Đề tài “ Hiệu trưởng với công tác huy động1 xã hội hóa giáo dục ở địa bàn công tác”
PHÒNG GD&ĐT BÌNH SƠN
TRƯỜNG MẦM NON SAO MAI
***************
ĐỀ TÀI
HIỆU TRƯỞNG VỚI CÔNG TÁC HUY
ĐỘNG XÃ HỘI HÓA SỰ NGHIỆP GIÁO
DỤC Ở ĐỊA BÀN CÔNG TÁC
Họ và tên: Nguyễn Thị Vấn
Chức vụ : Hiệu trưởng
Bình Chánh , tháng 12 năm 2014
Nguyễn Thị Vấn ( Hiệu trưởng trường mầm non Sao Mai ) . Trang - 1
Đề tài “ Hiệu trưởng với công tác huy động2 xã hội hóa giáo dục ở địa bàn công tác”
PHẦN I
1.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI :
Như chúng ta đã biết xã hội hóa giáo dục ( XHHGD) là “ Huy động toàn xã hội
làm giáo dục, động viên các tầng lớp nhân dân đóng góp công sức xây dựng nền giáo
dục quốc dân dưới sự quản lý của Nhà nước. Thực hiện xã hội hóa giáo dục nhằm
phát triển tiềm năng về trí tuệ và vật chất trong nhân dân, huy động toàn xã hội đóng
góp về trí lực, nhân lực, vật lực, tài lực chăm lo cho sự nghiệp giáo dục’’ ( Tài liệu
bồi dưỡng cán bộ quản lý và giáo viên của nhà xuất bản giáo dục ).
Mục tiêu của giáo dục nước ta là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện,
có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp nhằm hình thành và phát triển
nhân cách của thế hệ trẻ, có đạo đức, lý tưởng; có kiến thức – tư duy và trí tuệ, là
người làm chủ tương lai. Muốn đạt được mục tiêu trên thì phải bắt đầu từ việc chăm
sóc, giáo dục trẻ mầm non.
Hội nghị lần thứ 2 Ban chấp hành trung ương Đảng khóa VIII đã khẳng định “
phát triển giáo dục là sự nghiệp của toàn xã hội, của Nhà nước và của mỗi cộng
đồng, của từng gia đình và của mỗi công dân’’.
Xã hội hóa giáo dục ( XHHGD) thực chất là xã hội hóa sự nghiệp giáo dục hay
xã hội hóa công tác giáo dục ( XHHCTGD).
Xã hội hóa công tác giáo dục được coi như một phương châm, một phương thức,
cách làm giáo dục. Hàng loạt các công trình khoa học, các báo cáo tham luận, tổng kết
về mặt lý luận và thực tiễn đã giúp mọi người có cách nhìn đúng đắn hơn về công tác
xã hội hóa giáo dục.
Như vậy giáo dục là công việc của xã hội và vì xã hội, gắn giáo dục với xã hội,
với cộng đồng. Giáo dục là bộ phận không thể tách rời của hệ thống xã hội, giáo dục
là động lực phát triển kinh tế - xã hội, phấn đấu cho mục tiêu dân trí, nhân lực và nhân
tài về sự phát triển kinh tế - xã hội. Mà nền móng bắt đầu từ bậc học mầm non.
Nguyễn Thị Vấn ( Hiệu trưởng trường mầm non Sao Mai ) . Trang - 2
Đề tài “ Hiệu trưởng với công tác huy động3 xã hội hóa giáo dục ở địa bàn công tác”
Tất cả những vấn đề trên đòi hỏi người cán bộ quản lý giáo dục cần phải nghiên
cứu cách tiếp cận phù hợp để có thể duy trì được “ sự cân bằng động giữa giáo
dục và xã hội’’ trong bối cảnh hiện nay.
Phải xuất phát từ nhiệm vụ, mục tiêu của giáo dục mầm non, vai trò của giáo dục
đối với sự phát triển kinh tế - xã hội và ngược lại từ phía xã hội đối với phát mầm
non.
Tuy nhiên, trên thực tế giáo dục mầm non vẫn còn nhiều mặt hạn chế. Hiện
nay giáo dục mầm non đang đứng trước những thử thách lớn. Đó là mâu thuẩn
giữa nhu cầu phát triển giáo dục mầm non và ngân sách đầu tư của Nhà nước cho
giáo dục mầm non còn hạn chế.
Tuy nhiên hiện nay bậc học mầm non đã có chuyễn biến nhưng trách nhiệm
của giáo viên quá nặng nề, cơ sở vật chất chưa đáp ứng với yêu cầu phương pháp
đổi mới hình thức dạy hiện nay, và phổ cập mầm non trẻ 5 tuổi chuẩn bị tốt cho trẻ
vào lớp 1 phổ thông.
Từ những vấn đề đang đặt ra cho giáo dục mầm non, phương hướng phát triển
cho giáo dục mầm non trong giai đoạn tới là phải thực hiện thông qua hình thức tổ
chức, đồng thời thông qua tuyên truyền phổ biến kiến thức khoa học nuôi dạy trẻ
trong xã hội. Do vậy giáo dục mầm non càng cần phải tiến hành xã hội hội hóa
công tác giáo dục.
Đứng trước tình hình thực tế hiện nay trường Mầm non Sao Mai vẫn đang gặp
khó khăn về cơ sở vật chất, nhận thức của nhân dân về giáo dục mầm non còn
thấp, một số phụ huynh chưa quan tâm đến việc học của con, em mình. Các ban
ngành đoàn thể chưa làm tốt công tác tuyên truyền vận động nhân dân đóng góp
cho sự phát triển của mầm non.
Trước những thử thách khó khăn này, tôi thấy chủ trương huy động xã hội hóa
sự nghiệp giáo dục mầm non hiện nay là một vấn đề cần thiết và cần làm ngay. Vì
nó góp phần nâng cao nhận thức của các cấp lãnh đạo, của nhân dân về tầm quan
trọng và vai trò của giáo dục mầm non, thu hút các nguồn lực để phát triển sự
Nguyễn Thị Vấn ( Hiệu trưởng trường mầm non Sao Mai ) . Trang - 3
Đề tài “ Hiệu trưởng với công tác huy động4 xã hội hóa giáo dục ở địa bàn công tác”
nghiệp giáo dục mầm non. Xuất phát từ lý luận và thực tiển trên tôi đã chọn đề
tài .“HIỆU TRƯỞNG VỚI CÔNG TÁC HUY ĐỘNG XÃ HỘI HÓA SỰ
NGHIỆP GIÁO DỤC Ở ĐỊA BÀN CÔNG TÁC’’ làm đề tài nghiên cứu kinh
nghiệm và tìm ra giải pháp hữu hiệu nhất phù hợp với địa bàn trường tôi đang
công tác.
2. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
2.1 : Mục đích nghiên cứu của đề tài .
Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng của công tác xã hội hóa sự nghiệp giáo dục
trong giai đoạn hiện nay, tìm hiểu nguyên nhân của những kết quả đạt được và
những hạn chế. Từ đó đề ra các biện pháp nhằm đẩy mạnh công tác xã hội hóa sự
nghiệp giáo dục và góp phần phổ cập giáo dục mầm non nói riêng và phổ cập giáo
dục của địa bàn nói chung.
2.2 : Nhiệm vụ của đề tài.
Trong đề tài này chúng tôi tập trung nghiên cứu , giải quyết các nhiệm vụ sau :
Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu một số vấn đề cơ sở lý luận của đề tài ( thuộc vấn đề công
tác xã hội hóa sự nghiệp giáo dục và các biện pháp chỉ đạo của hiệu trưởng nhằm
đẩy mạnh công tác xã hội hóa sự nghiệp giáo dục ở địa bàn ) .
Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu thực trạng
Một số biện pháp huy động xã hội hóa để xây dựng và phát triển trường học
3:Đối tượng và khách thể nghiên cứu.
3.1: Đối tượng nghiên cứu.
Công tác xã hội hóa sự nghiệp giáo dục ở trường mầm non Sao Mai.
3.2: Khách thể nghiêm cứu.
Trường mầm non Sao Mai, xã Bình chánh, Huyện Bình Sơn .
4. Giả thuyết nghiên cứu:
XHH GD là vấn đề tất yếu khách quan trong sự nghiệp GD của toàn Đảng, toàn
dân ta. Việc thực hiện XHH GD ở Bình Chánh, Bình Sơn nói chung và ở các cấp
trường học trên địa bàn huyện nói riêng trong thời gian qua đã đạt được những kết
Nguyễn Thị Vấn ( Hiệu trưởng trường mầm non Sao Mai ) . Trang - 4
Đề tài “ Hiệu trưởng với công tác huy động5 xã hội hóa giáo dục ở địa bàn công tác”
quả nhất định song vẫn tồn tại nhiều bất cập. Nếu xây dựng được các giải pháp
phù hợp thì có thể đẩy mạnh và phát huy tốt hiệu quả XHH GD trong quá trình
phát triển GD ở Bình Chánh nói riêng huyện Bình Sơn nói chung.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu.
4.1. Nghiên cứu về quan điểm của Đảng, Nhà nước, và pháp luật có liên quan đến
công tác xã hội hóa giáo dục.
4.2.Tìm hiểu thực trạng của nhà trường và những giải pháp khi chỉ đạo công tác xã
hội hóa giáo dục.
4.3. Một số giải pháp trong công tác xã hội hóa giáo dục của nhà trường đã và
đang thực hiện, những đề xuất, kiến nghị của nhà trường đối với các cấp, các
ngành có liên quan.
6. Các phương pháp nghiên cứu.
5.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận.
Đọc phân tích , khái quát , hệ thống các tài liệu có liên quan đến đề tài
5.2.Phương pháp nghiên cứu thực tiển.
5.2.1. Phương pháp quan sát.
Quan sát tự nhiên để xã định thực trạng về công tác tuyên truyền, vận động xã hội
hóa giáo dục của giáo viên.
5.2.2.Phương pháp điều tra.
Xử lý thông tin về công tác này .
5.2.3. Phương pháp đàm thoại. Đàm thoại với giáo viên , phụ huynh,các cấp , các
ngành , để bổ sung biện pháp phù hợp.
5.2.4. Phương pháp xử lý bằng toán thống kê. Tính toán số liệu để thấy được thực
trạng của nhà trường và kết quả qua các số liệu của các năm khi thực hiện công tác
xã hội hóa giáo dục.
5.2.5.Phương pháp tổng hợp phân tích. Tổng hợp và phân tích kết quả đã đạt
được.
7.Phạm vi nghiên cứu:
Nguyễn Thị Vấn ( Hiệu trưởng trường mầm non Sao Mai ) . Trang - 5
Đề tài “ Hiệu trưởng với công tác huy động6 xã hội hóa giáo dục ở địa bàn công tác”
Đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận về XHH GD và thực trạng XHH
GD ở Bình Chánh, Bình Sơn giai đoạn hiện nay, đề xuất các giải pháp XHHGD ở
Bình Chánh, Bình Sơn.
Nguyễn Thị Vấn ( Hiệu trưởng trường mầm non Sao Mai ) . Trang - 6
Đề tài “ Hiệu trưởng với công tác huy động7 xã hội hóa giáo dục ở địa bàn công tác”
PHẦN II
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP TRONG CÔNG TÁC
HUY ĐỘNG XÃ HỘI HÓA SỰ NGHIỆP GIÁO DỤC
CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÝ LUẬN
I.Xã hội hóa giáo dục là gì?
Xã hội hóa giáo dục là “ Huy động toàn xã hội làm giáo dục, động viên các
tầng lớp nhân dân góp sức xây dựng nền giáo dục quốc dân dưới sự quản lý của
Nhà nước’’
( Trích văn kiện Đại hội Đảng – BCHTW khóa VIII)
1.Tầm quan trọng của công tác xã hội hóa giáo dục trong trường mầm non .
Trẻ ở lứa tuổi mầm non bao gồm từ 3 tháng đến 72 tháng tuổi. Trẻ ở giai đoạn
này là một thực thể đang phát triển và hoàn thiện dần về tâm lý người. Sự phát
triển của trẻ em là sự tích lũy dần về số lượng lẫn về chất trên các mặt Thể chất ,
sức khỏe, tâm lý và các quan hệ xã hội.
Qúa trình chăm sóc- giáo dục trẻ ở lứa tuổi mầm non là một quá trình giáo dục
được tổ chức có mục đích, có kế hoạch, khoa học. Đây là giai đoạn đầu tiên chiếm
vị trí quan trọng trong quá trình phát triển của một đời người. Giai đoạn đánh dấu
nền tản sự phát triển nhân cách của con người, không có môi trường giáo dục của
nhà trường, xã hội thì trẻ không thể phát triển thành con người có nhân cách.
Như vậy có thể nói quá trình giáo dục và phát triển trẻ em ở lứa tuổi mầm non
là quá trình giáo dục mang đậm bản chất xã hội, mang tính tự nguyện, là giai đoạn
đầu tiên quan trọng trong quá trình phát triển đời người.
2.Quan điểm của Đảng và Nhà nước.
Xã hội hóa sự nghiệp giáo dục là huy động toàn xã hội làm giáo dục, động
viên các tầng lớp nhân dân góp sức xây dựng nền giáo dục quốc dân dưới sự quản
lý của Nhà nước.
