Tải bản đầy đủ (.pdf) (66 trang)

Thực trạng điều kiện vệ sinh và chất lượng nước tại các trạm cấp nước nông thôn hải phòng năm 2009 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (837.87 KB, 66 trang )

-1-

ĐẶT VẤN ĐỀ

Nước là nguồn tài nguyên tái tạo đặc biệt quan trọng, là nhu cầu cơ bản
của mọi sự sống trên Trái đất và cần thiết cho các hoạt động kinh tế - xã hội
của loài người, ở đâu có nước là ở đó có sự sống. Trong cơ thể sống, nước
chiếm tỷ lệ lớn, khoảng 70% khối lượng cơ thể con người trưởng thành.
Người ta có thể nhịn ăn được nhiều ngày, nhưng không thể nhịn uống được 1
ngày. Ở các nước phát triển, mỗi người mỗi ngày cần 100 - 200 lít nước
sạch, các nước chậm phát triển tối thiểu cũng là 40 - 50 lít nước sạch dùng
cho sinh hoạt. Mức trung bình có thể đảm bảo cho nhu cầu vệ sinh, sinh hoạt
của mỗi người, mỗi ngày cần khoảng 60 - 80 lít. Trong số này chỉ có 2,5 - 3
lít nước sạch dùng cho ăn uống. Nước sạch còn đưa vào cơ thể một số chất
cần cho sự sống như iot (I), sắt (Fe), Fluo (F), kẽm (Zn), đồng (Cu),... nhưng
nước bẩn có thể đưa vào cơ thể nhiều loại vi khuẩn gây bệnh. Nước bẩn cũng
chứa nhiều các chất độc hại như chì (Pb), thuỷ ngân (Hg), thạch tín (As),
thuốc trừ sâu, các hoá chất gây ung thư khác. Do đó, nước dùng cho cuộc
sống phải đủ về số lượng và an toàn về chất lượng. [2]
Theo Báo cáo về nước năm 2003 của Liên Hiệp Quốc : 1/3 các điểm
dân cư trên thế giới thiếu nước sạch sinh hoạt, hàng năm tại các khu vực này
có tới 500 triệu người mắc bệnh và 10 triệu người bị chết (chủ yếu là trẻ em).
80% bệnh tật và tử vong ở các nước đang phát triển liên quan đến việc thiếu
nước sạch và vệ sinh môi trường kém. Cung cấp nước sạch đang là vấn đề
được quan tâm trên phạm vi toàn thế giới. [59]
Hải Phòng là thành phố đô thị loại I cấp Quốc gia, có cảng biển và cảng
hàng không, nằm trong tam giác phát triển công nghiệp ở khu vực miền Bắc
Việt Nam, dân số 1.837.302 người, trong đó dân cư thành thị chiếm 46,1%


-2-



và dân cư nông thôn chiếm 53,9%, là thành phố đông dân thứ 3 ở Việt Nam
sau Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Nhu cầu sử dụng nước sạch rất lớn
đặc biệt là các khu vực nông thôn.Từ năm 2000, thực hiện Chương trình mục
tiêu quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, Hải Phòng đã tiến
hành xây dựng các Trạm cấp nước nông thôn tại các huyện ngoại thành,
nhằm cung cấp nước sạch cho người dân ở khu vực nông thôn, thay thế các
nguồn nước chưa hợp vệ sinh (nước giếng khoan, giếng khơi, nước mưa,
nước bề mặt,...), nâng cao chất lượng cuộc sống và phòng chống dịch bệnh.
Vậy điều kiện vệ sinh tại các Trạm cấp nước nông thôn này như thế
nào? Chất lượng nước tại đây ra sao? Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu
này nhằm mục tiêu sau:
1. Mô tả điều kiện vệ sinh tại các Trạm cấp nước nông thôn Hải
Phòng năm 2009 - 2010;
2. Đánh giá chất lượng nước sau xử lý và mô tả một số yếu tố liên
quan tại các Trạm cấp nước nông thôn Hải Phòng năm 2009 - 2010;
Từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm đảm bảo chất lượng nước tại các
Trạm cấp nước nông thôn Hải Phòng.


-3-

Chƣơng 1
TỔNG QUAN
1.1. CÁC NGUỒN NƢỚC TRONG THIÊN NHIÊN
Nước là một hợp chất hoá học của ôxy và hiđrô, có công thức hoá học
là H2O. Với các tính chất lý hoá đặc biệt, nước là một chất rất quan trọng
trong nhiều ngành khoa học và đời sống. Hành tinh chúng ta có diện tích
khoảng 510 triệu km2, trong đó biển và đại dương chiếm 70,8% và lục địa
chiểm 29,2 %. Theo Gleick (1996) thì tổng lượng nước trên trái đất chừng

1,386 tỷ km3 được phân chia như sau:
 Biển và đại dương chiếm 96,5%
 Đỉnh núi băng, sông băng và vùng tuyết phủ vĩnh cửu chiếm
1,74%
 Nước ngầm (ngọt, mặn) chiếm 1,7%
 Băng chìm và băng tồn tại vĩnh cửu chiếm 0,022%
 Các hồ (nước ngọt, nước mặn) chiếm 0,013%
 Độ ẩm trong đất chiếm 0,001%
 Hơi nước trong khí quyển chiếm 0,001%
 Nước đầm lầy chiếm 0,0008%
 Sông chiếm 0,0002%
Nước có ảnh hưởng tới khí hậu và là nguyên nhân tạo ra thời tiết. Tất cả
các sự sống trên Trái Đất đều phụ thuộc vào nước vào vòng tuần hoàn nước.
Chu trình nước trong thiên nhiên: theo Cục Địa chất Mỹ [56], vòng tuần
hoàn nước không có điểm bắt đầu nhưng chúng ta có thể coi điểm bắt đầu là
từ các đại dương. Mặt trời điều khiển vòng tuần hoàn nước bằng việc làm
nóng nước trên những đại dương, làm bốc hơi nước vào trong không khí.


