Tải bản đầy đủ (.doc) (52 trang)

Đề tài nghiên cứu hiện trạng và bảo tồn loài gỗ Trắc(Dalbergia cochinchinensis Pierre) tại Quảng Trị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.9 MB, 52 trang )

PHẦN 1
MỞ ĐẦU
Việt Nam được ghi nhận là một trong 16 nước có đa dạng sinh học cao
của thế giới (WWF, IUCN, 2000) với nhiều kiểu hệ sinh thái, các loài sinh vật
và nguồn gen phong phú, đặc hữu. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân trực tiếp và
gián tiếp, trong những năm gần đây, đa dạng sinh học Việt Nam tiếp tục suy
giảm số lượng và chất lượng rừng dẫn đến nguy cơ tuyệt chủng cao của nhiều
loài.
Cây Trắc (Dalbergia cochinchinensis Pierre.) thuộc họ đậu Fabaceae có
nhiều giá trị về sinh thái, môi trường và cảnh quan đặc biệt là giá trị thương mại
về gỗ. Hiện tại, cây Trắc được xếp vào nhóm sắp nguy cấp (VU) trong danh lục
đỏ IUCN (2009), ở mức độ nguy cấp (EN) trong sách đỏ Việt Nam 2007 và
thuộc trong nhóm IIA của Nghị Định 32-CP 2006. Gỗ Trắc quý xếp vào hàng
“danh mộc” có màu đẹp, cứng, bền dễ gia công, có khả năng kháng mối và côn
trùng nên dùng để làm đồ mộc tinh vi, tiện khắc, trạm trổ, đồ mỹ nghệ (Trần
Hợp, Nguyễn Hồng Đản, 1990). Do gỗ có nhiều giá trị kinh tế cao nên số lượng
quần thể có cây Trắc phân bố tự nhiên ngày càng bị khai thác kiệt quệ.
Theo APFORGEN cây Trắc phân bố rộng rãi ở Đông Dương. Tại Việt
Nam, loài được tìm thấy các tỉnh từ miền Trung (Quảng Nam, Đà Nẵng) trở về
phía nam, chủ yếu ở Gia Lai và Kon Tum, rải rác ở một số địa phương khác
[13]. Gần đây, qua một cuộc khảo sát của nhóm nghiên cứu Khoa Lâm nghiệp,
Trường đại học Nông lâm Huế đã ghi nhận sự tồn tại quần thể nhỏ cây Trắc tại
trên địa bàn xã Cam Chính, huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị. Cũng theo ông Trần
Ngọc Bình, chủ hộ của một quần thể cây Trắc tại địa phương cho biết những
quần thể này được thu gom từ rừng tự nhiên tại địa bàn về trồng trong vườn hộ.
Đây có thể xem là một phát hiện mới mẻ về sự phân bố của loài trên vùng đất
bán sơn địa ở vùng Cùa, Cam Lộ mà chưa có tài liệu hay nghiên cứu nào ghi
nhận về sự phân bố trước đây.
Nắm bắt được điều đó, nhằm góp thêm cơ sở dữ liệu về cây Trắc ở vùng
nghiên cứu và làm cơ sở khoa học cho việc đề xuất quản lý, bảo tồn và phát triển
tiềm năng về loài của địa phương, tôi tiến hành đề tài “Nghiên cứu đặc điểm


sinh vật học, sinh thái học của cây Trắc (Dalbergia cochinchinensis Pierre.)
tại xã Cam Chính, huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị”.
1


PHẦN 2
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Giới thiệu về cây Trắc
2.1.1. Vị trí phân loại
Ngành hạt kín - Magnoliophyta
Lớp hai lá mầm - Dicotydoneae
Phân lớp Hoa hồng - Rosidae
Bộ Đậu - Fabales
Họ đậu - Fabaceae
Chi Cẩm lai - Dalbergia
Loài: Dalbergia cochinchinensis Pierre.
Tên phổ thông: Cẩm lai Nam bộ, Trắc
2.1.2 Phân bố
Trên thế giới, loài này được phân bố từ
Indonesia đến Trung Quốc và các quốc gia lân
cận, nằm trong khoảng vĩ độ từ 220N đến
100B, tập trung nhiều ở các nước như Thái
Lan, Lào, Campuchia, Ấn Độ. Môi trường
sống tự nhiên của cây Trắc là vùng đất thấp
với độ cao không quá 600m, trên đất phù sa cổ
màu từ xám đến xám vàng, tầng đáy giàu chất
dinh dưỡng. Cây thích hợp với vùng có lượng
mưa hàng năm từ 1200 – 1500 mm, nhiệt độ
bình quân phù hợp từ 20- 300C [9].
Hình 01: Phân bố cây Trắc trên thế giới

(NguồnTrị,
: Danh
lục Thiên-Huế
2 CITES)
Ở Việt Nam, cây mọc rải rác từ Quảng Bình, Quảng
Thừa
cho đến Tây Ninh (Tân Biên), Đồng Nai (Thống Nhất, Trảng Bom), Kiên
Giang, tập trung nhiều nhất ở Gia Lai, Kon Tum (Đắc Tô, Sa Thầy) (Đặng
Ngọc Thanh và cộng sự, 2007)[7].

2.1.3. Đặc điểm sinh học
Trắc là cây gỗ to, cao 25 – 30 m, thường xanh (ít khi rụng lá), vỏ màu
vàng nâu, nút dọc, có khi bong từng mảng lớn. Khi nhỏ là cây ưa bóng, đến khi
2


trưởng thành là cây ưa sáng. Đường kính thân đến 0,6 m có khi lên tới 1 m, gốc
thường có bạnh vè. Cành phân nhánh tạo thành tán.
Lá kép lông chim lẻ một lần, dài 12 – 23 cm, mọc cách, dài 15 – 20 cm.
Cuống lá dài 10 – 17 cm mang 5 – 9 lá chét hình trái xoan, đầu và gốc tù, bề mặt
nhẵn, chất da, lá chét ở gần cuống thường to nhất (dài 6 cm, rộng 2,5 – 3 cm),
các lá chét khác nhỏ hơn, trung bình dài 3,5 – 5 cm, rộng 2,2 – 2,5 cm.

Hình 02: Một số hình ảnh hình thái của cây Trắc
1. Cây
2. Lá
3. Quả
4. Hạt
Hoa dạng cụm hình chùy mọc ở nách lá, dài 7 - 15cm, thưa, các lá bắc
sớm rụng. Hoa Trắc là hoa lưỡng tính, không đều, màu trắng có đài hợp, xẻ 5

răng, nhẵn. Cánh hoa có móng thẳng. Có 9 nhị hợp thành 2 bó (5 nhị và 4 nhị).
Hoa thường nở vào tháng 5 - 7, mùa quả chín tháng 9 – 12 (Nguyễn Bá, 2007;
Lê Mộng Chân, 2000; Hoàng Thị Sản, 1999; Dương Đức Tiến, 1978; Đặng
Ngọc Thanh, 2007) [1], [2], [8], [7], [9].
Quả Trắc thuộc dạng quả đậu rất mảnh, hình thuôn dài, gốc thót mạnh,
đỉnh nhọn, dài 5 – 6cm, rộng 1 -3 cm, thường chứa từ 1 – 3 hạt màu nâu.
Hạt dẹp, màu nâu. Hạt có mức tăng trưởng trung bình. Cây tái sinh bằng
hạt và bằng chồi là chủ yếu. Cây có khả năng nẩy chồi mạnh sau khi bị chặt,
nhưng nếu chồi ở cách xa gốc thì dễ bị đỗ gãy. Cây con xuất hiện nhiều ở ven

