Tải bản đầy đủ (.doc) (36 trang)

KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ THEO ĐỊNH HƯỚNG NĂNG LỰC MÔN TIN LỚP 11

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (712.17 KB, 36 trang )

THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1. Tên sáng kiến:

ĐỀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ THEO ĐỊNH HƯỚNG NĂNG LỰC
MÔN TIN LỚP 11
2.Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo viên dạy môn Tin Học lớp 11
3.Thời gian áp dụng sáng kiến: cả năm học
4.Tác giả:
Họ và tên: Phan Thị Thuận
Năm sinh: 1980
Nơi thường trú: 36Q – ô 18 – P. Hạ long – TP. Nam Định
Trình độ chuyên môn: Thạc sỹ - CNTT
Nhiệm vụ được giao: Giáo viên Tin Học
Nơi làm việc: Trường THPT Nguyễn Khuyến,Thành Phố Nam Định
Địa chỉ liên hệ:153 – Đ. Bái – TP Nam Định
Điện thoại: 0944 030333
5. Đơn vị áp dụng SKKN:
Tên đơn vị: Trường THPT Nguyễn Khuyến
Địa chỉ: Số 40, Đường Nguyễn Du, Thành phố Nam Định,Tỉnh Nam Định
Điện thoại: 03503840303


PHẦN 1: MỞ ĐẦU
I. Lí do chọn đề tài và mục đích nghiên cứu
Trong việc dạy học thì phương pháp giảng dạy và kiểm tra đánh giá là hai việc
rất quan trọng và luôn đi song hành nhau. Trong đó kiểm tra đánh giá là một việc
rất quan trọng trong phương pháp giảng dạy của mỗi giáo viên và...
Tại sao tôi lại chọn đề “ĐỀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ THEO ĐỊNH HƯỚNG
NĂNG LỰC ”, vì các lý do chính sau đây:
- Kiểm tra đánh giá không chỉ là kiểm tra học sinh để cho điểm mà đó là kết
quả (đầu ra) học sinh đã lĩnh hội được.


- Kiểm tra đánh giá còn giúp cho người giáo viên biết được học sinh đã đạt
được gì và chưa đạt được gì, nhờ đó mà người giáo viên có thể thay đổi phương
pháp, kiến thức cho phù hợp với học sinh.
- Không những thế mà qua mỗi bài kiểm tra là một tiết học mà học sinh học
tập trung nhất, hăng say nhất và có ý nghĩa với học sinh, hiệu quả qua bài kiểm tra
học sinh nhớ rất sâu kiến thức đặc biệt nếu có lỗi sai trong bài kiểm tra học sinh sẽ
có động lực tìm ra đáp án lời giải và một cách tự nhiên những lỗi sai đó học sinh sẽ
không mắc lại nữa.
- Hè năm 2014, tôi được đi bồi dưỡng chuyên môn và được biết đến việc
kiểm tra đánh giá theo năng lực học sinh, tôi đã rất nóng lòng được áp dụng nó
ngay cho năm học 2014 – 2015 và tôi đã áp dụng thành công cho môn Tin Học
khối 11.
- Kiểm tra đánh giá theo chuẩn năng lực là phương pháp mới để đánh quá
trình giảng dạy của giáo viên và những năng lực học sinh đã nhận được (đánh giá
theo kết quả đầu ra).
Chính vì những điều này nên việc ra đề kiểm tra đối với học sinh là rất quan
trọng trong quá trình dạy học.
2


II.

Mục đích nghiên cứu
- Đánh giá học sinh sau mỗi phần học.
- Củng cố kiến thức cho học sinh sau mỗi phần học.
- Cho điểm và đánh giá học sinh theo chuẩn đầu ra.
- Bồi dưỡng cho học sinh về phương pháp, kỹ năng làm bài. Qua đó học sinh

nâng cao khả năng tư duy, sáng tạo.
- Học sinh tự tin yêu thích môn Tin Học lớp 11 hơn.

- Đổi mới phương pháp ra đề kiểm tra.
III.

Nhiệm vụ nghiên cứu
- Đánh giá thực tế quá trình giảng dạy, lĩnh hội tri thức của học sinh khối 11

mà môn Tin Học ở khối này được coi là rất khó với học sinh.
IV. Đối tượng nghiên cứu
- Nghiên cứu chương trình môn Tin Học lớp 11, đặc biệt ngôn ngữ lập trình Pascal
và môi trường lập trình là Turbo Pascal.
V.

Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp điều tra.
- Phương pháp đối chứng.
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu.
- Phương pháp Quan sát và tự quan sát.
- Phân tích sản phẩm.
- Phương pháp thực nghiệm.

3


PHẦN 2: NỘI DUNG
I. Cơ sở lí luận để xây dựng đề kiểm tra đánh giá
Đối tượng thực hiện, học sinh khối 11, phân phối chương trình môn Tin Học: kỳ
I – 1tiết/tuần, Kỳ II – 2tiết/tuần; với phân phối chương trình như trên Kỳ I có 1 bài
kiểm tra 1 tiết, 1 bài kiểm tra cuối kỳ I; Kỳ II có 2 bài kiểm tra 1 tiết, 1 bài kiểm tra kỳ
II (kiểm tra cuối năm).
Như vậy cả năm học lớp 11 sẽ có 5 bài kiểm tra 1 tiết và được đánh số từ đề số

