Tải bản đầy đủ (.pdf) (35 trang)

Hiệu trưởng với công tác quản lý dạy học theo mô hình trƣờng học mới ( VNEN)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.47 MB, 35 trang )

Thông tin chung về sáng kiến
1. Tên sáng kiến :
Hiu trng vi cụng tỏc qun lý dy hc theo mụ hỡnh trng hc mi ( VNEN).
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Lĩnh vực Qun lớ giáo dục Tiu hc.
3. Thời gian áp dụng sáng kiến.
Tháng 8 năm 2014 đến tháng 5 năm 2015
4. Tác giả.
Họ và tên: Phạm Thị Thuý Lụa
Năm sinh: 1965
Nơi th-ờng trú: Trực Thái - Trực Ninh - Nam Định.
Trình độ chuyên môn: Đại học s- phạm
Chức vụ công tác: Hiệu tr-ởng
Nơi làm việc: Tr-ờng Tiểu học A Trực Đại
Địa chỉ liên hệ: Tr-ờng Tiểu học A Trực Đại
Điện thoại: 0982348 212
5. Đơn vị áp dụng sáng kiến.
Tên đơn vị: Tr-ờng Tiểu học A Trực Đại
Địa chỉ: Trực Đại - Trực Ninh - Nam Định
Điện thoại: 0350. 3 884 113.

1


I. ĐIỀU KIỆN, HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN.
1. Điều kiện tạo ra sáng kiến.
Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo
đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và
năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.
Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành TW Đảng khoá 7 đã chỉ rõ: “Trong công
cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, những chính sách, giải pháp đúng
trong phát triển giáo dục và đào tạo phải hướng tới hình thành một nguồn nhân lực


đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá trong thời đại ngày
nay. Đó là một nguồn nhân lực bao gồm những người có đức, có tài, ham học hỏi,
thông minh sáng tạo, làm việc quên mình vì nền độc lập và sự phồn vinh của Tổ
quốc, được chuẩn bị tốt kiến thức văn hoá, được đào tạo thành thạo về kĩ năng nghề
nghiệp, về năng lực quản lí sản xuất kinh doanh, điều hành vĩ mô kinh tế và toàn xã
hội, có trình độ khoa học kĩ thuật vươn lên ngang tầm thế giới”.
Tại hội nghị lần thứ II BCH Trung ương Đảng khoá VIII đã khẳng định:” Đổi
mới mạnh mẽ phương pháp Giáo dục và Đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một
chiều, rèn luyện nếp tư duy sáng tạo của người học, từng bước áp dụng phương pháp
tiên tiến, phương pháp hiện đại vào quá trình dạy học”.
Thông báo số 209-TB/HU ngày 04/8/2014 của huyện ủy Trực Ninh về việc
lãnh đạo, chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện năm học 2014-2015, tập
trung chỉ đạo, lãnh đạo triển khai thực hiện chương trình hành động thực hiện nghị
quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa
(XI) về “ Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu CNH,
HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế”
Cùng với sự phát triển khoa học kỹ thuật của thế giới đang biến động từng giờ,
từng phút .. đòi hỏi công tác giáo dục phải tích cực biến đổi, trong đó việc đổi mới
phương pháp quản lý, phương pháp dạy học là tất yếu. Yêu cầu cần những phương
pháp góp phần rất tích cực để họat động quản lý giáo dục để giảm được công sức,
nâng cao hiệu quả quản lý và giảng dạy, tiết kiệm được nhiều thời gian, bảo đảm sự
chính xác cao trong mọi họat động.
Quản lý hoạt động dạy học được xem là hoạt động trọng tâm trong quản lý trường
2


học, vì dạy và học thực hiện theo chương trình, kế hoạch đã được xác định và diễn ra
trong suốt năm học. Tiếp tục đổi mới sự nghiệp GD&ĐT theo nghị quyết TW Đảng,
cho nên việc quản lý dạy học càng trở nên quan trọng. Từ đó cho thấy vai trò của BGH
trong việc quản lý hoạt động dạy học theo mục tiêu đào tạo là rất quan trọng.

2. Hoàn cảnh tạo ra sáng kiến.
Thực tế giáo dục nói chung và dạy học nói riêng của nước ta hiện nay còn nhiều
biểu hiện hạn chế, thậm chí còn lạc hậu trước những yêu cầu của nền kinh tế xã hội đang
đổi mới và yêu cầu phát triển của đất nước. Vì vậy quản lý hoạt động dạy học là nâng
cao chất lượng và hiệu quả dạy học để thực hiện chiến lược con người - nhân tố quyết
định sự phát triển xã hội là bức thiết, là quan trọng.
Năm học 2014-2015, Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp tục triển khai thí điểm Mô
hình trƣờng học mới Việt Nam(VNEN). Sở Giáo dục và Đào tạo Nam Định, Phòng
Giáo dục và Đào tạo Trực Ninh đã triển khai tới các trường trong huyện, trong Tỉnh
nhằm thực hiện chủ trương đổi mới về phương pháp dạy, đổi mới về phương pháp học,
đổi mới vè phương pháp đánh giá học sinh, đổi mới tổ chức lớp học. Sau khi được tập
huấn và nghiên cứu các văn bản hướng dẫn thực hiện mô hình trường học mới Việt
Nam, trường Tiểu học A Trực Đại chúng tôi là 1/7 trường tiểu học của Huyện Trực
Ninh đã tổ chức thực hiện. Song đây là quá trình thực nghiệm nên bước đầu triển khai
chúng tôi gặp không ít những khó khăn, vướng mắc về tài liệu, phân phối chương trình,
về phương pháp và hình thức dạy học và cả về nhận thức của cha mẹ học sinh.v.v..
Mặc dù vậy, chúng tôi đã từng bước khắc phục và đã đạt được những kết quả bước
đầu khả quan: Học sinh mạnh dạn, tự tin, linh hoạt, sáng tạo, tích cực hơn trong học
tập và tham gia các hoạt động. Không khí học tập trong lớp tự nhiên, nhẹ nhàng,
thân thiện. Là Hiệu trưởng quản lý, chỉ đạo và tổ chức dạy học theo mô hình trường
học mới VNEN sau một năm triển khai thực hiện tôi đã đúc rút kinh nghiệm thực
tiễn và chọn đề tài “ Hiệu trƣởng với công tác quản lý dạy học theo mô hình
trƣờng học mới ( VNEN) tại trƣờng Tiểu học”.
II.MÔ TẢ GIẢI PHÁP KĨ THUẬT.
1.Mô tả giải pháp kĩ thuật trƣớc khi tạo ra sáng kiến (diễn ra trong thực
tiễn, trong công tác giảng dạy, giáo dục).
a.Thuận lợi:
Môi trường giáo dục nhà trường đảm bảo, dân chủ, thân thiện, đổi mới các
3



