Tải bản đầy đủ (.doc) (38 trang)

SKKN nâng cao chất lượng môn vật lý lớp 8a4 trường trung học cơ sở suối đá thông qua việc sử dụng phương pháp phân tích tổng hợp để giải bài tập chương i cơ học môn vật lý 8

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (290.03 KB, 38 trang )

ĐỀ TÀI
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG MÔN VẬT LÝ LỚP 8A4 TRƯỜNG TRUNG
HỌC CƠ SỞ SUỐI ĐÁ THÔNG QUA VIỆC SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP
PHÂN TÍCH TỔNG HỢP ĐỂ GIẢI BÀI TẬP CHƯƠNG I: CƠ HỌC
MÔN VẬT LÝ 8
Họ tên tác giả: Nguyễn Thụy Bảo Tùng
Đơn vị: Trường Trung học Cơ sở Suối Đá, xã Suối Đá, huyện Dương Minh Châu,
tỉnh Tây Ninh

1. TÓM TẮT ĐỀ TÀI
Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học, kĩ thuật và công nghệ thông tin hiện
nay đã dẫn tới nhiều cuộc biến đổi cách mạng trên hầu hết mọi lĩnh vực của khoa
học, kĩ thuật và đời sống, xã hội. Không ngoài các ngành khác, giáo dục cũng
chịu sự tác động sâu sắc của những thành tựu của khoa học kĩ thuật công nghệ
và áp dụng được những thành tựu đó để tạo nên sự phát triển vượt bậc. Bên cạnh
việc bồi dưỡng thêm chuyên môn kiến thức cho giáo viên hàng năm thì việc phát
huy tính tích cực chủ động, sáng tạo của học sinh cũng có ý nghĩa rất quan trọng.
Do đó việc ứng dụng khoa học kĩ thuật, công nghệ thông tin vào giảng dạy trong
giai đoạn phát triển hiện nay cùng với việc đổi mới phương pháp và phương tiện
dạy học phải được đặc biệt chú ý quan tâm hơn hết đối với mọi thành phần trong
xã hội.
Đối với môn Vật lý trong khuôn khổ nhà trường, bài tập Vật lý thường là
các vấn đề không quá phức tạp, khó khăn nhưng đòi hỏi tính tự chủ suy luận
logic, tính toán nhanh và chính xác, linh hoạt trong thực nghiệm dựa trên những
cơ sở định luật, quy tắc Vật lý, phương pháp Vật lý. Việc giải bài tập Vật lý đòi
hỏi học sinh phải có kỹ năng phân tích đề bài, nhận định dạng bài tập, vận dụng
công thức (đổi đơn vị), thực hiện các bước giải, cuối cùng phải kiểm tra lại kết
quả. Các thao tác thực hiện phép tính trong công thức và kiểm tra kết quả đảm
2



bảo độ chính xác cao và trong một thời gian nhất định. Quá trình suy nghĩ phân
tích tổng hợp giúp phát triển tư duy của cá nhân của từng học sinh, qua đó các
em có tình cảm và yêu thích với bộ môn Vật lý.
Ở các lớp dưới học sinh đã được học và làm quen với các dạng bài tập đơn
giản như điền khuyết, ghép câu, trả lời đúng sai, ... cùng với các phép tính cộng,
trừ, nhân chia với yêu cầu không quá cao vì thế khả năng tư duy logic, suy luận,
phán đoán của học sinh còn hạn chế. Vào đầu lớp 8, các kỹ năng và khả năng tư
duy của các em đã phát triển hơn, do đó yêu cầu của các dạng bài tập trong
chương I: Cơ học cao hơn, lượng bài tập cũng nhiều hơn với những dạng phong
phú nhiều hơn. Do đó đòi hỏi học sinh phải biết phân tích tổng hợp theo từng
dạng bài tập Vật lý để thực hiện đúng và chính xác; đồng thời bản thân các em
cũng biết vận dụng vào các vấn đề thực tiễn trong cuộc sống và lao động.
Qua thực tế giảng dạy bộ môn Vật lý lớp 8 trường Trung học cơ sở Suối
Đá trong những năm gần đây, bản thân tôi nhận thấy nhiều học sinh phân tích đề
bài còn sai với những lý do như: suy luận chậm, nhận định sai, không xác định
được dạng bài tập, phân tích đề chưa kĩ, không chú ý đơn vị, không nhớ các
công thức vận dụng, còn nhầm lẫn giữa các phép tính (thường là giữa cộng, trừ,
nhân, chia phân số, chuyển đổi vế), không kiểm tra lại lời giải và kết quả sau khi
giải xong... Để cải thiện thực trạng trên, giải pháp của tôi là việc sử dụng
phương pháp phân tích tổng hợp để giải bài tập cho học sinh.
Nghiên cứu được tiến hành ở học sinh lớp 8A4 Trường Trung học cơ sở
Suối Đá. Kết quả cho thấy tác động đã có ảnh hưởng rõ rệt đến quá trình giải bài
tập của học sinh. Phần lớn học sinh nắm bắt được quy trình, các bước giải bài
tập chương I: Cơ học. Điều đó chứng minh rằng việc sử dụng phương pháp phân
tích tổng hợp để giải bài tập cho học sinh làm nâng cao chất lượng môn Vật lý
lớp 8A4 Trường Trung học cơ sở Suối Đá.
Chọn hai nhóm tương đương ở hai lớp 8 trường Trung học cơ sở Suối Đá:
lớp 8A4 (34 học sinh) làm nhóm thực nghiệm; lớp 8A2 (34 học sinh) làm nhóm
đối chứng. Nhóm thực nghiệm được hướng dẫn cho học sinh việc sử dụng
3