-4-

Những dòng khí bốc lên đem theo hơi nước vào trong khí quyển, gặp nơi có
nhiệt độ thấp hơn hơi nước bị ngưng tụ thành những đám mây. Những dòng
không khí di chuyển những đám mây khắp toàn cầu, những phân tử mây va
chạm vào nhau, kết hợp với nhau, gia tăng kích cỡ và rơi xuống thành mưa
(giáng thủy). Phần lớn lượng mưa rơi trên các đại dương hoặc sông chính
chảy ra đại dương. Dòng chảy mặt và nước thấm được tích lũy và được trữ
trong những hồ nước ngọt, còn một lượng lớn được thấm xuống dưới đất.
Một lượng nhỏ nước được giữ lại ở lớp đất sát mặt và được thấm ngược trở
lại vào nước mặt và đại dương dưới dạng dòng chảy ngầm. Một phần nước

ngầm chảy ra thành các dòng suối nước ngọt. Nước ngầm tầng nông được rễ
cây hấp thụ rồi thoát hơi qua lá cây. Một lượng nước tiếp tục ngấm vào lớp
đất sâu hơn và bổ sung cho tầng nước ngầm sâu để tái tạo nước ngầm. Tuy
nhiên, lượng nược này vẫn luân chuyển theo thời gian, có thể quay trở lại đại
dương, nơi mà vòng tuần hoàn nước “ kết thúc”... và lại bắt đầu. [64]
1.1.1. Nƣớc biển và đại dƣơng
Chiếm một thể tích 1.338 tỷ km3 (khoảng 96,5% tổng lượng nước trên
trái đất) với hàm lượng muối trung bình 3,5 g/l. Biển và đại dương cung cấp
khoảng 90% lượng nước bốc hơi vào trong vòng tuần hoàn nước. Hiện nay
con người chưa đủ sức và khả năng sử dụng dễ dàng nguồn nước này đề
phục vụ cho nhu cầu hàng ngày của mình. [26]
1.1.2. Nƣớc ngầm:
Nước ngầm tồn tại và di chuyển trong lòng đất, có trữ lượng khá lớn
(chiếm 1,7% lượng nước trên trái đất). Tuy nhiên, ngồn nước ngầm tại các
khu vực để khai thác được chiếm khoảng 4 triệu km3 và con người cũng
không dễ dàng khai thác và sử dụng. Nước ngầm nông ở cách mặt đất từ 510 m, chất lượng nước tốt nhưng cũng thay đổi do có liên quan mất thiết với


-5-

nước mặt và các nguồn ô nhiễm trên mặt đất và lưu lượng còn phụ thuộc
theo mùa. Nước ngầm đóng góp lớn cho dòng chảy của nhiều sông.
Nước ngầm sâu có chất lượng ổn định nhưng ở độ sâu từ 20 - 150 m
so vơi mặt đất nên việc khai thác gặp khó khăn. Nước ngầm ở một số vùng ở
Việt Nam có hàm lượng sắt cao từ 1 - 20 mg/l. Ở Việt Nam, do lượng nước
ngầm phân bố không đồng đều, khai thác tùy tiện và không được quản lý
chặt chẽ, thêm vào đó là ý thức bảo vệ tài nguyên môi trường còn thấp nên
nhiều nơi hiện đang phải đối mặt với nguy cơ ô nhiễm và cạn kiệt nguồn
nước ngầm cùng với các nguy cơ sụt lấn mặt đất. [26]
1.1.3. Nƣớc sông hồ (nƣớc mặt)

Đây là loại nước con người có thể sử dụng và khai thác dễ dàng thuận
lợi để phục vụ cho mọi hoạt động hàng ngày, nhưng lại chiếm tỷ lệ khá nhỏ
0,013%, với trữ lượng chừng 178.520 km3 phân phối đều khắp mọi nơi. Việt
Nam có hệ thống sông ngòi dày đặc, ước tính cả nước có khoảng 2372 con
sông với chiều dài trên 10 km. Trong số này có 13 con sông lớn với trữ
lượng từ 10.000 km2 trở lên và lưu vực của 13 hệ thống sông này chiếm hơn
80% diện tích lãnh thổ Việt Nam [2]. 10 trong số 13 hệ thống sông này là
sông liên quốc gia, chảy qua lãnh thổ các nước như Trung Quốc (sông Kỳ
Cùng - Bằng Giang), Lào, Campuchia (sông Sê San) trước khi chảy vào lãnh
thổ Việt Nam. Theo Cục Quản lý Tài nguyên nước (2006) thì tổng lượng
dòng chảy năm của 9 hệ thống sông chính ở Việt Nam (sông Hồng, Thái
Bình, Bằng Giang - Kỳ Cùng, Mã, Cả - La, Thu Bồn, Ba, Đồng Nai, Cửu
Long) là 847,4 tỷ m3, trong đó 507,4 tỷ m3 là được hình thành ngoài
nước.[14] [17]
Theo Chiến lược Quốc gia về Tài nguyên nước dến năm 2020 của Hội
đồng Quốc gia về tài nguyên nước thì tỷ lệ nước mặt trung bình đầu người
tính theo lượng nước sinh ra trong lãnh thổ Việt Nam là xấp xỉ 3.840 m3/


-6-

người/năm. Nếu tính cả dòng chảy ngoài lãnh thổ thì khối lượng này đạt
khoảng 10.240 m3/người/năm. Tuy nhiên với mức độ dân số như hiện nay thì
ước tính đến năm 2025 tỷ lệ này tương ứng sẽ là 2.830 và 7.660 m3/
người/năm. Theo tiêu chuẩn của Hội đồng Tài nguyên nước Quốc tế thì
những Quốc gia có tỷ lệ nước bình quân đầu người dưới 4.000 m3/
người/năm sẽ được xếp vào nhóm những quốc gia thiếu nước (Hội đồng
Quốc gia về tài nguyên nước Việt Nam 2006). Như vậy, mặc dù hiện nay
Việt Nam có lượng nước dồi dào nhưng trong tương lai gần thì nước ta đứng
trước nguy cơ trở thành một trong các quốc gia thiếu nước. Việc cung cấp

nước uống sẽ là một trong những thử thách lớn nhất của loài người trong vài
thập niên tới đây. [6]
1.1.4. Nƣớc mƣa
Bản chất của nước mưa là rất sạch. Nhưng nước mưa có nhược điểm là
không đủ số lượng cung cấp nước dùng trong cả năm, số lượng nước mưa
phụ thuộc theo mùa trong năm và hàm lượng muối khoáng thấp. Việt Nam
có lượng mưa trung bình trung bình năm trên toàn lãnh thổ khoảng 1.940
mm. Do ảnh hưởng của địa hình đồi núi nên lượng mưa phân bố không đồng
đều trên cả nước và biến đổi theo thời gian. Ví dụ theo Báo cáo môi trường
quốc gia (2006), nhiều nơi lượng mưa có thể đạt 4000-5000 mm/năm, thậm
chí có nơi lượng mưa lên tới 8000mm/năm. Tuy nhiên, nhiều nơi lượng mưa
chỉ đạt 600-800mm/năm (Ninh thuận). Lượng mưa cũng biến đổi rõ rệt theo
mùa trong năm. Lượng mưa trong mùa mưa chiếm khoảng 75-85% trổng
lượng mưa trong năm và mùa mưa thường diễn ra từ tháng 4 đến tháng 10.
Riêng các tỉnh ven biển miền Trung thì mùa mưa kéo dài từ tháng 7 đến
tháng 12.


