Tải bản đầy đủ (.pdf) (101 trang)

Thực trạng nhu cầu và sự hài lòng của người sử dụng nhân lực cử nhân điều dưỡng một số tỉnh khu vực miền đảo phía bắc năm 2013 2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.4 MB, 101 trang )

LỜI CẢM ƠN

Formatted: Font: Bold
Formatted: Centered

Tôi xin được bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới:

Formatted: Font: Bold

GS.TS. Phạm Văn Thức – Hiệu Trưởng trường Đại Học Y Dược Hải

Formatted: Font: Not Bold

Phòng, người thầy đã giúp đỡ, tạo điều kiện về mọi mặt giúp em hoàn thành

Formatted: Font: Not Bold

luận văn tốt nghiệp.
Em xin bày tỏ lòng kính trọng và cảm ơn đặc biệt đối với Thầy hướng dẫn
TS. Phạm Minh Khuê và TS. Đinh Thị Diệu Hằng đã tận tụy và nhiệt tình
hướng dẫn em trong suốt quá trình thực hiện luận văn.
Em cũng tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy cô trong Ban giám hiệu,
phòng Đào tạo sau đại học, khoa Y tế công cộng trường Đại Học Y Dược Hải
Phòng, những người đã truyền đạt cho em những kiến thức chuyên ngành,
phương pháp nghiên cứu khoa học, tạo điều kiện cho em được học tập, nghiên
cứu và hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc Sở y tế và các bệnh viện thành
phố Hải Phòng, tỉnh Quảng Ninh, tỉnh Nam Định, tỉnh Thanh Hóa, tỉnh Nghệ
An đã tạo điều kiện, giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập số liệu nghiên cứu.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Ban lãnh đạo, cùng toàn thể giảng
viên, kỹ thuật viên khoa Điều Dưỡng trường Đại học Y Dược Hải Phòng,



Formatted: Font: Not Bold

những người luôn theo sát và giúp đỡ tôi trong quá trình hoàn thành luận văn.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến những người thân trong gia đình,
bạn bè, và tập thể lớp YTCC K8 đã luôn quan tâm, giúp đỡ tôi trong quá trình
hoàn thành luận văn.
Xin chân thành cảm ơn!

Formatted: Font: Bold

Hải phòng, ngày 26 tháng 11 năm 2014
Tác giả

Formatted: Font: Not Bold

Formatted: Font: Not Bold

Đỗ Thị Tuyết Mai

Formatted: Font: Bold


Formatted: Centered


LỜI CAM ĐOAN

Formatted: Font: 14 pt, Bold
Formatted: Font: 14 pt


Tôi xin cam đoan đã thực hiện luận văn một cách khoa học, chính xác và

Formatted: Font: Not Bold

trung thực. Các số liệu, kết quả trong luận văn đều có thật và chưa được đăng tải
trên tài liệu khoa học nào khác.
Formatted: Line spacing: 1.5 lines

Hải phòng, ngày 26 tháng 11 năm 2014
Tác giả

Đỗ Thị Tuyết Mai

Formatted: Font: Bold
Formatted: Centered, Indent: Left: 7.21 cm, First line:
0.8 cm, Line spacing: 1.5 lines
Formatted: Font: 14 pt


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BĐPB

Biển đảo phía Bắc

BVSK

Bảo vệ sức khỏe

CBYT


Cán bộ y tế

CĐĐD

Cao đẳng điều dưỡng

CNĐD

Cử nhân điều dưỡng

CSBVSK

Chăm sóc bảo vệ sức khỏe

CSSK

Chăm sóc sức khỏe

Đ DV

Điều dưỡng viên

ĐD/BS

Điều dưỡng/ bác sỹ

GĐ-BV

Giám đốc bệnh viện


HSV

Hộ sinh viên

KBCB

Khám bệnh chữa bệnh

KCB

Khám chữa bệnh

PGĐ-BV

Phó giám đốc bệnh viện

TCCB

Tổ chức cán bộ

TTGDSK

Truyền thông giáo dục sức khỏe

WHO

World Health Organization (Tổ chức y tế thế giới)



MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ

1

Chương 1: TỔNG QUAN

3

1.1. Khái niệm và mối liên quan giữa nguồn nhân lực y tế với các thành phần
khác của hệ thống y tế

3

1.1.1. Khái niệm

3

1.1.2. Mối liên quan giữa nguồn nhân lực và các thành phần khác của hệ thống y tế 4
1.2. Vai trò, chức năng và nhiệm vụ của người điều dưỡng

6

1.2.1. Vai trò của người điều dưỡng

6

1.2.2. Chức năng người điều dưỡng

8


1.2.3. Nhiệm vụ của người điều dưỡng

9

1.2.4. Yêu cầu phẩm chất của người điều dưỡng

10

1.3. Hiện trạng nhân lực Điều dưỡng ở Việt Nam

12

1.3.1. Hiện trạng nhân lực Điều dưỡng

12

1.3.2. Đào tạo nhân lực Điều dưỡng tại Việt Nam

15

Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

19

2.1. Đối tượng nghiên cứu

19

2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu


19

2.2.1. Thời gian: tháng 6 năm 2013 đến tháng 6 năm 2014

19

2.2.2. Địa điểm:

19

2.3. Phương pháp nghiên cứu

19

2.3.1. Thiết kế nghiên cứu

19

2.3.2. Cỡ mẫu và chọn mẫu

19

2.3.3. Các chỉ số và biến số nghiên cứu

21

2.3.4. Kỹ Thuật thu thập thông tin

22


2.3.5. Xử lý số liệu

23

2.3.6. Kỹ thuật khống chế sai số

23

2.3.7. Đạo đức trong nghiên cứu

23

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

25

3.1. Thực trạng và nhu cầu nguồn nhân lực cử nhân điều dưỡng 5 tỉnh BĐPB 25


3.1.1. Thực trạng và nhu cầu chung về nhân lực cử nhân điều dưỡng 5 tỉnh BĐPB 25
3.1.2. Đặc điểm thực trạng và nhu cầu nhân lực cử nhân điều dưỡng tại Hải Phòng 29
3.1.3. Đặc điểm thực trạng và nhu cầu nhân lực cử nhân điều dưỡng tại Quảng Ninh 31
3.1.4. Đặc điểm thực trạng và nhu cầu nhân lực cử nhân điều dưỡng tại Nam Định 34
3.1.5. Đặc điểm thực trạng và nhu cầu nhân lực cử nhân điều dưỡng tại Thanh Hoá 36
3.1.6. Đặc điểm thực trạng và nhu cầu nhân lực cử nhân điều dưỡng tại Nghệ An

