Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

giáo án Lớp 3 tuần 2 năm học 2015 2016 theo mô hình trường học mới vnen Tuần 10 VNEN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (160.64 KB, 15 trang )

TUẦN 10
Thứ hai ngày 27 tháng 10 năm 2014
CHÀO CỜ
SINH HOẠT TẬP THỂ
*************************************
HĐGD LỐI SỐNG
QUAN TÂM GIÚP ĐỠ HÀNG XÓM LÁNG GIỀNG
( Tiết 1)
I/ MỤC TIÊU :

- Nêu được một số việc làm thể hiện quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng.
- Biết quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng bằng những việc làm phù hợp với khả
năng.
- HS khá, giỏi: Biết ý nghĩa của việc quan tâm, giúp đỡ hang xóm láng giềng.
* Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm quan tâm, giúp đỡ hàng xóm trong những việc vừa
sức .
II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN:

- Vở bài tập Đạo đức 3.
- Tranh minh hoạ truyện Chị Thuỷ của em.
- Các câu ca dao, tục ngữ, truyện, tấm gương về chủ đề bài học.
III. TIẾN TRÌNH:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN

Khởi động: HS chơi trò chơi: Xuân, Hạ, Thu, Đông
- HS đọc mục tiêu của bài học.
1. Phân tích chuyện Chị Thủy của em Vở BT Đạo đức lớp 3.
* Hoạt động nhóm
a) Các nhóm trưởng điều hành hoạt động nhóm.
- Cá nhân đọc thầm truyện.Nhóm đọc nối tiếp truyện.
- HS thảo luận theo các câu hỏi trong vở BT Đạo đức trang 23


+ Vì sao bé viên lại cần sự quan tâm của Thủy?
+ Bạn Thủy đã làm gì để bé Viên chơi vui ở nhà?
+ Vì sao mẹ của bé Viên lại thầm cảm ơn bạn Thủy?
+ Qua câu chuyện trên, em học được ở bạn Thủy điều gì?
- Giáo viên kết luận: Ai cũng có lúc gặp khó khăn, hoạn nạn. Những lúc đó rất cần sự
cảm thông, giúp đỡ của những người xung quanh. Vì vậy, không chỉ người lớn mà trẻ
em cũng cần quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng, bằng những làm vừa sức mình.
2. Chia sẻ trải nghiệm
* Hoạt động nhóm đôi
a) HS từng cặp kể cho nhau nghe về một số việc làm thể hiện quan tâm, giúp đỡ
hàng xóm láng giềng.
* Hoạt động cả lớp


b) Đại diện nhóm chia sẻ kinh nghiệm.
c) Giáo viên kết luận.
3. Ý nghĩa của các hành vi, việc làm đối với hàng xóm láng giềng
BT2- trang 23
* Hoạt động cả nhóm:
Thảo luận các tình huống. Hiểu được ý nghĩa của các hành vi, việc làm đối với hành
xóm láng giềng.
Mỗi nhóm thảo luận về nội dung các tranh và đặt tên cho tranh.
- HS thảo luận.Đại diện từng nhóm trình bày, các nhóm khác góp ý kiến.
- GV kết luận về nội dung từng tranh:
Các tranh 1,2, 3 là quan tâm, giúp đỡ hang xóm láng giềng. Tranh 2 các bạn đá bóng
làm ồn, ảnh hưởng đến hàng xóm, láng giềng.
4. Tán thành hay không tán thành
BT3- trang 24
* Hoạt động cả nhóm:
- Yêu cầu các nhóm thảo luận bày tỏ thái độ của các em đối với các quan niệm có liên

quan đến nội dung bài học.
- GV giải thích cho các em hiểu về ý nghĩa của các câu tục ngữ.
a) Hàng xóm tắt lửa, tối đèn có nhau.
b) Đèn nhà ai, nhà ấy rạng.
c) Quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng là biểu hiện của tình làng nghĩa xóm.
d) Trẻ em cũng cần quan tâm, giúp đỡ làng xóm, láng giềng bằng các việc làm phù
hợp với khả năng.
- Các nhóm thảo luận. Đại diện từng nhóm trình bày. Các nhóm khác góp ý kiến bổ
sung. GV kết luận: Các ý a), c), d) là đúng. Ý b) là sai.
- HS đọc ghi nhớ Ghi nhớ: Người xưa đã nói chớ quên
Láng giềng tắt lửa, tối đèn có nhau.
Giữ gìn tình nghĩa tương giao
Sẵn sàng giúp đỡ khác nào người thân
********************************************
TOÁN T/H
LUYỆN TẬP
I.MỤC TIÊU

- Giúp HS yếu củng cố về đo độ dài cho trước. Đọc kết quả đo dộ dài những vật gần
gũi hằng ngày: cái cặp, quyển sách, cái bút, hộp màu…. Ghi kết quả đo dộ dài và so
sánh các độ dài.
II.TIẾN TRÌNH:

- HS làm bài cá nhân
Bài 1: Em thực hành đo dộ dài và viết kết quả đo vào bảng sau ( theo mẫu):
- Chiều dài hộp bút của em.


