Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

giáo án Lớp 3 tuần 2 năm học 2015 2016 theo mô hình trường học mới vnen Tuần 11 VNEN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (159.49 KB, 14 trang )

TUẦN 11
Thứ hai ngày 3 tháng 11 năm 2014
CHÀO CỜ
SINH HOẠT TẬP THỂ
**************************************
TOÁN T/H
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU

- Giúp HS yếu rèn kĩ năng nhân, chia số có hai chữ số với số có một chữ số giải bài
toán bằng hai phép tính.
- HS khá giỏi vận dụng giải bài toán giải bằng hai phép tính để làm các bài tập nâng
cao.
II. TIẾN TRÌNH

Học sinh hoạt động cá nhân
Bài 1: Đặt tính rồi tính
25 x 6
28 x 7
63 x 5
68 : 3
87 : 4
49 : 5
1
Bài 2: Lớp 5A thu được 100 kg giấy loại. Lớp 5B thu được bằng số giấy loại của
2
lớp 5A. Hỏi hai lớp thu được tất cả bao nhiêu ki-lô-gam giấy loại?
1
Bài 3: Đoạn thẳng AB dài 30cm. Hãy vẽ một đoạn thẳng MN có độ dài bằng độ
5
dài đoạn thẳng AB.


Bài 4: Một nhóm khách du lịch mang theo 6 bình nước, mỗi bình 2 lít và một bình 3
lít nước. Hỏi nhóm đó mang theo bao nhiêu lít nước.
- HS báo cáo kết quả với thầy cô giáo.
********************************************
TOÁN T/H
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU

- Giúp HS yếu rèn kĩ năng nhân, chia số có hai chữ số với số có một chữ số giải bài
toán bằng hai phép tính.
- HS khá giỏi vận dụng giải bài toán giải bằng hai phép tính để làm các bài tập nâng
cao.
II. TIẾN TRÌNH

Học sinh hoạt động cá nhân
Bài 1: Đặt tính rồi tính
37 x 6
68 : 3
69 :6

48 x 8
87 : 2
78 : 7

63 x 8
39 : 4
57 : 5


Bài 2: Hộp thứ nhất có 12 bút chì và nhiều hơn hộp thứ hai 4 bút chì. Hỏi cả hai hộp

có bao nhiêu bút chì?
Bài 3: Cân thứ nhất đựng 18 lít dầu. Số dàu ở can thứ nhất gấp 3 lần số dầu ở can
thứ hai. Hỏi hai can có tất cả bao nhiêu lít dầu?
Bài 4: Xuân và Thu mỗi bạn có một số viên bi.Nếu Xuân cho Thu 5 viên bi thì số bi
của hai bạn đều có 15 viên bi. Hỏi lúc đầu mỗi bạn có bao nhiêu viên bi?
- HS báo cáo kết quả với thầy cô giáo.
****************************
HĐGD LỐI SỐNG
QUAN TÂM GIÚP ĐỠ HÀNG XÓM LÁNG GIỀNG
( Tiết 2)
I/ MỤC TIÊU :

- Nêu được một số việc làm thể hiện quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng.
- Biết quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng bằng những việc làm phù hợp với khả
năng.
- HS khá, giỏi: Biết ý nghĩa của việc quan tâm, giúp đỡ hang xóm láng giềng.
* Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm quan tâm, giúp đỡ hàng xóm trong những việc vừa
sức .
II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN:

- Vở bài tập Đạo đức 3.
- Tranh minh hoạ truyện Chị Thuỷ của em.
- Các câu ca dao, tục ngữ, truyện, tấm gương về chủ đề bài học.
III. TIẾN TRÌNH:

B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH

BT4- trang 24
1. đánh giá những hành vi, việc làm đối với hàng xóm, láng giềng.
Hoạt động nhóm