1 đến đề số 5, nhưng trong khuôn khổ thời gian tôi xin đưa ra 4 bài kiểm tra 1 tiết, đó
là 4 đề quan trọng sau mỗi phần học đó là: đề số 1, đề số 2, đề số 4, đề số 5. Với
những đề kiểm tra đánh giá theo năng lực các mực độ trong mỗi đề cần phải có các
tiêu chí để đánh giá học sinh từ Mức nhận biết - Mức thông hiểu - Mức vận dụng thấp
– Mức vận dụng cao. Nhưng trong các đề kiểm tra này tôi lại có sự thay đổi các mức
là khác nhau trong các đề kiểm tra cho phù hợp với môn tin lớp 11.
Đối với đề số 1, học sinh mới làm quan với Ngôn ngữ lập trình và cụ thể là
Ngôn ngữ lập trình Pascal nên trong đề này tôi đặc biết chú ý tới việc học sinh phải
đạt được trong phần chương trình học này là mức độ nhận biết và thông hiểu được
Ngôn ngữ lập trình Pascal là gì, môi trường lập trình đó là Turbo Pascal, các khái
niệm liên quan đến ngôn ngữ lập trình, chương trình dịch,.. Học sinh hiểu được điều
này là rất quan trọng cho bước tiếp theo của việc học ngôn ngữ lập trình để tránh
trường hợp rất nhiều học sinh học xong lớp 11 vẫn không biết mình đã học cái gì….
Nên phần này khi ra đề tôi lại quan tâm đến việc ra đề theo hình thức trắc nhiệm.
Đề số 2, trong đề này là đề kiểm cuối kỳ để đánh ra đầu ra của toàn bộ học sinh
sau một kỳ học, nên tôi chú ý ra đề có đụ cả 4 mức độ: nhận biết – thông hiểu – vận
dụng thấp – vận dụng cao nhằm mục đích phân loại đánh giá bằng điểm cho học sinh
và cũng phân loại để củng cố cho các em vào kỳ sau.
Đề số 4, đề này là đề kiểm tra 1 tiết thứ hai của học kỳ 2, nhưng học sinh cũng
đã có cả một thời gian để làm quen và vận dụng kiến thức đã học. Nên trong đề này
tôi chú ý trọng nhiều đến mức vận dụng.
4


Đề số 5 là lần cuối cùng đánh giá học sinh (đánh giá đầu ra) nên trong đề này
tôi sử dụng cả 4 mức độ: nhận biết – thông hiểu – vận dụng thấp – vận dụng cao để
đánh giá và phân loại đầu ra của học sinh. Trong đó các học sinh đáp ứng được mức
vận dụng được đánh gia cao.
Ngoài các đề kiểm tra 1 tiết, thì các đề kiểm tra miệng, 10phút, 15 phút, 30 phút
cũng rất cần để đánh giá học sinh và điều chỉnh phương pháp và kiến thức mà người

học cần nắm bắt được. Không những thế trong giờ thực hành việc hướng dẫn và kiểm
tra học sinh là rất quan trong để đạt kết quả cao trong các giờ học. Đối với tôi mỗi giờ
thực hành là một giờ kiểm tra vì các lý do sau: khi mà học sinh hiểu đó là giờ kiểm tra
thì học sinh sẽ làm việc rất tập trung, và chúng sẽ hỏi rất nhiều để bài thực hành có kết
quả tốt nhất, việc này giúp học sinh khắc sâu kiến thức đã học và người giáo viên sẽ
chấm những bài thực hành có kết quả tốt hoặc những học sinh chưa có điểm và đã cố
gắng hoàn thành bài thực hành có thể nhờ sự hướng dẫn của bạn hoặc của giáo viên.
Những điểm kiểm tra trong giờ thực hành như vậy thường là các điểm khá, giỏi làm
học sinh có rất nhiều hứng thú và tự tin với các giờ thực hành và với môn Tin Học.
II. Nội dung đề kiểm tra đánh giá
ĐỀ SỐ 1- MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA 45 PHÚT -HỌC KÌ 1
1. Yêu cầu
a. Kiến thức
* Biết được:
• Biết có 3 lớp ngôn ngữ lập trình và các mức của ngôn ngữ lập trình: ngôn ngữ
máy, hợp ngữ và ngôn ngữ bậc cao.
• Biết vai trò của Chương trình dịch .
• Biết khái niệm Biên dịch và Thông dịch.
• Biết các thành phần cơ bản của ngôn ngữ lập trình: Bảng chữ cái, Cú pháp và Ngữ
nghĩa.
• Biết các thành phần cơ sở của TP: Bảng chữ cái, Tên, Tên chuẩn, Tên riêng (từ
khoá), Hằng và Biến.
• Biết cấu trúc của một chương trình TP: cấu trúc chung và các thành phần.

5


• Biết một số kiểu dữ liệu định sẵn trong TP: nguyên, thực, kí tự, logic và miền con.
• Biết các khái niệm: Phép toán, biểu thức số học, hàm số học chuẩn, biểu thức quan
hệ.

• Biết các lệnh vào/ra đơn giản để nhập thông tin từ bàn phím và đưa thông tin ra
màn hình
• Biết các bước: soạn thảo, dịch, thực hiện và hiệu chỉnh chương trình.
• Biết một số công cụ của môi trường TP.
* Hiểu được:
• Hiểu chương trình là sự mô tả của thuật toán bằng một ngôn ngữ lập trình.
• Hiểu được cách khai báo biến.
• Hiểu lệnh gán
• Hiểu nhu cầu của cấu trúc rẽ nhánh trong biểu diễn thuật toán
• Hiểu câu lệnh rẽ nhánh (dạng thiếu và dạng đủ).
• Hiểu câu lệnh ghép.
* Vận dụng: Viết được chương trình đơn giản
b. Kỹ năng:
• Phân biệt được Tên, Hằng và Biến. Biết đặt tên đúng
• Nhận biết được các phần của một chương trình đơn giản.
• Xác định được kiểu cần khai báo của dữ liệu đơn giản
• Khai báo đúng,
• Nhận biết khai báo sai.
• Viết được lệnh gán.
• Viết được các biểu thức số học và logic với các phép toán thông dụng
• Viết được một số lệnh vào/ra đơn giản.
• Bước đầu sử dụng được chương trình dịch để phát hiện lỗi.
• Bước đầu chỉnh sửa được chương trình dựa vào thông báo lỗi của Chương trình
dịch và tính hợp lí của kết quả thu được.
2. Ma trận đề.
6