phương pháp phân tích tổng hợp để giải bài tập. Kết quả cho thấy tác động đã có
ảnh hưởng rõ rệt đến kỹ năng giải bài tập của học sinh. Điểm trung bình (giá trị
trung bình) bài kiểm tra sau tác động của nhóm thực nghiệm là 8,5882; của
nhóm đối chứng là 6,9412. Kết quả kiểm chứng T-Test cho thấy p =
0,000000027 < 0,05 có nghĩa là có sự khác biệt lớn giữa điểm trung bình của lớp
thực nghiệm và lớp đối chứng. Điều đó chứng minh rằng việc sử dụng phương
pháp phân tích tổng hợp để giải bài tập cho học sinh làm nâng cao chất lượng
môn Vật lý lớp 8A4 Trường Trung học cơ sở Suối Đá.

4


2. GIỚI THIỆU
Trong sách giáo khoa, sách bài tập Vật lý có rất nhiều dạng bài tập phân
loại theo nội dung, phân loại theo yêu cầu tư duy, phân loại theo phương thức
giải và phương thức cho điều kiện. Chẳng hạn bài tập định tính, định lượng,
ghép đôi, nhiều lựa chọn, vẽ đồ thị, điền khuyết, ... Vì thế mà việc sử dụng
phương pháp phân tích tổng hợp để giải bài tập giúp cho học sinh có định hướng
cho việc áp dụng được định luật, công thức trong từng dạng bài tập cụ thể.
2.1. Hiện trạng:
Thực tế quá trình giảng dạy chương I: Cơ học, bản thân tôi nhận thấy còn
nhiều học sinh lúng túng trong khi thực hiện giải bài tập, các em chưa xác định
được vấn đề, chưa xác định đơn vị trong dữ liệu đề bài, chưa biết định hướng
vận dụng công thức, định luật nào, thực hiện các phép tính còn chậm và sai
nhiều.
2.2. Nguyên nhân:
* Nguyên nhân đối với học sinh:
+ Học sinh lười học bài, bị hỏng kiến thức ở lớp dưới hoặc không nắm

vững lý thuyết như: vận dụng công thức, định luật, định lý, kiến thức môn toán
để tính toán (chuyển vế, tính phân số,…), sử dụng máy tính, sao chép bài của
bạn mà không có định hướng rõ ràng, giải xong rồi vẫn không biết đúng hay sai
(con số, đơn vị,…).
+ Học sinh tính toán chậm, không cẩn thận khi giải xong bài toán.
+ Khả năng độc lập suy nghĩ, tư duy của các em chưa cao trong việc giải
bài tập vật lý.
+ Học sinh chưa biết phân tích tổng hợp để giải các dạng bài tập.
* Nguyên nhân đối với giáo viên:
+ Lớp có học sinh tương đối đông, giáo viên không có nhiều thời gian để
hướng dẫn cách làm bài tập cụ thể cho từng học sinh.
5


+ Phương pháp giảng dạy của giáo viên còn nhàm chán, chưa hấp dẫn được
học sinh.
2.3. Giải pháp thay thế:
Để khắc phục những khó khăn trước mắt và giúp học sinh có kỹ năng giải
bài tập một cách dễ dàng, tôi chọn giải pháp: “Nâng cao chất lượng môn Vật
lý lớp 8A4 Trường Trung học cơ sở Suối Đá thông qua việc sử dụng
phương pháp phân tích tổng hợp để giải bài tập chương I: Cơ học môn Vật
lý 8”.
Giải pháp giúp cho học sinh bước đầu có một phương pháp cơ bản để giải
các dạng bài tập chương I: Cơ học lớp 8 một cách tốt hơn.
2.4. Một số đề tài gần đây:
Về vấn đề hướng dẫn học sinh giải bài tập Vật lý đã có nhiều bài viết
được trình bày. Ví dụ:
- “Hướng dẫn học sinh giải bài tập định lượng môn vật lý 9” của cô
Nguyễn Thị Tám, trường trung học cơ sở Xã Phan, năm 2012.
- “Hướng dẫn học sinh giải bài tập môn vật lý lớp 6 môn vật lý 9” của

thầy Nguyễn Thanh Sơn, trường trung học cơ sở Chà Là, năm 2012.
- “Kinh nghiệm vận dụng một số phương pháp giải bài tập định lượng
phần điện học trong giảng dạy vật lý 9” của thầy Lê Đình Minh, trường trung
học cơ sở Thị trấn, năm 2012.
- Đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng: “Nâng cao kết quả học
tập môn vật lý lớp 8 trường trung học cơ sở Suối Đá bằng phương pháp nêu
vấn đề trong giải bài tập chương cơ học” của cô Nguyễn Thụy Bảo Tùng,
trường trung học cơ sở Suối Đá, năm 2013.
- Đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng: “Nâng cao kỹ năng giải
bài tập phần điện cho học sinh lớp 9 trường trung học cơ sở Suối Đá thông
qua việc hướng dẫn cách thức đọc hiểu, phân tích đề bài” của cô Lê Thị Diệu,
trường trung học cơ sở Suối Đá, năm 2014.
6


2.5. Vấn đề nghiên cứu:
Việc sử dụng phương pháp phân tích tổng hợp để giải bài tập cho học sinh
có làm nâng cao chất lượng môn Vật lý lớp 8A4 Trường Trung học cơ sở Suối
Đá không?
Có, nó giúp nâng cao kết quả học tập môn Vật lý 8.
2.6. Giả thuyết nghiên cứu:
Việc sử dụng phương pháp phân tích tổng hợp để giải bài tập cho học sinh
có làm nâng cao chất lượng môn Vật lý lớp 8A4 Trường Trung học cơ sở Suối
Đá.