Nguyễn Thị Vấn ( Hiệu trưởng trường mầm non Sao Mai ) . Trang - 7
Đề tài “ Hiệu trưởng với công tác huy động8 xã hội hóa giáo dục ở địa bàn công tác”
Quan niệm này được xác định rõ vai trò chủ đạo của Nhà nước, vai trò tham
gia của xã hội, vai trò chủ động của giáo dục , nhà trường. Sự kết hợp “ 3 yếu tố :
Nhà nước – xã hội - giáo dục’’. Tạo nên tác động tổng hợp cho sự phát triển
giáo dục bền vững.
Giáo dục mầm non là bậc học hình thành xã hội hóa đa dạng, giáo dục mầm
non trong chủ trương chung của giáo dục đào tạo. Mục tiêu của giáo dục năm
2011-2015 là phát triển toàn diện về thể lực, tình cảm, trí tuệ và hình thành nhân
cách cho trẻ. Đặc biệt là phổ cập giáo dục mầm non trẻ 5 tuổi.
Trên cơ sở xây
dựng đội ngũ giỏi chuyên môn cũng như kỷ năng tư vấn gia đình để phát triển các
loại hình giáo dục mầm non đa dạng và phong phú. Tương ứng một hệ thống cơ sở
vật chất đầy đủ phù hợp cho trẻ và công bằng từ những vùng khó khăn đến thuận
lợi, từ thị trấn, nông thôn đến miền núi ..điều được hưởng môi trường giáo dục
như nhau.
Như vậy đòi hỏi chúng ta phải khai thác mọi nguồn lực của cộng đồng, của các
tổ chức, cá nhân cùng tham gia mới đem lại hiệu quả cao. Muốn làm được điều
này trước tiên chúng ta phải làm cho xã hội nhận thức đúng đắn về nó , về vai trò,
vị trí của ngành học mầm non. Thực hiện tốt công tác này chúng ta có trách
nhiệm, có được lòng tin, làm việc có kế hoạch, có tổ chức khoa học. Công tác xã
hội hóa giáo dục không chỉ tăng cường đầu tư và phát triển cơ sở vật chất mà đầy
đủ về chất và lượng.
Trường mầm non là đơn vị cơ sở giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân.
Đặc thù của trường là “ Đảm nhận việc nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ,
nhằm giúp trẻ hình thành những yếu tố nhân cách đầu tiên chuẩn bị tốt cho trẻ
vào học lớp một’’.
3.Vai trò của giáo dục với ngành học mầm non .
3.1 . Quan điểm về giáo dục mầm non.
Giáo dục mầm non là một bộ phận trong hệ thống giáo dục quốc dân , thực
hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc giáo dục trẻ từ 3 tháng đến 72 tháng tuổi.Mục tiêu
Nguyễn Thị Vấn ( Hiệu trưởng trường mầm non Sao Mai ) . Trang - 8
Đề tài “ Hiệu trưởng với công tác huy động9 xã hội hóa giáo dục ở địa bàn công tác”
của giáo dục mầm non là giúp trẻ phát triển thể chất, tình cảm trí tuệ, thẩm mỹ,
hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ vào học lớp 1.
Giáo dục mầm non là móc xích đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân. Nó
có tầm quan trọng đặc biệt trong sự nghiệp xây dựng và đào tạo thế hệ trẻ.
3.2. Xã hội hóa công tác giáo dục.
Xã hội hóa công tác giáo dục mầm non là một bộ phận của xã hội hóa công tác
giáo dục nói chung. Vì vậy cần có sự nhìn nhận xem xét vấn đề xã hội hóa công
tác giáo dục và những đặc thù của giáo dục mầm non.
Xã hội hóa công tác giáo dục là huy động mọi nguồn lực xã hội cùng làm giáo dục
mầm non, dưới sự quản lý thống nhất của Nhà nước.
Giáo dục mầm non phải đáp ứng với nhu cầu xã hội, cộng đồng có thực hiện xã
hội hóa giáo dục mầm non chúng ta mới thực hiện được mục tiêu trước mắt cũng
như lâu dài đến năm 2020 “ Xây dựng hoàn chỉnh và phát triển bậc học mầm
non cho hầu hết trẻ em trong độ tuổi , phổ biến kiến thức nuôi dạy trẻ cho các
giá đình’’.
4.Vai trò của công tác xã hội hóa giáo dục mầm non.
Như chúng ta đã biết công tác xã hội hóa giáo dục có vai trò vô cùng quan
trọng công tác chăm sóc- giáo dục và phát triển trẻ em ở lứa tuổi mầm non, tạo
điều kiện cho gia đình, xã hội, yên tâm công tác, lao động sản xuất. Đồng thời
thực hiện bình đẳng trong giáo dục.
Như vậy không những cần có chính sách của Nhà nước mà phải huy động toàn
xã hội chăm lo đến công tác chăm sóc giáo dục trẻ đảm bảo được tính đồng bộ
giữa nhà trường, gia đình và các cơ quan, cộng đồng đầu tư về cơ sở vật chất,
trường lớp, đáp ứng yêu cầu trong công tác nuôi dưỡng chăm sóc giáo dục trẻ .
*Tóm lại:
Xã hội hóa giáo dục là một chủ trương lớn, một tư tưởng chiến lược, một con
đường về phát triển giáo dục.
Nguyễn Thị Vấn ( Hiệu trưởng trường mầm non Sao Mai ) . Trang - 9
10xã hội hóa giáo dục ở địa bàn công tác”
Đề tài “ Hiệu trưởng với công tác huy động
Xã hội hóa giáo dục mầm non là một bộ phận của xã hội hóa giáo dục. Vì vậy
chúng ta cần đẩy mạnh công tác này hơn nữa để góp phần phát triển giáo dục
trong thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.
Nguyễn Thị Vấn ( Hiệu trưởng trường mầm non Sao Mai ) . Trang - 10
11xã hội hóa giáo dục ở địa bàn công tác”
Đề tài “ Hiệu trưởng với công tác huy động
CHƯƠNG II : GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I / NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG ĐƠN VỊ .
1. Về cơ sở vật chất :
Tuy là trường đạt chuẩn quốc gia đến nay đã 8 năm. Mặc dù hiện nay trường
có 2 điểm điều tổ chức bán trú, song trước đây chỉ có một điểm Phước Minh còn
Mỹ Thành chưa có đủ điều kiện để mở. Và đây là việc cần làm và mang tính thiết
bách, nên tôi đã cố gắng tham mưu với các cấp đồng thời vận động nhân dân
chung tay “ XHHGD” và mãi đến năm học 2012-2013 thì cụm Mỹ Thành mới tổ
chức bán trú, đây là điều kiện thuận lợi để phụ huynh có điều kiện yên tâm công
việc.
