Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

phương pháp tranh luận trong dạy học lịch sử

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (99.5 KB, 4 trang )

PHƯƠNG PHÁP TRANH LUẬN TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ
Việc sử dụng phương pháp tranh luận trong dạy học Lịch sử góp
phần phát triển tư duy phản biện của học sinh - một loại tư duy quan
trọng không thể thiếu, cần trang bị trong trường phổ thông.
Học sinh được tự do tranh luận, phản bác ý kiến của người khác,
bảo vệ ý kiến của mình, cũng như đề xuất những thắc mắc dưới dạng
câu hỏi.
Hơn nữa, do đặc trưng của môn Lịch sử là môn khoa học nghiên cứu
về quá khứ, người học không thể trực tiếp tiếp xúc với những sự kiện và
nhân vật lịch sử, chỉ có thể dựa vào những nguồn sử liệu để đánh giá nên
sẽ còn tồn tại những luồng ý kiến khác nhau, trái ngược nhau về cùng
một sự kiện và nhân vật lịch sử.
Vì vậy, việc sử dụng phương pháp tranh luận trong dạy học Lịch sử
là cần thiết và phù hợp, không chỉ đáp ứng được nhu cầu nhận thức và
gây hứng thú trong học tập cho học sinh, mà còn là một biện pháp nâng
cao hiệu quả dạy học.
1. Phương pháp tranh luận
1.1. Khái niệm
Phương pháp là cách thức, con đường, biện pháp để thực hiện một
hoạt động nhằm đạt được hiệu quả cao nhất.
Tranh luận là bàn cãi có lí lẽ để tìm ra lẽ phải. (Theo từ điển Tiếng
Việt)


Phương pháp tranh luận là một kỹ thuật dùng trong dạy học, trong
đó đề cập về một chủ đề có chứa đựng xung đột.Những ý kiến khác nhau
và những ý kiến đối lập được đưa ra tranh luận nhằm mục đích xem xét
chủ đề dưới nhiều góc độ khác nhau.Mục tiêu của tranh luận không phải
là nhằm “đánh bại” ý kiến đối lập mà nhằm xem xét chủ đề dưới nhiều
phương diện khác nhau.
1.2. Yêu cầu khi sử dụng


- Lựa chọn vấn đề tranh luận:
+ Giáo viên có hiểu biết sâu sắc về vấn đề tranh luận
+ Giáo viên phải lựa chọn vấn đề tranh luận phù hợp với năng lực
và gây hứng thú cho học sinh
- Tổ chức giờ học:
+ Lên kế hoạch, mục tiêu tranh luận
+Dự kiến các tình huống có thể xảy ra trong quá trình tranh luận
(thời gian, không khí, các phản ứng của học sinh)
+ Giáo viên phải là người có kĩ năng điểu khiển tốt: giáo viên đóng
vai trò như trọng tài, là người gợi mở các vấn đề, giải đáp các thắc mắc,
động viên khích lệ học sinh và góp phần làm cho không khí tranh luận
trở nên sôi nổi.
- Đánh giá hiệu quả tranh luận:
Vấn đề tranh luận giáo viên đưa ra có thu hút được học sinh tham
gia không? Không khí lớp học trong giờ thảo luận ra sao?Học sinh tranh
luận như thế nào?Nó có tác dụng gì về mặt kiến thức, kĩ năng và thái độ
cho các em? Giáo viên có thể đánh giá kết quả qua việc theo dõi quá
trình tranh luận, đưa ra bài tập, bài kiểm tra hoặc phỏng vấn trực tiếp
học sinh…


1.3. Cách thức thực hiện
Thường …
Bước 1: Giáo viên nêu nội dung cần tranh luận, nội dung đó phải
đảm bảo yêu cầu của phương pháp tranh luận là phải chứa đựng xung
đột.
Đối với bộ môn Lịch sử ở trường phổ thông nội dung tranh luận
gồm:
Sự kiện lịch sử: đây là nền tảng cơ bản để học sinh nhận thức lịch
sử. Có nhiều sự kiện, biến cố ảnh hưởng lớn đến lịch sử và gây nhiều

tranh cãi, ý kiến trái chiều. Có rất nhiều sự kiện lịch sử có thể tổ chức
cho học sinh tranh luận như: Sự kiện nhà Hồ thay thế nhà Trần, nhà
Mạc thay thế nhà Lê, sự kiện Nguyễn Huệ tấn công ra Bắc, về công tội của nhà Nguyễn đối với lịch sử dân tộc.
Nhân vật lịch sử: cùng với sự kiện và biến cố thì nhân vật lịch sử là
một phần không thể thiếu trong lịch sử. Điều này thường xảy ra với
nhân vật lịch sử có những việc làm gây nhiều tranh cãi như: Dương
Vân Nga, Phan Thanh Giản…
Bước 2: Giáo viên phải giải thích sơ lược cho học sinh vấn đề tranh
luận, chỉ ra hai hoặc nhiều luồng ý kiến để học sinh lựa chọn luồng ý
kiến mà học sinh đồng tình.
Bước 3: Dựa trên thời gian, độ khó của vấn đề cần tranh luận thì
giáo viên sẽ lựa chọn hình thức tranh luận khác nhau như:
+ Tranh luận cá nhân
+ Tranh luận theo nhóm: hai hoặc nhiều nhóm. (Những học sinh có
đồng quan điểm với nhau sẽ được giáo viên xếp vào một nhóm)
Bước 4: Sau khi các cá nhân, các nhóm thu thập được những luận
điểm để chứng minh cho quan điểm của mình, thì bắt đầu cuộc tranh


luận.lần lượt từng cá nhân, từng nhóm sẽ đứng lên bảo vệ quan điểm
của mình.
Bước 5: Kết thúc tranh luận giáo viên đưa ra nhận xét và gợi ý học
sinh rút ra những kết luận khoa học.
1.4. Đánh giá
1.4.1. Ưu điểm
Giúp học sinh hiểu sâu kiến thức lịch sử.
Học sinh được tự do tranh luận, phát huy tính tích cực chủ động
trong học tập, tạo hứng thú cho học sinh.
Phát triển tư duy của học sinh.
Phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ trong đó có ngôn ngữ lịch sử.

Phát triển kỹ năng làm việc nhóm, khả năng thuyết phục người
khác.
1.3.2. Nhược điểm
Cần nhiều thời gian,nếu không khéo léo có thể ảnh hưởng đến tiến
trình bài học.
Đây là một phương pháp khó, đòi hỏi khản năng tư duy cao, chính
vì vậy phương pháp này không thể áp dụng phổ biến cho mọi đối tượng
học sinh mà chỉ có thể áp dụng cho học sinh khá, giỏi.
Có một số học sinh tham gia tích cực, nhưng cũng có một số học
sinh bị “bỏ rơi”.
Không phải bài nào cũng có thể áp dụng được.



×