7


3. PHƯƠNG PHÁP
3.1. Khách thể nghiên cứu:

Khách thể được sử dụng để thực hiện nghiên cứu đề tài là học sinh lớp 8A4
và lớp 8A2 trường Trung học cơ sở Suối Đá vì các đối tượng này có nhiều thuận
lợi cho việc nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng về cả phía đối tượng học
sinh và giáo viên.
* Về học sinh:
Chọn hai lớp 8A4 và 8A2, là hai lớp có nhiều điểm tương đồng: trình độ
học sinh, số lượng, giới tính, thành phần dân tộc, độ tuổi.
Bảng 1: Giới tính và thành phần dân tộc của hai lớp 8 Trường trung
học cơ sở Suối Đá.

Lớp

Số học

Nam

Nữ

Dân tộc

Dân tộc

Đúng độ

sinh
kinh
Tà mun
tuổi
Lớp 8A4
34

18
16
32
2
34
Lớp 8A2
34
17
17
34
0
34
Ý thức học tập của học sinh hai lớp: đa số học sinh đều ngoan, tích cực,
chủ động tham gia học tập. Bên cạnh đó cả hai lớp vẫn còn nhiều học sinh năng
lực tư duy rất hạn chế, thụ động, rất ít tham gia các hoạt động chung của lớp.
* Về giáo viên: Nguyễn Thụy Bảo Tùng, năm học 2014 – 2015 được phân
công giảng dạy vật lý 6, 8 và công nghệ 9. Bản thân tôi nhận thấy mình có lòng
nhiệt huyết, nhiệt tình và có trách nhiệm cao trong công tác giảng dạy cũng như
giáo dục học sinh.
3.2. Thiết kế nghiên cứu:
Chọn hai lớp nguyên vẹn: lớp 8A4 là lớp thực nghiệm, lớp 8A2 là lớp đối
chứng. Lấy kết quả bài kiểm tra 1 tiết học kỳ I để làm bài kiểm tra trước tác
động. Kết quả kiểm tra cho thấy điểm trung bình của cả hai nhóm còn có sự
khác nhau, do đó tôi dùng phép kiểm chứng T-test độc lập để kiểm chứng sự
chênh lệch giữa điểm số trung của hai nhóm trước khi tác động.
8


Bảng 2: Kiểm chứng xác định các nhóm tương đương
Thực nghiệm

7,0

Trung bình cộng
Giá trị p (trước tác động)

Đối chứng
6,4265
0,1188

Ở bài kiểm tra trước tác động p = 0,1188 > 0,05 từ đó kết luận sự chênh
lệch của hai nhóm thực nghiệm và đối chứng là không có ý nghĩa, hai nhóm
được coi là tương đương nhau.
Sau đó giáo viên lấy bài kiểm tra cuối chương I: Cơ học làm bài kiểm tra
sau tác động. Cụ thể:
- Bài kiểm tra trước tác động, giáo viên ra một đề cho hai lớp cùng làm.
- Bài kiểm tra sau tác động, giáo viên ra một đề cho hai lớp cùng làm.
- Tiến hành kiểm tra và chấm bài.
Bảng 3: Thiết kế nghiên cứu
Kiểm tra
Nhóm

Kiểm tra

trước tác

Tác động

động
Lớp 8A4
(TN)

Lớp 8A2

7,0

sau tác
động

Sử dụng phương pháp phân tích
tổng hợp để giải bài tập.
Không sử dụng phương pháp phân

8,5882

6,4265
6,9412
(ĐC)
tích tổng hợp để giải bài tập.
Ở thiết kế này, tôi đã sử dụng phép kiểm chứng T-test độc lập.
3.3. Quy trình nghiên cứu:
+ Chuẩn bị bài của giáo viên
Dạy lớp 8A2 (Lớp đối chứng): Thiết kế kế hoạch bài học không có sử

dụng phương pháp phân tích tổng hợp để giải bài tập cho học sinh, các tiến trình
lên lớp thực hiện bình thường.
- Dạy lớp 8A4 (Lớp thực nghiệm): Thiết kế kế hoạch bài học có sử dụng
phương pháp phân tích tổng hợp để giải bài tập cho học sinh, chú trọng các bước
9


tiến hành khi giải một dạng bài tập Vật lý, kiểm tra lại kết quả, các tiến trình lên