Bên cạnh đó điểm số 2 Mỹ Thành phòng học cũng như cơ sở vật chất bên trong
tạm đủ nhưng vẫn còn thiếu, như máy tính, ti vi, loa thùng đầu đĩa, bàn ghế cho trẻ
ngồi không đủ, công trình vệ sinh cho trẻ dùng cho 5 lớp nhưng chỉ có 03 nhà vệ
sinh mà số trẻ thì quá đông, bếp ăn còn chật chội chưa đảm đảm bảo bếp 01
chiều, chưa có máng rửa theo yêu cầu của Vệ sinhan toàn thực phẩm đồ dùng
dụng cụ phục vụ cho trẻ ăn ở bán trú chưa đáp ứng theo yêu cầu Sân trường còn là
sân đất, ẩm thấp. Khuôn viên, bãi tập cho trẻ chưa được quy hoạch.Cây xanh bóng
mát có nhưng vẫn chưa đủ để tạo bóng mát sân trường
Không những thế, trang thiết bị văn phòng của nhà trường quá thiếu thốn, hiện
chỉ có một máy vi tính phục vụ cho công tác quản lý và cả kế toán cũng như công
tác chuyên môn v.v…, thực trạng cơ sở vật chất khó có thể đáp ứng cho yêu cầu,
nhu cầu tối thiểu cho việc dạy và học cũng như các hoạt động cho trẻ ở điểm số 2 .
Là một xã có truyền thống hiếu học, Đảng và Chính quyền địa phương luôn
quan tâm đến giáo dục xã nhà với phương châm “ Đầu tư cho giáo dục là quốc
sách hàng đầu và đầu tư có lợi’’. Nên trong thời gian qua cùng một lúc địa
phương lần lượt đầu tư xây dựng cho 04 trường đạt chuẩn Quốc gia ( 01 trường
THCS, 02 trường TH, 01 trường MN ) và 1 trạm y tế đạt chuẩn.
Nguyễn Thị Vấn ( Hiệu trưởng trường mầm non Sao Mai ) . Trang - 11
12xã hội hóa giáo dục ở địa bàn công tác”
Đề tài “ Hiệu trưởng với công tác huy động
Chính vì thế trong 02 năm qua để đầu tư cho cụm số 2 ở Mỹ Thành nguồn vốn
của địa phương đã cạn kiệt không còn kinh phí để tiếp tục đầu tư cho trường .
2.Công tác huy động xã hội hóa sự nghiệp giáo dục :
Mặc khác công tác xã hội hóa giáo dục (XHHGD ) ở địa phương còn nhiều hạn
chế, công tác tuyên truyền, quán triệt chủ trương xã hội hóa ( XHH ) chưa được
thực hiện đúng mức dẫn tới một bộ phận không nhỏ quần chúng nhân dân, cán bộ
Đảng viên chưa nhận thức đúng đắn quan điểm của Đảng, Nhà nước về công tác
XHHGD. Họ cho rằng bậc học mầm non chưa quan trọng lắm , chủ yếu tập trung
bậc học phổ thông, vì các cháu còn nhỏ chỉ cần đến trường có các cô lo chăm sóc
là được rồi. Đồng thời các văn bản liên quan đến công tác giáo dục nói chung,
mầm non nói riêng chậm được ban hành.
Đây là công việc hết sức khó khăn, Đảng ủy, chính quyền địa phương chưa có
những văn bản cụ thể về việc phát triển giáo dục, sức lan tỏa yếu. Vì vậy, các
đoàn thể, các mạnh thường quân, các đơn vị đóng trên địa bàn chưa có nhiều
đóng góp cho việc xây dựng và phát triển nhà trường. Mặc khác sự phối hợp giữa
các ban ngành đoàn thể chưa đồng bộ, công tác giáo dục chủ yếu nhà trường tự
thân vận động.
Là một xã có 04 trường đạt chuẩn Quốc gia, nhưng nhân dân cũng như phụ
huynh ở xã còn khó khăn về kinh tế. Họ sống chủ yếu bằng hai nghề chính, nghề
nông và biển, nên nguồn thu nhập còn bấp bênh , không đồng đều, việc đóng góp
kinh phí để xây dựng mua sắm với số tiền cao như ở Thị trấn, Thành phố là không
thể .
Tuy nhiên trường đã đạt chuẩn quốc gia nhưng đó là ở giai đoạn 2001-2005
Nếu là trường đạt chuẩn giai đoạn hiện nay thì nhà trường cần phải thực hiện đủ
các hạn mục như còn thiếu trên.
Với thực trạng nguyên nhân trên, để công tác xã hội hóa sự nghiệp giáo dục ở
địa bàn xã nói chung, trường mầm non Sao Mai nói riêng được thay đổi chuyên
biến tích cực. Tôi đã xây dựng kế hoạch với những biện pháp thực hiện sau đây.
Nguyễn Thị Vấn ( Hiệu trưởng trường mầm non Sao Mai ) . Trang - 12
13xã hội hóa giáo dục ở địa bàn công tác”
Đề tài “ Hiệu trưởng với công tác huy động
II/ NHỮNG PHƯƠNG PHÁP VÀ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
1. Giải pháp 1 :Xây dựng kế hoạch :
Xây dựng kế hoạch lâu dài và ngắn hạn là rất cần thiết đối với nhà trường mà
chính là trách nhiệm của hiệu trưởng, dựa vào kế hoạch mà ta có thể định hướng
cho các năm tới. Kế hoạch xây dựng phải cụ thể , rỏ ràng cho từng năm phù hợp
và sát với thực tế, không bị động trong quá trình thực hiện và có sự bàn bạc nhất
trí cao của lãnh đạo và tập thể giáo viên. Bởi vì các hoạt động trong nhà trường
không thể làm một sớm một chiều mà phải có thời gian để thực hiện về cơ sở vật
chất, về nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ, về đội ngũ giáo viên phải được tiến
hành trong nhiều năm, theo một trình tự nhất định. Bởi vậy muốn nâng cao toàn
diện, nhà trường phải xây dựng kế hoạch tổng thể, xác định rỏ ràng từng phần
việc cụ thể.
2.Giải pháp 2 : Kế hoạch đầu tư xây dựng cơ sở vật chất :
Cần xây dựng nhà bếp, công trình vệ sinh cho trẻ, bắt đầy đủ hệ thống điện sáng
, quạt và các đồ dùng cần thiết để tổ chức mở bán trú cho trẻ ở điểm số 2. Đồng
thời trồng thêm cây xanh tạo bóng mát sân trường, đầu tư toàn bộ trang thiết bị
nhà bếp, hệ thống bếp, ga, khu sơ chế đồ dùng ăn uống cho trẻ và cải tạo tu sữa lại
điểm số 1, mua sắm thêm máy vi tính để tạo điều kiện giải quyết kịp thời công
việc của nhà trường.
Cải tạo sân chơi, mua sắm đồ chơi ngoài trời và các phương tiện phục vụ tốt
cho chuyên đề.
Trang bị đồ chơi ngoài trời cũng như trong lớp và các phương tiện dạy học cho cô
và trẻ.