Chủ đề


Biết
TNKQ

BT

Mức độ nhận thức
Hiểu
TN KQ
BT

Vận dụng
TN KQ
BT

Tổng

Một số khái
niệm cơ sở

6

6

trong ngôn
ngữ lập trình
Cấu trúc

4

chương trình

Một số kiểu

3

1

5
3

dữ liệu chuẩn
Khai báo biến
Phép toán,
biểu thức,
lệnh gán
Tổ chức
vào/ra đơn
giản
Dịch, thực
hiện và hiệu

7

4

11

5

4


9

2

2

4

3

3

chỉnh chương
trình
Tổng số câu
Tổng số điểm

30
6

10
2

1
2

31
10

3. Nội dung đề kiểm tra số 1

ĐỀ 1 - CHẴN
MỨC NHẬN BIẾT (60 điểm)
Câu 1: Trong Pascal, để nhập dữ liệu từ bàn phím ta sử dụng thủ tục:
A. read(<danh sách biến vào >);
7


B. Write(<danh sách biến vào >);
C. readln(<danh sách biến vào >);
D. read(<danh sách biến vào >) hoặc readln(<danh sách biến vào >);
Câu 2: Trong Turbo Pascal, xác định tên đúng trong các tên sau:
A. 11pro

B. lop*11

C. lop11

D. lop 11

Câu 3: Trong ngôn ngữ lập trình Pascal, từ khoá VAR dùng để
A. khai báo tên chương trình.

B. khai báo hằng.

C. khai báo biến.

D. khai báo thư viện.

Câu 4: Phát biểu nào dưới đây là đúng?
A. Phần khai báo có thể khai báo cho: Tên chương trình, hằng, biến và chương trình

con.
B. Phần khai báo có thể khai báo cho: Chương trình con, hằng, biến.
C. Phần khai báo có thể khai báo cho: Tên chương trình, thư viện, hằng, biến và
chương trình con.
D. Phần khai báo có thể khai báo cho: Tên chương trình, hằng, biến.
Câu 5: Trong Pascal, cú pháp để khai báo biến là:
A. Var <danh sách biến>=<kiểu dữ liệu>; B. Var <danh sách biến>:<kiểu dữ liệu>;
C. <danh sách biến>: kiểu dữ liệu;

D. Var <danh sách biến>;

Câu 6: Danh sách các biến là một hoặc nhiều tên biến, các tên biến được viết cách
nhau bởi :
A. dấu chấm phẩy (;)

B. dấu phẩy (,)

C. dấu chấm (.)

D.

dấu hai chấm (:)
Câu 7: Trong Pascal, biểu thức (29 mod 4) bằng:
A. 0

B. 1

C. 2

D. 3


Câu 8:

Kiểu nào sau đây có miền giá trị nguyên lớn nhất?

A.

Byte

Câu 9:
A.

Để khai báo biến, trong Pascal ta sử dụng từ khóa nào?
BEGIN
B. VAR
C. CONST
D USES

B. Word

C. Longint

D
.

Integer

8



.
Câu 10: Trong pascal, câu lệnh gán nào sau đây là đúng:
A. a+1:=b;

B. z=x+y;

C. d:=b+c;

D. c=:a+b;

Câu 11: Trong Pascal, biểu thức (13 div 3) bằng:
A. 3

B. 4

C. 5

D. 2

Câu 12: Trong ngôn ngữ lập trình Pascal, từ khóa CONST dùng để?
A. Khai báo hằng

B. Khai báo thư viện

C. Khai báo biến

D. Khai báo tên chương trình

Câu 13: Trong Pascal, để đưa dữ liệu ra màn hình ta sử dụng thủ tục:
A. writeln(<danh sách kết quả ra >);

B. write(<danh sách các biến >);
C. rewrite(<danh sách kết quả ra >)
D. write(<danh sách kết quả ra >) hoặc writeln(<danh sách kết quả ra >)
Câu 14: Hãy cho biết những biểu diễn nào dưới đây không phải là biểu diễn hằng
trong Pascal?
A. 3.1777E-15

B. ‘3.141678’

C. 300

D. ‘Tinhoc’

Câu 15: Trong Turbo Pascal, để thoát khỏi chương trình:
A. Nhấn tổ hợp phím Alt + X;

B. Nhấn tổ hợp phím Ctrl + E;

C. Nhấn tổ hợp phím Ctrl + X;

D. Nhấn tổ hợp phím Alt + E;

Câu 16: Trong ngôn ngữ lập trình Pascal, từ khoá USES dùng để
A. Khai báo tên chương trình.

