Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

ĐIỀU TRA, THỐNG kê, ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG DU LỊCH NHÂN văn ở LONG AN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (120.98 KB, 15 trang )

ĐIỀU TRA, THỐNG KÊ, ĐÁNH GIÁ TNDL NHÂN VĂN Ở LONG AN
A. ĐIỀU TRA:
I. Di tích lịch sử văn hóa
* Di tích lịch sử cấp quốc gia
1. Lăng mộ và đền thờ Nguyễn Huỳnh Đức
Cách Thị xã Tân An 3,5km về phía Tây, lăng Nguyễn Huỳnh Đức là một trong những kiến trúc lăng mộ cổ nhất ở Long An còn
tồn tại gần như nguyên vẹn cho đến ngày nay. Đây là một quần thể kiến trúc bao gồm các công trình chính như cổng, lăng mộ,
đền thờ Kiến Xương Quận công Nguyễn Huỳnh Đức, một công thần khai quốc của Triều Nguyễn.
2. Di tích lịch sử chùa Tôn Thạnh
Nằm cạnh tỉnh lộ 835 thuộc địa phận xã Mỹ Lộc, huyện Cần Giuộc là một ngôi chùa đã nổi tiếng từ lâu trong lịch sử và văn học:
Chùa Tôn Thạnh - một di tích lịch sử đã được Bộ VHTT xếp hạng cấp Quốc gia ngày 27/11/1997 (theo số quyết định 2890VH/QĐ).
Chùa Tôn Thạnh ban đầu có tên là chùa Lan Nhã được Thiền sư Viên Ngộ sáng lập năm 1808. Thiền sư có thế danh là Nguyễn
Ngọc Dót, con của ông Nguyễn Ngọc Bình và bà Trà Thị Huệ ở làng Thanh Ba tổng Phước Điền Trung huyện Phước Lộc.
3. Di tích nhà Trăm cột
Cần Đước-Long An không những là vùng đất được biết đến với đặc sản gạo nàng thơm Chợ Đào mà còn là nơi có nhiều di tích
lịch sử văn hóa.Có dịp về Cần Đước, bạn đừng quên ghé thăm một công trình kiến trúc điêu khắc cổ ở xã Long Hựu Đông mà
nhân dân địa phương thường gọi là Nhà Trăm Cột ( vì có trên 100 cột)
4. Di tích Vàm Nhựt Tảo
Là nơi giao hội giửa sông Vàm Cỏ Đông và sông Nhựt Tảo, Vàm Nhựt Tảo là một vùng sông nước phẳng lặng hiền hòa thuộc xã
An Nhựt Tân, huyện Tân Trụ, tỉnh Long An. Nhưng vào ngày 10/12/1861, vàm Nhựt Tảo đã dậy sóng căm hờn nhấn chìm tàu L'
Espérance của quân xâm lược Pháp. Người đã làm nên sự kiện mà nhà thơ Huỳnh Mẫn Đạt ca ngợi là ''oanh thiên địa'' ấy chính là
người anh hùng dân chài Nguyễn Trung Trực.
5. Khu di tích khảo cổ học Bình Tả , xã Đức Hòa Hạ, huyện Đức Hòa , tỉnh Long An, nằm về hướng đông bắc thị xã Tân An,
cách Tân An 40 Km theo lộ trình Tân An- Bến Lức- thị trấn Đức Hòa và nằm cách tỉnh lộ 824 (tình lộ 9 cũ) tám trăm mét về phía
đông. Nằm trong một tổng thể di tích với hơn 60 di tích khảo cổ học đã được khảo sát, tập trung trên địa bàn huyện Đức Hòa, khu
di tích Bình Tả là một cụm gồm 16 di tích kiến trúc phối hợp với một hệ thống bàu nước cổ ở xung quanh
6. Chùa Phước Lâm
Chùa Phước Lâm tọa lạc tại ấp Xóm Chùa, Xã Tân Lân, huyện Cần Ðước, tỉnh Long An. Vào năm 1880, một lương y kiêm điền
chủ ở làng Tân Lân, ông Bùi Văn Minh , đã đứng ra dựng chùa này vừa thờ Phật vừa làm từ đường cho dòng họ Bùi. Vì có công
với làng nên ông Minh khi mất được dân chúng tôn làm hậu hiền và đưa vào phối tự trong đình Tân Lân. Ngôi chùa do ông lập ra
ngoài tên chữ hán là Phước Lâm Tự ra còn có tên là chùa ông Miêng (do lệ cử tên húy ông Minh).