-


Chiều dài quyển sách Toán của em.
Chiều dài hộp màu của em.
Chiều dài chiếc cặp của em.
Chiều rộng cái bàn học của em.
Chiều cao chân bàn học của em
Nói
Bút chì dài mười hai xăng - ti - mét

Viết
12cm

Bài 2: Chơi trò chơi: “ Ước lượng độ dài”
- Các nhóm quan sát chiều dài các vật: Chiều rộng của lớp học, chiều cao bảng giáo
viên, đường từ nhà em đến trường, chiều rộng sân trường, chiều rộng của cổng
trường.
-HS báo cáo kết quả với thầy cô giáo.
******************************************
HĐGD THỂ CHẤT
ĐỘNG TÁC CHÂN LƯỜN CỦA BÀI TDPTC
I.MỤC TIÊU:

- Biết cách thực hiện hai động tác vươn thở và tay của bài thể dục phát triển chung.
- Bước đầu biết cách thực hiện động tác chân, lườn của bài thể dục phát triển chung.
- Biết cách chơi và tham gia chơi được.
II- TÀI LIỆU- PHƯƠNG TIỆN

- Tài liệu hướng dẫn hoạt động Giáo dục thể chất lớp 3 của VNEN
- Sách giáo viên môn thể dục lớp 3.
Hướng dẫn chuẩn kiến thức kĩ năng lớp 3 môn Thể dục.
- Vệ sinh và kiểm tra an toàn địa điểm tổ chức hoạt động.

- Còi, kẻ sân chơi “Làm theo hiệu lệnh”
III- TIẾN TRÌNH

Khởi động : HS chạy chậm theo địa hình tự nhiên quanh sân trường, sau đó đứng
tại chỗ khởi động các khớp: cổ, cổ tay, cổ chân, hông, gối, vặn thân sang hai bên.
- HS chơi trò chơi: Nhóm ba nhóm bảy
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN

* Hoạt động cả lớp
- Giáo viên nhận lớp và phổ biến nội dung yêu cầu giờ học.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH

1. Ôn động tác vươn thở và động tác tay của bài thể dục PTC.
Hoạt động cả lớp
- Gv hô cho cả lớp cùng tập.
- Chủ tịch cán sự hô cho cả lớp tập một lần. Giáo viên quan sát uốn nắn cho HS.
2. Học động tác chân và động tác lườn.


Hoạt động cả lớp
* ĐT chân
- Gv nêu tên động tác ( chân) làm mẫu và giải thích động tác cho HS tập theo.
- Hướng dẫn hs tập lúc đầu chậm sau tăng nhanh dần theo tiếng vỗ tay
- Gv hô cho cả lớp cùng tập.
- Chủ tịch cán sự hô cho cả lớp tập một lần. Giáo viên quan sát uốn nắn cho HS.
* ĐT lườn
- Gv nêu tên động tác làm mẫu và giải thích động tác cho HS tập theo.
- Hướng dẫn hs tập lúc đầu chậm sau tăng nhanh dần theo tiếng vỗ tay
- Gv hô cho cả lớp cùng tập.
- Từng hàng một lên tập trước lớp, các hàng khác quan sát, sau đó nhận xét về mức