-7-

Hiện nay, nước mưa có thể bị nhiễm bẩn bởi không khí bị ô nhiễm và
cách thu hứng chứa đựng không đảm bảo vệ sinh. Tuy vậy, ở những vùng
khan hiếm nước cần tận dụng nước mưa để ăn uống. [7][10]
1.2. NƢỚC TRONG ĐỜI SỐNG (TRÊN THẾ GIỚI & Ở VIỆT NAM)
Cuộc sống trên trái đất bắt nguồn từ trong nước. Nước chiếm một phần
lớn diện tích bề mặt trái đất, và hơn thế nữa nước chiếm 70 - 75% trọng
lượng cơ thể con người, nếu cơ thể thiếu nước sẽ gây rối loạn quá trình
chuyển hóa dẫn đến rối loạn thân nhiệt, tâm thần, gây khát. Nhu cầu nước
uống trung bình cho một người một ngày từ 1,5 - 2,5 lít, ngoài ra nước còn
sử dụng để tắm rửa, giặt giũ, vệ sinh nhà cửa, cứu hỏa và các yêu cầu sản

xuất khác. [1]
Diễn đàn thế giới về nước lần thứ 4 diễn ra tại thủ đô Mexico có sự
tham gia của hơn 11.000 đại biểu đến từ 130 quốc gia đã cảnh báo tình trạng
thiếu nước nghiêm trọng trên phạm vi toàn cầu. Báo cáo về nguồn nước toàn
cầu công bố nhân Ngày nước thế giới hàng năm (22 tháng 3) cho biết hiện
nay có tới 16% dân số thế giới không được dùng nước sạch, 2,6 tỷ người
chiếm 49% dân số thế giới không được hưởng các điều kiện vệ sinh tối thiểu,
trong đó hơn 50%sống ở Trung Quốc và Ấn Độ. Chỉ có 12% số nước phát
triển có hệ thống quản lý nguồn nước hiệu quả, trong khi nhiều khu vực trên
thế giới có tới 40% nguồn nước bị lãng phí hoặc khai thác bừa bãi, gây ô
nhiễm [43]. Chất lượng nước ở khu vực Đông Nam Á ngày càng trở thành
mối đe dọa lớn. Tình trạng ô nhiễm Asen (thạch tín) và Flo trong nước ngầm
đang đe dọa nghiêm trọng tình trạng sức khỏe của 50 triệu dân trong khu vực
[24].
Tại Diễn đàn Quốc gia về sức khỏe môi trường năm 2006, Cục Bảo vệ
môi trường - Bộ Tài nguyên và Môi trường đã cảnh báo: Nhu cầu tiêu dùng
nước ngọt của con người trên toàn thế giới đã tăng gấp 6 lần trong vòng 95


-8-

năm từ 1900 đến 1995, tỷ lệ này lớn gấp đôi tỷ lệ tăng dân số toàn cầu trong
cùng thời kỳ. Phần lớn các quốc gia nghèo và đang phát triển thì thiếu nước
sạch và các điều kiện vệ sinh không phù hợp chính là một trong những mối
hiểm họa lớn nhất đe dọa sức khỏe và cuộc sống của họ. Hiện tại khoảng trên
1 tỷ người dân sinh sống trên hành tinh này thiếu nước sạch phục vụ cho nhu
cầu sinh hoạt hàng ngày và hơn 2,6 tỷ người không được hưởng lợi từ các
dịch vụ vệ sinh phù hợp. Ước tính, mỗi năm có khoảng 1,7 triệu người bị
chết do phải sử dụng các nguồn nước bị ô nhiễm và các điều kiện vệ sinh tồi
tàn. [2]

Cũng tại diễn đàn này, Cục Bảo vệ môi trường đã khẳng định: Không
được sử dụng nước sạch và các điều kiện vệ sinh phù hợp cũng là một trong
những nguyễn nhân chính gây các bệnh lây nhiễm có nguồn phát sinh từ
nước. Hiện nay, có khoảng 1/3 dân số thế giới sinh sống ở các vùng khan
hiếm nước, tỷ lệ này có thể sẽ tăng lên do tình trạng khan hiếm nước trên
toàn cầu ngày càng trở nên trầm trọng hơn, mà nguyên nhân lại chính là các
hoạt động của con người (chủ yếu là do suy thoái sinh thái và biến đổi môi
trường). Theo dự báo, có thể đến năm 2025, 2/3 dân số thế giới sẽ phải sống
trong điều kiện thiếu nước. [39]
Bên cạnh đó, sự suy giảm và tình trạng ô nhiễm các hệ sinh thái nước,
thành phần cơ bản giúp bổ sung và làm sạch các nguồn tài nguyên nước tự
nhiên, ngày càng trở thành mối quan tâm lo ngại lớn và là một trong những
rủi ro chính về sức khỏe môi trường. Tính toàn vẹn và bền vững của nhiều hệ
sinh thái nước đã bị suy giảm chính là do các hoạt động của con người:
chuyển đổi mục đích sử dụng đất, nắn chỉnh các dòng chảy tự nhiên, san lấp
ao hồ, lấn biển, khai thác quá mức nước ngầm, tăng mật độ giao thông đường
thủy, xả thải từ sản xuất và sinh hoạt gây ô nhiễm các nguồn nước,... [2]


-9-

Có thể nói, do một thời gian dài trước đây chúng ta chưa thực sự quan
tâm đến vấn đề xử lý chất thải, bảo vệ môi trường mà chỉ tập trung phát triển
kinh tế và đáp ứng nhu cầu của cuộc sống, nguy cơ ô nhiễm môi trường do
các chất thải gây ra đã và đang trở thành một vấn đề cấp bách trong công tác
bảo vệ môi trường ở nước ta hiện nay. Chất thải ra không được xử lý an toàn
đã tích tụ trong môi trường, gây ô nhiễm đất, nguồn nước và không khí, ảnh
hưởng đến các hệ sinh thái và trực tiếp đến sức khỏe con người.[1] [2]
Sự gia tăng dân số và sự phát triển kinh tế xã hội trong thế kỷ 21 sẽ làm
gia tăng mạnh nhu cầu dùng nước và đồng thời tác động mạnh mẽ đến tài

nguyên nước. Tài nguyên nước (xét cả về lượng và chất) liệu có đảm bảo cho
sự phát triển bền vững kinh tế xã hội trong hiện tại và tương lai của nước ta
hay không? [6] Đây là một vấn đề lớn cần được quan tâm và đánh giá
nghiêm túc. Trước hết sự gia tăng dân số sẽ kéo theo sự gia tăng về nhu cầu
nước sạch cho ăn uống và lượng nước cần dùng cho sản xuất. Đồng thời, tác
động của con người đến môi trường tự nhiên nói chung và nguồn nước nói
riêng sẽ ngày càng mạnh mẽ, có thể dẫn đến những hậu quả rất nghiêm
trọng. Ở nước ta, mức bảo đảm nước trung bình cho một người trong một
năm từ 12.800m3/người vào năm 1990, giảm còn 10.900m3/người vào năm
2000 và có khả năng chỉ còn khoảng 8.500m3/người vào năm 2020. Tuy mức
bảo đảm nước nói trên của nước ta hiện nay lớn hơn 2,7 lần so với châu Á
(3.970m3/người) và 1,4 lần so với Thế giới (7.650m3/người), nhưng nguồn
nước lại phân bố không đều giữa các vùng. Do đó, mức bảo đảm nước hiện
nay của một số hệ thống sông khá nhỏ: 5.000m3 chiếm /người đối với các hệ
thống sông Hồng, Thái Bình, Mã và chỉ đạt 2.980m3/người ở hệ thống sông
Đồng Nai. Theo Hội nước Quốc tế (IWRA), nước nào có mức bảo đảm nước
cho một người trong một năm dưới 4.000m3/người thì nước đó thuộc loại
thiếu nước và nếu dưới 2.000m3/người thì thuộc loại hiếm nước. Theo tiêu