3. Giải pháp 3: Kế hoạch bồi dưỡng nâng cao trình độ cho cán bộ giáo viên
Xuất phát từ nhận thức muốn nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ. Sau
khi có kế hoạch nhà trường dự trù kinh phí gởi các cấp, ngành và huy động nguồn
kinh phí xã hội hóa giáo dục, trước tiên phải trang bị kiến thức cho đội ngũ cán
bộ giáo viên. Trường tích cực tham mưu với các cấp tạo điều kiện cho cán bộ giáo
Nguyễn Thị Vấn ( Hiệu trưởng trường mầm non Sao Mai ) . Trang - 13
14xã hội hóa giáo dục ở địa bàn công tác”
Đề tài “ Hiệu trưởng với công tác huy động
viên đi học các lớp trên chuẩn, các nhân viên nấu ăn cũng được đi học bồi dưỡng
chuyên môn và vệ sinh an toàn thực phẩm.
Ngoài kế hoạch cho giáo viên đi học tại các trường, nhà trường còn có kế
hoạch bồi dưỡng cho giáo viên thông qua các buổi hội nghị, thảo luận chuyên đề,
sinh hoạt chuyên môn, xây dựng tiết mẫu. Để bồi dưỡng có hiệu quả trường đã
phân loại giáo viên dựa trên kết quả đạt được của những năm trước, để có biện
pháp bồi dưỡng cho phù hợp với khả năng , năng lực của từng đồng chí.
4. Giải pháp 4 : Tổ chức tốt công tác tuyên truyền:
- Công tác tuyên truyền là vấn đề quan trọng trong nhà trường.Tuyên truyền ở
đây không phải sự dụng panô, áp phích treo đầy đường, hay phát thanh rầm rộ trên
thông tin đại chúng mà đối tượng đầu tiên phải tuyên truyền đó là tập thể cán bộ,
giáo viên, công nhân viên trong nhà trường. Trước mắt, phải phân tích cho:
“Người trong nhà hiểu trước” sau đó người nhà thống nhất ủng hộ thì người ngoài
mới ủng hộ, động viên giáo viên , nhân viên thống nhất xây dựng kế hoạch hóa
giáo dục nhà trường. Đồng thời trước hết là chiếm được lòng tin của các cấp lãnh
đạo, sự phối hợp chặt chẽ của tích cực của Hội phụ huynh, của các ban ngành
đoàn thể tham dự các buổi họp, hội nghị của nhà trường và các buổi họp ở địa
phương, để tuyên truyền về công tác chăm sóc giáo dục Mầm non là vấn đề quan
trọng không thể thiếu.
- Việc tuyên truyền phải làm sao để mọi người hiểu ra rằng: “ Nếu toàn xã hội và
các gia đình quan tâm với công tác XHH thì con em họ được hưởng môi trường
giáo dục tốt hơn”. Việc tuyên truyền phải là một chủ trương đúng đắn với mục
đích dành những gì đẹp nhất cho trẻ, cải thiện điều kiện học tập của trẻ, đổi mới
cách dạy của cô giáo và cách học của trò.v.v…
Căn cứ vào Quyết định của Thủ Tướng Chính Phủ về quy định một số chính
sách phát triển giáo dục Mầm non giai đoạn 2011- 2015, để có cơ sở tham mưu
với Chính quyền địa phương.
Nguyễn Thị Vấn ( Hiệu trưởng trường mầm non Sao Mai ) . Trang - 14
15xã hội hóa giáo dục ở địa bàn công tác”
Đề tài “ Hiệu trưởng với công tác huy động
- Đối với lãnh đạo, nhân dân địa phương, các đơn vị, các mạnh thường quân trên
địa bàn .Tạo mối quan hệ thật tốt với lãnh đạo địa phương, tổ chức tốt đại hội giáo
dục cấp cơ sở đúng định kỳ, xây dựng nghị quyết thực hiện cụ thể cho từng giai
đoạn phát triển của nhà trường nói riêng và sự nghiệp giáo dục xã nhà nói
chung.Thu thập ý kiến đóng góp của mọi lực lượng xã hội, để thể hiện trách
nhiệm của xã hội đối với sự nghiệp phát triển giáo dục. Việc tham mưu với địa
phương tổ chức đại hội giáo dục là trách nhiệm của hiệu trưởng, không thể
khoanh tay ngồi chờ hay đổ lỗi cho người khác. Phải chủ động trong việc xây
dựng kế hoạch cho cả nhiệm kỳ 5 năm về kế hoạch phát triển giáo dục nhà trường
nói riêng và địa phương nói chung. Từ kế hoạch đó, mới có thể nghĩ đến kế hoạch
thực hiện phù hợp với thực tế đơn vị, mới được địa phương hỗ trợ. Công tác huy
động xã hội hóa sự nghiệp giáo dục để xây dựng và phát triển nhà trường mới trở
thành nghị quyết của Đảng, chính quyền, đoàn thể địa phương. Từ nghị quyết đó
nhà trường mới có cơ sở để xây dựng kế hoạch hành động ,và cũng từ nghị quyết
đó mới huy động được sức mạnh tổng hợp của các ban ngành đoàn thể, mới kêu
gọi được sự đóng góp hỗ trợ của các mạnh thường quân, các nhà hảo tâm, các đơn
vị kinh tế đóng trên địa bàn. Đặc biệt là sự đồng thuận, sự đóng góp của từng
PHHS. Thông qua phương tiện thông tin đại chúng nhà trường tuyên dương kịp
thời những cá nhân điển hình tiên tiến để gây nhân rộng phong trào ủng hộ của
nhân dân, mạnh thường quân. Chú ý đúng mức công tác vận động tuyên truyền
các doanh nghiệp và nhà hảo tâm.
5. Giải pháp 5: Tạo uy tín với phụ huynh, các cấp ủy Đảng, chính quyền và
cộng đồng địa phương thông qua việc khẳng định uy tín chất lượng nhà
trường:
- Sự tạo lập uy tín phải bằng chính nội lực của nhà trường, sự phấn đấu của mỗi
cô giáo biến quá trình giảng dạy thành trình tự học của trẻ. Phấn đấu làm sao mỗi
ngày đến trường học sinh được học, được vui chơi một cách thoải mái, hiệu quả.
Mỗi giáo viên phải coi các cháu như chính con ruột của mình, giảng dạy bằng cả
Nguyễn Thị Vấn ( Hiệu trưởng trường mầm non Sao Mai ) . Trang - 15
16xã hội hóa giáo dục ở địa bàn công tác”
Đề tài “ Hiệu trưởng với công tác huy động
tình thương, lương tâm và trách nhiệm để trẻ thấy tự tin hơn khi được sống trong
ngôi nhà chung ấm áp cùng các bạn.
- Phải xác định PHHS sẵn sàng đóng góp công sức và tiền của cho sự nghiệp
giáo dục, miễn là con em họ được nuôi dưỡng chăm sóc, giáo dục chu đáo, ngoan
ngoãn lễ phép.