độ hoàn thành. Giáo viên sửa lỗi sai cho HS.
- Chủ tịch cán sự hô cho cả lớp tập một lần. Giáo viên quan sát uốn nắn cho HS.
- Từng hàng một lên tập trước lớp liên hoàn hai động tác, các hàng khác quan sát,
sau đó nhận xét về mức độ hoàn thành. Giáo viên sửa lỗi sai cho HS.
Hoạt động cả nhóm:
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm tập luyện. Sau đó lần lượt các thành viên trong
nhóm lên điều khiển.
- Nhóm trưởng vừa hô vừa quan sát.
- GV quan sát đến các nhóm nhắc nhở, giúp đỡ, động viên.
3. Trò chơi “ Nhanh lên bạn ơi”
- GV nhắc lại tên trò chơi và cách chơi.
- Gv nêu mục đích trò chơi. GV phổ biến luật chơi và cách chơi.
- GV tổ chức cho HS chơi nháp. GV tổ chức cho HS chơi thi đua.
- GV quan sát nhận xét.
2. Hoạt động ứng dụng.
- Với sự giúp đỡ của gia đình, em hãy tập động tác lườn và động tác chân của bài thể
dục phát triển chung.
- Em hãy kể với bỗ mẹ nghe những điều thú vị của trò chơi “ Nhanh lên bạn ơi”
*******************************************************************
Thứ ba ngày 28 tháng 10 năm 2014
TIẾNG VIỆT T/H
ÔN TẬP
I.MỤC TIÊU

- Giúp HS yếu nhận biết hình ảnh so sánh âm thanh với âm thanh.
- Nghe nói về quê hương.
II.TIẾN TRÌNH:

- Học sinh lầm việc cá nhân
Bài 1: Tìm những âm thanh được so sánh với nhau trong mỗi câu văn câu thơ sau:

- "Côn Sơn suối chảy rì rầm
Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai"


-Con trâu đen lông mượt
Cái sừng nó vênh vênh
Nó cao lớn lênh khênh
Chân đi như đạp đất.
- Mưa, mưa ù ù như xay lúa.
- Vườn rau gió thổi như mưa rào.
- Cụ hét như sấm nổ.
- Vù vù như ong trong mưa hanh hao.
- Tiếng khóc nấc như cành khô gãy
- Tiếng mưa vang nhẹ khắp vườn
Lòng rung như chiếc lá mềm khẽ sa.
Bài 2: Nói với các bạn trong nhóm về quê em.
Gợi ý: - Quê hương em ở đâu?
- Cảnh vật quê hương em như thế nào?
- Em thích nhất cảnh vật nào ở quê em, vì sao?
- Tình cảm của em đối với quê hương thế nào? Em mong muốn điều gì cho quê
hương mình?
- HS báo cáo kết quả với cô giáo.
****************************************
TIẾNG VIỆT T/H
ÔN TẬP
I.MỤC TIÊU

- Giúp HS yếu nhận biết hình ảnh so sánh âm thanh với âm thanh.
- Nghe nói về quê hương.
II.TIẾN TRÌNH:


- Học sinh lầm việc cá nhân
Bài 1: Tìm những âm thanh được so sánh với nhau trong mỗi câu văn câu thơ sau:
-Bão đến ầm ầm
Như đoàn tầu hỏa
Bão đi long dong
Như con bê gầy
Xanh đẹp là cây
Bào vặt trụi hết.
- Mưa, mưa ù ù như xay lúa.
- Vườn rau gió thổi như mưa rào.


- Tiếng khóc nấc như cành khô gãy
- Tiếng mưa vang nhẹ khắp vườn
Lòng rung như chiếc lá mềm khẽ sa.
- Trong như tiếng hạc bay xa
Đục như nước suối mới sa giữa trời
Tiếng khoan như gió thoảng ngoài
Tiếng mau sầm sập như trời đổ mưa.
- HS báo cáo kết quả với thầy cô giáo.
**************************************
HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP
CHỦ ĐIỂM THÁNG 10
VÒNG TAY BÈ BẠN
HOẠT ĐỘNG 4
TRÒ CHƠI”KẾT THÂN”
Nhất trí với cách tổ chức dạy học theo thiết kế và tổ chức các HĐGDNGLL cho HS
lớp 3 ( Sách Hướng dẫn tổ chức các HĐGDNGLL cho HS lớp 3)
*******************************************************************

Thứ tư ngày 29 tháng 10 năm 2014
TIẾNG VIỆT T/H
LUYỆN TẬP
I.MỤC TIÊU

- Trả lời đúng được các câu hỏi trong bài văn.
- Điền đúng tiếng có vấn eo/ oeo.
- Tìm đúng được các hình ảnh so sánh có trong bài văn.
- Viết được đoạn văn ngắn kể về buổi đầu đi học của em.
II.TIẾN TRÌNH:

- HS làm bài cá nhân:
Bài 1. Đọc thầm bài sau:
Rơm tháng mười
Tôi nhớ những mùa gặt tuổi thơ. Nhớ cái hanh tháng mười trong như hổ phách.
Những con đường làng đầy rơm vàng óng ánh. Rơm phơi héo tỏa mùi hương thơm
ngầy ngậy, bọn trẻ con chạy nhảy trên những con đường rơm, sân rơm nô đùa. Rơm
như tấm thảm vàng khổng lồ và ấm sực trải khắp ngõ ngách bờ tre. Bất cứ chỗ nào bọ
trẻ cũng nằm lăn ra để sưởi nắng hoặc lăn lộn, vật nhau, chơi trò đi lộn đầu xuống
đất. Còn tôi thì mùa gặt đến, tôi làm chiếc lều bằng rơm nép vào dệ tường hoa đầu
sân, nằm trong đó, thò đầu ra, lim dim mắt nhìn bầu trời trong xanh, tràn ngập nắng
ấm tươi vàng và những sợi tơ trời trắng muốt bay lửng lơ.
Theo NGUYỄN PHAN HÁCH


Dựa vào nội dung bài đọc để khoanh tròn vào ý trước câu trả lời đúng nhất.
1. Rơm màu gì?
a. Màu hổ phách.
b. Màu vàng óng.
c. Màu xanh trong.

2. Rơm tỏa mùi hương thơm ngầy ngậy vào lúc nào?
a. Lúc rơm phơi héo.
b. Lúc rơm vừa gặt.
c. Lúc rơm bắt đầu phơi.
3. Em hiểu hương thơn ngầy ngậy là hương thơm như thế nào?
a. Là hương thơm nồng ấm.
b.Là hương thơm có vị béo.
c.Là hương thơm ngào ngạt như mật.
4. Trẻ em chơi những trò chơi nào khi rơm được phơi khắp nơi?
a. Đi bằng tay, trải thảm rơm khắp ngõ ngách bờ tre.
b. Nằm nép vào bờ tre, dệ tường, ngắm nắng vàng, trời xanh.
c. Chạy nhảy, nô đùa, lăn lộn, vật nhau, đi lộn đầu, dựng lều rơm, nằm ngắm
bầu trời.
5. Từ ấm sực trong câu “Rơm như tấm thảm vàng khổng lồ và ấm sực trải khắp ngõ
ngách bờ tre” thể hiện sự quan sát bằng giác quan nào của tác giả?
a. Bằng khứu giác (mũi ngửi).
b. Bằng thính giác (tai nghe)
c. Bằng xúc giác (cảm giác của làn da).
6. Bộ phận in đậm trong câu “ Những sơi tơ trời trắng muốt bay lửng lơ” trả lời câu
hỏi nào?
a. Như thế nào?
b. Khi nào?
c. Ở đâu?
7. Tìm những hình ảnh so sánh có trong bài văn trên:
Bài 2. Điền vào chỗ trống tiếng có vần eo hay oeo để tạo thành từ ngữ thích hợp:
- Nhà ngh…..
- Đường ngoằn ng…..
- Ng…… đầu
- Cười ngặt ngh….…
Bài 3: Em hãy viết một đoạn văn ngắn (từ 5 đến 7 câu) kể về buổi đầu đi học của em.

Gợi ý:
1. Buổi đầu đi học của em vào buổi nào ?
2. Ai là người đã chuẩn bị (sách, vở, bút, thước,…) cho em?
3. Ai là người đưa em đến trường?
4. Buổi đầu đi học, điều gì làm em thấy lạ lùng, bỡ ngỡ?
5. Điều gì ở trường khiến em thích nhất?
5. Em có cảm giác như thế nào sau buổi học đầu tiên đó?
- HS báo cáo kết quả với thầy cô giáo:
Bài 1. Chọn 1b, 2a, 3b,4c, 5c, 6a, 7: Học tìm đúng các hình ảnh so sánh sau:
Nhớ cái hanh tháng mười trong như hổ phách.
Rơm như tấm thảm vàng khổng lồ và ấm sực trải khắp ngõ ngách bờ tre.
Bài 2. Điền đúng mỗi từ như sau:
- Nhà nghèo
- Đường ngoằn ngoèo
- Ngoẹo đầu
- Cười ngặt nghẽo


*********************************************
HĐGD MĨ THUẬT
TTMT: XEM TRANH THIẾU NHI ĐỀ TÀI MÔI TRƯỜNG
I. MỤC TIÊU:

- HS tiếp xúc, làm quen với tranh của thiếu nhi, của hoạ sĩ về đề tài môi trường.
- Biết cách mô tả, nhận xét hình ảnh, màu sắc trong tranh.
-Hiểu ND,cách sắp xếp hình ảnh, màu sắc trong tranh.
- Giáo dục HS có ý thức bảo vệ môi trường.
II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN:

