Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

giáo án Lớp 3 tuần 2 năm học 2015 2016 theo mô hình trường học mới vnen Tuần 3 VNEN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (163.48 KB, 14 trang )

TUẦN 3
Thứ hai ngày 8 tháng 9 năm 2014
CHÀO CỜ
SINH HOẠT TẬP THỂ
*****************************
HĐGD LỐI SỐNG
QUAN TÂM, CHĂM SÓC ÔNG BÀ, ANH CHỊ EM
( Tiết 1)
I. MỤC TIÊU:

- Biết được những việc trẻ em cần làm để thể hiện quan tâm, chăm sóc những người
thân trong gia đình.
- Biết được vì sao mọi người trong gia đình cần quan tâm chăm sóc lẫn nhau.
- Quan tâm chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em trong cuộc sống hàng ngày ở gia
đình.
- Biết yêu quý người thân, thích học giờ Đạo đức.
GDKNS:- Biết được bổn phận của trẻ em là phải quan tâm chăm sóc những người
thân trong gia đình bằng những việc làm phù hợp với khả năng.
II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN:

-

Vở bài tập Đạo đức 3.
Các bài thơ, bài hát, các câu chuyện về chủ đề gia đình.
Các tấm bìa nhỏ màu đỏ, màu xanh và màu trắng.
Giấy trắng, bút màu.

III. TIẾN TRÌNH:

A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN


Khởi động: Hát bài: Cả nhà thương nhau.
- Bài hát nói lên điều gì?
- HS đọc mục tiêu của bài học.
* Hoạt động nhóm
1. Phân tích chuyên Bó hoa đẹp (Vở BT Đạo đức lớp 3).
a) Các nhóm trưởng điều hành hoạt động nhóm.
- Cá nhân đọc thầm truyện.
- Nhóm đọc nối tiếp truyện.
- Các nhóm thảo luận theo câu hỏi trong vở bài tập ( BT2 câu b).
- Giáo viên kết luận.
2. Chia sẻ trải nghiệm
* Hoạt động nhóm đôi
BT1( vở BT trang12):
a) HS từng cặp nhớ và kể cho các bạn nghe về sự yêu thương, quan tâm, chăm sóc
của ông bà, cha mẹ đối với em cảm xúc của em khi nhận được sự quan tâm chăm sóc
của ông bà, cha mẹ đối với em


- Giáo viên đi từng nhóm lắng nghe và hướng dẫn giúp đỡ HS
* Hoạt động cả lớp
b) Đại diện nhóm chia sẻ kinh nghiệm cảm xúc khi thể hiện sự quan tâm, chăm sóc
những người thân trong gia đình và cảm xúc của em khi nhận được sự quan tâm chăm
sóc của ông bà, cha mẹ đối với em.
c) Giáo viên kết luận:
3. Cách thể hiện việc quan tâm, chăm sóc những người thân trong gia đình.
* Hoạt động nhóm
A BT 3 ( Vở BT 13,14 ) HS nhận xét về cách cư xử của các bạn nhỏ trong các tình
huống đối với ông bà cha mẹ.
* Hoạt động cả lớp
b) Đại diện nhóm trả lời, nhận xét và thống nhất các hành vi đúng.

4. Tán thành hay không tán thành
* Hoạt động nhóm
a) Các nhóm trưởng điều hành BT5 vở BT trang 15
b) Các nhóm đọc phần ghi nhớ trang 15 vở BT Đạo đức
*****************
TOÁN TỰ HỌC
LUYỆN TẬP
I.MỤC TIÊU

- Giúp HS vận dụng các kiến thức đã học để giải các bài toán có lời văn và tính về
chu vi.
II. TIẾN TRÌNH