hoạt động giáo dục, đủ các điều kiện cho việc triển khai chủ trương thực hiện việc
làm đổi mới của nhà trường.
Hiệu trưởng có trình độ Đại học, đã qua các lớp bồi dưỡng tin học văn phòng
và tin học quản lý, đã qua các lớp bồi dưỡng quản lý giáo dục của Tỉnh, chương
trình hợp tác giáo dục Việt Nam - Singapore.
Đội ngũ cán bộ giáo viên có trình độ, có phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống
chuẩn mực, có trách nhiệm với công việc, số cán bộ giáo viên trẻ chiếm 75%.
Nhà trường đã chỉ đạo tốt công tác bồi dưỡng giáo viên theo hướng tự học, tự
bồi dưỡng, tự làm đồ dùng dạy học, chia sẻ và học hỏi kinh nghiệm đồng nghiệp qua
sinh hoạt chuyên môn tại tổ, trường. Giáo viên hướng dẫn học sinh sử dụng tài liệu
Hướng dẫn học tập để tự học, tự đánh giá; tổ chức cho học sinh hoạt động khám
phá, phát hiện kiến thức, kĩ năng mới thông qua quá trình học tập mang tính hợp tác.
Giáo viên chỉ hỗ trợ và hướng dẫn học sinh khi cần thiết.
Nhà trường đã tạo được sự gắn kết chặt chẽ với phụ huynh và cộng đồng nhằm
phát huy vai trò tích cực của phụ huynh và cộng đồng tham gia cùng nhà trường
trong hoạt động giáo dục học sinh với các hình thức hoạt động phù hợp với việc tổ
chức dạy học theo mô hình trường tiểu học mới VNEN.
b.Khó khăn:
Diện tích phòng học thiết kế theo cách học truyền thống nên quá nhỏ (lại có
thên bục giảng chiểm dụng không gian). Diện tích phòng học ở trường là 48m2,
trong đó còn trang bị tủ đựng sách vở, đồ dùng dạy học... do vậy không đảm bảo
không gian thoáng đãng cho việc tổ chức các hoạt động trên lớp.
Trong mỗi bài dạy có nhiều hoạt động của học sinh cần phải giải quyết để lĩnh
hội kiến thức; do vậy các phương tiện giúp học sinh hoạt động như: ĐDDH (Tranh
ảnh, phiếu bài tập...) giáo viên cần phải chuẩn bị trước; trong khi không có phương
tiện in ấn, in ấn bên ngoài rất tốn kém.
Đối với học sinh lớp 2, giáo viên rất vất vả vì phải hướng dẫn, theo dõi, giúp
đỡ, kiểm tra nhiều lượt trong từng hoạt động học tập, vì các em đọc, viết chưa thật
tốt để đáp ứng yêu cầu của chương trình VNEN.

Kỹ năng điều hành của nhóm trưởng, đặc biết đối với khối lớp 2 chưa quen,
chưa tốt; học sinh thao tác chậm. Hầu hết học sinh chưa mạnh dạn, còn rụt rè, nhút
nhát; nhiều học sinh chưa biết hợp tác trong học tập, nên rất tốn thời gian của giáo
4


viên trên lớp để rèn luyện kỹ năng này cho học sinh. Học sinh vùng nông thôn giao
tiếp còn nhiều hạn chế.
Thời gian đầu không có phân phối chương trình cụ thể nên GV còn lúng túng khi dạy.
Chuyển đổi từ phương pháp truyền thống qua phương pháp học tích cục một cách
đột ngột, nên không khỏi gây cho GV, HS và phụ huynh tâm lý hoang mang sợ học
sinh không tiếp thu được kiến thức bài học, nhất là đối tượng học sinh trung bình, yếu.
Kinh phí để thực hiện chương trình chưa kịp thời, đồ dùng dạy học phục vụ cho
chương trình mới chưa có.
Mô hình học nhóm suốt trong buổi học, tạo cho một bộ phận học sinh có cơ hội
nói chuyện riêng và ỷ lại vào người khác.
Trước khi có Thực nghiệm giáo dục theo mô hình mới (VNEN), một số giáo
viên đã quen với phương pháp dạy học truyền thống nên trong quá trình tổ chức hoạt
động học cho học sinh còn truyền thụ và giảng giải nhiều.Việc hướng dẫn học sinh
làm và sử dụng các công cụ học tập trong lớp đôi khi còn hình thức. Một số giáo
viên tổ chức lớp học còn rập khuôn, ít sáng tạo. Một số học sinh kỹ năng giao tiếp
hạn chế, rụt rè. Một số nhóm trưởng kỹ năng điều hành chỉ đạo nhóm chưa tốt. Một
số cha mẹ học sinh chưa quan tâm, đôn đốc con em học tập. Ý thức hợp tác với nhà
trường chưa cao.
2. Mô tả giải pháp kĩ thuật sau khi có sáng kiến ( Tính sáng tạo, khoa học,
các phƣơng pháp tiến hành mới mẻ, độc đáo đã đem lại hiệu quả).
Như ta đã biết việc dạy học theo mô hình trường học mới (VNEN) thì ngay từ
đầu năm học, người Hiệu trưởng phải xây dựng kế hoạch và đề ra những giải pháp
cụ thể trong công tác quản lý nhằm khắc phục những khó khăn khi thực hiện việc
dạy học theo mô hình trường học mới (VNEN) cũng như thực tế trong quá trình giáo

viên giảng dạy, tạo điều kiện cho đội ngũ cán bộ quản lí, giáo viên theo tập huấn các
chuyên đề dạy học theo mô hình trường học mới (VNEN) do Bộ giáo dục, sở giáo
dục tổ chức.
Phân công giáo viên theo tình hình thực tế của trường và chú ý đến việc phân
công giáo viên giảng dạy theo mô hình trường học mới (VNEN): Tham khảo ý kiến
trong Hội đồng trường, tổ chuyên môn và thống nhất trong Ban giám hiệu phân
công giáo viên theo đúng trình độ chuyên môn, sở trường của giáo viên nhằm tạo
điều kiện cho họ phát huy hết khả năng của mình trong công tác giảng dạy.
5


