TUẦN 5
Thứ hai ngày 22 tháng 9 năm 2014
CHÀO CỜ
SINH HOẠT TẬP THỂ
************************
HĐGD LỐI SỐNG
TÍCH CỰC THAM GIA VIỆC LỚP, VIỆC TRƯỜNG
( TIẾT 1)
I. MỤC TIÊU:
- Biết: HS phải có bổn phận tham gia việc trường, việc lớp .
- Tự giác tham gia việc lớp, việc trường phù hợp với khả năng và hoàn cảnh được
những nhiệm vụ được phân công.
* HS khá, giỏi: Biết tham gia việc lớp, việc trường vừa là quyền, vừa là bổn phận
của HS. Biết nhắc nhở bạn bè cùng tham gia việc lớp, việc trường.
*GDKNS: Kĩ năng lắng nghe tích cực ý kiến của lớp và tập thể.
Kĩ năng trình bày suy nghĩ, ý tưởng của mình về các việc trong lớp.
Kĩ năng tự trọng và đảm nhận trách nhiệm khi nhận việc của lớp giao.
II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN:
- Vở bài tập Đạo đức 3.
- Các bài hát về chủ đề nhà trường.
- Các tấm bìa màu đỏ, màu xanh và màu trắng.
III. TIẾN TRÌNH:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
Khởi động: Hát bài: Em yêu trường em, nhạc và lời của Hoàng Vân.
- HS đọc mục tiêu của bài học.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
1. Phân tích tình huống
Hoạt động cả nhóm:
Bài tập 1: ( VBT- ĐĐLớp 3- trang 19)
- GV treo tranh.
- HS quan sát tranh tình huống và cho biết nội dung tranh.
- HS nêu các cách giải quyết. GV tóm tắt thành các cách giải quyết chính:
a) Huyền đồng ý đi chơi với bạn.
b) Huyền từ chối không đi và để mặc bạn đi chơi một mình.
c) Huyền dọa sẽ mách cô giáo;
d) Huyền khuyên ngăn Thu tổng vệ sinh xong rồi mới đi chơi.
- Các nhóm thảo luận, mỗi nhóm đóng vai một cách ứng xử.
* Hoạt động cả lớp
- Đại diện nhóm trình bày
c) Giáo viên kết luận: Cách giải quyết d là phù hợp nhất vì thể hiện ý thức tích cực
tham gia việc lớp, việc trường và biết khuyên nhủ các bạn khác cùng làm.
2. Chia sẻ trải nghiệm
* Hoạt động nhóm đôi
a) HS từng cặp kể cho nhau nghe về việc tích cực tham gia việc lớp, việc trường
* Hoạt động cả lớp
b) Đại diện nhóm chia sẻ kinh nghiệm.
c) Giáo viên kết luận: : Biết tham gia việc lớp, việc trường vừa là quyền, vừa là
bổn phận của HS. Biết nhắc nhở bạn bè cùng tham gia việc lớp, việc trường.
3. Nhận xét về các hành vi của các bạn nhỏ trong mỗi tranh
* Hoạt động nhóm đôi
BT2- VBTĐ- trang 20
a) HS từng cặp nhận xét về các hành vi của các bạn nhỏ trong mỗi tranh
* Hoạt động cả lớp
b) Đại diện nhóm trả lời.
c) GV kết luận:
+ Việc làm của các bạn trong tình huống c, d là đúng.
+ Việc làm của các bạn trong tình huống a, b là sai.
- GV liên hệ giáo dục HS: cùng tích cực tham gia việc lớp, việc trường.
4. Tán thành hay không tán thàn
Hoạt động cả nhóm: BT3- VBTĐ- trang 20
- Các nhóm điều khiển thảo luận.
- Các nhóm đọc phần ghi nhớ VBTĐ- trang 21
Ghi nhớ:
Tham gia việc trường việc lớp
Là quyền, bẩn phận và là niềm vui.
