THÔNG TIN CHUNG V SNG KIN KINH NGHIM
1. Tên sáng kiến :CN THC HIN TT
CễNG TC T VN
HNG HC, HNG NGHIP TRONG TRNG TRUNG HC
PH THễNG GểP PHN NNG CAO HIU QU HC TP V
PHN LUNG HC SINH
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến : Trong trng THPT
3. Thời gian thực hiện : Năm 2015
4. Tác giả :
Họ và tên : Đinh Thị Lý
Năm sinh 1961
Hộ khẩu thờng trú: 2/57 - Đờng Trần Huy Liệu - Phờng Văn Miếu
Thành phố Nam Định - Tỉnh Nam Định
Trình độ chuyên môn: Cử nhân s phạm I Hà Nội
Chức vụ : Phó hiệu trởng
Đơn vị công tác: Trờng THPT Nguyễn Khuyến
Địa chỉ liên hệ : - Trờng THPT Nguyễn Khuyến
- Email: dinhlynknd@gmail. com
- Điện thoại liên hệ: 01238285286
5. Đơn vị áp dụng sáng kiến: Trờng THPT Nguyễn Khuyến
Email:
MC LC
Nội dung
Thông tin chung về sáng kiến kinh nghiệm
Muc luc
Phn m u.
1.Lớ do chn ti
2. Tỡnh hỡnh nghiờn cu
Trang
1
2
4
4
5
1
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích
3.2 Nhiệm vụ
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
4.2 Phạm vi nghiên cứu.
5. Cơ sở lí luận và phương pháp nghiên cứu
5.1 Cơ sở lí luận của đề tài
5.2 Phương pháp nghiên cứu của đề tài.
6. Ý nghĩa của đề tài.
7. Bố cục của đề tài.
Phần I: Thực trạng của đề tài
1. Thuận lợi
2. Khó khăn
Phần II.: Nội dung, Giải pháp, Biện pháp thực hiện
1.Nội dung
2. Giải pháp
2.1 Giải pháp 1
2.2Giải pháp 2
2. 3Giải pháp 3
3. Biện pháp
3.1 Xu thế chung hiện nay
3.2 Biện pháp thực hiện
Phân III Hiệu quả của đề tài
Kết luận
Tài liệu tham khảo
6
6
6
7
7
7
7
7
9
9
9
10
10
10
11
11
11
11
12
15
16
16
17
22
24
25
2
PHẦN MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI :
Trong chủ trương đường lối của Đảng . Đảng ta luôn coi phát
triển giáo dục là quốc sách hàng đầu, bởi vì giáo dục có vai trò
quan trọng trọng trong chiến lược xây dựng con người, chiến
lược phát triển kinh tế của đất nước. Tại Đại hội đại biểu toàn
quốc lần thứ VIII của Đảng đã xác định: “ Cùng với khoa học và
công nghệ, phát triển giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng
đầu nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân
tài”. Nghị quyết đại hội đại biểu lần thứ IX của Đảng đã nhấn
mạnh: “ Phát triển giáo dục - đào tạo là một trong những động
lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại
hóa, là điều kiện để phát huy nguồn nhân lực, là yếu tố cơ bản
để phát triển xã hội và tăng trưởng kinh tế bền vững”. Sự
nghiệp giáo dục có nhiệm vụ đào tạo, xây dựng những thế hệ
con người mới có đủ tài năng, phẩm chất và bản lĩnh để đưa đất
3
nước thoát khỏi tình trạng nghèo đói, tiến lên đuổi kịp trào lưu
phát triển của thế giới.
Để góp thực hiện chủ trương, đường lối trên của đảng và giúp
học sinh xác định rõ mục đích trong học tập và định hướng
nghề nghiệp đúng đắn, cần thực hiện tốt công tác hướng học,
hướng nghiệp trong các trường THPT nói chung và trường THPT
Nguyễn Khuyến nói riêng
Hơn nữa những năm gần đây, công tác giáo dục hướng nghiệp cho học sinh phổ
thông được xã hội đặc biệt quan tâm. Công tác hướng học, hướng nghiệp đã góp
phần quan trọng vào việc nâng cao hiệu quả học tập và
phân luồng cho học
sinh sau tốt nghiệp THPT , nhằm mục đích đào tạo nguồn nhân lực theo nhu cầu
xã hội và theo định hướng phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn 2015 – 2020.
Tuy nhiên, hoạt động giáo dục tư vấn hướng học, hướng nghiệp để phân luồng
học sinh sau tốt nghiệp THPT còn gặp nhiều khó khăn, bất cập.
Chiến lược phát triển giáo dục làm nền tảng cho sự nghiệp công nghiệp hóa,
hiện đại hóa, phát triển bền vững đất nước, thích ứng với nền kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa, hướng tới một xã hội học tập, có khả năng hội
nhập quốc tế; phải đào tạo được những con người Việt Nam có năng lực tư duy
độc lập và sáng tạo, có khả năng thích ứng, hợp tác và năng lực giải quyết vấn
đề, có kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp, có thể lực tốt, có bản lĩnh, trung thực,
ý thức làm chủ và tinh thần trách nhiệm công dân, gắn bó với lý tưởng độc lập
dân tộc.
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X đã tiếp tục xác định “Đổi mới toàn diện
giáo dục và đào tạo trong đó yêu cầu dạy học phân ban và tự chọn ở cấp THPT
trên cơ sở cần làm tốt công tác hướng học, hướng nghiệp và phân luồng học
sinh THPT” vào các trường cao đẳng, đại học
Giáo dục hướng nghiệp phổ thông là một nội dung được pháp lý hóa bằng
những qui chế, qui định, chỉ thị của nhà nước, một yếu tố quan trọng trong nội
dung giáo dục toàn diện cho học sinh phổ thông và là yêu cầu giáo dục tất yếu
4
trong nhà trường. Để nâng cao chất lượng trong công tác hướng học, hướng
nghiệp phân luồng cho học sinh phổ thông và trang bị tri thức nghề nghiệp, yêu
cầu đòi hỏi tuyển lao động của từng nghề trong thời gian học ở trường giúp các
em biết tự đánh giá một cách nghiêm túc về bản thân, xác định được chí hướng,
mục đích, phương pháp học tập của mình . Trên cơ sở đó sau khi tốt nghiệp
THPT, các em có một sự lựa chọn đúng đắn các ngành nghề, các trường ĐH,
CĐ phù hợp với khả năng của mình và nhu cần của xã hội để tham gia dự tuyển
. Đó chính là lý do để tôi chọn đề tài
“ Cần thực hiện tốt công tác tư vấn hướng học, hướng nghiệp trong
trường trung học phổ thông để góp phần nâng cao hiệu quả học tập và phân
luồng học sinh ” nhằm đưa ra những giải pháp để trang bị kiến thức kỹ năng
cho thế hệ trẻ để chuẩn bị hành trang cho các em bước vào một xã hội công
nghiệp hiện đại hiện nay.
2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI.