Chỉ đạo Phó hiệu trưởng trong kế hoạch thực hiện nhiệm vụ chuyên môn: Lập kế
hoạch tập huấn công tác dạy học theo mô hình trường Tiểu học mới VNEN, lên kế
hoạch thực hiện chuyên đề, kiểm tra giáo viên, kiểm tra chuyên đề, thường xuyên
thăm lớp dự giờ… giúp đỡ kịp thời những khó khăn vướng mắc của giáo viên.
Chỉ đạo công tác thư viện: chỉ đạo cán bộ thư viện trang bị đầy đủ sách giáo
khoa, sách tham khảo và những tài liệu chuyên môn cần thiết cho công tác giảng dạy
nhất là việc dạy theo hướng chuyên sâu.
Chỉ đạo công tác thiết bị: chỉ đạo cán bộ thiết bị trang bị đầy đủ cũng như bổ
sung trang thiết bị, phương tiện dạy học, ĐDDH, trang bị phòng máy chiếu ứng
dụng công nghệ thông tin cố định… nhằm hỗ trợ tốt công tác dạy và học. Thông tin,
tuyên truyền sâu rộng tới Chính quyền và nhân dân địa phương, tới phụ huynh học
sinh, chia sẻ với phụ huynh những điều họ còn băn khoăn trong việc giảng dạy theo
mô hình trường học mới (VNEN) của ngành giáo dục nhất là vào buổi họp phụ
huynh đầu năm học để từ đó họ sẽ hỗ trợ nhà trường nhiệt tình hơn.
Hướng dẫn giáo viên làm tốt công tác chủ nhiệm: Giáo viên chủ nhiệm cần nắm
bắt hoàn cảnh của từng học sinh, giúp Cha mẹ học sinh hiểu rõ tầm quan trọng và
mục đích của việc giảng dạy theo mô hình trường tiểu học mới VNEN và làm tốt
công tác chủ nhiệm đối với lớp được phân công chủ nhiệm. Đồng thời thường xuyên
liên hệ trực tiếp với giáo viên bộ môn để nắm bắt kịp thời tình hình học tập và hạnh

kiểm của từng học sinh nhằm có hướng rèn luyện, uốn nắn kịp thời.
Nâng cao chất lượng tay nghề giáo viên: Thường xuyên thăm lớp dự giờ, kiểm
tra giáo viên; tổ chức chuyên đề dạy học theo mô hình trường tiểu học mới VNEN
từ khối 2 đến khối 4 cũng như các tiết thao giảng tại trường, tạo điều kiện cho giáo
viên tham dự đầy đủ những chuyên đề do Phòng giáo dục tổ chức để giáo viên có
dịp học tập và chia sẻ kinh nghiệm giảng dạy lẫn nhau… từ đó giúp GV không
còn lúng túng trong việc dạy học theo mô hình trường tiểu học mới VNEN.
Thường xuyên bồi dưỡng trong ý thức GV, GV tiểu học là GV được đào tạo
dạy toàn cấp. Do đó, dù được phân công giảng dạy một môn hay một số môn nhưng
GV vẫn không ngừng nghiên cứu chương trình khối khác, những môn học khác để
tích hợp trong việc giảng dạy những môn mình đảm trách nhằm đạt kết quả cao
nhất, cũng như khi được phân công giảng dạy khối khác hay môn học khác vẫn đảm
bảo giảng dạy tốt mô hình trường tiểu học mới VNEN.
6


Nâng cao nhận thức giáo viên trong việc dạy theo mô hình trường tiểu học mới
VNEN: ý thức trong việc dạy tốt phân môn mình đảm trách và làm tốt công tác giáo
dục phẩm chất, năng lực cho học sinh trong những lớp mà mình giảng dạy theo
phương châm “mỗi giáo viên bộ môn cũng là một giáo viên chủ nhiệm”.
Nhà trường hiện nay đã triển khai mô hình trường học mới (VNEN). Vì vậy
trường sẽ được đổi mới, sẽ tạo ra những hình thức và phương pháp hoạt động đem
lại một chất lượng dạy học mới. Cung cấp các điều kiện, những yếu tố kỹ thuật mới
cho giáo viên phát triển hoạt động nghề nghiệp của mình. Trong môi trường mới
năng lực của GV sẽ được nhân lên nhiều lần, song trong môi trường đó cũng đòi hỏi
GV phải cố gắng cao, phải có những kiến thức và kỹ năng mới.
III. NỘI DUNG, KẾ HOẠCH, BIỆN PHÁP THỰC HIỆN:
A. NỘI DUNG.
1. Các yêu cầu đối với việc thực hiện mô hình trƣờng học mới :
a. Đối với nhà trƣờng:

Cần phải có đội ngũ Cán bộ quản lí năng động, Đội ngũ giáo viên (sẵn sàng,
quyết tâm, cầu thị). Ngoài ra CSVC (phòng học, bàn ghế,) phải đầy đủ và Lớp học
không quá 35 HS. Cần phải có sự đồng thuận của Cộng đồng và Khả năng Tiếng
Việt của HS lớp 2 biết đọc hiểu, hoạt động nhóm, cặp…
b. Đối với Học sinh:
Tự giác, Tự quản
Tự học, Tự đánh giá
Tự trọng, Tự tin
c. Đối với Giáo viên :
- Tự bồi dưỡng (chủ yếu ở cơ sở)
- Theo dõi, hướng dẫn HS (khi cần thiết)
- Chủ động điều hành, tổ chức lớp học
- Chuẩn bị Đồ dùng học tập cho HS
2. Đặc trƣng điển hình của mô hình VNEN
2.1. Đặc điểmTài liệu Hƣớng dẫn học tập:
- Cho HS học cả ngày;
- Thiết kế các hoạt động học tập theo các môđun;
- Cung cấp kiến thức kết hợp hướng dẫn phương pháp học và phương pháp tư duy;
7