- Tranh ảnh thiếu nhi

- Một số bà vẽ của HS
B. TIẾN TRÌNH:

A. Hoạt động cơ bản
Khởi động: Học sinh chơi trò chơi: Hái quả
1. Tìm hiểu về tranh thiếu nhi
- Cho HS quan sát và trả lời các câu hỏi về nội dung tranh:
+ Tranh vẽ hoạt động gì?
+ Tranh vẽ các bạn thiếu nhi đang trồng cây/ Các bạn đang chăm sóc cây/ Quét dọn
sân trường...
+ Nêu những hình ảnh chính và h/ảnh phụ ở trong tranh.
+ Hình dáng, động tác của hình ảnh chính ntn? Ở đâu ?
+ Đứng hơi nghiêng, tưới nước, xới đất/ Lưng hơi khom để quét rác...
+ Những màu sắc nào có nhiều trong tranh?
+ Màu xanh(cây cối,trời),màu nâu (màu của đất)...
2. Nhận xét đánh giá
- GV nhận xét chung tiết học.
- Tuyên dương những HS và nhóm học tốt.
3.Hoạt động ứng dụng
- Hãy giới thiệu hai bức tranh ( Chăm sóc cây và Quét dọn sân trường) cho nêu nội
dung từng tranh cho bố mẹ nghe.
- Hãy tìm một bức tranh trong gia đình em rồi giới thiệu và nêu nội dung từng tranh
cho bố mẹ nghe.
*************************************
TIẾNG ANH
( Đ/C OANH DẠY)
************************************
HĐGD ÂM NHẠC



( Đ/C CHINH DẠY)
Thứ năm ngày 30 tháng 10 năm 2014
HĐGD THỦ CÔNG
ÔN TẬP CHỦ ĐỀ PHỐI HỢP GẤP, CẮT, DÁN HÌNH
( Tiết 2)
I. MỤC TIÊU:

- HS ôn tập củng cố được kiến thức kĩ năng phối hợp gấp, cắt, dán để làm đồ chơi.
- Làm được ít nhất hai đồ chơi đã học.
- Đối với HS khéo tay: Làm được ít nhất 2 đồ chơi đã học.
- Có thể làm được sản phẩm mới có tính sáng tạo.
II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN:

- Các mẫu của bài 1, 2, 3, 4
- Giấy nháp, giấy thủ công, bút chì, kéo thủ công.
III. TIẾN TRÌNH:
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH

1 GV nêu nhiệm vụ và các yêu cầu cần đạt của hoạt động thực hành.
Hoạt động cả lớp
- HS ôn tập củng cố được kiến thức kĩ năng phối hợp gấp, cắt, dán để làm đồ chơi.
- Làm được ít nhất hai đồ chơi đã học.
- Đối với HS khéo tay: Làm được ít nhất ba đồ chơi đã học.
- Có thể làm được sản phẩm mới có tính sáng tạo.
2.HS thực hành gấp, cắt, dán hình.
Hoạt động cả nhóm:
- HS nhắc lại tên các bài đã học :
+ Gấp, cắt, dán ngôi sao năm cánh và lá cờ đỏ sao vàng.
+ Gấp, cắt, dán bông hoa.
- Nhận xét và treo tranh các mẫu bài đã học.

- Nhắc lại quy trình gấp :
+ Gấp, cắt, dán ngôi sao năm cánh và lá cờ đỏ sao vàng ;
+ Gấp, cắt, dán bông hoa.
- Các nhóm làm việc:
+ Gấp, cắt, dán ngôi sao năm cánh và lá cờ đỏ sao vàng.
+ Gấp, cắt, dán bông hoa.
- Các nhóm thực hành xong, tự trưng bày sản phẩm của nhóm mình. Các nhóm nhận
xét đánh giá lẫn nhau.
- GV tổ chức cho HS các nhóm thi xem sản phẩm của nhóm nào đẹp hơn.
- GV chọn 1 số sản phẩm đẹp cho cả lớp quan sát, nhận xét.
- Khen ngợi, động viên, khuyến khích HS.
3. Trưng bày sản phẩm thực hành của HS
Hoạt động cả lớp


- GV tổ chức cho HS các nhóm thi xem bài của nhóm nào đẹp hơn.
- GV chọn 1 số sản phẩm đẹp cho cả lớp quan sát, nhận xét.
- Khen ngợi, động viên, khuyến khích HS.
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG

- Về nhà giới thiệu sản phẩm em vừa gấp được cho cả nhà xem.
- Gấp thêm một sản phẩm nữa mà em thích.
************************************
HĐGD THỂ CHẤT
ÔN BỐN ĐỘNG TÁC CỦA BÀI TDPTC
TRÒ CHƠI: CHẠY TIẾP SỨC
I.MỤC TIÊU:

- Biết cách thực hiện hai động tác vươn thở và tay của bài thể dục phát triển chung.
- Bước đầu biết cách thực hiện động tác chân, lườn của bài thể dục phát triển chung.