- Các nhóm trưởng bốc thăm chọn tình huống và điều hành nhóm thảo luận
- Các nhóm thống nhất ý kiến chung cả nhóm, giơ thẻ báo cáo kết quả.
Hoạt động cả lớp
Mỗi nhóm trình bày kết quả thảo luận tình huống và chỉ định nhóm kể tiếp được
quyền trình bày.
Các nhóm khác nhận xét, bổ sung
GV đánh giá nhận xét và kết quả thảo luận của nhóm.
Kết luận: Các việc a, d, c, g là những việc làm tốt thể hiện sự quan tâm, giúp đỡ
hàng xóm; Các việc b, c, đ là những việc không nên làm.
- HS liên hệ theo các việc làm trên.
2. Xử lý tình huống và đóng vai
BT5- trang 25
Hoạt động nhóm
- Các nhóm thảo luận, xử lý tình huống và chuẩn bị đóng vai.


- Các nhóm lên đóng vai.
- Thảo luận cả lớp về cách ứng xử trong từng tình huống.
Hoạt động cả lớp
- Các nhóm thảo luận, lên đóng vai.
- GV kết luận: hàng xóm láng giềng cần quan tâm, giúp đỡ lẫn nhau.
3. Hoạt động ứng dụng
- Kể với gia đình những việc làm thể hiện quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng.
- Thường xuyên tham gia giúp đỡ hàng xóm trong những việc vừa sức.
******************************************************************
Thứ ba ngày 4 tháng 11 năm 2014
TIẾNG VIỆT T/H
ÔN TẬP
I.MỤC TIÊU


- Giúp HS củng cố và mở rộng vốn từ về quê hương
II. TIẾN TRÌNH:

Hoạt động cá nhân
Bài 1: Tìm từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống để tạo thành câu nói về cảnh vật quê
hương.
-….. lồng lộng
-….. rì rào trong gió
-….. nhởn nhơ
-….. un tùm
-….. bay bổng
-….. ríu rít
-….. lăn tăn gợn sóng
-….. rập rờn
Bài 2: Gạch dưới các thành ngữ nói về quê hương
Non xanh nước biếc, thức khuya dậy sớm, non sông gấm vóc, thẳng cánh có bay,
học một biết mười, chôn rau căt rốn, làng trên xóm dưới, dám nghĩ dám làm, muôn
hình muôn vẻ, quê cha đất tổ.
- HS báo cáo kết quả với thầy cô giáo.
*************************************
TIẾNG VIỆT T/H
ÔN TẬP
I.MỤC TIÊU

- Giúp HS củng cố về hình ảnh so sánh và mở rộng vốn từ về quê hương
- Củng cố kĩ năng và hiểu biết về câu Ai làm gì?
TIẾN TRÌNH

- Học sinh làm việc cá nhân
Bài 1:Điền từ ngữ thích hợp vào chỗ trống trong các câu dưới đây để tạo ra hình ảnh

so sánh.
- Ở chân trời phía đông, mặt trời mọc đỏ như…..
- Đêm trung thu, mặt trăng tròn vành vạch như…


- Dòng sông mùa lũ cuồn cuộn chảy như…
Bài 2: Điền từ ngữ thích hợp vào chỗ trống để các vật trong các câu dưới đây được
nhân hoá:
a) ............ mặt trời nhuộm đỏ sườn núi phía tây và ...............lửa xuống mặt đất .
b) Những vì sao đang .............................. trên bầu trời đêm.
c) ................. Sáo sậu, ...................... sáo nâu....................... trên cành cây.
Bài 3: Tìm từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống để tạo thành câu nói về cảnh vật quê
hương.
-….. uốn khúc
-….. mát rượi
-….. xuôi ngược
-….. cổ kính
-….. xa tắp
-….. trải rộng
Bài 4: Đặt hai câu nói về quê hương của mình.
- HS bào cáo kết quả với cố giáo.
***************************************
HĐGD THỦ CÔNG
CẮT, DÁN CHỮ I, T( Tiết 1)
I. MỤC TIÊU:

- HS biết cách kẻ, cắt, dán chữ I, T.
- Kẻ, cắt, dán được chữ I, T. Các nét chữ tương đối thẳng và đều nhau. Chữ dán
tương đối phẳng.
- Đối với HS khéo tay: Kẻ, cắt, dán được chữ I, T. Các nét chữ thẳng và đều nhau.