7. Di tích lịch sử Bình Thành
Bình Thành là một vùng đất trũng thấp có nhiều bưng trấp xen lẫn với những giồng đất cao tạo nên một địa hình khá phức tạp
thuộc huyện Đức Huệ, tỉnh Long An. Khu vực này nằm ở vị trí tiếp giáp giữa miền Đông và miền Tây Nam Bộ, gần với Sài Gòn
và dựa lưng vào nước bạn Campuchia. Với những điều kiện ấy, Bình Thành đã trở thành một căn cứ bưng biền độc đáo trong 2
cuộc kháng chiến chống Thực dân Pháp và Đế quốc Mỹ.
8. Di tích lịch sử căn cứ Xứ ủy và Ủy ban hành chính kháng chiến Nam Bộ (1946-1949)
9. Di tích kiến trúc nghệ thuật Cụm nhà cổ Thanh Phú Long
Tại ấp Thanh Phú (xã Thanh Phú Long, Châu Thành, Long An) có di tích là cụm nhà cổ (còn gọi là "xóm nhà giàu") gồm 3 ngôi
nhà, được Bộ văn hoá-Thông tin xếp hạng là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia vào năm 2007.
Cụm nhà cổ ở Thanh Phú Long, thuộc dòng họ Nguyễn Hưu, một dòng họ có tiếng giàu có ở Châu Thành. Theo bà Ba kể lại, cụm
ngôi nhà này được xây dựng vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, đến nay nó đã có tuổi thọ khoảng 110 năm.
10. Di tích khảo cổ học Rạch Núi
Di tích khảo cổ học Rạch Núi là một gò đất rộng khoảng 1 hecta, bình diện gần tròn , đường kính trung bình khoảng 100 mét , cao
hơn 6 mét so với mặt đất tự nhiên , xung quanh có rạch bao bọc. Trên mặt gò có nhiều cây cổ thụ , bao quanh gò là Rạch Núi , là
một con rạch nhỏ - nhánh của sông Cần Giuộc (sông Rạch Cát). Do địa thế cao giữa khu vực đồng bằng nên còn được gọi theo
dân gian là gò Núi Đất (hay Thổ Sơn).
Năm 1867 (Đinh Mão) có vị sư Nguyễn Quới (thường gọi là thầy Rau) trên đường vân du đến đây , thấy địa thế tốt nên ở lại và
xây dựng chùa trên đỉnh gò để tu hành . Tên hiệu của chùa là Linh Sơn Tự hay còn được gọi là Chùa Núi. Hiện nay, di tích khảo
cổ học Rạch Núi thuộc ấp Tây, xã Đông Thạnh, huyện Cần Giuộc (Long An).
11. Di tích lịch sử Ngã tư Đức Hòa
Ngã tư Đức Hòa tọa lạc tại trung tâm thị trấn Đức Hòa, được tạo thành bởi sự giao nhau của hai con lộ 9 và 10, cách TPHCM
khoảng 22 km và cách thị xã Tân An hơn 40 km về hướng Nam. Tại đây, vào ngày 4/6/1930, dưới sự lãnh đạo của đồng chí Châu
Văn Liêm- Bí thư Liên Tỉnh ủy Gia Định-Chợ Lớn và đồng chí Võ Văn Tần - Bí thư Huyện ủy Đức Hòa, khoảng 5000 đồng bào
các xã trong huyện đã tham gia cuộc biểu tình hô vang khẩu hiệu đòi quyền dân sinh dân chủ, chống sưu cao thuế nặng, chống
lính vào làng đàn áp nhân dân.
12. Di tích nghệ thuật Đình Vĩnh Phong



