Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

giáo án Lớp 3 tuần 2 năm học 2015 2016 theo mô hình trường học mới vnen Tuần 9 VNEN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (162.42 KB, 13 trang )

TUẦN 9
Thứ hai ngày 20 tháng 10 năm 2014
CHÀO CỜ
SINH HOẠT TẬP THỂ
********************
HĐGD LỐI SỐNG
THỰC HÀNH KĨ NĂNG GIỮA HỌC KÌ I
I/ MỤC TIÊU:

- HS thể hiện được kĩ năng của mình qua các nội dung đã học .
- Nêu được vài việc làm cụ thể qua các nội dung đã học .
- Biết thể hiện kĩ năng trong cuộc sống hằng ngày.
II/ TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN:

- Các tình huống đóng vai.
III/ TIẾN TRÌNH:

- Khởi động: HS chơi trò chơi “Xuân, hạ, thu, đông ”
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH

1. Củng cố kiến thức đã học
Hoạt động cả lớp:
- Thiếu nhi cần làm những gì để tỏ lòng kính yêu Bác Hồ?
- Em đã làm gì để thể hiện sự quan tâm, chăm sóc với ông bà, cha mẹ, anh chị em
trong gia đình?
- Em đã làm gì để thể hiện tích cực tham gia việc lớp, việc trường?
- Thế nào là tôn trọng đám tang?
- Tôn trọng đám tang là thể hiện điều gì?
2. Xử lý các tình huống
Hoạt động theo nhóm: Thảo luận các tình huống.
+ Nhóm 1: Hãy kể những việc bạn đã làm trong tuần qua để thể hiện lòng kính yêu


Bác Hồ? Hãy kể một tấm gương cháu ngoan Bác Hồ mà bạn biết.
+ Nhóm 2: Em nghĩ gì về tình cảm và sự chăm sóc mà mọi người trong gia đình đã
dành cho em?
+ Nhóm 3: Em nghĩ gì về những bạn nhỏ thiệt thòi hơn chúng ta: Phải sống thiếu
tình cảm và sự chăm sóc của cha mẹ?
+ Nhóm 4: Tham gia việc lớp, việc trường là bổn phận của ai ? Ở lớp em thường
làm những công việc gì ?
+ Nhóm 5: Vì sao phải tôn trọng đám tang? Nêu những hành vi đúng, sai khi gặp
đám tang?
Hoạt động cả lớp:
- Đại diện các nhóm trả lời, nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét
3. Đóng vai các tình huống.
Hoạt động theo nhóm: Thảo luận, đóng vai các tình huống .
- Các nhóm đóng vai các tình huống của nhóm mình trong HĐ 2.


- GV quan sát, hướng dẫn thêm cho HS.
Hoạt động cả lớp:
- Các nhóm lần lượt trình đóng vai các tình huống của nhóm mình trong HĐ 2.
- Cả lớp quan sát, nhận xét. - GV nhận xét, tuyên dương.
C. HOẠT ĐỘNG ÚNG DỤNG

- Chăm chỉ thực hiện 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng.
-Thể hiện sự quan tâm, chăm sóc với ông bà, cha mẹ, anh chị em trong gia đình.
- Thường xuyên tham gia việc lớp, việc trường.
- Nên thông cảm chia buồn cùng với những người có người thân mất, khuyên các
bạn không nên có những hành vi không đúng khi gặp đám tang.
*****************************************
TOÁN T/H

LUYỆN TẬP
I.MỤC TIÊU

- Giúp HS thực hành vẽ góc vuông biết đỉnh và 1 cạnh cho trước.
- Giúp HS củng cố về góc vuông và góc không vuông.
II.TIẾN TRÌNH: HS làm bài cá nhân
Bài 1: Dùng êke vẽ góc vuông, biết đỉnh và 1 cạnh cho trước:
A
O
B
Bài 2: Nêu tên đỉnh và cạnh các góc vuông, các góc không vuông trong các hình
dưới đây:
A
M
N

B

C
D

K

P

H

I

O


Q

Bài 3:Trong hình vẽ sau, góc nào là góc vuông, góc nào là góc không vuông?
B
C
A

-

E
HS báo cáo kết quả với thầy cô giáo.

