Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Nhật ký thực tập cơ sở tại trường học viện hành chính quốc gia

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (296.38 KB, 11 trang )

HỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Khoa Quản lý
--------------- o0o ----------------

ĐỊA ĐIỂM THỰC TẬP: Học viện Hành chính Quốc Gia
VỊ TRÍ QUAN SÁT: Thầy Triệu Phương Anh - Chuyên viên Phòng Đào tạo đại học

Sinh viên thực hiện
: Lê Thị Bé
Lớp
: QLGD – K4B
Giảng viên hướng dẫn : Ths. Lê Mai Phương
Hà Nội – 2012


Trong đợt đi thực tập cơ sở lần này, em liên hệ thực tập tại Phòng Đào tạo đại học của Học viện Hành chính
Quốc Gia để tìm hiểu và học hỏi các hoạt động QLGD trong thực tế của Phòng Đào tạo. Phòng Đào tạo đại học có
nhiệm vụ rất quan trọng đối với chất lượng giáo dục của Học viện, tác động rất lớn công tác đào tạo nguồn lực nhân tài
phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Theo sự phân công của cô Phan Thị Thanh Hương – Trưởng Phòng Đào tạo đại học chúng em quan sát vị trí của
thầy Triệu Phương Anh - chuyên viên Phòng Đào tạo.
Sau đây là nhật kí thực tập cá nhân của em. Đây là lần đầu tiên được tiếp xúc với các hoạt động quản lý thực tiễn
nên chắc chắn nhật ký này còn nhiều hạn chế, em rất mong nhận được sự quan tâm, giúp đỡ, chỉ bảo và góp ý của các
thầy, cô giáo để nhật ký được hoàn thiện hơn, là cơ sở cho đợt thực tập tốt nghiệp sau này.
Em xin chân thành cảm ơn!


I.

Giới thiệu chung
1. Học viện Hành chính Quốc Gia


Học viện Hành chính Quốc Gia
Địa chỉ: 77, Đường Nguyễn Chí Thanh ,Đống Đa, Hà Nội
Điện thoại: (84-4) 38 343 490
E-mail:
Webside:

Học viện Hành chính có bề dày lịch sử truyền thống, đã trải qua quá trình hình thành và phát triển
1. TRƯỜNG HÀNH CHÍNH (TỪ THÁNG 5/1959 - 9/1961)
Ngày 29-5-1959, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phan Kế Toại kí Nghị định số 214-NV thành lập Trường
Hành chính. Trường trực thuộc Bộ Nội vụ, có nhiệm vụ huấn luyện cán bộ chính quyền cấp huyện. Đồng chí Tô Quang
Đẩu - Thứ trưởng Bộ Nội vụ làm Hiệu trưởng.
2. TRƯỜNG HÀNH CHÍNH TRUNG ƯƠNG (TỪ THÁNG 9/1961 - 5/1980)
Ngày 29-9-1961, theo Nghị định số 130-CP của Chính phủ, Trường Hành chính đổi tên là Trường Hành chính Trung
ương.
Trụ sở của Trường Hành chính Trung ương được xây dựng trên khu đất rộng 15.000 m2, tại Láng Hạ - Đống Đa - Hà
Nội. Ngày 18-5-1961, công trình được khởi công xây dựng, ngày 25-4-1962 công trình hoàn thành đưa vào sử dụng.
Học viện Hành chính Quốc gia hiện nay đang làm việc tại cơ sở này.
3. TRƯỜNG HÀNH CHÍNH VÀ KINH TẾ TRUNG ƯƠNG (TỪ THÁNG 5/1980 – 6/1981)
Ngày 12-5-1980, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định số 142-CP sát nhập Trường Hành chính Trung ương và
Trường Kinh tế Trung ương thành Trường Hành chính và Kinh tế Trung ương. Giáo sư Mai Hữu Khuê - nguyên Hiệu
trưởng Trường Kinh tế - Kế hoạch - được bổ nhiệm làm Hiệu trưởng.