Có dịp xuôi dòng kinh Trà Cú, đến vàm Rạch Cây Gáo du khách sẽ nhìn thấy một ngôi đình cổ nằm soi bóng bên dòng nước - đó
là đình Vĩnh Phong, nơi lưu niệm ông Mai Tự Thừa, người đã có công khai cơ lập làng, lập chợ tạo nên sự phồn thịnh của Thị
trấn Thủ Thừa ngày nay.
13. Di tích khảo cổ học Gò Ô Chùa, tọa lạc tại xã Hưng Điền A, huyện Vĩnh Hưng, tỉnh Long An, cách biên giới Việt NamCampuchia khoảng 2 km.
Tháng 5/1997, Bảo tàng Long An phối hợp với Bảo tàng lịch sử Việt Nam tổ chức cuộc khai quật Di tích khảo cổ học Gò Ô
Chùa. Qua khai quật thu thập được những hiện vật như: xương, răng động vật, các mộ còn dấu tích di cốt người, các mộ vò có di
cốt trẻ em; dọi xe chỉ; nhiều đồ gốm và mãnh gốm chạc ba với kích thước và hình dáng trang trí; nhiều công cụ sắt; hạt chuỗi đá
quý, lục lạc và vòng đồng; mãnh khuôn đúc và nồi rót kim loại; nhiều vỏ trấu và hạt lúa.
Qua khai quật phát hiện và thu thập những hiện vật, có thể xác định Di tích khảo cổ học Gò Ô Chùa thuộc văn hóa Óc Eo ở vùng
Đồng Tháp Mười.
14. Di tích lịch sử Ngã tư Rạch Kiến
Ngả Tư Rạch Kiến là giao lộ 18 và 19 tại trung tâm xã Long Hòa, huyện Cần Đước.Nơi đây, trong không gian khoảng 1km2,đây
đó những sân bay dã chiến,bãi pháo, câu lạc bộ sĩ quan, khu trại quân sự ... của căn cứ Mỹ gợi lại một thời gian khổ và hào hùng
trên Vành đai diệt Mỹ Rạch Kiến - một thế trận chiến tranh nhân dân độc đáo thể hiện ý chí và sáng tạo của Đảng bộ và quân dân
địa phương trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
15. Di tích lịch sử và khu lưu niệm Nguyễn Thông
''Khu lưu niệm Nguyễn Thông'' thuộc ấp Bình Trị II -xã Phú Ngãi Trị - huyện Châu Thành, là nơi lưu niệm danh nhân Nguyễn
Thông: một trí thức yêu nước, nhà hoạt động văn hóa lớn của Nam kỳ lục tỉnh nửa cuối thế kỷ XIX.
16. Di tích lịch sử Nhà và lò gạch Võ Công Tồn
Võ Công Tồn cùng với Nguyễn An Ninh là hình ảnh của ''Núi Hai Vì'' hai tấm gương lớn về hoạt động cách mạng ở Nam bộ nửa
đầu thế kỷ XX. HĐNN nước CHXHCN Việt Nam tặng thưởng ông Huân chương kháng chiến hạng ba năm 1986; tên của ông
được đặt cho một con đường tại tỉnh lỵ Long An.
Địa thế nhà Võ Công Tồn rất tiện lợi để che mắt địch: cây cối rậm rạp, hàng rào cây xanh, hào sâu bao bọc và chỉ một cổng vào
duy nhất là cầu bắt qua hào, đêm đến cầu được rút đi và có những chú chó tinh khôn canh gác. Cảnh quan di tích hiện nay vẫn
không thay đổi nhiều. Nhân dân làng Long Hiệp vốn có truyền thống yêu nước, sẳn sàng chở che, đùm bọc cho những người yêu
nước và các đảng viên Cộng sản, tích cực tham gia các phong trào đấu tranh cách mạng.
Khu Lò gạch Võ Công Tồn nằm về phía đông nam Nhà Võ Công Tồn, khoảng 1km. Trước kia khu Lò gạch có 3 lò sản xuất gạch
ngói với hơn 300 công nhân. Hiện còn lại 1 lò gạch đã vỡ ¾ và một số nền móng sân nhà. Đây là nơi Võ Công Tồn sản xuất và
kinh doanh gạch ngói tạo nguồn tài chính cung cấp cho Đảng, cơ sở tin cậy của Đảng bộ Chợ Lớn, Xứ ủy Nam kỳ và các phong
trào yêu nước trước năm 1945; là nơi hoạt động của nhà yêu nước và lãnh đạo cách mạng như Nguyễn An Ninh; nơi ra đời của

chi Bộ Đảng ấp Lò Gạch năm 1935; nơi Nguyễn An Ninh và Nguyễn Thị Minh Khai mở lớp học 20 ngày để tuyên truyền vận
động cách mạng, truyền bá chủ nghĩa Mác- Lênin cho đông đảo công nhân Lò gạch năm 1936


* Di tích lịch sử cấp Tỉnh
1. Di tich lịch sử Khu vực “Rạch Bà Kiểu”: ở ấp Lũy, xã Phước Lại, huyện Cần Giuộc.
2. Di tích lịch sử Khu vực Cầu Kinh – nơi xảy ra trận đánh đầu tiên và ác liệt nhất trong chiến dịch 45 ngày đêm đánh Mỹ ở
vùng Hạ Cần giuộc (từ 5/6 đến 20/07/1967): ở ấp 1, xã Phước Vĩnh Tây,huyện Cần Giuộc.
3. Di tích lịch sử Khu vực ”Ngã ba mũi tàu”: địa điểm tập trung cuộc biểu tình ngày 22 tháng 7 năm 1961 (năm Tân Sửu) của
nhân dân huyện Cần Giuộc (ở xã Trường Bình, huyện Cần Giuộc.
4. Di tích lịch sử khu vực sân banh Cần Giuộc – thị trấn Cần Giuộc, huyện Cần Giuộc.
5. Di tích lịch sử Khu vực Cầu Tre – địa điểm ghi dấu chiến công của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ xâm
lược (cuối tháng 10 – A6L năm 1967) ở ấp Thạnh Trung, xã Phước Vĩnh Đông, huyện Cần Giuộc.
6. Di tích lịch sử “Khu vực Gò Sáu Ngọc” ở ấp Phước Thuận, xã Phước Lâm, huyện Cần Giuộc.
7. Di tích lịch sử “Khu lưu niệm Nguyễn Thái Bình” ở ấp Trị Yên, xã Tân Kim, huyện Cần Giuộc.
8. Di tích lịch sử Đình Chánh Tân Kim ở ấp Tân Xuân, xã Tân Kim, huyện Cần Giuộc.
9. Di tích kiến trúc nghệ thuật “Miếu Bà Ngũ Hành” xã Long Thượng, huyện Cần Giuộc.
10. Di tích lịch sử văn hóa “Chùa Thới Bình” tọa lạc tại ngã ba vàm Rạch Dừa thuộc ấp Phước Thới, xã Phước Lại, huyện Cần
Giuộc.
11. Di tích chùa Thạnh Hòa tọa lạc tại ấp Tây, xã Đông Thạnh, huyện Cần Giuộc.
12. Nhà họp Long hiệp - ấp Long Bình xã Long Hiệp, huyện Bến Lức.
13. Di tích lịch sử: "Khu vực Xóm Nghề” - Quê hương anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực thuộc Thôn Bình Nhựt – Tổng
Cửu Cư Hạ, huyện Cửu An, Phủ Tân An nay là xã Thạnh Đức huyện Bến Lức.
14. Di tích lịch sử Đồn Rạch Cát.
15. Di tích văn hóa – lịch sử “Dinh tổng Thận”- phường 1, Tp Tân An.
* Khác:
1. Cụm vườn Thanh Long
Xuôi về phía nam TX Tân An, Long An khoảng 5km là đến huyện Châu Thành một huyện nổi tiếng về trái thanh long và dưa
hấu. Thanh long là loại trái cây đặc sản được trồng phổ biến ở vùng này và có giá trị kinh tế, dinh dưỡng cao. Cành cây thanh
long được thả leo trên cây dông, uốn mình như những con rồng xanh ngậm quả chín mọng đỏ rất hấp dẫn du khách.