- HS làm bài cá nhân
1. Tính chu vi hình tam giác, biết độ dài ba cạnh là:
a. 45cm; 30 cm; 28cm
b. 20cm; 2dm; 10cm
2. Tủ sách thứ nhất có 324 quyển sách, tủ sách thứ hai có 248 quyển sách. Hỏi tử
sách thứ nhất có nhiều hơn tủ sách thứ hai bao nhiêu quyển sách?
3. Thùng thứ nhất có nhiều hơn thừng thứ hai15 lít dầu. Thừng thứ hai có ít hơn
thừng thứ ba 20 lít dầu. Hỏi thùng nào có nhiều dầu nhất?Thừng nào có ít dầu nhất?
Hai thừng dầu thứ nhất à thứ ba hơn kém nhau bao nhiêu lít dầu?
4. Tìm một số, biết rằng số đó nhân với 8 thì bằng 48 cộng 8.
5. Tìm một số, biết rằng lấy 72 chia cho số đó thì bằng 16 chia cho 2.
- HS báo cáo kết quả với thầy cô giáo.
***************************
HĐGD THỂ CHẤT
ÔN ĐỘI HÌNH ĐỘI NGŨ, TRÒ CHƠI: "TÌM NGƯỜI CHỈ HUY"
I. MỤC TIÊU:


- Biết cách tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số, quay trái, quay phải.
- Biết cách chơi và tham gia chơi được.


II- TÀI LIỆU- PHƯƠNG TIỆN

- Tài liệu hướng dẫn hoạt động Giáo dục thể chất lớp 3 của VNEN
- Sách giáo viên môn thể dục lớp 3.
Hướng dẫn chuẩn kiến thức kĩ năng lớp 3 môn Thể dục.
- Vệ sinh và kiểm tra an toàn địa điểm tổ chức hoạt động.
- Còi, kẻ sân chơi
III- TIẾN TRÌNH

Khởi động
- HS chạy chậm theo địa hình tự nhiên quanh sân trường, sau đó đứng tại chỗ khởi
động các khớp: cổ, cổ tay, cổ chân, hông, gối, vặn thân sang hai bên.
- HS chơi trò chơi: Chạy tiếp sức
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN

* Hoạt động cả lớp
- Giáo viên nhận lớp và phổ biến nội dung yêu cầu giờ học.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH

1.Ôn tập hợp đội hình hàng dọc, dóng hàng, điểm số, quay trái, quay phải.
Hoạt động cả lớp
- Gv hô cho cả lớp tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số, quay trái, quay phải.
- Từng hàng một lên tập trước lớp, các hàng khác quan sát, sau đó nhận xét về mức
độ hoàn thành. Giáo viên sửa lỗi sai cho HS.
- Chủ tịch cán sự hô cho cả lớp tập một lần. Giáo viên quan sát uốn nắn cho HS.
Hoạt động cả nhóm:

- Nhóm trưởng điều khiển nhóm tập luyện. Sau đó lần lượt các thành viên trong
nhóm lên điều khiển.
- Nhóm trưởng vừa hô vừa quan sát.
- GV quan sát đến các nhóm nhắc nhở, giúp đỡ, động viên.
Hoạt động cả lớp
- Đại diện nhóm lên báo cáo kết quả luyện tập.
- Tổ chức thi đua từng nhóm. GV nhận xét, đánh giá kết quả thực hành của HS.
2. Học Tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số.
Hoạt động cả lớp
- GV làm mẫu sau đó HS tập theo động tác mẫu của giáo viên.
- Gv hô cho cả lớp tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số, quay trái, quay phải.
- Từng hàng một lên tập trước lớp, các hàng khác quan sát, sau đó nhận xét về mức
độ hoàn thành. Giáo viên sửa lỗi sai cho HS.
- Chủ tịch cán sự hô cho cả lớp tập một lần. Giáo viên quan sát uốn nắn cho HS.
Hoạt động cả nhóm:
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm tập luyện. Sau đó lần lượt các thành viên trong
nhóm lên điều khiển. Nhóm trưởng vừa hô vừa quan sát.
- GV quan sát đến các nhóm nhắc nhở, giúp đỡ, động viên.
Hoạt động cả lớp
- Đại diện nhóm lên báo cáo kết quả luyện tập.


- Tổ chức thi đua từng nhóm. GV nhận xét, đánh giá kết quả thực hành của HS.
3.Học trò chơi: “ Tìm người chỉ huy”
- GV nêu tên trò chơi nhắc lại cách chơi sau đó cho HS chơi thử 1-2 lần.
- HS thực hiện chơi trò chơi : “ Tìm người chỉ huy”
* GV chia HS ra thành hai đội hướng dẫn cách chơi thử sau đó cho chơi chính thức
trò chơi "Thi xếp hàng ".
2. Hoạt đông ứng dụng
- Với sự giúp đỡ của gia đình em hãy tự hô và thực hiện lại các động tác như: tập hợp

hàng ngang, dóng hàng, điểm số, quay trái, quay phải.
- Kể cho bố mẹ nghe về những điều thú vị của trò chơi “ Tìm người chỉ huy”
********************************************
Thứ 3 ngày 9 tháng 9 năm 2014
TIẾNG VIỆT TỰ HỌC
ÔN TẬP
I. MỤC TIÊU