37

3.2. Sự hài lòng của người sử dụng nguồn nhân lực cử nhân điều dưỡng một số

tỉnh khu vực biển đảo phía bắc

39

Chương 4: BÀN LUẬN

53

4.1. Thực trạng và nhu cầu nhân lực CNĐD một số tỉnh khu vực BĐPB

53

4.1.1. Thực trạng và nhu cầu chung nhân lực CNĐD một số tỉnh khu vực BĐPB 53
4.1.2. Đặc điểm thực trạng và nhu cầu nhân lực CNĐD tại Hải Phòng

56

4.1.3. Đặc điểm thực trạng và nhu cầu nhân lực CNĐD tại Quảng Ninh

58

4.1.4. Đặc điểm thực trạng và nhu cầu nhân lực CNĐD tại Nam Định

60

4.1.5. Đặc điểm thực trạng và nhu cầu nhân lực CNĐD tại Thanh Hóa

62

4.1.6. Đặc điểm thực trạng và nhu cầu nhân lực CNĐD tại Nghệ An


63

4.2. Khảo sát sự hài lòng của người sử dụng nguồn nhân lực CNĐD

64

KẾT LUẬN

72

KIẾN NGHỊ

73

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1: Tỷ lệ ĐD/BS một số tỉnh khu vực BĐPB

25

Bảng 3.2: Thực trạng chung nguồn nhân lực CNĐD tại 5 tỉnh khu vực BĐPB 26
Bảng 3.3: Tỷ lệ ĐD/BS một số bệnh viện tại Hải Phòng

29

Bảng 3.4: Thực trạng nhân lực CNĐD một số bệnh viện tại Hải Phòng


30

Bảng 3.5: Tỷ lệ ĐD/BS một số bệnh viện tỉnh Quảng Ninh

31

Bảng 3.6: Thực trạng nhân lực CNĐD một số bệnh viện tỉnh Quảng Ninh

32

Bảng 3.7: Tỷ lệ ĐD/BS một số bệnh viện tỉnh Nam Định

34

Bảng 3.8: Thực trạng nhân lực CNĐD một số bệnh viện tỉnh Nam Định

34

Bảng 3.9: Tỷ lệ ĐD/BS một số bệnh viện tỉnh Thanh Hóa

36

Bảng 3.10: Thực trạng nhân lực CNĐD một số Bệnh viện tỉnh Thanh Hóa

36

Bảng 3.11: Tỷ lệ ĐD/BS một số bệnh viện tỉnh Nghệ An

37


Bảng 3.12 : Thực trạng nhân lực CNĐD một số Bệnh viện tỉnh Nghệ An

38

Bảng 3.13: Mức độ quan trọng và hài lòng về năng lực nghiệp vụ của CNĐD 44
Bảng 3.14: Mức độ quan trọng và hài lòng về phẩm chất cá nhân của CNĐD 47
Bảng 3.15: Mức độ quan trọng và hài lòng về năng lực tổ chức điều hành của CNĐD 50
Bảng 3.16: Ý kiến đóng góp để đáp ứng yêu cầu nghề nghiệp

52


DANH MỤC HÌNH
Hình 3.1: Vị trí CNĐD mới tốt nghiệp được bố trí khi được tuyển dụng

39

Hình 3.2: Thời gian làm việc tại cơ quan công tác của CNĐD

40

Hình 3.3 : Đánh giá về mức độ quan trọng của năng lực giao tiếp

40

Hình 3.4: Đánh giá về mức độ hài lòng của năng lực giao tiếp

40


Hình 3.5: Mức độ quan trọng của năng lực ứng dụng chuyên môn và kiến thức
chuyên ngành

42

Hình 3.6: Mức độ hài lòng về Năng lực ứng dụng chuyên môn và Kiến thức
chuyên ngành

42

Hình 3.7: Mức độ quan trọng Tính tự tin vào khả năng của bản thân của CNĐD

45

Hình 3.8: Mức độ hài lòng về Tính tự tin vào khả năng của bản thân của CNĐD

45

Hình 3.9: Mức độ quan trọng Hiểu biết về trách nhiệm nghề nghiệp của CNĐD

46

Hình 3.10: Mức độ hài lòng về Hiểu biết về trách nhiệm nghề nghiệp của CNĐD

46

Hình 3.11: Mức độ quan trọng Năng lực sắp xếp công việc theo thứ tự ưu tiên 48
Hình 3.12: Mức độ hài lòng về Năng lực sắp xếp công việc theo thứ tự ưu tiên 48
Hình 3.13: Mức độ quan trọng Tính chủ động của CNĐD


50

Hình 3.14: Mức độ hài lòng về Tính chủ động của CNĐD

49

Hình 3.15: Các khóa học CNĐD mới tốt nghiệp phải học thêm

51



1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Sức khỏe là vốn quý nhất của con người và đó là thể hiện sự thoải mái về
thể chất, tinh thần và xã hội. Trong xã hội ngày nay, khi điều kiện kinh tế - xã
hội ngày càng cao thì con người càng chú ý đến sức khỏe. Trong đó vai trò của
người điều dưỡng không ngừng được nâng cao, đòi hỏi phải đủ về số lượng và
đảm bảo chất lượng nhằm phục vụ công tác chăm sóc bảo vệ sức khỏe cho nhân dân.
Chuyên ngành Điều dưỡng đã và đang phát triển thành một ngành khoa
học đa khoa, có nhiều chuyên khoa sau đại học và song hành phát triển với các
chuyên ngành Y, Dược, Y tế Công cộng trong ngành Y tế. Chăm sóc điều dưỡng
là một hoạt động nghề nghiệp đòi hỏi có tri thức và kỹ thuật thành thạo. Điều
dưỡng viên cần phải làm việc chủ động, sáng tạo, phải có kiến thức lẫn kỹ năng,
là người cộng sự không thể thiếu được của bác sỹ[51].
Theo báo cáo của tổ chức y tế thế giới năm 2006 tỷ lệ bác sỹ, điều dưỡng,
dược sỹ trên 1.000 dân của Việt Nam (không tính số nhân lực hoạt động dân số)
còn rất thấp so với số liệu chung của khu vực và một số nước châu Á, đặc biệt là
số điều dưỡng theo dân số còn quá thấp[77,78,79]. Trong đó điều dưỡng viên đa
số ở trình độ trung cấp, các cử nhân điều dưỡng chiếm số lượng rất ít.

