Tải bản đầy đủ (.docx) (122 trang)

Nang cao chat luong can bo cong chuc tai cuc hai quan tinh quang ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.19 MB, 122 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
––––––––––––––––––––––

BÙI MINH TRUNG

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ,
CÔNG CHỨC CỤC HẢI QUAN TỈNH QUẢNG NINH
GIAI ĐOẠN 2013 - 2020

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu





ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
––––––––––––––––––––––

BÙI MINH TRUNG

NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ,
CÔNG CHỨC CỤC HẢI QUAN TỈNH QUẢNG NINH
GIAI ĐOẠN 2013 - 2020
;Chuyên ngành: Quản lý kinh


tế Mã số: 60.34.04.10

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Đào Thị Hoàng Mai

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu




THÁI NGUYÊN -


LỜI CAM ĐOAN

v

Tôi xin cam đoan rằng, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi; số
liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa hề được sử
dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi cũng xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận
văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ
rõ nguồn gốc./.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Bùi Minh Trung


LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành được luận văn, ngoài sự cố gắng của bản thân, tôi đã
nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của các thầy giáo, cô giáo; các đồng nghiệp;
bạn bè và gia đình.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến giáo viên hướng dẫn khoa học
TS. Đào Thị Hoàng Mai. Người thầy đã dành nhiều tâm huyết, tận tình hướng
dẫn chỉ bảo tôi trong suốt quá trình nghiên cứu đề tài.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến các giáo viên Khoa Kinh tế, phòng
Quản lý Đào tạo Sau đại học, trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh
đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi thực hiện đề tài.
Tôi xin trân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo và các phòng ban tại Cục
Hải quan tỉnh Quảng Ninh đã tạo điều kiện thuận lợi, cung cấp cho tôi số liệu,
kiến thức, kinh nghiệm thực tế để tôi thực hiện Luận văn này.
Trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài, tôi đã nhận được nhiều
sự giúp đỡ, động viên, khích lệ từ phía bạn bè và gia đình. Tôi xin chân thành
cảm ơn và ghi nhận những tình cảm quý báu đó.
Xin chân thành cảm ơn!
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Bùi Minh Trung


MỤC LỤC
Lời cam đoan............................................................................................................... i
Lời cảm ơn.................................................................................................................. ii
Mục lục.......................................................................................................................iii
Danh sách các từ viết tắt........................................................................................viii
Danh mục các bảng...................................................................................................ix
Danh mục các hình.....................................................................................................x
......................................................................................................1


1. Tính cấp thiết của đề tài........................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu..................................2
2.1. Mục tiêu nghiên cứu...........................................................................................2
2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu....................................................................2
3. Tính mới và đóng góp của đề tài......................................................................... 2
4. Bố cục của Luận văn............................................................................................. 3
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NÂNG CAO CHẤT
LƢỢNG NHÂN LỰC HẢI QUAN TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP
KINH TẾ QUỐC TẾ...............................................................................................4
1.1. Những vấn đề cơ bản về nhân lực hải quan....................................................4
1.1.1. Chức năng, nhiệm vụ và vai trò của hải quan.............................................4
1.1.1.1. Chức năng của ngành hải quan..................................................................5
1.1.1.2. Nhiệm vụ của hải quan................................................................................5
1.1.1.3. Vai trò của hải quan đối với phát triển kinh tế - xã hội...........................8
1.1.2. Một số khái niệm liên quan đến nguồn nhân lực......................................11
1.1.2.1. Nguồn nhân lực..........................................................................................11
1.1.2.2. Quản trị nguồn nhân lực............................................................................13
1.1.2.2. Mục đích của việc quản trị nguồn nhân lực...........................................16
1.1.3. Đặc điểm của nhân lực hải quan................................................................. 17


1.2. Một số vấn đề về nâng cao chất lượng nhân lực hải quan..........................21
1.2.1. Sự cần thiết nâng cao chất lượng nhân lực hải quan................................21
1.2.1.1. Do yêu cầu đòi hỏi của quá trình hội nhập kinh tế ngày càng sâu
rộng của Việt Nam.........................................................................................21
1.2.1.2. Nhằm đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa ngành hải quan............................22
1.2.1.3. Do chất lượng nhân lực hải quan hiện nay còn nhiều bất cập và hạn
chế.23
1.2.2. Quan niệm về chất lượng và nâng cao chất lượng nhân lực hải quan ...24
1.2.3. Nội dung nâng cao chất lượng nhân lực hải quan.....................................26

