Tải bản đầy đủ (.doc) (32 trang)

ĐỀ án bảo vệ môi TRƯỜNG mở RỘNG NHÀ máy sản XUẤT ĐINH dây

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (560.46 KB, 32 trang )

ĐỀ ÁN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

MỞ RỘNG NHÀ MÁY SẢN XUẤT ĐINH DÂY

CÔNG TY CỔ PHẦN LIÊN HIỆP KIM XUÂN
--ooOoo--

ĐỀ ÁN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

MỞ RỘNG NHÀ MÁY SẢN XUẤT ĐINH DÂY
(HẠNG MỤC MỞ RỘNG: XƯỞNG KÉO SỢI, XƯỞNG DẬP ĐINH,
XƯỞNG ĐÁNH BÓNG, KHO THÀNH PHẨM)

Cần Thơ, Tháng 4 năm 2010
CÔNG TY CỔ PHẦN LIÊN HIỆP KIM XUÂN

i


ĐỀ ÁN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

MỞ RỘNG NHÀ MÁY SẢN XUẤT ĐINH DÂY

MỤC LỤC
MỤC LỤC.................................................................................................................ii
..................................................................................................................................ii
CÁC TỪ VIẾT TẮT................................................................................................iv
DANH SÁCH HÌNH ................................................................................................v
DANH SÁCH BẢNG..............................................................................................vi
CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT VỀ QUY MÔ, ĐẶC ĐIỂM,..........................................1
CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH CỦA NHÀ MÁY.......................................................1


1. Những thông tin chung..................................................................................1
2. Tóm tắt quá trình và hiện trạng hoạt động.....................................................1
2.1 Ngành nghề sản xuất kinh doanh.................................................................1
2.2 Sản phẩm và công suất hoạt động................................................................1
2.2.1 Sản phẩm..................................................................................................1
2.2.2 Thị trường tiêu thụ....................................................................................1
2.2.3 Công suất..................................................................................................1
2.3 Công nghệ sản xuất......................................................................................1
2.4 Các hạng mục công trình mở rộng...............................................................3
2.5 Danh mục máy móc thiết bị.........................................................................3
2.6 Nguyên liệu sử dụng....................................................................................3
2.7 Nhu cầu điện nước.......................................................................................3
2.8 Sơ đồ tổ chức...............................................................................................4
2.9 Nhân sự........................................................................................................4
CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN,......................................5
KINH KẾ XÃ HỘI...................................................................................................5
1 Điều kiện tự nhiên và môi trường...................................................................5
1.1 Vị trí địa lý...................................................................................................5
1.2 Địa hình.......................................................................................................8
1.3 Điều kiện khí tượng ....................................................................................8
1.4 Chế độ thủy văn.........................................................................................10
2 Điều kiện kinh tế - xã hội phường Trà Nóc..................................................11
CHƯƠNG 3 HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG KHU VỰC NHÀ MÁY.................12
1 Môi trường không khí...................................................................................12
2 Nước ngầm....................................................................................................13
CHƯƠNG 4 THỐNG KÊ, ĐÁNH GIÁ .................................................................14
CÁC NGUỒN TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC ĐỐI VỚI MÔI TRƯỜNG.....................14
TỪ HOẠT ĐỘNG CỦA NHÀ MÁY
...............................................................14
1 Đối với nước thải..........................................................................................14

1.1 Nước mưa chảy tràn .................................................................................14
1.2 Nước thải sinh hoạt....................................................................................14
1.3 Nước thải sản xuất.....................................................................................15
2 Đối với chất thải rắn và chất thải nguy hại...................................................16
2.1 Chất thải rắn sinh hoạt...............................................................................16
CÔNG TY CỔ PHẦN LIÊN HIỆP KIM XUÂN

ii


ĐỀ ÁN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

MỞ RỘNG NHÀ MÁY SẢN XUẤT ĐINH DÂY

2.2 Chất thải rắn sản xuất................................................................................16
2.2.2 Chất thải rắn nguy hại.............................................................................16
3 Đối với Khí thải, bụi, tiếng ồn và độ rung....................................................16
4 Các sự cố có thể xảy ra trong quá trình nhà máy hoạt động.........................16
CHƯƠNG 5 CÁC GIẢI PHÁP TỔNG THỂ,.........................................................17
CÁC HẠNG MỤC CÔNG TRÌNH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG..............................17
VÀ KẾ HOẠCH THỰC HIỆN...............................................................................17
1 Các biện pháp bảo vệ môi trường đã thực hiện............................................17
1.1 Xử lý nước thải sinh hoạt...........................................................................17
1.2 Xử lý nước thải sản xuất............................................................................17
1.3 Xử lý rác thải.............................................................................................17
1.4 Xử lý bụi....................................................................................................17
1.5 Xử lý tiếng ồn, độ rung..............................................................................17
1.6 Biện pháp phòng tránh tai nạn lao động, sự cố môi trường.......................18
2 Các biện pháp bảo vệ môi trường còn tồn tại, chưa thực hiện.....................18
3 Các hạng mục công trình BVMT sẽ thực hiện bổ sung và kế hoạch ...........19

3.1 Nước mưa chảy tràn ..................................................................................19
3.2 Nước thải...................................................................................................19
3.3 Chất thải nguy hại......................................................................................19
3.4 Xử lý bụi....................................................................................................19
4 Chương trình quản lý và giám sát môi trường..............................................19
4.1 Công trình quản lý môi trường..................................................................19
4.2 Chương trình gám sát môi trường..............................................................20
4.3 Chế độ báo cáo...........................................................................................20
5 Cam kết thực hiện Đề án bảo vệ môi trường ...............................................20
PHỤ LỤC I..............................................................................................................22
PHỤ LỤC II...............................................................................................................a
PHỤ LỤC III.............................................................................................................b

CÔNG TY CỔ PHẦN LIÊN HIỆP KIM XUÂN

iii


ĐỀ ÁN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

MỞ RỘNG NHÀ MÁY SẢN XUẤT ĐINH DÂY

CÁC TỪ VIẾT TẮT
BTNMT

Bộ Tài nguyên Môi trường

BVMT

Bảo vệ môi trường


KCN

Khu công nghiệp

PCCC

Phòng cháy chữa cháy

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

TP

Thành phố

CÔNG TY CỔ PHẦN LIÊN HIỆP KIM XUÂN

iv


ĐỀ ÁN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

MỞ RỘNG NHÀ MÁY SẢN XUẤT ĐINH DÂY


DANH SÁCH HÌNH
Hình 1.1 Sơ đồ quy trình sản xuất đinh dây .............................................................2
Hình 1.2 Sơ đồ tổ chức Nhà máy sản xuất đinh dây.................................................4
Hình 2.1 Vị trí Công ty Cổ phần Liên hiệp Kim Xuân trên bản đồ KCN Trà Nóc 16
Hình 4.2 Mô hình bể tự hoại 3 ngăn........................................................................14