3


rừng, ven đường đi, chỗ đất trống, hầu hết có nguồn gốc từ chồi rễ. Dưới tán
rừng có độ tàn che trên 0,5 chưa gặp cây tái sinh từ hạt.
2.1.4. Giá trị kinh tế và giá trị bảo tồn
2.1.4.1. Giá trị kinh tế
Cây Trắc cho gỗ quý, thớ mịn, màu tươi, sau khi khô không bị nẻ cũng ít
biến dạng, dễ gia công, rất cứng nên không bị mối mọt, có những vân màu đỏ,
đẹp, rất bền với thời gian. Gỗ Trắc rất có giá trị kinh tế, thường dùng đóng đồ
đạc cao cấp: giường tủ, bàn ghế nhất là sa lông và sập, là loại gỗ rất có giá trị
trong điêu khắc, mỹ nghệ. Ngay cả rễ của cây Trắc cũng được sử dụng để làm
gỗ đóng đồ đạc màu vàng nghệ thẫm, dùng lâu sẽ lên nước bóng như sừng.
Theo một chuyên gia buôn bán đồ gỗ, địa điểm còn trồng cây Trắc ở Việt
Nam hiện chỉ đếm trên đầu ngón tay. Trắc là loại gỗ hương liệu, giá ở thị trường
Việt Nam hiện khoảng 200-300 nghìn đồng/kg. Sang Trung Quốc giá sẽ tăng lên
trên dưới 1 triệu đồng/kg. Cây càng “thọ” thì giá trị kinh tế càng cao.
Không chỉ có thế những cây trong loài Dalbergia cochinchinensis còn
dùng để tách chiết và tinh chế dalcochinase, một loại β- glucosidase có tác dụng
tương tự như những glucosidase tách chiết từ thực vật khác (lúa gạo, …)

(Toonkool Prachumpom et al) [12].

Hình 03: Hình ảnh gỗ và sản phẩm từ gỗ của cây Trắc
2.1.4.2. Giá trị bảo tồn
Ở Việt Nam, Trắc thuộc danh mục nhóm IA theo Nghị định số
32/2006/NĐ-CP [9] là nhóm đặc biệt quý hiếm, tuyệt đối cấm khai thác sử dụng
4


thương mại. Giá trị thương mại của gỗ Trắc hiện nay rất cao, là loài cây cho gỗ
quý đang trở nên hiếm dần. Đây cũng là một trong những loài thực vật quý hiếm
của quốc gia nói riêng và của thế giới nói chung, có ý nghĩa trong bảo tồn nguồn
gen, đóng góp vào sự đa dạng sinh học (Lê Mộng Chân, 2000; Lê Trọng Cúc,
2002; Nguyễn Hoàng Nghĩa, 1999) [2], [4]. Vì vậy việc bảo tồn cây gỗ Trắc và
một số loài gỗ khác thuộc chi Dalbergia tại Việt Nam đang là một việc làm cần
thiết. Biện pháp bảo tồn có thể gây trồng bằng hạt. Cần khoanh nuôi bảo vệ
trong tự nhiên. Nghiên cứu nhân giống đại trà bằng các công nghệ nhân giống
hiện đại, khuyến khích trồng rừng. Hiện nay, với sự phát triển của nền khoa học
kỹ thuật việc bảo tồn và phát triển nguồn gen quý hiếm trở nên vô cùng cấp thiết
đối với nước ta.
2.1.4.3 Một số hoạt động bảo tồn và phát triển cây Trắc
- Một số hoạt động bảo tồn cây Trắc
Theo phụ lục II của Công ước CITES , Điều II, khoản 2 (a) của Công ước
và Nghị quyết Conf. 9.24 (Rev. COP15) Phụ lục 2 (a) Đoạn A cho thấy rằng,
cây Trắc (Dabergia cochinchinensis) được liệt kê là loại A (tổng hợp hạn chế):
gỗ hạn chế số 53 của chương trình hành động vì rừng của Thái Lan, BE 2484.
Tại Thái Lan, khai thác gỗ Trắc của cây rừng tự nhiên đã bị cấm trên toàn quốc
từ năm 1989. Thu hoạch loài này cũng bị cấm bởi Luật Lâm nghiệp Campuchia
2002 số35. Tại Lào, Thủ tướng Chính Đặt hàng Bộ trưởng số-17/PM năm 2008
một cách rõ ràng cấm thu hoạch tất cả loài Dalbergia trong nước.

Ở Việt Nam, cây Trắc (Dalbergia cochinchinensis) đã được liệt kê như là
nhóm IIA, cấm khai thác, vận chuyển hoặc lưu trữ gỗ, theo quyết định Chính
phủ Việt Nam 32/2006/NĐ-CP.. Là loài có nguy cơ tuyệt chủng và được IUCN
phân hạng ở mức nguy cấp EN A1A, c, d (IUCN, 2007).
- Một số hoạt động quản lý và phát triển cây Trắc
Biện pháp quản lý:
Nhiều đồn điền thử nghiệm các loài đã được thành lập ở Thái Lan kể từ
1989. Hiện nay, ghi nhận tổng cộng ít nhất 20 000 cây. Điều đó cho thấy một
tiềm năng cho trồng thương mại dài hạn và trồng xen canh được xem là biện
pháp khuyến khích để tạo thu nhập tạm thời.
Một số nghiên cứu di truyền phân tử cũng đã được thực hiện để phát triển
mạng lưới trong gen tại chỗ ngân hàng cũng như khu vườn hạt giống bền vững
để trồng trong tương lai. Tất cả các nước bắt đầu loạt chương trình trồng cho các
5


loài, một số trợ giúp từ quốc tế cơ quan, ví dụ như APFORGEN, DANIDA và
NAFRI.
Biện pháp trồng cây nhân tạo:
Trong một thời gian dài, rừng tự nhiên của cây Trắc Dabergia
cochinchinensis đã được biết đến phát triển chậm vì vậy không được quan tâm
cho các chương trình trồng thương mại (chỉ có trồng thử nghiệm).
Một số thử nghiệm ở Lào và Thái Lan đã chỉ ra rằng cây Trắc có thể phát
triển nhanh như gỗ tếch nếu trồng trong điều kiện thích hợp. Tuy nhiên, sản
lượng gỗ thịt là khá thấp trong giai đoạn đầu. Phát triển các cây thương mại có
thể vừa tạo ra thu nhập cao cho các cộng đồng nông thôn cũng như bảo vệ các di
truyền tài nguyên của các loài trên thế giới. Những nỗ lực đã được thực hiện để
xác định giống cây tốt cho thành lập nguồn giống trong phạm vi tất cả các nước.
Khi xác định và bảo tồn, chẳng hạn mẫu vật có thể phục vụ như một nguồn hạt
giống để nhân giống quy mô lớn trong tương lai. Ở Thái Lan, hơn 570 bố mẹ ở