B. Khai báo hằng.

C. Khai báo biến.

D. Khai báo thư viện.


Câu 17: Trong một ngôn ngữ lập trình, bảng chữ cái là:
A. Tập các kí tự trong bảng mã ASCII.
B. Tập các kí tự được dùng để viết chương trình.
C. Tập các kí tự không được phép dùng để viết chương trình.
D. Tập các kí tự trong ngôn ngữ tự nhiên.
Câu 18: Phát biểu nào dưới đây là sai?
9


A. Trong một chương trình, phần khai báo bắt buộc phải có.
B. Trong một chương trình, phần khai báo có thể có hoặc không.
C. Trong một chương trình, phần thân chương trình nhất thiết phải có.
Câu 19: Trong Turbo Pascal, để thực hiện chương trình:
A. Nhấn tổ hợp phím F9;

B. Nhấn phím Ctrl + F9;

C. Nhấn tổ hợp phím Ctrl + F7;

D. Nhấn tổ hợp phím Alt + F9;

Câu 20: Biến a nhận giá trị nguyên trong đoạn [0 ; 100], kiểu dữ liệu nào sau đây là
phù hợp nhất để khai báo biến a ?
A. Byte

B. Word

B. Integer


D. Real

Câu 21: Một ngôn ngữ lập trình có những thành phần cơ bản nào?
A. Bảng chữ cái và ngữ nghĩa.

B. Bảng chữ cái, cú pháp và ngữ nghĩa.

C. Cú pháp và ngữ nghĩa.

D. Bảng chữ cái

Câu

Trong Pascal, khai báo hằng nào sau đây sai?

22:
A.
CONST Max=1000;
B.
C.
CONST Lop= “Lop 11”;
D.
Câu 23: Phạm vi giá trị của kiểu integer thuộc
A. Từ 0 đến 255

B. Từ -215 đến 215 -1

CONST pi=3.1416;
CONST Lop=‘11’;


C. Từ 0 đến 216 -1 D. Từ -231 đến 231

-1
Câu 24: Trong Turbo Pascal, muốn biên dịch chương trình ta dùng tổ hợp phím.
A. Alt + F9

B. Ctrl + F9

C. Alt + F6

D. Alt + F8

Câu 25: Cấu trúc một chương trình được chia làm mấy phần ?
A. 1 phần

B. 3 phần

C. 2 phần

D. 4 phần

Câu 26: Trong Turbo Pascal, đang ở cửa sổ chương trình nguồn muốn xem lại màn
hình Output.
A. Nhấn tổ hợp phím Alt + F5

B. Nhấn tổ hợp phím Alt + F7

C. Nhấn tổ hợp phím Alt + F6

D. Nhấn tổ hợp phím Alt + F8


Câu 27: Trong Pascal phép toán div, mod thuộc phép toán nào sau đây
A. Phép toán số học với số thực

B. Phép toán quan hệ
10


C. Phép toán số học với số nguyên

D. Phép toán Logic

Câu 28: Trong NN lập trình Pascal, phép toán MOD với số nguyên có tác dụng gì
A. Chia lấy phần nguyên

B. Chia lấy phần dư

C. Làm tròn số

D. Thực hiện phép chia

Câu 29: Tên trong ngôn ngữ lập trình Turbo Pascal là một dãy liên tiếp không quá bao
nhiêu kí tự?
A.

B. 127

bằng….và kết thúc bằng…?
BEGIN
BEGIN

<Câu lệnh>
B.
lệnh>
END;
END

C. 255

D

64
.
Câu 30: Trong cấu trúc chương trình Pascal phần thân chương trình bắt đầu

A.

16

BEGIN
C.


D

lệnh>

.


END,

BEGIN
<Câu lệnh>
END.

MỨC THÔNG HIỂU (20đ)
Câu 31: Để nhập dữ liệu vào từ bàn phím cho 2 biến a,b ta dùng lệnh?
Readln(a,b
D
A.
Writeln(a,b);
B.
C. Write(a;b);
Readln(a;b);
);
.
Câu 32: Trong 1 chương trình, biến M có thể nhận các giá trị: 15, 17, 18, 30, 50, 100
và biến N có thể nhận các giá trị: 6.0 , 8.5, 9.0, 7.5 , 11.0, khai báo nào trong
các khai báo sau là đúng?
A.
Var M,N :Byte;
B. Var M: Real; N: Word;
C.
Var M, N: Longint;
D. Var M: Word; N: Real;
Câu 33: Trong khai báo dưới đây bộ nhớ sẽ cấp phát cho các biến tổng cộng là bao
nhiêu byte?
Var x,y,z : Integer; c,h: Char; ok: Boolean;
A.


9 byte

B. 10 byte

C. 11 byte

D

12 byte
.
Câu34 : Khai báo 3 biến A,B,C nào sau đây đúng cú pháp trong Pascal?
A.
VAR A; B; C: Byte;
B. VAR A; B; C Byte
C.
VAR A, B, C: Byte;
D. VAR A B C : Byte;
Câu 35 :Trong NN lập trình Pascal, đoạn chương trình sau dùng để làm gì?
Var x, y, t: integer;
11


Begin x: = t; t:= y; y:= x; End.
A. Hoán đổi giá trị y và t

B. Hoán đổi

giá trị x và y
C. Hoán đổi giá trị x và t


D. Một công việc khác

Câu 36 :Câu lệnh X := y ; có nghĩa
A. Gán giá trị X cho Y

B. Gán giá trị y cho biến X

C. So sánh xem y có bằng X hay không

D. Ý nghĩa khác

Câu 37 : Xét biểu thức lôgic: (n >0) and (n mod 2 = 0). Khẳng định nào sau đây là
đúng?
A. Kiểm tra n có chia hết cho 2 không

B. Kiểm tra xem n có là một số dương

không
C. Kiểm tra xem n có là số dương chẵn không

D. Kiểm tra n là một số

nguyên chẵn không
Câu 38: Lệnh Write( ‘5 x 4 = ‘ , 5*4 ) ; viết gì ra màn hình :
A. 5 x 4 = 20