Ngày nay trong xã hội bùng nổ thông tin, niềm đam mê nghiên cứu và cố
gắng tìm mọi cách để việc học trở thành một hoạt động lao động, mà học sinh
xác định rõ mục đích, chí hướng học tập của mình làm cho việc học thật sự say
mê, thoải mái và đa chức năng đối với người dạy và với cả người học. Mỗi
người có một sự nghiên cứu và tìm hiểu theo những gì mình cảm thấy tâm đắc
và đạt hiệu quả trong giảng dạy và học tập, cũng như trong quản lý . Không biết
đã có ai nghiên cứu giống như tôi đã làm chưa? Nhưng tất cả những gì tôi làm
được là tự bản thân nghiên cứu, học hỏi và chiêm nghiệm thực tiễn để đúc rút ra
kinh nghiệm nhỏ này. Cũng với mong muốn nhỏ là làm như thế nào để học sinh
nhận thức và trả lời được mình học để làm, và học như thế nào để thực hiện
được mục đích, chí hướng học tập của mình, như vậy giúp các em thấy yêu
việc học hơn và say xưa chú ý trong học tập để đạt kết quả cao nhất . Bản thân
tôi cũng muốn đóng góp một phần nhỏ vào sự nghiệp giáo dục mà mình theo
đuổi khi cả nước cùng coi trọng vai trò và vị trí của giáo dục đối với sự phát
triển đi lên của đất nước, của con người trong hiện tại và cả tương lai nữa.
3. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU.
5
3.1. MỤC ĐÍCH.
Mục đích lớn nhất đó là mong muốn học sinh xác định rõ mục đích, chí
hướng học tập để chú tâm học tập đạt hiệu quả cao
Đề tài mà tôi tìm hiểu và viết còn với mục đích đối với bản thân tôi, với
cương vị là người giáo viên, người cán bộ quản lý luôn mong muốn việc dạy
học của mình nói riêng và việc học tập giảng dạy của nhà trường nói chung đạt
được kết quả tốt và tốt hơn nữa để góp phần thúc đẩy nền giáo dục của nước
nhà tiếp tục đi lên
3.2. NHIỆM VỤ
* Để thực hiện được mục đích trên cần thực hiện những nhiệm vụ sau
- Khái quát về phương pháp tư vấn hướng học, hướng nghiệp cho học sinh
trong trường THPT phải làm những gì?
- Nghiên cứu, tìm tòi, sáng tạo làm cho phương pháp này thêm phong phú và đa
dạng về cách thức trình bày để
phương pháp này thực hiện đạt hiệu quả thông
qua hoạt động tư vấn hướng học, hoặc thông qua các giờ dạy hướng nghiệp cho
học sinh ở từng khối lớp trong phạm vi toàn trường
- Giúp học sinh xác định rõ mục tiêu, chí hướng, cách thức học tập của mình
4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU.
4.1. ĐÔÍ TƯỢNG
- Là học sinh trường THPT Nguyễn Khuyến nói riêng và học sinh THPT
nói chung
- Nội dung sách giáo khoa giáo dục hướng nghiệp THPT, các tài liệu
tham khảo
4.2. PHẠM VI.
- Là học sinh trường THPT Nguyễn Khuyến học năm 2014- 2015 nói
riêng và học sinh THPT nói chung
- Sách giáo khoa giáo dục hướng nghiệp THPT, và những tài liệu có liên quan.
5. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
5.1 CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
6
Hướng học là đưa ra lời khuyên cho học sinh chọn hướng đi phù hợp nhất
dựa trên việc khảo sát, đánh giá các yếu tố có ảnh hưởng đến quyết định lựa
chọn hướng đi, bao gồm: Nguyện vọng và xu hướng học tập; năng lực học tập
(kết quả học tập ở lớp dưới ); các yếu tố tâm sinh lý có ảnh hưởng đến quá trình
học tập cũng như lao động nghề nghiệp của bản thân học sinh sau này và nhu
cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước cũng như ở địa phương. Trong đó
mức độ năng lực được xác định qua các trắc nghiệm về tư duy: trừu tượng, kĩ
thuật, logic, ghi nhớ; về khả năng: sáng tạo, giải quyết vấn đề, phân tích, tổng
hợp, chú ý, sức hiểu, lĩnh hội ngôn từ, xét đoán tâm lý, quan sát, tính cẩn thận
và đặc điểm tính cách… Lấy kết quả khảo sát, trắc nghiệm, đối chiếu với điều
kiện và yêu cầu của mỗi hướng đi để chọn hướng đi phù hợp nhất.
Các nghiên cứu trong những năm qua cho thấy đa số học sinh lựa chọn
hướng học tập, định hướng nghề nghiệp chỉ theo cảm tính cá nhân và gia đình
hoặc ảnh hưởng của bạn bè, sự lựa chọn mang đậm tính chất chủ quan, thiếu
tính thực tiễn và không phù hợp với xu thế phát triển kinh tế – xã hội của địa
phương và đất nước. Hầu hết học sinh sau khi tốt nghiệp THPT đều muốn thi
vào các trường đại học, coi đó là hướng duy nhất để lập thân, lập nghiệp. Cả
học sinh và cha mẹ các em đều chưa chú ý đúng mức đến điều kiện và yêu cầu
phát triển kinh tế – xã hội của địa phương và đất nước, chưa đánh giá đúng năng
lực của mình và nhất là khả năng tìm việc làm sau khi tốt nghiệp các trường đại
học;
Phần lớn học sinh trung học phổ thông hiện vẫn chưa hiểu biết về ý nghĩa
cũng như vai trò của việc giảng dạy các môn giáo dục hướng nghiệp trong
trường. và việc giảng dạy môn này cũng chưa có tác dụng định hướng nghề
nghiệp cho học sinh. Công tác hướng nghiệp hiện nay còn mang nặng tính hình
thức, chưa thể hiện đúng mục tiêu và chưa chuyên nghiệp. Các công tác hướng
nghiệp trong nhà trường phổ thông hiện tại chưa thực sự phong phú và được tổ
chức thường xuyên. Các em tự tìm hiểu nghề thì có rất ít sách báo, ít thời gian
rỗi. Các trường phổ thông không có phòng tư vấn nghề cho học sinh. Các thông
7
tin về nghề mà học sinh thu nhận được khi chọn nghề phần lớn từ các kênh
ngoài nhà trường;
Để khắc phục những nhược điểm trên cần phải tiến hành tư vấn hướng
học , hướng nghiệp cho học sinh thông qua việc dạy hướng nghiệp phổ thông
nhằm tư vấn, giúp cho học sinh lựa chọn ngành học và nghề nghiệp một cách
khoa học. Điều này có tầm quan trọng đặc biệt đối với từng học sinh và toàn xã
hội, giúp cho các em lựa chọn nghề nghiệp vừa phù hợp giữa nguyện vọng học
tập, với phẩm chất, năng lực học tập của học sinh, với yêu cầu của xã hội, của
địa phương, xu hướng phát triển của đất nước, của thời đại là vấn đề cấp bách
hiện nay cần được giải quyết;
Trường THPT Nguyễn Khuyến đã đưa công tác hướng học, hướng nghiệp
đến với học sinh ở tất cả các khối học nhằm giúp học sinh lựa chọn nghề
nghiệp một cách khoa học. Điều này có tầm quan trọng đặc biệt đối với từng
học sinh trong nhà trường và toàn xã hội. Nếu tư vấn hướng học, hướng nghiệp
tốt sẽ góp phần tích cực vào việc phân luồng học sinh sau khi tốt nghiệp THPT ,
giảm áp lực về tâm lý, về tổ chức trong các kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng,
hạn chế bớt sự mất cân đối về đào tạo, góp phần giúp học sinh lựa chọn đúng
nghề phù hợp;
Hướng học, hướng nghiệp cho học sinh phổ thông là một hệ thống các
biện pháp giáo dục của Gia đình, Nhà trường và Xã hội. Trong đó nhà trường
đóng vai trò chủ đạo nhằm hướng dẫn và chuẩn bị cho thế hệ trẻ về tư tưởng,
tâm lí, ý thức, kĩ năng để họ lựa chọn và đi vào lao động ở các ngành nghề mà
xã hội đang cần đồng thời phù hợp với hứng thú và năng lực cá nhân, đánh giá
toàn bộ năng lực thể chất và trí tuệ của thanh niên , đối chiếu các năng lực đó
với những yêu cầu do nghề hay nhóm nghề đặt ra đối với người lao động, có
cân nhắc đến nhu cầu nhân lực của địa phương và xã hội, rồi trên cơ sở đó cho
họ những lời khuyên về chọn nghề có căn cứ khoa học, loại bỏ những trường
hợp may rủi, thiếu chín chắn trong khi chọn nghề, hạn chế tình trạng học sinh
không có hứng thú trong học tập không hiểu mục đích học dẫn đến tình trạng
học không hiệu quả hoặc bỏ học giữa chừng.