18 tỉnh đã được chọn và ghi chép đầy đủ từ năm 1987. Trong năm 2007,
Campuchia có 50 ha tại khu vực bảo tồn ở Seam Reap từ năm 2002. Lào đã có
108 ha rừng tự nhiên trong 3 bảo tồn cho các loài và Việt Nam đã thành lập 2 bộ
sưu tập tại chỗ của 2.600 cây từ 1990.
Do các công nghệ nhân giống và trồng trọt có sẵn cũng như không đặc
hiệu của cây thích ứng với các loại đất và khu vực địa lý, thuần hóa các loài
trong phạm vi tiểu bang có thể như vậy, dễ dàng đạt được.
Công nghệ nhân giống để trồng rừng quy mô lớn đã được thành lập. Hạt
giống phải được gieo ngay lập tức sau khi khai thác và phải được giữ thông
thoáng trước khi gieo. Hạt giống ngâm trong nước nóng và sau đó nước lạnh cho
đến 24 giờ tăng tốc nảy mầm. Với việc thực hành đã đề cập, một hạt giống cao
tỷ lệ nảy mầm có thể đạt được. Cây giống cần được nâng lên trong vườn ươm
cho ít nhất 6 tháng cho đến khi bắt đầu mùa mưa.
Các loài cũng có thể được nhân giống vô tính bằng cách phân lớp không
khí, cắt, hoặc ghép cũng như vi mô tuyên truyền. Tuy nhiên, công tác tuyên
truyền vô tính là ít hơn mong muốn với mục đích bảo tồn vì nó sẽ dễ dàng dẫn
đến dễ bị tổn thương di truyền. Với sự quan tâm và tỉa thưa, gỗ có giá trị nên
được mang lại. Không có thông tin về mức độ trồng cấy nhân tạo bên ngoài
nước xuất xứ.

6


Một số khu bảo tồn rừng đã được thành lập ở Thái Lan để bảo tồn môi
trường sống cho các nhà máy và động vật hoang dã. Hiện nay, rừng tự nhiên của
các loài được tìm thấy rải rác chỉ trong 30 khu bảo tồn.
Các cơ quan hoạt động trong bảo tồn nguồn gen cây Trắc
Thái Lan: Cục Lâm nghiệp Hoàng gia.
Lào: Dự án hạt giống, Trung tâm Nghiên cứu rừng, Nông nghiệp và Viện
Nghiên cứu Lâm nghiệp quốc gia

Campuchia: Bộ Bảo tồn thiên nhiên và bảo vệ, Lâm nghiệp Quản lý, Dự
án giống cây Campuchia .
Việt Nam: Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam; Trung ương Công ty
giống lâm nghiệp.
2.2. Một số nghiên cứu về đặc điểm sinh thái rừng tự nhiên
2.2.1 Những nghiên cứu trên thế giới
Các phương pháp thực nghiệm sinh thái học nhằm nghiên cứu mối quan
hệ giữa các loài, phương pháp điều tra đánh giá đã được trình bày trong “Thực
nghiệm sinh thái học” của Stephen, D.Wrattenand, Gary L.A.ry (1980),
W.lacher (1987) đã chỉ rõ các vấn đề nghiên cứu trong sinh thái thực vật như sự
thích nghi ở các điều kiện: Dinh dưỡng khoáng, ánh sáng, chế độ nhiệt, chế độ
ẩm, nhịp điệu khí hậu
E.P.Odum (1975) đã phân chia ra sinh thái học cá thể và sinh thái học
quần thể. Sinh thái học cá thể nghiên cứu từng cá thể sinh vật học hoặc từng
loài, trong chu kỳ sống và tập tính cũng như khả năng thích nghi với môi trường
được đặc biệt chú ý. Ngoài ra mối quan hệ giữa các yếu tố sinh thái, sinh trưởng
có thể định lượng bằng các phương pháp toán học thường được gọi mô phỏng,
phản ánh các đặc điểm, quy luật tương quan phức tạp trong tự nhiên
Trong học thuyết về các kiểu rừng G.F.Môrôdôp đã hình thành lý luận cơ
bản về sinh thái rừng và các kiểu rừng: “Đời sống của rừng có thể được hiểu
trong mối quan hệ với điều kiện hoàn cảnh mà trong đó có quần xã thực vật
rừng tồn tại và quần xã thực này luôn luôn chịu tác động trực tiếp của các nhân
tố sinh thái trong hoàn cảnh đó”. Ông cho rằng điều kiện tiên quyết, quyết định
hình thành rừng là đặc điểm sinh thái học của cây gỗ.
Khi nghiên cứu về sinh thái rừng, đặc biệt là sinh thái rừng nhiệt đới các
tác giả đã có kết luận như sau: Một số công trình nghiên cứu về số lượng và
phân bố tái sinh tự nhiên ở rừng mưa nhiệt đới như P.W.Richards (1952),
7



Eggling, Blanaford (1929), Watson (1937) đã kết luận rằng. Trong các rừng cây
họ dầu ở Mã Lai, có vô số mầm non bị chết ngay sau năm thứ nhất do nhiều
nguyên nhân khác nhau. Trong số mầm non của loài Shorea đòi hỏi ánh sáng,
chỉ một tỉ lệ rất nhỏ là sống sót được trên hai năm.
Trong nghiên cứu sinh thái học nhằm quản lý rừng bền vững, một nhận
xét được nhiều nhà lâm học biết đến là: Trong khi các kiến thức khoa học về các
hệ sinh thái rừng còn chưa hoàn chỉnh, việc xác định các hiểu biết về mặt lâm
học, sinh thái học nhằm quản lý rừng tự nhiên theo cách giữ vững một cách
nguyên vẹn là có thể chấp nhận được và có thể áp dụng được cho tất cả kiểu
rừng khác nhau kể cả rừng mưa nhiệt đới ẩm. (Juergen Balasse và Jim Douglas
năm 2000).
Vào thể kỷ 20, nhà bác học người Nga V.V. Đôcuchaep đã chỉ rõ ra rằng:
Phạm vi phân bố địa lý của thực vật xác định được bởi các điều kiện ẩm độ, khí
hậu. Điều đó phụ thuộc vào lượng mưa và lượng bốc hơi do tác dụng của nhiệt
độ. Khi nghiên cứu đặc điểm sinh thái – sinh lý của các loài đã có rất nhiều công
trình nghiên cứu về nhu cầu ánh sáng và sự thích nghi của thực vật đối với tình
trạng thiếu nước. Theo đó, sự thích nghi với điều kiện hạn có ba kiểu: kiểu một
– thích nghi do đã quen, kiểu hai – thích nghi do cấu tạo kiểu hạn sinh, kiểu ba –
có tính chịu đựng được do tác dụng mất nước.
Để đánh giá mức độ ưa sáng, chịu bóng của cây từ đó có biện pháp kỹ
thuật lâm sinh tác động hợp lý thì phải xác định được yêu cầu ánh sáng của từng
loài và được nhiều nhà khoa học nghiên cứu như: I.S Mankina và I.Lxeniken
(1884, 1980); Uxurai (1891); V.N.liubimencô (1905, 1908); I.Vizner
(19070);...[2]
Còn riêng đối với loài Dalbergia coochinchinensis, nghiên cứu đánh giá
biến dị di truyền của loài gỗ đỏ Dalbergia cochinchinensis Pierre của Thái Lan
chỉ ra rằng khoảng cách di truyền giữa các cá thể trong quần thể nghiên cứu ở
mức vừa phải, hệ số Fst là 0,127 (hệ số chỉ sự khác nhau giữa các cá thể)
(Soonhuae, Prachote, 1994) [11].
Theo Leadem et al., 1993 cho thấy rằng cây Trắc tái sinh chủ yếu bằng

nảy chồi và hạt, vì vậy sự nảy mầm của hạt cũng rất quan trọng. Năm 1993,
Leadem, Bhodthipuks và Clark đã nghiên cứu về ảnh hưởng của sự phân tầng và
nhiệt độ đến sự nảy mầm của loài cây Trắc (Dalbergia cochinchinensis), bài
đăng trên tạp chí khoa học lâm nghiệp nhiệt đới [10].
8


