Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

GIẢI PHÁP HỮU ÍCH NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG VIẾT ĐOẠN VĂN CHO HỌC SINH LỚP 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (145.58 KB, 9 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
GIẢI PHÁP HỮU ÍCH

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
VIẾT ĐOẠN VĂN CHO HỌC SINH LỚP 2

1. Họ và tên: Nguyễn Thị Hà
2. Chức vụ: Giáo viên
3. Đơn vị công tác: Trường TH Đinh Trang Hòa II
4. Lý do chọn giải pháp:
Như chúng ta đã biết, mục tiêu của môn Tiếng Việt ở Tiểu học nhằm hình
thành và phát triển ở học sinh các kĩ năng sử dụng tiếng Việt (nghe, nói, đọc,
viết) để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi. Thông
qua việc dạy và học tiếng Việt, góp phần rèn luyện thao tác tư duy cho học sinh,
cung cấp cho học sinh những kiến thức sơ giản về tiếng Việt và những hiểu biết
đơn giản về tự nhiên, xã hội và con người, bồi dưỡng tình yêu tiếng Việt và hình
thành thói quen giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của tiếng Việt, góp phần hình
thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Việc rèn luyện kĩ năng sử dụng tiếng Việt cho học sinh được thể hiện
thông qua các phân môn Tập đọc, Luyện từ và câu, Chính tả, Tập viết, Kể
chuyện và Tập làm văn. Trong đó Tập làm văn là phân môn có tính tích hợp cao
về kiến thức cũng như kĩ năng mà học sinh đã được lĩnh hội từ các phân môn
khác. Bài Tập làm văn của các em là sản phẩm của sự vận dụng tổng hợp các
kiến thức và kĩ năng tiếp thu được trong quá trình học tập.
Trong chương trình Tiếng Việt lớp 2, từ tuần 7, các em được làm quen với
đoạn văn và được rèn kĩ năng viết đoạn văn ngắn từ 3 đến 5 câu. Trong quá trình
giảng dạy, tôi nhận thấy các em rất lúng túng khi làm bài, nhiều em viết bài
chưa đạt yêu cầu. Đa số các em dùng từ chưa chính xác, câu văn còn lủng củng,
không đủ ý, trình bày ý còn lộn xộn, chưa kết nối được các câu thành một đoạn
văn… Bản thân tôi luôn suy nghĩ nên làm cách nào để giúp các em học tốt phân


môn này, vì vậy tôi đã chọn đề tài “Nâng cao chất lượng viết đoạn văn cho
học sinh lớp 2” để nghiên cứu và áp dụng vào quá trình dạy học của mình.
5. Nội dung của giải pháp:
5.1. Khó khăn, thuận lợi và sự cần thiết của giải pháp:
5.1.1. Khó khăn:
- Đối với HS lớp 2 thì đây là một phân môn mới mẻ và tương đối khó với
các em. Bởi khi học môn Tiếng Việt ở lớp 1, các em chỉ được tập trung vào Học
vần, Tập viết, Tập đọc, Chính tả, Kể chuyện – tức là chỉ tập trung luyện đọc

1


đúng, viết đúng theo văn bản có sẵn. Còn phân môn Tập làm văn ở lớp 2 đòi hỏi
các em phải tự sản sinh ngôn ngữ viết dựa vào sự cảm nhận và vốn tích luỹ của
bản thân.
- Ở lứa tuổi các em, vốn kiến thức và sự hiểu biết còn rất hạn hẹp. Bên
cạnh đó còn có một số yếu tố khách quan như đa số cha mẹ các em đều làm
nghề nông, công việc vất vả lại thường xuyên bận rộn, kinh tế gia đình phần lớn
rất khó khăn nên các em ít được cha mẹ kèm cặp thêm, dẫn đến trong quá trình
học tập dù được thầy cô quan tâm dạy dỗ nhưng việc diễn đạt ngôn ngữ và tiếp
thu kiến thức của các em vẫn rất hạn chế, vốn từ ngữ của các em còn nghèo
nàn…Điều này ảnh hưởng nhiều đến việc học tập nói chung và việc học phân
môn Tập làm văn nói riêng.
5.1.2. Thuận lợi:
Bên cạnh những khó khăn trên thì cũng có những thuận lợi nhất định:
- Nhà trường rất quan tâm đến việc rèn kĩ năng viết văn cho học sinh toàn
trường nói chung và rèn kĩ năng viết đoạn văn cho học sinh lớp 2 nói riêng.
Ngay từ đầu năm học, ban giám hiệu nhà trường đã chỉ đạo cho tổ chuyên môn
(khối 2-3) lên chuyên đề về phân môn Tập làm văn và sẽ thường xuyên kiểm tra
việc thực hiện chuyên đề.