1.2.3.1. Xây dựng quy hoạch nhân lực hải quan khoa học, hợp lý...................26
1.2.3.2. Nâng cao về thể chất và tinh thần của nhân lực.....................................27
1.2.3.3. Nâng cao về trình độ chuyên môn, tay nghề..........................................29
1.2.3.4. Nâng cao phẩm chất đạo đức, tác phong làm việc................................30
1.2.4. Những nhân tố ảnh hưởng tới nâng cao chất lượng nhân lực hải quan.....31
1.2.4.1. Chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về hải
quan...31
1.2.4.2. Trình độ phát triển kinh tế - xã hội và ngoại thương Việt Nam..........32
1.2.4.3. Trình độ phát triển y tế, giáo dục và đào tạo..........................................33
1.2.4.4. Chính sách tuyển dụng, sử dụng, đãi ngộ của ngành hải quan............35
1.2.4.5. Trình độ hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam...................................36
1.3......Kinh nghiệm về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của một số
quốc gia trên thế giới....................................................................................37
1.3.1. Kinh nghiệm của hải quan Nhật Bản..........................................................37
1.3.2. Kinh nghiệm của Pháp..................................................................................39
1.3.3. Kinh nghiệm của Malayxia..........................................................................40
1.3.4. Bài học kinh nghiệm rút ra trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân
lực trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế........................................................41
Chƣơng 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................................42
2.1.

.........................................................................................42


2.2. Phương pháp thu thập tài liệu.........................................................................42
2.3. Phương pháp xử lý số liệu thống kê...............................................................43
2.3.1. Phân tổ thống kê............................................................................................ 43
2.3.2. Bảng thống kê................................................................................................ 43
2.3.3. Đồ thị thống kê.............................................................................................. 44
2.4. Phương pháp phân tích thông tin....................................................................44

2.4.1. Phương pháp phân tích dãy số thời gian....................................................45
2.4.2. Phương pháp so sánh.................................................................................... 46
2.5. Hệ thống các chỉ tiêu phân tích.................................................................... 466
Chƣơng 3: THỰC TRẠNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CÔNG CHỨC VÀ
CÔNG TÁC NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CÔNG
CHỨC TẠI CỤC HẢI QUAN TỈNH QUẢNG NINH...................................48
3.1. Tình hình hoạt động của Cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh...........................48
3.1.1. Công tác giám sát quản lý Nhà nước về Hải quan....................................48
3.1.2. Công tác thu thuế XNK................................................................................49
3.1.3. Công tác kiểm soát chống buôn lậu............................................................50
3.1.4. Công tác cải cách hành chính, hiện đại hoá hải quan...............................51
3.1.5. Công tác xây dựng lực lượng Hải quan trong sạch vững mạnh..............52
3.2. Hiện trạng chất lượng nhân lực của Cục Hải quan Quảng Ninh................52
3.2.1. Hiện trạng về trình độ, chuyên môn nghiệp vụ.........................................53
3.2.2. Hiện trạng cán bộ quản lý............................................................................ 54
3.2.3. Hiện trạng cơ cấu cán bộ công chức theo độ tuổi lao động.....................56
3.2.4. Hiện trạng cơ cấu cán bộ công chức theo giới tính..................................57
3.2.5. Công tác tuyển dụng nhân sự.......................................................................58
3.3. Đánh giá chất lượng nhân lực Cục Hải quan Quảng Ninh.........................59
3.3.1. Những thành tựu đạt được............................................................................59
3.3.1.1 Quy hoạch nhân sự......................................................................................59


3.3.1.2. Về chăm sóc sức khỏe, nâng cao thể lực không ngừng được
tăng cường 61
3.3.1.3. Nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ, công chức......61
3.3.1.4....................................................................................................Ý
thức tác phong làm việc và phẩm chất đạo đức của cán bộ công chức đã
được nâng cao................................................................................................62
3.3.2. Những tồn tại, hạn chế..................................................................................63