Các vùng biển đảo và ven biển nước ta có dân cư tập trung đông, với dân
số vào khoảng 30 triệu người chiếm 34,6% dân số cả nước[23]. Mật độ dân số
vùng ven biển hải đảo là 373 người/km2, gấp 1,5 lần toàn quốc[23]. Tuy nhiên
chưa có đánh giá nào cụ thể về việc phân bố và phát triển nguồn lực nhân lực y
tế tại các khu vực các tỉnh ven biển và hải đảo tương xứng với quy mô dân số
phục vụ.
Hiện nay chưa có nghiên cứu nào tiến hành đánh giá một cách có hệ thống và
khách quan (cả về lượng và chất) nhu cầu cử nhân điều dưỡng tại các địa phương,
cũng như mức độ hài lòng của người sử dụng nhân lực về cử nhân điều dưỡng. Các
kết quả này giúp các cơ sở đào tạo điều dưỡng có thể đề xuất ra các giải pháp can
thiệp vào quá trình từ lập kế hoạch tuyển sinh, điều chỉnh chương trình đào tạo, kiện
toàn nội dung giảng dạy và cơ chế quản lý sinh viên, giúp nhà trường đào tạo được
đội ngũ cử nhân điều dưỡng đáp ứng được cả về chất và lượng.

Formatted: Line spacing: 1.5 lines


2
Câu hỏi đặt ra là thực trạng nhu cầu nguồn nhân lực cử nhân điều dưỡng
của khu vực biển đảo miền Bắc hiện nay như thế nào và sự hài lòng của người
sử dụng nhân lực cử nhân điều dưỡng ở mức độ nào?
Để trả lời câu hỏi trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu: “Thực trạng, nhu
cầu và sự hài lòng của người sử dụng nhân lực cử nhân điều dưỡng một số
tỉnh khu vực Biển đảo phía Bắc năm 2013 - 2014” với mục tiêu cụ thể sau:
1. Mô tả thực trạng và nhu cầu nguồn nhân lực cử nhân Điều dưỡng một số
tỉnh khu vực Biển đảo phía Bắc.
2. Khảo sát về sự hài lòng của người sử dụng nhân lực cử nhân Điều dưỡng
một số tỉnh khu vực Biển đảo phía Bắc.



3
Chương 1
TỔNG QUAN
1.1. Mối liên quan giữa nhân lực và các thành phần của hệ thống y tế
1.1.1. Khái niệm:
Có nhiều định nghĩa khác nhau về “nguồn nhân lực”.
Nguồn nhân lực là nguồn lực con người của những tổ chức (với quy mô,
loại hình, chức năng khác nhau) có khả năng và tiềm năng tham gia vào quá
trình phát triển của tổ chức cùng với sự phát triển kinh tế xã hội của quốc gia,
khu vực, thế giới. Cách hiểu này về nguồn nhân lực xuất phát từ quan niệm coi
nguồn nhân lực là nguồn lực với các yếu tố vật chất, tinh thần tạo nên năng lực,
sức mạnh phục vụ cho sự phát triển nói chung của các tổ chức [41] [66].
Nguồn nhân lực là tổng thể các yếu tố bên trong và bên ngoài của mỗi cá
nhân bảo đảm nguồn sáng tạo cùng các nội dung khác cho sự thành công, đạt
được mục tiêu của tổ chức [41] [72].
Năm 2006, WHO đã đưa ra định nghĩa: “Nhân lực y tế bao gồm tất cả
những người tham gia chủ yếu vào các hoạt động nhằm nâng cao sức khoẻ ”.
Theo đó, nhân lực y tế bao gồm những người cung cấp dịch vụ y tế, người làm
công tác quản lý và cả nhân viên giúp việc mà không trực tiếp cung cấp các dịch
vụ y tế. Nó bao gồm CBYT chính thức và cán bộ không chính thức (như tình
nguyện viên xã hội, những người CSSK gia đình, lang y...); kể cả những người
làm việc trong ngành y tế và trong những ngành khác (như quân đội, trường học
hay các doanh nghiệp)[77]
Theo định nghĩa nhân lực y tế của WHO, ở Việt Nam các nhóm đối tượng
được coi là “Nhân lực y tế” sẽ bao gồm các cán bộ, nhân viên y tế thuộc biên
chế và hợp đồng đang làm trong hệ thống y tế công lập (bao gồm cả quân y),
các cơ sở đào tạo và nghiên cứu khoa học y/dược và tất cả những người khác
đang tham gia vào các hoạt động quản lý và cung ứng dịch vụ CSSK nhân dân
(nhân lực y tế tư nhân, các cộng tác viên y tế, lang y và bà đỡ/mụ vườn).
Có hai khái niệm thường được sử dụng khi bàn luận về nguồn nhân lực y tế:



4
- Khái niệm Phát triển nguồn nhân lực liên quan đến cơ chế nhằm phát triển
kỹ năng, kiến thức và năng lực chuyên môn của cá nhân và về mặt tổ chức công
việc[41].
- Khái niệm Quản lý nguồn nhân lực: Theo WPRO, “quản lý nguồn nhân lực là
một quá trình tạo ra môi trường tổ chức thuận lợi và đảm bảo rằng nhân lực
hoàn thành tốt công việc của mình bằng việc sử dụng các chiến lược nhằm xác
định và đạt được sự tối ưu về số lượng, cơ cấu và sự phân bố nguồn nhân lực
với chi phí hiệu quả nhất. Mục đích chung là để có số nhân lực cần thiết, làm
việc tại từng vị trí phù hợp, đúng thời điểm, thực hiện đúng công việc, và được
hỗ trợ chuyên môn phù hợp với mức chi phí hợp lý”[79].
1.1.2. Mối liên quan giữa nguồn nhân lực và các thành phần khác của hệ
thống y tế
Theo WHO, hệ thống y tế có 6 thành phần cơ bản[77]:
a. Nguồn nhân lực y tế được coi là một trong những thành phần cơ bản và quan
trọng nhất của hệ thống. Nguồn nhân lực có mối liên hệ rất chặt chẽ và không
thể thiếu đối với các thành phần khác của hệ thống y tế.
b. Phát triển nguồn nhân lực không chỉ thông qua đào tạo, mà còn phải sử dụng,
quản lý một cách phù hợp để cung cấp hiệu quả các dịch vụ y tế đến người dân.
c. Cần có một mô hình tổ chức và chức năng của các thành phần của hệ thống
cung ứng dịch vụ để biết được nhu cầu về quy mô và cơ cấu nhân lực y tế như
thế nào, ngược lại, hệ thống cung ứng dịch vụ y tế phụ thuộc mật thiết vào mô
hình tổ chức và cơ cấu nhân lực y tế.
d. Hệ thống thông tin y tế cũng phải cung cấp đầy đủ các thông tin cần thiết, tin
cậy cho việc lập kế hoạch và sử dụng nhân lực đáp ứng nhu cầu CSSK của nhân
dân, đồng thời giúp phát hiện những vấn đề của nguồn nhân lực như phân bổ
không hợp lý, năng lực không phù hợp để đáp ứng yêu cầu CSSK từ phía người
dân và cộng đồng, hoặc phát hiện và phân tích tần suất sai sót chuyên môn để

khắc phục.
e. Cung cấp tài chính cho nhân lực y tế cũng phải đảm bảo cho công tác đào tạo


5
mới và đào tạo liên tục CBYT, đủ để trả lương và chính sách khuyến khích ở
mức đảm bảo được cuộc sống cho CBYT, tạo ra động lực khuyến khích CBYT
làm việc có chất lượng và sẵn sàng làm việc ở các miền núi, vùng sâu, vùng xa,
hoặc trong các môi trường, chuyên ngành độc hại, nguy hiểm.
f. Các sản phẩm y tế, vaccin, dược phẩm.
Nhân lực y tế là một trong những nguồn lực, thành phần quan trọng nhất
của hệ thống y tế, bởi vì nhân lực vừa là một trong những nguồn lực quan trọng
và đồng thời quản lí các nguồn lực khác. Nhân lực y tế liên quan trực tiếp đến
sức khỏe, tính mạng của người bệnh, sức khỏe của nhân dân, ảnh hưởng đến
chất lượng cuộc sống và chất lượng nguồn nhân lực để phục vụ công cuộc bảo
vệ và phát triển đất nước. Nếu không quan tâm đúng mức đến phát triển nguồn
nhân lực sẽ dẫn đến lãng phí tất cả các nguồn lực khác và ảnh hưởng đến chất
lượng, hiệu quả hoạt động của ngành y tế [5]. Nghị Quyết 46-NQ/TW ngày
23/2/2005 của Bộ chính trị về “Công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ
nhân dân trong tình hình mới” đã nêu rõ quan điểm chỉ đạo “nghề y là một nghề
đặc biệt,cần được tuyển chọn, đào tạo, sử dụng và đãi ngộ đặc biệt”[1].
- Năm 2006, các nhà lãnh đạo y tế toàn cầu đã có báo cáo y tế phân tích thực
trạng và xây dựng chiến lược toàn cầu về phát triển nhân lực y tế. Tổ chức y tế
Thế giới khu vực Đông Nam Á và khu vực Tây Thái bình dương cũng đã xây
dựng chiến lược phát triển nhân lực y tế cho khu vực [5][79].
- Cũng như nhiều nước[78][79] trên thế giới, Việt Nam hiện nay đang phải đối

Commented [Khue1]: Cần trích dẫn TLTK

mặt với các thách thức về nhân lực y tế như thiếu hụt, mất cân đối về cơ cấu và

phân bố vùng miền [5]... Để phát triển nguồn nhân lực y tế một cách bền vững
trong bối cảnh nền kinh tế, xã hội, và khoa học kỹ thuật phát triển, mô hình bệnh
tật thay đổi, già hóa dân số, y tế tư nhân phát triển, hội nhập quốc tế thì cần phải
có kế hoạch và đầu tư cho nhân lực y tế[5].
Vị trí, vai trò của người Điều dưỡng, hộ sinh từ lâu đã được khẳng định
trong hệ thống nhân lực y tế nước ta. Điều dưỡng đã trở thành một bộ phận
không thể tách rời trong ngành y tế, một chuyên ngành vừa có đông số lượng

Commented [Khue2]: Cần trích dẫn tài liệu tham khảo


6
cán bộ, vừa đóng vai trò quan trọng trong việc chăm sóc và BVSK nhân dân
cùng đội ngũ Y, Bác sỹ.
Hiện nay cả nước có 75891 điều dưỡng, chiếm 45% nhân lực chuyên môn
của ngành y tế[20,23]. Dịch vụ chăm sóc do điều dưỡng cung cấp là một trong
những trụ cột của hệ thống dịch vụ y tế, đóng vai trò rất quan trọng trong việc
nâng cao chất lượng dịch vụ y tế.
Chuyên ngành Điều dưỡng đã và đang phát triển thành một ngành khoa
học đa khoa, có nhiều chuyên khoa sau đại học và song hành phát triển với các
chuyên ngành Y, Dược, Y tế Công cộng trong ngành Y tế. Nghề Điều dưỡng đã
phát triển thành một ngành dịch vụ công cộng thiết yếu, cần cho mọi người, mọi
gia đình. Nhu cầu về dịch vụ chăm sóc có chất lượng ngày càng gia tăng ở mọi
quốc gia, đặc biệt là các quốc gia phát triển, do sự tăng dân số già làm tăng nhu
cầu chăm sóc điều dưỡng tại nhà và tại các cơ sở y tế[29].
Chăm sóc điều dưỡng là một hoạt động nghề nghiệp đòi hỏi có tri thức và
kỹ thuật thành thạo. Điều dưỡng viên cần phải làm việc chủ động, sáng tạo, phải
có kiến thức lẫn kỹ năng, là người cộng sự không thể thiếu được của bác sỹ.
Ngành Điều dưỡng đã tận tụy và sáng tạo trong cấp cứu chiến thương, chăm sóc,
bảo vệ sức khỏe đồng bào, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp giải phóng dân

tộc, thống nhất tổ quốc trước đây cũng như trong công cuộc xây dựng và bảo vệ
đất nước hiện nay[29].
1.2. Vai trò, chức năng và nhiệm vụ của người điều dưỡng
1.2.1. Vai trò của người điều dưỡng
Người chăm sóc:
Chăm sóc là mối quan hệ giữa người với người. Mục tiêu cơ bản của người
điều dưỡng là thúc đẩy sự giao tiếp, hỗ trợ người bệnh bằng hành động và bằng
thái độ biểu thị sự quan tâm đến lợi ích của người bệnh và chấp nhận người bệnh
là một con người.[10] [26]
 Benner & Wrubel: “ Chăm sóc là yếu tố cơ bản để thực hành điều dưỡng
hiệu quả”. Mọi máy móc và kỹ thuật hiện đại không thể thay thế được sự