Thực hiện Hiệp định kí kết giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Liên Xô, Trường mở các khoá bồi dưỡng về quản
lý kinh tế cho cán bộ trung - cao cấp do các giáo sư Liên Xô giảng dạy.
4. TRƯỜNG HÀNH CHÍNH TRUNG ƯƠNG (TỪ THÁNG 6/1981 - 11/1990)
Ngày 08-6-1981, Hội đồng Chính phủ ra Quyết định số 233-CP tách Trường Hành chính và Kinh tế Trung ương thành
hai trường: Trường Hành chính Trung ương và Trường Quản lý kinh tế Trung ương. Trường Hành chính Trung ương
trực thuộc Chính phủ. Đồng chí Dương Văn Dật - nguyên Thứ trưởng Bộ Tài chính - được bổ nhiệm làm Hiệu trưởng.
Ngày 26-9-1981, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) ban hành Quyết định số 91/HĐBT về nhiệm vụ và tổ chức bộ

máy của Trường Hành chính Trung ương. Từ đây, Trường có căn cứ pháp lý tương đối đầy đủ để hoạt động, đã không
ngừng phấn đấu vươn lên, có những bước tiến cơ bản, củng cố và thống nhất được cơ sở Trường tại Hà Nội và Phân
hiệu của Trường tại TP. Hồ Chí Minh, quy tụ các Trường Hành chính (nay là Trường Chính trị) tỉnh, thành phố, tạo
thành một hệ thống Trường Hành chính làm nhiệm vụ bồi dưỡng, đào tạo cán bộ quản lý hành chính nhà nước từ trung
ương đến địa phương, tạo đà cho sự phát triển cao hơn của Trường trong giai đoạn mới.
Ngày 09-4-1987, Giáo sư Đoàn Trọng Truyến - nguyên Bộ trưởng Tổng thư ký Hội đồng Bộ trưởng - được bổ nhiệm
làm Hiệu trưởng theo Quyết định số 121-CT của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng. Trường thực hiện chuyển đổi nội dung,
phương thức bồi dưỡng cán bộ chính quyền phù hợp với yêu cầu thực tiễn, mở rộng hợp tác quốc tế.
5. TRƯỜNG HÀNH CHÍNH QUỐC GIA (TỪ THÁNG 11/1990 - 7/1992)
Ngày 01-11-1990, Trường Hành chính Trung ương được đổi tên thành Trường Hành chính Quốc gia theo Quyết định
số 381-CT của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ). Trường đã cùng với các cơ quan hữu quan đề xuất với
Chính phủ đề án cải cách nền hành chính quốc gia.
Ngày 01-12-1991, GS.TS Nguyễn Duy Gia - nguyên Tổng Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Phó Hiệu trưởng
Trường HCQG - được bổ nhiệm làm Hiệu trưởng.
6. HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA (TỪ THÁNG 7/1992 ĐẾN THÁNG 5/2007)
Ngày 06-7-1992, Trường Hành chính Trung ương được đổi tên thành Học viện Hành chính Quốc gia theo Nghị định số
253-HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ). GS.TS. Nguyễn Duy Gia làm Giám đốc. Từ đây, Học viện
thực hiện chức năng trung tâm đào tạo công chức và nghiên cứu khoa học về hành chính của cả nước, có sự phát triển
mạnh mẽ toàn diện, đạt được những thành tựu to lớn trên nhiều mặt; có những biến đổi rõ rệt về quy mô và chất lượng
đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức nhà nước.


Ngày 16-12-1997, GS.TS Nguyễn Duy Gia thôi giữ chức Giám đốc. GS.TS. Vũ Huy Từ - nguyên Phó Chủ nhiệm Văn
phòng Chính phủ, Phó Giám đốc Học viện - được giao trách nhiệm Phó Giám đốc điều hành theo Quyết định số
108/TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Ngày 25-9-1998, Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Hiến - nguyên Thứ trưởng Bộ Tư pháp - được bổ nhiệm làm Giám đốc theo
Quyết định số 885/TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Ngày 31-12-2006, TS Nguyễn Ngọc Hiến thôi giữ chức Giám đốc Học viện.
Ngày 01-01-2007, PGS. TS Nguyễn Hữu Khiển - Phó Giám đốc Học viện được giao trách nhiệm Phó Giám đốc điều
hành theo Quyết định số 09/QĐ-BNV ngày 08-01-2007 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về việc phân công thực hiện nhiệm

