Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

lý thuyết môn khoa học lớp 4 (bàn tay nặn bột)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (126.82 KB, 7 trang )

PHÒNG GD&ĐT PHÚ TÂN
TRƯỜNG TH CÁI ĐÔI VÀM 4
LÝ THUYẾT CHUYÊN ĐỀ
PHƯƠNG PHÁP BÀN TAY NẶN BỘT
I. MỤC ĐÍCH CHUYÊN ĐỀ
- Nhằm thực hiện tốt tinh thần chỉ đạo của Phòng GD&ĐT Phú Tân về tổ chức
sinh hoạt chuyên môn theo cụm xã, huyện năm học 2015 – 2016. Đồng thời đẩy
mạnh việc đổi mới phương pháp, hình thức dạy học các môn nói chung và môn
môn khoa học lớp 4 theo phương pháp dạy học « Bàn tay nặn bột » nói riêng.
- Đây là đợt sinh hoạt chuyên môn có ý nghĩa quan trọng để các cán bộ quản
lý, giáo viên giảng dạy lớp 4, 5 cùng nhau trao đổi, chia sẻ những khó khăn, những
kinh nghiệm quý báu của mình trong công tác chỉ đạo và trực tiếp giảng dạy của
đơn vị mình về việc áp dụng phương pháp dạy học « Bàn tay nặn bột » trong thời
gian qua. Đồng thời, Phòng GD&ĐT cũng nắm bát được tình hình chung của các
đơn vị để có biện pháp chỉ đạo, tháo gỡ những khó khăn vướng mắc trong việc áp
dụng phương pháp dạy học « Bàn tay nặn bột » ở đơn vị trong thời gian tới đạt kết
quả tốt hơn..
II. THỰC TRẠNG VIỆC ÁP DỤNG “BÀN TAY NẶN BỘT”
1.Thuận lợi
- Được sự quan tâm sâu sát và chỉ đạo kịp thời từ phía lãnh đạo Phòng Giáo
dục Phú Tân trong việc triển khai và áp dụng phương pháp dạy học Bàn tay nặn bột
cấp tiểu học.
- Nhà trường rất quan tâm và thường xuyên nhắc nhở giáo viên trong việc thực
hiện công tác đổi mới phương pháp dạy học, đặc biệt là phương pháp « Bàn tay nặn
bột » theo sự chỉ đạo của PGD Phú Tân.
- Đội ngũ giáo viên trong nhà trường đa số trẻ khỏe, năng động, tích cực, nhiệt
tình trong dạy học và rất hứng thú với phương pháp dạy học mới này.
- Học sinh hứng thú học tập, chủ động tìm ra kiến thức tiết học sinh động,
chính vì thế nên học sinh nhớ bài lâu hơn.
- Cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học cơ bản cũng đáp ứng nhu cầu tối
thiểu việc áp dụng « bàn tay nặn bột » : Có bàn ghế, sách giáo khoa, tranh ảnh và


thiết bị dạy học được cấp khá đầy đủ.
2. Khó khăn
1


- Một số khó khăn cơ bản trong công tác quản lý và chỉ đạo là do mặt bằng về
trình độ chuyên môn nghiệp vụ, bề dày kinh nghiệm cũng như kiến thức cơ bản về
khoa học và tự nhiên chưa đồng đều; một số giao viên lớn tuổi, giáo viên mới ra
trường chưa được nhạy bén với việc áp dụng phương pháp dạy học mới- BTNB.
- Đa số giáo viên gặp nhiều khó khăn trong việc thiết kế hoạt động sử dụng
phương pháp BTNB đặc biệt đối với những bài dạy áp dụng BTNB bộ phận.
- Việc chuẩn bị đồ dùng thí nghiệm cũng gặp nhiều khó khăn. Một số dụng cụ
khó tìm, chưa được cấp như: lọ thủy tinh, dung dịch, các mô hình ... giáo viên phải
đi mượn, mua hoặc sưu tầm tranh ảnh để dạy.
- Là phương pháp dạy học mới, giáo viên và học sinh chưa được tiếp cận
nhiều; từ đó nên nhiều giáo viên giảng dạy còn lúng túng, xử lý tình huống chưa
hay, chưa tự tin; học sinh chưa mạnh dạn đề xuất, chưa chủ động thực hành thí
nghiệm để tìm ra kiến thức mới, nên việc áp dụng Bàn tay nặn bột chất lượng chưa
cao.
- Lớp có nhiều học sinh nên việc bố trí nhóm gặp khó khăn, mất nhiều thời
gian.
III. NỘI DUNG
1. Các nguyên tắc của phương pháp Bàn tay nặn bột
Nguyên tắc 1: HS quan sát một sự vật hay một hiện tượng của thế giới thực tại,
gần gũi với đời sống, dễ cảm nhận và HS sẽ thực hành trên những sự vật hay hiện
tượng đó.
Nguyên tắc 2: Trong quá trình tìm hiểu, HS sẽ lập luận, bảo vệ ý kiến của
mình, đưa ra tập thể thảo luận những ý nghĩ và những kết luận cá nhân, từ đó có
những hiểu biết mà chỉ với những hoạt động, thao tác riêng lẻ không đủ tạo nên.
Nguyên tắc 3: Những hoạt động do GV đề xuất cho HS được tổ chức theo tiến