8
5.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
Đề tài sử dụng nhiều phương pháp trong đó chủ yếu là: phương pháp
trình bày để hiểu hơn về cơ sở và bản chất của đề tài, phương pháp logic kết
hợp với lịch sử, phân tích gắn liền với tổng hợp lí giải cho nội dung đề tài.
Ngoài ra phải sử dụng phương pháp đối chiếu so sánh, minh họa để thấy được
kết quả trong thực tiễn,… để hiểu rõ hơn về đề tài nghiên cứu này.
6. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI.
Góp phần khẳng định sự cần thiết khách quan phải nghiên cứu và vận
dụng những gì nghiên cứu được vào quá trình giảng dạy và quản lý .
Đề tài nghiên cứu đảm bảo tính giáo dục và tính sư phạm với các đối
tượng. Kể cả học sinh và người sử dụng đề tài.
Góp một phần nhỏ vào công cuộc đổi mới của giáo dục.
7. BỐ CỤC. Bao gồm:
- Phần mở đầu.
.
- Kết luận
- Hoàn cảnh nghiên cứu đề tài
- Mục lục
- Thực trạng của đề tài
- Tài liệu tham khảo
- Giải pháp và biện pháp thực hiện
- Kết quả
PHẦN I. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ.
1. THUẬN LỢI.
Việc thực hiện công tác tư vấn hướng học, hướng nghiệp trong trường
THPT là một việc cần thiết hiện nay đáp ứng yêu cầu nguyện vọng của gia đình,
nhà trường, xã hội và nó gần gũi với tất cả mọi người, mọi thành phần , mọi
lứa tuổi. Vì vậy nên ông cha ta đã từng nói “ Không biết thì hỏi, muốn giỏi phải
học” diều đó thể hiện từ xưa vấn đề này đã được ông cha ta thực hiện và ngày
nay vẫn còn nguyên giá trị thực tiễn của nó.
2. KHÓ KHĂN.
Qua nghiên cứu trong những năm qua cho thấy đa số học sinh lựa chọn
hướng học tập, định hướng nghề nghiệp chỉ theo cảm tính cá nhân và gia đình
hoặc ảnh hưởng của bạn bè, sự lựa chọn mang đậm tính chất chủ quan, thiếu
9
tính thực tiễn và không phù hợp với xu thế phát triển kinh tế – xã hội của địa
phương và đất nước. Phần lớn học sinh trung học phổ thông hiện vẫn chưa hiểu
biết về ý nghĩa cũng như vai trò của việc học
môn giáo dục hướng nghiệp
trong trường. Chưa có tác dụng cao trong việc định hướng nghề nghiệp cho học
sinh. Công tác hướng nghiệp hiện nay còn mang nặng tính hình thức, chưa thể
hiện đúng mục tiêu và chưa chuyên nghiệp. Các công tác hướng nghiệp trong
nhà trường phổ thông hiện tại chưa thực sự phong phú và được tổ chức thường
xuyên. Do vậy các em rất lúng túng trong việc lựa chọn nghề, chọn trường ĐH,
CĐ để tham gia tuyển sinh . Giáo dục hướng nghiệp tuy chính thức được đưa
vào nhà trường nhưng gần như thả nổi, thiếu cơ sở vật chất, thiếu cán bộ tư vấn
và chưa được quan tâm đúng mức.
PHẦN II.
NỘI DUNG, CÁC GIẢI PHÁP, BIỆN PHÁP THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
I. NỘI DUNG
Tư vấn hướng học, hướng nghiệp là hệ thống những biện pháp tâm lý giáo
dục, nhằm đánh giá toàn bộ năng lực thể chất và trí tuệ của học sinh, đối chiếu
các năng lực đó với những yêu cầu do nghề đặt ra đối với người lao động, có
cân nhắc đến nhu cầu nhân lực của địa phương và xã hội, trên cơ sở đó cho các
em những lời khuyên về chọn nghề có căn cứ khoa học và loại bỏ những trường
hợp may rủi, thiếu chín chắc trong khi chọn nghề;
Mục đích của công tác tư vấn hướng học, hướng nghiệp là giúp cho các
em “ Tìm ra mình” từ những nhân tố khách quan và chủ quan khi chọn nghề,
đồng thời tạo điều kiện để các em phát huy cao độ sở trường của mình trong
10
thời gian học tập cũng như bước đường phấn đấu hoạt động nghề nghiệp trong
tương lai.
II. CÁC GIẢI PHÁP TRỌNG TÂM TRONG HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN HƯỚNG HỌC,
GDHN Ở CÁC TRƯỜNG THPT
1.2 Giải pháp 1 : ĐỔI MỚI NHẬN THỨC VỀ HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN HƯỚNG
HỌC, HƯỚNG NGHIỆP.
a. Phải hiểu Học sinh đang cần gì ở nhà trường và gia đình?
HS đang cần một hướng đi phù hợp với năng lực sau tốt nghiệp THPT để
hòa nhập với cuộc sống, với thị trường lao động vốn phong phú và phức tạp
hiện nay. HS cần những định hướng, những tư vấn hợp lý của thầy cô giáo và
gia đình để không lúng túng trong việc chọn trường, chọn ngành, chọn nghề phù
hợp. Nói một cách khác: sau tốt nghiệp THPT, các em chọn được nghề gì, chọn
tham gia tuyển sinh vào trường nào để tiếp tục có nhiều thuận lợi học cao hơn
b. Hướng học, hướng nghiệp ở trường THPT phải hướng đến những mục
tiêu nào?