B. 5 x 4 = 5*4

C. 20 = 20


D. 20 = 5 * 4

Câu 39: Hãy chọn kết quả đúng của đoạn chương trình sau.
a := 9; b := 7; c:=8; Write(c+b);
A. 9

B.8

C.7

D. 15

Câu 40. Để khai báo biến n thuộc kiểu số nguyên ta viết
A. var n: real;

B. var n: boolean;

C. var n: char;

D. var n: interger;

MỨC VẬN DỤNG (20 điểm)
Bài 1: Sử dụng NNLT Pascal, viết trên môi trường Turbo Pascal (TP). Lập trình nhập
vào từ bàn phím hai cạnh của một hình chữ nhật. Tính chu vi và in kết quả ra màn
hình.
Ví dụ: Nhập vào cạnh chiều rộng a= 5; chiều dài b=10. In ra màn hình với quy cách
sau
MOI NHAP CHIEU RONG =
12



MOI NHAP CHIEU DAI

=

CHU VI HINH CHU NHAT = 30
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………

13


ĐỀ 1 - LẺ
MỨC NHẬN BIẾT (6 điểm)
Câu 1: Trong Pascal, để in dữ liệu ra màn hình ta sử dụng thủ tục:
A. write(<danh sách kết quả ra >);
B. write(<danh sách biến vào >);

C. writeln(<danh sách biến vào >);
D. write(<danh sách kết quả ra >) hoặc writeln(<danh sách kết quả ra >)
Câu 2: Trong Turbo Pascal, xác định tên đúng trong các tên sau:
A. 1vidu

B. vidu1

C. vidu 1

D. vidu*1

Câu 3: Trong ngôn ngữ lập trình Pascal, từ khoá VAR dùng để
A. khai báo tên chương trình.

B. khai báo biến.

C. khai báo hằng.

D. khai báo thư viện.

Câu 4: Trong Pascal, cú pháp để khai báo biến là:
A. Var <danh sách biến>=<kiểu dữ liệu>; B. Var <danh sách biến>:<kiểu dữ liệu>;
C. <danh sách biến>: kiểu dữ liệu;

D. Var <danh sách biến>;

Câu 5: Danh sách các biến là một hoặc nhiều tên biến, các tên biến được viết cách
nhau bởi :
A. dấu chấm phẩy (;)


B. dấu phẩy (,)

C. dấu chấm (.)

D.

dấu hai chấm (:)
Câu 6: Trong ngôn ngữ lập trình Pascal, từ khóa CONST dùng để?
A. Khai báo hằng

B. Khai báo thư viện

C. Khai báo biến

D. Khai báo tên chương trình

Câu 7: Trong ngôn ngữ lập trình Pascal, hằng và biến khác nhau cơ bản như thế nào?
A. Hằng và biến là hai đại lương mà giá trị đều có thể thay đổi được trong quá trình
thực hiện chương trình.
B. Hằng là đại lượng có giá trị không thể thay đổi trong quá trình thực hiện chương
trình, biến là đại lượng có giá trị có thể thay đổi trong quá trình thực hiện chương
trình.
14


C. Hằng không cần khai báo còn biến phải khai báo.
D. Hằng và biến bắt buộc phải khai báo.
Câu 8: Biến a nhận giá trị nguyên trong đoạn [-500 ; 500], kiểu dữ liệu nào sau đây là
phù hợp nhất để khai báo biến a ?
A. Byte


B. Word

B. Integer

D. Real

Câu 9. Để khai báo biến n thuộc kiểu số thực ta viết
A. var n: real;

B. var n: boolean;

C. var n: char;

D. var n: interger;

Câu 10. Để gán 2 cho x ta viết câu lệnh
A. x:= 2;

B. 2:= x;

C. x = =2;

D. x = 2;

Câu 11. Bộ nhớ sẽ cấp phát cho các biến dưới đây tổng cộng bao nhiêu byte?
Var

x,y:integer;
c:char; k:boolean; z: real;


A. 12

B. 14

C. 11

D. 13

Câu 12. Các từ: SQR, SQRT, REAL là
A. Tên dành riêng
Tên đặc biệt

B. Tên do người lập trình đặt

C.

D. Tên chuẩn

Câu 13. Trong ngôn ngữ Pascal, phát biểu nào sau đây là ĐÚNG?
A. Sau mỗi câu lệnh đều phải có dấu chấm phẩy.
B. Câu lệnh trước End không nhất thiết phải có dấu chấm phẩy.
C. Có phân biệt chữ hoa và chữ thường
D. Sau từ khóa Begin bắt buộc phải có dấu chấm phẩy.
Câu 14. Trong NNLT Pascal, giả sử x:= a/b; thì x phải khai báo kiểu dữ liệu nào?
A. byte

B. integer

C. word


D. real

Câu 15. Để biểu diễn x3 ta có thể viết
A. sqrt(sqr x*x);
B. sqrt (x*x*x);
C. sqr(x)*x;
D. sqr(sqrt(x*x*x));
15


Câu 16: Kết quả của biểu thức sqr(abs(25-30) mod 3) trả về kết quả là
A. 1

B. 2

C. 6

D. 4

Câu 17: Cho biểu thức (a mod 3 = 0) and (a mod 4 = 0). Giá trị của a là
A. 24

B. 16

C. 15

D. 21

Câu 18: Phạm vi giá trị của kiểu word thuộc

A. Từ 0 đến 255

B. Từ -215 đến 215 -1

C. Từ 0 đến 216 -1 D. Từ -231 đến 231

-1
Câu 19: Trong Turbo Pascal, muốn thực hiện chương trình ta dùng tổ hợp phím.
A. Alt + F9