- Tổng phụ trách Đội cũng chú trọng rèn kĩ năng diễn đạt cho học sinh trong
các tiết chào cờ đầu tuần, các buổi hoạt động ngoại khóa và sinh hoạt Sao nhi
đồng thông qua các câu hỏi tìm hiểu về các ngày lễ lớn, về kĩ năng sống, kĩ năng
giao tiếp….Đây cũng là hoạt động rất bổ ích góp phần nâng cao hiểu biết, cung
cấp vốn từ cho các em về những sự vật xung quanh, rèn kĩ năng nói thành câu,
đủ nghĩa.
5.1.3. Sự cần thiết của giải pháp:
Tập làm văn là một phân môn quan trọng của môn Tiếng Việt, nó giúp
học sinh có năng lực sử dụng tiếng Việt để học tập, giao tiếp, trau dồi những
ứng xử có văn hoá, tinh thần trách nhiệm trong công việc, bồi dưỡng những tình
cảm lành mạnh, tốt đẹp qua nội dung bài học.
Để làm được một bài tập làm văn, học sinh cần phải huy động các kiến
thức về tập đọc, từ và câu, về những kiến thức đã học, về môi trường xung
quanh, về vốn hiểu biết, … Nói chung phân môn Tập làm văn đòi hỏi phải tổng
hợp các kiến thức mà học sinh đã học được ở các phân môn Tiếng Việt khác.
Bởi vậy, Tập làm văn mang tính thực hành toàn diện và tổng hợp.
Dạy học sinh viết văn tốt sẽ góp phần rèn luyện đạo đức và tính cách con
người. Dạy cho các em viết đúng yêu cầu, viết đủ số lượng câu, viết gọn, rõ ý,
mạch lạc và sáng tạo là góp phần rèn luyện cho các em ý thức học tập, tính kỷ
luật, tính cẩn thận, thận trọng trong công việc, sự tự tin của bản thân…
Tập làm văn còn mang tính hiện thực sáng tạo vì một bài tập làm văn thể
hiện sự suy nghĩ, tư duy của cá nhân, là tác phẩm không trùng lặp của mỗi học
sinh. Viết tốt một đoạn văn ở lớp 2 sẽ làm tiền đề, làm nền tảng để viết một bài
văn ở các lớp tiếp theo được thuận lợi và hiệu quả hơn.
5.2. Phạm vi áp dụng của giải pháp:
2


Giải pháp được áp dụng cho học sinh lớp 2A1, năm học 2014-2015.
5.3. Thời gian áp dụng:

Áp dụng từ tháng 08 năm 2014 đến tháng 05 năm 2015.
5.4. Giải pháp thực hiện:
5.4.1. Tính mới của giải pháp:
Việc rèn kĩ năng viết đoạn văn cho học sinh lớp 2 muốn đạt kết quả tốt là cả
một quá trình quan sát, tích luỹ, tổng hợp và chọn lọc - đây cũng là điểm mới
của đề tài - bởi nếu như cứ theo phương pháp cũ, đến tiết tập làm văn viết, giáo
viên mới định hướng cho học sinh viết thì không đủ và không kịp để học sinh có
thể viết được một đoạn văn theo yêu cầu. Vì thế tôi đã đưa ra biện pháp cụ thể
sau:
5.4.1.1. Vận dụng các phương pháp dạy học phát huy tính tích cực của học
sinh
* Kết hợp phương pháp quan sát và hỏi đáp
Kỹ năng quan sát rất cần cho học sinh khi viết văn: Quan sát trên lớp theo gợi
ý, hướng dẫn của giáo viên hoặc tự quan sát khi chuẩn bị bài ở nhà. Giáo viên
cần khai thác kĩ hình ảnh hoặc tranh ảnh, định hướng cho học sinh tập trung
quan sát đặc điểm nổi bật của đối tượng, mục đích là giúp học sinh tránh được
kiểu kể theo liệt kê. Bên cạnh đó, cần hướng dẫn học sinh cách quan sát bằng
các giác quan để cảm nhận một cách có cảm xúc về sự vật. Trong quá trình quan
sát, cần kết hợp hỏi đáp nhằm thể hiện nội dung, kết quả quan sát.
* Phương pháp thực hành giao tiếp
Thông qua phương pháp quan sát, giáo viên rèn cho học sinh kỹ năng nói,
trình bày miệng bài nói trước khi làm bài viết. Trên cơ sở đó, giáo viên điều
chỉnh giúp học sinh hoàn thiện bài viết. Với phương pháp này, tôi thường tổ
chức cho học sinh luyện nói cá nhân, luyện nói trong nhóm (HS có thể kết nhóm
theo ý thích, để có sự thoải mái tự nhiên, tự tin khi tham gia làm việc trong
nhóm).
* Phương pháp phân tích ngôn ngữ
Học sinh lớp 2 chưa được học về lý thuyết, ngữ pháp, các khái niệm từ và
câu được hình thành thông qua thực hành luyện tập. Chính vì vậy, việc tăng
cường sử dụng phương pháp phân tích ngôn ngữ rất cần thiết trong giờ học Tập

làm văn. Sử dụng phương pháp này để giáo viên có cơ sở giúp học sinh bước
đầu nhận ra cấu tạo câu, nhằm giúp các em viết câu đúng, đủ bộ phận, diễn đạt ý
rõ ràng, dễ hiểu.
Ví dụ:
Dựa vào các mẫu câu được học trong phân môn Luyện từ và câu: “ Ai – là
gì?”, “ Ai – làm gì?”, “ Ai – như thế nào?”, GV hướng dẫn HS nhận biết những
vấn đề sau:
- Câu văn của em viết ra đã đủ hai bộ phận chưa: Bộ phận trả lời cho câu
hỏi Ai? (hoặc Cái gì?/ Con gì?), bộ phận trả lời cho câu hỏi Là gì? (hoặc Làm
gì?/ Như thế nào? (Đảm bảo về hình thức cấu tạo).
- Người đọc, người nghe đã hiểu nội dung chưa? (Đảm bảo về mặt nghĩa)

3


Trên cơ sở đó, giáo viên hướng dẫn học sinh viết dấu chấm câu phù hợp khi hết
câu.
*Phương pháp sử dụng từ ngữ trong câu
Với lứa tuổi của các em học sinh lớp 2, việc sử dụng từ ngữ trong bài tập
làm văn còn nhiều hạn chế. Hầu hết học sinh sử dụng từ ngữ chưa phù hợp, chưa
chính xác. Vì vậy, giáo viên cần cung cấp, giúp các em lựa chọn, phân tích để sử
dụng từ ngữ cho hợp lý. Bên cạnh đó, giáo viên cũng cần giới thiệu, cung cấp
thêm các từ ngữ phù hợp với bài văn.
Ví dụ:
Khi viết đoạn văn kể về người thân thì HS sẽ có nhiều bài làm khác nhau.
Giáo viên cần giúp học sinh chọn lựa từ ngữ cho phù hợp. Khi kể về bố là thầy
giáo thì từ ngữ sử dụng phải khác với bài viết bố là làm nghề nông; viết về tình
cảm của em đối với với cha mẹ, ông bà thì từ dùng phải khác với viết về tình
cảm của mình đối với bạn bè; viết về gia đình có các từ như đoàn tụ, sum họp,
quây quần, hạnh phúc… Giáo viên cần chuẩn bị kĩ với mỗi bài để hướng dẫn

