nghĩa vụ “Bảo đảm BĐS được đưa lên sàn giao dịch
phải có đủ điều kiện để đưa vào kinh doanh”.
Các BĐS khi đưa lên sàn giao dịch BĐS phải có
đầy đủ các giấy tờ theo quy định như Giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ), Giấy chứng nhận
quyền sở hữu nhà ở, các tài sản gắn liền với đất (sổ
hồng), Giấy chứng nhận sở hữu công trình xây
dựng…
Các giao dịch chuyển nhượng có đối tượng là
BĐSHTTTL không “đủ điều kiện” thực hiện qua sàn
giao dịch BĐS.
Luật KD BĐS 2014
Không bắt buộc phải
qua sàn giao dịch
BĐS
17
III.THỰC TẾ ÁP DỤNG
CHUYỂN NHƯỢNG HỢP ĐỒNG MUA BÁN
Luật KD BĐS 2006
(Thông tư số 16/2010/TT-BXD ngày 01/9/2010 của Bộ Xây dựng)
Luật KD
BĐS 2014
Hộ gia đình, cá nhân, tổ chức không có chức năng kinh doanh BĐS mà
bán lại nhà ở đã mua cho tổ chức, cá nhân khác, nếu chưa nhận bàn
giao nhà ở từ CĐT thì được phép chuyển nhượng Hợp đồng mua bán
nhà ở mà không bắt buộc phải thông qua sàn giao dịch BĐS; nếu đã
nhận bàn giao nhà ở từ CĐT thì phải thực hiện thủ tục mua bán nhà ở
theo đúng quy định của Luật Nhà ở và pháp luật dân sự (bên bán phải
có Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở theo quy định).
Thực tế, hợp đồng chuyển nhượng BĐSHTTTL trở thành “hợp đồng
góp vốn không lãi suất” cho CĐT thực hiện công trình. Một số trường
hợp, để “lách” quy định CĐT phải xây dựng hạ tầng cơ sở kỹ thuật
trước khi ký các loại hợp đồng góp vốn với KH (bao gồm cả hợp đồng
chuyển nhượng NƠHTTTL), CĐT đã ký 02 văn bản với người mua
nhà: (1) Hợp đồng vay tiền và (2) Cam kết sẽ ký Hợp đồng chuyển
nhượng NƠHTTTL.
Đã bỏ các
nội dung
này (Nghị
định
76/2015/NĐ
-CP ngày
10/9/2015)
III.THỰC TẾ ÁP DỤNG
BẢO LÃNH NHÀ Ở HÌNH THÀNH TRONG TƯƠNG LAI
Để bảo vệ quyền lợi người mua nhà, Điều 56, Luật Kinh doanh BĐS năm 2014 quy
định, CĐT (CĐT) dự án BĐS trước khi bán, cho thuê mua NƠHTTTL phải được
NHTM có đủ năng lực thực hiện bảo lãnh nghĩa vụ tài chính của CĐT đối với KH khi
CĐT không bàn giao nhà ở theo đúng tiến độ đã cam kết với KH. CĐT có trách
nhiệm gửi bản sao hợp đồng bảo lãnh cho bên mua, bên thuê mua khi ký kết hợp
đồng mua, thuê mua.
Đây là loại bảo lãnh gì, có biện pháp bảo đảm gì kèm theo để ngân hàng thực hiện
trách nhiệm bảo lãnh, trách nhiệm của CĐT với ngân hàng như thế nào, chưa được
làm rõ.
“Quan hệ bảo lãnh là quan hệ 3 bên. Khi CĐT bán nhà mà yêu cầu có bảo lãnh của
ngân hàng cam kết cho nghĩa vụ của CĐT là không khả thi. Vì khi cấp bảo lãnh như
vậy sẽ không thể biết được ai là người mua nhà và nghĩa vụ của CĐT với người mua
nhà bao nhiêu tiền để xác định nghĩa vụ bảo lãnh, để cấp bảo lãnh. Trong khi đó, một
dự án nhà ở như vậy sẽ có rất nhiều người mua nhà khác nhau. Đây là bất cập đầu
tiên chưa được làm rõ”.