lớp khác vẫn thực hiện bình thường.
+ Tiến hành dạy thực nghiệm
- Dạy lớp 8A4: Tổ chức dạy học có sử dụng phương pháp phân tích tổng
hợp để giải bài tập cho học sinh. Thời gian thực hiện theo kế hoạch dạy học của
nhà trường và theo thời khóa biểu để đảm bảo tính khách quan.
Những nội dung bài tập ở chương I: Cơ học
Bài 2: Vận tốc.
Bài 3: Chuyển động đều – Chuyển động không đều
Bài 7: Áp suất.
Bài 8: Áp suất chất lỏng. Bình thông nhau – Máy nén thuỷ lực.
Bài 10: Lực đẩy Ácsimét.
Bài 13: Công cơ học.
Bài 14: Định luật về công.
Bài 15: Công suất.
- Các bước hướng dẫn học sinh phân tích tổng hợp để giải một bài tập Vật
lý:
+ Đọc kỹ đề bài, phân tích dữ liệu đề bài, tóm tắt đề bài, xác định các đơn
vị đo, đổi đơn vị.
+ Lên kế hoạch giải: vận dụng công thức, khái niệm, định luật vào giải bài
tập.
+ Giải bài tập (chuyển đổi vế của công thức, thực hiện các phép tính:
cộng, trừ, nhân, chia, làm tròn số).
+ Kiểm tra về cách tính, đơn vị.
- Thời gian thực nghiệm: Từ tuần 01 đến hết tuần 22 theo tuần chuyên
môn quy định chung năm học 2014 - 2015.
3.4. Giải pháp nghiên cứu:
10


- Các dạng bài tập cụ thể:

a. Dạng định tính đơn giản: Dạng này học sinh chỉ cần một khái niệm để
giải.
Ví dụ: Trường hợp nào sau đây áp lực của người lên mặt bàn là lớn nhất?
A. Người đứng một chân.
B. Người đứng cả hai chân.
C. Người đứng cả hai chân nhưng cuối gập xuống.
D. Người đứng cả hai chân nhưng tay cầm quả tạ.
Hoạt động của giáo viên
* Áp lực là gì?

Hoạt động của học sinh
- Áp lực là lực ép có phương vuông
góc với mặt bị ép.

* Tác dụng của áp lực càng lớn khi - Tác dụng của áp lực càng lớn khi áp
nào?

lực càng mạnh và diện tích bị ép càng

* Dựa vào kiến thức đó, em chọn nhỏ.
- Chọn câu D.
câu nào đúng nhất?
b. Dạng định tính phức tạp: Dạng này học sinh cần áp dụng hai khái niệm
trở lên để giải.
Ví dụ: Muốn tăng, giảm áp suất thì phải làm thế nào? Trong các câu sau đây,
câu nào không đúng?
A. Muốn tăng áp suất thì tăng áp lực, giảm diện tích bị ép.
B. Muốn tăng áp suất thì giảm áp lực, tăng diện tích bị ép.
C. Muốn giảm áp suất thì giảm áp lực, giữ nguyên diện tích bị ép.
D. Muốn giảm áp suất thì giữ nguyên áp lực, tăng diện tích bị ép.

Hoạt động của giáo viên
* Công thức tính áp suất là gì?

* Theo công thức muốn tăng áp suất
ta làm như thế nào?

Hoạt động của học sinh
- Công thức tính áp suất là

p=

F
S

.

- Muốn tăng áp suất ta phải tăng áp
lực F, còn S giảm.
11


* Tương tự muốn giảm áp suất ta - Muốn giảm áp suất ta phải giảm áp
làm như thế nào?

lực F, giữ nguyên S. Hoặc lực tác
dụng không thay đổi, tăng diện tích bị

* Dựa vào kiến thức vừa tìm ta chọn ép.
- Câu không đúng: B.
câu nào không đúng?

c. Dạng bài tập cơ bản: Dạng này học sinh chỉ cần phân tích tổng hợp và
áp dụng một công thức để giải.
Ví dụ: Một vật trọng lượng 2N trượt trên mặt bàn nằm ngang được 0,5m.
Công của trọng lực là bao nhiêu? (BT 13.8/SBT/38).
Tóm tắt đề
P = 2(N)

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

s = 0,5(m)
A = ?(J)

* Công thức tính công là gì? - Công thức tính công là A = F.s.

* Em sẽ áp dụng tính A = ? - A = F.s = 2.0,5 = 1 (J).
d. Dạng bài tập tổng hợp: Dạng này học sinh chỉ cần áp dụng hai công
thức trở lên để giải.
Ví dụ 1: Một cần cẩu mỗi lần nâng được một contennơ 10 tấn lên cao 5m,
mất 20 giây. Tính công suất do cần cẩu sản sinh ra.
Tóm tắt đề
m = 10(tấn)

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

h = 5(m)
t = 20(s)

P = ?(W )

* Em hãy cho biết công - Công thức tính công suất là
thức tính công suất là gì?
* Theo bài tập và công thức,

P =

A
.
t

đại lượng nào đã biết, đại - Đại lượng biết t = 20s; h = 5m.
Đại lượng chưa biết A = ? (J).
lượng nào chưa biết ?
* Vậy theo dữ liệu bài cho
12


ta tính A theo công thức - A = P.h
nào?

- Áp dụng công thức đã học:

* Như vậy muốn tìm P ta P = 10.m
làm như thế nào?

- m = 10 tấn = 10000kg.

* Khối lượng đã cho là bao nên P = 10.m = 10. 10000 =

nhiêu? Đơn vị phù hợp 100000(N).
chưa?
P=

A P.h 100000.5
=
=
= 25000 W = 25KW

* Từ đó, em hãy tính P = ?
t
t
20
Ví dụ 2: Một con ngựa kéo xe chuyển động đều với lực kéo là 600N. Trong 5
phút công thực hiện được 360KJ. Tính vận tốc của xe. (BT 13.4/SBT/37).
Tóm tắt đề
F = 600(N)

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

t = 5(ph) =
300(s)
A = 360(KJ)
= 360 000(J)
v = ?(m/s)

* Công thức tính vận tốc là - Công thức tính vận tốc là v = s .
t

gì?
- Đại lượng đã biết t = 5 phút =
* Theo bài tập và công thức,
300s; A = 360KJ = 360000J; F =
đại lượng nào đã biết, đại
600N.
lượng nào chưa biết, đơn vị
Đại lượng chưa biết s = ? (m).
đã phù hợp chưa ?
* Vậy theo dữ liệu bài cho
ta áp dụng công thức nào để - Ta áp dụng: A = F.s
tính s? (Lưu ý: đơn vị cho

⇒s =

phù hợp)
* Từ đó, em hãy tính v = ?