***********************************
TOÁN T/H
LUYỆN TẬP
I.MỤC TIÊU
- HS yếu tiếp tục thực hành nhân số có hai chữ số với số có một chữ số ( có nhớ ).
- HS khá, giỏi giải các bài toán gấp một số lên nhiều lần.
II. TIẾN TRÌNH
- HS làm bài cá nhân
1. Đặt tính rồi tính
15 x 6
24 x 5
32 x 5
44 x 6
27 x 2
45 x 6
67 x 4
33 x 8
2. Năm nay em 9 tuổi, tuổi bà gấp 6 lần tuổi của em. Hỏi năm nay bà bao nhiêu
tuổi?
3. Con lợn cân nặng 79 kg, con bò cân nặng gấp 5 lần con lợn. Hỏi con bò cân
nặng bao nhiêu ki- lô- gam ?
4. a. Vẽ đoạn thẳng MN dài 3 cm.
b. Vẽ đoạn thẳng PQ dài gấp đôi đoạn thẳng MN.
5. Gấp mỗi số sau đây lên 6 lần: 18 , 29
6. Túi thứ nhất đựng 8 kg gạo bằng 1/3 túi thứ hai. Hỏi túi thứ hai đựng bao nhiêu
kg gạo?
- HS báo cáo kết quả với thầy cô giáo
***************************
HĐGD THỂ CHẤT
ÔN ĐI VƯỢT CHƯỚNG NGẠI VẬT
I. MỤC TIÊU:
- Tiếp tục ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng, quay phải, quay trái, yêu cầu thực
hiện động tác ở mức tương đối đúng.
- Ôn động tác đi vượt chứng ngại vật ( thấp). Yêu cầu thực hiện và thực hiện động
tác ở mức tương đối đúng.
- Chơi trò chơi “ Thi xếp hàng”, biết cách chơi và tham gia chơi tương đối chủ
động.
II- TÀI LIỆU- PHƯƠNG TIỆN
- Tài liệu hướng dẫn hoạt động Giáo dục thể chất lớp 3 của VNEN
- Sách giáo viên môn thể dục lớp 3.
Hướng dẫn chuẩn kiến thức kĩ năng lớp 3 môn Thể dục.
- Vệ sinh và kiểm tra an toàn địa điểm tổ chức hoạt động.
- Còi, kẻ sân chơi
III- TIẾN TRÌNH
Khởi động
- HS chạy chậm theo địa hình tự nhiên quanh sân trường, sau đó đứng tại chỗ khởi
động các khớp: cổ, cổ tay, cổ chân, hông, gối, vặn thân sang hai bên.
- HS chơi trò chơi: “Có chúng em”
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
* Hoạt động cả lớp
- Giáo viên nhận lớp và phổ biến nội dung yêu cầu giờ học.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
1. Ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng quay phải, quay trái.
Hoạt động cả nhóm:
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm tập luyện. Sau đó lần lượt các thành viên trong
nhóm lên điều khiển.
- Nhóm trưởng vừa hô vừa quan sát.
- GV quan sát đến các nhóm nhắc nhở, giúp đỡ, động viên.
Hoạt động cả lớp
- Đại diện nhóm lên báo cáo kết quả luyện tập.
- Tổ chức thi đua từng nhóm
- GV nhận xét, đánh giá kết quả thực hành của HS.
2. Ôn đi vượt chướng ngại vật thấp
Hoạt động cả lớp
- GV cho HS tập hợp thành 4 hàng dọc và hô khẩu lệnh tập.
- Gv chú ý một số sai HS hay mắc lỗi: cúi đầu, mất thăng bằng, đặt bàn chân
không thẳng hướng, sợ không dám nhảy bước dài. GV sửa sai ngay cho HS.
- Gv hô cho cả lớp tập.
- Từng hàng một lên tập trước lớp, các hàng khác quan sát, sau đó nhận xét về
mức độ hoàn thành. Giáo viên sửa lỗi sai cho HS.
- Chủ tịch cán sự hô cho cả lớp tập một lần. Giáo viên quan sát uốn nắn cho HS.