Chữ dán phẳng.
II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN:

- Mẫu chữ I, T cắt đ dn v mẫu chữ I, T cắt để rời chưa dán.
- Giấy nháp, giấy thủ công, bút chì, kéo thủ công.
III. TIẾN TRÌNH

Khởi động: HS chơi trò chơi
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN

1. Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét
Hoạt động cả nhóm
- Giới thiệu mẫu các chữ I, T và hướng dẫn HS quan sát để rút ra được nhận xét.
+ Nét chữ rộng 1 ô
+ Chữ I, chữ T có nửa bên trái và nửa bên phải giống nhau. Nếu gấp đôi chữ I, T
theo chiều dọc thì nửa bên trái và nửa bên phải của chữ I,T trùng khít nhau.
- Dùng chữ mẫu để rời gấp đôi theo chiều dọc.
* Vì vậy, muốn cắt được chữ I, T chỉ cần kẻ chữ I, T rồi gấp theo chiều dọc và cắt
theo đường kẻ.
2. Cùng nhau kiểm tra lại kết quả của hoạt động 1
Hoạt động cả lớp
- Đại điện nhóm trình bày kết quả thảo luận, nhóm khác bổ sung, GV nhận xét.
3. Xem hướng dẫn và làm thử


Hoạt động cả nhóm
- HS quan sát hình và đọc hướng dẫn để cùng nhau kẻ, cắt, dán chữ I, T.
4. Biểu diễn thao tác kẻ, cắt, dán chữ I, T.
Hoạt động cả lớp
- Một HS đọc các bước kẻ, cắt, dán chữ I, T.

- Một nhóm lên kẻ, cắt, dán chữ I, T.
- Lớp nhận xét các thao tác.
5. GV hướng dẫn thao tác.HS củng cố, khắc sâu kiến thức
Hoạt động cả lớp
- GV nhắc lại các bước kẻ, cắt, dán chữ I, T.
Bước 1 : Kẻ chữ I, T.
Bước 2 : Cắt chữ I, T.
Bước 3 : Dán chữ I, T.
- Hướng dẫn HS gấp, cắt mẫu trên giấy tập.
6. Áp dụng trực tiếp.
Hoạt động cá nhân.
- HS thực hành cắt chữ I, T
- Nhận xét các chữ của HS vừa thực hành cắt chữ I, T
- Về nhà gấp, cắt mẫu trên giấy chữ I, T.
*****************************************************************
Thứ tư ngày 5 tháng 11 năm 2014
HĐGD THỂ CHẤT
ĐỘNG TÁC BỤNG CỦA BÀI TDPTC
TRÒ CHƠI: CHẠY ĐỔI CHỖ, VỖ TAY NHAU
I.MỤC TIÊU:

- Biết cách thực hiện động tác vươn thở, tay, chân, lườn của bài thể dục phát triển
chung.
- Bước đầu biết cách thực hiện động tác bụng của bài thể dục phát triển chung.
- Biết cách chơi và tham gia chơi được.
II.TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN

- Tài liệu hướng dẫn hoạt động Giáo dục thể chất lớp 3 của VNEN
- Sách giáo viên môn thể dục lớp 3.
Hướng dẫn chuẩn kiến thức kĩ năng lớp 3 môn Thể dục.

- Vệ sinh và kiểm tra an toàn địa điểm tổ chức hoạt động.
- Còi, kẻ sân chơi
III- TIẾN TRÌNH

Khởi động
- HS chạy chậm theo địa hình tự nhiên quanh sân trường, sau đó đứng tại chỗ khởi
động các khớp: cổ, cổ tay, cổ chân, hông, gối, vặn thân sang hai bên.
- HS chơi trò chơi: “Bịt mắt bắt dê”
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN


* Hoạt động cả lớp
- Giáo viên nhận lớp và phổ biến nội dung yêu cầu giờ học.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH

1. Ôn 4 động tác vươn thở, tay, chân, lườn của bài thể dục PTC.
Hoạt động cả lớp
- Gv hô cho cả lớp cùng tập.
- Từng hàng một lên tập trước lớp, các hàng khác quan sát, sau đó nhận xét về mức
độ hoàn thành. Giáo viên sửa lỗi sai cho HS.
- Chủ tịch cán sự hô cho cả lớp tập một lần. Giáo viên quan sát uốn nắn cho HS.
Hoạt động cả nhóm:
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm tập luyện. Sau đó lần lượt các thành viên trong
nhóm lên điều khiển.
- Nhóm trưởng vừa hô vừa quan sát.
- GV quan sát đến các nhóm nhắc nhở, giúp đỡ, động viên.
Hoạt động cả lớp
- Đại diện nhóm lên báo cáo kết quả luyện tập.
- Tổ chức thi đua từng nhóm
- GV nhận xét, đánh giá kết quả thực hành của HS.

2. Học động tác bụng.
Hoạt động cả lớp
- Gv nêu tên động tác làm mẫu và giải thích động tác cho HS tập theo.
- Hướng dẫn hs tập lúc đầu chậm sau tăng nhanh dần theo tiếng vỗ tay
- GV nhắc nhở uốn nắn HS
- Cán sự lớp điều khiển
Hoạt động cả nhóm:
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm tập luyện. Sau đó lần lượt các thành viên trong
nhóm lên điều khiển.
- Nhóm trưởng vừa hô vừa quan sát.
- GV quan sát đến các nhóm nhắc nhở, giúp đỡ, động viên.
Hoạt động cả lớp
- Đại diện nhóm lên báo cáo kết quả luyện tập.
- Tổ chức thi đua từng nhóm
- GV nhận xét, đánh giá kết quả thực hành của HS.
3. Trò chơi “Chạy đổi chỗ vỗ tay nhau”
Hoạt động cả lớp
- GV nhắc lại tên trò chơi và cách chơi.
- Gv nêu mục đích trò chơi.
- GV phổ biến luật chơi và cách chơi.
- GV tổ chức cho HS chơi nháp.
- GV tổ chức cho HS chơi thi đua.
- GV quan sát nhận xét.
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG


- Với sự giúp đỡ của gia đình, em hãy tập động tác vươn thở, tay, chân, lườn và
động tác bụng của bài thể dục phát triển chung.
- Em hãy kể với bỗ mẹ nghe những điều thú vị của trò chơi “ Chạy đổi chỗ vỗ tay
nhau”

************************************
TIẾNG ANH
( Đ/C OANH DẠY)
*****************************
ÂM NHẠC
Đ/C CHINH DẠY
****************************************************************
Thứ năm ngày 6 tháng 11 năm 2014
TIẾNG VIỆT
ÔN TẬP
I.MỤC TIÊU

- Giúp HS củng cố về hình ảnh so sánh và từ chỉ hoạt động trạng thái.
- Củng cố kĩ năng và hiểu biết về câu Ai làm gì? Ai là gì?
TIẾN TRÌNH

- Học sinh làm việc cá nhân
Đọc thầm bài : “Hai hạt giống”
Hai hạt giống
* Có hai hạt giống nằm cạnh nhau trên mảnh đất mùa xuân màu mỡ. Hạt thứ
nhất nói :
- Tôi muốn mọc thành cây. Tôi muốn đâm rễ sâu xuống đất, vươn mầm lên cao,
nhú chồi non đón mùa xuân đang đến. Tôi ao ước được đón ánh mặt trời mơn man
trên lá và những giọt sương lóng lánh như viên kim cương đọng lại trên hoa.
Thế là hạt thứ nhất vươn mình một cách mạnh mẽ và đầy quyết tâm, bất chấp mọi
trở ngại.
** Hạt thứ hai nói :
- Tôi sợ lắm. Tôi sợ đối diện với bóng tối khi rễ của tôi đâm xuống đất. Tôi sợ làm
tổn thương những mầm non yếu ớt của tôi khi vươn mình lên khỏi mặt đất cứng
này. Tôi sợ lũ ốc sên sẽ ngấu nghiến đám chồi non của tôi mất. Tôi sợ lũ con nít sẽ