D

-


HĐGD THỂ CHẤT
ĐỘNG TÁC: VƯƠN THỎ VÀ TAY CỦA BÀI TDPTC
I.MỤC TIÊU:

- Bước đầu biết cách thực hiện động tác vươn thở và tay của bài thể dục phát triển
chung.
- Biết cách chơi và tham gia chơi được.
II- TÀI LIỆU- PHƯƠNG TIỆN

- Tài liệu hướng dẫn hoạt động Giáo dục thể chất lớp 3 của VNEN
- Sách giáo viên môn thể dục lớp 3.
Hướng dẫn chuẩn kiến thức kĩ năng lớp 3 môn Thể dục.

- Vệ sinh và kiểm tra an toàn địa điểm tổ chức hoạt động.
- Còi, kẻ sân chơi
III- TIẾN TRÌNH

Khởi động
- HS chạy chậm theo địa hình tự nhiên quanh sân trường, sau đó đứng tại chỗ khởi
động các khớp: cổ, cổ tay, cổ chân, hông, gối, vặn thân sang hai bên.
- HS chơi trò chơi: “ Đứng ngồi theo lệnh”
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN

* Hoạt động cả lớp
- Giáo viên nhận lớp và phổ biến nội dung yêu cầu giờ học.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH

1. Học động tác vươn thở và động tác tay của bài thể dục phát triển chung.
- GV nhắc nhở uốn nắn HS. Cán sự lớp điều khiển
- Chia tổ cho HS thi đua. GV nhận xét sửa sai.
Hoạt động cả lớp
- Gv nêu tên động tác và làm mẫu
- Hướng dẫn hs tập lúc đầu chậm sau tăng nhanh dần theo tiếng vỗ tay
- Gv hô cho cả lớp cùng tập.
- Từng hàng một lên tập trước lớp, các hàng khác quan sát, sau đó nhận xét về mức
độ hoàn thành. Giáo viên sửa lỗi sai cho HS.
- Chủ tịch cán sự hô cho cả lớp tập một lần. Giáo viên quan sát uốn nắn cho HS.
Hoạt động cả nhóm:
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm tập luyện. Sau đó lần lượt các thành viên trong
nhóm lên điều khiển.
- Nhóm trưởng vừa hô vừa quan sát.
- GV quan sát đến các nhóm nhắc nhở, giúp đỡ, động viên.
Hoạt động cả lớp

- Đại diện nhóm lên báo cáo kết quả luyện tập.
- Tổ chức thi đua từng nhóm
- GV nhận xét, đánh giá kết quả thực hành của HS.
2. Trò chơi “ Chim về tổ”


- GV nhắc lại tên trò chơi và cách chơi.
- Gv nêu mục đích trò chơi. GV phổ biến luật chơi và cách chơi.
- GV tổ chức cho HS chơi nháp.
- GV tổ chức cho HS chơi thi đua.
- GV quan sát nhận xét.
2. Hoạt động ứng dụng.
- Với sự giúp đỡ của gia đình, em hãy tập động tác vươn thở và động tác tay của bài
thể dục phát triển chung.
- Em hãy kể với bỗ mẹ nghe những điều thú vị của trò chơi “ Chim về tổ”
*************************************************************
Thứ ba ngày 21 tháng 10 năm 2014
TIẾNG VIỆT T/H
ÔN TẬP
I.MỤC TIÊU

- Ôn một số bài tập đọc đã học.
- Ôn về phép so sánh.
II.TIẾN TRÌNH:

- HS làm bài cá nhân
Bài 1: Ôn một số bài tập đọc đã học.
- Từng em bốc thắm phiếu đọc ( hoặc đọc thuộc lòng) một đoạn hoặc cả bài theo yêu
cầu trong phiếu.
- Trả lời câu hỏi của các bạn nêu ra.