Hoạt động cả nhóm:
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm tập luyện. Sau đó lần lượt các thành viên trong
nhóm lên điều khiển.
- Nhóm trưởng vừa hô vừa quan sát.
- GV quan sát đến các nhóm nhắc nhở, giúp đỡ, động viên.
Hoạt động cả lớp
- Đại diện nhóm lên báo cáo kết quả luyện tập.
- Tổ chức thi đua từng nhóm
- GV nhận xét, đánh giá kết quả thực hành của HS.
3. Trò chơi “Thi xếp hàng”
- GV nêu tên và giới thiệu luật chơi.
- GV tổ chức cách thức chơi cho HS, sau đó cho lớp chơi thử 1 2 lần chơi chính
thức.
- GV nhận xét tuyên dương cái nhân và tập thể.
- Đi thường theo nhịp và hát. GV cùng HS hệ thống lại bài
2. Hoạt động ứng dụng.
- Với sự giúp đỡ của gia đình, em hãy Ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng quay
phải, quay trái.
- Em hãy kể với bỗ mẹ nghe những điều thú vị của trò chơi “ Thi xếp hàng”
***************************************************************
Thứ ba ngày 23 tháng 9 năm 2014
TIẾNG VIỆTT/H
ÔN TẬP
I. MỤC TIÊU
- HS yếu nhận biết hình ảnh so sánh.
- HS khá, giỏi chọn từ thích hợp để điền vào chỗ chấm để hoàn chỉnh câu theo mẫu
Ai là gì?
II- TIẾN TRÌNH
Bài 1: Trong từ gia đình, có tiếng gia có nghĩa là nhà. E, tìm thêm những từ
khác( gồm hai tiếng ) có tiếng gia với nghĩa như trên. Mẫu: gia tài, gia súc
Bài 2: Chọn từ thích hợp trong các từ sau đây để điền vào chỗ trống: hòa nhã, hòa
thuận, hòa giải, hòa hợp, hòa mình.
- Gia đình…
- Nói năng…
- ….. với những người xung quanh
- Tính tình ……với nhau
- …..những vụ xích mích
Bài 3: Điền và chỗ trống từ ngữ thích hợp để hoàn chỉnh các câu theo mẫu Ai- là
gì?
- …. là vốn quý nhất.
- …….là người mẹ thứ hai của em.
- …….là tương lai của đất nước.
- …….là người thầy đầu tiên của em.
***************************
TIẾNG VIỆT TH
ÔN TẬP
I.MỤC TIÊU
- Giúp HS yếu mở rộng vốn từ, thành ngữ, tục ngữ về quan hệ gia đình.Viết được
đoạn văn về ông bà.
- HS khá, giỏi mở rộng vốn từ, thành ngữ, tục ngữ về quan hệ gia đình.Viết được
đoạn văn về ông bà có hình ảnh nhân hóa trong đoạn viết.
II. TIẾN TRÌNH
-Học sinh làm bài cá nhân
Bài 1: Tìm các thành ngữ, tục ngữ nói về tình cảm những người trong gia đình.
- GV bổ sung thêm cho HS
- Cha sinh mẹ dưỡng
- Của mòn con lớn
- Anh em như chân tay.
Đói lòng con héo hon cha mẹ
- Có anh có chị mới hay,
Không anh không chị như cây một mình.
Ơn cha nặng lắm cha ơi
Nghĩa mẹ bằng trời, chín tháng cưu mang.
Đi khắp thế gian, không ai tốt bằng mẹ
Gánh nặng cuộc đời, không ai khổ bằng cha
Lên non mới biết non cao
Nuôi con mới biết công lao mẫu từ
"Mẹ già ở tấm lều tranh,
Sớm thăm tối viếng mới đành dạ con" .
Bài 2: Em hãy kể một kỉ niệm đẹp nhất về ông hoặc bà của mình.
- HS báo cáo kết quả với cô giáo.