7
chăm sóc của người điều dưỡng. Chăm sóc là nền tảng của mọi can thiệp
điều dưỡng và là thuộc tính cơ bản của người điều dưỡng.
 Leiningern: Chăm sóc là yếu tố thiết yếu của điều dưỡng, là một nét đặc
biệt và là đắc tính duy nhất của người điều dưỡng: “ Không có sự chữa
bệnh nào mà không có sự chăm sóc những sự chăm sóc có thể diễn ra mà
không có điều trị”.
 Jen Watson: “ Thực hành chăm sóc là hạt nhân của nghề điều dưỡng”,
“chăm sóc và tình cảm tạo ra những năng lượng cơ bản về thể chất và tinh
thần”, “chăm sóc và tình cảm thiết yếu cho sự tồn tại và nuôi dưỡng con
người” (10 giả thuyết về sự chăm sóc).
Người truyền đạt thông tin:
Thông tin có hiệu quả là yếu tố thiết yếu của mọi nghề phục vụ trong đó
có nghề điều dưỡng. Giao tiếp quy định mối quan hệ giữa người bệnh và người
điều dưỡng, giữa người điều dưỡng và đồng nghiệp cũng như các nhân viên y tế
khác [10] [9] [26].
Giao tiếp hỗ trợ cho mọi can thiệp điều dưỡng. Người điều dưỡng thông

tin với đồng nghiệp và các thành viên khác trong nhóm chăm sóc về kế hoạch và
việc thực hiện kế hoạch chăm sóc cho mỗi người bệnh. Mỗi khi thực hiện một
can thiệp về chăm sóc, người điều dưỡng ghi chép vào hồ sơ những nhận xét,
những thủ thuật đã thực hiện cũng như mọi đáp ứng của người bệnh. Người điều
dưỡng thường xuyên giao tiếp cả bằng lời và bằng ngôn ngữ viết mỗi khi bàn
giao ca, chuyển người bệnh tới khoa khác hoặc khi người bệnh ra viện hay
chuyển tới một cơ sở y tế khác. Loại giao tiếp này đòi hỏi phải chính xác và phù
hợp[10] [9] [26].
Người giáo viên:
Nhu cầu giáo dục sức khỏe của người bệnh đối với người điều dưỡng
ngày càng tăng. Ngày nay người ta chú trọng nhiều tới việc nâng cao và duy trì
sức khỏe hơn là chỉ chữa bệnh thuần túy. Người bệnh cần có thêm kiến thức để
tự theo dõi và chăm sóc nhằm rút ngắn ngày nằm viện. Sự gia tăng của các bệnh


8
mạn tính và tật nguyền đòi hỏi người bệnh và gia đình phải có thêm kiến thức và
kỹ năng để tự chăm sóc tại nhà[9].
Quy trình giảng dạy cũng như quy trình điều dưỡng.
Người tư vấn:
Tư vấn là quá trình giúp đỡ người bệnh để nhận biết và đương đầu với
những stress về tâm lý hoặc những vấn đề xã hội, để cải thiện các mối quan hệ
giữa người với người và để thúc đẩy sự phát triển của mỗi người. Tư vấn liên
quan đến sự hỗ trợ về tình cảm, tri thức và tâm lý, giúp người bệnh phát triển
những thái độ, tình cảm và các hành vi mới hơn là thúc đẩy sự phát triển về trí
tuệ, khuyến khích người bệnh tìm kiếm những hành vi thay thế, nhận ra sự lựa
chọn và xây dựng ý thức tự kiểm soát[9] [12] [28]
Tư vấn có thể thực hiện với một cá thể hoặc một nhóm người.
Tư vấn đòi hỏi kỹ năng giao tiếp chữa bệnh.
Người biện hộ cho người bệnh:

Biện hộ nghĩa là hành động thay mặt hoặc bảo vệ quyền lợi cho người
khác, làm thúc đẩy những hành động tốt đẹp nhất cho người bệnh, bảo đảm cho
những nhu cầu của người bệnh được đáp ứng[9].
1.2.2. Chức năng người điều dưỡng
Chức năng chủ động [10] [26]
- Bao gồm những nhiệm vụ chăm sóc cơ bản thuộc phạm vi kiến thức người
điều dưỡng được đào tạo và có khả năng thực hiện chủ động.
- Chức năng chủ động đáp ứng các nhu cầu cơ bản của người bệnh về chăm sóc
toàn diện (chăm sóc cơ bản)
- Theo Virginia Henderson trong cuốn Các nguyên tắc điều dưỡng cơ bản thì
thành phần của chăm sóc cơ bản gồm 14 yếu tố:
a. Đáp ứng các nhu cầu về hô hấp.
b. Giúp đỡ người bệnh về ăn uống, dinh dưỡng.
c. Giúp đỡ người bệnh trong sự bài tiết.
d. Giúp đỡ người bệnh về tư thế, vận động và tập luyện.
e. Đáp ứng nhu cầu ngủ và nghỉ ngơi.