- Để lấy lại và tạo được uy tín cao với PHHS và lãnh đạo địa phương, nhà
trường xây dựng đội ngũ giáo viên vững về chuyên môn, gương mẫu trong đạo
đức nghề nghiệp, chăm sóc trẻ tận tình chu đáo, đầy trách nhiệm, tập thể sư phạm
đoàn kết, xây dựng hệ thống chính trị trong nhà trường vững mạnh.
- Chú trọng việc dạy thật, học thật, chất lượng thật bằng việc tăng cường công
tác thanh kiểm tra nghiêm túc, duy trì và thực hiện tốt “ Cô giáo như mẹ hiền’’.
- Nâng cao chất lượng nuôi dưỡng chăm sóc, giáo dục trẻ với chất lượng thực để
tạo niềm tin cho phụ huynh học sinh. Niềm tin ấy chính là cơ sở quan trọng để cấp
ủy chính quyền địa phương ủng hộ.
- Thực hiện hoạt động công khai minh bạch theo đúng điều lệ các khoản huy
động, không để cho phụ huynh học sinh hiểu lầm, hãy sẵn sàng nhận lỗi trước phụ
huynh khi cần, không xử lý một chiều, thành tâm lắng nghe ý kiến của phụ huynh
học sinh, lãnh đạo địa phương, tạo được sự đồng thuận trong toàn hội viên phụ
huynh học sinh, sự quan tâm của lãnh đạo, đoàn thể địa phương.
- Cùng với ban đại diện cha mẹ học sinh, xây dựng kế hoạch sử dụng hợp lý và
có ích các nguồn thu từ XHH, tạo được nét thay đổi, nổi bật cho nhà trường.
6. Giải pháp 6: Làm tốt công tác tham mưu cho lãnh đạo địa phương :
- Chủ động tích cực tham mưu với lãnh đạo các cấp. Tuy nhiên, việc tham mưu
cũng phải có kế hoạch chuẩn bị, mỗi lần được bố trí làm việc phải chuẩn bị kỹ nội
dung để trình bày một cách toàn diện, trọng tâm. Sau khi được lãnh đạo chấp
thuận, thực hiện xong phải báo cáo lại liền.
-Tạo được nhiều cơ hội để cấp ủy, chính quyền địa phương đến thăm cơ sở vật
chất, gặp gỡ giáo viên nhà trường. Định kỳ làm việc với cấp ủy và chính quyền địa
Nguyễn Thị Vấn ( Hiệu trưởng trường mầm non Sao Mai ) . Trang - 16
17xã hội hóa giáo dục ở địa bàn công tác”
Đề tài “ Hiệu trưởng với công tác huy động
phương để kịp thời báo cáo được diễn biến của nhà trường và xin ý kiến chỉ đạo
hỗ trợ những vấn đề ngoài tầm tay của hiệu trưởng. Luôn chủ động tranh thủ sự
quan tâm của cấp ủy, chính quyền, không ngồi chờ và đổ lỗi cho sự quan tâm ấy
khi nhà trường gặp khó khăn.
- Phải kiên trì, tham mưu một lần chưa được hãy lặp lại nhiều lần. Trình bày với
một đồng chí chủ chốt chưa xong, tìm gặp nhiều đồng chí trong cấp ủy, chính
quyền để được tập thể địa phương ủng hộ, đồng tình với đề xuất của nhà trường.
- Thường xuyên và kịp thời cung cấp những thông tin về giáo dục( các chủ trương
của ngành, các hoạt động của các đơn vị tiên tiến….) đến các cán bộ chủ chốt
trong cấp ủy, chính quyền địa phương.
-Việc tham mưu phải trở thành ý Đảng lòng dân và được thể hiện bằng các nghị
quyết của cấp ủy, văn bản chỉ thị địa phương mới .
7. Giải pháp7: Làm tốt công tác tham mưu với phòng giáo dục:
Đối với Phòng giáo dục là cơ quan chủ quản của ta. Vì thế để tạo điều kiện thuận
lợi trong công tác và cũng biết tạo thời cơ, kết hợp phương châm “ Nhà nước và
nhân dân cùngg làm’’. Nhà trường phải làm tốt công tác tham mưu và có kế hoạch
đề xuất để trình Phòng giáo dục phê duyệt cho chủ trưởng để trình lên Huyện xin
hổ trợ kinh phí. Để tiếp tục giữ vững trường đạt Chuẩn Quốc gia và xin đầu tư
thêm các hạn mục để chuẩn bị nâng lên chuẩn mức 2 .
III/ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
1/ Về cơ sở vật chất, cảnh quan sư phạm và các hoạt động của nhà trường.
Hai năm đầu năm học 2011-2012 áp dụng các biện pháp trên, nhờ làm tốt
công tác tham mưu với chính quyền địa phương, sự đóng góp của phụ huynh và
nhà hảo tâm .. đã bắt toàn bộ hệ thống điện sáng, quạt ở điểm số 2 Mỹ Thành và
mua sắm thay toàn bộ dụng cụ phục vụ bán trú ở điểm số 1 Phước Minh, mua sắm
thêm 01 máy vi tính cho văn phòng và 02 máy vi tính cho trẻ học chương trình
kismatr sau khi cơn bảo số 9 năm 2009 đã làm hư hỏng toàn bộ số máy của
trường, đóng bàn văn phòng, bàn hiệu trưởng các tủ đồ dùng cho trẻ …
Nguyễn Thị Vấn ( Hiệu trưởng trường mầm non Sao Mai ) . Trang - 17
18xã hội hóa giáo dục ở địa bàn công tác”
Đề tài “ Hiệu trưởng với công tác huy động
Quang cảnh cây xanh, bóng mát, xanh tươi tạo quanh cảnh sân trường thêm thân
thiện. Hàng ngày cô và cháu chăm lo công tác lao động dọn dẹp vệ sinh, xây dựng
cảnh quan sư phạm nhà trường, phụ huynh học sinh phấn khởi hơn khi đưa con
đến trường nhập học.
Năm thứ 02 năm 2012- 2013 ngôi trường ngày càng xanh, sạch đẹp phụ huynh
vui mừng phấn khởi từ ngày trường tổ chức mở bán trú ở điểm số 2 Mỹ Thành,
được sự quan tâm của Chính quyền địa phương cho phép chủ trương để trường và
Ban đại diện hội cha mẹ học sinh xây dựng nhà bếp, 02 công trình vệ sinh, xây bờ
tường, đổ sân bê tông, tu bổ và mua sắm thêm đồ chơi ngoài trời cho cả 02 điểm,
mua sắm trang thiết bị, máy móc và toàn bộ đồ dùng, dụng cụ để mở bán trú ở
điểm số 2 Mỹ Thành.