- Lớp và giáo viên cùng đánh giá.
Bài 2: Tìm hình ảnh so sánh trong các câu văn, câu thơ sau:
+ Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa
+ Trong như tiếng hạc bay qua
Đục như tiếng suối mới sa nửa vời.
+ Thân dừa bạc phếch tháng năm
Quả dừa - Đàn lợn con nằm trên cao.
+ Mặt hồ như chiếc gương bầu dục khổng lồ.
+ Xoáy nước như miệng phiễu khổng lồ.
+ Cây phơ- mu như người lính.
- HS báo cáo kết quả với thầy cô giáo.
********************************
TIẾNG VIỆT T/H
ÔN TẬP
I.MỤC TIÊU

- Ôn một số bài tập đọc đã học.
- Ôn kiểu câu Ai là gì? Ai làm gì? Dấu phẩy.
II.TIẾN TRÌNH:


- HS làm bài cá nhân
Bài 1: Ôn một số bài tập đọc đã học.
- Từng em bốc thắm phiếu đọc ( hoặc đọc thuộc lòng) một đoạn hoặc cả bài theo yêu
cầu trong phiếu.
- Trả lời câu hỏi của các bạn nêu ra.
- Lớp và giáo viên cùng đánh giá.
Bài 2: Gạch 1 gạch dưới bộ phận trả lời cho câu hỏi Ai (cái gì? con gì?) và 2 gạch
dưới bộ phận trả lời cho câu hỏi là gì? trong các câu sau:

a, Mẹ em là giáo viên.
b, Em là học sinh lớp 3B trường Tiểu học Cát Văn.
c, Lớp học là ngôi nhà thứ hai của em.
- GV hướng dẫn cho H làm bài vào vở. 3 em làm ở bảng.
- GV nhận xét, chữa bài.
Bài 3: Đặt 3 câu theo mẫu Ai làm gì?
M: Bà em đang xâu kim.
Bài 4: Em đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp.
Mùa xuân cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim. Từ xa nhìn lại cây gạo sừng sững như
một tháp đèn khổng lồ. Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi
- GV hướng dẫn cho H làm bài vào vở.
- GV nhận xét, chữa bài.
*******************************
HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP
CHỦ ĐIỂM THÁNG 10
VÒNG TAY BÈ BẠN
HOẠT ĐỘNG 3
KỂ CHUYỆN VỀ TẤM GƯƠNG BẠN TỐT
Nhất trí với cách tổ chức dạy học theo thiết kế và tổ chức các HĐGDNGLL cho HS
lớp 3 ( Sách Hướng dẫn tổ chức các HĐGDNGLL cho HS lớp 3)
*************************************************************
Thứ tư ngày 22 tháng 10 năm 2014
TIẾNG VIỆT T/H
ÔN TẬP
I.MỤC TIÊU

- Ôn một số bài tập đọc đã học.
- Viết đoạn văn về tình cảm của bố mẹ hoặc người thân đối với em.
II.TIẾN TRÌNH:


- HS làm bài cá nhân
Bài 1: Ôn một số bài tập đọc đã học.
- Từng em bốc thắm phiếu đọc ( hoặc đọc thuộc lòng) một đoạn hoặc cả bài theo yêu
cầu trong phiếu.
- Trả lời câu hỏi của các bạn nêu ra.


- Lớp và giáo viên cùng đánh giá.
Bài 2: Viết đoạn văn 5 - 7 câu kể về tình cảm của bố mẹ hoặc người thân đối với em.
Gợi ý: - Người em muốn kể là ai?
- Người đó yêu thương em như thế nào?
- Tình cảm của em đối với người đó như thế nào?
- GV hướng dẫn cho H làm bài vào vở.
- GV nhận xét, chấm bài.
***************************************
HĐGD MĨ THUẬT
VẼ TRANG TRÍ: TRANG TRÍ HÌNH VUÔNG
I. MỤC TIÊU:

- Hiểu cách sắp xếp họa tiết và sử dụng màu sắc trong hình vuông.
- Biết cách trang trí hình vuông. Trang trí được hình vuông.
- Đối với HS khá, giỏi: Chọn và sắp xếp họa tiết cân đối, phù hợp với hình vuông, tô
màu đều, rõ hình chính, phụ.
- Vận dụng kiến thức đã học trang trí hình vuông theo ý thích.
II/ TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN:

- Đồ vật dạng hình vuông có trang trí. Bài trang trí của HS những năm trước.
- Vở tập vẽ. Bút chì, tẩy, màu.
III. TIẾN TRÌNH:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN


1. Giới thiệu hoạt động
Gv dùng các đồ vật hình vuông giới thiệu.
2. Quan sát, nhật xét để tìm hiểu cách trang trí hình vuông.
Hoạt động cả nhóm
- Họa tiết ở các bài trang trí hình vuông là những hình gì?
- Cách sắp xếp họa tiết như thế nào?
+ Họa tiết lớn thường ở giữa (làm rõ trọng tâm).Họa tiết nhỏ ở 4 góc và xung quanh.
Họa tiết giống nhau vẽ bằng nhau và vẽ cùng màu, cùng độ đậm nhạt.
- Họa tiết giống nhau được viết như thế nào ?( vẽ cùng màu, cùng độ đậm nhạt)
-Màu nền và màu họa tiết thường như thế nào? ( Đối lập nhau, nền đậm thì họa tiết
nhạt hoặc ngược lại)
- Các bài trang trí thường được vẽ ít màu hay nhiều màu? ( ít màu, từ 3 đến 4 màu)
- Cách vẽ màu : Màu cần rõ trọng tâm. Màu có đậm, có nhạt
3. Tìm hiểu cách trang trí hình vuông
Hoạt động cả nhóm
GV vẽ lên bảng các bươc trang trí hình vuông để HS tìm hiểu cách vẽ :
+ Vẽ hình vuông.
+ Chia hình vuông thành các mảng bằng nhau ( bằng cách kẻ các đường trục chéo,
ngang, dọc).


+ Xác định mảng chính, mảng phụ.Vẽ họa tiết cho phù hợp với các mảng.
+ Sắp xếp và vẽ họa tiết vào các mảng chính, mảng phụ
+ Vẽ màu: Họa tiết giống nhau cùng một màu,màu nến và màu họa tiết cần khác
nhau về độ đậm nhạt. Chỉ vẽ từ 3 đến 4 màu, không vẽ quá nhiều màu
II.HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH

Hoạt động cả lớp
- Giáo viên phổ biến yêu cầu trước khi làm bài thực hành:

+ Làm bài vào vở tập vẽ
+ Nên vẽ màu họa tiết chính trước, họa tiết phụ và mầu nền sau.
+ Màu có đậm, có nhạt cho rõ trọng tâm.
+ HS khá, giỏi trang trí hình vuông theo ý thích.
Hoạt động cá nhân
- Từng HS làm bài thực hành trang trí hình vuông.
- Hoàn thành bài thực hành theo đúng thời gian quy định.
- Gv quan sát hướng dẫn HS yếu.
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG

- Cho bố mẹ xem bài Trang trí hình vuông về nhà trang trí một cái khăn hình vuông.
ĐÁNH GIÁ

- Chọn một số bài vẽ đẹp và vẽ chưa đẹp treo bảng để nhận xét
- HS nhận xét, đánh giá. HS tìm ra bài vẽ mà mình thích, nêu lí do
- GV nhận xét đánh giá chung sau đó động viên bài của HS vẽ tốt và HS có nhiều cố
gắng.
***************************
TIẾNG ANH
(Đ/C OANH DẠY)
*****************************
ÂM NHẠC
( Đ/C CHINH DẠY )
********************************************************************
Thứ năm ngày 23 tháng 10 năm 2014
HĐGD THỦ CÔNG
ÔN TẬP CHỦ ĐỀ PHỐI HỢP GẤP, CẮT, DÁN HÌNH
( Tiết 1)
I. MỤC TIÊU:


- HS ôn tập củng cố được kiến thức kĩ năng gấp tàu thủy hai ống khói và gấp con
ếch để làm đồ chơi.
- Làm được ít nhất một đồ chơi đã học.
- Đối với HS khéo tay: Làm được ít nhất hai đồ chơi đã học.
- Có thể làm được sản phẩm mới có tính sáng tạo.
II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN:


- Các mẫu của bài 1, 2. Giấy nháp, giấy thủ công, bút chì, kéo thủ công.
III. TIẾN TRÌNH:

- Gv gới thiệu bài:
- HS đọc mục tiêu của bài.
1 GV nêu nhiệm vụ và các yêu cầu cần đạt của hoạt động thực hành.
Hoạt động cả lớp
- HS ôn tập củng cố được kiến thức kĩ năng gấp tàu thủy hai ống khói và gấp con
ếch để làm đồ chơi.
- Làm được ít nhất một đồ chơi đã học.
- Đối với HS khéo tay: Làm được ít nhất hai đồ chơi đã học.
- Có thể làm được sản phẩm mới có tính sáng tạo.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH

2.HS thực hành gấp, cắt, dán hình.
Hoạt động cả nhóm:
- HS nhắc lại tên các bài đã học :
+ Gấp tàu thủy hai ống khói.
+ Gấp con ếch.
- Nhận xét và treo tranh các mẫu bài đã học.
- Nhắc lại quy trình gấp :
+ Tàu thủy hai ống khói

+ Con ếch
- Các nhóm làm việc:
+ Gấp con ếch.
+ Gấp tàu thủy hai ống khối
- Các nhóm thực hành xong, tự trưng bày sản phẩm của nhóm mình.
HS trong nhóm nhận xét đánh giá lẫn nhau.
3. Trưng bày sản phẩm thực hành của HS
Hoạt động cả lớp
- GV tổ chức cho HS các nhóm thi xem bài của nhóm nào đẹp hơn.
- GV chọn 1 số sản phẩm đẹp cho cả lớp quan sát, nhận xét.
- Khen ngợi, động viên, khuyến khích HS.
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG

- Về nhà giới thiệu sản phẩm em vừa gấp được cho cả nhà xem.
- Gấp thêm một sản phẩm nữa mà em thích.
*****************************************************************
HĐGD THỂ CHẤT
ÔN HAI ĐỘNG TÁC: VƯƠN THỎ VÀ TAY CỦA BÀI TDPTC
I.MỤC TIÊU:

- Bước đầu biết cách thực hiện động tác vươn thở và tay của bài thể dục phát triển
chung.
- Biết cách chơi và tham gia chơi được.


II- TÀI LIỆU- PHƯƠNG TIỆN

- Tài liệu hướng dẫn hoạt động Giáo dục thể chất lớp 3 của VNEN
- Sách giáo viên môn thể dục lớp 3.
- Hướng dẫn chuẩn kiến thức kĩ năng lớp 3 môn Thể dục.

- Vệ sinh và kiểm tra an toàn địa điểm tổ chức hoạt động.
- Còi, kẻ sân chơi
III- TIẾN TRÌNH

Khởi động : HS chạy chậm theo địa hình tự nhiên quanh sân trường, sau đó đứng
tại chỗ khởi động các khớp: cổ, cổ tay, cổ chân, hông, gối, vặn thân sang hai bên.
- HS chơi trò chơi: “ Chạy tiếp sức”
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN

* Hoạt động cả lớp: Giáo viên nhận lớp và phổ biến nội dung yêu cầu giờ học.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH

1. Ôn động tác vươn thở và động tác tay của bài TDPTC
Hoạt động cả lớp
- Gv hô cho cả lớp cùng tập.
- Từng hàng một lên tập trước lớp, các hàng khác quan sát, sau đó nhận xét về mức
độ hoàn thành. Giáo viên sửa lỗi sai cho HS.
- Chủ tịch cán sự hô cho cả lớp tập một lần. Giáo viên quan sát uốn nắn cho HS.
Hoạt động cả nhóm:
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm tập luyện. Sau đó lần lượt các thành viên trong
nhóm lên điều khiển.
- Nhóm trưởng vừa hô vừa quan sát.
- GV quan sát đến các nhóm nhắc nhở, giúp đỡ, động viên.
Hoạt động cả lớp
- Đại diện nhóm lên báo cáo kết quả luyện tập.
- Tổ chức thi đua từng nhóm
- GV nhận xét, đánh giá kết quả thực hành của HS.
2. Trò chơi “ Chim về tổ”
- GV nhắc lại tên trò chơi và cách chơi. Gv nêu mục đích trò chơi. GV phổ biến luật
chơi và cách chơi.