Trong những nghiên cứu về đa dạng di truyền của các loài cây bản địa và
bảo tồn rừng ở Thái Lan cũng đã sử dụng một số phương pháp như isozyme,
RAPDs, AFLPs, chỉ thị SSR và trình tự DNA để kiểm tra sự đa dạng nguồn gen
của một số cây này.
2.2.2. Những nghiên cứu ở Việt Nam
Ở Việt Nam trong những thập kỷ qua cũng có rất nhiều công trình nghiên
cứu về sinh thái học thực vật, có thể kể đến một số tác giả sau:
Lê Mộng Chân [1985-1989] với công trình “Nghiên cứu đặc tính sinh học
một số loài sinh vật học cây rừng địa phương làm cơ sở chọn loài cây kinh
doanh gỗ trụ mỏ ở khu Đông Bắc” cho rằng nghiên cứu đặc tính loài là nghiên
cứu các đặc tính: Tổ thành loài cây, kết cấu rừng, sinh trưởng bình quân về
đường kính và chiều cao, hình thái, nguồn giống và phân bố [Tóm tắt một số kết
quả nghiên cứu khoa học 1985 – 1989, Trường Đại học lâm nghiệp]
Nguyễn Huy Sơn, Vương Văn Nhi khi nghiên cứu đặc điểm lâm học quần
thể Thông nước ở Đắc Lắc đã phân loại hiện trạng rừng, cấu trúc tổ thành loài,
mật độ, cấu trúc tầng tán và độ tàn che. Tác giả kết luận rằng Thông nước sống
hỗn loài theo đám trong rừng lá rậm thường xanh ở vùngđầm lầy nước ngọt.
Vũ Long Vân (1998), trong “Sơ bộ nghiên cứu một số đặc điểm sinh vật
học và sinh thái học của loài Trai lý (Garcinia fagraeoides A.chev) ở giai đoạn
tái sinh để làm cơ sở cho bảo tồn và phát triển loài quý hiếm ở Vườn quốc gia
Ba Bể” cũng cho rằng nghiên cứu về hình thái, tổ thành loài, phân bố và đặc
điểm tái sinh.
Nguyễn Bá Chất (1996) “Nghiên cứu một số đặc điểm lâm học và biện

pháp kỹ thuật gây trồng nuôi dưỡng cây Lát hoa” đã kết luận: Những vấn đề kỹ
thuật lâm sinh thực là những vấn đề bức thiết để khôi phục và phát triển rừng.
Đặc biệt việc nghiên cứu đặc điểm về sinh học của các loài cây vùng khô
hạn đã và đang được quan tâm nghiên cứu. Đinh Văn Tài khi nghiên cứu sử
dụng các loài cây bản địa chịu hạn phục vụ “Chương trình phục hồi và trồng
rừng” chống sa mạc hóa vùng đất cát ven biển tỉnh Bình Thuận đã áp dụng kỹ
thuật trồng rừng mới để tiếp tục phát triển mở rộng diện tích trên cơ sở tuyển
chọn một số loài cây bản địa có giá trị để cung cấp giống cho trồng rừng. Ngoài
ra, còn phải kể đến nghiên cứu mang qui mô vùng và toàn quốc trong việc trồng
cây Phi Lao trên đất cát ven biển của Giáo sư Lâm Công Định, tập trung tại ven
biển tỉnh Quảng Bình.
9


Ngoài những công trình nghiên cứu trên còn những công trình nghiên cứu
khác về đặc điểm sinh vật học, sinh thái học của nhiều loại cây gỗ quý và có giá
trị cao về mặt kinh tế. Phần lớn các tác giả tập trung nghiên cứu đặc điểm sinh
vật học, sinh thái học nhằm phục vụ công tác trồng rừng, môi trường và làm
giàu rừng tại một số vùng sinh thái nhất định.
Riêng đối với loài D. cochinchinensis, ở Việt Nam có các công trình
nghiên cứu về đặc tính ngủ nghỉ của hạt Trắc ảnh hưởng đến sức nảy mầm và tái
sinh cây con [9]. Trắc chủ yếu tái sinh bằng hạt và chồi vì vậy đặc tính ngủ nghỉ
hay độ chín của hạt cũng ảnh hưởng đến sức nảy mầm và tái sinh cây. Kết quả
nghiên cứu cho thấy hạt Trắc nảy mầm ngay sau khi thu hoạch, tuy nhiên nếu có
thời gian ngủ nghỉ ngắn thì tỷ lệ nảy mầm sẽ cao hơn.
Theo Nguyễn Hoàng Nghĩa (2005), Viện khoa học Rừng Việt Nam, trong
nghiên cứu bảo tồn nguồn di truyền rừng Việt Nam cho thấy gỗ Trắc là một loại
gỗ cho giá trị kinh tế cao, hiện đang bị đe dọa nghiêm trọng, cần phải có chương
trình bảo tồn nguồn gene và nhân giống loài cây này để cứu cây khỏi nguy cơ
tuyệt chủng [5].


PHẦN 3
MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
10


3.1. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
3.1.1. Mục tiêu chung
Nhằm cung cấp những dữ liệu có tính khoa học và thực tiễn về loài cây trồng
bản địa có giá trị cao về kinh tế, phòng hộ và cảnh quan môi trường.
3.1.2. Mục tiêu cụ thể
- Bước đầu xác định được hiện trạng quần thể phân bố và các thông tin cơ bản
về sự tồn tại của cây Trắc ở khu vực nghiên cứu
- Xác định được đặc điểm sinh thái học và sinh vật học cơ bản của cây Trắc ở
khu vực nghiên cứu
- Đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát triển các loài cây Trắc tại khu vực
nghiên cứu
3.2. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3.2.1 Đối tượng nghiên cứu
- Tên phổ thông: Trắc, Cẩm lai Nam bộ
- Tên khoa học: Dalbergia cochinchinensis Pierre.
- Họ đậu: Fabaceae
3.2.2 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Cây Trắc phân bố tự nhiên trên địa bàn xã Cam Chính,
huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị
- Phạm vi thời gian: từ ngày 02/01/2014 – 06/05/2014
3.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
3.3.1 Tìm hiểu điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội khu vực nghiên cứu
- Điều kiện tự nhiên của địa phương (vị trí địa lý, địa hình, khí hậu, đất đai, tài

nguyên...)
- Điều kiện kinh tế xã hội của địa phương (dân số, cơ sở hạ tầng, tình hình sản
xuất nông lâm nghiệp, nguồn thu nhập chính của người dân...)
- Đánh giá chung về những thuận lợi và khó khăn về điều kiện tự nhiên, kinh tế
xã hội
3.3.2. Nghiên cứu một số đặc điểm sinh vật học và sinh thái học của loài Trắc
ở khu vực nghiên cứu
- Đặc điểm sinh vật học của cây Trắc tại khu vực nghiên cứu
+ Hình thái thân, hoa, quả, lá cây
11