- Biết cách chơi và tham gia chơi được.
II- TÀI LIỆU- PHƯƠNG TIỆN

- Tài liệu hướng dẫn hoạt động Giáo dục thể chất lớp 3 của VNEN
- Sách giáo viên môn thể dục lớp 3.
Hướng dẫn chuẩn kiến thức kĩ năng lớp 3 môn Thể dục.
- Vệ sinh và kiểm tra an toàn địa điểm tổ chức hoạt động.
- Còi, kẻ sân chơi “ Đứng ngồi theo hiệu lệnh”
III- TIẾN TRÌNH

Khởi động : HS chạy chậm theo địa hình tự nhiên quanh sân trường, sau đó đứng
tại chỗ khởi động các khớp: cổ, cổ tay, cổ chân, hông, gối, vặn thân sang hai bên.
- HS chơi trò chơi: Chim về tổ
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN

* Hoạt động cả lớp
- Giáo viên nhận lớp và phổ biến nội dung yêu cầu giờ học.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH

1. Ôn bốn động tác vươn thở, tay, chân, lườn của bài TDPTC
Hoạt động cả lớp
- Gv cho một HS lên thực hiện bốn động tác đã học.
- Gv hô cho cả lớp cùng tập liên hoàn động tác vươn thở và tay.
- Gv hô cho cả lớp cùng tập liên hoàn động tác chân và lườn.
- Gv hô cho cả lớp cùng tập tập liên hoàn bốn động tác thể dục đã học.
- Từng hàng một lên tập trước lớp, các hàng khác quan sát, sau đó nhận xét về mức
độ hoàn thành. Giáo viên sửa lỗi sai cho HS.
- Chủ tịch cán sự hô cho cả lớp tập một lần. Giáo viên quan sát uốn nắn cho HS.
Hoạt động cả nhóm:
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm tập luyện. Sau đó lần lượt các thành viên trong

nhóm lên điều khiển.


- Nhóm trưởng vừa hô vừa quan sát.
- GV quan sát đến các nhóm nhắc nhở, giúp đỡ, động viên.
Hoạt động cả lớp
- Đại diện nhóm lên báo cáo kết quả luyện tập.
- Tổ chức thi đua từng nhóm
- GV nhận xét, đánh giá kết quả thực hành của HS.
2. Trò chơi “ Chạy tiếp sức”
- GV nhắc lại tên trò chơi và cách chơi. Gv nêu mục đích trò chơi.
- GV phổ biến luật chơi và cách chơi.
- GV tổ chức cho HS chơi nháp. GV tổ chức cho HS chơi thi đua.GV quan sát N.xét.
2. Hoạt động ứng dụng.
- Với sự giúp đỡ của gia đình, em hãy tập bốn động tácđã học của bài thể dục phát
triển chung.
- Em hãy kể với bỗ mẹ nghe những điều thú vị của trò chơi “ Chạy tiếp sức”
*******************************************************************
Thứ sáu ngày 31 tháng 10 năm 2014
TIẾNG ANH
( Đ/C OANH DẠY)
********************************************************************
Thứ bảy ngày 1 tháng 11 năm 2014
TOÁN T/H
LUYỆN TẬP
I.MỤC TIÊU

- Giúp HS yếu củng cố giải và trình bày bài toán giải bằng hai phép tính. Đổi số đo
dộ dài có hai tên đơn vị đo thành số đo độ dài có một tên đơn vị đo.
- HS khá giỏi vận dụng giải bài toán giải bằng hai phép tính để làm các bài tập nâng

cao.
II.TIẾN TRÌNH:

- HS làm bài cá nhân
Bài 1: Điền số thích hợp vào chỗ chấm:
9 m 5 dm =….. dm
2m 4dm = ........dm
7m 5cm = ......cm
4dm 1mm = ......mm
6 dm 2 cm = ….. cm
3cm 4 mm = …mm
Bài 2: Bao ngô thứ nhất nặng 45 kg, bao ngô thứ hai nhẹ hơn bao ngô thứ nhất 18 kg.
Hỏi cả hai bao cân nặng bao nhiêu kg?
Bài 3: Chị nuôi được 37 con gà, em nuôi được ít hơn chị 9 con. Hỏi hai chị em nuôi
được bao nhiêu con gà?
Bài 4: Giải bài toán theo tóm tắt sau