**************************************
HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP
CHỦ ĐIỂM THÁNG 9
MÁI TRƯỜNG THÂN YÊU CỦA EM
HOẠT ĐỘNG 2
CHÚNG EM VỄ VỀ MÁI TRƯỜNG THÂN YÊU
Nhất trí với cách tổ chức dạy học theo thiết kế và tổ chức các HĐGDNGLL cho
HS lớp 3 ( Sách Hướng dẫn tổ chức các HĐGDNGLL cho HS lớp 3)
***************************************************************
Thứ tư ngày 24 tháng 9 năm 2014
TIẾNG VIỆTT/H
ÔN TẬP
I. MỤC TIÊU
- HS yếu nhận biết hình ảnh so sánh trong các khổ thơ
- HS khá giỏi giới thiệu được về trường của mình.
II. TIẾN TRÌNH
Bài 1: Trong mỗi khổ thơ dưới đây tác giả đã so sánh hai sự vật nào với nhau? Hai
sự vật đó giống nhau ở chỗ nào?
a) Lịch đếm từng ngày các con lớn lên
Bố mẹ già đi ông bà già nữa
Năm tháng bay như cánh chim qua cửa
Vội vàng lên con đừng để muộn điều gì.
Nguyễn Hoàng Sơn
b) Mẹ bảo rằng trăng như lười liềm
Ông rằng: trăng tự con thuyền cong mui
Bà nhìn: như hạt cau phơi
Cháu cười: quả chuối vàng tười trong vườn
Bố nhớ khi vượt Trường Sơn
Trăng như cánh võng chập chờn Trường Sơn.
Lê Hồng Thiện
Bài 2: Em hãy giói thiệu về trường mình cho một bạn học ở trường khác rồi ghi lại
lời giới thiệu đó.
Gới ý:
1. Trường em là trường nào? ở đâu?
2. Trường có đặc điểm gì nổi bật để nhận ra?
3. Em tự hào về điều gì của trường mình?
4. Trường có những hoạt động gì?
5. Tình cảm của em đối với trường như thế nào?
HĐGD MĨ THUẬT
VẼ TRANH ĐỀ TÀI CÁC CON VẬT
I. MỤC TIÊU:
- HS nhận biết hình dáng, đặc điểm và màu sắc của 1 số con vật.
- HS biết cách vẽ và vẽ được tranh về con vật, vẽ màu theo ý thích.
- HS có ý thức chăm sóc và bảo vệ các con vật.
II/ TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN:
GV:- Chuẩn bị tranh ảnh 1 số con vật. Hình gợi ý cách vẽ.
- Bài vẽ con vật của HS lớp trước.
HS: - Tranh, ảnh 1 số con vật.
- Giấy vẽ hoặc vở thực hành, bút chì, tẩy, màu,...
II. TIẾN TRÌNH:
1. Hoạt động cơ bản. GV giới thiệu một số tranh về đề tài các con vật.
2. Hoạt động thực hành.
- Tìm và chọn nội dung đề tài.
- GV cho HS xem tranh và đặt câu hỏi:
+ Tên con vật ?Hình dáng, màu sắc con vật ? Các bộ phận chính của con vật ?
+ Em hãy kể 1 số con vật mà em biết ? Em thích con vật nào nhất ? Vì sao ?
- GV tóm tắt:
- Cách vẽ tranh.
- GV y/c nêu cách vẽ tranh con vật. GV vẽ minh hoạ và hướng dẫn.
+ Vẽ hình dáng con vật. Vẽ thêm cảnh vật phù hợp. Vẽ màu theo ý thích.
- Thực hành.
- GV nêu y/c vẽ bài. GV gọi 2 đến 3 HS và đặt câu hỏi:
+ Em chọn con vật nào để vẽ.
+ Để bức tranh sinh động ,em vẽ thêm hình ảnh nào nữa ?
- GV bao quát lớp, nhắc nhở HS nhớ lại đặc điểm, hình dáng, màu sắc con vật yêu
thích để vẽ.