CÔNG TY CỔ PHẦN LIÊN HIỆP KIM XUÂN

v


ĐỀ ÁN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

MỞ RỘNG NHÀ MÁY SẢN XUẤT ĐINH DÂY

DANH SÁCH BẢNG
Bảng 1.1 Danh mục các hạng mục công trình mở rộng............................................3
Bảng 1.2 Danh mục máy móc thiết bị.......................................................................3
Bảng 1.3 Lượng nguyên liệu của nhà máy sản xuất đinh dây..................................3
Bảng 2.1 Nhiệt độ không khí trung bình từ năm 2006 - 2008...................................8
Bảng 2.2 Độ ẩm tương đối trong không khí từ năm 2006 – 2008.............................9
Bảng 2.3 Số giờ nắng các tháng từ năm 2006 – 2008...............................................9
Bảng 2.4 Sự thay đổi lượng mưa từ năm 2006 – 2008............................................10
Bảng 3.2 Kết quả phân tích mẫu không khí xung quanh nhà máy..........................13

CÔNG TY CỔ PHẦN LIÊN HIỆP KIM XUÂN

vi



ĐỀ ÁN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

MỞ RỘNG NHÀ MÁY SẢN XUẤT ĐINH DÂY

CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT VỀ QUY MÔ, ĐẶC ĐIỂM,
CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH CỦA NHÀ MÁY
1. Những thông tin chung
- Tên cơ sở: Mở rộng nhà máy sản xuất đinh dây
- Hạng mục mở rộng: Xưởng kéo xợi, Xưởng dập đinh, Xưởng đánh bóng
và Kho thành phẩm.
- Địa chỉ: Lô 16A8, khu công nghiệp Trà Nóc I, phường Trà Nóc, quận
Bình Thủy, TP. Cần Thơ
- Điện thoại: 0710.3842881

Fax: 0710.3842739

- Đơn vị chủ quản: Công ty Cổ phần Liên hiệp Kim Xuân
- Loại hình: Công ty cổ phần
2. Tóm tắt quá trình và hiện trạng hoạt động
2.1 Ngành nghề sản xuất kinh doanh
Sản xuất các loại đinh dây, vật liệu xây dựng.
2.2 Sản phẩm và công suất hoạt động
2.2.1 Sản phẩm
Sản phẩm của nhà máy chủ yếu là các loại đinh dây dùng súng bắn (đường
kính: 0.162” và 0.083”; chiều dài: 3/4” và 3.1/2”).
2.2.2 Thị trường tiêu thụ
Thị trường tiêu thụ gồm các nước: Đài Loan, Mỹ, Canada…
2.2.3 Công suất
Công suất thiết kế 3200 – 19200 tấn thành phẩm/năm.
Công suất hoạt động: 4.500 tấn/năm. Trong đó công suất cũ là 1.500

tấn/năm, công suất mở rộng: 3.000 tấn/năm.
Năm mở rộng: 2003
2.3 Công nghệ sản xuất
Công nghệ sản xuất của nhà máy được trình bày ở Hình 1.1
* Thuyết minh quy trình
Nhà máy sử dụng nguyên liệu là sắt tròn đường đường kính 6 ly, sắt được đưa
vào máy kéo sợi, đây là loại máy không cần gia nhiệt sắt trước khi kéo sợi, sắt được
kéo nhỏ dần cho đến khi đạt kích thước mong muốn, bảo đảm độ chính xác cao. Sau
khi kéo thành sợi, sắt được máy dập đinh và cắt đinh theo chiều dài yêu cầu sản xuất.
Sau khi đinh đinh bán thành phẩm này được cắt theo yêu cầu sẽ đưa qua đánh bóng
và lau sạch mạc sắt (nếu có) còn dính trên thân đinh. Đinh được đánh bóng xong sẽ
CÔNG TY CỔ PHẦN LIÊN HIỆP KIM XUÂN

1


ĐỀ ÁN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

MỞ RỘNG NHÀ MÁY SẢN XUẤT ĐINH DÂY

được xi mạ theo tiêu chuẩn và được kết dính lại thành dây. Cuối cùng là khâu đóng
gói thành phẩm.
NGUYÊN LIỆU

KÉO SỢI

DẬP ĐINH

ĐÁNH BÓNG


XI MẠ

KẾT DÂY

THÀNH PHẨM

ĐÓNG GÓI

Hình 1.1 Sơ đồ quy trình sản xuất đinh dây

Trong sơ đồ trên, phần mở rộng thêm thuộc những công đoạn dập đinh, kéo
sợi, đánh bóng và thành phẩm. trong 4 công đoạn trên thì chỉ có kho thành phẩm là
xây dựng mới còn các công đoạn dập đinh, kéo sợi và đánh bóng thì được xây
dựng nhà xưởng mới nhưng các thiết bị máy móc của dây truyền sản xuất thì được
di dời từ các khâu sản xuất cũ qua.
CÔNG TY CỔ PHẦN LIÊN HIỆP KIM XUÂN

2


ĐỀ ÁN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

MỞ RỘNG NHÀ MÁY SẢN XUẤT ĐINH DÂY

Sau khi mở rộng thì công suất sản xuất được tăng lên từ 1500 tấn thành
phẩm/năm lên 4.500 tấn thành phẩm/năm, kéo theo nhu cầu nguyên liệu, công
nhân làm việc cũng tăng lên.
2.4 Các hạng mục công trình mở rộng
Tổng diện tích mặt bằng tổng thể là 7.073 m 2, trong đó: tổng diện tích mở
rộng các hạng mục công trình là 1.827 m2, cụ thể như sau:

Bảng 1.1 Danh mục các hạng mục công trình mở rộng
STT
1
2
3
4

Hạng mục
Xưởng kéo sợi
Xưởng dập đinh
Xưởng đánh bóng
Kho thành phẩm
Tổng

Đơn vị
m2
m2
m2
m2
m2

Diện tích
480
720
171
456
1.827

(Nguồn: Công ty Cổ phần liên hiệp Kim Xuân, 2009)
2.5 Danh mục máy móc thiết bị

Danh mục máy móc thiết bị của nhà máy được trình bày trong bảng sau:
Bảng 1.2 Danh mục máy móc thiết bị
TT
1
2
3
4
5

Trang thiết bị
Máy kéo sợi
Máy dập đinh
Máy đánh bóng
Máy kết dính
Hệ thống xi mạ

Đơn vị
Cái
Cái
Cái
Cái

Số lượng
Sản xuât cũ
Mở rộng
07
05
48
13
07

01
27
05
01
01

Đài Loan
Đài Loan
Đài Loan
Đài Loan
Đài Loan

(Nguồn: Công ty Cổ phần liên hiệp Kim Xuân, 2009)
Trong đó, các phân xưởng mở rộng thêm sử dụng 07 máy kéo sợi, 48 máy
dập định, 07 máy đánh bóng, và 27 máy kết dính.
2.6 Nguyên liệu sử dụng
Nguyên liệu của nhà máy sản xuất đinh dây phục vụ cho quá trình sản xuất
được trình bày tại bảng sau:
Bảng 1.3 Lượng nguyên liệu của nhà máy sản xuất đinh dây
TT
1

Nguyên liệu
Sắt

Đơn vị
tấn/năm

Số lượng
3.500


(Nguồn: Công Cổ phần Liên hiệp Kim Xuân, 2009)
2.7 Nhu cầu điện nước
CÔNG TY CỔ PHẦN LIÊN HIỆP KIM XUÂN