3.3.2.1....................................................................................................Cô
ng tác quy hoạch............................................................................................63
3.3.2.2. Tồn tại về công tác đào tạo và tự bồi dưỡng kiến thức.........................63
3.3.2.3. Trình độ của một số bộ phận cán bộ công chức còn hạn chế..............64
3.3.2.4....................................................................................................N
ăng lực và phẩm chất đạo đức, lối sống của một số bộ phận cán bộ,
công chức còn yếu kém................................................................................65
3.3.3. Nguyên nhân của tồn tại, hạn chế...............................................................65
3.3.3.1. Nguyên nhân chủ quan..............................................................................65
3.3.3.2. Nguyên nhân khách quan..........................................................................66
Chƣơng 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG ĐỘI
NGŨ CÁN BỘ CÔNG CHỨC CỤC HẢI QUAN TỈNH QUẢNG NINH
GIAI ĐOẠN 2013 – 2020......................................................................................68
4.1. Phương hướng nâng cao chất lượng nhân lực Cục Hải quan Quảng Ninh. .68
4.1.1.......................................................................................................C
ơ sở để xác định phương hướng nâng cao chất lượng nhân lực Cục Hải
quan Quảng Ninh trong thời gian tới..........................................................68
4.1.1.1. Hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam..................................................68
4.1.1.2. Chiến lược phát triển Hải quan và nhân lực Hải quan đến năm 202070
4.1.2.......................................................................................................P
hương hướng, mục tiêu, yêu cầu nâng cao chất lượng nhân lực của Cục
Hải quan Quảng Ninh...................................................................................73


4.1.2.1....................................................................................................P
hương hướng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Cục Hải quan Quảng
Ninh.................................................................................................................73
4.1.2.2. Mục tiêu nâng cao chất lượng nhân lực Cục Hải quan Quảng Ninh ..77
4.1.2.3. Yêu cầu nâng cao chất lượng nhân lực Cục Hải quan Quảng Ninh ...78


4.2.. .Những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng nhân lực Cục
Hải quan Quảng Ninh trong thời gian tới..................................................78
4.2.1......Tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách của Nhà nước liên quan
đến nguồn nhân lực Hải quan......................................................................78
4.2.2. Hoàn thiện quy hoạch phát triển nhân lực.................................................80
4.2.3. Cơ chế khuyến khích cán bộ, công chức nâng cao trình độ chuyên
môn, nghiệp vụ của bản thân.......................................................................83
4.2.4. Tăng cường thể chất và tinh thần cho cán bộ, công chức Hải quan.......86
4.2.5. Thực hiện chế độ tuyển dụng, sử dụng, đãi ngộ nhân lực hợp lý...........88
4.2.6.....Nâng cao đạo đức nghề nghiệp, tác phong làm việc của cán bộ,
công chức Hải quan hiện đại........................................................................91
4.2.7...Thực hiện cơ chế kiểm tra, giám sát, đánh giá cán bộ, công chức
hợp lý và có chế độ thi đua khen thưởng thích hợp..................................92
4.3. Một số kiến nghị............................................................................................... 94
4.3.1. Đối với Đảng, Nhà nước.............................................................................. 94
4.3.2. Đối với ngành Hải quan................................................................................95
4.3.3. Đối với tỉnh Quảng Ninh..............................................................................96
KẾT LUẬN..............................................................................................................97
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................99


DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT
ASEAN

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

APEC

Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á- Thái Bình Dương


ASEM

Hội nghị thượng đỉnh Á-Âu

CBCC

Cán bộ công chức

XNC

Xuất nhập cảnh

XNK

Xuất nhập khẩu

WCO

Tổ chức Hải quan thế giới

WTO

Tổ chức thương mại thế giới


DANH MỤC CÁC BẢNG x
Bảng 3.1: Kết quả một số mặt chủ yếu của công tác giám sát quản lý về Hải
quan giai đoạn 2008 - 2012.............................................................49
Bảng 3.2: Số liệu thu thuế XNK giai đoạn 2008 – 2012.................................50
Bảng 3.3: Kết quả công tác CBL, GLTM và tội phạm về ma tuý giai đoạn

2008 - 2012.....................................................................................51
Bảng 3.4: So sánh số lượng cán bộ quy hoạch năm 2008 và 2012.................60