CĐT chỉ gửi bản sao của hợp đồng bảo lãnh (nếu có) cho người mua nhà. Tuy
nhiên, theo quy định của pháp luật, người mua nhà muốn được ngân hàng nghĩa vụ
bảo lãnh phải có bản chính trong tay, đây là quy định không khả thi.
18
III.THỰC TẾ ÁP DỤNG
BẢO LÃNH NHÀ Ở HÌNH THÀNH TRONG TƯƠNG LAI
NHNN đã ban hành Thông tư 07/2015/TT-NHNN về bảo lãnh ngân hàng, trong đó có
điều khoản riêng về việc bán và cho thuê nhà ở hình thành trong tương lai và công bố
danh sách ngân hàng thương mại đủ điều kiện bảo lãnh BĐS. Thông tư 07 ra đời đã
giải quyết các vướng mắc như thế nào?
Ngân hàng với bên được bảo lãnh là CĐT sẽ thoả thuận trước là ngân hàng sẽ bảo
lãnh cho CĐT với một số điều kiện nhất định. Nếu có người mua nhà của CĐT,
hai bên sẽ ký hợp đồng mua bán với nhiều điều kiện ràng buộc khác nhau. Lúc
này, phải xác định được nghĩa vụ của CĐT với người mua nhà cụ thể, ngân hàng
mới cấp bảo lãnh trên cơ sở khung hợp đồng thoả thuận.
Trên cơ sở bảo lãnh nguyên tắc giữa ngân hàng và CĐT, CĐT tìm KH và ký hợp
đồng mua bán nhà với người mua nhà, xác định người mua nhà phải trả cho CĐT
bao nhiêu tiền. Khi đó, ngân hàng mới cấp bảo lãnh, gọi là Cam kết bảo lãnh cho
KH mua nhà. Nếu CĐT vi phạm, người mua nhà yêu cầu ngân hàng thực hiện cam
kết.
Việc ký hợp đồng mua bán nhà trước hay sau cam kết bảo lãnh không quan trọng
nhưng phải có thoả thuận cấp bảo lãnh giữa ngân hàng với CĐT thì mới đủ cơ sở
để ngân hàng ra cam kết bảo lãnh trực tiếp cho KH vì không bao giờ ngân hàng
cam kết nghĩa vụ bảo lãnh mà không biết trị giá hợp đồng.
19
III.THỰC TẾ ÁP DỤNG
BẢO LÃNH NHÀ Ở HÌNH THÀNH TRONG TƯƠNG LAI
Tuy nhiên, kể từ khi có Thông tư, không phải các vấn đề, băn khoăn đã hết:
KH không mời luật sư tư vấn khi mua nhà, vì thế việc ký hợp đồng mua bán, ngay
cả khi dự án được bảo lãnh, KH cũng không thể lường hết rủi ro.
Một số ý kiến cho rằng các Ngân hàng thương mại hiện nay tham gia bảo lãnh chủ
yếu để thu phí chứ không phải vì lợi ích của KH. Vì thế, nếu CĐT “bắt tay” với
ngân hàng, thì quyền lợi KH khó bảo đảm.
Các Ngân hàng băn khoăn quy định hợp đồng bảo lãnh chỉ có hiệu lực sau 30
ngày kể từ ngày bàn giao nhà là khó khả thi. Bởi hầu hết các dự án hiện nay, CĐT
đều không bàn giao nhà theo đúng cam kết. Họ cũng lo ngại quyền lợi của KH
khó được đảm bảo, do Thông tư hướng dẫn hiện nay chỉ nặng về bảo lãnh tiến độ,
chứ nghĩa vụ của CĐT với người bảo lãnh ra sao vẫn chưa thể hiện rõ.
KH cho rằng nhiều doanh nghiệp khó khăn đã thế chấp dự án ở Ngân hàng, nay dự
án đó có tiếp tục được Ngân hàng bảo lãnh không? CĐT có thể thế chấp bảo lãnh
dự án bằng một dự án khác không? Mức phí bảo lãnh ra sao? Các Ngân hàng có
bảo lãnh KH riêng lẻ của dự án, hoặc nếu các CĐT chưa mua được phí bảo lãnh,
mà dự án vẫn đang tiến hành bán thì phải xử lý thế nào?...