- GV giúp đỡ HS yếu, động viên HS K,G,
- Nhận xét, đánh giá.
- GV chọn 1 số bài vẽ đẹp, chưa đẹp để n.xét
- GV gọi 2 đến 3 HS nhận xét. GV nhận xét đánh giá bổ sung.
3. Hoạt động ứng dụng
- Cho bố mẹ xem bài vẽ về đề tài các con vật và vẽ một bài khác mà em thích.
*******************************
ÂM NHẠC( 1 TIẾT )
( Đ/C CHINH DẠY )
*******************************
TIẾNG ANH ( 1 TIẾT )
( Đ/C OANH DẠY)
Thứ 5 ngày 25 tháng 9 năm 2014
HĐGD THỦ CÔNG
GẤP, CẮT, DÁN NGÔI SAO NĂM CÁNH VÀ LÁ CỜ ĐỎ SAO VÀNG
( Tiết 1)
I. MỤC TIÊU :
- Biết cách gấp, cắt, dán ngôi sao năm cánh.
- Gấp, cắt, dán được ngôi sao năm cánh và lá cờ đỏ sao vàng. Các cánh của ngôi
sao tương đối đều nhau. Hình dáng tương đối phẳng, cân đối.
- Đối với HS khéo tay: Gấp, cắt, dán được ngôi sao năm cánh và lá cờ đỏ sao vàng.
Các cánh của ngôi sao đều nhau. Hình dáng phẳng, cân đối.
II. CHUẨN BỊ:
- Mẫu ngôi sao năm cánh và lá cờ đỏ sao vàng được gấp bằng giấy có kích thước
lớn đủ cho HS cả lớp quan sát được. Tranh quy trình gấp ngôi sao năm cánh và lá
cờ đỏ sao vàng. Giấy nháp, giấy thủ công, bút chì, kéo thủ công, hồ dán.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
I. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
Khởi động: cả lớp hát bài Rước đèn ông sao
1. Học sinh quan sát và tìm hiểu hình dáng, đặc điểm của hình mẫu.
Hoạt động cả nhóm
- HS quan sát mẫu lá cờ đỏ sao vàng hình trong SGK, thảo luận và nhận xét
- Lá cờ hình gì? Màu gì? 5 cánh ngôi sao như thế nào?
- Ngôi sao được dán ở đâu? Hình chữ nhật có màu gì?
+ Học sinh nhận xét tỉ lệ giữa chiều dài và chiều rộng.
Hoạt động cả lớp
- Đại điện nhóm trình bày kết quả thảo luận
+ Giáo viên nêu ý nghĩa của lá cờ: Lá cờ đỏ sao vàng là quốc kỳ của nước Việt
Nam. Mọi người dân Việt Nam đều tự hào, trân trọng lá cờ đỏ sao vàng.
- GV giải thích thêm: tùy mục đích, yêu cầu sử dụng mà lá cờ đỏ sao vàng có thể
làm bằng vật liệu, kích cỡ phù hợp.
2. Xem hướng dẫn và thử làm
Hoạt động cả nhóm
- HS quan sát hình và đọc hướng dẫn để cùng nhau gấp, cắt, dán được ngôi sao năm
cánh và lá cờ đỏ sao vàng. .
Hoạt động cả lớp
3. Biểu diễn thao tác gấp, cắt, dán được ngôi sao năm cánh và lá cờ đỏ sao vàng.
- Một HS đọc quy trình gấp, cắt, dán được ngôi sao năm cánh và lá cờ đỏ sao vàng.
- Một nhóm lên gấp, cắt, dán được ngôi sao năm cánh và lá cờ đỏ sao vàng.
- Lớp nhận xét các thao tác.
4. GV hướng dẫn thao tác.HS củng cố, khắc sâu kiến thức
Hoạt động cả lớp
- GV treo tranh quy trình gấp, cắt, dán ngôi sao năm cánh và lá cờ đỏ sao vàng.