3


ĐỀ ÁN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

MỞ RỘNG NHÀ MÁY SẢN XUẤT ĐINH DÂY

Nhu cầu điện: Điện năng sử dụng chủ yếu để vận hành các máy móc thiết bị
và thắp sáng, ước tính 300.000 KWh/năm lấy từ lưới điện trung thế dọc theo
đường trục chính của khu công nghiệp. Riêng đối với phần mở rộng sử dụng lượng
điện là 210.000 KWh/năm do toàn bộ dây truyền sản xuất đều tập trung vào các
xưởng này.
Nhu cầu nước: nước dùng cho mục đích sinh hoạt và sản xuất. Nguồn nước
cung cấp cho nhu cầu sinh hoạt được lấy từ Nhà máy nước số 2 trong khu Công
nghiệp Trà Nóc, theo thống kê mỗi ngày một người sử dụng khoảng 120 -150 lít
nước phục vụ cho sinh hoạt. Tổng số người làm việc tại nhà máy là: 137 người. Do
đó, số lượng nước sử dụng khoảng 16,5 m3/ngày (định mức 120 lít/người/ngày).
Trong quá trình sản xuất đinh dây, nước được sử dụng trong khâu xi mạ được lấy
từ nguồn nước ngầm, lượng nước sử dụng ước tính 15 m3/ngày.đêm.
2.8 Sơ đồ tổ chức
Nhà máy sản xuất đinh dây hoạt động dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Ban
giám đốc và sự chỉ đạo của các Phòng ban Công ty Cổ phần Liên hiệp Kim Xuân.
HỘI ĐỒNG
QUẢN TRỊ


TỔNG GIÁM ĐỐC

PGĐ KINH DOANH

PHÒNG KHKD-XNK

TỔ KÉO
SỢI

PGĐ SẢN XUẤT

XƯỞNG SẢN XUẤT

TỔ DẬP

TỔ ĐÁNH
BÓNG

PGĐ ĐIỀU HÀNH

PHÒNG HÀNH CHÁNH

TỔ
XI MẠ

TỔ HÀN
CUỐN

PHÒNG KẾ TOÁN


TỔ
ĐÓNG GÓI

Hình 1.2 Sơ đồ tổ chức Nhà máy sản xuất đinh dây

2.9 Nhân sự
Tổng số công nhân viên của nhà máy: 137 người, trong đó lao động tại các
phân xưởng mở rộng thêm là: 94 người
Số ca làm việc: 3 ca/ngày (trừ Chủ nhật)
Số giờ làm việc của mỗi ca: 8 giờ/ca

CÔNG TY CỔ PHẦN LIÊN HIỆP KIM XUÂN

4


ĐỀ ÁN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

MỞ RỘNG NHÀ MÁY SẢN XUẤT ĐINH DÂY

CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN,
KINH KẾ XÃ HỘI
1 Điều kiện tự nhiên và môi trường
1.1 Vị trí địa lý
Nhà máy nằm trong khu công nghiệp Trà Nóc, Lô 16A8, khu công nghiệp
Trà Nóc I, phường Trà Nóc, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ. Vị trí tiếp giáp 4 mặt
như sau:
• Phía Bắc: giáp trục đường chính KCN Trà Nóc
• Phía Nam: giáp với Công ty TNHH Sài Gòn RDC
• Phía Đông: giáp với Công ty TNHH SX – TM – DV Bảo Nguyên

• Phía Tây: giáp với kho sữa Vinamilk
Vị trí nhà máy được thể hiện ở Hình 2.1.
Nằm trong KCN Trà Nóc 1, điều kiện cơ sở hạ tầng tương đối hoàn chỉnh.
Địa điểm này thuận lợi giao thông đường bộ: thông qua đường nội bộ KCN nối với
Quốc lộ 91 đi các tỉnh An Giang, Kiên Giang, Đồng Tháp hoặc thông qua đường
Lê Hồng Phong, Cách mạng Tháng Tám, Hùng Vương, Trần Hưng Đạo, 3/2 nối
Quốc lộ 1A đi các tỉnh Sóc Trăng, Hậu Giang, Bạc Liêu, Cà Mau,...

CÔNG TY CỔ PHẦN LIÊN HIỆP KIM XUÂN

5


ĐỀ ÁN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

MỞ RỘNG NHÀ MÁY SẢN XUẤT ĐINH DÂY

VỊ TRÍ CÔNG TY

Hình 2.1 Vị trí Công ty Cổ phần Liên hiệp Kim Xuân trên bản đồ KCN Trà Nóc 1
CÔNG TY CỔ PHẦN LIÊN HIỆP KIM XUÂN

6


ĐỀ ÁN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

MỞ RỘNG NHÀ MÁY SẢN XUẤT ĐINH DÂY

1.2 Địa hình

Không thay đổi qua các năm. Mặt đất bằng phẳng, chênh lệch cao độ không
quá 2m, thấp dần theo hướng Tây - Nam.
1.3 Điều kiện khí tượng
Khí hậu có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 đến cuối tháng 10 và mùa khô
từ tháng 11 đến cuối tháng 4 năm sau.
1.3.1 Nhiệt độ
Nhiệt độ là yếu tố tự nhiên quan trọng trong việc phát tán và chuyển hóa các
chất ô nhiễm trong không khí cũng như có vai trò quan trọng trong quá trình phân
hủy các chất hữu cơ, nhiệt độ càng cao thì thúc đẩy tốc độ phản ứng phân hủy các
chất ô nhiễm. Do nằm trong khu vực nhiệt đới nên nhiệt độ không khí luôn ở mức
cao, đây là điều kiện thuận lợi cho các vi sinh vật phân hủy các chất hữu cơ hoạt
động.
Bảng 2.1 Nhiệt độ không khí trung bình từ năm 2006 - 2008
Tháng
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Trung
bình

Nhiệt độ trung bình các năm(oC)

2006
2007
2008
26,0
25,8
25,8
27,0
25,9
26,4
27,5
27,6
27,2
28,1
28,8
28,4
27,8
28
27,3
27,1
27,7
27,4
27,0
27,1
27,3
26,7
27
26,7
26,6
27,2
27,5

27,0
26,8
27,1
27,8
26,2
26,8
26,1
26,5
26,0
27,1

27,1

27,0

(Nguồn: Niên giám thống kê TP. Cần Thơ 2008)
Nhiệt độ không khí tại khu vực nhà máy mang tính chất chung của TP.Cần
Thơ. Nhiệt độ trung bình trong các năm không có sự chênh lệch lớn dao động ở
khoảng 27oC. Năm 2008, nhiệt độ trung bình cao nhất vào tháng 4 với 28,4 oC,
nhiệt độ trung bình thấp nhất là vào tháng 1 với 25,8oC .
1.3.2 Ẩm độ tương đối trung bình
Qua kết quả thống kê về độ ẩm không khí cho thấy độ ẩm luôn cao ở các
năm (trên 76%). Độ ẩm không khí cao nhất vào tháng 05 đến tháng 11 và thấp nhất
vào tháng 04. Do nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới nóng ẩm gió mùa có 02 mùa
rõ rệt: mùa nắng và mùa mưa. Mùa mưa thường bắt đầu từ cuối tháng 05 và kết
CÔNG TY CỔ PHẦN LIÊN HIỆP KIM XUÂN