Thùng thứ nhất: 59 lít dầu
Thùng thứ hai nhiều hơn: 18 lít dầu
Cả hai thùng: …. Lít dầu ?
Bài 5: Hộp thứ nhất có 12 bút chì và nhiều hơn hộp thứ hai 4 bút chì. Hỏi cả hai hộp
có bao nhiêu bút chì?
Bài 6: Xuân và Thu mỗi bạn có một số viên bi.Nếu xuân cho Thu 5 viên bi thì số bi
của mỗi bạn đều có 15 viên bi. Hỏi lúc đầu mỗi bạn có bao nhiêu viên bi?
****************************************
TOÁN T/H
LUYỆN TẬP
.MỤC TIÊU


- Giúp HS yếu rèn kĩ năng nhân, chia số có hai chữ số với số có một chữ số giải bài
toán bằng hai phép tính.
- HS khá giỏi vận dụng giải bài toán giải bằng hai phép tính để làm các bài tập nâng
cao.
II.TIẾN TRÌNH:

- Học sinh làm việc cá nhân
Bài 1: Đặt tính rồi tính
20 x 6
38 x 7
41 x 5
36 : 3
48 : 4
37 : 5
96 : 6
72 : 4
100 : 5
Bài 2: Tính
60 x 9 -27
45 : 5 + 18
4x5x6
35 X 7 - 89
88 : 4 + 99
12 X 5 : 10
Bài 3: Lớp 3A thu được 75 kg giấy loại. Lớp 3B thu được gấp 2 lần số giấy loại của
lớp 3A. Hỏi hai lớp thu được tất cả bao nhiêu ki-lô-gam giấy loại?
Bài 4: Đoạn thẳng AB dài 25cm. Hãy vẽmột đoạn thẳng MN có độ dài bằng

1
độ dài

5

đoạn thẳng AB.
Bài 5: Một nhóm khách du lịch mang theo 4 bình nước, mỗi bình 2 lít và một bình 5
lít nước. Hỏi nhóm đó mang theo bao nhiêu lít nước.
- HS báo cáo kết quả với thầy cô giáo.
*******************************************
HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ
TUẦN 10
I. MỤC TIÊU:

- Nhận xét, đánh giá về tình hình học tập, nề nếp, tình hình hoạt động của lớp trong
tuần vừa qua và phổ biến kế hoạch tuần tới.


- Học sinh tự đánh giá bản thân và các thành viên khác trong tổ, lớp. Nghiêm túc phê
bình những sai phạm trong nội quy, quy chế nhà trường, lớp đề ra và quyết tâm khắc
phục khuyết điểm.
- Triển khai kế hoạch hoạt động của lớp, của nhà trường trong tuần tới.
II. TIẾN TRÌNH:

1. Lớp sinh hoạt văn nghệ:
2. Nội dung sinh hoạt:
- CT hội đồng tự quản điều khiển sinh hoạt. Các nhóm sinh hoạt theo nhóm.
- Các nhóm trưởng báo cáo hoạt động trong tuần của nhóm.
3. Đánh giá các hoạt động trong tuần :
- CT hội đồng tự quản báo cáo tình hình chung của lớp trong tuần vừa qua cho giáo
viên chủ nhiệm.
+ Ưu điểm: Các bạn trong lớp có tinh thần học tập tốt tự giác trong học nhóm chuẩn
bị bài trước khi lên lớp. Nắm vững bài học. Chuận bị đầy đủ sách vở và đồ dùng học