DANH MỤC CÁC HÌNH x
Hình 3.1: Trình độ văn hóa cán bộ công chức Cục Hải quan Quảng Ninh
năm 2012.........................................................................................53
Hình 3.2: So sánh trình độ văn hóa CBCC Cục Hải quan Quảng Ninh năm
2008 và 2012...................................................................................54
Hình 3.3: Hiện trạng cán bộ quản lý năm 2012...............................................55
Hình 3.4: So sánh quy mô cán bộ năm 2008 và 2012.....................................55
Hình 3.5: Cơ cấu cán bộ công chức theo độ tuổi lao động năm 2012.............56
Hình 3.6: So sánh số lượng cán bộ công chức theo độ tuổi lao động năm 2008
và 2012............................................................................................57
Hình 3.7: Cơ cấu cán bộ công chức theo giới tính năm 2012.........................58
Hình 3.8: So sánh số lượng cán bộ công chức theo giới tính năm 2008 và
năm 2012........................................................................................58


1
1. Tính cấp thiết của đề tài
Với xu hướng phát triển thương mại hoá toàn cầu và hợp tác quốc tế,
cùng sự kiện Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO, trong
những năm qua, nền kinh tế nước ta đang có những bước hội nhập ngày càng
sâu rộng vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Trước hết, đây là thời cơ và vận
hội mới để đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội, đưa nền kinh tế Việt
Nam nhanh chóng bắt kịp với các nước phát triển trong khu vực và thế giới.
Nhưng bên cạnh đó, mặt trái của việc mở cửa và hội nhập cũng đặt ra những
yêu cầu cấp bách về đảm bảo an ninh xã hội, kinh tế, bảo vệ lợi ích quốc gia
và cộng đồng trước các mối nguy cơ gắn liền với quá trình hội nhập như

khủng bố, ma tuý, buôn lậu, gian lận thương mại, rửa tiền…
Xuất phát từ thực tiễn trên, trong những năm qua, ngành hải quan đã
không ngừng nâng cao hiệu quả của công tác quản lý Nhà nước về hải quan
đối với các hoạt động xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh…, nhằm thực hiện tốt
các cam kết và thông lệ quốc tế, tạo thuận lợi cho các hoạt động thương mại.
Bên cạnh đó vẫn đảm bảo quản lý chặt chẽ theo đúng qui định của pháp luật,
góp phần bảo hộ nền sản xuất trong nước, giữ gìn an ninh và trật tự an toàn xã
hội.
Là một đơn vị trực thuộc Tổng cục Hải quan, được giao thực hiện
nhiệm vụ quản lý nhà nước về hải quan trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, địa bàn
có vị trí chiến lược cả về lĩnh vực kinh tế và an ninh quốc phòng vùng Đông
Bắc, trong những năm qua, cùng với toàn ngành, Cục Hải quan Quảng Ninh
đã tập trung và ưu tiên hàng đầu cho công tác cải cách, phát triển và hiện đại
hoá với mục tiêu liên tục nâng cao năng lực quản lý cả về chất lượng và hiệu


quả các mặt công tác, nhằm giải quyết được sự mâu thuẫn giữa sự tăng nhanh
hàng năm của khối lượng hàng hoá XNK, phương tiện, hành khách XNC với
1


yêu cầu phải luôn đảm bảo và nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác quản
lý Nhà nước về hải quan.
Để tiếp tục thực hiện ngày càng tốt hơn nữa yêu cầu nhiệm vụ, nhất là
yêu cầu cấp bách về việc xây dựng lực lượng Hải quan văn minh, chính qui,
hiện đại, nhằm đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ trong tình hình mới, trong thời
gian tới, Cục Hải quan Quảng Ninh cần tiếp tục đẩy nhanh quá trình cải cách,
phát triển và hiện đại hoá, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào các mặt
công tác và đặc biệt là kiện toàn nguồn nhân lực cả về số lượng và chất lượng,
đề tài “Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức Cục Hải quan tỉnh

Quảng Ninh giai đoạn 2013 -2020”, thực hiện trong khuôn khổ chương trình
cao học về Quản lý kinh tế sẽ đặt ra các câu hỏi và đi tìm lời giải cho bài toán
nguồn nhân lực của hải quan Quảng Ninh.
2. Mục tiêu nghiên cứu, đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu cơ sở khoa học về nâng cao chất lượng đội ngũ cán
bộ, công chức (CBCC) ngành Hải quan, đánh giá thực trạng chất lượng đội
ngũ CBCC của Cục Hải quan Quảng Ninh, và đề xuất các giải pháp nhằm
nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC Hải quan Quảng Ninh giai đoạn 2013 –
2020, nhằm đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.
2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: chất lượng đội ngũ CBCC của Cục Hải
quan Quảng Ninh.
- Phạm vi nghiên cứu: Cục Hải quan Quảng Ninh
- Về thời gian: luận văn tập trung vào giai đoạn từ năm 2008 đến
năm 2012.
3. Tính mới và đóng góp của đề tài
- Phân tích làm rõ về lý luận, thực tiễn của nhân lực và việc nâng cao
chất lượng nhân lực ngành Hải quan trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.