- Nội dung học lồng ghép qui trình học;
- Dùng chung ( 3 trong 1) và sử dụng nhiều năm.
2.2 Tổ chức lớp học
- Học theo nhóm là chủ yếu; học ở ngoài lớp học.
- Tổ chức Hội đồng tự quản HS;
- Xây dựng góc học tập và thư viện lớp học.
- Xây dựng bản đồ Cộng đồng và Góc cộng đồng.
Cách lập hội đồng tự quản của học sinh theo sơ đồ sau:


HĐTQ
CHỦ TỊCH HĐTQ

PHÓ CT HĐTQ

BAN
HỌC TÂP

BAN
THƯ VIỆN

PHÓ CT HĐTQ

BAN
ĐỐI NGOẠI

BAN
QUYỀN
LỢI
HỌC SINH

BAN
SỨC KHỎE
VỆ SINH

BAN
VĂN NGHỆ
TDTT

Cách trang trí góc học tập

GÓC TIẾNG VIÊT
ĐỒ DÙNG HỌC TV
TÀI LIỆU HỌC TẬP
TÀI LIỆU THAM KHẢO
ĐỒ DÙNG TỰ LÀM
VỞ CHỮ ĐẸP, BÀI VĂN HAY
MẪU CHỮ
CA DAO, TỤC NGỮ….

GÓC TOÁN
ĐỒ DÙNG HỌC TOÁN
ĐỒ DÙNG TỰ LÀM
TÀI LIỆU HỌC TẬP
TÀI LIỆU THAM KHẢO
BẢNG TÍNH, CÔNG THỨC
VỞ SẠCH, BÀI GIẢI HAY
ĐỐ VUI,…
GÓC CỘNG ĐỒNG
BẢN ĐỒ TRƢỜNG, LỚP
BẢN ĐỒ CỘNG ĐỒNG
GIỚI THIỆU ĐẶC ĐIỂM VĂN HÓA
SẢN VẬT ĐỊA PHƢƠNG
SẢN PHẨM CÁC EM LÀM

GÓC TN - XH
MÔ HÌNH, HÌNH VẼ ĐỘNG, THỰC
VẬT CÓ PHỔ BIẾN Ở ĐỊA PHƢƠNG
ĐỒ DÙNG HỌC TẬP
TÀI LIỆU HOC TẬP, THAM KHẢO
TRANH VẼ, SƢU TẦM,

SẢN VẬT ĐỊA PHƢƠNG…

8


Các bƣớc học tập
Mỗi HS của chương trình
dự án VNEN đến trường
luôn ý thức được mình phải
bắt đầu và kết thúc hoạt
động học tập như thế nào,
không cần chờ đến sự nhắc
nhở của GV.
Trong tài liệu hướng dẫn
học, ở mỗi bài học, các
hoạt động học tập đều được
chỉ dẫn cụ thể và chi tiết.
Trong mỗi phòng học của
dự án VNEN đều treo 10
bước học tập
Lô gô Hƣớng dẫn HS
Có HD của GV

Làm việc nhóm

Có HD của ngƣời lớn

Làm việc CN

9


Làm việc cặp đôi


3. Đánh giá Học sinh
3.1 Nguyên tắc:
* Căn cứ vào chuẩn kiến thức, kỹ năng và yêu cầu về thái độ của từng môn học
và từng lớp học.
* Phối hợp giữa đánh giá thường xuyên và định kỳ, giữa đánh giá của GV và tự đánh
giá của HS, giữa đánh giá của nhà trường và đánh giá của gia đình và cộng đồng.
3.2 Mục đích
* Xác định trình độ đạt được về học tập các môn học và năng lực của học sinh,
* Giúp học sinh điều chỉnh cách học tập và rèn luyện
* Giúp giáo viên điều chỉnh cách dạy, cách tổ chức giáo dục cho phù hợp.
3.3 Hình thức
* Quan sát có chủ định; Quan sát tự do
* Kiểm tra viết; Kiểm tra miệng
* Trắc nghiệm khách quan.
* Nghiên cứu sản phẩm hoạt động học tập/hoạt động giáo dục của HS (phiếu học tập, kết
quả thảo luận nhóm, tranh vẽ, bài viết ngắn, báo cáo kết quả sưu tầm, tìm hiểu…).
3.4 Đánh giá năng lực học sinh
* “Năng lực là khả năng cá nhân đáp ứng các yêu cầu phức hợp và thực hiện
thành công nhiệm vụ trong một bối cảnh cụ thể” ( OECD-2002).
* Gồm: Năng lực sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác và năng
lực giao tiếp-quan hệ xã hội . . .
* Dạy học hiện đại chuyển từ “tập trung vào kiến thức” sang “tập trung vào năng lực”
3.5 Đánh giá quá trình học tập của học sinh.
- Đánh giá sự tiến bộ của học sinh qua các hoạt động học tập nhằm duy trì sự tiến
bộ và điều chỉnh cách dạy, cách học
- Quy trình 3 bước đánh giá qua quan sát, gồm :

+ Kế hoạch quan sát
+ Quan sát-ghi chép
+ Đánh giá
3.6 Tự đánh giá trong học tập
- Là hình thức đánh giá mà học sinh tự liên hệ phần nhiệm vụ đã thực hiện với
các mục tiêu của quá trình học tập.
10