tập. Tụ giác, tự tin, mạnh dạn, chăm học, chăm làm, tích cực tham gia hoạt động giáo
dục, đi học đều, đúng giờ. Biết bảo vệ của công, giữ gìn và bảo vệ môi trường.
+ Khuyết điểm: Trong giờ học còn một số bạn làm việc riêng, chưa tập trung thảo
luận bài: Hồng, Biên.... Không học bài cũ và làm bài tập về nhà: Biên, Hải, Đức, Mai,
Nga.. Ý thức học trên lớp chưa tốt, còn nói chuyên riêng: Gia Bảo, Quân,...
+ Tuần qua sinh hoạt 15 phút đầu giờ đúng chủ điểm, thực hiện khá tốt, lễ phép với
thầy cô giáo
+ Khuyết điểm: Vẫn tồn tại những bạn đồng phục không đúng quy định. Cường
- Ý kiến phản hồi của các thành viên trong lớp (nhận xét đã đúng, chưa đúng…)
- Các nhóm sinh hoạt tự giác đánh giá cá nhân và đưa ra ý kiến nhằm xây dựng tập
thể lớp.
4. Bình bầu tổ, cá nhân xuất sắc: Dự kiến tổ 1, tổ 3
5. Kế hoạch tuần tới: Giáo viên triển khai kế hoạch tuần tới
- Về học tập: Cá nhân trong lớp phải tích cực học tập tốt, học bài và làm bài đầy đủ
trước khi đến lớp. Tự giác học tập, tích cực thảo luận nhóm. Nghiêm túc trong giờ
học, hăng say phát biểu xây dựng bài.
- Về nề nếp: Đi học đúng giờ, trang phục đúng quy định thứ 2.
- Vệ sinh: Vệ sinh cá nhân và lớp học sạch sẽ.
- Hoạt động khác: Nhắc nhở các bạn sau khi mượn truyện, sách tham khảo phải để
đúng nơi quy định. Tô chức sinh nhật cho các bạn: Phương Thảo, Biên, Nga sinh
trong tháng 11.
- Tập văn nghệ chào mừng ngày 20-11. Sưu tầm các câu chuyện kể về Bác Hồ.
- Lao động: Chăm sóc cây cảnh và bồn hoa trước lớp.
********************************************************************


BÀI TẬP BỔ SUNG TUẦN 10
TOÁN
BÀI 26
Em thực hành đo dộ dài và viết kết quả đo vào bảng sau ( theo mẫu):

- Chiều dài hộp bút của em.
- Chiều dài quyển sách Toán của em.
- Chiều dài hộp màu của em.
- Chiều dài chiếc cặp của em.
- Chiều rộng cái bàn học của em.
- Chiều cao chân bàn học của em
Nói
Viết
Bút chì dài mười hai xăng - ti - mét
12cm

TOÁN
BÀI 27
Bài 1: Bao ngô thứ nhất nặng 25 kg, bao ngô thứ hai nhẹ hơn bao ngô thứ nhất 8 kg.
Hỏi cả hai bao cân nặng bao nhiêu kg?
Bài 2: Chị nuôi được 67 con gà, em nuôi được ít hơn chị 19 con. Hỏi hai chị em nuôi
được bao nhiêu con gà?
Bài 3: Giải bài toán theo tóm tắt sau
Thùng thứ nhất: 79 lít dầu
Thùng thứ hai nhiều hơn: 38 lít dầu
Cả hai thùng: …. Lít dầu ?
Bài 4: Hộp thứ nhất có 22 bút chì và nhiều hơn hộp thứ hai 8 bút chì. Hỏi cả hai hộp
có bao nhiêu bút chì?
Bài 5: Xuân và Thu mỗi bạn có một số viên bi. Nếu xuân cho Thu 15 viên bi thì số bi
của mỗi bạn đều có 25 viên bi. Hỏi lúc đầu mỗi bạn có bao nhiêu viên bi?


TIẾNG VIỆT
BÀI 10B
Bài 1: Tìm những âm thanh được so sánh với nhau trong mỗi câu văn câu thơ sau:

- "Côn Sơn suối chảy rì rầm
Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai"
-Con trâu đen lông mượt
Cái sừng nó vênh vênh
Nó cao lớn lênh khênh
Chân đi như đạp đất.
- Mưa, mưa ù ù như xay lúa.
- Vườn rau gió thổi như mưa rào.
- Cụ hét như sấm nổ.
- Vù vù như ong trong mưa hanh hao.
- Tiếng khóc nấc như cành khô gãy

TIẾNG VIỆT
BÀI 10C
Bài 1: Tìm những âm thanh được so sánh với nhau trong mỗi câu văn câu thơ sau:
-Bão đến ầm ầm
Như đoàn tầu hỏa
Bão đi long dong
Như con bê gầy
Xanh đẹp là cây
Bào vặt trụi hết.
- Tiếng mưa vang nhẹ khắp vườn
Lòng rung như chiếc lá mềm khẽ sa.
- Trong như tiếng hạc bay xa
Đục như nước suối mới sa giữa trời
Tiếng khoan như gió thoảng ngoài
Tiếng mau sầm sập như trời đổ mưa.




×