8



ĐỀ ÁN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

MỞ RỘNG NHÀ MÁY SẢN XUẤT ĐINH DÂY

thúc vào cuối tháng 11 nên độ ẩm vào các tháng này thường cao hơn các tháng
khác. Vào các tháng 01, 02, 03 là các tháng nắng nên độ ẩm thấp. Nhưng không có
sự khác biệt lớn về độ ẩm giữa hai mùa trong năm.
Bảng 2.2 Độ ẩm tương đối trong không khí từ năm 2006 – 2008
Tháng
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Trung bình

Độ ẩm tương đối trung bình các năm (%)
2006
2007
2008
82
80
82

77
79
78
80
79
76
83
78
79
85
86
86
88
89
85
88
87
84
88
88
87
89
87
88
87
88
89
82
83
86

81
82
83
84
83,8
83,6

(Nguồn: Niên giám thống kê TP. Cần Thơ 2008)
1.3.3 Bức xạ mặt trời
Số giờ nắng và bức xạ mặt trời đạt cao nhất là giai đoạn gần cuối mùa khô,
số giờ nắng trung bình cao nhất vào năm 2008 ở tháng 3 (280 giờ), thấp nhất vào
tháng 9 (145 giờ), thời gian chiếu sáng cả năm là 2.471 giờ cao hơn so với các năm
2006 và năm 2007.
Bảng 2.3 Số giờ nắng các tháng từ năm 2006 – 2008
Tháng
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Cả năm

Số giờ nắng trung bình các năm (giờ)

2006
2007
2008
206,4
194
202
208,4
251,5
279
238,4
237,3
280
204,3
239,9
242
195,1
177,7
205
144,2
153,4
196
135,3
127,9
229
149,3
135,4
172
147,8
150,1
145

156,6
148
152
227,1
178,4
168
230
201,9
201
2.242,9
2.195,5
2.471

CÔNG TY CỔ PHẦN LIÊN HIỆP KIM XUÂN

9


ĐỀ ÁN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

MỞ RỘNG NHÀ MÁY SẢN XUẤT ĐINH DÂY

(Nguồn: Niên giám thống kê TP. Cần Thơ 2008)
1.3.4 Mưa
Chế độ mưa ở Cần Thơ do hoàn lưu gió mùa quyết định với một mùa mưa
và một mùa khô. Mùa mưa trùng với mùa lũ kéo dài 6 tháng. Trong thời gian qua
sự thay đổi của lượng mưa ở Cần Thơ không nhiều, mùa khô lượng mưa không
đáng kể chỉ chủ yếu tập trung vào mùa mưa từ tháng 5-10 chiếm khoảng 90%
lượng mưa cả năm. Lượng mưa cao nhất vào các tháng 9-10.
Bảng 2.4 Sự thay đổi lượng mưa từ năm 2006 – 2008

Tháng
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Cả năm

Lượng mưa các năm
2006
2007
2008
9,5
18,6
18
11,1
98,8
79,7
116,3
18,7
128
207,6
272,6

173
138,7
174,1
160
175,8
102,8
120
148,1
230,4
217
307,3
187,6
243,1
295,4
347,2
305,4
61,4
67,4
311,5
72,2
2,0
90,7
1.642,2
1.501,1
1.766,7

(Nguồn: Niên giám thống kê TP. Cần Thơ, 2008)
Ghi chú: (-) không có mưa

Chế độ mưa cũng là một nhân tố làm ảnh hưởng đến môi trường, khi mưa

rơi xuống sẽ mang theo các chất ô nhiễm trong không khí vào môi trường đất,
nước trong trường hợp các chất ô nhiễm trong không khí có nồng độ cao có thể
gây ô nhiễm đất, nước. Khi trong không khí có chứa các chất ô nhiễm như SO 2,
NO2 cao sẽ gây ra hiện tượng mưa acid do các chất này kết hợp hơi nước trong khí
quyển hình thành các acid như H2SO4, HNO3, làm thiệt hại nghiêm trọng đến thực
vật, môi trường nước, đất, ảnh hưởng đến đời sống sinh vật và con người. Ngoài ra
nước mưa chảy tràn vào các mùa mưa lũ có thể cuốn theo các chất ô nhiễm nơi
chúng chảy qua.
1.4 Chế độ thủy văn
Do điều kiện địa lý của vùng, chế độ thuỷ văn của quận Bình Thuỷ chịu ảnh
hưởng chủ đạo của chế độ thuỷ văn sông Hậu vừa chịu ảnh hưởng chế độ bán nhật
triều biển Đông, vừa chịu ảnh hưởng nhẹ chế độ nhật triều biển Tây-Vịnh Thái
Lan.
Sông Hậu là một nhánh hạ lưu của sông Mekong, đoạn chảy qua Cần Thơ có
độ dài hơn 60km, là nguồn cung cấp nước chính cho khu vực TP.Cần Thơ. Sông
Hậu đổ ra biển Đông bằng ba cửa là Định An, Bát Sắc và Trần Đề. Lưu lượng
CÔNG TY CỔ PHẦN LIÊN HIỆP KIM XUÂN

10


ĐỀ ÁN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

MỞ RỘNG NHÀ MÁY SẢN XUẤT ĐINH DÂY

trung bình hàng năm của sông Hậu là 2.440m 3/s chiếm 70 ÷ 85% lượng dòng chảy
trong năm. Lượng nước lớn nhất của sông Hậu tập trung vào các tháng 9, 10, 11 và
chiếm khoảng 50% dòng chảy sông. Mùa lũ, dòng chảy có lưu lượng lớn, địa hình
trong khu vực thấp và bằng phẳng nên khả năng thoát nước chậm.
2 Điều kiện kinh tế - xã hội phường Trà Nóc

Theo nghị định số 162/20007/NĐ-CP của Chính phủ ngày 06/11/2007 về
việc điều chỉnh địa giới hành chính một số xã phường tại thành phố Cần Thơ,
phường Trà Nóc thuộc quận Bình Thủy có diện tích tự nhiên 712 ha và 2.079 hộ
dân gồm 10.513 nhân khẩu, trong đó dân số trong độ tuổi lao động là 6.138 người.
Toàn phường có 4 khu vực và 41 tổ tự quản. Điều kiện kinh tế đặc thù của phường
Trà Nóc là có khu công nghiệp và chế xuất, cảng, sân bay, nhà máy điện, nước nên
phường Trà Nóc có nhiều thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội.
Cơ cấu kinh tế chủ yếu là thương mại, dịch vụ, kế đến là kinh tế nông
nghiệp như trồng trọt và chăn nuôi. Tuy nhiên, theo xu hướng đô thị hóa thì cơ cấu
nông nghiệp ngày càng giảm đi, người dân trong vùng tham gia làm việc ngày
càng nhiều trong các xí nghiệp trên địa bàn. Ngoài các doanh nghiệp trong khu
công nghiệp còn có gần 100 cơ sở sản xuất kinh doanh tiểu thủ công nghiệp đang
hoạt động và phát triển. Cả phường có 4 khách sạn và nhà nghỉ hoạt động thường
xuyên. Ước tính giá trị tài sản, thu nhập đóng góp vào GDP cho quận Bình Thủy là
20,5-21%; bình quân toàn quận Bình Thủy giai đoạn 2006-2010 tăng 16,0317,54%.
Về văn hóa xã hội:
• Giáo dục: phường có 3 trường tiểu học, 1 trường mẫu giáo công lập và
2 điểm trường mầm non dân lập với 89 giáo viên và 2.554 học sinh;
• Y tế: có trạm y tế đạt chuẩn quốc gia;
• Giao thông: thuận lợi về giao thông đường bộ lẫn đường thủy và đường
hàng không với Quốc lộ 91, tỉnh lộ 917, hệ thống sông Hậu, rạch Sang
Trắng 1, sông Trà Nóc và sân bay Trà Nóc
(Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.Cần Thơ, 2009)