- Thứ nhất: Phải hướng đến nguyên tắc: Không có người bất tài, chỉ có những
người không tìm ra đúng sở trường của mình, công tác giáo dục hướng nghiệp
là một quá trình tư vấn, định hướng cho học sinh lựa chọn nghành nghề thích
ứng với sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và đất nước.
- Thứ hai: Mỗi trường phải xác định được tiêu chí phân luồng HS lớp 12 sau
tốt nghiệp THPT: Ví dụ, chỉ tiêu phấn đấu của Trường Nghuyễn Khuyến năm
học 2014-2015 phấn đấu đạt khoảng 95% trong tổng số HS tốt nghiệp THPT
được đào tạo nghề ở các bậc ĐH-CĐ, THCN. 05% HS theo nghề truyền thống,
nghề PT hoặc vừa làm vừa học...
- Thứ ba: Phải hướng đến yêu cầu: Công tác hướng học, hướng nghiệp phải
được thực hiện đồng bộ qua dạy học các môn văn hóa, qua hoạt động hướng
nghiệp và hoạt động ngoại khóa để giúp HS biết lựa chọn hướng học tập và
nghề nghiệp tương lai một cách có ý thức, đặc biệt là hướng phân hóa, phân ban
trong dạy học giúp HS tự hướng nghiệp cho bản thân trong quá trình học.
- Thứ tư : Phải xây dựng được kế hoạch hướng nghiệp và kế hoạch tư vấn
11
hướng học, hướng nghiệp cho HS lớp 12: Mỗi năm học có một kế hoạch, mục
tiêu khác nhau phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của HS và quá trình phát triển
trong nhận thức về nghề của các em và yêu cầu đòi hỏi của đất nước, của xã
hội . Phải coi đó là một trong những nhiệm vụ trong năm học của nhà trường
phải thực hiện
2.2 Giải pháp 2: THỰC HIỆN HIỆU QUẢ CÁC BÀI HỌC THEO CHỦ
ĐỀ CỦA HOẠT ĐỘNG GDHN TRONG CHƯƠNG TRÌNH THPT.
a. Tổ chức các bài học về hoạt động GDHN như thế nào để có hiệu quả?
- Đổi mới tư duy tổ chức các nội dung hoạt động GDHN: Cấu trúc các nhóm
bài GDHN bậc THPT như sau:
+ Lớp 10, có 03 nhóm bài theo các chủ đề thuộc kiến thức chung về các
nghề
cụ thể thuộc các chủ đề : Chủ đề “Tìm hiểu một số nghề thuộc lĩnh vực nông
lâm ngư nghiệp”, chủ đề “ Tìm hiểu một số cơ sở SX công nghiệp hoặc nông
nghiệp”, chủ đề “Tìm hiểu một số nghề thuộc nghành XD”
+ Lớp 11, có 02 nhóm bài thuộc các chủ đề của kiến thức chung, 01 nhóm
bài thuộc các chủ đề của các nhóm ngành - nghề cụ thể (Chủ đề: “Tìm hiểu một
số nghề thuộc lĩnh vực kinh doanh dịch vụ”, chủ đề “Giao lưu với gương mặt
vượt khó, điển hình về Sx kinh doanh”, chủ đề “Tìm hiểu thực tế một số trường
đại học cao đẳng và một trường TCCN tại địa phương” )
+ Lớp 12 tập trung vào các hoạt động tư vấn hướng nghiệp theo các
chủ đề (01 nhóm chủ đề thuộc kiến thức chung giúp HS tự hướng nghiệp, 01
nhóm chủ đề về hoạt động tìm hiểu hệ thống các cơ sở tuyển chọn nghề). Các
nhóm chủ đề còn lại thuộc chủ đề tham quan, giao lưu nghề nghiệp(cho nên
cần có phương hướng tổ chức các nội dung hoạt động GDHN phù hợp:
+ Những nhóm bài thuộc kiến thức chung: GV thiết kế các hoạt động
và tổ chức HS tìm hiểu theo đơn vị lớp. Những nhóm bài thuộc các nhóm ngành
- nghề cụ thể: mỗi nhóm HS tự tìm hiểu theo xu hướng nhóm nghề, GV đóng
vai trò cố vấn, trợ giúp cho các nhóm.
12
+ Giao nhiệm vụ cho các nhóm học sinh tự tìm kiếm thông tin nghề
nghiệp ở nhà (qua sách báo và các thông tin tuyển sinh, qua cha mẹ, qua mạng
Internet … phù hợp với bảng mô tả nghề).
Chẳng hạn, trong 03 tiết GDHN/tháng 03 của học sinh khối 12, có thể
bố trí GV chủ nhiệm các lớp thực hiện 02 tiết, Ban hướng nghiệp trường thực
hiện 01 tiết. Ví dụ, chủ đề "Tìm hiểu một số nghề thuộc các ngành Y và Dược"
(chương trình lớp 12), để hướng dẫn, giảng dạy hiệu quả của chủ đề này : GV
cần thực hiện các bước tiếp cận nội dung sau:
+ Phân tích mục tiêu, yêu cầu bài học ở các phương diện: đối tượng
lao động, đặc điểm, yêu cầu, tiêu chí học cần đạt, điều kiện làm việc, cơ hội tìm
kiếm việc làm, các chống chỉ định về y học của các nghề thuộc ngành Y và
Dược; tìm hiểu trong lớp , trong trường có bao nhiêu HS theo nghề Y, dược…
những HS không có xu hướng về các nghề thuộc ngành này thì chuyển sang tìm
hiểu chủ đề khác.
+ Yêu cầu HS chuẩn bị tài liệu (phôtô sách GV, thu thập thông tin liên
quan), giao nhiệm vụ cho các nhóm làm việc ở nhà (sử dụng phương pháp điều
tra, nghiên cứu thu thập thông tin; phương pháp thảo luận và học theo nhóm).
+ Đến lớp GV tổ chức cho các nhóm thuyết trình, bổ sung … tổ chức
các hoạt động dạng cemina, các phương pháp hoạt động xử lý tình huống hướng
nghiệp như phương pháp tổ chức trò chơi, đóng vai, diễn kịch hoặc trò chuyện
với các chuyên gia (bác sĩ, dược sĩ . Ví dụ phỏng vấn bác sĩ : Muốn trở thành
bác sĩ những điều kiện về năng lực cần phải có là gì? , Những nhân cách, phẩm
chất, tác phong, thói quen nào cần phải có của người bác sĩ? Những khuyệt tật,
hạn chế nào của con người không được đón nhận vào nghành Y… ), hoặc tham
quan cơ sở y tế … để giúp HS làm quen với thực tế. Qua đó để học sinh nhận
thức được muốn vào nghành Y mình phải học tập như thế nào? Phải thay đổi,
bổ sung, rèn luyện nhân cách, phẩm chất đạo đức như thế nào ? ….
