Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Chuyên đề địa lý 9 MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN NĂNG LỰC “TỔNG HỢP TƯ DUY LÃNH THỔ” CHO HỌC SINH QUA MÔN ĐỊA LÝ 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (233.97 KB, 5 trang )

CHUYÊN ĐỀ

MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN NĂNG LỰC
“TỔNG HỢP TƯ DUY LÃNH THỔ”
CHO HỌC SINH QUA MÔN ĐỊA LÝ 9
I. Lí do chọn chuyên đề.
Trong những năm qua, cùng với sự phát triển chung của giáo dục phổ
thông, hoạt động đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá đã được quan
tâm tổ chức và thu được những kết quả bước đầu. Dạy học theo định hướng phát
triển năng lực học sinh được coi là một trong những nội dung cơ bản trong định
hướng đổi mới chương trình giáo dục phổ thông đã được triển khai ở hầu hết các
bộ môn. Trong môn Địa lí, bên cạnh những năng lực chung còn có các năng lực
chuyên biệt mà cốt lõi nhất đó là năng lực “Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ”.
Dạy học theo định hướng phát triển năng lực “Tư duy tổng hợp theo lãnh
thổ” làm tăng khả năng tư duy của học sinh, giúp học sinh thêm yêu thích môn
học này. Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ còn phù hợp với quá trình dạy học hiện
nay, từng bước đổi mới theo định hướng phát triển năng lực nhằm phát triển
năng lực người học.
Trong khi đó dạy học Địa lí hiện nay vẫn còn một số GV chưa chú trọng
đến việc hình thành NL Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ cho học sinh.
Vậy làm thế nào để phát huy NL Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ của học
sinh trong dạy- học Địa lí? Để góp phần vào việc đổi mới phương pháp dạy
học theo chủ đề định hướng phát triển năng lực cho học sinh nói chung, dạy học
Địa lí nói riêng, dưới sự chỉ đạo của PGD& ĐT Huyện Tiên Yên, Chuyên môn
cụm 3 trường: THCS Đông Ngũ, THPT Hải Đông, TH &THCS Đại Dực nhóm
Địa chúng tôi tổ chức thực hiện chuyên đề: Một số biện pháp rèn năng lực
“Tổng hợp tư duy lãnh thổ” cho hs qua địa lý 9.

II. Thực trạng – Nguyên nhân.
1, Đối với giáo viên:
- Vẫn còn một số ít GV chưa hoàn toàn đổi mới phương pháp dạy học để:


Rèn năng lực tư duy tổng hợp lãnh thổ cho HS. Vì đây là một năng lực khó, GV
chưa hiểu rõ từng mức độ trong năng lực: Tư duy tổng hợp lãnh thổ.
- Bên cạnh đó còn không ít GV khi giảng dạy còn phụ thuộc hoàn toàn
vào các thông tin, kiến thức trong sách giáo khoa. Mà không phải bài nào SGK
cũng cung cấp đầy đủ thông tin, kiến thức. Vì đội ngũ GV môn địa đa phần còn
trẻ, chưa có nhiều kinh nghiệm giảng dạy.
2, Đối với học sinh:
- Khả năng tư duy tổng hợp của các em còn yếu. Vì đa số các em có thói
quen ỷ lại vào người khác.
1


- Bên cạnh đó các em chưa biết tìm kiếm thông tin, kiến thức ngoài SGK.
Vì đa số các em là con em dân tộc thiểu số, sống trong những vùng xa xôi, hẻo
lánh, kinh tế gia đình khó khăn nên chưa có điều kiện vào mạng tìm kiếm thông
tin kiến thức.