học sinh vận dụng các từ ngữ thích hợp vào bài viết.
5.4.1.2. Tăng cường tích luỹ, mở rộng kiến thức và hình thành kĩ năng viết
đoạn văn
* Về kiến thức
Trong quá trình giảng dạy, giáo viên cần tích luỹ những nội dung kiến thức
có liên quan đến các chủ đề học tập trong các phân môn Tập đọc, Luyện từ và
câu với phân môn Tập làm văn, để cung cấp thêm vốn hiểu biết, vốn từ ngữ về
sự vật, hiện tượng xoay quanh các chủ đề giúp học sinh có kiến thức, không bỡ
ngỡ khi gặp những đề tài mới chưa được luyện tập trên lớp. Giúp học sinh có
hiểu biết về đề tài, vận dụng kĩ năng thực hành để bài viết đạt kết quả.
Ví dụ:
Khi học về chủ đề “Ông bà”, “Cha mẹ”, “Anh em” (từ tuần 10 đến tuần
16), với rất nhiều những bài đọc thắm đượm tình cảm thương yêu trong gia đình,
cùng với những tiết học phân môn Luyện từ và câu cung cấp, mở rộng vốn từ
ngữ cho học sinh, ngoài việc giúp học sinh hiểu rõ và nắm chắc người thân của
mình là những ai, ngoài việc khai thác và giáo dục tình cảm cho học sinh thông
qua các nhân vật trong bài Tập đọc, nhấn mạnh cái hay, cái đẹp của nội dung
bài, hướng cho học sinh liên hệ đến bản thân, gia đình, người thân của mình, tôi
còn cung cấp thêm từ ngữ, hướng dẫn các em hệ thống lại, lựa chọn, ghi nhớ các
từ ngữ phù hợp với đề tài (ông bà, cha mẹ, anh em) để chuẩn bị cho bài làm văn
sắp tới (viết về người thân), tôi luôn nói với các em sự cần thiết phải nhớ và lựa
chọn những từ ngữ đã học để các em vận dụng vào bài tập làm văn, khơi gợi và
kích thích tinh thần học tập của các em.
*Về kỹ năng
Để tránh tình trạng học sinh không làm được bài hoặc viết lan man quá
nhiều câu dẫn đến lạc đề, giáo viên giúp học sinh cần biết làm như thế nào để
viết được một đoạn văn và cần phải viết những gì trong đoạn văn ấy.
+ Giúp HS có một hệ thống câu hỏi gợi ý rõ ràng:

4



Trong chương trình, đa số các bài văn đều có câu hỏi gợi ý rõ ràng, đầy đủ.
Giáo viên có thể tranh thủ thời gian cuối tiết học hướng dẫn học sinh đọc câu
hỏi gợi ý, suy nghĩ và chuẩn bị cho bài viết. Đối với những bài không có
câu hỏi gợi ý, giáo viên có thể soạn câu hỏi cho các em tham khảo và chuẩn bị.
Ví dụ:
ö Bài viết kể về một người thân:
- Người thân mà em định kể là ai?
- Năm nay người ấy bao nhiêu tuổi? Làm công việc gì?
- Tình cảm của người ấy đối với em như thế nào?
- Em sẽ làm gì để đền đáp lại sự quan tâm của người ấy dành cho em?...
ö Bài viết kể về một loại quả:
- Tên loại quả ấy là gì? Em đã nhìn thấy nó ở đâu?
- Hình dáng bên ngoài ra sao? Bên trong như thế nào?
- Vì sao em thích loại quả ấy?...
ö Bài viết về một loài hoa:
- Loài hoa ấy có tên là gì? Em đã thấy ở đâu?
- Hoa có những đặc điểm gì (màu sắc, các bộ phận: cánh hoa, nhụy, hương
thơm…)
- Vì sao em thích loài hoa ấy?...
ö Bài viết kể về gia đình em:
- Gia đình em gồm có mấy người? Đó là những ai?
- Kể về từng người trong gia đình em.
- Mọi người trong gia đình quan tâm đến nhau như thế nào?
- Tình cảm của em đối với gia đình mình…
+ Giúp học sinh nắm được trình tự các bước khi viết một đoạn văn
-Viết câu mở đầu: Giới thiệu đối tượng cần viết (có thể diễn đạt bằng 1-2
câu).
- Phát triển đoạn văn: Kể về đối tượng (Dựa theo gợi ý, mỗi gợi ý có thể