- GV tổ chức cho HS chơi nháp. GV tổ chức cho HS chơi thi đua.
- GV quan sát nhận xét.
2. Hoạt động ứng dụng.
- Với sự giúp đỡ của gia đình, em hãy tập động tác vươn thở và động tác tay của bài
thể dục phát triển chung.
- Em hãy kể với bỗ mẹ nghe những điều thú vị của trò chơi “ Chim về tổ”
***************************************************************
Thứ sáu ngày 24 tháng 10 năm 2014
TIẾNG ANH
( Đ/C OANH DẠY)


Thứ bảy ngày 25 tháng 10 năm 2014
TOÁN T/H
LUYỆN TẬP
I.MỤC TIÊU

- Giúp HS củng cố về Đề-ca-mét; Héc-tô-mét.
II.TIẾN TRÌNH:

- HS làm bài cá nhân
Bài : Điền số thích hợp vào chỗ chấm:
1 dam = ......m
1 hm = ......m
2 hm = ….dam
1km 1dam = .......dam 4hm 5dam = dam
4 hm 2 dam =…. dam
Bài 2: Tính:
30hm x 2
64dam : 2

30dam x 2
245hm + 120hm
12dam x 9
99dam : 3
36hm : 6
65dam - 18dam
Bài 3: Điền dấu > ; < ; =
3km …. 20 hm + 10 dam
5km …. 3km + 20hm
3hm3 dam……….33dam
3km 3hm ….30hm + 3dam
- HS báo cáo kết quả với thầy cô giáo.
***********************************
TOÁN T/H
LUYỆN TẬP
I.MỤC TIÊU

- Giúp HS củng cố về bảng đơn vị đo độ dài.
II.TIẾN TRÌNH:

- HS làm bài cá nhân
Bài : Điền số thích hợp vào chỗ chấm:
1hm = ...................dam
1hm = …. m
1dam = .................m
8dam = ….m
6dam = .................m
1cm = …. mm
1m = .....................dm
1m = ….. cm

8hm = ...................m
6hm = ….. m
1km = ...................m
1km = ….. hm
Bài 2: Điền số thích hợp vào chỗ chấm:
579 m = ....hm....dam....m
2m 4dm = ........dm
7m 5cm = ......cm
4dm 1mm = ......mm
Bài 3. Tính:
32dam + 43dam =
6hm + 24hm =
43dam – 20dam =


86hm – 54hm =
53dam + 31dam =
37hm + 28hm =
85dam – 46dam =
68hm – 37hm =
46cm × 5 =
26hm × 4 =
66dm : 6 =
80dam : 8 =
Bài 4. Điền dấu >, <, =
3m 9cm… 4m
3m 9cm … 3m
5m 9cm … 509cm
5m 9cm … 590cm
- HS báo cáo kết quả với thầy cô giáo.

************************************
HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ
TUẦN 9
I. MỤC TIÊU:

- Giúp HS thấy được những ưu, khuyết điểm trong tuần qua, từ đó có hướng khắc
phục.
- Giáo dục HS tinh thần phê bình và tự phê bình.
II.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Lớp sinh hoạt văn nghệ:
2. Nội dung sinh hoạt:
- CT hội đồng tự quản điều khiển sinh hoạt.
- Các nhóm trưởng báo cáo hoạt động trong tuần của nhóm.
- 2 PCT hội đồng tự quản báo cáo hoạt động của lớp.
- Các nhóm sinh hoạt theo nhóm.
3. Đánh giá các hoạt động trong tuần :
* CT hội đồng tự quản nhận xét tình hình của lớp và điều khiển cả lớp phê bình và
tự phê bình.
* GV đánh giá chung:
a.Ưu điểm:
- Đi học đều và đúng giờ.
- Sinh hoạt 15 phút có chất lượng.
- Nề nếp lớp tự quản tốt.
- Có ý thức tự giác làm vệ sinh lớp học.
- Học tập khá nghiêm túc.
b. Khuyết điểm: Một số em để quên sách vở: Biên, Đức, Thắng, Nga
4. Bình bầu tổ, cá nhân xuất sắc: Dự kiến tổ 2 và tổ 1
5. Kế hoạch tuần tới: Duy trì các nề nếp đã có. Tiếp tục xây dựng nề nếp lớp tự
quản. Chăm sóc vườn hoa trước cửa lớp.