- 10 -

chí này, nếu xét chung cho cả nước thì Việt Nam không thuộc loại thiếu
nước, nhưng không ít vùng và lưu vực sông hiện nay đã thuộc loại thiếu và
hiếm nước, như vùng ven biển Ninh Thuận - Bình Thuận, hạ lưu sông Đồng
Nai. Đó là chưa xét đến khả năng một phần đáng kể lượng nước được hình
thành ở nước ngoài sẽ bị sử dụng và tiêu hao đáng kể trong phần lãnh thổ đó.
Hơn nữa, nguồn nước sông tự nhiên trong mùa cạn lại khá nhỏ chỉ khoảng 10
- 40% tổng lượng nước toàn năm, thậm chí bị cạn kiệt và ô nhiễm, nên mức
bảo đảm nước trong mùa cạn nhỏ hơn nhiều so với mức bảo đảm nước trung

bình toàn năm [19] [26].
Cùng với sự phát triển kinh tế xã hội và sự gia tăng dân số, nhu cầu
dùng nước cho sinh hoạt, sản xuất công nông nghiệp sẽ tăng lên mạnh mẽ
trong tất cả các vùng. Theo kết quả đánh giá năm 1999 của Viện Khí tượng
thủy văn Bộ Tài nguyên và Môi trường, tổng lượng nước cần dùng của cả
nước chiếm khoảng 8,8% tổng lượng dòng chảy năm tương ứng với tần suất
75%, tăng lên tới 12,5% vào năm 2000 và 16,5% vào khoảng năm 2010.
Lượng nước cần dùng trong mùa cạn rất lớn, nhất là lượng nước dùng cho
nông nghiệp. Sự gia tăng dân số và các hoạt động của con người sẽ ngày
càng tác động mạnh mẽ đến môi trường tự nhiên nói chung và môi trường
nước nói riêng. Những hoạt động tự phát, không có quy hoạch của con người
như chặt phá rừng bừa bãi, canh tác lâm nông nghiệp không hợp lý và thải
chất thải bừa bãi vào các thủy vực,... đã và sẽ gây nên nhưng hậu quả rất
nghiêm trọng, làm cho nguồn nước bị cạn kiệt, bị ô nhiễm, hạn hán có khả
năng càng khốc liệt. Nguy cơ thiếu nước sạch càng trầm trọng, nhất là vào
mùa cạn ở các vùng mưa ít. Theo báo cáo của Liên hiệp quốc công bố ngày
5/3/2003 được thảo luận tại Diễn đàn thế giới lần thứ 3 về nước, tổ chức tại
Kyoto (Nhật Bản) cho thấy, nguồn nước sạch toàn cầu đang cạn kiệt một
cách đáng lo ngại do sự bùng nổ dân số, tình trạng ô nhiễm môi trường cùng


- 11 -

nhiệt độ trái đất nóng lên sẽ làm mất đi khoảng 1/3 nguồn nước sử dụng
trong 20 năm tới. Hiện nay đã có khoảng 12.000km3 nước sạch trên thế giới
bị ô nhiễm, hàng năm có hơn 2,2 triệu người chết do các căn bệnh có liên
quan đến nguồn nước bị ô nhiễm và điều kiện vệ sinh nghèo nàn [44] [46].
1.2.1. Nƣớc là một thực phẩm cần thiết đối với con ngƣời
Nước rất cần thiết cho cuộc sống của con người, nước tham gia vào
quá trình chuyển hóa các chất, đảm bảo sự cân bằng các chất điện giải và

điều hòa thân nhiệt.
Trung bình một ngày mỗi người cần từ 1,5 - 2,5 lít nước sạch để uống tuy
nhiên những người làm công việc nặng nhọc hay trong điều kiện nóng bức
thì nhu cầu cần nhiều hơn. Nước chiếm khoảng 60 - 70 % trọng lượng cơ thể,
khi thay đổi 1 - 2% lượng nước trong cơ thể cũng có thể ảnh hưởng đến sức
khỏe và gây khát, mất 5% nước trong cơ thể có thể gây hôn mê và nếu mất
một lượng khoảng 10 - 15% có thể dẫn tới tử vong. [25]
1.2.3. Nƣớc đƣa vào trong cơ thể những chất bổ hòa tan để duy trì sự
sống
Nước cung cấp cho cơ thể những vi yếu tố cần thiết như: Flo, canxi,
mangan, kẽm, sắt, vitamin... Nước hòa tan các chất thải, chất độc hóa học và
thải ra ngoài cơ thể những chất cặn bã dưới dạng hòa tan và nửa hòa tan.[25]
1.2.4. Nƣớc rất cần cho vệ sinh cá nhân và vệ sinh công cộng
Nước dùng trong sinh hoạt bao gồm nước uống, nước dùng trong nấu
nướng, tắm giặt và dùng trong nhà vệ sinh. Nước dùng cho công nghiệp chủ
yếu phục vụ các ngành sản xuất giấy, xăng dầu, hóa chất và luyện kim. Nước
dùng để xử lý rác thải chủ yếu là dùng trong vận chuyển phân và nước tiểu từ
các hố xí tự hoại đến nhà máy xử lý. Nước dùng cho mục đích vui chơi giải
trí như để bơi thuyền, lướt ván, bơi lội... Nước dùng để tưới tiêu trong nông


- 12 -

nghiệp và ngoài ra còn dùng với một số mục đích khác chăn nuôi, nuôi trồng,
thủy sản, vận chuyển, sản xuất điện. [33]
1.2.5. Nƣớc là môi trƣờng trung gian truyền bệnh [28]
Nước cũng là môi trường trung gian làm lan truyền các bệnh dịch:
thương hàn, tả, lỵ, viêm gan A, bại liệt...
Nước có thể đưa vào cơ thể những chất độc hại, vi khuẩn dây bệnh khi
nước không được trong sạch.