vụ điều hành các hoạt động công tác của Học viện Hành chính Quốc gia.
* Quyết định số 123/2002/QĐ-TTg Ngày 19-9-2002 của Thủ tướng Chính phủ, Học viện từ cơ quan thuộc Chính phủ
được chuyển vào Bộ Nội vụ.
Ngày 13-11-2003, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 234/2003/ QĐ-TTg về chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu
tổ chức của Học viện Hành chính Quốc gia. Trong đó, xác định:
- Học viện Hành chính Quốc gia là tổ chức sự nghiệp của Bộ Nội vụ và chịu sự quản lý nhà nước của Bộ trưởng Bộ Nội
vụ.
- Học viện Hành chính Quốc gia là Trung tâm quốc gia, tự chủ và tự chịu trách nhiệm về tổ chức bộ máy, biên chế và
tài chính theo quy định của pháp luật; thực hiện các chức năng: đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức, viên
chức nhà nước, các chức danh công chức hành chính các cấp, cán bộ, công chức cơ sở, công chức dự bị, đội ngũ giảng
viên, nghiên cứu viên các chuyên ngành hành chính và quản lý nhà nước; nghiên cứu khoa học hành chính và tư vấn
cho Chính phủ trong lĩnh vực hành chính và quản lý nhà nước.
- Học viện Hành chính Quốc gia có con dấu hình Quốc huy.
- Học viện Hành chính Quốc gia có các hệ đào tạo, bồi dưỡng:
+ Hệ đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về hành chính và quản lý nhà nước.
+ Hệ đào tạo tiền công vụ.
+ Hệ đào tạo đại học chuyên ngành hành chính chính quy, không chính quy và sau đại học theo các chuyên ngành hành
chính và quản lý nhà nước.
+ Hệ đào tạo, bồi dưỡng giảng viên, nghiên cứu viên về hành chính và quản lý nhà nước.


+ Hệ đào tạo, bồi dưỡng chuyên đề.
- Học viện Hành chính Quốc gia có các phân viện tại TP. Hồ Chí Minh, thành phố Huế và các phân viện khu vực.
7. HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH (TỪ THÁNG 5/2007 ĐẾN NAY)
Từ tháng 5 năm 2007 đến nay hợp nhất Học viện Hành chính Quốc gia và Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ
Chí Minh theo Quyết định số 60-QĐ/TW ngày 07-5-2007 của Bộ Chính trị. Học viện Hành chính Quốc gia được đổi
tên Học viện Hành chính.
PGS.TS Nguyễn Trọng Điều - nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ được bổ nhiệm làm Giám đốc Học viện Hành chính theo
Quyết định số 529-QĐNS/TW ngày 18-8-2007 của BCH Trung Ương.
Từ ngày 1/7/2009 đến nay PGS.TS Nguyễn Đăng Thành - Phó Giám đốc Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ

Chí Minh - Bí thư Đảng ủy Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh được bổ nhiệm làm Giám đốc Học
viện Hành chính.
2. Ban Đào tạo
Tiền thân của Ban Đào tạo là Ban Giáo vụ, sau chuyển thành Ban Đào tạo Bồi dưỡng và đến ngày 10-10-2002, được
Giám đốc Học viện quyết định chuyển thành Ban đào tạo.
Ban Đào tạo là đơn vị trực thuộc Giám đốc Học viện, có chức năng giúp Giám đốc quản lý công tác đào tạo cử nhân
hành chính hệ chính quy; cử nhân hành chính hệ vừa làm vừa học; cử nhân hành chính văn bằng 2 và thực hiện các
nhiệm vụ khác do Giám đốc Học viện giao. Các chức năng nhiệm vụ chủ yếu như:
- Tham mưu, giúp Giám đốc Học viện tổ chức các đợt thi tuyển sinh quốc gia đảm bảo hiệu quả, an toàn và đúng Quy
chế.
- Xây dựng chương trình đào tạo Trung cấp hành chính được Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt.
- Tổ chức tuyển sinh, quản lý đào tạo các khóa đào tạo Đại học hệ chính quy, Đại học văn bằng hai và Trung cấp Hành
chính đúng Quy chế.
- Tham mưu, giúp Giám đốc Học viện quản lý chương trình, nội dung đào tạo Đại học hành chính, Trung cấp hành
chính.
- Thực hiện các báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong phạm vi quản lý và Lãnh đạo Học viện
chỉ đạo.