Tất cả các phương pháp trên đều phải chứa đựng tình huống hướng
nghiệp có vấn đề và được chuyển hóa thành tình huống học tập, kích thích được
hứng thú tìm hiểu nghề, học tập cho HS,
13
- Đổi mới hình thức và phương pháp tổ chức các hoạt động GDHN:
Phương pháp tổ chức các hoạt động GDHN phải chú trọng vào các hoạt động
tìm hiểu, nhận thức về nghành nghề cho HS, trong đó phải tập trung vào các
phương pháp tự hướng nghiệp ở HS. Chương trình hoạt động GDHN của Bộ
GD&ĐT chỉ là chương trình khung và tài liệu hoạt động GDHN chỉ có tài liệu
tham khảo cho GV (không có sách cho HS), vì thế không nên cứng nhắc theo
sách vở, tài liệu mà căn cứ vào xu hướng chọn nghề của các nhóm HS trong lớp
và hơn 6000 nghề khác nhau trong xã hội để thay đổi phương pháp tổ chức các
hoạt động GDHN hiệu quả.
b. Ai là người tổ chức các hoạt động GDHN trong nhà trường?
- Đội ngũ trực tiếp tổ chức các hoạt động GDHN là: Ban giám hiệu,
Ban hướng nghiệp , GV chủ nhiệm, và cộng tác với một số bậc phụ huynh làm
việc ở các ngành nghề khác nhau trong xã hội.
- Đội ngũ hỗ trợ công tác hướng nghiệp nhà trường: GV bộ môn,
Đoàn TNCS Hồ Chí Minh. Trong đó, GV bộ môn là người tham mưu trực tiếp
cho GV chủ nhiệm về lực học và khí chất của HS, GV chủ nhiệm là cầu nối
giữa nhà trường với gia đình trong tư vấn hướng nghiệp , GV chủ nhiệm và Ban
hướng nghiệp đóng vai chủ đạo trong công tác tư vấn hướng nghiệp cho HS
khối 12.
3.2 Giải pháp 3: LÀM TỐT CÔNG TÁC TƯ VẤN HƯỚNG HỌC,
HƯỚNG NGHIỆP CHO HS KHỐI 12.
a. Vì sao GV phải tự trang bị cho mình các kỹ năng hướng nghiệp?
Ở nước ta chưa có ngành đào tạo GV về công tác hướng học, hướng nghiệp,
cho nên đây là công tác kiêm nhiệm của các thầy cô giáo, đặc biệt là đội ngũ
GV chủ nhiệm. Vì thế để làm được và làm tốt công tác hướng học, hướng
nghiệp, đòi hỏi các GV phải tự học để trang bị cho mình các tri thức và kỹ năng
hướng học, hướng nghiệp
b. Vậy đó là những kỹ năng gì?
Ngoài các kỹ năng sư phạm của một GV, cần có hệ thống các kỹ năng tư
vấn hướng học, hướng nghiệp như: Kỹ năng trò chuyện, kỹ năng thấu cảm, kỹ
14
năng xử lý tình huống hướng nghiệp, kỹ năng quyết định vấn đề, kỹ năng lắng
nghe, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng tìm kiếm xử lý thông tin, kỹ năng phê
phán, kỹ năng khẳng định,kỹ năng hợp tác … để đưa ra lời khuyên hợp
lý.
c. Người làm công tác tư vấn hướng học, hướng nghiệp cần phải có những
phẩm chất nào?
Công tác tư vấn hướng học, hướng nghiệp liên quan mật thiết đến vấn đề tâm
sinh lý HS, cho nên người làm công tác tư vấn hướng nghiệp phải trang bị cho
mình các tri thức về tâm lý học lứa tuổi và các phẩm chất cơ bản của một nhà
tâm lý. Tính cách phải cởi mở, thân mật, biết quan tâm đến người khác, đam mê
với công việc… kết hợp với các phẩm chất sư phạm vốn có của một nhà giáo.
d. Tư vấn hướng học hướng nghiệp cho HS lớp 12 phải như thế nào?
- Mục đích cuối cùng của tư vấn hướng học, hướng nghiệp là giúp HS nhận
thức: một người không chỉ phù hợp với một nghề mà phù hợp với một nhóm
nghề; thế giới nghề là rộng lớn: có nhiều loại nghề (nghề lao động chân tay, lao
động trí óc), nhiều loại việc (nghề làm nhân viên, nghề quản lý, nghề tự do), từ
đó chọn cho bản thân một nghề phù hợp để lập thân lập nghiệp.
- Các trường THPT và mỗi GV chủ nhiệm phải hình thành được các kỹ năng
tự hướng nghiệp cho HS và hướng dẫn các em tự hướng nghiệp cho chính mình.
Ví dụ: cung cấp địa chỉ Email và Website của các trường chuyên nghiệp; các
Website về thông tin và test hướng nghiệp trên mạng Internet cho HS tìm hiểu;
hướng dẫn HS quy trình tự hướng nghiệp, các kỹ năng chẩn đoán xu hướng, khí
chất, tính cách, năng lực nghề của HS; hướng dẫn HS thu thập và xử lý thông
tin về yêu cầu của nghề, về thị trường lao động ...
- Phải có đầy đủ thông tin từ HS, phải để các em bộc bạch được các khó
khăn, lúng túng của mình trong quá trình chọn nghề, chọn ngành học. Để có
thông tin đầy đủ về thế giới nghề nghiệp, các trường phải có máy tính nối mạng,
đặc biệt là hồ sơ điện tử về "Y bạ" của HS trong 03 năm học. Đội ngũ làm công
tác tư vấn hướng nghiệp là những thầy cô giáo có kinh nghiệm, các bậc cha mẹ
có uy tín làm việc trong các lĩnh vực ngành nghề khác nhau.
15
- Chương trình GDHN lớp 12 đã tập trung vào các thông tin tư vấn
hướng nghiệp cho HS, đây là giai đoạn HS có những trăn trở muốn được chia
sẻ, gặp rất nhiều lúng túng cần được giải đáp để có một quyết định đúng nhất
trong việc chọn nghề. Cho nên, các trường cần có phòng tư vấn hướng học,
hướng nghệp với một Ban tư vấn hướng nghiệp có kinh nghiệm và kỹ năng
hướng nghệp. Phương pháp tư vấn là trao đổi, thảo luận trực tiếp với HS, hoặc
qua "hòm thư" hướng nghệp, hoặc qua địa chỉ Email của trường, thông qua các
giờ dạy chủ đề hướng nghiêp trên lớp
Tóm lại, tự hướng nghệp đã trở thành một kỹ năng sống của con người
trong thời hiện đại, vì thế các trường THPT cần trang bị cho HS các kỹ năng tự
hướng nghệp cho bản thân trong suốt thời gian học THPT. Về lâu dài, các
trường phải tự đào tạo một đội ngũ GV "chuyên nghiệp" về tư vấn hướng học,
hướng nghệp. Đây là một trong những yêu cầu phát triển của nhà trường và
cũng là mục tiêu trong việc nâng cao hơn nữa chất lượng giảng dạy và học tập
của nhà trường trong giai đoạn hiện nay và tương lai. Để đap ứng yêu cầu công
nghiệp hóa hiện đại hóa của đất nước
III. Biện pháp thực hiện
1. Xu thế chung hiện nay : Nếu như các em không được tư vấn thì dẫn đến
những nguyên nhân sai lầm trong việc chọn nghề như:
* Chỉ quan tâm đến các địa điểm đào tạo là các trường đại học mà bỏ qua các
trường trung học chuyên nghiệp và các đơn vị dạy nghề khác. Khi tốt nghiệp
chưa có nơi tuyển dụng gần với chuyên môn được đào tạo nên chấp nhận làm
các công việc chỉ cần đến trình độ kỹ thuật thấp hoặc lao động phổ thông, bỏ ra
thời gian tiền bạc để đào tạo lại nghề mới gây ra lãng phí thời gian và tiền bạc
đào tạo lại.