- Gv cho HS mở mẫu ngôi sao đã gấp, hướng dẫn HS theo từng bước:
+ Bước 1: gấp giấy để cắt ngôi sao vàng năm cánh.
+ Bước 2: Cắt ngôi sao vàng năm cánh.
+ Bước 3: Dán ngôi sao vàng năm cánh vào tờ giấy màu đỏ để dược lá cờ đỏ sao
vàng.
- GV gọi 1,2 HS lên làm mẫu, cả lớp quan sát, nhận xét.
- Khen ngợi, động viên, khuyến khích HS.
- Gọi 1 HS nhắc lại các bước gấp, cắt, dán ngôi sao năm cánh và lá cờ đỏ sao vàng.
Hoạt động cá nhân.
- GV yêu cầu HS thực hành gấp, cắt, dán ngôi sao năm cánh và lá cờ đỏ sao vàng.
*******************************
HĐGD THỂ CHẤT
TRÒ CHƠI: MÈO ĐUỔI CHUỘT
I.MỤC TIÊU:
- Tiếp tục ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số. Yêu cầu thực hiện động tác
ở mức tương đối chính xác.
- Ôn động tác đi vượt chứng ngại vật thấp. Yêu cầu thực hiện và thực hiện động
tác ở mức tương đối đúng.
-Học trò chơi “Mèo đuổi chuột”, Yêu cầu biết cách chơi và bước đầu biết tham gia
vào trò chơi.
II- TÀI LIỆU- PHƯƠNG TIỆN
- Tài liệu hướng dẫn hoạt động Giáo dục thể chất lớp 3 của VNEN
- Sách giáo viên môn thể dục lớp 3.
Hướng dẫn chuẩn kiến thức kĩ năng lớp 3 môn Thể dục.
- Vệ sinh và kiểm tra an toàn địa điểm tổ chức hoạt động.
- Còi, kẻ sân chơi
III- TIẾN TRÌNH
Khởi động
- HS chạy chậm theo địa hình tự nhiên quanh sân trường, sau đó đứng tại chỗ khởi
động các khớp: cổ, cổ tay, cổ chân, hông, gối, vặn thân sang hai bên.
- HS chơi trò chơi: Qua đường lội
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
* Hoạt động cả lớp
- Giáo viên nhận lớp và phổ biến nội dung yêu cầu giờ học.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
1. Ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng điểm số.
Hoạt động cả nhóm:
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm tập luyện. Sau đó lần lượt các thành viên trong
nhóm lên điều khiển.
- Nhóm trưởng vừa hô vừa quan sát.
- GV quan sát đến các nhóm nhắc nhở, giúp đỡ, động viên.
Hoạt động cả lớp
- Đại diện nhóm lên báo cáo kết quả luyện tập.
- Tổ chức thi đua từng nhóm
- GV nhận xét, đánh giá kết quả thực hành của HS.
2. Ôn đi vượt chướng ngại vật thấp:
Hoạt động cả nhóm:
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm tập luyện. Sau đó lần lượt các thành viên trong
nhóm lên điều khiển.
- Nhóm trưởng vừa hô vừa quan sát.
- GV quan sát đến các nhóm nhắc nhở, giúp đỡ, động viên.
Hoạt động cả lớp
- Đại diện nhóm lên báo cáo kết quả luyện tập.
- Tổ chức thi đua từng nhóm
- GV nhận xét, đánh giá kết quả thực hành của HS.
3. Học trò chơi :“Mèo đuổi chuột”
- GV nêu tên và giới thiệu luật chơi.
- GV tổ chức cách thức chơi cho HS, cho lớp chơi thử 1 2 lần, chơi chính thức.
- GV luôn phải giám sát cuộc chơi, kịp thời nhắc nhở HS vi phạm luật chơi nhận
xét tuyên dương cái nhân chơi tốt
- Đi thường theo nhịp và hát.
- GV cùng HS hệ thống lại bài. Nhận xét, đánh giá, dặn dò.
2. Hoạt động ứng dụng.
- Với sự giúp đỡ của gia đình, em hãy Ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng điểm số.