+ Đặc điểm ra hoa, kết quả của cây Trắc
+ Thời vụ/mùa ra hoa, kết quả
- Đặc điểm sinh thái học của cây Trắc tại khu vực nghiên cứu
+ Xác định các đặc điểm khí hậu: Lượng mưa, độ ẩm không khí, nhiệt độ,
ánh sáng
+ Xác định và phân loại lập địa nơi có cây Trắc phân bố: Đặc tính vật lý
của đất (Tầng dày, kết cấu, thành phần cơ giới của đất); đặc tính hoá học của đất
(Độ pH, hàm lượng mùn, các chất dinh dưỡng của đất)
+ Xác định đặc điểm địa hình nơi có cây Trắc phân bố
3.3.3. Điều tra, đánh giá hiện trạng quần thể và các thông tin cơ bản liên
quan đến cây Trắc tại khu vực nghiên cứu
- Xác định đặc điểm cấu trúc rừng có cây Trắc phân bố ở khu vực nghiên cứu
+ Cây thân gỗ: D13, Hvn, Hdc, Dt đưa ra được cấu trúc tổ thành thực vật
+ Cây tái sinh: đặc điểm tái sinh, tổ thành, cấp chiều cao, chất lượng→ đưa ra
được mạng hình phân bố để từ đó đề xuất các biện pháp kỹ thuật lâm sinh (đám,
cụm, phân tán)
- Xác định phương thức phát sinh (tự nhiên, nhân tạo), những hiểu biết của
người dân đến các quần thể rừng/mô hình có cây Trắc phân bố/đang tồn tại ở

khu vực nghiên cứu
- Xác định các đặc điểm phân bố của cây Trắc tại khu vực nghiên cứu
+ Đăc điểm phân bố theo sinh cảnh sống, kiểu rừng
+ Đặc điểm phân bố theo đai cao và địa hình
- Xác định các nhân tố tác động đến quần thể có cây Trắc phân bố tại khu vực
nghiên cứu (các yếu tố tích cực, đe dọa sự tồn tại và phát triển của loài cây Trắc)
3.3.4. Tìm hiểu công tác quản lý nguồn giống cây Trắc tại địa bàn nghiên cứu

12


- Điều tra xác định nguồn giống và kỹ thuật thu hái, bảo quản giống cây Trắc ở
ngoài tự nhiên; điều tra các khu vực phân bố, các mô hình vườn hộ và tuyển
chọn cây mẹ lấy giống
3.3.5. Đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát triển loài cây Trắc tại địa bàn
nghiên cứu và phụ cận có đặc điểm sinh thái tương đồng
3.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
- Số liệu thứ cấp về tình hình khu vực nghiên cứu được thu thập tại Uỷ ban
nhân dân xã Cam Chính và Hạt kiểm lâm huyện Cam Lộ, Phòng Tài nguyên và
Môi trường....
- Kế thừa có chọn lọc các tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu của các
nhà khoa học trong và ngoài nước.
- Thu thập bản đồ chuyên đề về khu vực có phân bố cây Trắc.
3.4.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
3.4.2.1.Phương pháp điều tra đặc điểm sinh thái, lâm sinh học của cây Trắc
Lập tuyến điều tra, khảo sát đi qua các dạng địa hình nhằm xác định các chỉ
tiêu sinh thái, đặc điểm phân bố của cây Trắc tại các quần thể rừng và tiến hành
thu thập các yếu tố sinh trưởng của rừng theo ô tiêu chuẩn để xác định các đặc
điểm cấu trúc rừng như sau:

3.4.2.2. Công tác chuẩn bị
Bản đồ, địa bàn, thước dây, cuốc xẻng, các bảng biểu, ...
3.4.2.3. Điều tra sơ thám
Khảo sát sơ bộ khu vực nghiên cứu và hướng các tuyến nghiên cứu, diện tích
lâm phần có loài cây Trắc phân bố, xác định khối lượng công việc để xây dựng
kế hoạch thời gian điều tra ngoại nghiệp. Đồng thời sơ thám toàn bộ khu vực
nghiên cứu để chọn ra vùng có loài cây Trắc phân bố tập trung để tiến hành đặt
OTC và số lượng loài chọn làm cây tiêu chuẩn nghiên cứu.
3.4.2.4. Điều tra tỉ mỉ
Tiến hành lập 3 OTC diện tích 500m2 (25×20m) có loài cây Trắc phân bố tập
trung và mang tính đại diện cao. OTC được lập bằng thước dây và địa bàn cầm
tay với sai số khép góc 1/200, trong OTC tiến hành đo đếm các chỉ tiêu cần điều
tra sau:
13


Điều tra tầng cây cao: Trong mỗi OTC xác định tên loài, đo đếm các chỉ tiêu
(D1.3, Hvn, Hdc, Dt). Đo D1.3 bằng thước kẹp kích có khắc vạch tới mm, đo tất cả
các cây có D1.3 ≥6cm. Đo Hvn, đo Dt bằng thước dây, đo theo hai chiều Đông
Tây, Nam Bắc, lấy trung bình. Đo Hdc bằng thước đo cao, đo từ gốc đến cành
chính bắt đầu tham gia tạo tán.
Phân cấp phẩm chất cây rừng chia làm 3 cấp:
+ Cây tốt: Là những cây thân thẳng, không cong queo, sâu bệnh, phát triển tốt,
tán tròn đẹp.
+ Cây xấu: Là những cây cong queo sâu bệnh, tán lệch. Khả năng sinh trưởng
kém.
+ Cây trung bình: Là những cây có chất lượng thân, tán, khả năng sinh trưởng
trung bình giữa hai cấp. Kết quả ghi vào Biểu 01.
Biểu 01: Điều tra thành phần loài thực vật tầng cây cao
Số ÔTC: ........................Vị trí: ............................... Trạng thái: ...........

Ngày điều tra: ...............Người điều tra: ................. Độ tàn che: ............

STT

Loài cây

D1.3
(cm)

H(m)
Hvn

Dt(m)
Hdc

DT

Phẩm
chất

Ghi
chú

NB

Điều tra cây bụi thảm tươi: Mỗi ÔTC tiến hành lập 5 ODB, mỗi ô có diện tích
4m2 (2×2m). Bố trí 4 ô ở 4 góc còn 1 ô ở giữa.Trong mỗi ODB đã lập tiến hành
xác định tên loài, chiều cao bình quân, độ che phủ cây bụi thảm tươi. Kết quả
thu được ghi vào Biểu 02.
Biểu 02. Điều tra cây bụi thảm tươi tại khu vực rừng có cây Trắc

TT
ODB

STT

Loài cây
chủ yếu

Htb(cm)

Độ che phủ
(%)

Sinh trưởng

Ghi chú

Điều tra cây tái sinh: Cây tái sinh được hiểu là những cây con của tầng cây gỗ, có
đường kính D1.3< 6cm và chưa tham gia vào tầng tán chính.