Như vậy, về mặt chất lượng, nước dùng để ăn uống và sinh hoạt phải
đảm bảo những yêu cầu chung sau đây:
- Nước phải có tính cảm quan tốt, phải trong, không có mầu, không có
mùi, không có vị gì đặc biệt gây khó chịu cho người sử dụng.
- Nước phải có thành phần hóa học không độc hại cho cơ thể con người,
không chứa các chất độc, chất gây ung thư, chất phoáng xạ... Nếu có thì phải
ở mức tiêu chuẩn nồng độ giới hạn cho phép theo quy định của Nhà nước Bộ Y Tế.
- Nước không chứa các loại vi khuẩn, vi rút gây bệnh, các loại ký sinh
trùng và các loại vi sinh vật khác, phải đảm bảo an toàn về mặt dịch tễ học.
1.3. THỰC TRẠNG NGUỒN NƢỚC TẠI HẢI PHÕNG
1.3.1. Điều kiện tự nhiên
Hải Phòng là một thành phố ven biển, phía Bắc giáp tỉnh Quảng Ninh,
phía Tây giáp tỉnh Hải Dương, phía Nam giáp tỉnh Thái Bình, phía Đông
giáp Vịnh Bắc Bộ thuộc biển Đông. [7]
Hải Phòng có diện tích tự nhiên là 1.507 km2 với dân số 1.825.540 dân,
gồm 7 quận nội thành: Hồng Bàng, Ngô Quyền, Lê Chân, Kiến An, Hải An,
Dương Kinh, Đồ Sơn; 2 huyện đảo Cát Hải, Bạch Long Vĩ và 6 huyện ngoại
thành: Thủy Nguyên, Kiến Thụy, Tiên Lãng, Vĩnh Bảo, An Dương, An
Lão.[34]


- 13 -

Huyện Thủy Nguyên: là một huyện lớn nằm bên dòng sông Bạch Đằng
lịch sử. Phía Bắc, Đông Bắc giáp tỉnh Quảng Ninh; phía Tây Nam giáp
huyện An Dương và nội thành Hải Phòng; phía Đông Nam là cửa biển Nam
Triệu. Địa hình Thuỷ Nguyên khá đa dạng, dốc từ phía Tây Bắc xuống Đông
Nam, vừa có núi đất, núi đá vôi, vừa có đồng bằng và hệ thống sông hồ dày
đặc. Diện tích tự nhiên: 242 km2 - Dân số: trên 30 vạn người - Đơn vị hành
chính: 35 xã, 2 thị trấn, trong đó có 6 xã miền núi.

Huyện Kiến Thụy: là một huyện nằm ven đô về phía Đông Nam thành
phố Hải Phòng có diện tích tự nhiên 102,56 km², với dân số trên 12,5 vạn
người, với 17 xã và 1 thị trấn. Phía Bắc và phía Đông giáp quận Dương Kinh
và Đồ Sơn, phía Nam giáp huyện Tiên Lãng, phía Tây giáp quận Kiến An và
huyện An Lão.
Huyện Tiên Lãng: nằm ở phía Tây Nam của Hải Phòng. Phía Tây và
Tây Nam giáp huyện Vĩnh Bảo, phía Đông Bắc giáp Tứ Kỳ và Thanh Hà,
phía Bắc giáp An Lão và Kiến Thụy, phía Đông trông ra vịnh Bắc Bộ, phía
Đông Nam giáp Thái Thụy. Sông Vân Úc làm ranh giới tự nhiên phía Bắc
của Tiên Lãng. Sông Thái Bình làm ranh giới tự nhiên phía Nam. Toàn
huyện rộng 189 km², dân số là 149,2 nghìn người (2004). Tiên Lãng gồm thị
trấn Tiên Lãng và 22 xã.
Huyện Vĩnh Bảo: Ở vị trí tiếp giáp giữa Hải Phòng với các tỉnh Thái
Bình, Hải Dương. Điểm cực Đông của huyện là cửa của sông Hóa đổ vào
sông Thái Bình, trước khi sông Thái Bình đổ ra vịnh Bắc Bộ (biển Đông),
phía Tây Bắc huyện giáp tỉnh Hải Dương, phía Tây Nam và Nam giáp tỉnh
Thái Bình, phía Đông và Đông Bắc giáp huyện Tiên Lãng (Hải Phòng).
Huyện có Quốc lộ 10 sang Thái Bình (hướng Tây Nam), hướng ngược lại lên
phía Bắc là hướng đi trung tâm thành phố Hải Phòng qua các huyện Tiên
Lãng, An Lão. Huyện Vĩnh Bảo được bao bọc kín xung quanh bởi ba con


- 14 -

sông: Sông Luộc phía Tây Bắc, là ranh giới của huyện với tỉnh Hải Dương;
Sông Hóa ở phía Tây Nam và Nam, gần như là ranh giới của huyện với tỉnh
Thái Bình; Sông Thái Bình làm ranh giới giữa huyện Vĩnh Bảo với huyện
Tiên Lãng. Là huyện trọng điểm về nông nghiệp của thành phố Hải Phòng
với diện tích đất tự nhiên 181 km², dân số 191.000 người, có 1 thị trấn Vĩnh
Bảo và 29 xã.

Huyện An Dương: giáp với tỉnh Hải Dương ở phía Tây và Tây Bắc, giáp
với huyện An Lão ở phía Tây Nam, giáp với quận Kiến An ở phía Nam,
huyện Thủy Nguyên ở phía Bắc, quận Hồng Bàng và quận Lê Chân ở phía
Đông Nam. Phía Bắc có sông Kinh Môn, phía Tây có sông Lạch Tray, phía
Đông có sông Cấm chảy qua. Sông Hàn làm ranh giới giữa An Dương và
Kiến An. An Dương rộng 98,3196 km2 và có gần 150 ngàn dân (năm 2008).
Huyện An Dương gồm thị trấn An Dương và 15 xã.
Huyện An Lão: Phía Bắc giáp huyện An Dương, ranh giới là sông Lạch
Tray; phía Nam giáp huyện Tiên Lãng, ranh giới là sông Vạn Úc; phía Tây
giáp tỉnh Hải Dương; phía Đông Nam giáp huyện Kiến Thụy; phía Đông
giáp quận Kiến An. Đến 2003 An Lão có diện tích tự nhiên là 11.458,45 ha
chiếm 7,4% diện tích Hải Phòng. Huyện có 17 đơn vị hành chính trực thuộc,
gồm 2 thị trấn An Lão và Trường Sơn và 15 xã.
Thời tiết Hải Phòng mang tính chất đặc trưng của thời tiết miền Bắc
Việt Nam: nóng ẩm, mưa nhiều, có 4 mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông tương đối rõ
rệt. Nhiệt độ trung bình vào mùa hè là khoảng 32,5 oC, mùa đông là 20,3 oC,
cả năm là 23,9oC. Lượng mưa trung bình năm là khoảng 1600 – 1800 mm.
Độ ẩm không khí trung bình 85 – 86 %.[14]
Biển là yếu tố địa lý tự nhiên đặc sắc nhất của Hải Phòng. Bờ biển Hải
Phòng dài trên 125 km, thấp và khá bằng phẳng. Là nơi tất cả các nhánh của