- Đánh giá hiện trạng chất lượng đội ngũ CBCC của Cục Hải quan
Quảng Ninh, từ đó chỉ ra những điểm mạnh, điểm hạn chế và nguyên nhân
của các hạn chế.
- Đề xuất một số giải pháp tiếp tục nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC
của Cục Hải quan Quảng Ninh, nhằm đáp ứng được nhiệm vụ trong điều kiện
hội nhập kinh tế quốc tế.
- Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là tài liệu tham khảo cho các nhà
hoạch định chính sách, lãnh đạo Cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh trong sự đổi
mới công tác quản lý đội ngũ CBCC đáp ứng sự phát triển hội nhập kinh tế

quốc tế.
4. Bố cục của Luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, Luận văn gồm 04 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về nâng cao chất lượng nhân lực
hải quan trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Thực trạng đội ngũ cán bộ công chức và công tác nâng cao
chất lượng đội ngũ cán bộ công chức tại Cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh.
Chương 4: Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công
chức ở Cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2013 - 2020.


Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NÂNG CAO CHẤT
LƢỢNG NHÂN LỰC HẢI QUAN TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP
KINH TẾ QUỐC TẾ
1.1. Những vấn đề cơ bản về nhân lực hải quan
1.1.1. Chức năng, nhiệm vụ và vai trò của hải quan
Sau khi Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản tuyên ngôn độc lập, tuyên bố
khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa, ngày 10-9-1945, Bộ trưởng Bộ
Nội vụ Võ Nguyên Giáp đã thay mặt chính phủ lâm thời ký sắc lệnh số 27 lập
ra Sở Thuế quan và thuế gián thu, tiền thân của hải quan Việt Nam ngày nay.
Hải quan được thành lập nhằm quản lý nhà nước về hoạt động xuất khẩu,
nhập khẩu và phục vụ chính sách đối ngoại của đất nước.
Một đặc điểm nổi bật đã trở thành định hướng công tác xuyên suốt quá
trình xây dựng và phát triển ngành hải quan đó là phương hướng, nhiệm vụ,
mục tiêu của công tác hải quan luôn luôn bám sát và tuyệt đối trung thành với
đường lối, chiến lược, sách lược đấu tranh cách mạng và kiến thiết xây dựng
đất nước của Đảng, nghiêm chỉnh chấp hành luật pháp của Nhà nước về các
lĩnh vực có liên quan đến công tác hải quan.

Trong quá trình hình thành và phát triển qua từng giai đoạn cách mạng
mới, để đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ được giao trong từng giai đoạn trong
thời kỳ hải quan Việt Nam cũng không ngừng đổi mới về mô hình tổ chức của
mình để phù hợp với tình hình mới. Nhưng nói chung mô hình tổ chức hoạt
động của hải quan Việt Nam được thực hiện theo nguyên tắc tập trung, thống
nhất. Tổng Cục trưởng Tổng cục hải quan thống nhất quản lý toàn ngành (bên
cạnh đó có các Phó Tổng cục trưởng tham mưu, giúp việc), điều hành hoạt


