Tải bản đầy đủ (.doc) (144 trang)

nâng cao bản lĩnh chính trị và trình độ trí tuệ của đội ngũ cán bộ chủ chốt hệ thống chính trị xã, thị trấn của tỉnh cà mau trong giai đoạn hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (777.36 KB, 144 trang )

học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh

đỗ trung tín

nâng cao bản lĩnh chính trị và trình độ
trí tuệ của đội ngũ cán bộ chủ chốt hệ
thống chính trị xã, thị trấn của tỉnh cà
mau trong giai đoạn hiện nay
Chuyên ngành
Mã số

: Xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam
: 60 31 23

luận văn thạc sĩ khoa học chính trị
Ngời hớng dẫn khoa học: PGS,ts đỗ ngọc ninh

hà nội - 2009


1

Lời cam đoan

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên
cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả trình bày
trong luận văn là hoàn toàn trung thực. Kết luận
khoa học của luận văn cha từng đợc công bố trong
bất cứ công trình khoa học nào.
Tác giả luận văn


Đỗ Trung Tín


2

mục lục

Trang

1

Mở đầu

Chơng 1: Bản lĩnh chính trị và trình độ trí tuệ của đội
ngũ cán bộ chủ chốt hệ thống chính trị xã,
thị trấn ở tỉnh cà mau những vấn đề lý
luận và thực tiễn

1.1. Xã, thị trấn và đội ngũ cán bộ chủ chốt hệ thống chính
trị xã, thị trấn của tỉnh Cà Mau
1.2. Bản lĩnh chính trị và trình độ trí tuệ của đội ngũ cán bộ
chủ chốt hệ thống chính trị xã, thị trấn của tỉnh Quan
niệm, những yếu tố cấu thành, vai trò và tiêu chí đánh giá
Chơng 2:

8
8
25

nâng cao Bản lĩnh chính trị và trình độ trí

tuệ của đội ngũ cán bộ chủ chốt hệ thống
chính trị xã, thị trấn của tỉnh cà mau trong
thời gian qua thực trạng, nguyên nhân và
kinh nghiệm

45

2.1. Thực trạng hoạt động nâng cao bản lĩnh chính trị và trình
độ trí tuệ của đội ngũ cán bộ chủ chốt hệ thống chính trị
xã, thị trấn của tỉnh
2.2. Nguyên nhân, kinh nghiệm

45
71

Chơng 3:

Phơng hớng và những giải pháp chủ yếu tiếp
tục nâng cao bản lĩnh chính trị và trình độ
trí tuệ của đội ngũ cán bộ chủ chốt hệ
thống chính trị xã, thị trấn của tỉnh Cà Mau
đến năm 2015

3.1. Dự báo thuận lợi, khó khăn, thách thức và mục tiêu, phơng hớng tiếp tục nâng cao bản lĩnh chính trị và trình độ
trí tuệ của đội ngũ cán bộ chủ chốt hệ thống chính trị tại
xã, thị trấn
3.2. Những giải pháp chủ yếu tiếp tục nâng cao bản lĩnh chính
trị và trình độ trí tuệ của đội ngũ cán bộ chủ chốt hệ
thống chính trị xã, thị trấn
Kết luận


79

79
86
109


3
Danh môc tµi liÖu tham kh¶o
Phô lôc

112
118


4

Những chữ viết tắt trong luận văn
BCH

:

Ban Chấp hành

BLCT

:

Bn lnh chớnh tr


CBCC

:

Cán bộ chủ chốt

CNH, HĐH

:

Công nghiệp hoá, hiện đại hoá

CNXH

:

Chủ nghĩa xã hội

HĐND

:

Hội đồng nhân dân

HTCT

:

Hệ thống chính trị


KHKT

:

Khoa học kỹ thuật

MTTQ

:

Mặt trận Tổ quốc

Nxb

:

Nhà xuất bản

TĐTT

:

Trình độ trí tuệ

UBND

:

Uỷ ban nhân dân


UBMTTQ

:

Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc

XHCN

:

Xã hội chủ nghĩa

M U


5
1. Tính cấp thiết của đề tài
Để luôn xứng đáng với vị trí, vai trò và trọng trách là đội tiên phong của
giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của
dân tộc Việt Nam; đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, của nhân
dân lao động và của dân tộc, Đảng ta khẳng định nhiệm vụ quan trọng hàng đầu
trong việc xây dựng, chỉnh đốn Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến
đấu của Đảng là: “Nâng cao bản lĩnh chính trị và TĐTT của Đảng” [21, tr.131].
Hiện nay, Đảng ta đang lãnh đạo công cuộc đổi mới đất nước, đẩy
mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá (CNH, HĐH) với tốc độ và quy mô lớn hơn
để “sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển; tạo nền tảng để đến năm
2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp hiện đại” [21, tr.76].
Nhận thức đầy đủ và sâu sắc trọng trách trước đất nước, trước dân tộc,
tại Đại hội X, Đảng ta khẳng định:

Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, phát
huy sức mạnh toàn dân tộc, đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới,
huy động và sử dụng tốt mọi nguồn lực cho công nghiệp hoá, hiện
đại hoá đất nước; phát triển văn hoá; thực hiện tiến bộ và công bằng
xã hội; tăng cường quốc phòng và an ninh, mở rộng quan hệ đối
ngoại; chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế; giữ vững ổn
định chính trị - xã hội [21, tr.76].
Để thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ đó, Đảng và hệ thống chính trị (HTCT)
từ Trung ương đến cơ sở phải được xây dựng thật sự vững mạnh. Điều này phụ
thuộc và được quyết định chủ yếu bởi các cấp uỷ đảng và đội ngũ cán bộ chủ
chốt (CBCC) của HTCT. Trong đó, đội ngũ CBCC HTCT xã, thị trấn có vai trò
đặc biệt quan trọng.
Ở tất cả các giai đoạn cách mạng, Đảng ta đều đã quán triệt sâu sắc tư
tưởng Hồ Chí Minh: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc” [35, tr.269].