CÔNG TY CỔ PHẦN LIÊN HIỆP KIM XUÂN

11


ĐỀ ÁN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG


MỞ RỘNG NHÀ MÁY SẢN XUẤT ĐINH DÂY

CHƯƠNG 3 HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG KHU VỰC NHÀ MÁY
1 Môi trường không khí
Hoạt động công nghiệp là một trong những nguyên nhân gây suy giảm chất
lượng môi trường không khí toàn TP.Cần Thơ bên cạnh hoạt động của các phương
tiện giao thông, xây dựng nhà cửa và nâng cấp cơ sở hạ tầng, sinh hoạt của người
dân đô thị,...Để có cơ sở đánh giá được sự ô nhiễm gây ra từ các nguyên nhân trên,
Trung tâm Quan trắc Tài nguyên và Môi trường thuộc TP.Cần Thơ đã tiến hành
quan trắc hàng năm tại những điểm đặc trưng trên toàn thành phố, trong đó có
KCN Trà Nóc 1 với diễn biến như sau:
Bảng 3.1 Diễn biến chất lượng môi trường không khí khu vực KCN Trà Nóc 1
TT
1
2
3
4
5
6

Các chỉ tiêu
Tiếng ồn
Bụi lơ lửng
(TSP)
SO2
NO2
CO
Chì (Pb)


dBA

2006
70,1

Kết quả
2007
70,2

2008
62,7

TCVN 5949:19981
QCVN 05: 20092
75

mg/m3

280

320

300

300

mg/m3
mg/m3
mg/m3
mg/m3


150
110
2.000
-

170
120
2.720
6,1

150
100
3.820
2,3

350
200
30.000
1,5

Đơn vị

(Nguồn: Quan Trắc Môi Trường thành phố Cần Thơ từ năm 2006-2008)
Ghi chú:
• In đậm: vượt mức cho phép
• “-”: Không quan trắc
• Các chỉ tiêu và tiêu chuẩn so sánh tương ứng: Ồn- TCVN 5949:1998; Bụi TSP, SO 2,
NO2, CO, Pb- QCVN 05:2009


Qua bảng cho thấy, chỉ số Bụi TSP có thời điểm vượt QCVN 05:2009.
Ngoài ra, trong không khí còn xuất hiện hàm lượng Pb vượt tiêu chuẩn cho phép.
Nhìn chung, theo Bảng 3.1, chất lượng không khí trung bình tại khu vực KCN Trà
Nóc 1 có suy giảm nhưng không nhiều. Có thể thấy rằng hoạt động sản xuất của
các cơ sở trong khu vực trong 3 năm gần đây chưa gây ô nhiễm không khí đến mức
độ nghiêm trọng. Tuy nhiên, trong KCN mỗi loại hình hoạt đều có thể gây ô nhiễm
tùy mức độ khác nhau nếu như các chủ cơ sở không có những biện pháp quản lý
môi trường phù hợp. Đối với nhà máy sản xuất đinh dây, chủ đầu tư luôn quan tâm
đến vấn đề môi trường, đặc biệt là các yếu tố ồn và bụi trong quá trình hoạt động.
Công ty đã phối hợp với Trung tâm Quan trắc Tài nguyên và Môi trường TP.Cần
Thơ thu và phân tích mẫu chất lượng không khí tại nhà máy để có cơ sở đánh giá
và tìm hướng khắc phục, kết quả như bảng sau.
1

TCVN 5949:1998: Âm học - tiếng ồn khu vực công cộng và dân cư - Mức ồn tối đa cho phép đối với khu dân cư
xen kẽ trong khu vực thương mại, dịch vụ, sản xuất.
2
QCVN 05:2009: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh

CÔNG TY CỔ PHẦN LIÊN HIỆP KIM XUÂN

12


ĐỀ ÁN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

MỞ RỘNG NHÀ MÁY SẢN XUẤT ĐINH DÂY

Bảng 3.2 Kết quả phân tích mẫu không khí xung quanh nhà máy


1
2

Tiếng ồn
Bụi TSP

dBA
µg/m3

74,3
277,8

75
300

(Nguồn: Trung tâm Quan trắc Tài nguyên và Môi trường TP.Cần Thơ, 2009)
Ghi chú:
• Vị trí thu mẫu: Khu vực khuôn viên Nhà máy sản xuất đinh dây (X= 0577872; Y= 1117048);
• Mẫu thu lúc nhà máy đang hoạt động sản xuất bình thường.

Bảng 3.2 cho thấy, các thông số quan trắc đều có giá trị nằm trong giới hạn
cho phép của TCVN 5949:1998 và QCVN 05:2009.
2 Nước ngầm
Diễn biến chất lượng nước ngầm tại quận Bình Thủy với các thông số tiêu
biểu được trình bày trong bảng sau (số liệu trình bày là số liệu trung bình năm):
Bảng 3.2:Chất lượng nước ngầm quận Bình Thủy qua các năm
TT
1
2
3

4

Thông số
Độ cứng
Clorua (Cl − )
Sắt tổng (Fetc)
Coliforms

Ðơn vị
mg/l
mg/l
mg/l
MPN/100ml

2006
311
264
2,27
85

Kết quả
2007 2008
348
36
292
8
1,92
1,29
158
282


09:20083
500
250
5
3

(Nguồn: Báo cáo diễn biến chất lượng môi trường TP. Cần Thơ 10 năm 1999 - 2008)

Sự ô nhiễm của nguồn nước ngầm thể hiện rõ nét nhất tại thông số Coliform.
Theo QCVN 09: 2008/BTNMT Coliform chỉ được hiện diện trong nước ngầm ở
mức nhỏ hơn 3 MPN/100ml. Nhưng kết quả quan trắc cho thấy vi sinh vượt quy
chuẩn cho phép, số lượng có khi lên đến hàng ngàn lần mức cho phép.
Qua kết quả phân tích hiện trạng môi trường không khí và nước ngầm tại
khu vực nhà máy, cũng như các số liệu tham khảo về hiện trạng môi trường của
TP.Cần Thơ tại KCN Trà Nóc 1 và khu vực quận Bình Thủy, thấy rằng chất lượng
môi trường vẫn còn tốt…Tuy nhiên, chủ nhà máy cũng cần chú trọng các biện
pháp hạn chế tối đa các nguồn phát sinh và áp dụng các biện pháp xử lý phù hợp
để duy trì hiện trạng này.