ngắt hoa khi tôi vừa mới nở. Không, tôi sẽ nằm ở đây cho an toàn.
Bỗng một con gà mái bới đất tìm món điểm tâm. Nó tóm ngay hạt thứ hai và
nuốt trôi.
Từ Internet
Dựa vào nội dung bài đọc để chọn câu trả lời đúng nhất.
1. ) Hạt giống thứ nhất mọc thành cây vào mùa nào trong năm?
a. Mùa hè
b. Mùa đông
c. Mùa xuân


2. Tại sao hạt giống thứ nhất mọc được thành cây ?
a. Vì nó đã được mọc vào mùa xuân ấm áp.
b. Vì nó mạnh mẽ, quyết tâm, bất chấp trở ngại.
c. Vì gà mái không nhìn thấy nó đang trốn dưới mặt đất.
3. Sự việc gì sảy ra với hạt giống thứ hai?
a. Ốc sên ăn hết chồi non. B. Gà mái nuốt trôi.
c. Lũ con nít sẽ ngắt hoa khi vừa mới nở.
4.Hãy đặt câu hỏi cho bộ phận câu in đậm trong các câu dưới đây:
a) Chị gà mái dẫn đàn con đi kiếm mồi.
b) Mẹ em là công nhân nhà máy dệt.
4. Ghi lại các từ chỉ hoạt động, trạng thái trong các câu sau :
Bỗng một con gà mái bới đất tìm món điểm tâm. Nó tóm ngay hạt thứ hai và nuốt
trôi.
5. Tìm hình ảnh so sánh trong câu sau :
Tôi ao ước được đón ánh mặt trời mơn man trên lá và những giọt sương lóng lánh
như viên kim cương đọng lại trên hoa.
***********************************************
HĐGD THỂ CHẤT
ĐỘNG TÁC TOÀN THÂN CỦA BÀI TDPTC

TRÒ CHƠI: NHÓM BA NHÓM BẢY
I.MỤC TIÊU:

- Biết cách thực hiện động tác vươn thở, tay, chân, lườn của bài thể dục phát triển
chung.
- Bước đầu biết cách thực hiện động tác toàn thân của bài thể dục phát triển chung.
- Biết cách chơi và tham gia chơi được.
II- TÀI LIỆU- PHƯƠNG TIỆN

- Tài liệu hướng dẫn hoạt động Giáo dục thể chất lớp 3 của VNEN
- Sách giáo viên môn thể dục lớp 3.
Hướng dẫn chuẩn kiến thức kĩ năng lớp 3 môn Thể dục.
- Vệ sinh và kiểm tra an toàn địa điểm tổ chức hoạt động.
- Còi, kẻ sân chơi
III- TIẾN TRÌNH

Khởi động
- HS chạy chậm theo địa hình tự nhiên quanh sân trường, sau đó đứng tại chỗ khởi
động các khớp: cổ, cổ tay, cổ chân, hông, gối, vặn thân sang hai bên.
- HS chơi trò chơi: “Chui qua hầm”
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN

* Hoạt động cả lớp
- Giáo viên nhận lớp và phổ biến nội dung yêu cầu giờ học.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH

1.Ôn 5 động tác vươn thở, tay, chân, lườn, bụng của bài thể dục PTC.