13

-

v=

A 360000
=
= 600m
F
600


s
600
=
=2m / s
t
300


4. ĐO LƯỜNG
4.1. Sử dụng công cụ thang đo:
- Lấy kết quả bài kiểm tra khảo sát, đề kiểm tra 1 tiết (45 phút) là kết quả
bài kiểm tra trước tác động. Bài kiểm tra sau tác động là bài kiểm tra sau khi học
xong chương I: Cơ học lớp 8. Bài kiểm tra theo hình thức trắc nghiệm và tự
luận.
- Quy trình kiểm tra và chấm bài kiểm tra:
+ Ra đề kiểm tra: Ra đề kiểm tra và đáp án sau đó lấy ý kiến đóng góp của
các giáo viên có kinh nghiệm nhóm Lý trong tổ Toán – Vật lý để bổ sung, chỉnh
sửa cho phù hợp (kiểm chứng độ giá trị nội dung).
+ Tổ chức kiểm tra hai lớp cùng một thời điểm, cùng đề. Sau đó tổ chức
chấm điểm theo đáp án đã xây dựng.
4.2. Kiểm chứng độ giá trị nội dung:
Kiểm tra trước và sau tác động đối với các nhóm tương đương:
- Bài kiểm tra trước tác động: Tôi ra đề kiểm tra khảo sát theo đề kiểm tra
1 tiết ở tuần 8, thông qua sự kiểm duyệt của tổ trưởng bộ môn tổ Toán - Lý có
kinh nghiệm kiểm chứng độ giá trị nội dung, rồi tổ chức cho hai nhóm học sinh
làm kiểm tra, giáo viên chấm bài. Từ kết quả bài kiểm tra, kiểm chứng độ tin
cậy của dữ liệu theo phương pháp chia đôi dữ liệu tính được hệ số tương quan
chẵn - lẻ là rhh = 0,5777 và tính độ tin cậy Spearman Brown r SB = 0,7323 cho
thấy dữ liệu đáng tin cậy. Sử dụng phương pháp kiểm chứng T-test độc lập,
điểm trung bình của nhóm thực nghiệm trước tác động là 7,0 và của nhóm đối

chứng là 6,4265 tính được p = 0,1188 > 0,05 cho thấy sự chênh lệch điểm trung
bình của hai nhóm thực nghiệm và đối chứng trước tác động là không có ý
nghĩa. Kết luận được kết quả học tập của hai nhóm trước tác động là gần tương
đương nhau.
- Bài kiểm tra sau tác động: Tôi ra đề kiểm tra một tiết chương I: Cơ học
sau khi kết thúc chương, thông qua sự kiểm duyệt của tổ trưởng bộ môn, tổ chức
14


cho học sinh làm bài kiểm tra, chấm bài. Từ kết quả điểm kiểm tra, kiểm chứng
độ tin cậy của dữ liệu theo phương pháp chia đôi dữ liệu tính hệ số tương quan
chẵn - lẻ rhh là rhh và tính độ tin cậy Spearman Brown r SB. Sau đó sử dụng
phương pháp kiểm chứng T-test độc lập, tính p để suy ra sự chênh lệch điểm
trung bình của hai nhóm thực nghiệm và đối chứng sau tác động là có ý nghĩa
hay không có ý nghĩa.

15


5. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ BÀN LUẬN KẾT QUẢ
5.1. Trình bày kết quả:
Bảng 4: Tổng hợp kết quả chấm bài kiểm tra trước và sau tác động
Lớp thực nghiệm (8A4)
Trước tác động Sau tác động
Độ lệch chuẩn

7,0
1,3085

Giá trị p của T-test


0,1188

Điểm trung bình

Lớp đối chứng (8A2)
Trước tác động

Sau tác động

6,4265
1,6612

6,9142
1,2599

8,5882
0,8916
0,00000002
7

Mức độ ảnh hưởng

1,3073

SMD

Bảng 5: Tổng hợp phần trăm của nhóm thực nghiệm lớp 8A4
Theo thang bậc điểm


Lớp

Cộng

8A4

Kém

Yếu

Trung bình

Khá

Giỏi

Trước

0

2

8

15

13

34




0%

6,0%

23,5%

44,0%

26,5%

100%

0

0

1

3

30

34

0%

0%


3,0%

9,0%

88,0%

100%

Sau TĐ

5.2. Phân tích dữ liệu:
Từ kết quả bài kiểm tra, kiểm chứng độ tin cậy của dữ liệu theo phương
pháp chia đôi dữ liệu tính được hệ số tương quan chẵn - lẻ là r hh = 0,5444 và tính
độ tin cậy Spearman Brown rSB = 0,7050 cho thấy dữ liệu đáng tin cậy.
- Từ kết quả nghiên cứu ta thấy hai nhóm đối tượng nghiên cứu (cột 1 và
3) trước tác động là hoàn toàn tương đương. Sau khi có sự tác động bằng
phương pháp giảng dạy mới cho kết quả hoàn toàn khả quan. Bằng phép kiểm
chứng T- test độc lập để kiểm chứng chênh lệch điểm trung bình, kết quả p =
16