3

QCVN 09:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia chất lượng nước ngầm

CÔNG TY CỔ PHẦN LIÊN HIỆP KIM XUÂN

13


ĐỀ ÁN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG


MỞ RỘNG NHÀ MÁY SẢN XUẤT ĐINH DÂY

CHƯƠNG 4 THỐNG KÊ, ĐÁNH GIÁ
CÁC NGUỒN TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC ĐỐI VỚI MÔI TRƯỜNG
TỪ HOẠT ĐỘNG CỦA NHÀ MÁY
1 Đối với nước thải
1.1 Nước mưa chảy tràn
Nước thải là nước mưa chảy tràn chỉ có vào các mùa mưa lũ. Nước mưa
chảy tràn trên mặt bằng nhà máy, chất lượng nước mưa khi chảy đến hệ thống
thoát nước phụ thuộc vào độ trong sạch của khí quyển và đặt điểm mặt bằng rửa
trôi. Theo phương án bố trí tổng thể mặt bằng của nhà máy sản xuất đinh dây các
khu vực sân bãi và đường giao thông đều được trãi nhựa hoặc lót bằng bêtông, và
bao che kín nên nước mưa khi chảy tràn qua các khu vực này có mức độ ô nhiễm
không đáng kể và được xem là nước thải quy ước sạch. Trong quá trình chảy trên
bề mặt có thể lôi kéo theo đất, cát, bụi, và một ít chất bẩn,… Tuy nhiên có tính chất
ô nhiễm nhẹ. Loại nước thải này được thu gom riêng và đưa vào hệ thống cống
thoát nước của khu công nghiệp. Công ty đã đầu tư hệ thống thoát nước mưa chảy
tràn có hố lắng cặn riêng biệt với hệ thống xử lý của nước thải sản xuất và nước
thải sinh hoạt tại các khu vực trong khuôn viên nhà máy.
1.2 Nước thải sinh hoạt
Nước thải sinh hoạt phát sinh từ hoạt động tắm giặt, ăn uống,…của cán bộ
công nhân viên và từ các nhà vệ sinh, với số lượng 137 người, giả sử lượng nước
thải ra bằng 100% nhu cầu sử dụng thì lượng nước thải tối đa là 16,5 m3/ngày
(định mức 120 lít/người/ngày). Riêng đối với phần mở rộng thêm (xưởng dập đinh,
xưởng kéo sợi, xưởng đánh bóng và kho thành phẩm) thì số lượng công nhân làm
việc là 94 người, ước tính lượng nước thải tối đa là 11,3 m3/ngày.
Nguồn nước này có đặc điểm là có hàm lượng hữu cơ dễ phân huỷ sinh học.
Nước thải sinh hoạt được dẫn qua bể tự hoại để xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường
QCVN 14: 2008 - Cột B trước khi thải ra nguồn tiếp nhận.


Hình 4.2 Mô hình bể tự hoại 3 ngăn
CÔNG TY CỔ PHẦN LIÊN HIỆP KIM XUÂN

14


ĐỀ ÁN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

MỞ RỘNG NHÀ MÁY SẢN XUẤT ĐINH DÂY

Hiện nay Công ty Cổ phần Liên hiệp Kim Xuân đã có các nhà vệ sinh (sử
dụng hầm ủ tự hoại) bố trí dọc theo các phân xưởng của nhà máy để đảm bảo xử lý
hết lượng nước sinh hoạt.
* Thuyết minh cơ chế hoạt động của bể tự hoại
Bể tự hoại có dạng hình chữ nhật, nước thải từ các khu vệ sinh dẫn về bể tự
hoại và lần lượt đi qua các ngăn trong bể, các chất hữu cơ, cặn lơ lửng dần dần
phân hủy yếm khí và lắng xuống đáy bể.
Bể tự hoại có khả năng chịu tải trọng thay đổi và lớn không đòi hỏi bao bì
đặc biệt. Trong mỗi bể tự hoại đều có ống thông hơi để giải phóng lượng khí sinh
ra trong quá trình lên men kỵ khí và để thông các ống đầu vào, đầu ra khi bị nghẹt.
Ưu điểm của loại bể này là cấu tạo đơn giản, quản lý dễ dàng và có hiệu quả xử lý
tương đối cao.
1.3 Nước thải sản xuất
Trong các phân xưởng mở rộng của nhà máy sản xuất đinh dây không có
nước thải sản xuất, nước thải phát sinh từ phân xưởng khác với tổng lượng nước
thải của nhà máy là 15 m 3/ngày.đêm. Hiện tại nhà máy đã xây dựng hệ thống xử lý
nước thải với công suất 50 m3/ngày.đêm. Kết quả phân tích mẫu khu vực nước thải
đầu ra hệ thống xử lý như sau:
Bảng 4.1: Kết quả quan trắc nước thải sau xử lý

TT
Chỉ tiêu
1
2
3
4
5
6

pH
Chất rắn lơ lửng (SS)
COD
Sắt tổng
Kẽm (Zn)
Crom (Cr6+)

Đơn vị

Kết quả

mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l

10,3
19,0
152,3
0,72

1,21
0,11

QCVN 24:20094
(Cột B)
Cmax = C x Kq x Kf
5,5-9
120
120
6
3,6
0,12

(Nguồn: Trung tâm Quan trắc Tài nguyên và Môi trường TP.Cần Thơ, 2009)
Ghi chú:
• Theo quyết định QCVN 24:2009, chọn Cmax có các hệ số nhân là Kf = 1,2 và Kq = 1
• Vị trí thu mẫu: Đầu ra hệ thống xử lý nước thải (X= 0577856; Y= 1116993);
• Mẫu thu lúc hệ thống xử lý nước thải đang hoạt động sản xuất bình thường.

Bảng 4.1 cho thấy, hầu hết các chỉ tiêu trong nước thải sau khi xử lý đều đạt
quy chuẩn QCVN 24:2009 (cột B) khi thải vào hệ thống thoát nước chung của khu
KCN. Tuy nhiên, có 02 thông số vượt mức cho phép là pH và COD cần được quan
tâm khắc phục.
4

TCVN 5945:2005: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Nước thải công nghiệp; Cột B: nước đổ vào các thủy vực
không dung cho mục đích sinh hoạt.

CÔNG TY CỔ PHẦN LIÊN HIỆP KIM XUÂN


15


ĐỀ ÁN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

MỞ RỘNG NHÀ MÁY SẢN XUẤT ĐINH DÂY

2 Đối với chất thải rắn và chất thải nguy hại
2.1 Chất thải rắn sinh hoạt
Số lượng công nhân tại phần mở rộng thêm của nhà máy là 94 người. Chất
thải rắn sinh hoạt của công nhân ước tính: 94 x 0,5 kg/người/ngày = 47 kg/ngày
được nhà máy bố trí 03 thùng chứa (thể tích 200 lit), sau đó thu gom lại chung với
các bộ phận khác trong nhà máy và giao cho Công ty Công trình Đô thị thành phố
thu gom hàng ngày.
2.2 Chất thải rắn sản xuất
2.2.1 Chất thải rắn thông thường: Chất thải rắn sản xuất phần mở rộng của quá
trình sản xuất đinh dây bao gồm bao bì hư hỏng, vỏ cơm hợp… khoảng 7 kg/ngày,
nhiều nhất là các công đoạn thành phẩm.
- Các mạt sắt từ phân xưởng dập đinh, đánh bóng ước khoảng 30 kg/ngày
được bán cho các xưởng cán thép để tái chế.
2.2.2 Chất thải rắn nguy hại
- Các giẻ lau nhiễm dầu mỡ dùng để vệ sinh máy móc và găng tay dính dầu
nhớt lượng này không nhiều khoảng 5 kg/tháng.
- Bóng đèn neon bị hỏng cũng rất ít khoảng 1 bóng hỏng/tháng.
=> Biện pháp xử lý: Nhà máy thu gom vào thùng lưu trữ có nắp đậy tại khu
vực riêng biệt và liên hệ đơn vị có chức năng thu gom và xử lý theo Thông tư số
12/2006/TT-BTNMT (thời gian trước Công ty Công trình Đô thị thu gom, hiện tại
tạm lưu trữ vì chưa liên hệ được với đơn vị thu gom đúng chức năng). Nhà máy
đang tìm các đơn vị có chức năng ở thành phố Hồ Chí Minh để xử lý tạm thời cho
đến khi Công ty Xây dựng Hạ tầng khu công nghiệp Cần Thơ và Công ty Công