2. Chùa Nổi (Cổ Sơn Tự)


Chùa Nổi (Cổ Sơn Tự) được xây dựng cách đây hơn 200 năm toạ lạc uy nghi trên một gò cao thuộc ấp Cả Bản, xã Tuyên Bình,
huyện Vĩnh Hưng, Long An. Ngoài những giá trị về kiến trúc, nơi đây còn được xem là di chỉ khảo cổ học bởi nhiều hiện vật độc
đáo của nền văn minh Óc Eo đã được tìm thấy ở đây.
3. Nhà Bảo tàng Long An
Nằm ngay trung tâm TX Tân An, phường 4, bảo tàng Long An trưng bày nhiều cổ vật quý hiếm có ý nghĩa văn hóa nghệ thuật,
trong đó có nhiều hiện vật được khai quật từ các di chỉ văn hóa tại địa phương.
4. Di tích lịch sử Nhà và lò gạch Nguyễn Công Tồn
Nhà Võ Công Tồn được xây dựng khoảng năm1910, theo kiểu chữ ''công'' (I) ba gian, hai chái với chất liệu bê tông, mái ngói.
Năm 1984, do bị xuống cấp, ngôi nhà bị phá bỏ, chỉ tận dụng lại móng, nền, ngói để dựng ngôi nhà mới có diện tích 128m2.
Trang trí bên trong nhà mang phong cách chung của các ngôi nhà khá giả cuối thế kỷ XIX với bao lam, hoành phi, câu đối. Nổi
bật ở nhà Võ Công Tồn là bao lam với đề tài đa dạng được thể hiện sinh động bởi kỹ thuật chạm lộng, chạm nổi, cẩn ốc xà cừ rất
công phu và có giá trị về mặt điêu khắc, chạm gỗ.
5. Đồn Rạch Cốc: Là đồn to nhất, nhì Việt Nam, xây dựng từ năm 1903. Chiều dài 300 m (900 ft), chiều ngang 100 m (300 ft);
có 5 tầng (3 tầng chìm, hai tầng nổi); tường dày 60 - 100 cm (24 - 39 in) làm cho các gian hầm lúc nào cũng mát lạnh. Đứng bên
cạnh những khẩu pháo 105 mm (4 in) trên nắp hầm, bạn có thể ngắm nhìn cảnh đẹp của vùng sông nước Gò Công, xa xa là vùng
đất xanh thẳm giống như một hòn đảo nhỏ trang điểm cho những dòng sông xa mờ...
6. Chùa Kim Cang: Chùa tọa lạc ở ấp Bình Cang, xã Bình Thạnh, huyện Thủ Thừa. Chùa được dựng vào khoảng giữa thế kỷ 19
và được trùng tu nhiều lần. Chùa còn lưu giữ nhiều bản kinh Kim Cang khắc gỗ bằng chữ Hán. Hòa thượng Minh Lương - Chánh
Tâm đệ tử của Hòa thượng Tiên Giác - Hải Tịnh ở chùa Giác Lâm Gia Định là vị Hòa thượng có công tu bổ trùng tu chùa. Chùa
có tượng gỗ La Hán cao 0,49 m (1,47 ft) và vườn tháp.