6
Trước tình hình và nhiệm vụ mới của đất nước, đòi hỏi Đảng ta phải
tiếp tục đổi mới, xây dựng và chỉnh đốn Đảng trong sạch, vững mạnh, nâng
cao năng lực lãnh đạo (NLLĐ) và sức chiến đấu (SCĐ) của Đảng đáp ứng yêu
cầu, nhiệm vụ mới; đây là vấn đề có ý nghĩa sống còn đối với Đảng và chế độ ta.
HTCT ở nước ta gồm 4 cấp, tương ứng theo đó có 4 cấp cán bộ: cán bộ
Trung ương; cán bộ tỉnh, thành phố và tương đương; cán bộ quận, huyện và
cán bộ cơ sở. Đội ngũ cán bộ ở mỗi cấp có vị trí, vai trò và tầm quan trọng
khác nhau. Song, có hai cấp cần quan tâm hơn: Thứ nhất, cấp Trung ương có
vai trò chiến lược, nơi trực tiếp đề ra cương lĩnh, đường lối, nghị quyết và chỉ
đạo thực hiện. Thứ hai, cấp cơ sở là nền tảng của cả HTCT, trực tiếp thực
hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, chỉ
thị, nghị quyết của các cấp. Xuất phát từ vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ
của cấp cơ sở mà đội ngũ CBCC HTCT cơ sở có vị trí, vai trò đặc biệt quan

trọng. Họ là những người gần dân nhất, trực tiếp tổ chức thực hiện đường lối,
chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước; là nhân tố quyết định việc hiện
thực hoá sự lãnh đạo, quản lý của Đảng và Nhà nước về mọi mặt đời sống xã
hội ở cơ sở.
Để mọi hoạt động ở cơ sở theo đúng đường lối, quan điểm của Đảng và
đạt hiệu quả cao, đòi hỏi đội ngũ CBCC HTCT cơ sở phải có bản lĩnh chính
trị (BLCT) vững vàng và có trình độ trí tuệ (TĐTT) khá toàn diện đến mức
cần thiết. Nhất là trong điều kiện hiện nay, thể chế kinh tế thị trường (KTTT)
định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN) ở nước ta được xác lập, chúng ta chủ
động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, nhiều vấn đề mới nảy sinh tại cơ
sở, có cả mặt tích cực và tiêu cực đan xen, đòi hỏi phải được giải quyết đúng
đắn, kịp thời. Vì thế, nâng cao BLCT và TĐTT của đội ngũ cán bộ này hiện
nay thực sự là vấn đề rất cần thiết và cấp bách.
Qua hơn 22 năm đổi mới, đội ngũ cán bộ HTCT của tỉnh Cà Mau, trong
đó có đội ngũ CBCC HTCT xã, thị trấn đã có bước trưởng thành đáng kể:


7
trình độ học vấn, trình độ lý luận chính trị, chuyên môn nghiệp vụ và năng lực
quản lý, lãnh đạo được nâng lên một bước. Đại bộ phận cán bộ nhất trí cao
với đường lối đổi mới của Đảng; tích cực thực hiện đường lối đổi mới, góp
phần tạo nên những thành tựu quan trọng của tỉnh trong thời gian qua.
Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận CBCC HTCT xã, thị trấn bộc lộ những
mặt hạn chế, yếu kém: suy thoái về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống;
nhận thức mơ hồ về chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; hoài nghi
công cuộc đổi mới và con đường XHCN; quan liêu, tham nhũng, lãng phí có
chiều hướng gia tăng. Một số CBCC HTCT xã, thị trấn không nghiêm túc tự
phê bình và phê bình, tính chiến đấu giảm sút, năng lực lãnh đạo, quản lý còn
nhiều hạn chế, nhất là quản lý kinh tế - xã hội; giải quyết những vấn đề nảy
sinh ở cơ sở chưa tốt gây phức tạp, có nơi trở thành điểm nóng. Nhiều cán bộ

lười học, lười nghiên cứu, một số học lướt, học dối để có bằng cấp. Khá nhiều
cán bộ chỉ có trình độ học vấn Trung học cơ sở, trình độ lý luận chính trị,
chuyên môn nghiệp vụ, tin học, ngoại ngữ còn nhiều hạn chế, bất cập. Đội
ngũ cán bộ này đang đứng trước tình trạng hụt hẫng về mọi mặt. Đây là vấn
đề bức xúc, cần thiết phải được tập trung khắc phục để trong thời gian tới có
được đội ngũ CBCC HTCT xã, thị trấn có BLCT và TĐTT cao hơn, đủ sức
lãnh đạo thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị ở xã, thị trấn của tỉnh. Việc
nghiên cứu tìm giải pháp khả thi nâng cao BLCT và TĐTT của đội ngũ
CBCC HTCT xã, thị trấn của tỉnh thực sự là vấn đề rất cần thiết và cấp bách.
Là một cán bộ có nhiều năm công tác ở xã và huyện, được học tập một
cách cơ bản, có hệ thống lý luận xây dựng Đảng, tôi luôn trăn trở và xác định
trách nhiệm của mình, đồng thời có nguyện vọng góp phần thực hiện nhiệm
vụ cấp bách và cần thiết nêu trên. Vì thế, tôi quyết định chọn vấn đề: “Nâng
cao bản lĩnh chính trị và trình độ trí tuệ của đội ngũ cán bộ chủ chốt hệ
thống chính trị xã, thị trấn của tỉnh Cà Mau trong giai đoạn hiện nay” làm
đề tài luận văn Thạc sĩ, chuyên ngành xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam.


8
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Do vị trí, vai trò tầm quan trọng của BLCT và TĐTT của Đảng, của đội
ngũ cán bộ, đảng viên nên vấn đề này đã được khá nhiều nhà khoa học; các cơ
quan, đơn vị; các cán bộ hoạt động thực tiễn quan tâm nghiên cứu và đã đạt
được kết quả to lớn. Từ Đại hội X đến nay, Đảng ta luôn khẳng định: nâng
cao BLCT và TĐTT của Đảng là giải pháp quan trọng hàng đầu để nâng cao
năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ
trong tình hình mới, cho nên vấn đề này càng được các nhà khoa học quan
tâm hơn. Kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học đã được công bố
trên các sách, báo, tạp chí.
* Sách, đề tài khoa học

- Phạm Ngọc Quang, “Hồ Chí Minh với việc xây dựng Đảng ta về trí
tuệ”; Nxb CTQG, Hà Nội, 1994.
- PGS, TS Tô Huy Rứa - PGS, TS Trần Khắc Việt (đồng chủ biên); “Làm
người cộng sản trong giai đoạn hiện nay”, Nxb CTQG, Hà Nội, 2003, trong đó
có một phần về xây dựng đội ngũ đảng viên về BLCT và trình độ mọi mặt.
- Nâng tầm tư tưởng và trí tuệ của Đảng đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp
công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; Đề tài khoa học cấp Nhà nước mã số
KX.03.03 do TS Nguyễn Văn Hoà làm chủ nhiệm (2005) đã nghiệm thu.
- Nâng cao bản lĩnh chính trị và trình độ trí tuệ của Đảng trong giai
đoạn hiện nay, Kỷ yếu Hội thảo khoa học do Viện Xây dựng Đảng, Học viện
Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức (2007).
- “Bản lĩnh chính trị của đội ngũ cán bộ khoa học Viện Khoa học xã
hội Việt Nam”, Luận văn thạc sĩ của Nguyễn Thị Tố Uyên, (2008), bảo vệ tại
Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh.
* Các bài đăng trên các báo, tạp chí
- Văn Quân; “Bản lĩnh chính trị của thanh niên trí thức” (2005), Diễn
đàn các trường Đại học ở Hà Nội.