Ngôi trường ngày càng xanh sạch đẹp, nhà trường đã có kế hoạch đổ tiếp sân
bê tông để mở rộng sân chơi, bãi tập, xây dựng bồn hoa, trồng cây cảnh trước
khuôn viên các lớp, các cháu hào hứng tích cực đóng góp công sức cùng cô để
ngôi trường ngày càng thêm đẹp.
Cùng với việc khắc phục khó khăn, cải thiện cái cũ nhà trường đã tập trung đầu
tư xây dựng ngôi trường theo 5 nội dung của “trường học thân thiện, học sinh
tích cực”,và thực hiện tốt công tác an toàn cho trẻ “ trường học an toàn, phòng
chống tai nạn thương tích cho trẻ” làm cho ngôi trường thật sự ngày càng được
nhiều người quan tâm ủng hộ. Từ phụ huynh đến Chính quyền địa phương, Phòng
giáo dục, UBND Huyện. Không những chú tâm đầu tư cơ sở vật chất mà còn cho
lo cho việc đầu tư trang trí lớp học làm cho lớp học thật sự ấm cúng yêu thương
gần gũi với các cháu ,làm cho ngôi nhà chung của các cháu ngày càng gắn bó mật
thiết hơn “ Mỗi ngày trẻ đến trường là mỗi ngày vui’’. Đảm bảo và tiếp tục giữ
vững danh hiệu trường đạt MN chuẩn Quốc gia .
Không những chăm lo xây dựng cảnh quan sư phạm tạo được bộ mặt cho nhà
trường mà nhà trường còn chú trọng công tác phổ cập giáo Mầm non trẻ 5 tuổi ở
Nguyễn Thị Vấn ( Hiệu trưởng trường mầm non Sao Mai ) . Trang - 18
19xã hội hóa giáo dục ở địa bàn công tác”
Đề tài “ Hiệu trưởng với công tác huy động
địa phương,. Công tác duy trì sĩ số nhiều năm liền được giữ vững. Đặc biệt là trẻ 5
tuổi ra lớp luôn đạt 100% tổng số trẻ trong toàn xã .
Ngày càng có nhiều phụ huynh học sinh quan tâm đóng góp cả tài lực, vật lực
cho nhà trường .
2/ Kết quả huy động sự đóng góp qua 04 năm:
a) Cụ thể về việc huy động xã hội hóa giáo dục như sau:
Trong ba năm trở lại đây nhà trường có nhiều tiến bộ rõ nét về nhiều mặt(cơ sở
vật chất, trang thiết bị dạy học, chất lượng học sinh, chất lượng giáo viên, hoạt
động xã hội ..), đã nhận được sự đồng thuận và ủng hộ của đa số phụ huynh học
sinh trong địa bàn Ban đại diện cha mẹ học sinh phối hợp chặt chẽ với nhà
trường được hội đồng giáo dục tuyên dương. Các đoàn thể phối hợp nhịp nhàng
với đoàn thể địa phương cũng như phối hợp hoàn thành tốt công việc trong đơn vị.
Lãnh đạo địa phương phấn khởi quan tâm nhiều hơn cho sự phát triển của nhà
trường .
Nhờ tạo được uy tín với phụ huynh bằng sự khẳng định chính mình thông qua
việc nâng cao chất lượng thương hiệu nhà trường, Đảng ủy, chính quyền địa
phương đã có những nghị quyết chỉ đạo cụ thể, các ban ngành đoàn thể địa
phương hết mình ủng hộ, phụ huynh học sinh toàn tâm toàn ý với nhà trường, nhờ
vậy chỉ sau một thời gian ngắn nhà trường đã nhận được sự ủng hộ của phụ huynh
cụ thể như sau:
b) Bảng thống kê các năm :
Năm học
Tổng số tiền Kết quả xây dựng mua sắm trang thiết bị ,đồ
huy động
2011-2012
47.900.000 đ
dùng ..
- Mua máy lọc nước uống , sữa đóng lại
5 tủ đựng đồ cho cháu , bắt toàn bộ hệ
thống điện sáng , quạt ở điểm số 2 .
- Đỗ đất nâng mặt bằng sân chơi, may phông
Nguyễn Thị Vấn ( Hiệu trưởng trường mầm non Sao Mai ) . Trang - 19
20xã hội hóa giáo dục ở địa bàn công tác”
Đề tài “ Hiệu trưởng với công tác huy động
màng, cửa, mua sắm đồ dùng cho trẻ…
2012-1013
260.000.000đ Xây dựng các hạn mục để mở bán trú ở điểm
số 2 Mỹ Thành gồm : Nhà bếp , 02 nhà vệ sinh ,
xây bờ tường , đổ sân bê tông , mua sắm máy trang
thiết bị , đóng bàn ghế văn phòng , bàn ghế
trẻ , tủ …
100.000.000 đ UBND huyện hổ trợ xây dựng mở bán trú ở cụm
2013-2014
2014-2015
Mỹ Thành.
27.000.000 đ
87.000.000 đ
- Phụ huynh cụm Mỹ Thành ủng hộ.
- UBND xã hỗ trợ xây cho 02 nhà vệ sinh
- Phụ huỵnh tự nguyện ủng hộ để mua sắm.
30.000.000 đ
*Cá nhân
Nguyễn Thị Vấn ( Hiệu trưởng trường mầm non Sao Mai ) . Trang - 20
21xã hội hóa giáo dục ở địa bàn công tác”
Đề tài “ Hiệu trưởng với công tác huy động
2011-2012
AnhNguyễnTàiTrưởng
2.700.000đ
Mua ti vi và 500 quyển
vở khen thưởng cho trẻ
Anh:Mai Phước Ngân
1.000.000đ
Sũa chữa lại bàn ghế
2.000.000đ
Mua cho 01 ti vi
4.000.000đ
4.500.000đ
Mua cho trường 02 ti vi
Mua cho :01 ti vi , 01
Nguyễn Văn Dương
Tập thể phụ huynh lớp
bé và nhóm trẻ
2012-2013
Chị Nguyễn Thị Sương
nồi cơm điện
Tập thể phụ huynh lớp
2013-2014
Mua cho :01 ti vi
lớn A
2.000.000đ
Tập thể phụ huynh lớp
2.000.000đ
Mua tặng 01 ti vi
lớn C
Phụ huynh lớp nhỡ
2.000.000 đ
Mũ tặng 01 ti vi
c)Số lượng học sinh qua các năm điều duy trì và tăng năm sau cao hơn năm
trước
Năm học
2012-2013
2013-2014
2014-2015
Số trẻ ra lớp
435
424
415
Số trẻ 5 tuổi
Tỷ lệ ra lớp
176
100%
177
100%
230
100%
*Giáo viên:
Chất lượng và số lượng đội ngũ giáo viên được tăng dần và nâng cao. Trình độ
đào tạo và trình độ chuẩn nghề nghiệp tăng vượt trội.