9
f. Giúp người bệnh mặc và thay quần áo.
g. Giúp người bệnh duy trì thân nhiệt.
h. Giúp người bệnh vệ sinh cá nhân hàng ngày.
i. Giúp người bệnh tránh được các nguy hiểm trong khi nằm viện.
j. Giúp người bệnh trong sự giao tiếp.
k. Giúp người bệnh thoải mái về tinh thần, tự do tín ngưỡng.
l. Giúp người bệnh lao động, làm một việc gì đó để tránh mặc cảm là người vô
dụng.
m. Giúp người bệnh trong các hoạt động vui chơi, giải trí.
n. Giúp người bệnh có kiến thức về y học.
- Chính chức năng chủ động đã làm thay đổi chất lượng chăm sóc của người

Điều dưỡng, và đòi hỏi nhà trường phải thay đổi cả phương pháp dạy học cho
Điều dưỡng.
Chức năng thụ động
Chức năng thụ động của người điều dưỡng chính là thực hiện các y lệnh
của thầy thuốc và báo cáo tình trạng người bệnh cho thầy thuốc [10] [26].
Chức năng phối hợp
Người điều dưỡng là người cộng tác với thầy thuốc và cộng tác với các
điều dưỡng viên, kỹ thuật viên khác để hoàn thành nhiệm vụ chăm sóc của
mình[10] [26].
1.2.3. Nhiệm vụ của người điều dưỡng
Thực hành chăm sóc giáo dục sức khoẻ: [10] [26]
- Đón tiếp, giáo dục và tư vấn cho người bệnh, nhân dân đến cơ sở y tế để
khám, chữa bệnh hoặc yêu cầu tư vấn về sức khoẻ.
- Xây dựng và tổ chức thực hiện quy trình điều dưỡng.
- Theo dõi và phát hiện những diễn biến của bệnh, ghi chép đầy đủ vào
phiếu theo dõi và trao đổi với bác sĩ điều trị.
- Thực hiện cấp cứu ban đầu và tham gia cấp cứu người bệnh.


10
- Thực hiện và tổ chức thực hiện y lệnh của thày thuốc, hỗ trợ bác sĩ tiến
hành các thủ thuật điều trị.
- Chăm sóc người bệnh giai đoạn cuối, thực hiện tốt chế độ tử vong.
- Tham gia chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho cộng đồng trong phạm vi
được phân công.
Quản lý điều dưỡng: [10] [26]
- Quản lý buồng bệnh, bệnh nhân, phòng khám nơi làm việc.
- Quản lý trang thiết bị, thuốc, hồ sơ, bệnh án và các tài sản khác.
- Quản lý công tác hành chính tại khoa, phòng, bệnh viện.
- Quản lý, điều hành, và sử dụng nhân lực để chăm sóc, phục vụ người bệnh.

- Điều hành, giám sát các hoạt động điều dưỡng và thực hiện các chế độ
của đơn vị.
Thực hiện công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học: [10] [26]
- Giúp đỡ đồng nghiệp, tham gia đào tạo, huấn luyện cán bộ, nhân viên y
tế: hướng dẫn nhân viên mới, học sinh... lập và thực hiện kế hoạch chăm sóc
toàn diện và các kỹ thuật chăm sóc người bệnh; phổ biến kiến thức về phòng và
chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho học sinh, ngưòi bệnh và gia đình người bệnh.
- Tham gia nghiên cứu về điều dưỡng và các nghiên cứu khoa học khác.
- Tham dự các lớp đào tạo liên tục, nâng cao trình độ chuyên môn để nâng
cao nghiệp vụ.
1.2.4. Yêu cầu phẩm chất của người điều dưỡng
Các phẩm chất đạo đức [7] [11] [27]
- Ý thức trách nhiệm cao: đối tượng phục vụ của người điều dưỡng là người
bệnh. Mọi sự sơ suất, cẩu thả đều có thể gây hậu quả làm tổn hại tới cuộc sống
của con người.
- Lòng trung thực vô hạn: càng trung thực càng có nhiều lòng tin của người
bệnh, của đồng nghiệp.
- Sự ân cần và cảm thông sâu sắc: sự ân cần không chỉ lầ sự dồng cảm mà còn là
khả năng cảm thụ nỗi đau của người bệnh như nỗi đau của chính mình. Sự ân


11
cần và lòng tốt không được biến thành tình cảm làm trở ngại đến công việc của
người thầy thuốc.
- Tính mềm mỏng và có nguyên tắc: người điều dưỡng cần có tính cách dễ gần,
chan hoà nhưng đồng thời biết yêu cầu cao và có nguyên tắc. Sự khô khan quá
độ, sự thiếu cởi mở, tính cau có hoặc sự đùa cợt không đúng chỗ, hay tiếp xúc
xuồng xã sẽ làm cho người điều dưỡng dễ bị mất uy tín trước người bệnh.
- Tính khẩn trương và tự tin: điều dưỡng có nhiệm vụ đấu tranh cho sự sống của
con người. Trong nhiều trường hợp, khoảng cách giữa cái sống và cái chết của

người bệnh rất gần, sự chậm trễ có thể đưa đến mất cơ hội cứu sống người bệnh.
Vì vậy tính khẩn trương là một yêu cầu về phẩm chất nghề nghiệp của người
điều dưỡng. Tuy nhiên sự khẩn trương không được tỏ ra vội vàng, hấp tấp mà
phải tự tin và bình tĩnh.
- Lòng say mê nghề nghiệp: là yếu tố thúc đẩy người điều dưỡng vượt qua mọi
khó khăn để làm tốt trách nhiệm của mình, giúp người điều dưỡng vươn lên
trong lao động, học tập, nghiên cứu...
Các phẩm chất mỹ học [7] [11] [27]
- Biểu hiện bên ngoài của người cán bộ y tế có ảnh hưởng lớn đến bầu không khí
đạo đức trong cơ quan cũng như đối với người bệnh, điều đó thể hiện ở:
+ Sự tươm tất (gọn gàng, sạch sẽ...).
+ Tính đúng mực
+ Vẻ bên ngoài tề chỉnh.
+ Không có tật xấu.
Các phẩm chất về trí tuệ [7] [11] [27]
- Có khả năng quan sát và đánh giá người bệnh: khả năng phát hiện nhu cầu của
người bệnh và lập kế hoạch chăm sóc.
- Có kỹ năng thành thạo trong chăm sóc người bệnh.
- Có khả năng nghiên cứu và cải tiến.
- Khôn ngoan trong công tác.