9
- Đinh Xuân Lâm, Bùi Đình Phong, “Cuộc hành trình của trí tuệ và
bản lĩnh Đảng ta”; Tạp chí Thông tin khoa học xã hội số 1/2005.
- Trần Thị Anh Đào; “Giữ vững và nâng cao Bản lĩnh chính trị của cán
bộ, đảng viên”; Tạp chí Báo chí và Tuyên truyền; số 6/2005.
- PGS, TS Đỗ Ngọc Ninh, “Không ngừng rèn luyện bản lĩnh chính trị
và trí tuệ cho đội ngũ cán bộ, đảng viên nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo và
sức chiến đấu của Đảng”; Tạp chí Công an Nhân dân, số 10/2006.
- Nguyễn Minh Triết, “Bản lĩnh chính trị sẽ vượt qua thách thức”’
VietNam Net, ngày 29/1/2007.
- Nguyễn Minh Triết; “Bản lĩnh và trí tuệ giải quyết sự thành công”,

Nhật báo Sài Gòn Giải phóng điện tử, ngày 25/3/2007.
- Một số luận văn, luận án về cán bộ và công tác cán bộ đối với đội ngũ
CBCC HTCT xã, phường, thị trấn cũng đã đề cập đến BLCT và TĐTT của
cán bộ cơ sở.
Từ mục đích, nhiệm vụ và yêu cầu khác nhau, các công trình khoa học nêu
trên đã đạt kết quả to lớn. Tuy nhiên, đến nay chưa có công trình khoa học nào
nghiên cứu một cách toàn diện về nâng cao BLCT và TĐTT của đội ngũ CBCC
HTCT xã, thị trấn của tỉnh Cà Mau trong giai đoạn hiện nay.
3. Mục đích, nhiệm vụ của luận văn
3.1. Mục đích
Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về BLCT, TĐTT và
nâng cao BLCT, TĐTT của đội ngũ CBCC HTCT xã, thị trấn của tỉnh, luận văn
đề xuất phương hướng và những giải pháp chủ yếu tiếp tục nâng cao BLCT,
TĐTT của đội ngũ cán bộ này đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị của địa
phương đến năm 2015.
3.2. Nhiệm vụ
- Làm rõ một số quan niệm, khái niệm và những vấn đề lý luận liên
quan đến đề tài luận văn như: vị trí, vai trò các xã, thị trấn của tỉnh Cà Mau;


10
quan niệm về CBCC HTCT xã, thị trấn và vai trò của họ; quan niệm về BLCT
và TĐTT của đội ngũ CBCC HTCT xã, thị trấn của tỉnh Cà Mau; quan niệm về
nâng cao BLCT và TĐTT của đội ngũ CBCC HTCT xã, thị trấn của tỉnh; tiêu
chí đánh giá hoạt động nâng cao BLCT, TĐTT của đội ngũ cán bộ này.
- Khảo sát đánh giá thực trạng BLCT, TĐTT của đội ngũ CBCC HTCT
xã, thị trấn và thực trạng hoạt động nâng cao BLCT, TĐTT của họ trong thời
gian qua, chỉ ra ưu, khuyết điểm, nguyên nhân và những kinh nghiệm.
- Đề xuất phương hướng, những giải pháp chủ yếu, khả thi tiếp tục nâng cao
BLCT và TĐTT của đội ngũ CBCC HTCT xã, thị trấn của tỉnh đến năm 2015.

4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của luận văn
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu BLCT, TĐTT và việc nâng cao BLCT và TĐTT của
đội ngũ CBCC HTCT xã, thị trấn của tỉnh Cà Mau, đề xuất các giải pháp tiếp tục
nâng cao BLCT và TĐTT của đội ngũ cán bộ này trong những năm tới.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Luận văn nghiên cứu những CBCC đương chức của HTCT xã, thị trấn
và những cán bộ dự nguồn của các chức danh đó, gồm các chức danh CBCC
của tổ chức cơ sở đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân
dân xã, thị trấn thuộc HTCT.
- Thời gian nghiên cứu khảo sát thực tiễn chủ yếu từ sau Đại hội XII
Đảng bộ tỉnh Cà Mau và Đại hội IX của Đảng đến nay. Phương hướng và các
giải pháp đề cập trong luận văn có giá trị đến năm 2015.
5. Cơ sở lý luận thực tiễn và phương pháp nghiên cứu của luận văn
5.1. Cơ sở lý luận
Luận văn được thực hiện trên cơ sở những quan điểm cơ bản của chủ
nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và những quan điểm đổi mới của
Đảng ta về cán bộ nói chung và cán bộ lãnh đạo chủ chốt HTCT cơ sở nói
riêng, được thể hiện qua các văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, VII,


11
VIII, IX, X và các nghị quyết, chỉ thị của Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung
ương như: Nghị quyết Trung ương ba (khoá VII) về một số nhiệm vụ đổi mới
và chỉnh đốn Đảng; Nghị quyết Trung ương sáu lần 2 (khoá VIII) về một số vấn
đề cơ bản và cấp bách trong công tác xây dựng Đảng hiện nay; Nghị quyết
Trung ương năm (khoá IX) về đổi mới và nâng cao chất lượng HTCT ở cơ sở
xã, phường, thị trấn; Nghị quyết Trung ương sáu (khoá X) về nâng cao NLLĐ và
SCĐ của tổ chức cơ sở đảng và chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên; …
Cơ sở thực tiễn của luận văn là thực trạng BLCT, TĐTT và hoạt động

nâng cao BLCT, TĐTT của đội ngũ CBCC HTCT xã, thị trấn của tỉnh thời
gian qua; các báo cáo tổng kết về cán bộ, công tác cán bộ của các cấp uỷ đảng
xã, thị trấn, huyện và tỉnh Cà Mau.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp duy vật biện chứng, coi
trọng việc kết hợp các phương pháp: tổng kết thực tiễn, lịch sử và lôgíc, thống
kê, phân tích và tổng hợp, trao đổi toạ đàm với cán bộ hoạt động thực tiễn.
6. Những đóng góp của luận văn
- Quan niệm về BLCT, TĐTT và nâng cao BLCT, TĐTT của đội ngũ
CBCC HTCT xã, thị trấn của tỉnh Cà Mau.
- Những kinh nghiệm về nâng cao BLCT của đội ngũ CBCC HTCT xã,
thị trấn của tỉnh trong thời gian qua.
- Những giải pháp chủ yếu, khả thi tiếp tục nâng cao BLCT và TĐTT
của đội ngũ CBCC HTCT xã, thị trấn trong những năm tới.
- Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể được dùng làm tài liệu tham
khảo trong quá trình nâng cao BLCT và TĐTT của đội ngũ CBCC HTCT xã,
thị trấn của tỉnh. Kết quả nghiên cứu của luận văn còn có thể được dùng làm
tài liệu tham khảo phục vụ học tập, giảng dạy tại Trường Chính trị các tỉnh
đồng bằng sông Cửu Long.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
luận văn gồm 3 chương, 6 tiết.