II. Lễ hội
1. Lễ hội Làm Chay
Địa điểm: Thị trấn Tầm Vu, huyện Châu Thành
Thời gian: trung tuần tháng Giêng âm lịch (16/1)
Mô tả:
Khu hành chính lễ chính tại đình Tân Xuân. Trước đó thanh niên trai tráng trong vùng đã dựng sân khấu lễ hộ. Ông Tiêu diện đại

sĩ - biểu hiện cho vụ mùa bội thu được thiết kế trước khoảng một tuần. Trước khi lễ diễn ra, một đoàn người thỉnh Ông Tiêu từ
Linh Phước tự về chùa Ông để một đêm sau đó rước về đài Chiến sĩ. Tại Giàn Ông Tiêu (Giàn thí thực) một con heo quay (lớn


nhỏ tùy theo năm vụ mùa có bội thu) được bày ra cùng bánh trái, nhang đèn. Bên ngoài sân lễ, các hoạt động khác diễn ra sôi
nổi. Dưới nước ghe đăng được trang trí lộng lẫy đi rước vong linh bá tánh ở sông Tầm Vu. Trên bộ thì đoàn Tam Tạng đi thỉnh
kinh, đánh động yêu quái trừ tà ma, bệnh tật cho dân lành... Sau đó tất cả các đoàn tập trung về khu hành lễ chính.
Đúng 24 giờ đêm 16/1 là xô giàn Ông Tiêu. Người đi lễ tranh nhau giành đồ cúng mong tìm được chút lộc đầu năm. Ai tranh
được cái lưỡi của Ông Tiêu là năm đó làm ăn phát tài nên mọi người chen nhau tìm. Sau 24 giờ, mọi nghi lễ đã xong xem như bá
tánh đã chứng cho tấm lòng của người dân thị trấn Tầm Vu, một tàu tống gió sẽ đưa ra sông cho mọi thứ trở về chốn cũ.
2. Lễ Cầu Mưa:
Thời gian: 18 tháng 04 Âm lịch
Mô tả:
Những năm hạn hán nhân dân tại các vùng sản xuất nông nghiệp của Long An thường tổ chức cầu mưa, tế lễ trời đất, mong thần
linh ban cho mưa xuống. Lễ cầu mưa có hai phần: phần lễ theo nghi thức truyền thống và phần hội là các cuộc đua ghe trên sông
rạch, cũng có nơi làm lễ rước rồng. Sau khi đua ghe, dân chúng kéo về đình làng làm lễ cúng thần linh và tổ chức ăn mừng vui
chơi.
III. Làng nghề truyền thống, đặc sản địa phương
1. Nghề rèn
Địa điểm: Ấp Kế Mỹ, xã Trường Bình, Cần giuộc
Mô tả:
Làng nghề rèn ở đây được lưu truyền từ đời nầy sang đời khác, cách nay trên 10 năm về trước làng nghề rèn có hơn 100 hộ với
gần 1 ngàn lao động sản xuất ra các nông cụ, công cụ lao động để bỏ mối cung cấp cho các nơi phục vụ cho sản xuất nông
nghiệp và sinh hoạt gia đình. Ở đây làm nghề này chủ yếu bằng thủ công, giải quyết lao động tại chỗ, thời gian sau nầy điều kiện
kinh tế phát triển nhiều ngành nghề khác ra đời có sức thu hút nhiều lao động nên làng nghề rèn ở ấp Kế Mỹ dần dần bị mai
một, do lợi nhuận cũng thấp, môi trường làm việc nặng nhọc lại luôn tiếp xúc với sức nóng của than ….Tính hiện nay toàn ấp chỉ
còn hơn 20 hộ với trên 50 lao động bám với nghề rèn.
2. Nghề nấu rượu
Đia điểm: Gò Đen, Bến Lức
Mô tả:

Trong tâm trí của mỗi dân nhậu Nam bộ, rượu đế Gò Đen xếp hàng ''đệ nhất tửu''. Vì sao Gò Đen lại được coi là ''đệ nhất tửu'' ?
Truyền rằng, trước đây, dân Gò Đen nấu rượu bằng tất cả cái tâm. Họ chăm chút từng hạt nếp, cục men, từng động tác chưng cất,
pha chế để được loại rượu ngon nhất. Chọn nếp là bước quan trọng đầu tiên. Muốn được rượu trong thì nếp phải ''rặt'', tuyệt đối