* Bản thân không tự quyết định việc chọn nghề tương lai, thiếu trách nhiệm với
bản thân gặp phải sự ngăn trở trong gia đình nên cần đưa ra các cơ sở, những
căn cứ thực tế để giúp các em chọn nghề rõ ràng.
16
* Chọn nghề mà không xét đến sự phù hợp với nghề do thiếu hiểu biết các
thông tin cơ bản về nghề.
* Đánh giá sai năng lực bản thân thiếu sự chuẩn bị trước kiến thức, tư thế sẵn
sàng cho việc thích ứng mới. Năng lực không phải là cái có sẵn mà phải qua sự
học hỏi, tập luyện. Việc hiểu biết về tiêu chí, qui định việc chọn người ở từng
nghề có vài trò ý nghĩa quan trọng giúp học sinh có ý thức vươn lên trong học
tập để nâng cao năng lực nơi bản thân đáp ứng được đòi hỏi của nghề.
* Đa số các em không có đủ thông tin về sức khỏe và tình trạng thể lực của bản
thân. Do vậy học sinh không biết rõ tình trạng sức khỏe cơ thể của mình đối
chiếu với yêu cầu về sức khỏe của nghề, để biết được các đặc điểm tâm sinh lý
mà nghề không cho phép khi tham gia lao động, hay được gọi là chống chỉ định
y học của nghề.
2. Biện pháp thực hiện
Để khắc phục được tình trạng trên, giúp các em có một định hướng đúng đắn
trong học tập và lựa chọn nghành nghề phù hợp . trong công tác hướng học
hướng nghiệp cần thực tốt các vấn đề sau
* Tư vấn
- Tư vấn thông tin hướng dẫn nhằm giới thiệu với học sinh nội dung ngành
nghề, nhóm nghề mà mình định chọn. Ở đây, người cán bộ tư vấn hướng nghiệp
sẽ giới thiệu về những yêu cầu do nhóm nghề đề ra đối với những phẩm chất,
năng lực cá nhân của con người, đồng thời chỉ ra con đường để đạt được vào
nghề đó và triển vọng nâng cao tay nghề.
Ví dụ : Ngoài tiêu chí về kiến thức khoa học, người bác sĩ cần phải có sức
khỏe tốt, có tác phong bình tĩnh xem xét kết hợp các kiền thức đã học để chuẩn
đoán bệnh chính xác, rèn luyện tính nhã nhặn, điềm đạm và bàn tay khéo léo
khi chữa bệnh….
- Tư vấn chuẩn đoán nhằm làm bộc lộ hứng thú, thiên hướng, năng lực và
những phẩm chất nghề chuyên biệt của con người trên cơ sở nghiên cứu và đo
17
đạc nhân cách con người một cách toàn diện. Mục đích của tư vấn chuẩn đoán
là xác định trong những lĩnh vực hoạt động nào con người có thể lao động thành
công nhất, tức là đem lại lợi ích tối đa cho xã hội, đồng thời đưa lại niềm vui và
sự hài lòng cho bản thân người lao động.
Ví dụ : Nghề xây dựng Ngoài tiêu chí về kiến thức khoa học, cần có sức khỏe ,
phải bình tĩnh, nhẹ nhàng, đặc biệt không sợ độ cao…..
Tư vấn y học nhằm làm bộc lộ sự phù hợp giữa trạng thái sức khỏe của con
người với yêu cầu của nghề mà con người lựa chọn. Nếu như học sinh mắc một
trong những thứ bệnh thuộc loại chống chỉ định của nghề thì người cán bộ tư
vấn hướng nghiệp sẽ khuyên nên chọn một nghề khác gần gũi với thiên hướng
và hứng thú, đồng thời phù hợp với trạng thái sức khỏe của người đó.
Ví dụ người bị rối loạn sắc giác sẽ không được chọn những ngành nghề giao
thông vận tải, thông tin tín hiệu v.v. . người mắc bệnh Parkinson thì không thể
làm nghành y được ………
- Tư vấn hiệu chỉnh được tiến hành trong trường hợp ý định nghề nghiệp của
học sinh không phù hợp với khả năng và năng lực thực tế của họ. Trong trường
hợp này, kế hoạch nghề nghiệp của cá nhân cần được xem xét và uốn nắn lại
cho phù hợp với tình hình. Do vậy người tư vấn hướng nghiệp phải chỉ ra những
hạn chế của học sinh nếu tham gia nghề đó có khó khăn, cản trở gì có vượt qua
được không qua đó giúp học sinh có sự cân nhắc điều chỉnh sở thích của mình
Ví dụ: Trên cơ sở những cứ liệu thu được khi nghiên cứu nhân cách học sinh
có tính nói nhanh, thi thoảng nói lắp mà học sinh đó lại thích thi vào nghành
truyền thông làm nghề phát thanh viên , thì cán bộ tư vấn sẽ khuyên học sinh
nên chọn một nghề khác, phù hợp với những đặc điểm tâm sinh lý của mình
hơn; nếu tiếp tục dự thi vào nghành đó sẽ không được đón nhận
Tư vấn hướng học, hướng nghiệp cho học sinh phổ thông có nhiệm vụ :
hướng dẫn cho học sinh cách thức lựa chọn nghề nghiệp tương lai, trên cơ sở
hình thành những hứng thú nghề nghiệp vững chắc phù hợp với phẩm chất,
18
năng lực của cá nhân và yêu cầu của nghề cũng như nhu cầu của xã hội, của địa
phương, thông qua quá trình nghiên cứu, theo dõi quá trình học tập, sinh hoạt và
lao động trong nhà trường của các em.
* Các bước thực hiện trong công tác tư vấn hướng học, hướng nghiệp cho
học sinh
Để thực hiện nhiệm vụ trên, công tác tư vấn hướng học, hướng nghiệp phải tiến
hành các bước sau:
- Cung cấp (giới thiệu) các thông tin về thế giới nghề nghiệp.