12
Chương 1
BẢN LĨNH CHÍNH TRỊ VÀ TRÌNH ĐỘ TRÍ TUỆ CỦA ĐỘI NGŨ
CÁN BỘ CHỦ CHỐT HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ XÃ, THỊ TRẤN CỦA
TỈNH CÀ MAU - NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. XÃ, THỊ TRẤN VÀ ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CHỦ CHỐT HỆ THỐNG

CHÍNH TRỊ XÃ, THỊ TRẤN CỦA TỈNH CÀ MAU

1.1.1. Xã, thị trấn và hệ thống chính trị xã, thị trấn của tỉnh
1.1.1.1. Xã, thị trấn
* Khái quát về tỉnh Cà Mau:
Cà Mau là tỉnh cực Nam của Tổ quốc (mốc toạ độ số 0) được hình
thành cách đây trên 200 năm, là địa danh đặc biệt quan trọng về lịch sử, kinh
tế và chính trị. Cà Mau là một tỉnh thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long và
nằm trọn trên bán đảo Cà Mau. Tỉnh được tách ra từ tỉnh Minh Hải từ ngày 01
tháng 01 năm 1997, có 3 mặt tiếp giáp biển. Phía Bắc, tiếp giáp với tỉnh Kiên
Giang và Bạc Liêu; Phía Nam và phía Đông, tiếp giáp với biển Đông; Phía
Tây, tiếp giáp với Vịnh Thái Lan.
Tỉnh được phân chia thành 9 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm các
huyện: Thới Bình, U Minh, Trần Văn Thời, Cái Nước, Phú Tân, Đầm Dơi,
Năm Căn, Ngọc Hiển và thành phố Cà Mau.
Cà Mau nằm trong tiểu vùng Cà Mau - Cần Thơ - An Giang - Kiên
Giang, là một trong 4 tiểu vùng kinh tế của vùng đồng đồng bằng sông Cửu
Long, là địa bàn đang được quy hoạch xây dựng thành vùng kinh tế động lực.
Tỉnh Cà Mau là điểm đến của một số tuyến quốc lộ và tuyến đường
thuỷ quan trọng như: Quốc lộ 1A từ thành phố Hồ Chí Minh - Cần Thơ - Bạc
Liêu - Cà Mau - Năm Căn - Đất Mũi (Ngọc Hiển); Quốc lộ 63 (Cà Mau Kiên Giang); Tuyến đường Quản Lộ - Phụng Hiệp; Tuyến đường thuỷ Cà
Mau - Thành phố Hồ Chí Minh.


13
Diện tích phần đất liền 5.329,16 km 2 (bằng 13,13% diện tích đồng bằng
sông Cửu Long và bằng 1,58 % diện tích cả nước). Cà Mau có 254 km bờ
biển. Vùng biển Cà Mau rộng trên 71.000 km 2, thuận lợi cho giao lưu, hợp tác
kinh tế, khai thác dầu khí và các tài nguyên khác. Tỉnh có các đảo Hòn Khoai,
Hòn Chuối và Hòn Đá Bạc, diện tích các đảo xấp xỉ 5 km 2. Tỉnh có lợi thế so

sánh so với một số tỉnh khác trong vùng đồng bằng sông Cửu Long về phát
triển kinh tế và du lịch.
Tỉnh có vị trí rất quan trọng về quốc phòng an ninh, phòng thủ ven
biển, phòng chống thiên tai, nhạy cảm với những tác động môi trường (nước
biển dâng, sụp lở đất, sự cố tràn dầu...). Là tỉnh vùng sâu, vùng xa cách xa các
trung tâm kinh tế lớn của cả nước (như thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ).
Phần lớn xã, thị trấn của tỉnh thuộc diện đặc biệt khó khăn, kết cấu hạ tầng
yếu kém, hiện tại vẫn còn 20 xã chưa có đường ô tô đến trung tâm xã. Thu
ngân sách tăng chậm, chưa tự cân đối thu - chi ngân sách.
Tỉnh có 1.264136 người gồm ba dân tộc, kinh 96%, Hoa 1,5%, Khmer
2,5%. Các dân tộc sống đan xen nhau, hoà thuận luôn tương trợ, giúp đỡ nhau
trong phát triển kinh tế và cuộc sống. Tỷ lệ tăng dân số trung bình hàng năm
1,55% cao hơn mức tăng dân số của vùng đồng bằng sông Cửu Long và của
cả nước (vùng đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2001-2005 tăng 1,11%;
của cả nước là 1,33%). Mật độ dân số trung bình năm 2006 là 231 người/km 2,
chỉ bằng 52,60% mật độ dân số vùng và bằng 89,5% mật độ dân số cả nước.
Dân số nông thôn 975.641 chiếm 80%. Toàn tỉnh có 270.000 hộ dân [12].
Người dân trong tỉnh có phong cách ứng xử đặc trưng mang tính nông dân,
chất phát, tính tình bộc trực, thẳng thắn, hào hiệp và quý trọng nhân nghĩa.
Trình độ dân trí còn thấp, nguồn nhân lực còn nhiều hạn chế. Theo
thống kê cuối năm 2008 cho thấy, trình độ đại học trở lên có khoảng 7954
người/1,2 triệu dân, trong đó, số có trình độ sau đại học là 354 người. Cán bộ
chuyên trách cấp xã phần đông được đào tạo về lý luận chính trị, số cán bộ có
trình độ chính trị từ trung cấp trở lên có 676/1040 người (chiếm 65%); trình


14
độ chuyên môn, nghiệp vụ từ trung cấp trở lên chỉ có 351/1040 người (chiếm
33,75%). Đặc biệt là còn 618/1040 người (chiếm 59,42%) chưa qua đào tạo
về chuyên môn, nghiệp vụ. Lao động ở Cà Mau dồi dào nhưng đa số có học

vấn thấp, trình độ, kỹ năng lao động hầu như không có, chủ yếu lao động giản
đơn. Ở nông thôn dân cư sống phân tán, rải rác, chỉ tập trung chủ yếu ở các
trung tâm xã, đầu mối giao thông và dọc theo các trục kênh chính.
Tỉnh có nhiều tôn giáo và giáo phái gồm: Cao Đài Minh Chơn đạo,
Tiên Thiên, Tây Ninh, Thiền Lâm, Tịnh độ cư sĩ, Khất sĩ, Ni giới Việt Nam.
Hai tôn giáo ra đời sớm nhất, có tín đồ đông nhất là Đạo phật và Thiên chúa.
Các Tôn giáo khác ra đời chậm hơn như Cao đài, Tin lành.
Nhân dân Cà Mau có truyền thống cách mạng kiên cường trong đấu
tranh chống giặc ngoại xâm, cần cù, năng động, sáng tạo trong lao động sản
xuất, xây dựng quê hương, đất nước. Khá đông đội ngũ cán bộ, đảng viên được
rèn luyện, thử thách và trưởng thành trong đấu tranh cách mạng, có BLCT vững
vàng, tâm huyết với việc kiến thiết xây dựng quê hương, đất nước.
Sau hơn 10 năm được tái lập, đảng bộ và nhân dân Cà Mau đã ra sức
khắc phục khó khăn, phát triển kinh tế - xã hội giành được những thành quả
rất quan trọng và khá toàn diện.Tăng trưởng GDP của tỉnh đạt khá, tăng dần
qua hàng năm (bình quân từ năm 1997 - 2007 đạt trên 10,57%; trong đó giai
đoạn 2001-2007 tăng 12,45%). Năm 2005, GDP tính theo giá hiện hành đạt
khoảng 11.262 tỷ đồng, bình quân đầu người đạt 9,2 triệu đồng (tương đương
580 USD), cao hơn GDP bình quân đầu người vùng đồng bằng sông Cửu
Long (khoảng 520 USD) nhưng thấp hơn bình quân cả nước (640 USD); năm
2007 ước đạt 785 USD/người (bình quân cả nước năm 2007 ước đạt khoảng
835 USD/người). Kết cấu hạ tầng phục vụ cho sản xuất và đời sống phát triển
khá nhanh, nhất là hệ thống giao thông bộ. Đến nay, đã có đường ô tô đến 7
huyện và 63 xã, thị trấn. Việc thu hút đầu tư ngoài tỉnh có nhiều triển vọng,
khu công nghiệp khí - điện - đạm đã tạo động lực mạnh mẽ thúc đẩy quá trình
phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong thời gian tới. Tình hình an ninh chính