trình Đô thị xây dựng xong nhà máy xử lý rác thải nguy hại trong khu công nghiệp
Trà Nóc.
3 Đối với Khí thải, bụi, tiếng ồn và độ rung
- Khí thải phát sinh từ máy phát điện dự phòng, nhưng lượng khí thải này
không đáng kể vì rất ít xảy ta sự cố mất điện.
- Bụi phát sinh từ: xưởng kéo sợi
- Tiếng ồn và độ rung phát sinh từ quá trình hoạt động từ các máy móc thiết
bị của dây chuyền sản xuất đinh dây;
- Các phương tiện lưu thông ra vào nhà máy.
4 Các sự cố có thể xảy ra trong quá trình nhà máy hoạt động
Các sự cố có thể xảy ra như cháy nổ do chập điện, tai nạn lao động do công
nhân bất cẩn trong sản xuất. Do vậy, công tác phòng ngừa được công ty quan tâm
đúng mức tránh ảnh hưởng đến sức khỏe công nhân tại nhà máy, giảm đến mức
thấp nhất ảnh hưởng đến môi trường và thiệt hại kinh tế.

CÔNG TY CỔ PHẦN LIÊN HIỆP KIM XUÂN

16


ĐỀ ÁN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

MỞ RỘNG NHÀ MÁY SẢN XUẤT ĐINH DÂY

CHƯƠNG 5 CÁC GIẢI PHÁP TỔNG THỂ,
CÁC HẠNG MỤC CÔNG TRÌNH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
VÀ KẾ HOẠCH THỰC HIỆN
1 Các biện pháp bảo vệ môi trường đã thực hiện
1.1 Xử lý nước thải sinh hoạt
Đã xây dựng hầm tự hoại 3 ngăn để xử lý nước thải sinh hoạt hàng ngày của

công nhân viên trong nhà máy.
Như đã trình bày trên nước thải sinh hoạt khi qua bể tự hoại có thể thải ra
môi trường do nằm trong tiêu chuẩn cho phép loại B.
1.2 Xử lý nước thải sản xuất
Đã xây dựng hệ thống xử lý nước thải với công suất 50 m 3/ngày.đêm, được
xử lý đạt QCVN 24:2009 cột B (trừ pH và COD).
1.3 Xử lý rác thải
1.3.1 Rác thải sinh hoạt
Lắp đặt thùng chứa rác trong khuôn viên nhà máy để thu gom rác thải sinh
hoạt và giao cho Công ty công trình đô thị thành phố xử lý.
1.3.2 Rác thải sản xuất
* Đối với rác thải thông thường: các bao bì hư hỏng bán cho đơn vị thu mua
phế liệu. Còn mạt sắt bán cho các xưởng cán thép để tái chế.
* Đối với rác thải nguy hại: giẻ lau, găng tay, bóng đèn: có các thùng lưu trữ
có nấp đậy và liên hệ đơn vị có chức năng thu gom và xử lý theo Thông tư số
12/2006/TT-BTNMT (thời gian trước Công ty Công trình Đô thị thu gom, hiện tại
tạm lưu trữ vì chưa liên hệ được với đơn vị thu gom đúng chức năng).
1.4 Xử lý bụi
Nhà máy đã cho lắp các quạt thông gió nhằm làm giảm lượng bụi phát sinh
trong quá trình sản xuất. Toàn nhà máy có 7 quạt thông gió được lắp đặt ở phân
xưởng kéo sợi.
Chú trọng công tác vệ sinh công nghiệp trong khu vực sản xuất và các
phương tiện vận chuyển cơ giới. Khi vệ sinh kho, sân bãi, đường giao thông nội
bộ, tưới nước tạo độ ẩm để tránh bụi.
1.5 Xử lý tiếng ồn, độ rung
Nhà máy đã tăng cường biện pháp chống ồn, rung để giảm tiếng ồn xuống
mức thấp nhất và cải thiện điều kiện làm việc của công nhân, bằng cách:
• Kiểm tra sự cân bằng của máy móc trước khi lắp đặt;
• Thường xuyên kiểm tra để máy được vận hành, bôi trơn và có chế độ bảo
dưỡng đúng để tránh hiện tượng máy bị khô dầu mỡ gây tiếng ồn cao;

CÔNG TY CỔ PHẦN LIÊN HIỆP KIM XUÂN

17


ĐỀ ÁN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

MỞ RỘNG NHÀ MÁY SẢN XUẤT ĐINH DÂY

• Bảo dưỡng định kỳ các máy móc thiết bị nhà máy.
Song song đó, nhà máy đã trang bị đầy đủ bảo hộ lao động cho công nhân
và qui định an toàn các khu vực khác (tại lịch phân công nhiệm vụ, văn phòng làm
việc), đặc biệt chú trọng an toàn khu vực xi mạ.
1.6 Biện pháp phòng tránh tai nạn lao động, sự cố môi trường
1.6.1 Phương án phòng cháy, chữa cháy
Để đảm bảo tính mạng, tài sản và an toàn trong quá trình sản xuất, việc áp
dụng các biện pháp phòng chống sự cố môi trường, các phương tiện để phòng và
chữa cháy bao gồm:
- Bình hơi, bình bọt chống cháy cho cá nhân, hộp dụng cụ cứu hỏa cho nhà
xưởng; các thiết bị phòng, chữa cháy này được lắp đạt tại các khu vực có khả năng
cháy nổ trong nhà máy;
- Trang bị bảng tiêu lệnh PCCC;
- Công nhân được thao tác đúng kỹ thuật và nắm vững phương pháp xử lý
khi có sự cố;
- Các phương án hành động riêng và kết hợp với mạng lưới cứu hỏa của khu
vực để xử lý kịp thời khi có sự cố xảy ra.
- Thường xuyên kiểm tra các bảng điện và hệ thống cầu chì, cầu dao, dây
dẫn điện;
1.6.2 Các biện pháp an toàn lao động
- Trang bị đầy đủ thiết bị bảo hộ lao động cho công nhân và bắt buộc công

nhân mặc đồ bảo hộ khi làm việc;
- Ban hành nội quy tại các khu vực trong nhà máy, đồng thời tuyên truyền
cho các cán bộ, công nhân viên trên cơ sở thực hiện đúng các quy định đề ra nhằm
đảm bảo an toàn lao động cũng như bảo vệ sức khỏe;
- Thực hiện việc kiểm tra sức khỏe định kỳ 2 lần/năm để theo dõi chặt chẽ
sức khỏe công nhân làm việc tại nhà máy.
Song song đó, công ty còn có các biện pháp hỗ trợ khác như nâng cao ý thức
vệ sinh môi trường và vệ sinh công nghiệp cho cán bộ, công nhân viên; thực hiện
thường xuyên và có khoa học các chương trình vệ sinh, quản lý chất thải rắn của
nhà máy;
2 Các biện pháp bảo vệ môi trường còn tồn tại, chưa thực hiện
- Chất thải nguy hại: Công ty chưa lập hồ sơ quản lý thu gom, xử lý chất thải
nguy hại theo quy định tại Thông tư số 12/2006/TT-BTNMT ngày 26/12/2006 của
Bộ Tài nguyên và Môi trường.
- Số lượng quạt hút xử lý bụi mùi trong nhà máy còn ít.
- Chưa có hệ thống thoát nước mưa.