- Giúp HS củng cố về từ ngữ chỉ trẻ em.
- Giúp HS đặt câu theo kiểu Ai là gì?
II. TIẾN TRÌNH

- HS làm bài cá nhân
Bài 1: Chọn từ thích hợp trong các từ: thiếu nhi, trẻ em, trẻ con để điền vào chỗ
trống.
a) Chăm sóc bà mẹ và ….
b) Câu lạc bộ….. quận Hoàn Kiếm.
c) Tính tình còn ….. quá.
Bài 2: Tìm các kiểu câu Ai - là gì? Trong đoạn thơ dưới đây:
Cốc, cốc, cốc !
- Ai gọi đó?
- Nếu là Thỏ
Cho xem tai.
Cốc, cốc, cốc!
- Ai gọi đó?
- Tôi là Nai.
- Thật là Nai
Cho xem gạc.
Võ Quảng
Bài 3:Nối từ ngữ ở cột A với cột B để tào thành câu tục ngữ hoàn chỉnh.

A
B
Nước mưa
là hoa đât.
Gió thối
là của trời.
Người ta
là chổi tròi.


TIẾNG VIỆT TỰ HỌC
ÔN TẬP
I. MỤC TIÊU

- Giúp HS củng cố về từ chỉ sự vật, hoạt động trang thái và nhận biết phép so sánh
trong các câu thơ câu văn.
- Giúp HS đặt câu theo kiểu Ai là gì?
II. TIẾN TRÌNH

- HS làm bài cá nhân
Bài 1: Cho các từ sau: phòng học, chấm bài, sân chơi, leo trèo, vỗ cánh, nghe giảng,
con đò, ngọn núi, vườn trường, dạy bảo.
Hãy xếp các từ trên vào hai nhóm:
Nhóm 1: Từ ngữ chỉ sự vật:
Nhóm 2: Từ ngữ chỉ hoạt động, trạng thái:
Bài 2: Trong các câu thơ, câu văn dưới đây, tác giả đã so sánh hai sự vật nào với
nhau?
a. Trăng hồng như quả chín
Lửng lơ lên trước nhà.
b. Trẻ em như búp trên cành

Biết ăn, biết ngủ, biết học hành là ngoan.
c. Bé có đôi mắt đen tròn như hạt nhãn, hai má ửng hồng như trái đào
chín.
Bài 3: Đặt 2 câu theo mẫu Ai là gì?
- HS báo cáo kết quả với thầy cô giáo.
************************************
HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP
CHỦ ĐIỂM THÁNG 9
MÁI TRƯỜNG THÂN YÊU CỦA EM
HOẠT ĐỘNG 1
MỜI BẠN ĐẾN THĂM TRƯỜNG TÔI
Nhất trí với cách tổ chức dạy học theo thiết kế và tổ chức các HĐGDNGLL cho HS
lớp 3 ( Sách Hướng dẫn tổ chức các HĐGDNGLL cho HS lớp 3)
**************************************************************
Thứ tư ngày 10 tháng 9 năm 2014
HĐGD MĨ THUẬT
nÆn, xÐ d¸n CON VẬT
I. MỤC TIÊU:

- HS nhận biết hình dáng của con vật.
- HS biết cách nặn, xé dán được con vật.
- Nhận biết vẻ đẹp của hình dáng con vật khi hoạt động.
II/ TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN:

GV: - Sưu tầm tranh ảnh về các dáng con vật


- Bài thực hành của HS lớp trước. Đất nặn, giấy màu,...
HS: - Đất nặn, các đồ dùng để nặn, vở, giấy màu, hồ dán,...
II. TIẾN TRÌNH:


1. Hoạt động cơ bản.
- GV giới thiệu một số hình dáng con vật đang hoạt động.
2. Hoạt động thực hành.
- Quan sát, nhật xét.
- GV cho HS xem tranh ảnh 1 số dáng con vật và đặt câu hỏi:
+ Con vật đang làm gì ?
+ Gồm những bộ phận chính nào ?
+ Màu sắc ?
- GV cho HS xem bài nặn của HS lớp trước.
- GV tóm tắt:
- Cách nặn
GV y/c HS nêu cách nặn
- GV nặn minh họa và hướng.
C1: Nặn từng bộ phận rồi ghép,dính với nhau và tạo dáng.
C2: Từ 1 thỏi đất nặn thành con vật.
- Cách xé dán:
GV y/c HS nêu cách xé,dán.
- GV minh họa.
+ Chọn màu giấy cho các bộ phận: đầu, mình
+ Xé các bộ phận và xé thêm hình ảnh phụ
+ Sắp xếp hình ảnh và dán hình phù hợp.
- Hướng dẫn HS thực hành.
- GV y/c HS chia nhóm.
- GV bao quát lớp, nhắc nhở các nhóm tìm và nặn theo chủ đề. Nặn bộ phận chính
trước nặn chi tiết và tạo dáng cho sinh động,...
- GV giúp đỡ HS yếu, động viên HS K,G
- Nhận xét, đánh giá.
- GV y/c các nhóm trình bày sản phẩm.
- GV gọi 2 đến 3 HS nhận xét.

- GV nhận xét, đánh giá bổ sung.
3. Hoạt động ứng dụng
- Cho bố mẹ xem bài của mình.
********************
HĐGD ÂM NHẠC
( Đ/C CHINH DẠY)
****************************
TIẾNG ANH ( 2 TIẾT )
( Đ/C OANH DẠY)


*******************************************************************
Thứ năm ngày 11 tháng 9 năm 2014
HĐGD THỦ CÔNG
GẤP CON ẾCH ( Tiết 1 )
I. MỤC TIÊU:

- Biết cách gấp con ếch.
- HS gấp được con ếch bằng giấy. Nếp gấp tương đối phẳng, thẳng.
- Với học sinh khéo tay: HS gấp được con ếch bằng giấy. Nếp gấp tương đối phẳng,
thẳng. Con ếch cân đối. Làm cho con ếch nhảy được
- HS hứng thú với giờ học gấp hình.
II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN:

- Mẫu con ếch được gấp bằng giấy màu có kích thước đủ lớn để HS quan sát.
- Tranh quy trình gấp con ếch bằng giấy.
- Bút màu hoặc giấy trắng, kéo thủ công. Bút màu đen, bút dạ màu sẫm.
C. TIẾN TRÌNH:

Khởi động: cả lớp hát bài Chú ếch con

A. Hoạt động cơ bản
1. HS quan sát và nhận xét.
Hoạt động cả nhóm
- HS quan sát mẫu con ếch được gấp bằng giấy và hình trong SGK tr.195.thảo luận và
nhận xét
Hoạt động cả lớp
- Đại điện nhóm trình bày kết quả thảo luận
2. Xem hướng dẫn và thử làm
Hoạt động cả nhóm
- HS quan sát hình và đọc hướng dẫn để cùng nhau gấp con ếch.
Hoạt động cả lớp
3. Biểu diễn thao tác gấp con ếch
- Một HS đọc quy trình gấp con ếch
- Một nhóm lên gấp con ếch.
- Lớp nhận xét các thao tác.
4. GV hướng dẫn thao tác.HS củng cố, khắc sâu kiến thức
Hoạt động cả lớp
- GV nhắc lại quy trình gấp con ếch.
-Bước 1: Gấp, cắt tờ giấy hình vuông cạnh 8 ô.
Bước 2: Gấp hai chân trước con ếch :
- Gấp đôi tờ giấy HV theo đường chéo H2 – SGV được H3. Gấp đôi H3 lấy đường
dấu giữa rồi mở ra.
- Gấp 2 nửa cạnh đáy về phía trước và phía sau theo đường dấu gấp sao cho đỉnh B và
đỉnh C trùng với với đỉnh A H4.
- Lồng 2 ngón tay cái vào trong lòng H4 kéo sang 2 bên được H5.