15
trị, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo. HTCT từ tỉnh đến xã được củng cố,

chất lượng được nâng lên, hoạt động ngày càng hiệu quả; lòng tin của nhân
dân đối với cấp uỷ, chính quyền được củng cố và tăng cường.
* Các xã, thị trấn của tỉnh
Cà Mau hiện có 101 xã, phường, thị trấn; trong đó có 91 xã, thị trấn;
với diện tích khá lớn, bình quân 54 km 2. Các xã vùng rừng ngập mặn chủ yếu
thuộc 4 huyện: Năm Căn, Ngọc Hiển, Phú Tân, Đầm Dơi và một phần của
huyện Trần Văn Thời và Cái Nước.
Là vùng đất trẻ, có nhiều sông rạch nên cơ cấu tổ chức dân cư theo tập
quán khác với các vùng đất khác. Ở đồng bằng Bắc bộ và Trung bộ, dân cư
hình thành từng làng, tập trung, nhưng Cà Mau cũng như một vài vùng đất
khác của đồng bằng sông Cửu Long dân cư sống không tập trung, chủ yếu ở
ven sông, rạch, các vàm sông và dọc theo các tuyến đường giao thông, số cụm
dân cư định cư tập trung không nhiều. Đặc điểm này chi phối và ảnh hưởng
lớn đến phát triển hạ tầng các khu dân cư như: phát triển mạng lưới điện,
đường, trường học, trạm y tế, công tác thông tin, tuyên truyền, giữ gìn an ninh
chính trị ; trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.
Giao thông giữa các xã trong tỉnh khoảng 10 năm trước cơ bản bằng
phương tiện thuỷ (xuồng, ghe, võ lãi...), những năm gần đây, nhờ có sự đầu tư
của Trung ương (khai thông tuyến quốc lộ 1A xuống đến huyện Năm Căn),
phong trào xây dựng giao thông nông thôn phát triển khá mạnh. Về cơ bản, lộ
bê-tông đã được nối liền từ tỉnh, huyện với các xã, thị trấn. Tuy nhiên, Cà
Mau hiện còn một huyện (Ngọc Hiển) chưa có đường ô tô tới trung tâm
huyện và chưa có điều kiện làm đường giao thông nối liền giữa các ấp với
trung tâm xã.Việc xây dựng cơ bản các công trình nói chung và làm đường
giao thông nói riêng ở Cà Mau là hết sức khó khăn và tốn kém.
Trình độ dân trí thấp, một bộ phận người dân nói chung và một phần
không nhỏ đội ngũ cán bộ nói riêng chưa thật sự quan tâm đầu tư cho việc học
tập nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn nghiệp vụ. Hiện toàn tỉnh có



16
12.339 người tốt nghiệp cao đẳng, đại học trở lên (trong đó có trên 50% được
đào tạo chính quy tập trung, 4 tiến sĩ, 142 thạc sĩ, 6 chuyên khoa II, 29 chuyên
khoa I). So với cả nước và trong vùng đồng bằng sông Cửu Long về số người có
trình độ học vấn từ cử nhân trở lên so với một vạn dân, thì tỷ lệ này của tỉnh là
rất thấp (cả nước là 210 người trên một vạn dân, đồng bằng sông Cửu Long là
127 người trên một vạn dân, trong khi đó Cà Mau chỉ có 85 người trên một vạn
dân). Có thể nói Cà Mau vẫn còn là "vùng trũng" về trình độ dân trí.
1.1.1.2. Hệ thống chính trị xã, thị trấn của tỉnh
Xã, thị trấn là đơn vị hành chính cấp cơ sở trong hệ thống hành chính bốn
cấp của Nhà nước ta, là nơi trực tiếp quản lý và tổ chức mọi hoạt động sản xuất,
phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh; nơi tập trung đông dân cư để
phát triển các ngành nghề: nông nghiệp, dịch vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp,
đánh bắt, khai thác thuỷ hải sản biển và xây dựng, phát triển văn hoá nông thôn.
Ở các xã, thị trấn có đầy đủ các tổ chức của HTCT cơ sở, có các tổ
chức kinh tế, xã hội, nghề nghiệp dưới sự lãnh đạo trực tiếp của tổ chức cơ sở
đảng, thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của
Nhà nước, đảm bảo cho mọi lĩnh vực của đời sống xã hội phát triển. Có thể
nói, xã là hình ảnh thu nhỏ của một xã hội, là cơ sở, nền tảng của xã hội ta.
Xã mạnh thì huyện mạnh, huyện mạnh thì tỉnh, thành phố mạnh và nước
mạnh. Ngược lại, xã yếu kém, nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp, nhất là những
điểm nóng thì huyện, tỉnh, Trung ương đáng lo ngại, phải tập trung cao độ để
củng cố tạo sự ổn định, phát triển. Các điểm nóng trong cả nước và ở đồng
bằng sông Cửu Long là những ví dụ điển hình.
Các tổ chức của HTCT cấp cơ sở (HTCT cấp xã) là một bộ phận rất
quan trọng tạo nên HTCT ở nước ta. HTCT cấp xã mạnh thì HTCT của quốc
gia mạnh, ngược lại, HTCT cấp xã yếu kém thì HTCT đất nước sẽ khó đứng
vững. Thực tế của các nước XHCN ở Đông Âu và Liên Xô trước đây đã
khẳng định điều đó. Các tổ chức của HTCT cấp xã vững mạnh, hoạt động có