động của hải quan các cấp, hải quan cấp dưới phải phục tùng, chịu sự quản lý
và chỉ đạo của hải quan cấp trên.
Trong tổng cục hải quan có các cơ quan giúp việc bao gồm: các Cục,
vụ, viện, thanh tra, văn phòng. Khối các đơn vị hành chính sự nghiệp trực
thuộc hoạt động theo cơ chế đơn vị hành chính sự nghiệp có thu. Tại các địa
phương (các tỉnh, thành phố) có các Cục hải quan Tỉnh, Thành phố.
Tổng cục hải quan Việt Nam có chức năng giúp Bộ trưởng Bộ tài chính
thực hiện quản lý Nhà nước về lĩnh vực hải quan. Như vậy, về mặt tổ chức thì
tổ chức hải quan là một đơn vị trực thuộc Bộ tài chính. Do đó, mọi hoạt động,
giám sát về hải quan toàn bộ đều do Bộ tài chính quy định.
1.1.1.1. Chức năng của ngành hải quan
Chức năng chính của ngành hải quan là thực hiện quản lý Nhà nước về
hải quan và thực thi pháp luật về hải quan.
- Cục hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi tắt
là Cục hải quan) là tổ chức trực thuộc Tổng cục hải quan, có chức năng giúp
Tổng cục trưởng Tổng cục hải quan quản lý nhà nước về hải quan và tổ chức
thực thi pháp luật về hải quan, các quy định khác của pháp luật có liên quan
trên địa bàn hoạt động của Cục hải quan theo quy định của pháp luật.
- Cục hải quan có tư cách pháp nhân, con dấu riêng, được mở tài khoản
tại Kho bạc Nhà nước theo quy định của pháp luật.
1.1.1.2. Nhiệm vụ của hải quan

Nói chung, hải quan Việt nam có nhiệm vụ thực hiện kiểm tra, giám sát
hàng hóa, phương tiện vận tải; phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép
hàng hóa qua biên giới; tổ chức thực hiện pháp luật về thuế đối với hàng hóa
xuất khẩu, nhập khẩu; kiến nghị chủ trương, biện pháp quản lý nhà nước về
hải quan đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá
cảnh và chính sách thuế đối với hàng hóa xuất nhập khẩu.


Địa bàn hoạt động của hải quan bao gồm các khu vực cửa khẩu đường
bộ, ga đường sắt liên vận quốc tế, cảng biển quốc tế, cảng sông quốc tế, cảng
hàng không dân dụng quốc tế, các địa điểm làm thủ tục hải quan ngoài cửa
khẩu, khu chế xuất, kho ngoại quan, kho bảo thuế, khu vực ưu đãi hải quan,
bưu điện quốc tế, các địa điểm kiểm tra hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trong
lãnh thổ và trên vùng biển thực hiện quyền chủ quyền của Việt Nam, trụ sở
doanh nghiệp khi tiến hành kiểm tra sau thông quan và các địa bàn hoạt động
của hải quan khác theo quy định của pháp luật. Trong địa bàn hoạt động của
hải quan, cơ quan hải quan chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát, kiểm soát đối
với hàng hóa, phương tiện vận tải.
Hoạt động của hải quan Việt Nam được thực hiện theo quy định của
Luật hải quan với các nhiệm vụ cơ bản như sau:
Một là, tổ chức thực hiện các thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan
đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, chuyển cửa khẩu, quá cảnh, người và
phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh tại các cửa khẩu, các địa điểm kiểm tra
tập trung và các địa điểm kiểm tra khác theo quy định của pháp luật.
Đây là nhiệm vụ cơ bản nhất, nhiệm vụ này bao trùm hầu như toàn bộ
về các hoạt động, nghiệp vụ của ngành hải quan. Nhiệm vụ này cũng thể hiện
tính đặc thù của ngành hải quan so với các ngành khác, các lĩnh vực kinh tế,
xã hội khác. Thông qua nhiệm vụ này, các chính sách, các quy định của pháp
luật của Nhà nước, của Bộ tài chính về hải quan được hải quan vừa triển khai
thực hiện, vừa kiểm tra giám sát theo đúng luật của hải quan. Đặc biệt trong

điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam ngày càng phát triển mở
rộng cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, thì nhiệm vụ này ngày càng trở nên quan
trọng hơn bao giờ hết trong ngành hải quan.
Hai là, áp dụng các biện pháp nghiệp vụ cần thiết để chủ động phòng,
chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, phòng, chống