- Tự đánh giá thường đi liền với đánh giá đồng đẳng. Tức là các học sinh trong
cùng một nhóm, một lớp sẽ đánh giá lẫn nhau.
B. KẾ HOẠCH TỪNG THÁNG:
Tháng 7 năm 2014:
Tham gia tập huấn cấp tỉnh.
- Chuẩn bị các điều kiện phục vụ cho dạy học.
Tháng 8 năm 2014:
- Tham gia tập huấn cấp huyện. Tổ chức tập huấn cấp trường.
- Tuyên truyền rộng rãi tới cha mẹ học sinh và cộng đồng về việc thực hiện
dạy học theo mô hình VNEN.
- Tiếp tục chuẩn bị các điều kiện phục vụ cho dạy và học. Xây dựng các nền
nếp học tập, trang trí lớp học.
- Triển khai bầu Hội đồng tự quản, cử nhóm trưởng xây dựng nội quy lớp học.
Tập huấn cho Hội đồng tự quản nhà trường.
- Thực học chương trình VNEN từ 15/8/2014.
Tháng 9 năm 2014:
- Tiếp tục xây dựng các nền nếp, trang trí lớp học, tập huấn cho Hội đồng tự
quản nhà trường.
- Xây dựng kế hoạch thực hiện mô hình VNEN cấp trường.
- Xây dựng phân phối chương trình và thời khóa biểu các lớp học VNEN.
- Thành lập tổ cốt cán bồi dưỡng Cán bộ quản lý, giáo viên của tổ tham gia VNEN.

- Thăm và kiểm tra việc thực hiện của tổ 2 + 3 + 4
Tháng 10 năm 2014:
- Tham gia hội thảo cấp trường.
- Áp dụng tích cực đổi mới sinh hoạt chuyên môn trong việc thực hiện dạy học theo
mô hình VNEN. Tổ chức cho giáo viên sinh hoạt chuyên môn theo cụm trường.
- Hoàn thiện trang trí lớp học, tiếp tục xây dựng nền nếp dạy và học.
- Tiếp tục thăm và kiểm tra mô hình VNEN của tổ 2 + 3 + 4
Tháng 11+12 năm 2014:
- Tiếp tục áp dụng tích cực đổi mới sinh hoạt chuyên môn trong việc thực hiện dạy
học theo mô hình VNEN. Tổ chức cho giáo viên sinh hoạt chuyên môn theo cụm trường.
- Tổ chức hội thảo triển khai các hoạt động dạy học.
11


- Kiểm tra, đánh giá, sơ kết các hoạt động sau 05 tháng thực hiện mô hình
VNEN (tổ chức tại trường ).
Tháng 1+2 năm 2015:
- Tiếp tục bồi dưỡng phương pháp dạy học theo mô hình VNEN.
- Tổ chức thi chấm lớp có cảnh quan đẹp, hấp dẫn, tổ chức học tập theo đúng
mô hình VNEN.
Tháng 3+4 năm 2015:
- Tiếp tục nghiệm thu việc triển khai thực hiện các hoạt động mô hình VNEN.
Tháng 5 năm 2015:
- Tổ chức kiểm tra, đánh giá học sinh cuối năm học.
- Tổng kết 01 năm thực hiện mô hình VNEN (tổ chức tại trường ).
C. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN.
1. Đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền:
Ngay từ đầu năm học, Hiệu trưởng nhà trường tổ chức cuộc họp mời lãnh đạo
Đảng ủy, Ủy ban nhân dân, Đại diện các tổ chức đoàn thể trong xã, Lãnh đạo các
xóm, Ban đại diện cha mẹ học sinh nhà trường. Tại cuộc họp này Hiệu trưởng nhà

trường đã giới thiệu rõ các văn bản chỉ đạo của Bộ Giáo dục, của Sở và Phòng Giáo
dục và Đào tạo về mô hình trường Tiểu học mới Việt Nam(VNEN) và kế hoạch tổ
chức thực hiện của nhà trường để tranh thủ ý kiến chỉ đạo của cấp ủy và chính quyền
địa phương, đồng thời tuyên truyền sâu rộng đến các lực lượng xã hội. Hàng tháng,
Hiệu trưởng nhà trường luôn tham mưu với cấp ủy Đảng, Chính quyền địa phương để
họ đưa vào nghị quyết và chỉ đạo các ban ngành, đoàn thể phối hợp thực hiện. Nhà
trường kết hợp với ban đại diện hội cha mẹ học sinh để phối hợp giáo dục, xây dựng
cơ sở vật chất, trang trí lớp học, làm đẹp bồn hoa, cây cảnh để đảm bảo môi trường
học tập “ Xanh-Sạch-Đẹp-An toàn và thân thiện”. Hiệu trưởng nhà trường chỉ đạo
Cán bộ, giáo viên tuyên truyền đến tận các bậc cha mẹ học sinhđể họ nhận thức đúng
đắn về vai trò trách nhiệm của mình trong nhà trường, giúp phụ huynh thấy được
những lợi ích mà mô hình trường học mới sẽ mang lại cho con em họ để họ đồng tình
ủng hộ. Chỉ đạo giáo viên mời cha mẹ học sinh đến tham gia vào các hoạt động của
nhà trường, của lớp như: Bầu hội đồng tự quản; Xây dựng nội quy lớp học; Sơ kết;
Tổng kết; Kỷ niệm ngày nhà giáo Việt Nam....Đồng thời chỉ đạo Liên Đội tuyên
truyền trên bảng tin; Phát thanh măng non tuyên truyền các thành tích và hoạt động
12


nổi bật của nhà trường trong việc thực hiện mô hình trường Tiểu học mới.
Tổ chức cuộc họp với các tổ chức đoàn thể và giáo viên trong nhà trường để quán
triệt chủ trương và các công văn hướng dẫn thực hiện, nâng cao nhận thức cho đội
ngũ giáo viên.
Với cách làm trên, trường chúng tôi đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ của Đảng
Ủy, chính quyền địa phương và các ban ngành đoàn thể, của hội cha mẹ học sinh về
việc tăng cường cơ sở vật chất, chuyển đổi 100% bàn 2 chỗ và ghế 1 chỗ ngồi theo
đúng quy định của Bộ GD và Bộ Y tế ban hành, trang trí lớp học theo hướng VNEN;
mua sắm sách vở đồ dùng học tập cho con em họ. Cộng đồng cũng đã hỗ trợ chúng tôi
rất nhiều trong việc hưỡng dẫn học sinh học tập ở nhà, đặc biệt là hoạt động ứng dụng.
2. Tổ chức tập huấn cơ bản cho giáo viên, đẩy mạnh ý thức tự học tự bồi dƣỡng.