Thông qua các phương tiện thông tin như sách báo, phim ảnh . . .qua các
bài giảng hướng nghiệp . Cán bộ tư vấn giới thiệu cho học sinh một cách có hệ
thống những nghề có vị trí then chốt trong nền kinh tế quốc dân, những nghề
cần và đang phát triển tại địa phương hoặc những nghề đang cần nhiều nhân lực
tại địa phương, theo một số nội dung sau:
- Chỉ cho học sinh hiểu được chọn đối tượng lao động và mục đích lao động
của từng nghề
- Chọn nghề đó có thuận lợi khó khăn gì trong hoạt động nghề nghiệp sau này
của bản thân, có vượt qua được khó khăn đó không
- Nghề đó yêu cầu người lao động phải có những điều kiện gì về phẩm chất
năng lực, sức khỏe , nghề đó chống chỉ định gì về sức khỏe( với những khuyết
tật, hạn chế nào về sức khỏe, thì không được tham nghề đó ( Ví dụ : Nghề phát
thanh không lấy người nói lắp…..) )
- Tìm hiểu nguyện vọng, khuynh hướng, hứng thú nghề nghiệp của học
sinh:
- Thực hiện công việc này cán bộ tư vấn dùng các phiếu trả lời trắc nghiệm
để thu thập các số liệu để giúp cán bộ tư vấn có một cái nhìn bao quát bước đầu
về nhân cách, năng lực và thiên hướng của những học sinh .
- Cán bộ tư vấn nói chuyện, trao đổi với học sinh về những vấn đề cần
thiết, dặn dò và cho lời khuyên chọn nghề.
19
- Cho học sinh thấy được tầm quan trọng của việc chọn lựa nghề cho tương
lai có ảnh hưởng như thế nào đối với việc học tập của các em . Những nguyên
tắc cơ bản về việc chọn nghề có khoa học.
- Giới thiệu cho học sinh biết được thông tin cơ bản về định hướng phát
triển kinh tế - xã hội của cả nước và địa phương, nhu cầu của thị trường lao
động nghề trong nước và tại địa phương.
- Hướng dẫn học sinh có thể tìm được những thông tin cần thiết về yêu cầu
của ngành nghề mình đang quan tâm: từ tay nghề, tuyển dụng, nguồn nhân
lực….. và có thể tìm kiếm được nơi đào tạo tay nghề thích hợp
- Tự đánh giá được năng lực bản thân, hiểu truyền thống nghề gia đình và
lập được kế hoạch nghề nghiệp, quyết định lựa chọn nghề nghiệp tương lai.
Qua đó chúng ta thấy rằng việc chọn lựa nghề nghiệp tương lai phải dựa
vào những cơ sở hiểu biết nhất định một cách tuần tự và khoa học;
- Nguyên tắc chọn nghề :
Chỉ cho học sinh các nguyên tắc chọn nghề có cơ sở khoa học: có 3 nguyên tắc
chọn nghề cần được tuân thủ.
+ Nguyên tắc thứ nhất: Tôi thích nghề gì ? Không chọn những nghề mà bản
thân không yêu thích. Nếu không yêu thích công việc của nghề thì rất dễ bỏ
nghề và khó có thể hình thành được lý tưởng nghề nghiệp. Khi ta thích nghề của
mình thì cuộc sống mới thanh thoát, quan hệ với đồng nghiệp sẽ cởi mở, tinh
thần làm việc sẽ hăng say hơn.
Ví dụ : Em thích làm công việc dạy học nhưng cha mẹ hay bạn bè lại muốn
lôi kéo em theo học nghề khác trùng với sở thích của họ hoặc thấy nghề khác dễ
kiếm được nhiều tiền hơn thì em phải xét đến mình có hứng thú với những nghề
ấy không ?
+ Nguyên tắc thứ hai: Tôi làm được nghề gì ? Không chọn những nghề mà bản
thân không đủ điều kiện để dáp ứng yêu cầu của nghề như thế sẽ tránh gặp phải
sự thất vọng, tốn kém thời gian và sức lực cho việc theo đuổi nghề nghiệp.
20
Ví dụ : Dựa trên năng lực học tập và năng khiếu của mình dựa vào phương
diện sức khỏe và đặc điểm tâm lý có điểm gì nghề mình muốn chọn không thể
chấp nhận được. Như làm nghề lái xe tải mắt phải bình thường nhìn tốt, làm về
quản lý phải bình tĩnh, tinh tế, linh hoạt, cẩn trọng, làm nghề thợ cần phải khéo
léo, tư duy kỹ thuật tốt có tinh thần trách nhiệm và kỷ luật cao….
+ Nguyên tắc thứ ba: Tôi cần làm nghề gì? Không chọn những nghề nằm ngoài
kế họach phát triển kinh tế - xã hội của địa phương nói riêng và của đất nước
nói chung. Cần nhớ rằng có nghề mình thích nhưng không làm được, có nghề
thì đang rất cần nhân lực, có nghề thì không và luôn có những nghề cũ sẽ mất
đi, nhiều nghề mới sẽ xuất hiện đó là quy luật vận động không thể tránh được.
Vd: Hướng phát triển kinh tế - xã hội trong kế hoạch nhà nước đưa ngành
cơ khí làm chủ lực đủ sức trang bị máy móc thiết bị cho nền kinh tế công nghiệp
và sử dụng công nghệ mới trong sản xuất, đa dạng hóa các sản phẩm phục vụ
tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Như vậy các nghề cơ khí hiện nay đang rất
cần nguồn nhân lực nhất là thợ cơ khí lành nghề ngoài đội ngũ kỹ sư chuyên
môn về kỹ thuật.
Nhận thức càng đầy đủ càng sâu sắc ba nội dung trên, các em có thể điều
chỉnh, phát triển hứng thú và năng lực của mỗi cá nhân trên cơ sở có khoa học.
PHẦN III
HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI :
Nhờ sự quản lý chỉ đạo sát sao của chi bộ Đảng, BGH, sự thống nhất và
cộng đồng trách nhiệm trong cán bộ giáo viên đặc biệt trong ban hướng nghiệp,
GVCN, GV bộ môn, của Đoàn thanh niên trường THPT Nguyễn Khuyến đã
triển khai thực hiện công tác hướng học, hướng nghiệp hiệu quả .