ma túy trong phạm vi địa bàn hoạt động. Phối hợp thực hiện các biện pháp
ngoài địa bàn hoạt động của Cục hải quan theo quy định của pháp luật.
Do đặc điểm về kinh tế, chính trị, xã hội đặc thù của mỗi quốc gia khác
nhau. Do đó, trong nền kinh tế thị trường vì mục đích lợi ích cá nhân, trước
mắt dù ở quốc gia nào cũng đều có bọn buôn bán trái phép (buôn lậu) nhằm
trốn lậu thuế, hàng hoá xuất nhập khẩu qua biên giới. Nếu không thực hiện
được nhiệm vụ này thì sẽ ảnh hưởng đến sản xuất hàng hoá trong nước làm
mất ổn định nền kinh tế dẫn đến bất ổn về chính trị, xã hội.
Ba là, tổ chức thực hiện pháp luật về thuế và các khoản thu khác đối
với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và kiểm tra sau thông quan đối với hàng
hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định của pháp luật.
Đây là nhiệm vụ quan trọng của hải quan, nhiệm vụ này được quy định
tài chương V của luật hải quan hiện hành. Nhiệm vụ này làm cho các sắc
thuế, luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá được thực hiện một cách
nghiêm minh. Đây không chỉ là luật thuế riêng của Việt Nam mà là luật thuế
xuất khẩu, nhập khẩu của mọi quốc gia trên thế giới. Trong điều kiện hội nhập
kinh tế quốc tế ngày càng mở rộng như hiện nay thì thuế xuất khẩu, nhập khẩu
hàng hoá là một khoản góp phần đáng kể vào thu ngân sách của Nhà nước.
Bốn là, thống kê nhà nước về hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu,
nhập khẩu, quá cảnh và phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh
thuộc phạm vi quản lý của Cục hải quan theo quy định của pháp luật.
Qua tờ khai hải quan, hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu được kê khai đầy
đủ chính xác. Điều này đóng góp phòng chống được các hiện tượng tiêu cực

về thuế xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá qua cửa khẩu. Các thông tin này được
báo cáo đầy đủ cho các cơ quan quản lý hữu quan về xuất khẩu, nhập khẩu
hàng hoá.


Năm là, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chính sách, pháp luật về hải
quan theo quy định của pháp luật.
Đây là nhiệm vụ không thể thiếu được không chỉ đối với cơ quan hải
quan mà còn đối với nhiều cơ quan quản lý Nhà nước khác. Nhiệm vụ này rất
quan trọng là bởi vì việc thanh tra, kiểm tra sẽ giúp cho cơ quan hải quan phát
hiện, ngăn ngừa và tránh được những hiện tượng tiêu cực xảy ra không những
đối với các đối tượng, các chủ thể xuất, nhập khẩu hàng hoá mà còn đối với
cả chính đội ngũ cán bộ, công chức hải quan. Điều này góp phần thực hiện
đúng pháp luật về hải quan.
Sáu là, xử lý vi phạm hành chính hoặc khởi tố đối với các vụ buôn lậu,
vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới theo quy định của pháp luật, giải
quyết khiếu nại đối với các quyết định hành chính của các đơn vị trực thuộc
và giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
Nhiệm vụ này góp phần làm cho các chủ thể thực hiện xuất khẩu, nhập
khẩu hàng hoá mà kể cả các cán bộ, công chức ngành hải quan phải thực hiện
tốt pháp luật, chính sách của Nhà nước về hải quan, làm lành mạnh cơ quan
hải quan và góp phần thúc đẩy phát triển nền kinh tế quốc dân.
Bảy là, kiến nghị những vấn đề cần sửa đổi, bổ sung các quy định của
Nhà nước về hải quan đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất nhập
cảnh, quá cảnh và chính sách thuế đối với hàng hóa xuất nhập khẩu.
Các quy định, các chính sách (kể cả luật về hải quan) luôn cần có sự
đổi mới, bổ sung cho phù hợp với những điều kiện mới, và chỉ có như vậy thì
các quy định, chính sách về hải quan mới phù hợp, mới có tác dụng thúc đẩy
xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá, thúc tăng trưởng, phát triển kinh tế xã hội.
Chính nhiệm vụ này đã thực hiện mục tiêu đó.