14


- Mỗi OTC tiến hành lập 5 ODB, mỗi ô có diện tích 25m2 (5×5m). Bố trí 4 ô ở 4 góc
còn 1 ô ở giữa.Trong mỗi ODB đã lập tiến hành xác định tên, chiều cao, nguồn gốc
cây tái sinh. Kết quả điều tra cây tái sinh ghi vào Biểu 03.
Biểu 03: Biểu điều tra cây tái sinh Trắc
TT Loài
Cấp chiều cao (cm)
Nguồn gốc Phẩm ghi

ODB cây
chất chú

Hạt

chồi

Điều tra tái sinh cây Trắc xung quanh gốc cây mẹ: Cây mẹ được chọn là
cây sinh trưởng tốt, không bị chèn ép, không cụt ngọn, không lệch tán, ... Điều tra 10
cây mẹ bằng cách quan sát ở các vị trí: Trong tán, ngoài tán, mép tán sau đó xác định
phẩm chất, nguồn gốc cây tái sinh. Kết quả ghi vào Biểu 04.
Biểu 04: Biểu điều tra cây tái sinh dưới tán cây mẹ
TT
Số
ODB cây
H>1

H<1

H>1

H<1

H>1

H<1

Hạt

Chồi


Điều tra thành phần loài cây đi kèm: Sử dụng OTC 10 cây, chọn cây mẫu
(cây trung tâm) là cây mẹ trưởng thành. Sau đó, xác định khoảng cách từ cây
mẫu đến 6 cây gần nhất, xác định tên của 10 cây đó và các chỉ tiêu sinh trưởng
của các cây này, số OTC 10 cây được lập là 3 ô. Kết quả điều tra ghi vào mẫu
Biểu 05.
Biểu 05: Biểu điều tra ô tiêu chuẩn 10 cây
Cây trung tâm........
D1.3=......... (cm) Hvn=........(m) Hdc=.........(m) Dt=........(m)
Khoảng
Giao Ghi
STT Loài
D1.3 (cm)
H (m)
Dt(m)
cách (m)
tán chú
6
cây cây ĐT NB TB Hvn Hdc ĐT NB
1
2
15


3
4
5
6
7
8

9
10
Cấu trúc tầng thứ: Để mô tả cấu trúc tầng thứ nhằm mục đích tiến hành vẽ trắc
đồ đứng, trắc đồ ngang các OTC theo giáo trình lâm học trường đại học lâm
nghiệp. Ô vẽ có diện tích 250m2, vẽ trên giấy ô ly chia nhỏ. Chiều dài của khổ
giấy ô ly ứng với chiều dài OTC, chiều rộng của khổ giấy ô ly ứng với 10m
chiều rộng của OTC với tỉ lệ 1/200. Hình chiếu đứng ứng với mặt phẳng đứng
của lâm phần, hình chiếu bằng tương ứng với mặt phẳng nằm ngang của lâm
phần.
Điều tra đất: Tiến hành đào mấy phẫu diện, cách bố trí phẫu diện các phẫu diện
đất ở các vị trí khác nhau, kích thước phẫu diện là 80×125cm sau đó mô tả phẫu
diện đất theo mẫu Biểu 06.
Biểu 06: Biểu điều tra đất

Tên Màu Độ Rễ Kết Độ TP Độ Tỉ
Hàm Tính
đồ
tầng sắc ẩm cây cấu chặt cơ pH lệ lượng chất
phẫu đất
giới
đá
mùn khác
diện
lẫn

3.4.3. Phương pháp điều tra hình thái cây Trắc
Chọn ra 3 cây tiêu chuẩn điển hình của loài cây Trắc đã trưởng thành để điều tra
mô tả hình thái chung của loài về các chỉ tiêu:
- Thân: D1.3, Hvn, Hdc, đặc điểm vỏ, đặc điểm phân cành
- Lá: Hình thái, màu sắc, kích thước, cuống lá, mép lá, gân lá, đầu và đuôi lá.


16


- Hoa quả: Màu sắc hoa, loại hoa tự, cấu tạo hoa: K, C, A, G; hình thái quả, loại
quả, loại hạt
(*). Phương tiện, dụng cụ: thước các loại, kính lúp, kính hiển vi, bút vẽ, máy
ảnh kỹ thuật số.
Ngoài các chỉ tiêu điều tra trực tiếp tại rừng để mô tả đặc điểm chung của loài có
thể sử dụng các tài liệu đã công bố để miêu tả về loài.
3.4.4. Phương pháp xử lý nội nghiệp
Tiến hành tổng hợp toàn bộ số liệu điều tra, chỉnh lý và phân tích
3.4.4.1. Xác định mật độ loài (N/ha) theo công thức:
N/ha =

N x10000
S

Trong đó:

N là mật độ (cây/ha)
N là số cây trung bình của OTC
S là diện tích OTC
3.4.4.2. Xác đinh công thức tổ thành thực vật
3.4.4.2.1. Công thức tổ thành đối với cây tái sinh
Viết công thức tổ thành theo số cây, với số liệu thu được, tổng hợp để xác
định số lượng cá thể của từng loài và tổng cá thể các loài trong OTC.
Số cá thể trung bình của một loài:
Xtb = (cây/ha)
Trong đó: Xtb là số cá thể trung bình của một loài trong OTC (cây/loài)

N là tổng số cá thể trong OTC (cây)
Mi là tổng số loài trong OTC (cây)
Hệ số tổ thành của từng loài (Ki):
Ki = ×10
Trong đó: Ki là hệ số tổ thành loài i
Mi là số lượng cá thể của loài thứ i (cây)
Loài nào có số lượng cá thể lớn hơn số cây trung bình thì được tham gia vào
công thức tổ thành. Loài còn lại được gộp lại và tính hệ số chung.
Viết công thức tổ thành: loài nào có hệ số tổ thành lớn thì viết trước, nhỏ thì viết
sau. Nếu Ki ≥ 0,5 thì trước loài i có dấu (+); Nếu K i ≤ 0,5 thì trước loài i có dấu
(-).
Cây tái sinh: Chất lượng cây tái sinh, được chia ra làm 2 cấp là tốt và xấu ( cây có
chất lượng tốt là cây sinh trưởng tốt, không bị sâu bệnh cong queo, có triển vọng và
ngược lại là cây xấu)
17


Đánh giá về số lượng cây tái sinh: Tôi sử dụng cách đánh giá về số lượng cây tái
sinh nêu trong quy trình tu bổ rừng năm 1972 của bộ Lâm nghiệp cũ:
- Tái sinh tự nhiên:< 2.000 cây/ha. Tái sinh tự nhiên yếu
- Tái sinh tự nhiên: 2.000 – 5.000 cây/ha. Tái sinh trung bình
- Tái sinh tự nhiên: 5.000 – 10.000 cây/ha.Tái sinh tự nhiên khá
Tái sinh tự nhiên: > 10.000 cây/ha. Tái sinh tự nhiên nhiều
3.4.4.2.2. Công thức tổ thành đối với tầng cây cao
Được áp dụng theo công thức:
Tổ thành theo chỉ số quan trọng (IV%): Viết theo phương pháp của Daniel
marmiol (Vũ Đình Quế 1984 và Đào Công Khanh 1996):
IV%=
Trong đó:
IV% là chỉ số quan trọng của loài i.

Ni% là phần trăm số cá thể ở tầng cây cao của loài cây i so với tổng
số cây có trong OTC
Gi%: Phần trăm tiết diện ngang của loài i so với tổng tiết diện
ngang của các cây trong OTC.
Những loài nào có IV% ≥ 50% thì mới thực sự có ý nghĩa trong lâm phần.
Trong nhóm loài cây nào chiếm > 50% tổng số cá thể của tầng cây cao thì được
coi là nhóm ưu thế.
3.4.4.2.3. Xác định mối quan hệ của loài cây đi kèm
Dựa vào mức độ thường gặp của loài cây đi kèm với Sò đo để phân nhóm.
- Nhóm I : Nhóm rất hay gặp, gồm các loài có P0 > 30% và Pc > 7%
- Nhóm II: Nhóm hay gặp, gồm các loài có 15≤ P0≤ 30%
và 3% ≤ Pc≤7%
- Nhóm III: Nhóm ít gặp, gồm các loài có P0 ≤ 15% và Pc ≤ 5%
Trong đó: P0 là tần xuất số xuất hiện tính theo điểm điều tra.
Pc tần số xuất hiện tính theo số lượng cá thể.
Với Po =
Trong đó: A là số điểm điều tra cá thể xuất hiên
B là tổng số điểm điều tra
Xác lập phân bố thực nghiệm N/D1.3; N/Hvn trên phần mềm Exel