Giúp giáo viên , đặc biệt là GVCN đã nhận thức được vai trò vị trí của
công tác hướng học, hướng nghiệp trong trường trung học phổ thông, xem đây
là một hoạt động tích cực, thiết thực giúp học sinh phát triển toàn diện, định
hướng được nghề nghiệp trong tương lai, có sự cân nhắc đúng sau khi tốt
nghiệpTHPT . Đồng thời cũng giúp học sinh ý thức được nhiệm vụ của mình là
21
phải tham gia đầy đủ các buổi tổ chức tư vấn hướng học, hướng nghiệp của nhà
trường. qua đó giúp các em nhận thức được trách nhiệm của mình phải học như
thế nào để có thể tham gia vào nghề mà mình đã chọn . do vậy công tác tư vấn
hướng học, hướng nghiệp trường đã đạt được những kết quả sau
1. Đã phân luồng được học sinh lớp 10 đăng ký phân ban hợp lý : Vì trước khi
đăng ký phân ban nhà trường đã tư vấn cụ thể để các em có cân nhắc phù hợp
trong việc đăng ký phân ban, trong quá trình học tập các em tiếp tục được tư
vấn hướng học, hướng nghiệp, qua đó giúp các em xác định rõ chí hướng và
phương pháp học tập khoa học và hiệu quả
2. Công tác tư vấn hướng học hướng nghiệp đã giúp cho học sinh khối 12 hiểu
biết về những nghề mà mình thích, biết cách lựa chọn nghề phù hợp, chọn
trường đại học, cao đẳng phù hợp với khả năng , năng lực, nguyện vọng của
mình để tham dự tuyển sinh vào trường nào đó có thể đạt kết quả cao. Do vậy
đã phân luồng tương đối chính xác đối với học sinh khối 12 dự thi xét tốt nghiêp
ở địa phương, và tham gia dự kỳ thi THPT Quốc gia, đồng thời cũng phân
luồng được học sinh lớp 12 tham gia tuyển sinh vào các trường đại học cao
đẳng phù hợp
3. Kết quả cụ thể :
Ban giám hiệu nhà trường đã chỉ đạo và tổ chức nhiều hoạt động, trong đó có
hoạt động tư vấn hướng học, hướng nghiệp đã tác động sâu sắc đến các em học
sinh, giúp các em nhận thức rõ mục đích, định hướng học tập của mình, xây
dựng kế hoạch và biện pháp học tập khoa học để thực hiện được mục đích của
bản thân . điều đó đã đem lại kết quả tốt đẹp cho học sinh và cho nhà trường
như sau :
- Đỗ tốt nghiệp THPT trường luôn đạt 99,6-> 99,8%
- Thi đaị học trường luôn nằm trong tốp 200 trường có kết quả cao nhất toàn
quốc
+ Năm học 2011 – 2012 : Điểm TB 03 môn thi đại học của H/S 14,75 điểm
+ Năm học 2012 – 2013 : Điểm TB 03 môn thi đại học của H/S 15,5 điểm
22
+ Năm học 2013 – 2014 : Điểm TB 03 môn thi đại học của H/S 17,75 điểm
Với kết quả học tập trên và kết quả của các hoạt động khác của trường THPT
Nguyễn Khuyến . Do vậy năm học 2013 – 2014 Trường đã được nhận cờ huân
chương lao động hạng nhất, và trở thành địa chỉ tin cậy của nhân dân Thành
Nam
+ Đặc biệt năm học 2014 – 2015 do làm tốt công tác hướng học, hướng nghiệp
nên nhà trường đã phân luồng hợp lý đối với học sinh khối 12 dự thi xét tốt
nghiêp ở địa phương, và tham gia dự kỳ thi THPT Quốc gia, đồng thời cũng
phân luồng được học sinh lớp 12 tham gia tuyển sinh vào các trường đại học
cao đẳng phù hợp
KẾT LUẬN
Căn cứ vào thực tế và kết quả trên cho ta thấy công tác hướng học, hướng
nghiệp trong trường THPT đã giúp học sinh nắm bắt được các nghành nghề
trong xã hội, yêu cầu tuyển chọn của từng ngành nghề , qua đó các em nhận
thức được khi đam mê một nghành nghề nào đó muốn tham gia dự tuyển vào
nghề đó cần phải chuẩn bị những gì?
- Phải có năng lực học tập như thế nào? Muốn vậy phải xây dựng kế hoạch
học tập phù hợp, phải thay đổi, bổ sung ý thức tác phong, phương pháp học tập
sao cho tốt, để đạt hiệu quả như mong muốn
- Phải rèn luyện nhân cách, đạo đức phẩm chất tốt, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng
hành động, kỹ năng sử lý vấn đề, kỹ năng tìm kiếm sự hỗ trợ, kỹ năng lắng
nghe, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng đạt mục tiêu, kỹ năng quản lý thời
gian, kỹ năng tìm kiếm xử lý thông tin, kỹ năng ra quyết định ….
- Dựa trên sự hiểu biết và khả năng trên giúp học sinh phải có sự cân nhắc khoa
học, hợp lý nghành nghề, trường đại học cao đẳng mà mình lựa chọn, phấn
23
đấu để tham gia dự tuyển vào phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế của xã hội,
của địa phương. Không còn tình trạng học sinh lựa chọn hướng học tập, định
hướng nghề nghiệp chỉ theo cảm tính cá nhân và gia đình hoặc ảnh hưởng của
bạn bè, sự lựa chọn mang đậm tính chất chủ quan, thiếu tính thực tiễn và không
phù hợp với xu thế phát triển kinh tế – xã hội của địa phương và đất nước.
Có thể khẳng định rằng: Nếu các trường THPT làm tốt công tác tư vấn hướng
học, hướng nghiệp sẽ góp phần nâng cao hiệu quả giảng dạy, học tập của nhà
trường và việc phân luồng học sinh, đưa nền giáo dục nước nhà đi lên hơn nữa
BÀI HỌC KINH NGHIỆM
Qua quá trình tư vấn hướng học, hướng nghiệp cho học sinh trường THPT
Nguyễn khuyến căn cứ vào những kết quả đật được, những khó khăn hạn chế ,
tôi rút ra được một số bài học để nâng cao hiệu quả trong việc tư vấn hướng
học, hướng nghiệp như sau:
* Đối với trường phổ thông:
Ban giám hiệu cần có kế hoạch chỉ đạo công tác cần tư vấn hướng học hướng
nghiệp hiệu quả tới học sinh và phụ huynh học sinh để hướng dẫn
- Học sinh lớp 10 lựa chọn đăng ký học phân ban phù hợp
- Học sinh lớp 12 lựa chọn nghành nghề phù hợp với khả năng và sở thích của
từng em, giúp các em lựa chọn tham gia tuyển sinh vào các trường đại học cao
đẳng phù hợp với khả năng của cá nhân, đáp ứng yêu cầu của xã hội , và đạt
hiệu quả cao
* Đối với gia đình:
24
Thường xuyên quan tâm đến sở thích và năng khiếu của con em mình
không nên ép các em theo học nghề mà mình không thích, không phù hợp với
tâm sinh lý của các em;
Thường xuyên theo dõi, động viên và định hướng cho các em học những
nghề mà địa phương và xã hội đang cần, tạo điều kiện cho học sinh khi ra
trường có được việc làm ổn định.
. TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Đổi mới hoạt động giáo dục hướng nghiệp, tư vấn hướng nghiệp cho học
sinh trung học phổ thông - Bộ Giáo dục và Đào tạo – 2011.
2. Sổ tay tư vấn hướng nghiệp và chọn nghề - Nguyễn Hùng - Mai Thi
Thanh Bình – Phạm Thị Thanh – Trần Thị Hoài Thu – Lê Thị Thu Thủy – Nhà
xuất bản giáo dục Việt Nam.
4. Đổi mới và nâng cao năng lực, trách nhiệm, đạo đức của đội ngũ giáo
viên và cán bộ quản lý – trong xu thế Việt Nam hội nhập quốc tế - Nhà xuất bản
lao động xã hội – 2007.
NGƯỜI THỰC HIỆN
Đinh Thị Lý
25