trình sư phạm nhằm nâng cao dần mức độ học tập. Các hoạt động này làm cho các
chương trình học tập được nâng cao lên và dành cho HS một phần tự chủ khá lớn.
Nguyên tắc 4: Cần tối thiểu là 2 giờ/tuần trong nhiều tuần liền cho 1 đề tài. Sự
liên tục của các hoạt động và những phương pháp giáo dục được đảm bảo trong
suốt quá trình học tập.
Nguyên tắc 5: Bắt buộc mỗi học sinh có 1 quyển sổ thực nghiệm do chính các
em ghi chép theo cách thức và ngôn ngữ của chính mình.
Nguyên tắc 6: Mục tiêu chính là sự chiếm lĩnh dần dần của HS các khái niệm
khoa học và kĩ thuật thực hành. Kèm theo là sự củng cố ngôn ngữ viết và nói.
Nguyên tắc 7: Các gia đình và địa phương được khuyến khích ủng hộ và tham
gia các hoạt động trên lớp học.

2


Nguyên tắc 8: Ở địa phương, các đối tác khoa học (các trường đại học, viện
nghiên cứu…) được huy động tham gia giúp đỡ các hoạt động của lớp học theo khả
năng chuyên môn của mình.
Nguyên tắc 9: Ở địa phương, các Viện đào tạo GV ( các trường cao đẳng, đại
học sư phạm) giúp đỡ các giáo viên kinh nghiệm và phương pháp giảng dạy.
Nguyên tắc 10: Thông qua trang web của chương trình, Gv có thể tham khảo
môđun bài học hay những ý tưởng xây dựng hoạt động, trao đổi và được giải đáp
cho những câu hỏi hay vướng mắc nảy sinh trong quá trình giảng dạy. Bên cạnh đó,
GV cũng có thể tham gia vào xây dựng nội dung cùng các đồng nghiệp, các chuyên
gia và các nhà khoa học. GV là người chịu trách nhiệm giáo dục và đề xuất những
hoạt động của lớp mình phụ trách.
2. Tiến trình dạy học theo phương pháp Bàn tay nặn bột
Bước 1: Tình huống xuất phát và câu hỏi nêu vấn đề
- Do GV chủ động đưa ra.
- Tình huống phải ngắn ngọn dễ hiểu với HS.

- Tình huống xuất phát nhằm lồng ghép câu hỏi nêu vấn đề.
- Tuy nhiên không nhất thiết phải có tình huống xuất phát mới đề xuất câu hỏi
nếu vấn đề.
- Câu hỏi nêu vấn đề cần đảm bảo yêu cầu phải phù hợp với trình độ, gây mâu
thuẫn nhận thức, kích thích sự tò mò nghiên cứu của HS.
Ví dụ minh họa qua bài học về “nóng lạnh và nhiệt độ”.
GV đưa ra hạt đậu và hỏi: “Trong 3 cốc dưới đây, cốc a nóng hơn cốc nào và
lạnh hơn cốc nào?”
Bước 2: Xác định biểu tượng ban đầu
- Đây là bước quan trọng trong Bàn tay nặn bột.
- Khuyến khích những HS nêu suy nghĩ, nhận thức ban đầu trước khi học kiến
thức.
- Có thể yêu cầu HS trình bày biểu tượng ban đầu bằng nhiều hình thức: nói,
viết, vẽ...
Ví dụ:
+ Hãy viết vào vở thực hành những gì em biết được về 3 cốc nước trên theo
suy nghĩ của em!
+ HS làm việc trong 1-2 phút; GV quan sát nhanh để tìm ra những dự đoán
khác biệt và yêu cầu HS trình bày sự phán đoán của mình.
+ Chú ý hơn đến các dự đoán sai.
3