Việc tập huấn cho giáo viên là một việc làm hết sức cần thiết. Đầu năm học mới, Ban
lãnh đạo nhà trường đã tổ chức cho giáo viên từ lớp 2 đến lớp 4 tham gia lớp tập huấn
tại Sở Giáo dục Tỉnh Nam Định, giáo viên dạy các môn chuyên tham gia tập huấn tại
Phòng Giáo dục về trường nhà trường tổ chức tập huấn cho tất cả giáo viên trong
trường. Việc tập huấn tại trườngđược thực hiện một cách đầy đủ, nghiêm túc, lớp tập
huấn được trang bị đầy đủ tài liệu và đồ dùng phục vụ cho việc học, lớp được chia
thành các nhóm nhỏ để giáo viên được trao đổi, chia sẻ, bàn bạc về tài liệu hướng dẫn
học sinh, về phương pháp giảng dạy, về hình thức tổ chức lớp học và đưa ra những khó
khăn, trở ngại để cùng nhau tìm giải pháp khắc phục. Giảng viên tập huấn phải tổ chức
cho các học viên tự nghiên cứu, trao đổi, bàn bạc để cùng nhau tháo gỡ những khó
khăn, vướng mắc chứ không được thuyết trình, giảng giải. Hiệu trưởng phải theo dõi,
đánh giá sát đúng ý thức và kết quả tập huấn của giáo viên. Việc tổ chức tập huấn đã
giúp cho giáo viên có được những nhận thức cơ bản, những kiến thức cần thiết về mô
hình trường học mới để vận dụng trong quá trình giảng dạy và giáo dục học sinh.
Bên cạnh đó, nhà trường đã làm tốt công tác bồi dưỡng giáo vieenthoong qua dự
giờ, thăm lớp và các buổi sinh hoạt chuyên đề. Chỉ đạo các tổ trưởng chuyên moonvaf
những giáo viên có năng lực trong khối tăng cường dự giờ, giúp đỡ những giáo vieencos
năng lực giảng dạy còn hạn chế, những giáo viên mới về trường. Đồng thời động viên
khuyến khích họ tích cực hơn trong công tác tụ học, tự rèn. Trong các buổi sinh hoạt
chuyên môn ở trường hay sinh hoạt huyên môn theo cụm trường người chủ trì đã tạo
điều kiện để họ được bày tỏ ý kiến và những băn khoăn, trăn trở của mìnhđể được giải
13


đáp. Với cách làm trên, trường đã bồi dưỡng được một đội ngũ giáo viên có năng lực
giảng dạy vững vàng. Tăng cường bồi dưỡng cho giáo viên kỹ năng sử dụng máy tính, tự
giác, chủ động tham gia tìm hiểu thông tin trên mạng để đưa vào bài giảng và tự học, tự
bồi dưỡng, bổ sung kịp thời những điểm còn yếu trong quá trình thực hiện việc triển khai
theo mô hình mới (VNEN) làm đổi mới phương pháp, hình thức giảng dạy.
3. Chỉ đạo giáo viên thực hiện tốt đổi mới hoạt động sƣ phạm để tiếp cận với

mô hình trƣờng tiểu học mới VNEN.
Để thực hiện thành công mô hình trường tiểu học mới VNENhơn ai hết bản thân người
giáo viên phải thực sự có mong muốn tạo ra những thay đổi, tập trung chú ý vào những thay
đổi về chiến lược giảng dạy, yêu thương học sinh và tin tưởng rằng tất cả học sinh đều có
tiềm năng thành công nếu được trang bị những kĩ thuật học tập đa dạng, vì lẽ đó tôi đã chỉ
đạo giáo viên mạnh dạn tập trung đổi mới các hoạt động sư phạm của mình như:
* Chỉ đạo đổi mới hình thức tổ chức dạy học:
- Tổ chức dạy học theo hường lấy học sinh làm trung tâm, do vậy việc bố trí
học sinh/lớp đảm bảo tỉ lệ bình quân 32 học sinh/lớp. Học 02 buổi/ngày (9 - 10
buổi/tuần). Mỗi lớp 1 phòng học độc lập với đầy đủ trang thiết bị cần thiết.
- Sắp xếp bàn ghế theo từng nhóm, mỗi nhóm nhiều nhất từ 5 đến 6 học sinh.
- Lớp có Hội đồng tự quản, được rèn luyện các kỹ năng, thói quen trong các
hoạt động tự quản và được tập huấn thường xuyên hàng tuần, hàng tháng.
- Lớp học được trang trí: góc học tập, hộp thư, sơ đồ cộng đồng, theo dõi
chuyên cần, nội qui lớp học, trưng bày sản phẩm, bảng thi đua...
- Giáo viên và học sinh được trang bị tài liệu dạy và học, có tủ, kệ tại lớp để
chưng bày sách vở, phương tiên dạy học hợp lý.
* Chỉ đạo đổi mới về nội dung, phương pháp dạy và học:
- Tổ chức phân nhóm học sinh và rèn nề nếp học tập, kĩ năng điều hành cho
Hội đồng tự quản, nhóm trưởng ... ngay từ đầu năm học.
- Thực hiện nghiêm túc mọi sự chỉ đạo của nhà trường và của tổ chuyên môn
về chương trình mới VNEN: Thực hiện theo 5 bước giảng dạy và 10 bước học tập
của học sinh, điều chỉnh nội dung, hình thức học tập phù hợp với đặc điểm tình hình
học sinh/lớp; đo tiến độ học tập, chất lượng học học tập bao gồm kiến thước, kỹ
năng và phẩm chất đúng tình thần đã được tập huấn.
- Thường xuyên đầu tư, nghiên cứu tài liệu (như: lô gô, câu lệnh, ngữ liệu,
14