không được lộn hạt gạo nào. Dân nấu rượu Gò Đen xưa thường chọn những loại nếp hạt tròn, mẩy, có mùi thơm. trắng đục đều.
Thường là nếp mỡ và nếp mù u và nếp than đen tuyền được trồng chính tại địa phương. Sau khi chọn nếp ngon nấu thành cơm
nếp, để nguội thì rắc men vào ủ bằng loại men mài rễ thảo mộc hoặc men bí truyền chế từ các vị thuốc bắc: quế khâu, đinh hương,
trần bì, quế chi, đại hồi cộng thêm nhãn lồng, trầu hương... Sau ba đêm tiếp tục chan nước rồi để ba đêm sau nữa nấu. Chỉ riêng
khâu ủ men truyền thống đã mất gần một tuần (trong khi ủ bằng men Trung Quốc chỉ mất ba ngày).
Đặc biệt hơn nữa, cái thứ chắt lọc tinh túy của thời gian, men nồng, nếp thơm, lửa đượm này phải được chan bằng nước Gò Đen,
nấu trong không khí Gò Đen mới có mùi vị đặc sắc. Người Gò Đen cẩn thận trong các bước nấu rượu. Nếp được ngâm đến ngày
thứ bảy thì mới bắt đầu cất rượu. Người Gò Đen xưa nấu rượu trọng chất lượng. Nếu rượu để thưởng thức sẽ được cho vào hũ
sành, bịt kín lại rồi ngâm xuống ao khoảng 100 ngày mới mang lên uống. Rượu đế Gò Đen dễ nhận biết. Dân sành rượu thường
dùng cách lắc chai để nhận biết rượu ngon hay dở. Rượu ngon khi lắc chai sẽ nổi bọt và phân thành 3 tầng rõ rệt, chậm tan.
3. Nghề làm trống
Địa điểm: ấp Bình An, xã Bình Lãng huyện Tân Trụ
Mô tả:
Làng trống Bình An hình thành cách đây 200 năm. Người có công đưa nghề trống phát triển trong làng là ông Nguyễn Văn Ty.
Ngày ấy, cũng vì mê cờ bạc mà ông đã phải cầm cố đất đai. Khi đã trắng tay, ông mua một chiếc ghe tam bản, sống cuộc đời
thương hồ rày đây mai đó.
Một lần, khi xuôi ghe trên sông Rạch Gầm, Xoài Mút, ông thấy trên bờ có một nông dân đang bịt trống. Thấy lạ, ông ghé vào
xem. Không ngờ nghề bịt trống lại khiến ông say mê và quyết chí theo học. Sau khi học nghề, ông trở về làng, nhận sửa trống
đình sau dịp Tết. Vì tay nghề yếu, sửa không được, ông mới khăn gói trở lại thầy cũ tiếp tục học nghề. Sau 3 lần lên xuống với
thời gian hơn một năm, ông thành công với nghề làm trống”.
Nét độc đáo của trống Bình An
Trống Bình An không chỉ bền, đẹp, đa dạng mẫu mã mà âm thanh cũng vang vọng, trầm bổng hơn nhiều loại trống khác. Mặt gỗ
phẳng lì, nhẵn bóng không hề lộ mép ghép giữa từng miếng ván. Mặt trống căng ra bởi miếng da trâu mà khi đưa tay vào gõ thử,
âm thanh rung lên khi trầm khi bổng.



Làm trống phải qua hơn 20 công đoạn. Muốn trống bền phải chọn gỗ sao. Gỗ đem về phơi khô, đo cắt, uốn cong, xử lý mối mọt
trước khi ghép lại. Phải khéo léo dùng tay ghép mạnh từng miếng ván lại sao cho mép ván không bị hở. Khó nhất là công đoạn bịt
da. Da phải là da trâu vừa làm xong, đem về căng ra phơi khô. Khi phơi phải lóc hết lớp bầy nhầy. Đặc biệt, muốn trống có tiếng
kêu thanh, vang, trước khi bịt, da phải được bào thật kỹ”. Chính kỹ thuật ghép gỗ khéo léo, bí quyết bào da đã tạo nên sự khác
biệt cho từng chiếc trống của làng nghề.
4. Nghề sản xuất lúa gạo, thương hiệu “Nàng thơm chợ Đào”
Địa điểm: Chợ Đạo, xã Mỹ Lệ, huyện Cần Đước
Mô tả:
Đặc điểm nổi bật của gạo nàng thơm chính là cây lúa có hương vị thơm ngon, đặc biệt. Xã Mỹ Lệ hiện có 450/940 ha đất trồng
lúa Nàng Thơm chợ Đào, năng suất khoảng 3,5 tấn/ha, sản lượng trên dưới 1.575 tấn/năm. Hạt gạo Nàng Thơm Chợ Đào nhỏ, dài
và có chút xúi nhân trắng nên người dân Mỹ Lệ gọi đó là "hạt lựu“
Ngoài giống lúa Nàng Thơm chợ Đào của Long An, miền Tây Nam Bộ nói chung, nói riêng tỉnh Long An còn có những giống lúa
nổi tiếng thơm ngọn như gạo Nàng Hương, Móng Chim, Trắng Tép, Tài Nguyên, Nanh Chồn...
5. Nghề dệt chiếu:
Địa điểm: Trên địa bàn nông thôn tỉnh Long An có 2.301 cơ sở có tham gia dệt chiếu, thu hút 4.875 lao động; trong đó tập trung
chủ yếu ở các huyện Cần Đước, Tân Trụ, Bến Lức, Châu Thành, v.v.
Mô tả:
Nghề dệt chiếu xuất hiện ở ấp Thuận Lợi xã Nhựt Ninh huyện Tân Trụ từ năm 1916. Các địa phương có nghề dệt chiếu từ lâu đời,
đạt tiêu chí để được công nhận là nghề truyền thống gồm xã nhựt Ninh, An Nhựt Tân, (huyện Tân Trụ), các xã Long Cang, Long
Định, Phước Vân, Long Sơn (huyện Cần Đước)

.