Bước 3: Đề xuất câu hỏi và phương án thực nghiệm.
* Đề xuất câu hỏi:
- GV giúp HS đề xuất câu hỏi từ sự khác biệt trên.
- GV chọn những biểu tượng ban đầu khác biệt để HS so sánh.
- Đối với những biểu tượng trình bày bằng lời nói, GV phải ghi nhanh lên
bảng một số ý kiến tiêu biểu.
- Khuyến khích để HS nêu ra những ý kiến khác.

- Đối với những biểu tượng ban đầu phức tạp có thể cho HS làm việc theo
nhóm đôi, nhóm ba sau khi làm việc cá nhân để GV có thời gian lựa chọn biểu
tượng ban đầu phù hợp với ý đồ dạy học.
Lưu ý: + Không chọn biểu tượng ban đầu đúng hoàn toàn.
+ Không chọn các biểu tượng ban đầu sai hoàn toàn.
+ Nên chọn biểu tượng ban đầu vừa đúng vừa sai.
+ Không nhận xét đúng sai về các biểu tượng ban đầu.
+ Khi viết lên bảng cần viết gọn để không ảnh hưởng đến những phần
ghi chép khác và giữ lại để HS đối chiếu và so sánh với kiến thức mới.
- GV gợi ý để HS so sánh.
- Các biểu tượng ban đầu càng khác nhau thì càng gây hứng thú tìm tòi ra chân
lí.
Lưu ý: + Việc phân nhóm biểu tượng ban đầu chỉ mang tính tương đối.
+ Không đi quá sâu vào chi tiết.
+ GV nên định hướng để HS thấy được sự khác kiến thức liên quan
đến kiến thức mới.
+ Nếu ý kiến không liên quan GV có thể nói: “Ý kiến của em rất hay
nhưng chúng ta sẽ học ở các lớp trên!”.
Ví dụ: Sau khi HS dự đoán xong, GV có thể dẫn HS đưa ra các câu hỏi (phù
hợp với các biểu tượng ban đầu):
- Có phải cốc nóng hơn có nhiệt độ cao hơn?
- Có phải cốc lạnh hơn có nhiệt độ cao hơn?
- Có phải cốc lạnh hơn có nhiệt độ thấp hơn?
………..
* Đề xuất phương án thực nghiệm
4


- Từ những câu hỏi đề xuất, GV đề nghị HS đề xuất thực nghiệm: “ Làm thế
nào chúng ta có thể trả lời các câu hỏi nói trên?”, “Hãy tìm cách để tìm ra phương