B. Ctrl + F9

C. Alt + F6

D. Alt + F8

Câu 20: Cấu trúc một chương trình được chia làm mấy phần ?
A. 1 phần

B. 3 phần

C. 2 phần

D. 4 phần

Câu 21: Trong Turbo Pascal, đang ở cửa sổ chương trình nguồn muốn xem lại màn
hình Output.
A. Nhấn tổ hợp phím Alt + F8

B. Nhấn tổ hợp phím Alt + F7


C. Nhấn tổ hợp phím Alt + F6

D. Nhấn tổ hợp phím Alt + F5

Câu 22: Trong Pascal phép toán div, mod thuộc phép toán nào sau đây
A. Phép toán số học với số thực

B. Phép toán quan hệ

C. Phép toán số học với số nguyên

D. Phép toán Logic

Câu 23: Trong Pascal, biểu thức (29 mod 4) bằng:
A. 0

B. 1

C. 2

D. 3

Câu 24: Trong pascal, câu lệnh gán nào sau đây là đúng:
A. a+1:=b;

B. z=x+y;

C. d:=b+c;


D. c=:a+b;

Câu 25: Kết qủa của biểu thức quan hệ trong ngôn ngữ lập trình sẽ trả về giá trị gì?
D
A.
True/False
B. 0/1
C. Đúng/Sai
Yes/No
.
Câu 26: Trong các tên sau, đâu là tên dành riêng (từ khóa) trong ngôn ngữ lập trình
Pascal?
A.

Bai1

B. Begin

C. Real

D
.

Vidu2
16


Câu 27: Biến là …
A. Là đại lượng có giá trị không thay đổi trong suốt quá trình thực hiện chương
trình

B. Là đại lượng có giá trị có thể được thay đổi trong quá trình thực hiện chương
trình
C. Tên không cần theo nguyên tắc đặt tên
D. Không cần khai báo trước khi sử dụng
Câu 28: Trong Pascal, biểu thức (13 div 3) bằng:
A. 3

B. 4

C. 5

D. 2

Câu 27: Trong Turbo Pascal, để lưu chương trình ta dùng phím.
A. Nhấn F2

B. Shift + F2

C. Ctrl+F2

D.Alt + F2

Câu 29: Trong NN lập trình Pascal, khẳng định nào trong các khẳng định sau là sai?
A. Phần tên chương trình không nhất thiết phải có
B. Phần thân chương trình có thể có hoặc không
C. Phần khai báo có thể có hoặc không
D. Phần thân chương trình nhất thiết phải có
Câu 30: Phát biểu nào dưới đây là sai?
A. Chương trình dịch có hai loại: thông dịch và biên dịch.
B. Trong biên dịch không có chương trình đích để lưu trữ và sử dụng lại khi cần.

C. Turbo Pascal sử dụng trình biên dịch.
D. Chương trình viết bằng ngôn ngữ lập trình bậc cao phải được chuyển đổi thành
chương trình trên ngôn ngữ máy mới có thể thực hiện được;
MỨC THÔNG HIỂU (2 điểm)
Câu 31 : Xét biểu thức lôgic: (n >0) and (n mod 2 = 0). Khẳng định nào sau đây là
đúng?
A. Kiểm tra n có chia hết cho 2 không

B. Kiểm tra xem n có là một số dương

không
17


C. Kiểm tra xem n có là số dương chẵn không

D. Kiểm tra n là một số

nguyên chẵn không
Câu 32: Cho biểu thức dạng toán học sau:

2 2
a − b 2 + c ; hãy chọn dạng biểu diễn
5

tương ứng trong Pascal:
A. 2/5* sqrt(a*a-b*b+c)

B. 2/5 + sqrt(a*a-b*b+c)


C. 2/5 - sprt(a*a-b*b+c)

D. 2/5* sqr(a*a-b*b+c)

Câu 33: Trong ngôn ngữ lập trình Pascal, hằng và biến khác nhau cơ bản như thế nào?
A. Hằng và biến là hai đại lương mà giá trị đều có thể thay đổi được trong quá trình
thực hiện chương trình.
B. Hằng là đại lượng có giá trị không thể thay đổi trong quá trình thực hiện chương
trình, biến là đại lượng có giá trị có thể thay đổi trong quá trình thực hiện chương
trình.
C. Hằng không cần khai báo còn biến phải khai báo.
D. Hằng và biến bắt buộc phải khai báo.
Câu 34: Biểu thức ((25 mod 10) div 2) có kết quả là mấy?
A.

1

B. 3

C. 2

D 4
.

Câu 35: Kết quả của biểu thức sqr((ABS(25-30) mod 4) ) là?
A.

4

B. 2


C. 1

D

8
.
Câu 36: Với lệnh nào sau đây dùng để in giá trị M(M kiểu số thực) ra màn hình với
độ rộng là 6 và có 3 chữ số phần thập phân ?
Write(M:6
Writeln(M:
Writeln(M:3:
A.
B.
C.
);
3);
6);
Câu 37: Phát biểu nào dưới đây là sai?

D
.