Nguyên liệu để dệt chiếu thường là lác, cước, đay. Hiện nay ở Long An, dệt chiếu theo hai công nghệ: thủ công và bằng
máy.


- Dệt chiếu thủ công: Yêu cầu về mặt bằng để dệt chiếu thủ công khoảng 20-30m2. Trang thiết bị gồm dao, đòn, ghế, v.v.
Trong dây chuyền dệt chiếu thủ công gồm có hai lao động: một người đưa lác, một người dệt. Hạch toán giá thành và hiệu quả

sản xuất chiếu của dây chuyền thủ công: năng suất của dây chuyền này 2 đôi chiếu/ngày, hai người dệt chiếu làm ra số tiền lãi là
20.980 đồng, thu nhập 48.890 đồng.
- Dệt chiếu bằng máy: mặt bằng dệt chiếu bằng máy vào khoảng 50 m2, và một kho chứa vật tư, thành phẩm. Trong dây
chuyền này chỉ cần một công nhân nạp nguyên liệu và theo dõi khi nối chỉ đứt nút. Công việc dệt chiếu đòi hỏi sự khéo léo và
nhất là lòng yêu nghề. Người lùa lác và ép lác kết hợp hài hoà từng động tác. Bình quân 1 ngày, 1 người thợ có thể dệt 6-7 chiếc
chiếu. Thợ dệt chiếu bằng máy tiền công từ 40-=50 ngàn đồng/ngày. Dệt chiếu bằng máy có năng suất và hiệu quả cao hơn.
Sản phẩm chiếu hiện nay chưa đa dạng, chỉ một vài mẫu mã quen thuộc như chiếu đơn, chiếu đôi, chiếu màu, chiếu trắng. Thị
trường tiêu thụ chủ yếu là thị trường trong nước, trong đó, t.p Hồ Chí Minh và các tỉnh Đông Nam bộ chiếm khoảng 80% thị
phần, Long An và các tỉnh vùng ĐBSCL chiếm 20% thị phần.
6. Vườn hoa kiểng Thanh Tâm
Địa điểm: Vườn hoa nằm tại trung tâm thị xã Tân An,
Mô tả: là vườn hoa cây kiểng bon sai nhiều loại, có loại trên 100 tuổi. Nhiều loại cây đạt huy chương vàng hội chợ hoa xuân các
tỉnh phía Nam. Với tài nghệ của các nghệ nhân, các kỳ quan thế giới được thu nhỏ trong vườn: núi Phú Sĩ, đền Angco, Kim Tự
Tháp, thành nội Huế...
7. Nghề làm lạp xưởng
Địa điểm: Cần Giuộc
Lạp xưởng tươi đã có rất lâu đời tại vùng này. Cả một làng nghề với khoảng mười hộ thường xuyên sản xuất để cung cấp cho mối
ở Sài Gòn và các tỉnh. Đến mùa tết, những người làm nghề khác trong vùng cũng trở lại tham gia sản xuất lên đến khoảng hai


chục hộ, nếu tính luôn vùng Cầu Nổi số hộ làm lạp xưởng tươi còn nhiều hơn nữa. Lạp xưởng tươi Sóc Trăng cũng tương tự lạp
xưởng Cần Giuộc nhưng không có tiêu bên trong và được làm lớn, khô hơn và vị cũng hơi mặn hơn.
IV. Các đối tượng du lịch gắn với dân tộc học:
1. Nền văn hóa Óc eo:
Óc Eo là tên gọi do nhà khảo cổ học người Pháp Louis Malleret đề nghị đặt cho một địa điểm nằm ở phía nam tỉnh An Giang
thuộc đồng bằng sông Cửu Long (huyện Thoại Sơn). Nơi này có thể đã từng tồn tại một hải cảng sầm uất của vương quốc Phù
Nam từ thế kỷ thứ 1 đến thế kỷ thứ 7.
Óc Eo đã từng được nối bằng một kênh đào dài 90 kilômét về phía bắc với Angkor Borei, nơi có lẽ từng là thủ đô của vương quốc
Phù Nam. Lý do quan trọng nhất cho sự thịnh vượng của Óc Eo là do vị trí của nó trên trục đường thương mại trên biển giữa một
bên là bán đảo Mã Lai và Ấn Độ và bên kia là sông Mêkông cùng với Trung Quốc. Vào thời kỳ phồn thịnh của Óc Eo và Phù

Nam, tàu thuyền trong khu vực có thể thực hiện những hải trình rất dài mà không phải đi dọc theo bờ biển. Do vậy mà về mặt
chiến lược, Óc Eo là một địa điểm trung chuyển rất thuận lợi.
Hiện nay, tại khu Bình Tả của tỉnh Long An người ta đã khai quật tìm thấy rất nhiều di chỉ của nền văn hóa xưa cổ này. Tuy hiện
nay nó không còn tồn tại nhưng những giá trị còn sót lại của nó vẫn có thể tận dụng phục vụ du lịch.
2. Thành phần dân tộc
Theo số liệu thống kê tổng điều tra dân số năm 2009 vừa qua của tỉnh Long An thì toàn tỉnh hiện nay là 1.436.914 người, trong đó
dân tộc Kinh chiếm 99,68 %, dân tộc Hoa (Hán) chiếm 0.18 %, dân tộc Khơme khoảng 1293 người, chiếm 0.09%... Như vậy, các
đặc điểm và đa dạng dân tộc ở tỉnh Long An không sâu sắc lắm, chủ yếu là người Kinh, các dân tộc khác không đáng kể.