0,000000027 < 0,05 cho thấy độ chênh lệch điểm trung bình giữa hai nhóm là có
ý nghĩa. Điều này minh chứng là điểm trung bình nhóm thực nghiệm cao hơn
nhóm đối chứng không phải do ngẫu nhiên mà là do kết quả của sự tác động.
- Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn:
8, 5882 −6, 9142
SMD =
=1, 2805
1, 3073


nên theo bảng tiêu chí Cohen kết

luận mức độ ảnh hưởng của tác động khi áp dụng giải pháp là rất lớn trong quá
trình tác động vào lớp 8A4.
- Giả thuyết của đề tài đưa ra: “Việc sử dụng phương pháp phân tích
tổng hợp để giải bài tập cho học sinh có nâng cao chất lượng môn Vật lý lớp
8A4 Trường trung học cơ sở Suối Đá” đã được kiểm chứng.

Biểu đồ so sánh kết quả điểm trung bình giữa hai lớp trước và sau tác động.
- Tổng hợp phần trăm kết quả theo thang bậc: Kém, yếu, trung bình, khá,
giỏi kết quả của nhóm thực nghiệm 8A4.

17


Biểu đồ so sánh kết quả xếp loại trước và sau tác động của nhóm thực
nghiệm 8A4.
5.3. Bàn luận kết quả:
- Kết quả cho thấy, điểm trung bình của nhóm thực nghiệm cao hơn nhóm
đối chứng, chênh lệch điểm số là 8,5882 – 6,9142 = 1,674 cho thấy điểm trung
bình của hai lớp đối chứng và thực nghiệm đã có sự khác biệt, lớp được tác động
có điểm trung bình cao hơn lớp đối chứng.
- Độ chênh lệch điểm trung bình chuẩn của hai bài kiểm tra là SMD =
1,2805 > 1 chứng tỏ mức độ ảnh hưởng của tác động là rất lớn.
- Phép kiểm chứng T-test độc lập điểm trung bình bài kiểm tra sau tác
động của hai lớp là p = 0,000000027 < 0,05 chứng tỏ điểm trung bình của lớp
thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng không phải ngẫu nhiên mà do tác động mà
có và nghiêng về lớp thực nghiệm.
- Tác động đã có ý nghĩa đối với tất cả các đối tượng học sinh: kém, yếu,
trung bình, khá, giỏi. Số học sinh kém, yếu giảm nhiều, số học sinh khá, giỏi

tăng đáng kể.
Hạn chế
- Việc sử dụng phương pháp phân tích tổng hợp để giải bài tập cho học sinh
là cần thiết, nhưng phần lớn là do tự bản thân các em phải thuộc kiến thức, định
18


luật, định lý, nắm bắt được các dữ liệu mà đề bài đã cho, suy luận, phân tích
tổng hợp các dữ liệu đó để tìm ra công thức, định luật cho từng dạng bài tập.
Ưu điểm
- Việc sử dụng phương pháp phân tích tổng hợp để giải bài tập cho học sinh
là một giải pháp tốt mang lại hiệu quả thiết thực giúp giáo viên bộ môn trong
quá trình truyền đạt rõ ràng về cách để giải một bài tập Vật lý đồng thời học sinh
tự khả năng vận dụng việc phân tích tổng hợp để giải các bài tập khác khi giáo
viên giao bài tập về nhà.

19


6. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
6.1. Kết luận:
Việc sử dụng phương pháp phân tích tổng hợp để giải bài tập cho học sinh
đã nâng cao chất lượng môn Vật lý lớp 8A4 Trường Trung học cơ sở Suối Đá.
Đồng thời tạo cho các em có lòng yêu thích bộ môn và say mê tìm hiểu, hứng
thú tìm tòi thêm các phương pháp giải nhiều dạng bài tập mở rộng nâng cao.
Ngoài ra từ những khám phá yêu thích bộ môn mà các em tự bản thân có thể
nghiên cứu các khoa kỹ thuật ứng dụng trong cuộc sống ở các kỳ thi, có nguồn
học sinh giỏi của bộ môn. Đề tài không chỉ áp dụng ở chương I: Cơ học mà còn
có thể áp dụng được ở các chương khác của các khối lớp khác. Có thể nói đề tài
này có thể áp dụng rộng rãi trong toàn huyện.

6.2. Khuyến nghị:
- Đối với gia đình học sinh cần quan tâm đầu tư trang bị cho con em sách
giáo khoa, sách bài tập để hỗ trợ việc học và giải các bài tập.
- Đối với học sinh cần nắm vững hệ thống kiến thức đã học, đọc kỹ đế
bài, phân tích tổng hợp các dữ liệu đề bài, vận dụng công thức và tính toán cẩn
thận, chính xác, kiểm tra lại cụ thể từng bước khi giải bài tập.
- Đối với giáo viên cần dự giờ đồng nghiệp, tham gia đầy đủ các lớp tập
huấn chuyên môn, nghiệp vụ, tích cực nghiên cứu khai thác tối đa các dạng bài
tập, cũng như nghiên cứu các nội dung để đổi mới kế hoạch giảng dạy cho học
sinh.
- Giáo viên phải có sự nhiệt tình, luôn có tinh thần trách nhiệm cao, phải
hết lòng vì học sinh. Đồng thời giáo viên phải thường xuyên thay đổi các hình
thức tổ chức dạy học trên lớp trong một tiết học và biết phối kết hợp các kỹ
năng, kỹ xảo, kỹ thuật dạy học đã được triển khai vào trong quá trình giảng dạy
của mình, tác động đến tất cả các đối tượng học sinh trong lớp và quan tâm
nhiều đến các em học sinh yếu kém.