diễn đạt 1-2 câu tùy theo năng lực của mỗi học sinh)
- Câu kết thúc: Có thể viết 1-2 câu thường là nói về tình cảm, suy nghĩ,
mong ước của em về đối tượng được nêu trong bài hoặc nêu ý nghĩa, ích lợi của
đối tượng đó đối với cuộc sống, với mọi người.
Ví dụ: Viết về một con vật:
- Con vật em định kể là con gì? Nó sống ở đâu?
- Hình dáng nó như thế nào?
- Hoạt động của nó có gì nổi bật? Nó đem lại lợi ích gì?
- Tình cảm của em đối với con vật đó?
Câu mở đầu: Giới Nhà em nuôi một con chó, nó tên là Ki Ki.
thiệu con chó
Phát triển: Kể về con
Nó có bộ lông màu vàng rất đẹp. Đôi mắt
chó
của nó rất sáng. Đôi tai thì vểnh lên trông
5


rất đáng yêu. Nó thường nằm trước cửa để
coi nhà. Có người lạ vào là nó sủa ầm ĩ.
Câu kết thúc: Tình
Hằng ngày, em thường cho nó ăn cơm
cảm của em đối với trộn với nước canh. Em rất yêu quý con chó
con chó này.
của nhà em.
Giáo viên cần giúp cho học sinh hiểu có nhiều cách diễn đạt để bài làm của các
em được phong phú, tránh tình trạng dạy học sinh làm văn mẫu. Cần chủ động
hình thành kĩ năng từng bước ở từng thời điểm thích hợp. Không nên áp đặt và
đòi hỏi các em phải thể hiện được ngay những kĩ năng mới được hình thành.
5.4.1.3. Tổ chức linh hoạt tiết thực hành viết đoạn văn

Các bước tiến hành:
Bước 1: Xác định yêu cầu đề bài
+ Học sinh nêu yêu cầu của đề bài.
+ Giáo viên hướng dẫn học sinh phân tích yêu cầu.
Bước 2: Hướng dẫn học sinh trả lời miệng theo gợi ý.
Tổ chức cho các em kể trong nhóm theo gợi ý để các em nhận xét, bổ sung
và học hỏi lẫn nhau.
Cho một số em trình bày trước lớp, giáo viên nhận xét về cách dùng từ,
đặt câu…của các em.
Bước 3: Hướng dẫn học sinh viết vào vở
Hướng dẫn học sinh sắp xếp các câu trả lời đó theo một trật tự hợp lý để
viết vào vở: đầu đoạn viết lùi vào 1 ô, đầu câu viết hoa, cuối câu ghi dấu chấm;
không quên nhắc nhở các em viết đúng chính tả, chữ rõ ràng, sạch, đẹp.
Bước 4: Nhận xét, sửa bài cho học sinh
Học sinh lớp 2 chưa được học và luyện tập nhiều về từ ngữ, ngữ pháp,
chắc chắn bài viết của các em sẽ chưa được hoàn thiện. Trong quá trình chữa
bài, giáo viên cần phát hiện, tư vấn giúp học sinh khắc phục những gì còn vướng
mắc và rút kinh nghiệm cho bài lần sau. Có thể ghi vào vở hoặc nhận xét trực
tiếp cho các em, khen những tiến bộ dù là nhỏ nhất của các em. Đối với những
bài làm có ý hay nhưng chưa hoàn chỉnh, giáo viên giúp học sinh gọt giũa, trau
chuốt thêm cho bài văn được hấp dẫn hơn.
Giáo viên có thể giới thiệu những bài làm hay của học sinh trong lớp hoặc
của học sinh năm học trước cho các em tham khảo. Từ đó, giúp các em nhận
thấy sự khác nhau về cách diễn đạt trong cùng một đề bài để các em hiểu rằng:
những bài làm thể hiện sự suy nghĩ độc lập của cá nhân luôn được khích lệ và
tôn trọng.
5.4.2. Khả năng áp dụng