Ôn đi vượt chướng ngại vật thấp.
- Em hãy kể với bỗ mẹ nghe những điều thú vị của trò chơi: “Mèo đuổi chuột”
*****************************************************************
Thứ sáu ngày 26 tháng 9 năm 2014
TIẾNG ANH ( 1 TIẾT )
( Đ/C OANH DẠY)
**********************************************************
Thứ bảy ngày 27 tháng 9 năm 2014
TOÁN T/H
LUYỆN TẬP
I.MỤC TIÊU
- HS yếu tiếp tục thực hành nhân số có hai chữ số với số có một chữ số ( có nhớ )
và giải các bài toán có lời văn.
- HS khá, giỏi giải các bài toán tìm quy luật của dãy số cách đều.
II- TIẾN TRÌNH
1. Đặt tính rồi tính
12 x 6
14 x 6
25 x6
32 x 6
67 x 2
2. Tính
6 x 8 + 24
6 x 10 - 15
6 x 0 + 99
24 x 3 - 28
14 x 5 + 35
36 x 6 - 95
3. Viết số thích hợp vào chố chấm:
a. 12 ; 18; 24;…
b. 60; 54; 48;….
4. Mỗi học sinh làm được 12 bông hoa. Hỏi 6 bạn làm được tất cả bao nhiêu bông
hoa?
5.Một số có hai chữ số giống nhau nhân với 6 cùng bằng một số khác có hai chữ số
giống nhau nhân với 3. Cho biết các tích tìm được đều bé hơn 100, tìm các số có
hai chữ số giống nhau đó?
6. Viết 3 số hạng thích hợp vào chỗ chấm và giải thích cách tìm các số hạng thích
hợp?
a) 5, 10, 15, 20,…., …..,…..
b) 1, 2, 3, 5, 8,….., …, ….
c) 0, 2, 4, 6, 12, 22,…., ….., …..
*******************************
TOÁNT/H
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU
- HS yếu tiếp tục củng cố cách tìm một trong các phần bằng nhau của một số và
vận dụng để giải toán.
- HS khá, giỏi sắp xếp được phép tính đúng và củng cố kĩ năng xếp hình.
II- TIẾN TRÌNH
1. Viết tiếp vào chỗ chấm:
1
a)
của 40m là:
51
b)
của 54l là:
16
c)
của 12 giờ là:
31
d)
của 28km là:
4
2. Một băng giấy dài 48cm, cắt đi
1
băng giấy đó. Hỏi đã cắt đi bao nhiêu xăng –
6
ti – mét?
3. Một giỏ có 20 quả các loại, trong đó có
1
số quả đó là quả lê. Hỏi trong giỏ đó
4
có bao nhiêu quả lê?
4. Hãy đổi chỗ các tấm bía để có phép tính đúng:
9
6
:
4
=
5
Phép tính đúng đó là:
5. Có 10 que tính xếp thành hình (như hình vẽ bên).
a) Trong hình vẽ có …… hình vuông
b) Xếp lại 2 que tính để có 3 hình vuông như nhau.
(vẽ hình để thể hiện cách xếp que tính)
HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ
TUẦN 5
I. MỤC TIÊU:
- Nhận xét, đánh giá về tình hình học tập, nề nếp, tình hình hoạt động của lớp trong
tuần vừa qua và phổ biến kế hoạch tuần tới.
- Học sinh tự đánh giá bản thân và các thành viên khác trong tổ, lớp. Nghiêm túc
phê bình những sai phạm trong nội quy, quy chế nhà trường, lớp đề ra và quyết
tâm khắc phục khuyết điểm.
- Triển khai kế hoạch hoạt động của lớp, của nhà trường trong tuần tới.
II. TIẾN TRÌNH:
1. Lớp sinh hoạt văn nghệ:
2. Nội dung sinh hoạt:
- CT hội đồng tự quản điều khiển sinh hoạt.
- Các nhóm trưởng báo cáo hoạt động trong tuần của nhóm.