17
kết quả phụ thuộc rất lớn vào đội ngũ CBCC HTCT cấp xã. Đội ngũ này có
BLCT vững vàng, có TĐTT cao thì các tổ chức của HTCT cấp xã vững mạnh.
HTCT cấp xã của tỉnh Cà Mau có quá trình hình thành phát triển khá lâu
dài và bền vững, nhất là từ khi giành được chính quyền và thống nhất đất nước.
Vào những năm cuối thể kỷ XVII, hưởng ứng sự chiêu mộ của Mạc
Cửu, một di thần của nhà Minh bất phục triều đình Mãn Thanh, lưu trú tại
Mang Khảm (Hà Tiên), một số lưu dân người Việt, người Hoa đã đến cư trú
và làm ăn sinh sống, dựng thành một xã với tên gọi “xã” Cà Mau. Đầu thế kỷ
XVIII, vùng đất này thuộc chúa Nguyễn quản lý, xã Cà Mau thuộc trấn Hà
Tiên. Kinh tế và dân số vùng này dần dần phát triển mạnh cho đến khi thực
dân Pháp xâm lược nước ta.
Sau khi chiếm 3 tỉnh miền Tây Nam kỳ (Vĩnh Long, An Giang, Hà
Tiên) vào năm 1867, thực dân Pháp bắt đầu chia nhỏ các tỉnh cũ nhằm mục
đích dễ cai trị. Ngày 18/02/1882, tỉnh Bạc Liêu là tỉnh thứ 21 của Nam kỳ
được thành lập gồm 4 quận và 1 thị xã: Cà Mau, Vĩnh Lợi, Vĩnh Châu, Giá
Rai và thị xã Bạc Liêu; tỉnh Bạc Liêu tồn tại đến tháng 8/1945. Năm 1947,
tỉnh Bạc Liêu bị thực dân Pháp tái chiếm và chính quyền thực dân Pháp sáp
nhập huyện Phước Long của tỉnh Rạch Giá vào tỉnh Bạc Liêu. Về phía chính
quyền cách mạng, năm 1947 và 1948, sáp nhập 2 quận An Biên và Phước
Long của tỉnh Rạch Giá vào tỉnh Bạc Liêu, đồng thời năm 1947 thành lập
quận Ngọc Hiển và năm 1950, thành lập quận Trần Văn Thời (tách từ quận
Cà Mau ra theo quyết định của Uỷ ban hành chính kháng chiến Nam Bộ).
Đến năm 1955, nguỵ quyền Sài Gòn tách quận Cà Mau ra khỏi tỉnh Bạc
Liêu thành lập tỉnh An Xuyên (theo sắc lệnh số 22/NV, ngày 25/10/1955 của
chính quyền nguỵ). Các huyện còn lại sáp nhập vào tỉnh Sóc Trăng thành lập
tỉnh Ba Xuyên. Về phía chính quyền cách mạng vẫn gọi khu vực Cà Mau là
tỉnh Bạc Liêu sau lấy tên tỉnh Cà Mau (mật danh là U1). Ngày 27/11/1973, tái
lập tỉnh Bạc Liêu; tỉnh Cà Mau cắt huyện Giá Rai giao tỉnh Bạc Liêu.



18
Qua nhiều thay đổi về địa giới hành chính và tên gọi khác nhau, sau
ngày Miền Nam hoàn toàn giải phóng, tỉnh Minh Hải được thành lập và tỉnh
Cà Mau là một bộ phận quan trọng của tỉnh Minh Hải.
Ngày 6/11/1996, kỳ họp thứ 10 Quốc Hội khoá 9 đã ra Nghị quyết phê
chuẩn việc tách tỉnh Minh Hải ra thành 2 tỉnh là tỉnh Bạc Liêu và tỉnh Cà
Mau, thực hiện từ ngày 01/01/1997.
Như vậy, qua mỗi thời kỳ cách mạng, nhất là trong kháng chiến chống
thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, HTCT ở các xã, thị trấn của tỉnh có
vị trí, vai trò rất to lớn, góp phần quan trọng vào chiến thắng vĩ đại của dân
tộc, thống nhất đất nước, cùng cả nước đi lên CNXH. Trong công cuộc đổi
mới, HTCT cấp xã của tỉnh tiếp tục phát huy truyền thống anh hùng trong
kháng chiến để trở thành nhân tố quyết định sự phát triển về kinh tế - xã hội,
quốc phòng, an ninh ở địa phương; góp phần to lớn vào thành tựu phát triển
kinh tế - xã hội của tỉnh và cả nước.Trong sự nghiệp đấu tranh chống giặc
ngoại xâm, bảo vệ Tổ quốc, toàn tỉnh có 6 huyện, thành phố Cà Mau và 30 xã,
phường, thị trấn được Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
phong tặng là đơn vị anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân. Trong quá trình
xây dựng và phát triển đến nay, tỉnh có 42/101 xã, phường, thị trấn đạt chuẩn
xã văn hoá (bằng 41,6%). Hiện có 101/101 xã, phường, thị trấn đạt chuẩn
quốc gia về phổ cập trung học cơ sở (bằng 100%); 79/101 xã, phường, thị trấn
đạt chuẩn quốc gia về y tế (bằng 78,2 %).
1.1.2. Đội ngũ cán bộ chủ chốt hệ thống chính trị xã, thị trấn của
tỉnh - Quan niệm, vai trò và đặc điểm
1.1.2.1. Quan niệm và vai trò đội ngũ cán bộ chủ chốt hệ thống chính
trị xã, thị trấn của tỉnh
* Quan niệm về CBCC HTCT xã, thị trấn
Quan niệm về "cán bộ”

Đây là một khái niệm có nội hầm rộng, thực tế hiện nay có nhiều quan
niệm khác nhau về cán bộ.


19
Theo cuốn sách Đại từ điển Tiếng Việt do Nguyễn Như Ý chủ biên thì:
“Cán bộ: 1. Người làm việc trong cơ quan nhà nước: cán bộ nhà nước. 2.
Người giữ chức vụ, phân biệt với người bình thường, không giữ chức vụ trong
các cơ quan, tổ chức nhà nước” [74, tr.249]. Theo Điều 1 của Pháp lệnh công
chức do Uỷ ban Thường vụ Quốc hội ban hành ngày 9/3/1998: “Cán bộ, công
chức là công dân Việt Nam, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách”.
Từ những điều nêu trên, có thể hiểu "cán bộ" là khái niệm dùng để chỉ
những người trong cơ cấu của một tổ chức nhất định, có trọng trách hoàn
thành nhiệm vụ theo chức năng được tổ chức đó phân công.
Tuy có nhiều quan niệm về cán bộ, song tổng hợp các quan niệm đó lại
có thể thấy rằng, có hai cách hiểu chủ yếu:
Một là, cán bộ bao gồm những người trong biên chế Nhà nước, làm
việc trong các cơ quan Đảng, Nhà nước, đoàn thể chính trị - xã hội, các doanh
nghiệp nhà nước và các lực lượng vũ trang nhân dân từ Trung ương đến cơ sở.
Hai là, cán bộ là những người giữ chức vụ trong một cơ quan hay một
tổ chức để phân biệt với người không có chức vụ.
Đồng thời, từ những quan niệm đó, cho ta thấy, người cán bộ có 4 đặc
trưng cơ bản là:
Là cán bộ thì phải được sự uỷ thác của Đảng, Nhà nước và các tổ chức
khác trong HTCT lấy danh nghĩa của Đảng, Nhà nước và các tổ chức đó để
hoạt động.
Là cán bộ thì phải giữ một chức vụ, một trọng trách nào đó trong một tổ
chức của HTCT.
Trở thành cán bộ thì phải thông qua bầu cử, tuyển chọn, bổ nhiệm, đề
bạt hay phân công công việc và họ phải được đào tạo, bồi dưỡng.