18


+ Sử dụng máy định vị GPS để xây dựng bản đồ phân bố cây Trắc tại khu
vực nghiên cứu.
+ Xác định phương thức phát sinh, mùa ra hoa, trái,..., sự tham gia của cộng
đồng trong quản lý cây mẹ lấy giống tại vùng tự nhiên và hộ gia đình, những
hiểu biết của người dân, các nhân tố tác động đến các quần thể cây Trắc phân bố
thông qua phương pháp phỏng vấn người dân có trồng cây Trắc (vườn hộ),
những người già am hiểu về thực vật/cây Trắc có tại địa bàn nghiên cứu, cán bộ

Kiểm Lâm.
Xác định các chỉ tiêu sinh thái:
+ Tiến hành đào phẫu diện để mô tả các tầng đất, lấy mẫu đất ở 03 tầng: từ 030cm, 30-60cm và 60-100cm để phân tích thành phần cơ giới đất, hàm lượng
mùn ở trong phòng thí nghiệm.
+ Sử dụng máy EXTECH DSL 400 để đo các chỉ tiêu pH của đất

19


PHẦN 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Đặc điểm tự nhiên
4.1. Vị trí địa lý
Xã Cam Chính nằm ở phía Tây Nam huyện Cam Lộ có tổng diện tích tự
nhiên của xã 5.637,99 ha, với 1.260 hộ và 4.778 nhân khẩu được phân bố trên
địa bàn 14 thôn, trung tâm xã cách trung tâm của huyện là 9 km về phía Tây
Nam. Có vị trí địa lý như sau:
+ Đông giáp với xã Cam Hiếu, huyện Cam Lộ; xã Triệu Ái, huyện Triệu
Phong.
+ Tây giáp với xã Cam Nghĩa
+ Nam giáp với xã Mò Ó huyện Đakrông
+ Bắc giáp với xã Cam Thành; thị trấn Cam Lộ

Hình 04: Bản đồ vị trí địa lý xã Cam Chính, huyện Cam Lộ
20


4.1.2 Địa hình, khí hậu và thủy văn
- Địa hình: Nhìn chung địa hình của xã chủ yếu là đồi núi thấp, phần địa
hình bằng phẳng chủ yếu là tập trung khu dân cư. Mặt khác, đây là một vùng đất

đỏ Bazan màu mỡ, phù hợp với các loại cây công nghiệp ngắn ngày và dài ngày
vì vậy kinh tế của xã chủ yếu là sản xuất lâm nghiệp, nông nghiêp, trồng các loại
cây cao su, hồ tiêu.
Là địa bàn có các sông suối nhỏ nên lưu lượng nước không lớn, nguồn
mặt nước chủ yếu từ các hồ như: Hồ Nhà Trường, Hồ Giếng Chẹt đang sử dụng
để nuôi trồng thủy sản diện tích: 1,01 ha.
-Nguồn nước ao hồ: Chủ yếu là các đập hồ nhỏ như đập Hai Ngăn, đập
Đội 4, đập Đội 8, đập Khe Râm, đập Giếng Làng...còn lại các hồ đập khác như:
đập Đồng, đập Hố Chẹt, đập Ồ Ồ, đập Đìa, đập Khe Mây, đập Chập Chạ có
năng lực tưới nhỏ chính vì vậy mà trữ lượng nước ngầm của xã không nhiều.
hiện nay trên địa bàn xã có 2 giếng khoan nước ngầm đảm bảo tưới tiêu và nước
sinh hoạt cho nhân dân thôn Thiết xá, Mai Đàn, Mai Lộc 3 và Cồn Trung.
- Sông suối:
Trên địa bàn xã có các hệ thống suối nhỏ nên lượng nước dùng cho sản
xuất không nhiều.
- Khí hậu, thủy văn: Khí hậu xã Cam Chính nói riêng và huyện Cam Lộ
nói chung nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa. Do đặc điểm địa lý, mùa mưa
từ tháng 9 đến tháng 02 năm sau, lượng mưa khá lớn trung bình 2.325ml, nhiệt
độ trung bình từ 18 đến 250C; Mùa hè có gió Tây Nam khô nóng nhiệt độ dao
động từ 32 đến 350C kéo dài từ tháng 3 cho đến tháng 8 hàng năm.
+ Bão và lũ lụt: Mùa bão thường xuất hiện vào tháng 9,10,11 năm nhiều
nhất có 4 - 5 cơn bão, cấp gió trung bình từ cấp 8 đến cấp 11.
4.1.3 Đất đai và thổ nhưỡng
Theo kết quả điều tra thổ nhưỡng, xã Cam Chính có các loại đất chính:
* Đất nâu đỏ (đất Bazan) có 963,2 ha, chiếm tỷ lệ 17,1% diện tích đất tự
nhiên, tập trung ở vùng trung tâm xã, phù hợp cho loại cây hồ tiêu, cao su.
* Đất nâu vàng trên đá Bazan: chủ yếu ở các vùng có độ dốc dưới 15 0, có
đặc tính tương tự đất nâu đỏ trên đá Bazan thích hợp cho cây cao su.
* Đất đỏ vàng trên đá phiến thạch: ở vùng có độ dốc trên 15 0, địa hình
chia cắt mạnh, nghèo dinh dưỡng, thích hợp cho việc trồng rừng.


21


* Đất đỏ vàng trên đá Filit: phần lớn ở vùng có độ dốc cao, trừ một số
diện tích nằm ở thung lũng, dễ bị xói mòn, tầng đất mỏng, phù hợp với phát
triển lâm nghiệp, các vùng có độ dốc thấp có thể phát triển các loại cây công
nghiệp dài ngày.
* Đất vàng nhạt trên đá cát: vùng đồng ruộng phù hợp với trồng màu.
* Nhóm đất dốc tụ và đất đồi biến đổi do trồng lúa: ở vùng ruộng nước.
4.1.4. Tài nguyên rừng
Diện tích tự nhiên của xã 5.637,99 ha, trong đó - Đất đồi chưa sử dụng có
diện tích 671,76 ha chiếm 11,91% tổng diện tích đất tự nhiên. Đây là quỹ đất có
thể khai thác vào phát triển nông nghiệp và phi nông nghiệp.
Theo kết quả kiểm kê đất đai năm 2012 toàn xã có tổng diện tích đất tự
nhiên là 5.637,99 ha được thể hiện ở bảng 01
Bảng 01: Kiểm kê đất đai năm 2012 toàn xã Cam Chính
Mục đích sử dụng
Diện tích(ha)
Cơ cấu(%)
Tổng diện tích tự nhiên
5637,99
100
Đất nông nghiệp
4693,61
83,25
Đất phi nông nghiệp
272,62
4,84
Đất chưa sử dụng

671,76
11,91
Tài nguyên rừng trên địa bàn xã Cam Chính chủ yếu là rừng trồng, bao
gồm rừng tập trung và cây phân tán. Toàn xã có 3.585,68 ha đất lâm nghiệp.
Trong đó rừng sản xuất cá nhân quản lý là 805ha, Công ty Bắc Trung bộ 230 ha,
Trại Nghĩa An 750 ha, Huyện đội 35, Công ty Lâm nghiệp Đường 9 1742,18,
Huyện ủy 15 ha, Văn phòng UBND huyện 8,8.
4.2. Đặc điểm xã hội xã Cam Chính
- Tổng số hộ: 1.260; Nhân khẩu: 4.778
- Tổng số lao động: 2660 người.
Trong đó: lao động nông, lâm nghiệp: 2.150 người chiếm tỷ lệ 80,82%
tổng số lao động; lao động công nghiệp, xây dựng: 98 người chiếm tỷ lệ 3,68%;
thương mại, tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề khác có 412 người chiếm tỷ lệ
15,49%. Chất lượng nguồn lao động:
- Lao động có trình độ văn hóa cấp tiểu học là 250 người, THCS là 850
người, trung học phổ thông là 1250 người.