20


Với đề tài này, tôi mong rằng các bạn đồng nghiệp quan tâm chia sẻ
những kinh nghiệm lẫn nhau để làm tăng hứng thú và kết quả học tập của học
sinh đồng thời cũng nâng cao chất lượng bộ môn Vật lý.
Suối Đá, ngày

tháng 03 năm 2015

Người viết đề tài

Nguyễn Thụy Bảo Tùng

7. TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Sách giáo khoa Vật lý 8, Vũ Quang, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam,
2011.
- Sách bài tập Vật lý 8, Bùi Gia Thịnh, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam,
2011.
- Bài tập Vật lý chọn lọc dành cho học sinh THCS – Phó tiến sĩ Vũ Thanh
Khiết, 2011.
- Hướng dẫn làm bài tập và ôn tập Vật lý 8 - Nhà xuất bản Giáo dục Việt

Nam, 2011.
- Phương pháp giảng dạy Vật lý 8 - Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.

- Tài liệu tập huấn Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng, Cục Nhà giáo
và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, 2011.
- Một số vấn đề về đổi mới phương pháp dạy học ở trường trung học cơ
sở, Phạm Gia Đức – Tôn Thân – Vũ Hữu Bình – Hoàng Ngọc Hưng - Nguyễn
Hữu Thảo, Dự án phát triển giáo dục trung học cơ sở Bộ Giáo dục – Đào tạo,
2002.
- Tài liệu tập huấn giáo viên dạy học, kiểm tra đánh giá theo chuẩn kiến
thức, kỹ năng trong chương trình giáo dục phổ thông môn Vật lý cấp trung học
cơ sở, Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2010.
21


- Học và thực hành theo chuẩn kiến thức, kĩ năng Vật lí 8, Nguyễn Thanh
Hải, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, 2011.
- “Hướng dẫn học sinh giải bài tập định lượng môn vật lý 9” của cô
Nguyễn Thị Tám, trường trung học cơ sở Xã Phan, năm 2012.
- “Hướng dẫn học sinh giải bài tập môn vật lý lớp 6 môn vật lý 9” của
thầy Nguyễn Thanh Sơn, trường trung học cơ sở Chà Là, năm 2012.

- “Kinh nghiệm vận dụng một số phương pháp giải bài tập định lượng
phần điện học trong giảng dạy vật lý 9” của thầy Lê Đình Minh, trường trung
học cơ sở Thị trấn, năm 2012.
- Đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng: “Nâng cao kết quả học
tập môn vật lý lớp 8 trường trung học cơ sở Suối Đá bằng phương pháp nêu
vấn đề trong giải bài tập chương cơ học” của cô Nguyễn Thụy Bảo Tùng,
trường trung học cơ sở Suối Đá, năm 2013.
- Đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng: “Nâng cao kỹ năng giải
bài tập phần điện cho học sinh lớp 9 trường trung học cơ sở Suối Đá thông
qua việc hướng dẫn cách thức đọc hiểu, phân tích đề bài” của cô Lê Thị Diệu,
trường trung học cơ sở Suối Đá, năm 2014.
- Nghiên cứu tham khảo thêm trên internet từ nhiều địa chỉ: giaovien.net;
nckhsp mon vat ly 8; laban/nghiencuu/baocaokhaohoc;….
8. PHỤ LỤC
8.1. Phụ lục 1: Kế hoạch nghiên cứu.
8.2. Phụ lục 2: Đề và đáp án kiểm tra trước tác động.
8.3. Phụ lục 3: Đề và đáp án kiểm tra sau tác động.
8.4. Phụ lục 4: Phân tích dữ liệu.
8.5. Phụ lục 5: Kế hoạch bài học.

22


PHỤ LỤC 1: KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU

Đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng:

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG MÔN VẬT LÝ LỚP 8A4 TRƯỜNG TRUNG
HỌC CƠ SỞ SUỐI ĐÁ THÔNG QUA VIỆC SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP
PHÂN TÍCH TỔNG HỢP ĐỂ GIẢI BÀI TẬP CHƯƠNG I: CƠ HỌC

MÔN VẬT LÝ 8.
Họ tên tác giả: Nguyễn Thụy Bảo Tùng
Bước
1. Hiện trạng

Hoạt động
Chất lượng chương cơ học môn vật lý 8 còn thấp phần lớn
học sinh giải bài tập còn sai.

Nguyên nhân

- Học sinh lười học, bị hỏng kiến thức ở lớp dưới.
- Học sinh chưa biết phân tích tổng hợp để giải các dạng bài
tập.
- Lớp đông, giáo viên không có đủ thời gian để hướng dẫn

2. Giải pháp thay thế

cho từng học sinh nhiều.
Sử dụng phương pháp phân tích tổng hợp để giải bài tập
chương I: Cơ học nhằm nâng cao chất lượng môn Vật lý lớp

3. Vấn đề nghiên cứu

8A4 Trường THCS Suối Đá.
Sử dụng phương pháp phân tích tổng hợp để giải bài tập
chương I: Cơ học có làm nâng cao chất lượng môn Vật lý lớp
8A4 không?