1.1.1.3. Vai trò của hải quan đối với phát triển kinh tế - xã hội


Thứ nhất là, góp phần tạo lập môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa
các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài.
Như đã phân tích ở phần nhiệm vụ của ngành hải quan, chúng ta có thể
thấy rõ nhiệm vụ chủ yếu của ngành hải quan là kiểm tra, giám sát và thực
hiện các thủ tục hải quan đối với các hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu. Hải
quan thực hiện quản lý Nhà nước đối với hàng hoá xuất nhập khẩu theo đúng
các quy định, chính sách của Nhà nước về hải quan. Nhiệm vụ này làm cho
mọi hiện tượng tiêu cực liên quan đến xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá sẽ bị
triệt tiêu, làm các chi phí về sản xuất hàng hoá sẽ được tính đúng, tính đủ,
bình đẳng giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước.
Vì vậy, hải quan sẽ tạo điều kiện cho cạnh tranh giữa các doanh nghiệp
nước ta với nhau ở trong nước cũng như giữa các doanh nghiệp nước ta với
các doanh nghiệp ngoài nước có cơ hội cạnh tranh bình đẳng, nhưng có sự hỗ
trợ để giảm chi phí thông qua buôn bán qua biên giới giữa các quốc gia.
Chính sự cạnh tranh bình đẳng này đã góp phần tạo động lực thúc đẩy các
doanh nghiệp ra sức cải tiến kỹ thuật, ứng dụng những công nghệ hiện đại, áp
dụng những phương pháp tiên tiến, thúc đẩy tăng năng suất lao động, hạ giá
thành và thúc đẩy nền kinh tế phát triển ổn định, có hiệu quả, tăng trưởng và
phát triển nhanh chóng.
Thứ hai là, góp phần thực hiện tốt chính sách thương mại quốc tế của
đất nước.
Trong hoạt động ngành hải quan, nếu hải quan thực hiện tốt các nhiệm
vụ của mình thì nó sẽ làm cho chính sách thương mại quốc tế thực chất là
chính sách xuất khẩu và nhập khẩu hàng hoá của đất nước được thực hiện tốt.
Bởi lẽ, trong thương mại quốc tế mọi hàng hoá xuất nhập khẩu đều phải qua các
thủ tục hải quan. Thông qua chính sách thuế hàng hoá xuất nhập khẩu, Nhà
nước



sẽ khuyến khích phát triển những mặt hàng thuộc thế mạnh của đất nước, đảm
bảo tạo việc làm, tăng thu nhập góp phần tăng thu nhập của quốc dân.
Mặt khác, thông qua hải quan sẽ kiểm tra, giám sát hàng hoá xuất khẩu,
nhập khẩu sẽ chống lại sự gian lận thương mại, chống buôn lậu hàng hoá bất
hợp pháp tăng thu cho ngân sách Nhà nước. Đồng thời thông qua xuất, nhập
khẩu sẽ mở rộng thúc đẩy xuất khẩu những hàng hoá là thế mạnh của nước ta,
mở rộng thị trường hàng hoá Việt Nam trên thị trường thế giới. Những vấn đề
trên đây chính là mục đích của chính sách thương mại quốc tế của Việt Nam.
Thứ ba là, hải quan góp phần thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế của
đất nước.
Trong bối cảnh toàn cầu hóa đặc biệt và sự cạnh tranh đang ngày càng
gia tăng của các nền kinh tế trên thế giới; Việt Nam đã là thành viên của
ASEAN, Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á- Thái Bình Dương(APEC), là
thành viên WTO. Cơ quan hải quan quản lý thương mại quốc tế trong quá
trình hội nhập đó, phải tuân thủ các chuẩn mực pháp lý và thông lệ quốc tế.
Chính sự tương đồng về hoạt động nghiệp vụ, tính hội nhập cao đã nâng cao
vai trò của hải quan Việt Nam lên tầm quốc tế và có tiếng nói trên diễn đàn
của tổ chức hải quan thế giới. Một phần pháp luật hải quan được xây dựng bởi
tổ chức hải quan thế giới WCO dưới dạng Công ước quốc tế.
Trong những năm qua thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội
của đất nước, ngành hải quan đã tranh thủ thời cơ, thuận lợi, vượt qua nhiều
khó khăn, thách thức, nhất là những tác động tiêu cực của hai cuộc khủng hoảng
tài chính - kinh tế khu vực và toàn cầu để góp phần giúp đất nước đạt được
những thành tựu to lớn và rất quan trọng, đưa Việt Nam ra khỏi tình trạng kém
phát triển, bước vào nhóm nước đang phát triển có thu nhập trung bình.
Để một nền kinh tế phát triển trên cơ sở minh bạch, cơ chế hành chính
công khai, rõ ràng sẽ tạo niềm tin cho các nhà đầu tư quốc tế, thu hút được



×