6



Giải pháp này có thể áp dụng cho toàn thể học sinh lớp 2 ở những địa bàn
vùng sâu, vùng xa.
5.4.3. Kết quả thực hiện.
Qua thời gian thực hiện giải pháp trên, tôi nhận thấy các em học sinh lớp
2A1 có kĩ năng viết đoạn văn ngắn tiến bộ hơn hẳn. Mặc dù kết quả chưa cao,
song việc dùng từ, đặt câu đã phù hợp hơn rất nhiều: các em dùng từ đã chính
xác hơn, từ ngữ cũng phong phú, nhiều hình ảnh hơn. Việc trình bày theo thể
thức một đoạn văn cũng khá phù hợp. Cụ thể số học sinh đạt về nội dung và
hình thức trong các bài viết như sau:
Nội dung
- Biết dùng từ đặt câu
chính xác, phù hợp với
đối tượng viết
-Viết đủ các câu văn theo
gợi ý
- Trình bày đúng thể thức
đoạn văn

Giữa học kì 1
Đạt 12em/25em

Cuối học kì 1
Đạt 18em/25em

Đạt 10em/25em

Đạt 17em/25em

Đạt 15em/25em


Đạt 20em/25em

6. Bài học kinh nghiệm:
Đề tài giúp học sinh có những đoạn văn viết sinh động, sáng tạo và mang
tính riêng biệt đã khép lại nhưng nó đã mở ra cho ta thấy việc dạy Tập làm văn
hay bất cứ phân môn nào khác dựa trên tính tích cực, chủ động của học sinh và
việc hướng dẫn, gợi mở của giáo viên là vấn để rất cần thiết hiện nay. Từ đó, ta
thấy được vai trò quan trọng của người giáo viên, chính giáo viên là người mở ra
những khả năng tiềm ẩn của các em. Vì vậy, giáo viên phải đổi mới phương
pháp, hình thức tổ chức dạy học của mình nhằm mục đích nâng cao chất lượng
và hiệu quả đào tạo, đảm bảo mục tiêu cuối cùng của giáo dục là đào tạo những
con người phát triển toàn diện.
7. Kết luận:
Rèn kĩ năng viết đoạn văn ngắn cho học sinh lớp 2 là một việc làm hết sức
cần thiết, bởi viết đoạn văn ở lớp 2 là nền tảng để viết bài văn ở các lớp tiếp
theo. Việc rèn kĩ năng viết đoạn văn là cả một quá trình với nhiều giai đoạn khác
nhau, nếu mỗi giai đoạn học sinh đều được chú trọng rèn giũa thì khả năng phát
triển của các em chắc chắn có nhiều khả quan, góp phần thực hiện tốt nội dung
giảng dạy môn Tiếng Việt nói chung và phân môn Tập làm văn nói riêng.
Trên đây là những biện pháp để rèn kĩ năng viết đoạn văn cho học sinh lớp 2
mà tôi đã áp dụng trong thời gian qua, rất mong sự góp ý, bổ sung của các cấp
lãnh đạo để giải pháp được hoàn thiện hơn, có thể áp dụng rộng rãi hơn.
Xin chân thành cảm ơn.
Đinh Trang Hoà, ngày 26 tháng 12 năm 2014
Người thực hiệN

7



Hội đồng xét duyệt sáng kiến cấp cơ sở đánh giá, nhận xét
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………….................................................................................................
.....................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................................

8


Hội đồng xét duyệt sáng kiến cấp cơ sở đánh giá, nhận xét
Để giúp học sinh lớp 1 có kĩ năng sống tốt, tôi đã áp dụng các biện pháp sau:
- Tích hợp có hiệu quả kĩ năng sống vào các môn học.
- Coi trọng giáo dục kĩ năng sống qua hoạt động ngoài giờ lên lớp.
- Thực hiện giáo dục kĩ năng sống ở mọi lúc, mọi nơi.
- Nâng cao vai trò, trách nhiệm của phụ huynh trong việc phối hợp giáo dục kĩ
năng sống.
Ngoài các biện pháp chủ yếu trên, tôi thường xuyên phối hợp với tổng phụ
trách Đội để đưa ra những nội dung, hình thức giáo dục kĩ năng mới mẻ trong
các buổi chào cờ đầu tuần và trong sinh hoạt Sao nhi đồng; đồng thời đề nghị
các giáo viên dạy môn chuyên của lớp thực hiện tốt việc tích hợp kĩ năng sống
vào

môn


học

mình.------------------------------------------------------------------------------

9

của



×