CÔNG TY CỔ PHẦN LIÊN HIỆP KIM XUÂN

18


ĐỀ ÁN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

MỞ RỘNG NHÀ MÁY SẢN XUẤT ĐINH DÂY

- Chất lượng nước thải đầu ra chưa đạt quy chuẩn cho phép.
3 Các hạng mục công trình BVMT sẽ thực hiện bổ sung và kế hoạch
3.1 Nước mưa chảy tràn
Hệ thống thoát nước mưa bao gồm các mương, rãnh thoát nước kín xây

dựng xung quanh các khu vực của nhà máy, tập trung nước từ trên mái đổ xuống
và dẫn đến hệ thống cống ngầm thoát nước mưa đặt dọc theo các đường nội bộ.
Nước mưa từ sân bãi và đường nội bộ sẽ chảy vào các giếng thu nước mưa xây
dựng dọc theo lề đường, từ đó dẫn đến hệ thống thoát nước mưa của công ty và
chảy vào hệ thống thoát nước của KCN Trà Nóc 1. Song song đó, sẽ tiến hành che
chăn, gia cố lại các nhà xưởng không để nước mưa thấm vào nhà xưởng.
3.2 Nước thải
Chất lượng nước thải đầu ra chưa đạt mức cho phép QCVN 24: 2009 với
thông số pH và COD. Cần vận hành thường xuyên hệ thống xử lý nước thải, tăng
cường hóa chất trung hòa pH, đồng thời quản lý tốt các nguồn thải hạn chế các
chất thải hữu cơ vào nguồn nước.
3.3 Chất thải nguy hại
Công ty sẽ liên hệ với Sở Tài nguyên và Môi trường Cần Thơ để lập hồ sơ
chủ nguồn thải chất thải nguy hại theo hướng dẫn Thông tư số 12/2006/TTBTNMT ngày 26 tháng 12 năm 2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn
điều kiện hành nghề và thủ tục lập hồ sơ, đăng ký, cấp phép hành nghề, mã số quản
lý chất thải nguy hại và Quyết định số 23/2006/QĐ-BTNMT ngày 26/12/2006 của
Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành danh mục chất thải nguy hại.
3.4 Xử lý bụi
Công ty sẽ trang bị thêm số lượng quạt hút tại nhà máy để đảm bảo hiệu quả
của việc xử lý bụi, mùi trong các khu vực và yếu tố vi khí hậu tại nhà máy, đặc biệt
là ở xưởng kéo sợi.. Đồng thời sẽ trang bị thêm một số quạt thông gió trong các
dây chuyền sản xuất để đảm bảo độ thông thoáng cho môi trường làm việc của
công nhân.
4 Chương trình quản lý và giám sát môi trường
4.1 Công trình quản lý môi trường
Bên cạnh các giải pháp công nghệ, nhà máy áp dụng các biện pháp quản lý
môi trường nhằm đảm bảo hoạt động BVMT được thực hiện một cách nghiêm túc,
thường xuyên và liên tục theo quá trình phát triển của nhà máy. Những biện pháp
quản lý cụ thể được thực hiện bao gồm:
- Bố trí các cán bộ có chuyên môn về môi trường để thực hiện quản lý môi

trường trong nhà máy;
- Kiểm tra, giám sát, vận hành thường xuyên các công trình xử lý ô nhiễm
như hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt; xử lý mùi, bụi và các giải pháp giảm thiểu
tiếng ồn, độ rung.
CÔNG TY CỔ PHẦN LIÊN HIỆP KIM XUÂN

19


ĐỀ ÁN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

MỞ RỘNG NHÀ MÁY SẢN XUẤT ĐINH DÂY

- Thực hiện chương trình giám sát chất lượng môi trường định kỳ với cơ quan
quản lý môi trường là Ban Quản lý các khu chế xuất và công nghiệp Cần Thơ.
4.2 Chương trình gám sát môi trường
Chương trình giám sát môi trường nhằm mục đích đảm bảo sự hoạt động
hiệu quả của các biện pháp BVMT nhất là đối với các thiết bị xử lý môi trường.
Trong quá trình vận hành có thể có các khâu trong quá trình xử lý không đạt hiệu
quả, cần xử lý kịp thời. Chương trình giám sát này được thực hiện cho toàn nhà
máy sản xuất đinh dây.
4.2.1 Giám sát nước thải
Vị trí giám sát 01 (một) vị trí tại đầu ra hệ thống xử lý nước thải.
Thông số giám sát: pH, chất rắn lơ lửng (SS), COD, sắt tổng, kẽm (Zn),
Crom (Cr6+).
Tần suất giám sát: 04 lần/năm.
4.2.2 Giám sát khí thải
Vị trí giám sát 01 (một) vị trí: mẫu tại khu vực sản xuất.
Thông số giám sát: Bụi, ồn, rung, CO, SO2, NO2.
Tần suất giám sát: 04 lần/năm.

4.2.3 Giám sát không khí xung quanh
Giám sát chất lượng không khí xung quanh khu vực nhà máy ở 01 (một) vị
trí tại khu vực văn phòng trong khuôn viên của nhà máy.
Thông số giám sát: Bụi, ồn, rung, CO, SO2, NO2.
Tần suất giám sát: 02 lần/năm.
* Phương pháp giám sát: Việc thu mẫu, bảo quản và phân tích được thực
hiện theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn môi trường Việt Nam hiện hành.
4.3 Chế độ báo cáo
Kết quả thực hiện công tác BVMT và kết quả giám sát môi trường được lưu
giữ tại nhà máy và định kỳ gởi báo cáo về Ban Quản lý các khu chế xuất và công
nghiệp Cần Thơ để kiểm tra. Tần suất báo cáo là 02 lần/năm trước ngày 15 tháng 6
và 15 tháng 12 hàng năm.
5 Cam kết thực hiện Đề án bảo vệ môi trường
- Chủ dự án cam kết thực hiện và kiểm soát chặt chẽ các biện pháp giảm
thiểu tại khu vực mở rộng thêm cũng như toàn nhà máy được trình bày trên. Nồng
độ các chất thải sau khi xử lý đảm bảo tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành cho phép
trước khi cho thải vào nguồn tiếp nhận. Cụ thể như sau:

CÔNG TY CỔ PHẦN LIÊN HIỆP KIM XUÂN

20


×