- Gấp 2 nửa cạnh đáy của hình tam giác ở phía trên H5 theo đường dấu gấp sao cho 2
nửa cạnh đáy trên nằm sát vào đường dấu giữa.H6.
- Gấp 2 HV trong H6 vào theo đường dấu, gấp sao cho 2 đỉnh tiếp giáp nhau ở giữa

hình được 2 chân trước của con ếch H7.
Bước 3: Gấp tạo hai chân sau và thân con ếch.
- Lật mặt sau H7 được H8 gấp 2 cạnh bên của tam giác vào mép gấp trùng với 2 mép
nếp gấp của 2 chân trước con ếch mở 2 đường gấp ra H9b.
- Lật mặt sau H9b được H10. Gấp phần cuối H10 lên được H11.
- Gấp đôi phần vừa gấp lên theo đường dấu gấp ở H11 được 2 chân sau của con ếch
H12.
- Lật H12 dùng bút chì màu tô sẵn 2 mắt của con ếch được con ếch hoàn chỉnhH13.
- Cách làm cho con ếch nhảy: Kéo 2 chân trước của con ếch dựng lên để đầu con ếch
hướng lên cao dùng ngón tay trỏ đặt vào khoảng ½ ô ở giữa nếp gấp ở phần cuối thân
con ếch, miết nhẹ về phía sau rồi buông ra ngay con ếch sẽ nhảy về phía trước 1 bước.
- Gọi 1 – 2 HS nhắc lại các bước gấp.
Hoạt động cá nhân.
- GV yêu cầu HS thực hành gấp con ếch trên giấy nháp giờ sau chúng ta tiếp thực
hành gấp con ếch và trưng bày sản phẩm.
*****************************
HĐGD THỂ CHẤT
ÔN ĐỘI HÌNH ĐỘI NGŨ.
I.MỤC TIÊU :

- Biết cách tập hợp hàng ngang, dóng thẳng hàng ngang, điểm số, quay trái, quay
phải.
- Biết cách chơi và tham gia chơi được.
II- TÀI LIỆU- PHƯƠNG TIỆN

- Tài liệu hướng dẫn hoạt động Giáo dục thể chất lớp 3 của VNEN
- Sách giáo viên môn thể dục lớp 3.
Hướng dẫn chuẩn kiến thức kĩ năng lớp 3 môn Thể dục.
- Vệ sinh và kiểm tra an toàn địa điểm tổ chức hoạt động.
- Còi, kẻ sân chơi

III- TIẾN TRÌNH

Khởi động
- HS chạy chậm theo địa hình tự nhiên quanh sân trường, sau đó đứng tại chỗ khởi
động các khớp: cổ, cổ tay, cổ chân, hông, gối, vặn thân sang hai bên.
- HS chơi trò chơi: Chui qua hầm
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN

* Hoạt động cả lớp
- Giáo viên nhận lớp và phổ biến nội dung yêu cầu giờ học.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH

1. Ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng.
Hoạt động cả nhóm:


- Nhóm trưởng điều khiển nhóm tập luyện. Sau đó lần lượt các thành viên trong
nhóm lên điều khiển.
- Nhóm trưởng vừa hô vừa quan sát.
- GV quan sát đến các nhóm nhắc nhở, giúp đỡ, động viên.
Hoạt động cả lớp
- Đại diện nhóm lên báo cáo kết quả luyện tập.
- Tổ chức thi đua từng nhóm. GV nhận xét, đánh giá kết quả thực hành của HS.
2.Ôn đi đều theo nhịp 1 - 4 hàng dọc theo vạch kẻ sẵn.
Hoạt động cả nhóm:
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm tập luyện. Sau đó lần lượt các thành viên trong
nhóm lên điều khiển.
- Nhóm trưởng vừa hô vừa quan sát.
- GV quan sát đến các nhóm nhắc nhở, giúp đỡ, động viên.
Hoạt động cả lớp

- Đại diện nhóm lên báo cáo kết quả luyện tập.
- Tổ chức thi đua từng nhóm
- GV nhận xét, đánh giá kết quả thực hành của HS.
3. Chơi trò chơi “ Tìm người chỉ huy”
- GV Phổ biến cách chơi, luật chơi.
- HS thực hiện chơi trò chơi : “ Tìm người chỉ huy”
- Lớp thực hiện, GV theo dõi chỉnh sửa.
2. Hoạt đông ứng dụng
- Với sự giúp đỡ của gia đình em hãy tự hô và thực hiện lại các động tác như: tập hợp
hàng ngang, dóng hàng, điểm số, quay trái, quay phải.
- Kể cho bố mẹ nghe về những điều thú vị của trò chơi “ Tìm người chỉ huy”.
**********************************************************
Thứ sáu ngày 12 tháng 9 năm 2014
TIẾNG VIỆT TỰ HỌC
ÔN TẬP
I.MỤC TIÊU