án giải quyết cho câu hỏi đã nêu!”.
- Sau khi HS đề xuất phương án thực nghiệm, GV nêu nhận xét chung và
quyết định tiến hành những thực nghiệm đã chuẩn bị sẵn.
- Trong trường hợp HS không nghĩ ra thì GV có thể gợi ý hoặc đề xuất
phương án cụ thể.
- Phương án tiến hành thực nghiệm ở đây được hiểu là các phương án tìm ra
câu trả lời. Có nhiều phương pháp như: quan sát, nghiên cứu, tài liệu, thực hành, thí
nghiệm.
Ví dụ: HS đưa ra các phương án thực nghiệm:
+ Dùng tay để sờ;
+ Dùng miệng để uống thử;
+ Dùng nhiệt kế để đo.
Bước 4: Tiến hành thực nghiệm tìm tòi và nghiên cứu.
- Từ những phương án đưa ra, GV nhận xét và lựa chọn phương án tiến hành.
Ưu tiên thực hiện những thực nghiệm trực tiếp trên vật thật.
- Đối với trường họp không làm được vật thật, GV cho HS làm mô hình hoặc
quan sát tranh vẽ: nên cho HS quan sát vật thật trước sau đó mới quan sát tranh
khoa học hay mô hình phóng to.
- Trước khi tiến hành thực nghiệm, GV yêu cầu HS nêu rõ mục đích thực
nghiệm rồi mới phát dụng cụ thực nghiệm.
- Nếu có nhiều thực nghiệm, sau mỗi thực nghiệm cần dừng lại để HS rút ra
kết luận.
- GV lưu ý HS ghi chép vật liệu thực nghiệm và cách bố trí (bằng lời hoặc sơ
đồ) và thực hiện thực nghiệm; kết quả thực nghiệm và kết luận sau thực nghiệm.
Bước 5: Kết luận kiến thức
- GV tóm tắt, kết luận và hệ thống lại để HS ghi vào vở như kiến thức của bài.
- Trước khi kết luận, GV yêu cầu một vài HS nêu ý kiến kết luận.
- GV yêu cầu HS đối chiếu với biểu tượng ban đầu; chính HS phải tự phát hiện
ra những sai lệch của mình và chỉnh sửa.
- GV có thể phát tờ rơi tóm tắt kiến thức bài học và phát cho HS dán vào vở

thực hành hoặc đóng thành một tập riêng để HS đỡ mất công ghi chép đối với HS
lớp 1,2,3.
5


3. Một số lưu ý khi áp dụng phương pháp “Bàn tay nặn bột” vào dạy
học
- Liệt kê các bài học có thể áp dụng phương pháp BTNB.
- Giáo viên cần chuẩn bị trước các thí nghiệm dự kiến để có kết quả như
mong muốn.
- Vận dụng tối đa những nguyên vật liệu sẵn có, dễ kiếm.
- Sử dụng CNTT cho bài dạy áp dụng phương pháp BTNB đúng lúc, đúng
chỗ, hợp lí.
- Với một số thí nghiệm đơn giản, giáo viên có thể giao việc cho học sinh
bằng những phiếu giao việc, tự học sinh chuẩn bị các vật liệu cho nhóm của mình.
* Xây dựng tiết học theo các gợi ý:
- Mục tiêu bài học.
- Hoạt động có thể áp dụng phương pháp BTNB.
- Phương pháp thí nghiệm sử dụng.
- Thiết bị cần có.
- Những thí nghiệm có thể thực hiện.
* Tổ chức lớp học:
- Sắp xếp bàn ghế cho phù hợp với số học sinh.
- Chia nhóm từ 4-6 em/nhóm.
- Có chỗ dành riêng để vật liệu lớp học.
* Trong quá trình giảng dạy
Lưu ý khi lựa chọn quan niệm ban đầu để đưa ra thảo luận:
- Không chọn hoàn toàn các quan niệm đúng
- Tuyệt đối không bình luận hay nhận xét gì về tính đúng sai của các ý kiến
ban đầu

- Lựa chọn các quan niệm vừa đúng vừa sai
- Chọn vị trí thích hợp đề gắn các bài vẽ của học sinh…
+ Không nên sử dụng SGK khi học bằng phương pháp BTNB.
+ Không nêu tên bài học trước khi học (với những bài thể hiện nội dung bài
học ở đề bài).
+ Lựa chọn hoạt động phù hợp với phương pháp BTNB để áp dụng, không
nhất thiết hoạt động nào cũng áp dụng phương pháp.
6


+ Lưu ý về Kĩ thuật thảo luận nhóm
* Lựa chọn phương pháp thí nghiệm phù hợp:
- Phương pháp quan sát tranh ảnh, quan sát vật thật
- Phương pháp mô hình.
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu
- Phương pháp thí nghiệm trực tiếp
- Sử dụng phương pháp thường xuyên để rèn thói quen cho học sinh. Rèn
cho học sinh kĩ năng diễn đạt rõ ràng, ngắn gọn để đảm bảo thời gian. Sưu tầm tài
liệu, sách, tranh ảnh …. phục vụ cho bài học.

7



×