- 15 -

sông Thái Bình đổ ra biển nên Hải phòng có mạng lưới sông ngòi khá dày
đặc, mang lại nguồn lợi rất lớn về nước [14].
Theo Báo cáo Quy hoạch cấp nước sinh hoạt nông thôn giai đoạn 2001 2010 của Trung tâm Nước sinh hoạt và Vệ sinh môi trường nông thôn, thành
phố Hải Phòng có mạng lưới sông ngòi dày đặc thuộc mạng lưới sông Thái
Bình, mật độ trung bình từ 0,6 - 0,8km/km2. Hướng chảy chủ yếu là Tây Bắc
- Đông Nam, độ uốn khúc lớn, bãi sông rộng. Hệ thống sông chính bao gồm

các sông Bạch Đằng, Hàn, Kinh Môn, Lạch Tray, Văn Úc, Mới, Thái Bình,
Luộc, Hóa. Sông nhánh gồm các sông Chung Mỹ, Lịch Si, Giá, Tam Bạc, Đa
Độ, Kinh Đông. Sông Đá Bạch - Bạch Đằng dài hơn 30km, nối với sông
Bạch Đằng bằng kênh Đình Vũ; sông Lạch Tray dài 45km là nhánh của sông
Kinh Thầy ra biển bằng cửa Lạch Tray, qua nội thành và quận Hải An; sông
Thái Bình dài 35km là dòng chính chảy vào địa phận Hải Phòng từ Quý Cao
và đổ ra biển qua cửa sông Thái Bình, làm ranh giới giữa hai huyện Vĩnh
Bảo và Tiên Lãng. Sông ngòi Hải Phòng có chứa nhiều chất khoáng, chủ yếu
là Ca2+, Na+, K+, Mg2+, HCO3-, SO42-, Cl-. Hàm lượng muối NaCl khá lớn
trong nước sông do ảnh hưởng nước mặn từ biển xâm nhập vào. Hệ thống
sông ngòi Hải Phòng nằm về hạ lưu của các dòng chảy, nơi tiếp giáp với biển
do vậy bề mặt các dòng chảy rộng, độ dốc lòng nhỏ. Hầu như các dòng chảy
thuộc khu vực Hải Phòng chịu ảnh hưởng trực tiếp thuỷ triều. [34] [40] [41]
Ngoài các con sông chính đã nêu trên, Hải Phòng còn có rất nhiều sông
nhánh loại nhỏ, cũng là nơi để dẫn nước mặn xâm nhập đất liền. Nhưng các
hệ thống đê đập đã ngăn cách với sông lớn, biến thành những hồ nhân tạo.
Huyện Thuỷ Nguyên có các sông nhánh nối với sông Giá và sông Cấm với
nhau, theo số liệu quan trắc tại cầu Trịnh Xá mực nước cao nhất mùa mưa là
1,1m thấp mùa khô là 0,3m. Độ khoáng hoá của nước vào mùa mưa là
0,15g/l và ion Cl- là 31,2mg/l còn mùa khô thì độ khoáng hóa là 0,81 g/l và


- 16 -

ion Cl- là 429mg/l; chứng tỏ nước Trịnh Xá khá nhạt. Huyện An Hải quan
trọng là hệ thống dẫn nước An Kim Hải (từ Bằng Lái - Hải Dương ) về cung
cấp cho Nhà máy nước An Dương, đồng thời kết hợp tưới ruộng, khối lượng
nước cung cấp là 10.000m3/ngày. Chất lượng nước nguồn khá tốt, ở Kim Sơn
độ khoáng hóa từ 0,04 đến 0,14g/l và ion Cl- từ 9 -10mg/l, nhưng trong quá
trình vận chuyển về thành phố Hải Phòng nước bị ô nhiễm mặn dần lên [34],

[36].
1.3.2. Hệ thống cấp nƣớc sinh hoạt tại Hải Phòng
Hải Phòng hiện cso 4 nhà máy cung cấp nước tại 5 quận nội thành cho
khoảng 600.000 dân. Do công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên cấp
nước Hải Phòng quản lý: nhà máy sản xuất nước sạch cung cấp cho khu vực
quận Ngô Quyền, Lê Chân, Kiến An, Hải An, Đồ Sơn, Dương Kinh và một
số khu vực ven đô [7], [14]:
- Xí nghiệp sản xuất nước sạch An Dương: công suất 100.000m3/ngày
(lấy nước từ nguồn sông Rế, tại trạm Quán Vĩnh).
- Xí nghiệp sản xuất nước sạch Cầu Nguyệt: công suất 40.000m3/ngày (
lấy nước từ nguồn sông Đa Độ chảy qua địa phận huyện An Lão).
- Xí nghiệp sản xuất nước sạch Đồ Sơn: công suất 5.000m3/ngày (lấy
nước từ nguồn sông He, là một nhánh phần hạ lưu của sông Đa Độ trước khi
đổ ra biển tại Đồ Sơn).
Công ty cổ phần cấp nước Vật Cách (công suất 11.000m3/ngày) cung
cấp nước sạch cho khu vực quận Hồng Bàng và khu vực ven đô lân cận (lấy
nước từ nguồn sông Vật Cách). Nhà máy nước Minh Đức, Thủy Sơn, Cát Bà,
Tiên Lãng, Vĩnh Bảo cung cấp nước sạch cho các thị trấn thuộc huyện.
Còn lại hơn một triệu dân, chủ yếu sống ở khu vực nông thôn vẫn sử
dụng nước mưa, nước giếng khoan, giếng khơi và nước sông, thậm chí cả
nước ao hồ để ăn uống và sinh hoạt. Chất lượng của các nguồn nước này


- 17 -

thường không được kiểm soát và không đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh. Khu vực
các xã nông thôn Hải Phòng là một phần của các vùng nông thôn Việt Nam.
Nhìn chung, nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn là một vấn đề có ý
nghĩa quan trọng được Đảng, Nhà nước, Chính phủ đặc biệt quan tâm. Mặc
dù đã có nhiều cố gắng nhưng tính đến cuối năm 2008, tỷ lệ dân cư nông

thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh còn thấp (khoảng 32%) [41]. Nhiều
vùng nông thôn còn rất khó khăn về nước uống và nước sinh hoạt, tình trạng
vệ sinh ở các làng xã trên địa bàn nông thôn tồn tại nhiều bất cập, đặc biệt là
tập quán của người dân và các hành vi cá nhân chậm thay đổi đã ảnh hưởng
xấu đến môi trường và sự phát triển bền vững ở nông thôn. Tình trạng này là
nguyên nhân làm cho tỷ lệ dân cư nông thôn mắc các bệnh, dịch là rất cao
ảnh hưởng nghiêm trọng đến không chỉ sức khỏe của nhân dân mà còn có tác
động tiêu cực đến sự phát triển bền vững của khinh tế - xã hội, của công cuộc
xóa đói giảm nghèo và sự phát triển chung của toàn xã hội. Từ tính cấp thiết
đó, Chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông
thôn giai đoạn 2005 - 2010, đã tiến hành xây dựng các trạm cấp nước nông
thôn cho nhiều tỉnh thành phố, trong đó có Hải Phòng, nhằm cung cấp nước
sinh hoạt hợp vệ sinh cho người dân khu vực nông thôn, cải thiện chất lượng
cuộc sống, phòng chống dịch bệnh, từ bỏ dần các thói quen sử dụng nước
sinh hoạt cũ như nước giếng khơi, giếng khoan, nước mưa, nước bề mặt...
Các trạm cấp nước này thu nước nguyên liệu (nước bề mặt hoặc nước ngầm),
qua quy trình xử lý nước cơ bản, bao gồm các bước lắng, lọc, khử trùng rồi
phát đi sử dụng [30]. Quy trình xử lý nước cơ bản được chúng tôi khảo sát
thực tế và chia thành 04 quy trình sau:
* Nguồn nước nguyên liệu là nước ngầm: qua khảo sát một số trạm cấp nước
sử dụng nguồn nước nguyên liệu là nước ngầm, nước được bơm lên, qua hệ