- Tiếp tục nhận biết hình ảnh so sánh trong các câu văn câu thơ
II. TIẾN TRÌNH

- HS làm bài cá nhân
Bài 1: Cho các từ sau: bảng con, phấn , ngoan ngoãn, chăm chỉ, sách vở, thước, giấy,
cần cù, hiền lành, hung dữ, ngắn, dài, con chim
Hãy xếp các từ trên vào hai nhóm:
Nhóm 1: Từ ngữ chỉ sự vật:
Nhóm 2: Từ ngữ chỉ đắc điểm và tính chất của sự vật:
Bài 2: Trong các câu thơ, câu văn dưới đây, tác giả đã so sánh hai sự vật nào với
nhau?
a. Trăng tròn như mắt cá
Chẳng bao giờ chớp mi

b. Bà em ở làng quê


Lưng còng như dấu hỏi.
c. Nhìm từ xa những mảng tường vàng, ngói đỏ như những cánh hoa lấp
ló trong cây.
Bài 3: Đặt 3 câu theo mẫu Ai là gì?
**************************************************************
Thứ bảy ngày 13 tháng 9 năm 2014
TOÁN TỰ HỌC
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU

- Giúp HS vận dụng các kiến thức đã học để tính giá trị của các biểu thức, giải các bài
toán về lời văn
- Nhận biết góc vuông và góc không vuông.
II TIẾN TRÌNH

- HS làm bài cá nhân
Bài 1: Tính
7 x 3 + 29
7 x 5 + 187
7 x 7 + 206
7 x 9 - 35
7 x 8 - 27
7 x 4 - 19
Bài 2: Giải bài toán theo tóm tắt sau:
1 thùng : 26 lít dầu
7 thùng : ….lít dầu ?
Bài 3: <; > ; =

7 x 2 + 7 ….. 7 x 3
7 + 7 + 7 + 7 ….. 7 x 5
7 x 6 + 6 …. 7 x 7
7 + 7 x 2 …. 7 x 4
Bài 4: Khoanh vào câu trả lời đúng:
B
C
A.Hình bên có 2 góc không vuông.
B. Hình bên có 3 góc không vuông.
C. Hình bên có 4 góc không vuông.
A
I
D
- HS báo cáo kết quả với thầy giáo, cô giáo
******************************
To¸n TỰ HỌC
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU

- Củng cố HS yêu công các số có ba chữ số có nhớ.
- Giúp HS vận dụng các kiến thức đã học để tính giá trị của các biểu thức, giải các bài
toán về lời văn
II TIẾN TRÌNH

- HS làm bài cá nhân
Bài 1: Đặt tính rồi tính


246+ 348
257+ 129

568 + 125
369 + 215
Bài 2 : Tìm m
m + 356 + 125 = 671
456 + 129 + m = 781
Bài 3: Tìm một số biết lấy số đó trừ đi 124 rồi trừ tiếp 348 ta được số liền trước số
1000.
Bài 4: Thư viện của nhà trường có 127 quyển truyện tranh như vậy số truyện tranh
nhiều hơn truyện khoa học là 21 quyển. Hỏi:
a)Trong thư vịên có bao nhiêu quyển truyện khoa học?
b) Thư viện có bao nhiêu quyển sách cả 2 loại ?
Bài 5: Cho các số 456, 42, 498 và các dấu phép tính +, -, =. Hãy viết tất cả các phép
tính đúng.
- HS báo cáo kết quả với thầy giáo, cô giáo
******************************
HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ
TUẦN 3
A. MỤC TIÊU:

- Giúp HS thấy được những ưu, khuyết điểm trong tuần qua, từ đó có hướng khắc
phục. Giáo dục HS tinh thần phê bình và tự phê bình.
B.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Lớp sinh hoạt văn nghệ:
- PCT hội đồng tự quản cho lớp hát bài Em yêu trường em .
2. Nội dung sinh hoạt:
- CT hội đồng tự quản điều khiển sinh hoạt.
- Các nhóm trưởng báo cáo hoạt động trong tuần của nhóm.
- 2 PCT hội đồng tự quản báo cáo hoạt động của lớp.
- Các nhóm sinh hoạt theo nhóm.