12
1.3. Hiện trạng nhân lực Điều dưỡng ở Việt Nam
1.3.1. Hiện trạng nhân lực Điều dưỡng
Năm 2003, có 241,498 cán bộ y tế trong toàn bộ hệ thống y tế, đến năm
2009 tăng lên 301,980 người [14].
Theo Niên giám Thống kê 2009 do Bộ Y tế xuất bản (trang 49) [23], số
lượng Bác sĩ (Bác sĩ, Tiến sĩ, Phó Tiến sĩ, Thạc sĩ) của cả nước là 56.661 người
và số lượng điều dưỡng là 75.891 người [gồm điều dưỡng Đại học: 2.736 người

(chiếm 3,6%), điều dưỡng Trung học: 64.901 người (chiếm 85%) và điều dưỡng
sơ học: 8.254 người (chiếm 10,8%)]. Tính ra, tỷ lệ Bác sĩ/ điều dưỡng năm 2009
là 1/ 1,33[23]. Theo Niên giám Thống kê Y tế năm 2010 do Bộ Y tế xuất bản
(trang 51), số lượng Bác sĩ (Bác sĩ, Tiến sĩ, Phó Tiến sĩ, Thạc sĩ) của cả nước là
62.555 người (tăng hơn năm 2009 là 5.894 người); và số lượng điều dưỡng là
81.248 người (tăng hơn 2009 là 5.357 người. Tính ra, tỷ lệ Bác sĩ/ điều dưỡng
năm 2010 là 1/ 1,29 [25]. Như vậy, năm 2010 so với năm 2009 về số lượng điều
dưỡng của nước ta thì tăng nhưng về tỉ lệ Bác sĩ/ Điều dưỡng thì giảm
Tuy số nhân lực y tế tăng hàng năm là khá rõ ràng nhưng so với mức tăng
dân số vẫn không theo kịp, làm cho tỷ số nhân lực y tế/10.000 dân vào năm
2009 vẫn thấp hơn so với cách đây hơn 20 năm.[6]
2
Việt Nam

1.5

Khu vực

1
0.5
0
Bác sỹ

Điều dưỡng

Hộ sinh

Dược sỹ

Hình 1.1: So sánh nhân lực y tế Việt Nam với chỉ số chung trong Khu vực (Tính

theo 10000 dân; Báo cáo của Tổ chức y tế thế giới năm 2006)


13
Tỷ lệ bác sỹ, điều dưỡng, dược sỹ trên 10.000 dân của Việt Nam (không
tính số nhân lực hoạt động dân số) còn rất thấp so với số liệu chung của khu vực
và một số nước châu Á, đặc biệt là số điều dưỡng theo dân số còn quá thấp[77].
Nhìn chung nhân lực y tế được bao phủ khắp mọi nơi, kể cả miền núi, vùng
sâu, vùng xa , biên giới, hải đảo. Hệ thống y tế được tổ chức rộng rãi từ tuyến
trung ương đến tỉnh, huyện, xã và thôn bản. Tuy nhiên số lượng, cơ cấu nhân lực
phân bố ở các tuyến, vùng miền có sự khác nhau[4].
Phân bổ nhân lực y tế theo tuyến y tế: Số lượng cán bộ y tế ở tuyến trung
ương chiếm khoảng 4%, tuyến tỉnh chiếm tỉ lệ cao nhất là 40%, tuyến huyện
chiếm 32% và tuyến xã là 24%[14].
Các đơn vị KCB tuyến tỉnh, thành phố: Cho tới ngày 31 tháng 12 năm 2008,
tổng số giường bệnh ở tuyến tỉnh, thành phố là 91.652 với tổng số nhân lực là
85.489. Trong đó, tổng số bác sĩ là 17.397, số dược sĩ đại học là 769 và điều
dưỡng là 29.875 (Chi tiết xin xem bảng dưới đây). Tỷ lệ bác sĩ trên một giường
bệnh đạt 0,19; tỷ lệ dược sĩ/bác sĩ là 0,04; tỷ lệ điều dưỡng/bác sĩ: 1,72.[20]
Bảng 1.1: Nhân lực KCB tuyến tỉnh, thành phố
Bác sĩ

Dược sĩ

Điều dưỡng

Tổng số

17.397


769

29.857

Nữ

6.834

Tiến sĩ

141

2

ThS

1.902

47

CKII

982

4

CKI

6.465


101

Đại học

987

Cao đẳng

1.201

Trung cấp

25.872

Các đơn vị KCB tuyến huyện: Theo số liệu đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2008,
tổng số cả nước có 682 huyện, quận. Trong đó, có 540 bệnh viện huyện, 142


14
trung tâm y tế huyện. Tổng số giường bệnh là 59.010 với tổng số nhân lực
45.401 người. Tỷ lệ bác sĩ/giường bệnh là 0,18; tỷ lệ dược sĩ đại học/bác sĩ: 0,05
và tỷ lệ điều dưỡng/bác sĩ: 1,47[20].
Bảng 1.2: Nhân lực KCB tuyến huyện
Bác sĩ

Dược sĩ

Điều dưỡng

Tổng số


8.857

455

13.053

ThS

176

3

CKII

75

CKI

2.978

58

Đại học

249

Cao đẳng

536


Trung cấp

11.058

Hiện nay cả nước có 75891 điều dưỡng, chiếm 45% nhân lực chuyên môn
của ngành y tế [20]. Dịch vụ chăm sóc do điều dưỡng cung cấp là một trong
những trụ cột của hệ thống dịch vụ y tế, đóng vai trò rất quan trọng trong việc
nâng cao chất lượng dịch vụ y tế. Được sự quan tâm của Bộ Y tế, ngành Điều
dưỡng đã có sự phát triển nhanh chóng trên các lĩnh vực :
- Thiết lập hệ thống quản lý điều dưỡng từ Bộ y tế đến các Sở Y tế và các bệnh
viện và hệ thống tổ chức Hội Điều dưỡng ở các cấp đã phối hợp song hành, hỗ
trợ lẫn nhau và cùng phát huy hiệu quả. Hệ thống Điều dưỡng trưởng đã phát
huy được vai trò quản lý chăm sóc và tham gia xây dựng các chính sách liên
quan đến công tác điều dưỡng trong chăm sóc người bệnh. Vị trí và vai trò của
Điều dưỡng trưởng được khẳng định [56].
- Điều dưỡng đã trở thành một ngành học với nhiều cấp trình độ, từ trung cấp
lên cao đẳng, đại học điều dưỡng và thạc sỹ điều dưỡng. Hệ thống đào tạo điều
dưỡng đến nay đã có nhiều cơ sở đào tạo, trong đó có các cơ sở đào tạo cao
đẳng, đại học và sau đại học[5].