- 18 -

thống giàn phun mưa để khử sắt, qua bể lọc, xuống bể chứa và xử lý bằng
hóa chất khử trùng trước khi phát đi.
Hóa chất
khử trùng


- Quy trình 1

Nước ngầm

Phát đi
Giàn
phun mưa

Bể chứa

* Nguồn nước nguyên liệu là nước mặt ( nước sông): theo quy định các trạm
cấp nước xử lý nước theo quy trình đầy đủ - quy trình 2 nhưng khảo sát thực
tế có một số trạm hoạt động với quy trình không đầy đủ theo quy định, không
có bể dự trữ ban đầu - quy trình 3, hoặc không bể keo tụ và lắng - quy trình 4
như sau:
- Quy trình 2 (đầy đủ):

Nước mặt

Bể dự trữ

Hóa chất
keo tụ

Bể keo tụ
và lắng

Hóa chất
khử trùng


Phát đi
Bể lọc

Bể chứa


- 19 -

- Quy trình 3 (không có bể dự trữ):
Hóa chất
khử trùng

Hóa chất
keo tụ

Nước mặt

Bể keo tụ
và lắng

Phát đi
Bể lọc

- Quy trình 4 (không bể keo tụ và lắng):

Nước mặt

Bể dự trữ

Bể lọc


Bể chứa

Hóa chất
khử trùng

Bể chứa

Phát đi


- 20 -

Chƣơng 2
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. ĐỐI TƢỢNG, THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU
2.1.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Các Trạm cấp nước nông thôn của Hải Phòng năm 2009 – 2010:
- Điều kiện vệ sinh: vệ sinh nơi khai thác nước nguyên liệu, vệ sinh hệ
thống xử lý nước.
- Chất lượng nước sau xử lý.
2.1.2. Thời gian nghiên cứu: Tháng 9/2009 - tháng 10/2012
2.1.3. Địa điểm nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện tại 112 trạm cấp nước khu vực nông thôn
Hải Phòng, thuộc 06 huyện: Thủy Nguyên, An Dương, An Lão, Tiên Lãng,
Vĩnh Bảo, Kiến Thụy.
2.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu được thiết kế theo phương pháp dịch tễ học mô tả kết hợp
với nghiên cứu hồi cứu.

2.2.2. Cỡ mẫu nghiên cứu
Chúng tôi dùng cỡ mẫu toàn bộ, toàn bộ các trạm cấp nước nông thôn
Hải Phòng năm 2009 - 2010. Tổng số là 112 trạm tương ứng với 112 phiếu
kiểm nghiệm nước sau xử lý và 112 phiếu điều tra vệ sinh.
2.2.3. Phƣơng pháp chọn mẫu
Chọn mẫu toàn bộ trên yêu cầu giám sát chất lượng nước của Chương
trình mục tiêu quốc gia Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn giai
đoạn 2005 - 2010.


- 21 -

2.2.4. Phƣơng pháp thu thập thông tin
- Thu thập thông tin điều kiện vệ sinh của các Trạm cấp nước nông thôn
bằng Phiếu điều tra vệ sinh và bảng kiểm đối với các trạm cấp nước tập trung
theo Thông tư số 15/2006/TT-BYT, quy định của Bộ Y Tế [4]. Được thực
hiện bằng phỏng vấn và quan sát.
- Đánh giá chất lượng nước sau xử lý: Lấy mẫu nước và làm các xét
nghiệm tại phòng Xét nghiệm nước - Trung tâm Y tế Dự phòng Hải Phòng
và Viện Tài nguyên Môi trường biển.
Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng nước được đánh giá theo Quy chuẩn kỹ
thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt - QCVN 02:2009/BYT ban hành
kèm theo Thông tư số 05/2009/TT-BYT ngày 17/6/2009 của Bộ Y tế. [3]
2.2.5. Các biến số và chỉ số nghiên cứu
Bao gồm điều kiện vệ sinh và chất lượng nước sau xử lý tại các Trạm
cấp nước nông thôn ở 06 huyện: Thuỷ Nguyên, Tiên Lãng, Vĩnh Bảo, An
Lão, An Dương, Kiến Thụy của Hải Phòng.
- Tình hình chung tại các trạm cấp nước: loại nước nguyên liệu sử dụng,
công suất hoạt động của các trạm, số lượng người dân sử dụng, quy trình xử
lý nước.

- Mô tả điều kiện vệ sinh tại các trạm cấp nước, đánh giá nguy cơ gây ô
nhiễm nguồn nước theo bảng kiểm của Bộ Y tế quy định tại Thông tư số
15/2006/TT-BYT [4]:
+ Vệ sinh nơi khai thác nước nguyên liệu, đánh giá nguy cơ ô nhiễm
thông qua các tiêu chí sau:


Thiếu biển báo giới hạn khu vực bảo vệ vệ sinh nguồn nước:



Thiếu bộ phận chắn rác tại điểm thu nước: 1 điểm

1điểm


- 22 -



Công trình xây dựng (kể cả công trình của trạm xử lý nước)

trong khu vực bảo vệ nguồn nước: Có – 1 điểm; Không – 0 điểm.


Các đường ống cống, kênh mương, rãnh nước thải xuống sông

trong khu vực bảo vệ nguồn nước : Có – 4 điểm; Không – 0 điểm.



Bến đò, bến phà hoặc thuyền bè đỗ, neo đậu trong khu vực bảo

vệ nguồn nước: Có – 4 điểm; Không – 0 điểm.


Các hoạt động tắm giặt của con người trên trong khu vực bảo vệ

nguồn nước: Có – 4 điểm; Không – 0 điểm.


Các hoạt động sản xuất, khai thác tài nguyên trong khu vực bảo

vệ nguồn nước: Có – 4 điểm; Không – 0 điểm.


Gia xúc, gia cầm hoặc loại vật nuôi khác tắm, uống nước trong

khu vực bảo vệ nguồn nước: Có – 4 điểm; Không – 0 điểm.
(Khu vực bảo vệ nguồn nước: trong phạm vi khoảng cách 200m từ
điểm lấy nước lên thượng nguồn, 100m từ điểm lấy nước xuống hạ nguồn và
100m về phía hai bên bờ sông)
Đánh giá nguy cơ:


0 điểm: Chưa có nguy cơ gây ô nhiễm nguồn nước;



1 - 3 điểm: Có nguy cơ gây ô nhiễm nguồn nước;




≥ 4 điểm: Có nguy cơ cao gây ô nhiễm nguồn nước.