3. Đánh giá các hoạt động trong tuần :
* CT hội đồng tự quản nhận xét tình hình của lớp và điều khiển cả lớp phê bình và tự
phê bình.
* GV đánh giá chung:
a.Ưu điểm: Đã ổn định được nề nếp lớp. Đi học đều và đúng giờ.Có ý thức tự giác
làm vệ sinh lớp học. Học tập khá nghiêm túc, một số em hăng hái phát biểu xây dựng
bài: Hùng, Bảo yến, Ánh Dương,...
b. Khuyết điểm: Một số bạn còn nói chuyện trong giờ học chưa chú ý nghe cô giáo
giảng bài: Cường, Hải, Biên...
4. Bình bầu tổ, cá nhân xuất sắc:
5. Kế hoạch tuần tới: Duy trì các nề nếp đã có.
- Tiếp tục trang trí lớp học.
- Làm đồ dùng học tập
************************************************************


TUẦN 3
BÀI TẬP BỔ SUNG
TIẾNG VIỆT
BÀI 3B
Bài 1: Cho các từ sau: phòng học, chấm bài, sân chơi, leo trèo, vỗ cánh, nghe giảng,
con đò, ngọn núi, vườn trường, dạy bảo.
Hãy xếp các từ trên vào hai nhóm:
Nhóm 1: Từ ngữ chỉ sự vật:

Nhóm 2: Từ ngữ chỉ hoạt động, trạng thái:

Bài 2: Trong các câu thơ, câu văn dưới đây, tác giả đã so sánh hai sự vật nào với
nhau?
a. Trăng hồng như quả chín

Lửng lơ lên trước nhà.
b. Trẻ em như búp trên cành
Biết ăn, biết ngủ, biết học hành là ngoan.
c. Bé có đôi mắt đen tròn như hạt nhãn, hai má ửng hồng như trái đào
chín.
Bài 3: Đặt 2 câu theo mẫu Ai là gì?

- HS báo cáo kết quả với thầy cô giáo.
TIẾNG VIỆT
BÀI 3C
Thi đọc thuộc lòng bài thơ trước lớp dưới hình thức Trò chơ: Thả thơ

TOÁN
BÀI 7
BỔ SUNG
Bài 1. Tính chu vi hình tam giác, biết độ dài ba cạnh là:
a. 35cm; 40 cm; 28cm

b. 40cm; 3dm; 20cm

Bài 2. Tủ sách thứ nhất có 574 quyển sách, tủ sách thứ hai có 708 quyển sách. Hỏi tủ
sách thứ hai có nhiều hơn tủ sách thứ nhất bao nhiêu quyển sách?


TOÁN
BÀI 8
1. Khoanh vào trước câu trả lời đúng:
Khoảng thời gian từ 8 giờ kém 10 phút đến 8 giờ 30 phút là:
A. 10 phút


B. 20 phút

C. 30 phút

D. 40 phút

2. Khoanh vào trước câu trả lời đúng:
Khoảng thời gian từ 8 giờ 20 phút đến 9 giờ kém 15 phút là:
A. 25 phút

B. 35 phút

C. 30 phút

D. 40 phút

To¸n
BÀI 9
1.Tìm số lớn nhất, số bé nhất trong các số sau: 537; 701; 492; 609; 573; 476
2. Đặt tính rồi tính:
467 + 124

281 + 377

626 + 343

581 - 275

3.Điền số thích hợp vào chỗ chấm:
35…


1 ..3

72 …

6..3

+

-

-

6 ..7

55…

2…4

24….

.. 84

...49

..51

+

. .28


4. Cho các số vùa lớn hơn 900 vừa bé hơn 1000. Tìm số lớn nhất và bé nhất trong các
số đó.
5:.Tìm một số biết lấy số đó trừ đi 124 rồi trừ tiếp 348 ta được số liền trước số 1000.
6. Thư viện của nhà trường có 127 quyển truyện tranh như vậy số truyện tranh nhiều
hơn truyện khoa học là 21 quyển. Hỏi:
a)Trong thư vịên có bao nhiêu quyển truyện khoa học?
b) Thư viện có bao nhiêu quyển sách cả 2 loại ?
7.: Cho các số 456, 42, 498 và các dấu phép tính +, -, =. Hãy viết tất cả các phép tính
đúng.




×