Write(M:6:3);

A. Chương trình dịch có hai loại: thông dịch và biên dịch.
B. Trong biên dịch không có chương trình đích để lưu trữ và sử dụng lại khi cần.
C. Turbo Pascal sử dụng trình biên dịch.
D. Chương trình viết bằng ngôn ngữ lập trình bậc cao phải được chuyển đổi thành
chương trình trên ngôn ngữ máy mới có thể thực hiện được;

18


Câu 38: Cho biểu thức dạng toán học sau:

2 2
a − b 2 + c ; hãy chọn dạng biểu diễn
5

tương ứng trong Pascal:
A. 2/5* sqrt(a*a-b*b+c)

B. 2/5 + sqrt(a*a-b*b+c)

C. 2/5 - sprt(a*a-b*b+c)

D. 2/5* sqr(a*a-b*b+c)

Câu 39: Trong đoạn chương trình sau; a=3, b=4, dc nhận giá trị là bao nhiêu?
Bengin
Readln(a,b);

dc:=sqrt(sqr(a)+sqr(b))

End.
A. dc=3

B. dc=4

C. dc=5


D. dc=6

Câu 40: Lệnh Write( ‘5 x 4 = ‘ , 5*4 ) ; viết gì ra màn hình :
A. 5 x 4 = 20

B. 5 x 4 = 5*4

C. 20 = 20

D. 20 = 5 * 4

MỨC VẬN DỤNG (2 điểm)
Bài 1: Sử dụng NNLT Pascal, viết trên môi trường Turbo Pascal (TP). Lập trình nhập
vào từ bàn phím hai cạnh của một hình chữ nhật. Tính diện tích và in kết quả ra màn
hình.
Ví dụ: Nhập vào cạnh chiều rộng a= 5; chiều dài b=10. In ra màn hình với quy cách
sau
MOI NHAP CHIEU RONG = 5
MOI NHAP CHIEU DAI

= 10

DIEN TICH HINH CHU NHAT = 50
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………

19



ĐỀ SỐ 2 - MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1
I. Yêu cầu
a. Kiến thức
* Biết được:
• Biết có 3 lớp ngôn ngữ lập trình và các mức của ngôn ngữ lập trình: ngôn ngữ
máy, hợp ngữ và ngôn ngữ bậc cao.
• Biết vai trò của Chương trình dịch .
• Biết khái niệm Biên dịch và Thông dịch.
• Biết các thành phần cơ bản của ngôn ngữ lập trình: Bảng chữ cái, Cú pháp và Ngữ
nghĩa.
• Biết các thành phần cơ sở của TP: Bảng chữ cái, Tên, Tên chuẩn, Tên riêng (từ
khoá), Hằng và Biến.
• Biết cấu trúc của một chương trình TP: cấu trúc chung và các thành phần.
• Biết một số kiểu dữ liệu định sẵn trong TP: nguyên, thực, kí tự, logic và miền con.
• Biết các khái niệm: Phép toán, biểu thức số học, hàm số học chuẩn, biểu thức quan
hệ.
• Biết các lệnh vào/ra đơn giản để nhập thông tin từ bàn phím và đưa thông tin ra
màn hình
• Biết các bước: soạn thảo, dịch, thực hiện và hiệu chỉnh chương trình.
• Biết một số công cụ của môi trường TP.
• Biết cách vận dụng đúng đắn từng loại cấu trúc lặp vào tính huống cụ thể.
* Hiểu được:
• Hiểu chương trình là sự mô tả của thuật toán bằng một ngôn ngữ lập trình.
• Hiểu được cách khai báo biến.
• Hiểu lệnh gán
• Hiểu nhu cầu của cấu trúc rẽ nhánh trong biểu diễn thuật toán
• Hiểu câu lệnh rẽ nhánh (dạng thiếu và dạng đủ).
• Hiểu câu lệnh ghép.
20



• Hiểu nhu cầu của cấu trúc lặp trong biểu diễn thuật toán
• Hiểu cấu trúc lặp kiểm tra điều kiện trước, cấu trúc lặp với số lần định trước.
* Vận dụng: Viết được chương trình đơn giản
b. Kỹ năng:
• Phân biệt được Tên, Hằng và Biến. Biết đặt tên đúng
• Nhận biết được các phần của một chương trình đơn giản.
• Xác định được kiểu cần khai báo của dữ liệu đơn giản
• Khai báo đúng,
• Nhận biết khai báo sai.
• Viết được lệnh gán.
• Viết được các biểu thức số học và logic với các phép toán thông dụng
• Viết được một số lệnh vào/ra đơn giản.
• Bước đầu sử dụng được chương trình dịch để phát hiện lỗi.
• Bước đầu chỉnh sửa được chương trình dựa vào thông báo lỗi của Chương trình
dịch và tính hợp lí của kết quả thu được.
• Sử dụng cấu trúc rẽ nhánh trong mô tả thuật toán của môt số bài toán đơn giản.
• Viết được các lệnh rẽ nhánh khuyết, rẽ nhánh đầy đủ và vận dụng để thể hiện được
thuật toán của một số bài toán đơn giản.
• Mô tả được thuật toán của một số bài toán đơn giản có sử dụng lệnh lặp.
• Viết đúng các lệnh lặp kiểm tra điều kiện trước, lệnh lặp với số lần định trước
II. Ma trận đề.
Chủ đề
Một số khái

Biết
TNKQ

BT


Mức độ nhận thức
Hiểu
TN KQ
BT

Vận dụng
TN KQ
BT

Tổng

1

2

trong NNLT
Cấu trúc

1

2

chương trình
Một số kiểu

1

niệm cơ sở


1

2
21


Chủ đề

Biết
TNKQ

dữ liệu chuẩn
Khai báo biến
Phép toán,
biểu thức,
lệnh gán
Tổ chức
vào/ra đơn

BT

Mức độ nhận thức
Hiểu
TN KQ
BT

Vận dụng
TN KQ
BT
1


Tổng

2

1

3

1

1

2

1

1

3

giản
Dịch, thực
1

hiện và hiệu

3

chỉnh chương

trình
Tổ chức rẽ

1

3

1

4

3

1

4

10
3

2
5

26
10

nhánh
1

Tổ chức lặp

Tổng số câu
Tổng số điểm

10
2

III. Nội dung đề số 2
ĐỀ SỐ 2 - KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ I
MỨC NHẬN BIẾT (2 điểm)
Câu 1: Kiểu số nguyên gồm:
A. Byte, Integer, Word, Longint, Real