3. Phòng Đào tạo đại học
Là một trong 3 phòng chức năng thuộc Ban Đào tạo, Phòng Đào tạo đại học có chức năng tổ chức tuyển sinh, quản lý
đào tạo và quản lý chương trình đào tạo Đại học Hành chính hệ chính quy, Đại học Hành chính cấp bằng thứ hai.
4. Chuyên viên Triệu Phương Anh

Thầy
Giới thiệu khái quát về địa điểm thực tập và vị trí quan sát với các nội dung như:
- Quá trình hình thành và phát triển, chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, phòng ban sinh viên thực tập.
- Vai trò, chức năng, nhiệm vụ của vị trí mà sinh viên chọn quan sát
- Giới thiệu vài nét về người đảm nhận vị trí mà sinh viên chọn quan sát: Họ tên, tuổi, trình độ, số năm kinh nghiệm…
PHẦN 2: NHẬT KÍ


STT

Thời gian

1

Thứ 2
Ngày 24/12/2012
Buổi Sáng

Công việc của chuyên viên

- Ra mắt Phòng Đào tạo

Nhận xét/ Phân tích/ Đánh giá


Tuần I

Từ: 8hh đến 10h30h

+ Gặp gỡ ban lãnh đạo và các chuyên viên
trong Phòng Đào tạo.
+ Làm quen, giới thiệu và nghe giới thiệu
về Phòng cũng như các thầy cô trong
Phòng.
+ Trao đổi về công việc với cô Trưởng
phòng
+ Nhóm nộp bản kế hoạch thực tập trong

thời gian 3 tuần cho Trưởng Phòng Đào
tạo
+ Cô Trưởng Phòng trực tiếp giao nhiệm
vụ cho nhóm.
- Gặp gỡ và giao lưu với Thầy Triệu
Phương Anh - Chuyên viên Phòng Đào
tạo đại học.
+ Gặp gỡ, giao lưu với thầy Phương Anh.
Nghe thầy giới thiệu về bản thân:
Chức danh, trình độ đào tạo: Chuyên viên
Nhiệm vụ được giao: ………………..
+ Sau đó từng thành viên trong nhóm giới
thiệu về mình.
+ Thầy trao và cả nhóm trao đổi về công
việc phải làm trong 3 tuần tới. Thầy đưa ra
một số câu hỏi yêu cầu nhóm suy nghĩ và
trả lời:
• Công việc tác nghiệp của 1 CV

- Các thầy cô trong Phòng đón tiếp nhiệt tình với
thái độ thiện cảm, quan tâm đến các thành viên
của nhóm. Thái độ thân thiện của các Thầy cô
trong Phòng giúp cho các thành viên trong nhóm
bớt lo sợ và tạo ra bầu không khí vui vẻ trong lúc
trao đổi.Các thầy cô trong Phòng nói chuyện cởi
mở, hòa đồng và góp ý cho bản kế hoạch của
nhóm hoạt động tại Phòng trong thời gian 3 tuần.

Thầy Triệu Phương Anh là một chuyên viên có
nhiều năm kinh nghiệm trong công tác đào tạo.

Thầy là người khá vui tính, dễ gần nhưng cũng rất
nghiêm túc trong công việc.
Qua bước đầu làm việc, em thấy thầy là người làm
việc rất rõ ràng, khoa học, nhanh chóng và chính
xác.