+ Vệ sinh hệ thống xử lý nước: đảm bảo hay không đảm bảo yêu cầu vệ
sinh ( Bể không rò rỉ hay hư hỏng, thành bể không rêu bám, đáy bể không có
rác, có vệ sinh định kỳ…). Bao gồm:
 Bể dự trữ nước ban đầu
 Hệ thống khử sắt, man gan
 Bể keo tụ và lắng
 Bể lọc


- 23 -

 Bể chứa
 Hệ thống khử trùng
- Đánh giá chất lượng nước sau xử lý theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc
gia về chất lượng nước sinh hoạt - QCVN 02:2009/BYT [3], bao gồm các chỉ
tiêu chất lượng sau:
 Độ đục: ≤ 5 NTU
 Hàm lượng Clo dư: 0,3 – 0,5 mg/l
 pH: 6,0 – 8,5: ≤ 350 mg/l
 Hàm lượng Amoni: ≤ 3 mg/l
 Hàm lượng Clorua: ≤ 300 mg/l
 Hàm lượng Sắt tổng số: ≤ 0,5 mg/l
 Chỉ số pecmanganat: ≤ 4 mg/l
 Hàm lượng Florua: <1,5 mg/l
 Hàm lượng Asen: <0,01 mg/l
 Coliform tổng số: ≤ 50 vi khuẩn/100ml

 Coliform chịu nhiệt: 0 vi khuẩn/100ml
- Mô tả một số yếu tố liên quan đến chất lượng nước sau xử lý: nguy
cơ ô nhiễm của khu vực bảo vệ nguồn nước, quy trình xử lý nước, tình trạng
vệ sinh hệ thống xử lý nước, hóa chất keo tụ, hóa chất khử trùng.
2.2.6. Các phƣơng pháp xét nghiệm lý - hoá - vi sinh các mẫu nƣớc
2.2.6.1. Phương pháp lấy mẫu nước
(Theo quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và thường quy của Viện Y
học lao động và Vệ sinh môi trường - Bộ Y tế) [3], [51]
- Chuẩn bị dụng cụ:
+ Chai lấy mẫu nước: bằng thuỷ tinh có dung tích từ 650ml đến 1500ml


- 24 -

+ Trước khi lấy mẫu, chai được rửa sạch bằng xà phòng rồi súc lại bằng
dung dịch Na2CO3 1%, rửa lại bằng dung dịch HCl 1%, sau cùng rửa lại bằng
nước sạch và tráng bằng nước cất.
+ Sấy khô chai: Chai lấy mẫu nước xét nghiệm vi sinh được đậy nắp
kín, đóng gói và sấy vô trùng toàn bộ .
+ Nhãn chai: ghi địa điểm lấy mẫu nước và ngày tháng lấy mẫu.
- Cách lấy mẫu nước:
Mẫu nước được lấy tại vòi phát của Trạm cấp nước. Xét nghiệm vi
sinh vật miệng chai được đốt lại bằng bông cồn trước khi đóng nút.
2.2.6.2. Phương pháp xét nghiệm nước [51], [14]
+ Độ đục của nước:
Độ đục của nước bắt nguồn từ sự hiện diện của một số các chất lơ lửng
có kích thước thay đổi từ dạng phân tán thô đến dạng keo, huyền phù (kích
thước 0,1 - 10mm). Độ đục phát sinh từ đất đá vùng núi cao đổ xuống đồng
bằng, ảnh hưởng của nước lũ, phân rã xác động thực vật, chất thải sinh hoạt,
nước thải sinh hoạt, công nghiệp, sự phát triển của vi khuẩn và một số vi sinh

vật. Độ đục ảnh hưởng quan trọng đến cấp nước công cộng: làm giảm về mỹ
quan, gây khó khăn cho quá trình lọc và khử khuẩn.
Trong nghiên cứu này, độ đục của nước được đo bằng máy
Turbidimeter (dựa trên phương pháp Nephelometric - Turtidity - Unit).
+ Xác định độ pH của nước:
pH là một chỉ số xác định tính chất hoá học của nước. Độ pH của nước
phụ thuộc vào nồng độ H+ chứa trong nước, ở nhiệt độ 250C nước có pH = 7
là trung tính, pH < 7 là nước toan tính - chứa nhiều ion gốc axít, pH > 7 là
nước kiềm tính - chứa nhiều ion nhóm cacbornate và bicacbonate. Độ pH của
nước không ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ nhưng có liên quan đến các
yếu tố vệ sinh khác trong nước và có thể thay đổi theo nguồn nước và tính


- 25 -

chất của nước. Trong nghiên cứu này, độ pH được xác định bằng máy đo pH
điện cực thủy tinh.
+ Xác định độ cứng:
Nước cứng hầu như không độc hại đến sức khoẻ con người, tuy nhiên
ở hàm lượng cao, nước cứng ảnh hưởng đến nhu cầu sinh hoạt (tiêu hao
nhiều xà phòng, rau luộc lâu chín), nguy hiểm khi cấp nước cho nồi hơi và
một số ngành công nghiệp khác như dệt, phim ảnh... Độ cứng được xác định
theo phương pháp chuẩn độ so mầu (mg/CaCO3/l)
+ Định lượng amoni (NH4) trong nước:
Amoni có trong nước là do nước bị nhiễm bẩn bởi các hợp chất hữu cơ
có chứa nitơ và urê trong phân, nước tiểu. Amoni là một chỉ tiêu quan trọng
để đánh giá chất lượng vệ sinh của nước. Sự có mặt của amoni biểu thị nước
mới bị nhiễm bẩn ở giai đoạn đầu. Chúng tôi sử dụng phương pháp định
lượng amoni bằng thuốc thử Nessler và so màu với thang màu mẫu [38].
+ Xác định hàm lượng clorua:

Clorua là một anion chính trong nước, nó kết hợp với các cation trong
nước tạo nên vị mặn nhưng điều này phụ thuộc vào cation kết hợp. Nếu là
Na+ thì cảm giác mặn tăng hơn là Ca2+ và Mg2+. Những vùng ven biển, nước
có nồng độ clorua tăng cao do bị nước biển xâm thực. Hàm lượng clorua cao
có hại cho đường ống kim loại và nông nghiệp, đặc biệt là khi nước có độ
kiềm thấp. Trong nghiên cứu này chúng tôi sử dụng phương pháp Mohr để
xác định trên cơ sở clorua trong nước phản ứng với dung dịch AgNO 3 tạo kết
tủa AgCl màu trắng.
+ Xác định hàm lượng sắt tổng số:
Nước có sắt không ảnh hưởng trực tiếp tới sức khoẻ tuy nhiên khi hàm
lượng sắt cao sẽ làm cho nước có màu vàng đục, mùi tanh, uống không ngon
và giặt quần áo sẽ bị vàng.


×