20
III.THỰC TẾ ÁP DỤNG
BẢO LÃNH NHÀ Ở HÌNH THÀNH TRONG TƯƠNG LAI
Để trả lời những câu hỏi này, trong cuộc “Hội thảo về quy định bảo lãnh trong bán,
cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai” đã diễn ra ngày 01/8/2015 nhằm
giải đáp nhiều thắc mắc trên.
Tuy nhiên vẫn khiến nhiều người còn băn khoăn. Tại hội thảo, có ý kiến cho rằng tại
nhiều dự án, trước khi bán, CĐT đã phải có những cam kết về việc bảo lãnh. Để đạt
được thỏa thuận này, CĐT sẽ phải chứng minh cơ sở pháp lý của dự án.
Mặt khác, Thông tư 07 hướng dẫn việc bảo lãnh dự án cũng chỉ là những quy định
khung. Quy trình bảo lãnh ra sao các ngân hàng thương mại sẽ có quy định cụ thể.
Hiện nay, vẫn chưa thấy các quy định cụ thể của ngân hàng thương mại nơi nhóm báo
cáo làm việc được ban hành.
21
IV. THẾ CHẤP NHÀ Ở HÌNH THÀNH TRONG TƯƠNG LAI
CĂN CỨ PHÁP LÝ
• Bộ luật Dân sự
Bộ luật Dân sự 1995
Bộ luật Dân sự 2005
Điều 326
Điều 320
Bộ luật Dân sự 2015
Điều 295
• Luật Nhà ở
Luật Nhà ở 2005
Không có
Luật Nhà ở 2014
Khoản 2 Điều 118
• Các văn bản hướng dẫn dưới luật
IV.THẾ CHẤP NHÀ Ở HÌNH THÀNH TRONG TƯƠNG LAI
II. CÁC LOẠI NHÀ Ở HÌNH THÀNH TRONG TƯƠNG LAI NHẬN THẾ CHẤP
Dự án đầu tư xây dựng nhà ở, nhà ở hình thành trong tương lai của chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở.
Nhà ở hình thành trong tương lai của tổ chức, cá nhân mua nhà ở hình thành trong tương lai trong dự án đầu tư
xây dựng nhà ở.
Nhà ở hình thành trong tương lai được xây dựng trên thửa đất ở hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
Lưu ý: nhà ở riêng lẻ đã có hợp đồng mua bán công chứng.
23
IV.THẾ CHẤP NHÀ Ở HÌNH THÀNH TRONG TƯƠNG LAI
III. ĐIỀU KIỆN THẾ CHẤP
1. Dự án đầu tư xây dựng nhà ở
Có hồ sơ dự án, có thiết kế kỹ thuật của dự án được phê duyệt;
Có Giấy chứng nhận hoặc quyết định giao đất, cho thuê đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
Là dự án đầu tư xây dựng nhà ở quy định tại Phần IV.
2. Chủ đầu tư thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai
Các điều kiện quy định tại Phần 1;
Nhà ở thế chấp phải thuộc diện đã xây dựng xong phần móng theo quy định của pháp luật về xây
dựng;
24
IV.THẾ CHẤP NHÀ Ở HÌNH THÀNH TRONG TƯƠNG LAI
25
Không nằm trong phần dự án mà chủ đầu tư đã thế chấp theo quy định tại Phần 1;
Không thuộc diện đang có tranh chấp, khiếu nại, khiếu kiện về quyền sở hữu;
Không bị kê biên để thi hành án hoặc không bị kê biên để chấp hành quyết định hành
chính đã có hiệu lực pháp luật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
Không thuộc diện đã có quyết định thu hồi đất, có thông báo giải tỏa, phá dỡ nhà ở của
cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
3. Nhà ở hình thành trong tương lai được xây dựng trên thửa đất hợp pháp
Có giấy tờ chứng nhận quyền sử dụng đất ở hợp pháp theo quy định của pháp luật về
đất đai;