Phòng Đào tạo là gì? CV có nhiệm
vụ hoàn thành toàn bộ công việc
chuyên môn hay cả những công
việc khác do lãnh đạo Phòng, ban
giao cho?
• Trong thời gian thực tập cơ sở ở
Phòng, sử dụng phương pháp nào
để đạt được mục tiêu?
• So sánh về cách liên hệ thực tập của
HVQL với HVHC?
+ Các thành viên trong nhóm trả lời câu
hỏi của thầy
+ Thầy trả lời, giải thích về chức năng,
nhiệm vụ và công việc hằng ngày của
mình.
+ Trao đổi về thời gian, cách thức làm
việc giữa thầy và nhóm trong thời gian 3
tuần.
Buổi chiều
Từ: 1h30 đến 4h30
Tại P 127 nhà A

- Quan sát coi thi

+ Thầy dẫn đi quan sát các phòng thi, yêu
cầu nhận xét về cách sắp xếp SBD.
+ Giới thiệu về nguyên tắc sắp xếp SBD:
Mỗi người một bàn thi. Nếu không có đủ
điều kiện thì 3 người 2 bàn nhưng phải
đảm bảo nguyên tắc mỗi người cách nhau
80cm chiều ngang.

Thực hiện theo đúng quy chế coi thi của Học viện
Hành chính.
Theo em, trong công tác coi thi của HVHC so với
HVQL có một số điểm khác biệt:
+ HVQL:
Tổ chức thi theo khoa
Sơ đồ thi được ghi sẵn lên bảng để sinh viên có
thể dễ dàng tìm vị trí của mình, tránh gây lộn xộn,


+ Thầy phân công ở lại coi thi dưới sự
hướng dẫn của chuyên viên Mai Quyên.

mất thời gian.
Mỗi sinh viên được phát một đề thi, giấy nháp,
độc lập làm bài.
- Tham gia coi thi
Khi hết giấy thi, SV được giám thị phát thêm, tạo
+ Nhắc nhở SV không vi phạm quy chế
điều kiện cho SV tập trung làm bài và tránh gian
+ Lập biên bản đình chỉ 2 SV vi phạm quy lận.
chế thi.

Thời gian làm bài được quy định rõ ràng.
+ Hết giờ thi, nhắc nhở các SV ghi đủ
SBD, số tờ và ký nhận.
+ HVHC:
+ Sắp xếp bài thi theo thứ tự từ thấp tới
Tổ chức thi theo lớp
cao.
SBD được đánh trên mặt bàn, SV chủ động tìm
+ Đếm tổng số bài, số tờ và ghi các thông chỗ ngồi, gây lộn xộn phòng thi và mất thời gian
số lên bì đựng bài thi.
Giấy nháp SV tự chuẩn bị, không có chữ ký của
+ Nộp lại bài cho thầy.
giám thị, có thể dẫn đến tình trạng SV gian lận
Đề thi chỉ có 1, giám thị đọc đề thi cho cả phòng
chép.
2

Thứ 3
25/12/2012
Buổi sáng
Từ: 8h00 đến 10h30

- Thầy đến làm công tác chuẩn bị trước
khi thi. Mỗi phòng thi cần chuẩn bị:
• Danh sách thi
• Biên bản bóc đề thi
• Mẫu biên bản xử phạt
• Đề thi
- Phân công các chuyên viên, cán bộ làm
phách


- Giao, nhận túi đề thi theo đúng quy trình và cẩn
trọng.

- Phân công đúng người đúng việc, phân chia
công việc rõ ràng.
-


- Hướng dẫn cả nhóm làm phách:
Theo quy định Học viện, công tác làm
phách phải được tiến hành theo đúng các
bước như sau:
Nhận hồ sơ chứa bài thi
Mở hồ sơ và kiểm tra tổng số bài, số tờ có
khớp với thông số ghi ngoài phong bì
không
Nếu không có sai sót thì tiến hành đánh số
phách.
Đảo trật tự bài thi theo yêu cầu chung. Ví
dụ: Lấy 7 bài thi ở trên đầu bỏ vào dưới
tập bài.
Đánh số phách vào bài thi, bắt đầu từ số
01. Nếu bài thi có 2 tờ trở nên sẽ đánh các
tờ có số phách giống nhau.



×