22


- Lao động được đào tạo là 1322 người, chiếm tỷ lệ 49,7%. Trong đó lao
động có trình độ đại học 45, cao đẳng 37, trung cấp 40, sơ cấp 80, đào tạo nghề
ngắn hạn 1.120 người.
Nguồn lao động của xã dồi dào, cơ bản đáp ứng nhu cầu lao động cho các
ngành kinh tế của xã. Tuy nhiên, ngành sản xuất nông nghiệp còn mang tính tự
cung, tự cấp. Lao động chủ yếu là lao động phổ thông, trình độ và chuyên môn
kỹ thuật không cao nên không đáp ứng với nhu cầu phát triển kinh tế xã hội. Do
đó, cần tập huấn, mở lớp dạy nghề để lao động có cơ hội học tập, chuyên môn
kỹ thuật tạo bước sản xuất chuyên canh chuyên cây hướng tới một xã hội công
nghiệp hóa cao.

Bảng 02: Thực trạng dân số, lao động của xã năm 2014
TT

Chỉ tiêu

ĐVT

Số lượng

1
2
2.1
2.2
3
4
4.1
4.2
4.3
5

Tổng số hộ
Tổng số dân
Nam
Nữ
Tỷ lệ tăng dân số tư nhiên
Tổng số lao động
Nông – lâm nghiệp – thủy sản
Công nghiệp, xây dựng
Thương mại, TTCN
Số lao động có trình độ văn hóa

- Tiểu học
- Trung học cơ sở
- Trung học phổ thông
Lao động có trình độ chuyên môn
-Trung cấp
- Cao đẳng, đại học
- Sơ cấp
- Đào tạo nghề ngắn hạn

Hộ
Người
Người
Người
%/năm
Người
Người
Người
Người
Người
Người
Người
Người
Người
Người
Người
Người
Người

1260
4778

2.830
1.948
0,80
2660
2.150
98
412
2350
250
850
1250
1322
40
82
80
1120

6

Tỷ lệ (%)

59,23
40,77

80,82
3,68
15,49
10,64
36,17
53,19

3,03
6,20
6,05
84,72

23


(Nguồn: Thông tin xã Cam Chính năm 2014)
Nhận xét chug về đặc điểm điều kiện tự nhiên, xã hội xã Cam Chính:
- Tài nguyên đất đai: Là địa phương có lợi thế về tiềm năng đất đai, thuận
lợi cho đầu tư phát triển cây công nghiệp dài ngày cho giá trị kinh tế cao và kết
hợp chăn nuôi gia súc, gia cầm theo hướng thâm canh.
- Tài nguyên rừng: Toàn xã có trên 3,5 nghìn ha đất lâm nghiệp là lợi thế
để phát triển rừng chuyên canh, tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người nông
dân, đồng thời đây cũng là nguồn thu nhập khá lớn từ rừng.
- Xã Cam Chính có tuyến đường tỉnh lộ 11; đường Tây Triệu Phong Nam Cam Lộ, có nhà máy chế biến cao su, đây là một thuận lợi cho việc phát
triển công nghiệp, dịch vụ thương mại, phát triển cây công nghiệp dài ngày.
Ngoài ra, xã còn có tuyến đường liên xã Cam Chính - Cam Nghĩa - Cam Thành
nối liền 3 xã tạo điều kiện thuận lợi trong việc giao lưu kinh tế, hàng hoá của
nhân dân 3 vùng.
- Có lực lượng lao động dồi dào đã qua các lớp đào tạo, tập huấn bồi
dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, có kiến thức và kỹ năng trong việc áp dụng khoa
học kỹ thuật vào chăn nuôi, trồng trọt, thâm canh tăng vụ, trồng và khai thác
rừng, kinh doanh thương mại – dịch vụ.
- Nhân dân cần cù lao động sản xuất, tham gia tích cực vào hoạt động xã
hội.
4.3. Đặc điểm sinh vật học của cây Trắc
4.3.1. Đặc điểm về hình thái của cây Trắc
Để mô tả được các đặc đểm về hình thái của loài Trắc, đề tài tiến hành

chọn ra 3 cây Trắc trưởng thành tại lâm phần điểu tra, sau đó tiến hành đo đếm,
mô tả các chỉ tiêu về thân, lá và hoa quả. Kết quả thu được như sau:
- Đặc điểm hình thái thân cây Trắc
Kết quả đo đếm kích thước 3 cây Trắc trưởng thành tại khu vực điều tra
được trình bày ở Bảng 03
Bảng 03: Kết quả điều tra Trắc trưởng thành
D1.3 (cm)
Hvn (m)
Hdc(m)
Max
Min
TB
Max
Min
TB
Max
Min
TB
15.3
6,1
9,2
12
9,5
10.8
7
3,5
5,3
(Nguồn: Điều tra thực địa tại xã Cam Chính, 2014)

24



Từ kết quả bảng 02 cho thấy cây
Trắc trưởng thành có kích thước D1.3 trung
bình đạt 9,2 cm; Chiều cao vút ngọn (Hvn)
trung bình 10,8 m và chiều cao dưới cành
(Hdc) trung bình 5,3 m. Tuy nhiên, theo
người dân tại địa phương thì những năm
trước đây còn tồn tại những cây Trắc có
kích thước rất lớn nhưng do sự khai thác
của người dân dẫn đến việc những cây Trắc
có kích thước lớn mất đi, những cây Trắc
còn lại chủ yếu là do mới được tái sinh nên
kích thước nhỏ.
Thân cây Trắc trưởng thành có cấu
trúc đơn trục, thân thẳng, gốc thường có
bạnh vè, vỏ màu vàng nâu, nứt dọc, có khi
Hình 05: Hình thái thân cây Trắc
bong từng mảng lớn. Cành phân nhánh tạo
thành tán. Sự khác biệt giữa thân cây Trắc trưởng thành và cây non thể hiện ở
một số điểm sau: Khi cây còn non thân có màu xanh đậm xen lẫn các đốm trắng,
vỏ khá nhẵn không bị nứt hay bong mảng, khi còn nhỏ thân cây Trắc khá thẳng
ít cành nhánh.
- Đặc điểm hình thái lá cây Trắc
Bảng 04: Kết quả điều tra các chỉ tiêu quan sát hình thái lá của cây Trắc
TT
Chỉ tiêu quan sát
Đơn vị
Trị số trung bình
1

Số lá chét/lá kép của quần thể

8,05
2
Số gân chính/lá chét
gân
12,31
3
Góc gốc lá chét
độ
77,00
4
Góc mũi lá chét
độ
63,00
5
Chiều dài cuống lá chét
mm
3,83
6
Chiều dài phiến lá chét
mm
6,02
7
Bề rộng vị trí lớn nhất lá chét
mm
3,33
8
Bề rộng vị trí 1/4 lá chét
mm

2,73
9
Bề rộng vị trí 1/2 lá chét
mm
3,19
10
Bề rộng vị trí 3/4 lá chét
mm
2,67

25


×