NĂM HỌC
Tổng số giáo viên
Số GV trên chuẩn
Tỷ lệ
2012-2013
27
06
25%
Nguyễn Thị Vấn ( Hiệu trưởng trường mầm non Sao Mai ) . Trang - 21
22xã hội hóa giáo dục ở địa bàn công tác”
Đề tài “ Hiệu trưởng với công tác huy động
2013-2014
28
14
50%
2014-2015
28
17
61%
*3/KẾT QUẢ ĐẠT DANH HIỆU THI ĐUA:
NĂM HỌC
DANH HIỆU THI ĐUA
2011 - 2012
TẬP THỂ LAO ĐỘNG TIÊN TIẾN
2012 – 2013
TẬP THỂ LAO ĐỘNG TIÊN TIẾN
2013 - 2014
TẬP THỂ LAO ĐỘNG TIÊN TIẾN
Nguyễn Thị Vấn ( Hiệu trưởng trường mầm non Sao Mai ) . Trang - 22
23xã hội hóa giáo dục ở địa bàn công tác”
Đề tài “ Hiệu trưởng với công tác huy động
PHẦN III
KẾT LUẬN
I. KẾT LUẬN BÀI HỌC KINH NGHIỆM :
Muốn làm tốt công tác huy động xã hội hóa sự nghiệp giáo dục, trước hết
phải làm tốt công tác tuyên truyền bằng chính nội lực của mình, phải tạo uy tín với
cộng đồng bằng việc nâng cao chất lượng giáo dục, sử dụng có hiệu quả nguồn
vốn huy động, trân trọng sự đóng góp của cộng đồng, quan tâm chăm lo đến mọi
đối tượng học sinh. Đồng thời phải chăm lo đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang
thiết bị dạy học tạo được môi trường học tập cho trẻ mới được phụ huynh và cộng
đồng quan tâm ủng hộ, công tác xã hội hóa giáo dục mới được lâu bền và liên tục.
1/ Phải làm rõ được lợi ích của việc huy động:
Mỗi hoạt động hợp tác, phối hợp đều phải xuất phát từ nhu cầu và lợi ích của
cả hai phía: nhà trường và cộng đồng, mỗi bên tham gia điều cần tìm thấy lợi ích
chung của cá nhân, tập thể cũng như của cả cộng đồng. Phải nói rõ huy động cho
ai, để làm gì và đặc biệt chú ý phải đặt lợi ích tập thể, mọi quyền lợi đều dành cho
trẻ em và đặt lên trên hết. Có như vậy mới huy động cộng đồng tham gia một cách
hiệu quả .
2/ Phải phân định rõ chức năng nhiệm vụ của mỗi bên:
Nhà trường cũng như các lực lượng xã hội, các tổ chức,… đều có những chức
năng và trách nhiệm riêng.
Thí dụ: Đối với cấp ủy và chính quyền địa phương thì nội dung huy động phải
là chủ trương, văn bản chỉ đạo, hoặc đất xây dựng. Đối với Ngành giáo dục,
Nguyễn Thị Vấn ( Hiệu trưởng trường mầm non Sao Mai ) . Trang - 23
24xã hội hóa giáo dục ở địa bàn công tác”
Đề tài “ Hiệu trưởng với công tác huy động
UBND huyện, cần có sự phối hợp nhịp nhàng giữa địa phương và ngành giáo dục,
“nhà trường gắn liền với xã hội”. Nếu không biết kết hợp tốt thì mọi kết quả chỉ
đi theo qui tắc một chiều không đem lại hiệu quả.
Đối với giáo viên thì ra sức học tập rèn luyện nâng cao tay nghề giảng dạy, luôn
trào dồi phẩm chất dạo đức cho thật tốt, phụ huynh học sinh thì phối hợp với nhà
trường tuyên truyền đến các hội viên xây dựng kế hoạch phối hợp thực hiện….
3/ Phải đảm bảo thực hiện tốt công tác dân chủ:
Tạo môi trường công khai, bình đẳng để cộng đồng hiểu đúng về giáo dục và
nhà trường hơn, đồng thời góp phần thực hiện nguyên tắc “phụ huynh biết, phụ
huynh bàn, phụ huynh làm, phụ huynh kiểm tra” các hoạt động XHHGD để
mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội phát triển toàn diện và mang lại
hiệu quả thiết thực. Nhờ vậy họ mới tham gia một cách tự giác. Muốn giáo dục
mầm non ngày càng phát triển thì nhà trường không thể tách rời công tác xã hội
hóa giáo dục. Công tác xã hội hóa giáo dục là điều kiện cần thiết để nâng cao
nhận thức cho toàn thể quần chúng, nhân dân và cộng đồng thấu hiểu được vai
trò và tầm quan trọng của ngành học mầm non.
Tất cả đó chính là những yếu tố làm nên thắng lợi của công tác huy động cộng
đồng tham gia xây dựng và phát triển nhà trường.
II/ KIẾN NGHỊ :
- Đối với Sở giáo dục và đào tạo Quảng Ngãi tạo điều kiện và cần quan tâm, đầu
tư đối vợi bậc học mầm non nói chung, trường Mầm non Sao Mai nói riêng để có
điều kiện nâng lên chuẩn mức 2. Đối với các trường mầm non, mẫu giáo ở vùng
nông thôn cần hổ trợ thêm đồ chơi, trang thiết bị phục vụ cho công tác dạy và học
- Đối với Phòng giáo dục và đào tạo Bình Sơn tiếp tục đề nghị UBND huyện về
việc đầu tư nguồn kinh phí để xây dựng cơ sở vật chất, khi trường di chuyễn đến
nơi mới để phấn đấu nâng lên chuẩn mức độ 2 trong thời gian đến, đồng thời hổ
trổ trợ thêm đồ chơi ngoài trời ở cụm số 2 Mỹ Thành.
Nguyễn Thị Vấn ( Hiệu trưởng trường mầm non Sao Mai ) . Trang - 24
25xã hội hóa giáo dục ở địa bàn công tác”
Đề tài “ Hiệu trưởng với công tác huy động
Trong qúa trình thực hiện đề tài này, vì thời gian nghiên cứu có hạn và chủ yếu
lấy từ thực tế của địa phương mà tôi đã làm được trong thời gian qua. Đề tài này
có thể áp dụng đối với các trường Mầm non trong toàn tỉnh.
Phương pháp nghiên cứu đề tài của tôi chắc còn hạn chế, thiếu xót. Rất mong
các cấp thông cảm bổ sung để đề tài được hoàn hảo. / .
Xin trân trọng cảm ơn ./.
Bình Chánh , ngày 26 tháng 12 năm 2014
NGƯỜI VIẾT
Nguyễn Thị Vấn
Nguyễn Thị Vấn ( Hiệu trưởng trường mầm non Sao Mai ) . Trang - 25