Cán bộ được hưởng lương và chính sách đãi ngộ căn cứ vào nội dung
và chất lượng, kết quả hoạt động của họ.
Chủ tịch Hồ Chí Minh trong tác phẩm "Sửa đổi lối làm việc" đã đưa ra
định nghĩa đúng đắn, khái quát về "Cán bộ". Người viết: “Cán bộ là người


20
đem chính sách của Đảng, Chính phủ giải thích cho dân chúng hiểu rõ và thi
hành, đồng thời đem tình hình dân chúng báo cáo cho Đảng, Chính phủ hiểu
rõ để đặt chính sách cho đúng” [35, tr.269].
Như vậy, nói theo nghĩa chung nhất, cán bộ là những người lãnh đạo,
quản lý hoặc nhà chuyên môn, nhà khoa học hay công chức, viên chức làm
việc, hưởng lương, phụ cấp từ ngân sách nhà nước hoặc từ các nguồn khác,
họ được hình thành từ bầu cử, tuyển dụng, bổ nhiệm, đề bạt và phân công
công việc.
Cán bộ chủ chốt:
Thuật ngữ CBCC mới xuất hiện trong lịch sử đương đại gắn với sự xuất
hiện của đảng chính trị. Hiện nay, thuật ngữ này được dùng đồng nghĩa với
người đứng đầu - thủ lĩnh chính trị, người lãnh đạo, nhà chính trị…của một
quốc gia, dân tộc, một tổ chức.
Từ những vấn đề trình bày ở trên, cùng với sự nghiên cứu các văn kiện,
tài liệu của Đảng và Nhà nước, có thể quan niệm: CBCC là những người có
chức vụ, được giao đảm đương các nhiệm vụ quan trọng để lãnh đạo, quản
lý, điều hành và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ đó; chịu trách nhiệm cao
nhất trước tập thể và cấp trên về nhiệm vụ được giao trên cương vị ở mỗi cấp
và lĩnh vực khác nhau mà họ đảm nhiệm.
CBCC là người giữ trọng trách việc hoạch định chiến lược, xác định
mục tiêu, phương pháp, đề ra các quyết định, chủ trương, giải pháp để tổ chức
thực hiện tốt các nhiệm vụ của cấp mình và của cấp trên giao phó. Kiểm tra,
giám sát, uốn nắn kịp thời những lệch lạc trong tổ chức, đơn vị, bổ sung, điều

chỉnh những chủ trương, giải pháp nếu thấy cần thiết, rút kinh nghiệm từ thực tiễn
góp phần phát triển lý luận hoặc xác định những mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp tốt
hơn, phù hợp hơn qua các thời kỳ phát triển ở các địa phương và đơn vị.
CBCC chủ yếu được hình thành do bầu cử, hoặc được cấp trên bổ
nhiệm, giữ một chức vụ trọng yếu trong cơ quan của Đảng, chính quyền,
trưởng các đoàn thể. Đó là người đại diện cho tổ chức, tập thể đó và chịu


21
trách nhiệm cao nhất trước cấp trên và cấp mình về mọi hoạt động của địa
phương, đơn vị.
Từ đây có thể nói rằng, CBCC HTCT ở nước ta hiện nay là những
người đứng đầu các tổ chức đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể
chính trị- xã hội, được quy định là tổ chức thuộc HTCT ở nước ta, điều hành,
chi phối toàn bộ hoạt động của các tổ chức đó.
Trong HTCT, cơ cấu đội ngũ CBCC luôn vận động và phát triển cùng
với sự vận động và phát triển của kinh tế - xã hội, với nhiệm vụ chính trị của
đất nước và từng địa phương. Trình độ phát triển của đất nước, địa phương
càng cao thì cơ cấu đội ngũ CBCC HTCT càng đa dạng, phong phú. Chẳng
hạn, trước đây Hội Cựu chiến binh Việt Nam không thuộc HTCT nước ta.
Song, trong thời kỳ đổi mới toàn diện đất nước ta đã phát triển mạnh mẽ, Hội
Cựu chiến binh Việt Nam được Đảng, Nhà nước công nhận là một tổ chức
trong HTCT nước ta. Từ đó cơ cấu đội ngũ CBCC HTCT nước ta đa dạng,
phong phú hơn. Muốn có một đội ngũ CBCC có chất lượng, năng động, hoạt
động có hiệu quả cao thì cơ cấu đội ngũ cán bộ phải hợp lý, số lượng đảm
bảo, từng cán bộ có chất lượng tốt.
Từ những phân tích ở trên, luận văn chỉ đề cập đến các chức danh
CBCC HTCT xã, thị trấn của tỉnh Cà Mau bao gồm: Bí thư, phó Bí thư
Thường trực Đảng uỷ; Chủ tịch, phó Chủ tịch HĐND; Chủ tịch, phó Chủ tịch
UBND; Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam; Chủ tịch Hội Phụ nữ; Chủ tịch Hội

Cựu chiến binh, Bí thư Đoàn Thanh niên và Chủ tịch Hội Nông dân của các
xã, thị trấn của tỉnh.
* Vai trò đội ngũ CBCC HTCT xã, thị trấn (cấp xã).
Khi nói về vị trí, vai trò của cán bộ lãnh đạo đối với sự nghiệp cách
mạng, C.Mác và Ph.Ăngghen là người đầu tiên nêu ra quan điểm khoa học về
vai trò của cán bộ. Các ông coi cán bộ là những người sử dụng lực lượng thực
tiễn và khẳng định vai trò của họ. C.Mác viết: “Muốn thực hiện tư tưởng thì