hình ảnh không rõ ...) để thống nhất trong tổ về cách điều chỉnh cho phù hợp. Đồng

thời nhằm hiểu dụng ý của tài liệu và nắm chắc nội dung bài dạy để linh hoạt, sáng
tạo trong sử dụng tài liệu, hướng dẫn học tập phù hợp với đối tượng học sinh của lớp
và đặc điểm của tiết học.
- Làm tốt công tác tổ chức lớp học theo mô hình trường học mới. Thường
xuyên sử dụng các công cụ hỗ trợ học tập được trang trí ở trên lớp (Bảng thi đua,
hộp thư vui, hộp thư cá nhân ...) vào quá trình học tập nhằm gây hứng thú học tập
cho HS và tạo không khí lớp học thoải mái.
- Phát huy vai trò của các thành viên trong HĐTQ lớp, đội ngũ nhóm trưởng
trong các hoạt động dạy-học. Thực hiện luân phiên thành viên HĐTQ, đội ngũ nhóm
trưởng và cơ cấu nhóm để nhiều HS trong lớp có cơ hội thể hiện bản thân, HS trong
lớp được hợp tác với tất cả các bạn trong lớp.
- Giáo viên thực hiện khá nhuần nhuyễn 5 bước giảng dạy khi lên lớp. Đã nắm bắt,
phân loại đối tượng học sinh trong lớp để kèm cặp giúp đỡ học sinh một cách chủ động.
- Linh hoạt chủ động điều chỉnh nhịp độ học tập tùy theo đối tượng học sinh của
mình; thực hiện ghi chép nhật kí cụ thể ở mỗi bài dạy để điều chỉnh, rút kinh nghiệm khi
gặp những vướng mắc về nội dung, hình thức tổ chức các hoạt động theo tài liệu. Có sổ
theo dõi, nhận xét kết quả học tập của học sinh qua từng bài, từng thời điểm cụ thể.
- Thường xuyên khen ngợi, khích lệ học sinh trong học tập
- Tham gia đầy đủ các hoạt động chuyên môn của tổ khối cũng như của nhà
trường, cụm chuyên môn như thao giảng, dự giờ để học hỏi lẫn nhau và tích luỹ kinh
nghiệm trong dạy - học theo mô hình trường học mới.
- Chuẩn bị chu đáo ĐDDH: Phiếu bài tập, hình ảnh, đồ dùng trực quan...; dự
kiến tình huống trả lời, đáp án các câu hỏi, bài tập...
- Các em học sinh được trang bị đồ dùng học tập và Tài liệu hướng dẫn dạy
học tương đối đầy đủ. - Được tương tác với các bạn trong nhóm; được tự đánh giá
quá trình học tập của bản thân. Khẳng định được vai trò của mình trong điều hành
các bạn trong nhóm học tập; trong các hoạt động của lớp học sinh khá nhuần nhuyễn
trong việc thực hiện theo 10 bước học tập.
* Chỉ đạo đổi mới đánh giá.
- Động viên HS là chính, giúp HS tự tin, hứng thú, tiến bộ trong học tập

- Đánh giá cả quá trình học tập, không chỉ đánh giá kết quả học tập;
15


Đánh giá Năng lực.
- Tự đánh giá là chính (bản thân, nhóm, tổ)
- GV đánh giá thường xuyên qua theo dõi, hướng dẫn trong quá trình; kiểm tra
kết quả ; ĐG quá trình, ĐG năng lực, sự phát tri Học sinh tự đánh giá
+ Mỗi HS tự đánh giá, đánh giá trong nhóm, trong nhóm đôi quá trình học tập của mình.
+ Đánh giá thông qua sự tham gia vào hoạt động học, thời gian hoàn thành, thứ tự
hoàn thành công việc trong nhóm, kết quả học tập.
+ Đánh giá sự tiến bộ về Kiến thức, Kĩ năng, Khả năng tự học, Khả năng giao tiếp,
hợp tác, Khả năng độc lập, sáng tạo.
Hoạt động học tập
Tự học (cá nhân hoặc có

Hình thức đánh giá
Tự đánh giá

Công cụ đánh giá
Bảng đo tiến độ (Học sinh

hướng dẫn

hoặc Giáo viên)

Làm việc cặp, nhóm

Đánh giá theo cặp, nhóm


Đánh giá bằng nhận xét

Làm việc theo lớp

Quan sát, nhận xét hoặc

Đánh giá bằng nhận xét,

kiểm tra viết

điểm số

Thực hiện ho¹t động Ứng

Đánh giá tiến độ, Nghiệm

Đánh giá bằng nhận xét

dụng

thu sản phẩm,

hoặc điểm số

GV đánh giá HS thông qua
- Quan sát: sự tích cực, sẵn sàng học tập, sự hợp tác,…
+ Năng lực học tập: Nhận thức, Linh hoạt, Độc lập, Sáng tạo.
+ Năng lực xã hội: Giao tiếp, Hợp tác, Thích ứng.
- Kiểm tra vấn đáp, viết; HĐ thực tiễn, Câu lạc bộ, Chuyên đề,...
Đánh giá thường xuyên, toàn diện, cụ thể là quan trọng nhất.