BÀI TẬP BỔ SUNG TUẦN 9
TOÁN
BÀI 23: GÓC VUÔNG, GÓC KHÔNG VUÔNG
THỤC HÀNH NHẬN BIẾT VÀ VẼ GÓC VUÔNG BẰNG Ê KE
( TiÕt 2)
Bài 1: Nêu tên đỉnh và cạnh các góc vuông, các góc không vuông trong các hình
dưới đây:
A
M
N

B

C
D

K

P

H
I
O
Bài 2: Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng:
Số góc vuông trong hình bên là:
A. 1
B. 2
C. 3

D. 4

Q

********************

TOÁN
BÀI 25: BẢNG ĐƠN VỊ ĐO ĐỘ DÀI
( Tiết 1+ 2)
Dự kiến bài tập
Bài 1: Điền số thích hợp vào chỗ chấm:
2dam = ......m

2hm = ......m

3 hm = ….dam

1km 1dam = .......dam

6hm 5dam = dam

7hm 2 dam =…. dam

579 m = ....hm....dam....m
7m 5cm = ......cm
Bài 2: Tính:

2m 4dm = ........dm
4dm 1mm = ......mm


20hm x 2

24dam : 2

40dam x 2

275hm + 320hm


TIẾNG VIỆT
BÀI 9C: ÔN TẬP 3
1. Đọc thầm bài sau:
Rơm tháng mười
Tôi nhớ những mùa gặt tuổi thơ. Nhớ cái hanh tháng mười trong như hổ phách.
Những con đường làng đầy rơm vàng óng ánh. Rơm phơi héo tỏa mùi hương thơm
ngầy ngậy, bọn trẻ con chạy nhảy trên những con đường rơm, sân rơm nô đùa. Rơm
như tấm thảm vàng khổng lồ và ấm sực trải khắp ngõ ngách bờ tre. Bất cứ chỗ nào
bọ trẻ cũng nằm lăn ra để sưởi nắng hoặc lăn lộn, vật nhau, chơi trò đi lộn đầu xuống
đất. Còn tôi thì mùa gặt đến, tôi làm chiếc lều bằng rơm nép vào dệ tường hoa đầu
sân, nằm trong đó, thò đầu ra, lim dim mắt nhìn bầu trời trong xanh, tràn ngập nắng
ấm tươi vàng và những sợi tơ trời trắng muốt bay lửng lơ.
Theo NGUYỄN PHAN HÁCH
Dựa vào nội dung bài đọc để khoanh tròn vào ý trước câu trả lời đúng nhất.
1. Rơm màu gì?
a. Màu hổ phách.
b. Màu vàng óng.
c. Màu xanh trong.
2. Rơm tỏa mùi hương thơm ngầy ngậy vào lúc nào?
a. Lúc rơm phơi héo.
b. Lúc rơm vừa gặt.

c. Lúc rơm bắt đầu phơi.
3. Em hiểu hương thơn ngầy ngậy là hương thơm như thế nào?
a. Là hương thơm nồng ấm.
b.Là hương thơm có vị béo.
c.Là hương thơm ngào ngạt như mật.
4. Trẻ em chơi những trò chơi nào khi rơm được phơi khắp nơi?
a. Đi bằng tay, trải thảm rơm khắp ngõ ngách bờ tre.
b. Nằm nép vào bờ tre, dệ tường, ngắm nắng vàng, trời xanh.
c. Chạy nhảy, nô đùa, lăn lộn, vật nhau, đi lộn đầu, dựng lều rơm, nằm ngắm
bầu trời.
5. Từ ấm sực trong câu “Rơm như tấm thảm vàng khổng lồ và ấm sực trải khắp ngõ
ngách bờ tre” thể hiện sự quan sát bằng giác quan nào của tác giả?
a. Bằng khứu giác (mũi ngửi).
b. Bằng thính giác (tai nghe)
c. Bằng xúc giác (cảm giác của làn da).
6. Bộ phận in đậm trong câu “ Những sơi tơ trời trắng muốt bay lửng lơ” trả lời câu
hỏi nào?
a. Như thế nào?
b. Khi nào?
c. Ở đâu?
7. Tìm những hình ảnh so sánh có trong bài văn trên:
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................



×