22
cần có những con người sử dụng lực lượng thực tiễn” [31, tr.181]. Như vậy,
cán bộ là những người tiêu biểu cho phong trào cách mạng; có tri thức và
trình độ nhận thức cao, biết kết hợp, vận dụng lý luận cách mạng với thực tiễn
để tổ chức phong trào cách mạng của quần chúng. Họ là những người trung
thành tuyệt đối với lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và toàn
thể dân tộc, có trách nhiệm cao với nhiệm vụ cách mạng và chịu sự giám sát
của quần chúng, do đó được quần chúng tin yêu.
Kế thừa và phát triển tư tưởng của C.Mác và Ph.Ăngghen về cán bộ
V.I.Lênin đã đề ra những quan điểm về cán bộ. Những quan điểm đó có ý
nghĩa về lý luận và thực tiễn đối với hoạt động của Đảng Công nhân Dân chủ
- Xã hội Nga, một đảng kiểu mới của giai cấp công nhân và Đảng Cộng sản
Liên Xô trong suốt thời gian dài. Theo V.I.Lênin, cán bộ nhất là các lãnh tụ
chính trị, CBCC là người quyết định để Đảng Cộng sản giành chính quyền,
trở thành đảng cầm quyền. Người viết: “Trong lịch sử, chưa hề có một giai
cấp nào giành được quyền thống trị, nếu nó không đào tạo ra được trong hàng
ngũ của mình những lãnh tụ chính trị, những đại biểu tiên phong có khả năng
tổ chức và lãnh đạo phong trào” [27, tr.473]. V.I.Lênin là lãnh tụ chính trị
thiên tài và là tấm gương sáng về hoạt động lý luận và thực tiễn đã lãnh đạo,
tổ chức phong trào vô sản giành thắng lợi to lớn. Trở thành cầm quyền, lãnh
đạo xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc, cán bộ lại càng có vai trò quan

trọng. Theo V.I.Lênin, những cán bộ tốt, có BLCT vững vàng là người quyết
định trên thực tế đường lối, chủ trương, nghị quyết của Đảng thành hiện thực.
Người viết, nếu không có những cán bộ đó "thì tất cả mọi mệnh lệnh và quyết
định sẽ chỉ là mớ giấy lộn" [27, tr.449].
Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng và tiến hành công tác xây
dựng Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta đã luôn coi trọng công tác cán
bộ, luôn đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao BLCT và TĐTT - năng lực công
tác của đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu của cách mạng, lãnh đạo nhân dân


23
thực hiện thắng lợi mục tiêu độc lập dân tộc tiến lên CNXH. Theo quan điểm
của Người, cán bộ không chỉ là người đóng góp đề ra đường lối, mà còn quyết
định sự thành công hay thất bại trong thực hiện đường lối. Đó là "người đem
chính sách của Chính phủ, của Đoàn thể thi hành trong nhân dân, nếu cán bộ
dở thì chính sách hay cũng không thể thực hiện được”; “cán bộ là dây chuyền
của bộ máy. Nếu dây chuyền không tốt, không chạy thì động cơ dù tốt, dù
chạy, toàn bộ máy cũng tê liệt” [35, tr. 54]. Và Người kết luận: “Cán bộ là cái
gốc của mọi công việc, muôn việc thành công hay thất bại, đều do cán bộ tốt
hay kém” [35, tr.269; 273]. Để xứng đáng là người lãnh đạo, dẫn dắt nhân dân
thực hiện mục tiêu, lý tưởng của Đảng, theo Người, cán bộ phải là người tận
tuỵ phục vụ nhân dân, đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân, có
như vậy, cán bộ mới hoàn thành nhiệm vụ do Đảng giao phó. Chủ tịch Hồ Chí
Minh còn chỉ rõ, cán bộ có vai trò rất to lớn trong xây dựng Đảng ta thật sự
trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức, xứng đáng là người
lãnh đạo, người tổ chức mọi thắng lợi của cách mạng. Trong điều kiện Đảng
cầm quyền cán bộ vừa là người lãnh đạo, vừa là người đầy tớ thật trung thành
của nhân dân. Trước khi vĩnh biệt chúng ta, trong Di chúc Người căn dặn:
“Đảng ta là một Đảng cầm quyền. Mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm
nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư. Phải

giữ gìn Đảng ta thật sự trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người
đầy tớ thật trung thành của nhân dân”.
Hiện nay, nước ta trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH, vị trí, vai trò
của CBCC càng đặc biệt quan trọng. CBCC HTCT xã, thị trấn có vai trò
quyết định việc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ, mục tiêu kinh tế- xã hội trong
thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH trên địa bàn xã, thị trấn. Đường lối, chủ trương
của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước có đi vào cuộc sống, có trở
thành hiện thực ở xã, thị trấn hay không phụ thuộc rất lớn vào đội ngũ CBCC
HTCT cơ sở. Đội ngũ cán bộ này có trình độ lý luận chính trị, chuyên môn


24
nghiệp vụ và kinh nghiệm thực tiễn; giữ vững và phát huy tốt bản chất giai
cấp công nhân và tính tiên phong của Đảng; có BLCT vững vàng, kiên định
mục tiêu lý tưởng của Đảng, vững vàng, kiên định, trước bất kỳ khó khăn thử
thách nào, thể hiện rõ vai trò tiền phong, gương mẫu trước nhân dân; biết phát
huy dân chủ, biết xây dựng và ủng hộ những nhân tố mới, tích cực đấu tranh
chống các biểu hiện tiêu cực và các tệ nạn xã hội, kiên quyết phê phán những biểu
hiện mơ hồ, cực đoan hoặc những tư tưởng sai lệch, thì đường lối, chủ trương của
Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước nhất định sẽ thành hiện thực.
Như vậy, bất kỳ lúc nào và ở đâu, đội ngũ CBCC HTCT xã, thị trấn
cũng có vai trò rất quan trọng. HTCT xã, thị trấn ở tỉnh Cà Mau gồm các tổ
chức: Đảng bộ xã, chính quyền xã, Mặt trận Tổ quốc, Đoàn Thanh niên Cộng
sản Hồ Chí Minh, Hội Liên phụ nữ xã, Hội Nông dân xã, Hội Cựu chiến binh
xã. Các tổ chức này bao gồm và tập hợp tuyệt đại đa số dân cư, lực lượng lao
động chủ yếu của xã; hoạt động trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội,
khắp các địa bàn dân cư trên địa bàn xã, thị trấn. Hoạt động của các tổ chức
đó dưới sự điều hành của đội ngũ CBCC HTCT, đặt dưới sự lãnh đạo trực
tiếp của đảng bộ xã, thị trấn. Đội ngũ cán bộ này giữ vai trò quyết định trong
việc triển khai, tổ chức thực hiện thắng lợi các chủ trương, chính sách của

Đảng, pháp luật của Nhà nước tại cơ sở. Họ là người trực tiếp gần gũi, gắn bó
với nhân dân; sống, làm việc và quan hệ thường ngày với nhân dân, cùng
“đồng cam cộng khổ” với nhân dân, họ là những người “miệng nói, tay làm"
lắng nghe ý kiến của nhân dân. Bằng nhiệt huyết cách mạng, tài năng, trí tuệ, sự
năng động, sáng tạo, họ cụ thể hoá các chủ trương, đường lối, chính sách của
Đảng và Nhà nước phù hợp với địa phương; tổ chức, lãnh đạo, chỉ đạo nhân dân
và gương mẫu thực hiện. Đội ngũ CBCC HTCT ở các xã, thị trấn của tỉnh là cầu
nối trực tiếp giữa Đảng với dân, tăng cường mối quan hệ mật thiết giữa Đảng
với nhân dân, củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng và chế độ. Đường lối,
chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật Nhà nước, nghị quyết, chỉ thị của


×