15
- Các chính sách về điều dưỡng viên và các chuẩn mực hành nghề điều dưỡng
đang được bổ sung, hoàn thiện: Bộ Y tế đã ban hành các văn bản quy phạm pháp
luật, hướng dẫn quốc gia về thực hành chăm sóc Điều dưỡng, Nhà nước đã có
quyết định công nhận danh hiệu Thầy thuốc ưu tú, Thầy thuốc nhân dân cho
Điều dưỡng, Hộ sinh. Với chính sách hiện hành đã mở ra tương lai cho ngành
Điều dưỡng phát triển và người Điều dưỡng có thể yên tâm phấn đấu và tiến bộ
trong nghề nghiệp[51].

- Chất lượng chăm sóc người bệnh đã có nhiều chuyển biến rõ rệt thông qua việc
đổi mới các mô hình phân công chăm sóc, tổ chức chăm sóc người bệnh toàn
diện, chuẩn hóa các kỹ thuật điều dưỡng. Vai trò và vị thế nghề nghiệp của điều
dưỡng viên đã có những thay đổi cơ bản[29, 31].
Tuy nhiên ngành Điều dưỡng đang đứng trước nhiều thách thức của sự phát
triển: Thiếu đội ngũ giáo viên và thiếu chuyên gia đầu ngành về điều dưỡng nên
phải sử dụng tới gần 70% đội ngũ giáo viên giảng dạy Điều dưỡng là Bác sỹ,
khoa học Điều dưỡng chưa phát triển kịp với những tiến bộ của Điều dưỡng thế
giới trong đào tạo Điều dưỡng, người Điều dưỡng chưa được đào tạo để thực
hiện thiên chức chăm sóc mang tính chủ động và chuyên nghiệp, nguồn nhân lực
điều dưỡng mất cân đối về cơ cấu dẫn đến sử dụng chưa phân biệt rõ trình độ
đào tạo, kỹ năng, kỹ xảo; vị thế và hình ảnh người điều dưỡng trong xã hội tuy
đã có những thay đổi nhưng chưa được định hình rõ ràng[56].
1.3.2. Đào tạo nhân lực Điều dưỡng tại Việt Nam
Xuất phát từ nhu cầu chăm sóc người bệnh, Bộ Y tế đã quy định các cơ sở y
tế, các Viện có giường bệnh, các bệnh viện, các Trung tâm y tế có từ 150 giường
bệnh trở lên thì có trưởng phòng Điều dưỡng, Điều dưỡng trưởng bệnh viện và
Điều dưỡng trưởng khoa phải có trình độ đại học[51].
Hiện tại nước ta có 64 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương với 960 bệnh
viện thuộc hệ thống nhà nước và tư nhân cấp huyện trở lên. Nếu mỗi sở y tế
bình quân cần 3 điều dưỡng viên trình độ đại học và mỗi bệnh viện cần bình
quân 12 điều dưỡng viên có trình độ đại học để bố trí giữ các chức vụ Điều
dưỡng trưỡng của Sở, Bệnh viện và Khoa thì cần phải có 15000 Điều dưỡng đại


16
học mới đáp ứng được nhu cầu, đó là chưa kể nhu cầu phải đào tạo nâng cao
trình độ đội ngũ Điều dưỡng viên để đáp ứng yêu cầu chăm sóc người bệnh và
sử dụng trang thiết bị khám chữa bệnh hiện đại [56].
Ngoài ra nước ta cần chuẩn bị đội ngũ giảng viên là điều dưỡng để giảng

dạy trong các trường điều dưỡng hiện nay và tương lai. Như vậy nguồn nhân lực
điều dưỡng của nước ta vừa thiếu về số lượng, vừa yếu về chất lượng mặc dù
trong những năm vừa qua các trường đào tạo Y Dược có rất nhiều cố gắng hoàn
thành nhiệm vụ đào tạo của mình[56].
Công tác đào tạo bồi dưỡng Điều dưỡng của nước ta đang đứng trước
những yêu cầu và đòi hỏi phải được đổi mới, mà thực chất là cần có sự đột phá
để có thể đáp ứng được nhu cầu chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân ngày càng
tốt hơn, hoàn hảo hơn. Đồng thời chỉ có thể thông qua công tác đào tạo và bồi
dưỡng cán bộ mới tạo nên động lực thúc đẩy ngành Điều dưỡng nước nhà đuổi
kịp và hội nhập với các nước trong khu vực và thế giới[56].
Yêu cầu đòi hỏi tăng tính chuyên nghiệp và chuyên khoa của Điều dưỡng
viên, tăng cường số lượng điều dưỡng viên có trình độ cao đẳng trở thành một
lực lượng chính trong cơ cấu nguồn nhân lực Điều dưỡng, Điều dưỡng viên có
trình độ đại học và sau đại học sẽ có mặt một cách phổ cập ở các tuyến y tế
trung ương, tuyến tỉnh, thành phố là một tất yếu khách quan[21][29].
Chưa có sự gắn kết chặt chẽ giữa đào tạo và tuyển dụng: Quy mô đào tạo tăng
lên, số lượng sinh viên ra trường tăng lên, nhưng chỉ tiêu biên chế để tuyển dụng
vào một số đơn vị y tế công lập lại hạn chế. Một số đơn vị y tế ở các vùng và
lĩnh vực khó khăn hiện rất thiếu cán bộ và còn nhiều biên chế nhưng không
tuyển được nhân lực[5].
Các vùng biển đảo và ven biển nước ta có dân cư tập trung đông, với dân số
vào khoảng 30 triệu người chiếm 34,6% dân số cả nước[23]. Mật độ dân số
vùng ven biển hải đảo là 373 người/km2, gấp 1,5 lần toàn quốc[23]. Tuy nhiên
chưa có đánh giá nào cụ thể về việc phân bố và phát triển nguồn lực nhân lực y
tế tại các khu vực các tỉnh ven biển và hải đảo tương xứng với quy mô dân số
phục vụ. Hơn thế, đặc trưng điều kiện kinh tế - văn hoá - xã hội, hành vi chăm


×