III. Giải pháp:
1. Một số vấn đề về: Tư duy tổng hợp lãnh thổ và việc dạy học theo
định hướng phát triển năng lực tư duy tổng hợp lãnh thổ.
- Theo Benjamin – Một giáo sư của trường Đại học Chicago, năm 1956
ông đã đưa ra 6 cấp độ nhận thức (gọi là thang đo Bloom) đó là: Nhớ, hiểu, vận
dụng, phân tích, tổng hợp, đánh giá.
Tổng hợp là cấp độ nhận thức khó đứng thứ 5 trong 6 cấp độ nhận thức.
Tổng hợp là khả năng hợp nhất các thành phần để tạo thành một tổng thể/ sự vật
lớn. Ở mức độ này đòi hỏi người học phải sử dụng những gì đã học để tạo ra
hoặc sáng tạo một cái gì đó hoàn toàn mới.
- Tư duy tổng hợp lãnh thổ là tìm hiểu mối quan hệ biện chứng giữa các
thành phần vật chất và năng lượng cấu tạo nên mỗi bộ phận lãnh thổ và cả
những mối quan hệ biện chứng giữa các bộ phận lãnh thổ với nhau. Để phát

triển được năng lực này cho học sinh, giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh
phát hiện và giải quyết hàng loạt các cặp phạm trù biện chứng (Cặp: Tính cá
thể - kiểu loại, tính bình đẳng – tính trội, tính độc lập – quan hệ tương hỗ,
tính đồng nhất – không đồng nhất, tính liên tục – không liên tục), với nhiều
mâu thuẫn phức tạp trong mỗi thành phần địa lí và giữa các thành phần với nhau
trên một lãnh thổ.
2. Các giải pháp cụ thể:
2.1, Sử dụng kĩ thuật đặt câu hỏi:
Như tôi đã trình bày ở trên, đây là một cấp độ nhận thức khó trong
khi đó học sinh của chúng tôi chưa có khả năng tư duy sâu, chính vì vậy mà giáo
viên phải dùng kĩ thuật đặt câu hỏi để dẫn dắt học sinh lĩnh hội được kiến thức.
Ví dụ trong bài 38 – Địa lí 9 (Phần I – Biển và đảo Việt Nam).
Trước tiên GV cho HS quan sát lược đồ biển và đảo Việt Nam, sau đó GV
đặt câu hỏi. Nếu HS có khả năng tư duy tốt thì GV có thể đặt câu hỏi như sau:

2


?1 Em hãy nêu đặc điểm đường bờ biển của nước ta?
?2 Nhận xét về các đảo và quần đảo nước ta?
Nhưng đối với HS của chúng tôi, nếu dùng những câu hỏi như thế thì các
em sẽ không trả lời được. Vì vậy chúng tôi phải đưa ra: Những câu hỏi gợi mở
rõ ràng hơn bằng cách là phát phiếu cho các em với những câu hỏi cụ thể
như sau:
?1. Đường bờ biển kéo dài từ…………….đến Hà Tiên, dài……….và
rộng…………..Có………….tỉnh và thành phố giáp biển.
3


?2. Trong vùng biển nước ta có khoảng……..đảo, chủ yếu là đảo.. ….với

khoảng
2800
đảo,
tập
trung

các
tỉnh:
……………………………………………………….....................................
?3. Kể tên các đảo và quần đảo có diện tích lớn ở vùng biển nước
ta?..........................

2.2, Sử dụng phương pháp hoạt động nhóm (Kĩ thuật chia nhóm) – Gần
giống mô hình VNEN.
Trong phương pháp này có sự kết hợp giữa hoạt động cá nhân và
nhóm.
* Đối với hoạt động cá nhân thì đòi hỏi tất cả học sinh đều phải làm việc
độc lập tìm tòi, nghiên cứu để chiếm lĩnh kiến thức. Nhưng không phải bài nào
cũng cung cấp đầy đủ thông tin, kiến thức rõ ràng.
VD: Trong phần I – Bài 38, có Hình 24.6. Sơ đồ mặt cắt khái quát các
vùng biển Việt Nam.