Giả thuyết nghiên cứu Sử dụng phương pháp phân tích tổng hợp để giải bài tập

chương I: Cơ học có nâng cao chất lượng môn Vật lý lớp
4. Thiết kế

8A4.
Thiết kế kiểm tra trước và sau tác động đối với các nhóm
tương đương (Dựa vào kết quả bài kiểm tra chương I: Cơ học
lớp 8)
Nhóm tương đương
23

Kiểm tra

Tác

Kiểm tra


5. Đo lường

trước tác

động

sau tác

Nhóm thực nghiệm

động
O1


X

động
O3

Lớp 8A4 (N1 = 34)
Nhóm đối chứng

O2

-

O4

Lớp 8A2 (N2 = 34)
- Thu thập dữ liệu: Kiến thức.
- Công cụ đo: Bài kiểm tra trên lớp.
- Kiểm chứng độ giá trị: bằng cách nhờ 02 giáo viên có kinh
nghiệm.
- Kiểm chứng độ tin cậy: bằng phương pháp chia đôi dữ liệu

6. Phân tích dữ liệu

sử dụng công thức Spearman - Brown.
- Mô tả:
+ Tính mốt, trung vị.
+ Tính giá trị trung bình kiểm tra trước và sau tác động của
nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng.
+ Tính độ lệch chuẩn của bài kiểm tra trước và sau tác động
của nhóm thực nghiệm và nhóm đối.

- So sánh: Sử dụng phép kiểm chứng t-test độc lập và mức độ

7. Kết quả

ảnh hưởng.
- Sử dụng phương pháp phân tích tổng hợp để giải bài tập
chương I: Cơ học nhằm nâng cao chất lượng môn Vật lý lớp
8A4 có ý nghĩa không?
- Nếu có ý nghĩa thì mức độ ảnh hưởng sẽ nâng cao chất
lượng môn Vật lý lớp 8A4.

24


PHỤ LỤC 2. ĐỀ KIỂM TRA TRƯỚC TÁC ĐỘNG VÀ ĐÁP ÁN
Đề (kiểm tra 1 tiết – tuần 8 – học kì I – Thời gian 45 phút)
Câu 1: (1đ) Thế nào là hai lực cân bằng?
Câu 2: (1đ) Viết công thức tính vận tốc?
Câu 3: (1đ) Nêu tên và đơn vị của từng đại lượng trong công thức tính vận tốc?
Câu 4: (1đ) Nêu cách biểu diễn của một vectơ lực?
Câu 5: (1đ) Viết kí hiệu vectơ lực và cường độ lực?
Câu 6: (1đ) Biểu diễn một lực 900N tác dụng lên vật theo phương nghiêng hợp
với phương ngang một góc 450, tỉ xích tuỳ chọn.
Câu 7: (2) Khi các xe lưu thông trên đường sẽ sinh ra các lực ma sát. Theo em,
các lực này có ảnh hưởng đến môi trường không? Tại sao?
Câu 8: (2đ) Một xe ôtô chạy trên quãng đường đầu dài 120km trong thời gian 2
giờ; chạy trên quãng đường sau dài 150km với vận tốc 50km/h. Tính thời gian đi
trên quãng đường sau và vận tốc trung bình của xe ôtô trên suốt quãng đường.
Đáp án
Câu 1: (1đ) Hai lực cân bằng là hai lực cùng tác động lên một vật, cùng cường

độ, phương cùng nằm trên một đường thẳng và chiều ngược nhau.
s
t

Câu 2: (1đ) Công thức: v =
Câu 3: (1đ)

Trong đó: s là quãng đường đi được (km; m)
t là thời gian đi hết quãng đường đó (h; s)
v là vận tốc (km/h; m/s)
Câu 4: (1đ)
- Lực là một đại lượng vectơ được biểu diễn bằng một mũi tên có:
+ Gốc là điểm đặt của lực.
+ Phương, chiều trùng với phương, chiều của lực.
+ Độ dài biểu thị cường độ của lực theo một tỉ xích cho trước.
Câu 5: (1đ)
25


- Vectơ lực: F
- Cường độ của lực: F
Câu 6: (1đ)
F

- Biểu diễn lực:

+ Có tỉ xích.

A
450


300N

+ Phương, chiều chính xác.

x------------------------ y

+ Độ dài chính xác.

xy là phương nằm ngang

Câu 7: (2đ) (mỗi ý 1đ)
- Trong quá trình lưu thông của các phương tiện giao thông đường bộ, ma sát
giữa bánh xe với mặt đường, giữa các bộ phận cơ khí với nhau, ma sát giữa
phanh xe với vành bánh xe làm phát sinh các bụi cao su, bụi khí và bụi kim loại.
Có ảnh hưởng tới môi trường.
- Vì các bụi này gây ra tác hại to lớn đối với môi trường: ảnh hưởng đến sự hô
hấp của cơ thể người, sự sống của sinh vật và sự quang hợp của cây xanh.
Câu 8: (2đ) (mỗi ý 1đ)
Tóm tắt
s1 = 120(km)
t1 = 2(h)
s1 = 120(km)
s2 = 150(km)
v2 = 50(km/h)
t2 = ? (h)
vtb = ?(km/h)
Giải
s


s

150

2
2
- Thời gian ô tô đi trên quãng đường sau là: v2 = t ⇒ t2 = v = 50 = 3(h)
2
2

- Vận tốc trung bình của ôtô trong suốt thời gian chuyển động là:
vtb =

s1 + s2 120 + 150
=
= 54(km / h)
t1 + t 2
2+3

26


×