- Các môn học Đạo đức, Âm nhạc, Mĩ thuật, Thủ công, Thể dục hiện nay đã được
thiết kế các bài dạy theo hướng tổ chức các hoạt động giáo dục. Đánh giá bằng nhận
xét nhẹ nhàng (không nặng nề, nhồi nhét, áp đặt)
- Trong Mô hình VNEN các môn học này được coi là các hoạt động giáo dục,
Góp phần tích cực đào tạo con người toàn diện.
- Không nặng về Kiến thức, hướng vào phát triển các kĩ năng cần thiết, phát triển
năng lực cho HS.
16


- Tớch hp cỏc ni dung vo cỏc mụn Ting Vit, Toỏn, TN - XH
- o c, m nhc tớch hp vo Ting Vit Giỏo dc lũng yờu quờ hng, t
nc, con ngi.
- M thut, Th cụng tớch hp lm ra cỏc sn phm giỏo dc, lm cỏc dựng
dy hc hc cỏc mụn hc.
- Th dc t chc cỏc sõn chi, trũ chi vn ng, phỏt trin th cht, tinh thn; ý
thc t chc, k lut cho HS.
Mc ớch nh nhng v kin thc, tớch hp cỏc ni dung, phong phỳ v t chc
nhm mc tiờu chung phỏt trin con ngi.
* Ch o trang trớ lp hc theo Mụ hỡnh trng Tiu hc mi VNEN.
Ngay t u nm hoc tụi ó ch ng hng dn giỏo viờn kt hp vi cha m
hc sinh , vi hc sinh trang trớ lp hc theo mụ hỡnh VNEN. Xung quanh lp
hc c trang trớ cỏc phng tin h tr hc tp nh: 10 bc hc tp; S Hi
ng t qun; Gúc hc tp ca em; Gúc ch; Gúc th vin; Gúc sinh nht; Gúc mụi
trng; Hp thụng tin iu em mun núi; Hp th cỏ nhõn; Ni quy lp hc; S
cng ng....Tt c ó to nờn mt khụng gian v mụi trng hc tp thõn thin
Giỏo viờn v hc sinh thng xuyờn s dng cỏc cụng c h tr hc tp c trang
trớ trờn lp (Bng thi ua, hp th vui, hp th cỏ nhõn, gúc ch, gúc hc tp ...)
vo quỏ trỡnh hc tp nhm gõy hng thỳ hc tp cho HS v to khụng khớ lp hc
thoi mỏi nõng cao hiu qu gi lờn lp.

III. HIU QU DO SNG KIN EM LI.
1. Hiệu quả về mặt kinh tế.
Với những biện pháp chỉ đạo sát thực phù hợp với đặc điểm và tình hình thực
tế của đơn vị. Thông qua việc xó hi húa xõy dng mụi trng lp hc theo mụ hỡnh
trng tiu hc mi VNEN. Sự nỗ lực phấn đấu của đội ngũ cán bộ, giáo viên,
công nhân viên và học sinh, sự ủng hộ tích cực của phụ huynh học sinh nhà
tr-ờng, chỉ trong vòng hơn 1 hc kỡ nhà tr-ờng đã có một cơ sở vật chất khang
trang, đẹp đẽ, lớp học đ-ợc trang trí thân thiện theo mụ hỡnh trng tiu hc mi
Vit Nam (VNEN): đảm bảo đủ diều kiện cho lớp học, cho nhà tr-ờng tổ chức tốt
các hoạt động giáo dục.
17


a. Cơ sở vật chất nhà trường.

b. Cơ sở vật chất lớp học.

18


2. Hiệu quả về mặt xã hội.
Mô hình trường học mới Việt Nam(VNEN) được đánh giá là “Luồng gió mới”
góp phần tích cực làm thay đổi tư duy trong dạy và học ở nước ta. Đây là kiểu mô
hình nhà trường tiên tiến, hiện đại.
Học tập theo mô hình VNEN giúp học sinh phát huy tính tự học, sáng tạo, tính
tự giác, tự quản, sự tự tin, hứng thú trong học tập. Với phương pháp dạy học mới,
giúp các em phát huy tốt các kĩ năng: Kỹ năng giao tiếp, Kỹ năng hợp tác, Kỹ năng
tự đánh giá lẫn nhau trong giờ học.
Phát huy tính tích cực của học sinh thông qua các kí hiệu của từng hoạt động:
hoạt động cá nhân, hoạt động cặp đôi, hoạt động nhóm, hoạt động chung cả lớp,

hoạt động với cộng đồng.
Tạo điều kiện đẩy mạnh đổi mới PPDH và các hình thức dạy học trên cơ sở tổ
chức các hoạt động phát huy tính tích cực, chủ động, khả năng tự học của học sinh.
Tăng khả năng thực hành, vận dụng, chú ý tích hợp với hoạt động phát triển ngôn
ngữ của học sinh thông qua các hoạt động học tập.
Khai thác có hiệu quả và sử dụng những kinh nghiệm của học sinh trong đời
sống hàng ngày. Gắn kết giữa nội dung dạy học với đời sống thực tiễn của học sinh,
của cộng đồng thông qua hoạt động ứng dụng của mỗi bài và khuyến khích học sinh
tích luỹ kiến thức qua gia đình, cộng đồng, rèn cho các em kĩ năng giai quyết các
vấn đề, các khó khăn của chính bản thân
Học sinh mạnh dạn, tự tin, tích cực tham gia các hoạt động tập thể, các em tự
lập kế hoạch, tổ chức triển khai, điều hành các hoạt động của nhà trường, đặc biệt
các hoạt động ngoại khóa do hội đồng tự quản nhà trường điều hành đã được
đoàn công tác của phòng giáo dục, sở giáo dục ghi nhận và đánh giá cao. Được
chính quyền và nhân dân địa phương tin tưởng.

19


Kết quả đạt đƣợc sau một năm thực hiện
Một số hình ảnh minh họa về các hoạt động nổi bật của nhà trƣờng, của lớp do
Hội đồng tự quản tổ chức lập kế hoạch triển khai, thực hiện và điều hành
Các em tự xây dựng nội quy lớp học.

Bầu Hội đồng tự quản.

20


Mô hình lớp học kiểu mới.

Các nhóm trưởng điều hành nhóm mình hoạt động. Giáo viên giúp đỡ các em khi
cần thiết.

21


Các tiết học ngoài trời các em rất mạnh dạn, tự tin trong việc khám phá kiến
thức

22


Các em tham gia các hoạt động Tình nghĩa.
a. Chăm sóc Nghĩa trang Liệt sỹ tại địa Phương.

b. Thăm và tặng quà các gia đình chính sách, Bà Mẹ Việt Nam anh hùng.

23


Hội đồng tự quản nhà trường tổ chức các hoạt động chào mừng ngày Nhà
giáo Việt Nam.

24


Hội đồng tự quản nhà trường -Tổ chức điều hành các hoạt động ngoại khóa
của nhà trường.

25



×