2.Thống Kê


STT Tên
Hành
Chính

TNDL Tự Nhiên
Địa
hình

1

TP.Tân
An

Khí
hậu

Đặc
điểm

cấu
trúc
địa
chất

TNDL Nhân Văn
Thực
vật

Thủy
văn
(Chế
độ
lũ)

DTLSVH Lễ
hội

Tài nguyên bổ trợ
Nghề
và Nhữn
làng nghề
g nơi
có giá
trị
nghệ
thuật

Lăng mộ


đền
thờ
Nguyễn
Huỳnh
Đức

Bảo
tàng
Long
An

.Bảo
Tàng
Tỉnh
Long An
2

3

H.Châu
Thành

H.Cần
Đước

Di tích
Ls và khu
lưu niệm
Nguyễn
Thông


Lễ
hội
làm
chay.

Di tích Lễ
nhà Trăm hội

Cụm vườn
Thanh
Long.
Dệt chiếu.

Sản
gạo

xuất
Nàng

Các
đối
tượng
gắn
với
dân
tộc
học
.



cột
Chùa
Phước
Lâm

cầu
Thơm,
mưa. chiếu

dệt

Di tích
Ls Ngã
tư Rạch
kiến
4

H.Cần
Giuộc

Di tích
Ls Chùa
Tôn
Thạnh

Làm
lạp
xưởng,rèn…


Di tích
khảo cổ
học Rạch
Núi
5

H.Tân
Trụ

Di tích
Vàm
Nhật Tảo

Dệt chiếu,
làm trống…

6

H.Bến
Lức

Di tích
Ls Nhà


Gạch
Nguyễn
Công
Tồn


Nấu rượu,
dệt chiếu

7

H.Đức

Di

tích


Hòa

Ls Ngã
Tư Đức
Hòa
.Di tích
Khảo cổ
học Bình
Tả

8

H.Đức
Huê

Di tích
Ls Bình
Thành


9

H.Thủ
Thừa

Di tích
nghệ
thuật
Đình
Vĩnh
Phong

10

H.Thạn
h Hóa

11

H.Tân
Thành

12

H.Mộc
Hóa

.
Trun

g tâm
Nghi
ên
cứu,
Bảo
tồn

Chùa
Kim
Cang



Phát
triển
Dược
liệu
Đồng
Tháp
Mười
.Khu
Du
lịch
sinh
thái
Làng
nổi
Tân
Lập
.

13

H.Vĩnh
Hưng

Di tích
khảo cổ
học Gò Ô
Chùa
.
Chùa
Nổi (Cổ
Sơn Tự)

3. Đánh giá

Chùa
nổi( c
ổ sơn
tự)


Lợi thế từ nguồn tài nguyên nhân văn tại Long An rất lớn. Với số lượng các di tích lịch sử đa dạng và phong phú là
nguồn tài nguyên hấp dẫn và có giá trị nhân văn sâu sắc.
Trong đó, Di tích lịch sử văn hóa là tài sản quý giá của mỗi địa phương của mỗi dân tộc, ,mỗi quốc gia. Nó là bằng
chứng trung thành, xác thực, cụ thể về đặc điểm văn hóa của mỗi nước. Do đó, có khả năng rất lớn góp phần vào việc
phát triển trí tuệ, tài năng của con người, phát triển về mặt nhân văn lịch sử - đó chính là bộ mặt quá khứ của mỗi dân
tộc. Đây cũng chính là thế mạnh của Long An. Những tour du lịch về miền tây đều đi ngang địa phận Long An, nên ít
nhiều những tuyến điểm tại đây sẽ là những điểm tham quan cho du khách mang những giá trị nhân văn.
Những làng nghề tại Long An cũng tương đối ít và đơn điệu nên ít được chú trọng phát triển du lịch. Nếu muốn đẩy

mạnh du lịch trên cơ sở những làng nghề đã có, cần đầu tư khuyến khích nghệ nhân, tạo điều kiện mở rộng làng nghề
trên diện rộng, để du khách có thể tham quan, quan sát được cách làm của những nghệ nhân…
Vì vậy, việc nhận diện thế mạnh của tài nguyên du lịch nhân văn Long An là vấn đề hết sức quan trọng, để xây dựng
những tuyến du lịch kết hợp thu hút khách.



×