Trong bài chỉ cung cấp sơ đồ mà không có thông tin bổ sung, nhưng đòi
hỏi học sinh khi quan sát sơ đồ này phải hiểu và trình bày được các bộ phận của
nước ta. Vì thế nên đối với một số học sinh yếu khi quan sát sơ đồ này sẽ không
hiểu được khái niệm của từng bộ phận đó.
Hoặc VD trong mục II – Bài 38. Phát triển tổng hợp kinh tế biển, SGK
chỉ đưa ra sơ đồ các ngành kinh tế biển mà không trình bày khái niệm thì HS sẽ
không hiểu thế nào là phát triển tổng hợp kinh tế biển.
Đối với các em học sinh vùng thấp thì có thể sẽ biết vào mạng để tìm

hiểu thông tin, nhưng đối với học sinh vùng cao chúng tôi thì các em không biết
sử dụng mạng nên không thể tìm kiếm thông tin. Chính vì vậy để hình thức học
tập này đạt hiệu quả - tất cả học sinh đều chiếm lĩnh được kiến thức thì đòi hỏi
giáo viên phải bổ sung thêm thông tin cho HS bằng: Phiếu điều chỉnh.
* Đối với hoạt động nhóm thì sau khi HS hoạt động cá nhân chiếm lĩnh
được kiến thức rồi thì tất cả HS đều phải chia sẻ kiến thức vừa lĩnh hội được để
cả nhóm đi đến thống nhất kiến thức chung chuẩn nhất cho mỗi phần. Để làm
được điều đó thì đòi hỏi bạn nhóm trưởng phải biết đặt câu hỏi cụ thể, phù hợp
4


với từng bạn trong nhóm để tất cả các bạn đều được chia sẻ ý kiến của mình và
sau đó là thống nhất ý kiến chung.
VD trong mục II – Bài 38:
1. Nhóm trưởng điều hành nhóm của mình cùng chia sẻ:
?1. Tại sao phải phát triển tổng hợp KT biển?
?2. Tại sao phải ưu tiên phát triển khai thác hải sản xa bờ?
?3. Công nghiệp chế biến thủy sản phát triển sẽ có tác động như thế nào
tới ngành đánh bắt và nuôi trồng thủy sản?
? Vì sao nói tiềm năng du lịch biển nước ta rất lớn nhưng phát triển chưa
xứng tầm?
=> Từ hai giải pháp trên giúp học sinh tư duy tổng hợp được:
+ Xác định được mối quan hệ giữa hai thành phần tự nhiên, kinh tế - xã
hội cấu tạo nên một bộ phận lãnh thổ: Vùng biển Việt Nam (Mức 1).
+ Xác định được mối quan hệ tương hỗ giữa nhiều thành phần tự nhiên,
kinh tế - xã hội (Nhiều ngành kinh tế tương hỗ lẫn nhau tạo thành tổng hợp kinh
tế biển) – Mức 2.
+ Phân tích được mối quan hệ tương hỗ giữa các thành phần tự nhiên,
kinh tế - xã hội (Sự phát triển của ngành công nghiệp chế biến thủy sản tác động
đến ngành đánh bắt và nuôi trồng thủy sản) – Mức 3.

+ Xác định được mối quan hệ nhân quả giữa các thành phần tự nhiên,
kinh tế - xã hội (Hiện nay nước ta đang phải ưu tiên phát triển khai thác hải sản
xa bờ) – Mức 4.
+ Giải thích mối quan hệ nhân quả giữa các thành phần tự nhiên và kinh
tế - xã hội (Tại sao phải phát triển tổng hợp kinh tế biển?) – Mức 5.
Trên đây là một số kinh nghiệm của chúng tôi trong quá trình giảng dạy
môn Địa lý, bằng hiểu biết và kinh nghiệm chắc chắn không tránh khỏi những
sai sót, rất mong được sự góp ý chân thành của các bạn đồng nghiệp.

5



×