B. Byte, Integer, Word, Longint
22


C. Byte, Integer, Word, Real

D. Real, Integer, Word, Longint

Câu 2: Cú pháp biểu diễn cấu trúc rẽ nhánh dạng thiếu là:
A. If <điều kiện> then <câu lệnh>;
B. If <điều kiện> ; then <câu lệnh>;
C. If <điều kiện> then <câu lệnh1>; else <câu lệnh2>;
D. If <điều kiện> then <câu lệnh1> else <câu lệnh2>;
Câu 3: Khai báo nào đúng trong các khai báo sau:
A. Var a; b; c : Real;

B. Var a, b, c : Interger;


C. Var a, b, c : Real;

D. Var a b c : Real;

Câu 4: Xác định kết quả sau khi thực hiện câu lệnh: A := sqr(3)/sqrt(9);
A. A được gán giá trị là 1

B. A được gán giá trị là 3

C. A được gán giá trị là 9

D. A được gán giá trị là 6

Câu 5: Biểu thức (x > y) and (y >= 3) thuộc loại biểu thức nào trong Pascal?
A. Biểu thức toán học
học

B. Biểu thức quan hệ C. Biểu thức số

D. Biểu thức logic

Câu 6: Xét biểu thức logic: (n mod 100 > 10) and (n div 100 < 10). Với giá trị nào của
n sau đây, biểu thức có giá trị đúng?
A. 21

B. 2001

C. 201

D. 1200


Câu 7: Kiểu dữ liệu nào sau đây chiếm 4 byte bộ nhớ?
A. Longint

B. Word

C. Real

D. Integer

Câu 8: Các biểu diễn của phép toán số học với số nguyên trong Pascal là:
A. + , - , * , / , div , mod

B. +, -, * , /

C. +, - , * , div , mod

D. +, - , x , :

Câu 9: Đại lượng có giá trị không đổi trong quá trình thực hiện chương trình là:
A. Tên chuẩn.

B. Biến.

C. Hằng.

D. Từ khóa.

Câu 10: Trường hợp nào dưới đây không phải là tên biến trong Pascal?
A. Giai_Ptrinh_Bac_2;


B. Noi sinh;

C. Ngaysinh;

D. Vidu_2;
23


MỨC THÔNG HIỂU (3 điểm)
Câu 11: Câu lệnh nào sau đây là đúng?
A. if a = 5 then a = d + 1 else a = d + 2;

B. if a: = 5 then a := d + 1 else a := d +

2;
C. if a = 5 then a := d + 1; else a := d + 2; D. if a = 5 then a := d + 1 else a := d + 2;
Câu 12: Lệnh nào sau đây in ra màn hình số lớn nhất trong hai số a, b?
A. If a <= b then write(a) else write (b);

B. If a > b then write(b) else write (a);

C. If a > b then write(a) else write (b);

D. If a > b then write(a); else write(b);

Câu 13: Cho biết kết quả của đoạn chương trình sau?
N:=5;tong:=0;
For i:=1 to n do
If ( i mod 3=0) then Tong:=tong+i;

Write(tong);
A. 1

B. 5

C. 10

D. 3

Câu 14: Cho đoạn chương trình :
T := 0 ;
For i := 10 to 20 do If i mod 10 = 0 then t := t + i ;
Writeln(t) ;
Sau khi thực hiện, t có giá trị?
A. 11

B. 45

C. 12

D. 30

Câu 15: Trong ngôn ngữ lập trình Pascal, cho biết kết quả in ra màn hình của đoạn
chương trình sau:
Var a,b :byte ;
Begin
a :=5 ; b :=3; a :=b ; b :=a ;
writeln(b,a) ;
24



End.
A. 33

B. 35

C. 53

D. 55

Câu 16: Để tính diện tích S của hình vuông có cạnh A với giá trị nguyên nằm trong
phạm vi từ 5 đến 10, cách khai báo s nào dưới đây là đúng và tốn ít bộ nhớ nhất?
A. Var a : byte; s : integer;

B. Var a,s : byte;

C. Var a,s : integer;

D. Var a : byte; s : real;

Câu 17: Cho biết màn hình xuất hiện như thế nào với đoạn chương trình sau:
For a:=1 to 9 do
If a mod 3 = 0 then write(a,’ ‘);
A. a a a

B. 1 2 3 4 5 6 7 8 9

C. 1 2 3 4 5

D. 3 6 9


Câu 18: Với X có giá trị bằng bao nhiêu thì biểu thức (5 <= X) and (X <= 11) and (X
<> 8) có giá trị True?
A. X = 7

B. X = 12

C. X = 10 hoặc 15

D. X = 8

Câu 19: Để tính diện tích đường tròn bán kính R, biểu thức nào trong PASCAL là
đúng:
A. S := R * R * π;

B. S := R * pi;

C. S := sqr(R) * 3.14;

D. S := sqrt(R) * 3.14;

Câu 20: Để nhập giá trị cho hai biến a và b vào từ bàn phím ta dùng lệnh:
A. write(a, b);

B. Readln(‘a, b’);

C. Read(a, b) ;

D.


Real(a, b);

MỨC VẬN DỤNG (5 điểm)
Bài 1: Sử dụng NNLT Pascal, viết chương trình trên môi trường Turbo Pascal (TP).
Lập trình nhập vào từ bàn phím n là số nguyên dương.
- Tìm và đưa ra màn hình số nguyên dương lớn nhất.
- Tính và đưa ra màn hình tổng các số nguyên dương đó

25


×