- Các nhóm sinh hoạt theo nhóm.
3. Đánh giá các hoạt động trong tuần :
- CT hội đồng tự quản báo cáo tình hình chung của lớp trong tuần vừa qua cho giáo
viên chủ nhiệm.
- Về học tập:
+ Ưu điểm: Chuẩn bị bài tốt trước khi đến lớp.Có tinh thần học tập tốt tự giác
trong học nhóm, hăng say phát biểu xây dựng bài,
+ Khuyết điểm: Trong giờ học còn một số bạn làm việc riêng, nói chuyện riêng
chưa tập trung thảo luận bài.
- Tác phong nền nếp:
+ Ưu điểm: Tuần qua sinh hoạt 15 phút đầu giờ đúng chủ điểm, thực hiện khá tốt,
lễ phép với thầy cô giáo
+ Khuyết điểm: Vẫn tồn tại những bạn đồng phục không đúng quy định.
Ý kiến phản hồi của các thành viên trong lớp (nhận xét đã đúng, chưa đúng…)
- Các nhóm sinh hoạt tự giác đánh giá cá nhân và đưa ra ý kiến nhằm xây dựng tập
thể lớp.
4. Bình bầu tổ, cá nhân xuất sắc: Dự kiến tổ 3, tổ 6
5. Kế hoạch tuần tới:
Giáo viên triển khai kế hoạch tuần tới
- Về học tập: Cá nhân trong lớp phải tích cực học tập tốt, học bài và làm bài đầy đủ
trước khi đến lớp. Tự giác học tập, tích cực thảo luận nhóm.
- Nghiêm túc trong giờ học, hăng say phát biểu xây dựng bài.
- Về nề nếp: Đi học đúng giờ, trang phục đúng quy định thứ 2 và thứ 6.
- Lao động: Chăm sóc bồn hoa trước lớp.
************************************************************
BÀI TẬP BỔ SUNG TUẦN 5
TIẾNG VIỆT
BÀI 5B
1. Luyện viết 3 dòng chữ C cỡ vừa và 3 dòng chữ C cỡ nhỏ
2. Luyện viết 4 lần tên riêng Chu Văn An
3. Luyện viết 2 lần câu ứng dụng:
Chim khôn kêu tiếng rảnh ranh
Người khôn ăn nói dịu dàng dễ nghe
TIẾNG VIỆT
BÀI 5C
1. Tìm từ cùng nghĩa với từ hiền
2: Trong từ gia đình, có tiếng gia có nghĩa là nhà. em tìm thêm những từ
khác( gồm hai tiếng ) có tiếng gia với nghĩa như trên.
Mẫu: gia tài, gia súc
3. Tìm những sự vật được so sánh với nhau trong câu văn sau:
Về đêm, trăng khi thì như chiếc thuyền vàng trôi trong mây trên bầu trời ngoài cửa
sổ, lúc thì như chiếc đèn lồng thả ánh sáng xuống đầy sân.
TOÁN
BÀI 13
1. Đặt tính rồi tính
12 x 5
32 x 6
25 x 4
66 x 3
39 x 2
65 x 5
47 x 4
77 x 6
2. Năm nay anh 15 tuổi, tuổi bà gấp 5 lần tuổi của anh. Hỏi năm nay bà bao nhiêu
tuổi?
3. Con lợn cân nặng 85 kg, con bò cân nặng gấp 4 lần con lợn. Hỏi con bò cân
nặng bao nhiêu ki- lô- gam ? **************************
TOÁN
BÀI 14
1. Tính
12 : 6 + 109
18 : 6 + 458
24: 6 + 135
42: 6 + 267
30 : 6 + 285
36: 6 + 735
48 : 6 + 319
54: 6 + 478
2. Có 54 lít dầu rót đều vào 6 can. Hỏi mỗi can có bao nhiêu lít dầu?
3. Có 36 học sinh xếp hàng thể dục, mỗi hàng 6 em.Hỏi có mấy hàng?