Hoạt động cả lớp

- Gv hô cho cả lớp cùng tập.
- Từng hàng một lên tập trước lớp, các hàng khác quan sát, sau đó nhận xét về mức
độ hoàn thành. Giáo viên sửa lỗi sai cho HS.
- Chủ tịch cán sự hô cho cả lớp tập một lần. Giáo viên quan sát uốn nắn cho HS.
Hoạt động cả nhóm:
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm tập luyện. Sau đó lần lượt các thành viên trong
nhóm lên điều khiển.
- Nhóm trưởng vừa hô vừa quan sát.
- GV quan sát đến các nhóm nhắc nhở, giúp đỡ, động viên.
Hoạt động cả lớp
- Đại diện nhóm lên báo cáo kết quả luyện tập.
- Tổ chức thi đua từng nhóm. GV nhận xét, đánh giá kết quả thực hành của HS.
2. Học động tác toàn thân.
Hoạt động cả lớp
- Gv nêu tên động tác làm mẫu và giải thích động tác cho HS tập theo.
- Hướng dẫn hs tập lúc đầu chậm sau tăng nhanh dần theo tiếng vỗ tay
- GV nhắc nhở uốn nắn HS
Hoạt động cả nhóm:
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm tập luyện. Sau đó lần lượt các thành viên trong
nhóm lên điều khiển.
- Nhóm trưởng vừa hô vừa quan sát.
- GV quan sát đến các nhóm nhắc nhở, giúp đỡ, động viên.
Hoạt động cả lớp
- Đại diện nhóm lên báo cáo kết quả luyện tập.
- Tổ chức thi đua từng nhóm. GV nhận xét, đánh giá kết quả thực hành của HS.
3. Trò chơi “Nhóm ba nhóm bảy”
Hoạt động cả lớp
- GV nhắc lại tên trò chơi và cách chơi.
- Gv nêu mục đích trò chơi. GV phổ biến luật chơi và cách chơi.
- GV tổ chức cho HS chơi nháp. GV tổ chức cho HS chơi thi đua.

- GV quan sát nhận xét.
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG

- Với sự giúp đỡ của gia đình, em hãy tập động tác vươn thở, tay, chân, lườn, bụng,
toàn thân của bài thể dục phát triển chung.
- Em hãy kể với bỗ mẹ nghe những điều thú vị của trò chơi “ Nhóm ba nhóm bảy”
****************************************************************
Thứ sáu ngày 7 tháng 11 năm 2014
TIẾNG ANH
Đ/C OANH DẠY


Thứ bảy ngày 8 tháng 11 năm 2014
TOÁN TỰ HỌC
LUYỆN TẬP
I.MỤC TIÊU

- Giúp HS yếu củng cố bảng nhân 8 và nhân số có ba chữ số với số có một chữ số.
- HS khá,giỏi vận dụng các kiến thức đã học để giải các bài toán nâng cao.
TIẾN TRÌNH

- Học sinh làm việc cá nhân
Bài 1: Viết thành phép nhân có thừa số 8 rồi viết kết quả:
a) Tổng của ba số 8
b) Tổng của bảy số 8
c) Tổng của mười số 8
Bài 2: Viết thành phép nhân rồi tính kết quả
a) 8 lấy 5 lần
b) 5 lấy 8 lần
c) 8 lấy 6 lần

d) 6 lấy 8 lần
Bài 3: Đặt tính rồi tính
132 x 3
104 x 2
123 x 4
120 x 5
Bài 4: Cho các số 6; 56; 8; 42; 7; 48 và dấu =. Hãy lập các phép tính đúng
Bài 5:Người ta chia khu đất vườn ươm thành 2 lô đất, mỗi lô có 4 hàng, mỗi hàng
trồng 105 cây con. Hỏi khu vườn đó trồng bao nhiêu cây con? ( Giải 2 cách)
Bài 6: Điền chữ số thích hợp vào ô trống
24
x 3
3

8
x 3
77
************************************
HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP
CHỦ ĐIỂM THÁNG 11
BIẾT ƠN THẦY, CÔ GIÁO

HOẠT ĐỘNG 1
VẼ TRANH VỀ CHỦ ĐỀ “THẦY CÔ GIÁO CỦA EM”
Nhất trí với cách tổ chức dạy học theo thiết kế và tổ chức các HĐGDNGLL cho HS
lớp 3 ( Sách Hướng dẫn tổ chức các HĐGDNGLL cho HS lớp 3)
*******************************************************************


HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ

TUẦN 11
I. MỤC TIÊU:

- Nhận xét, đánh giá về tình hình học tập, nề nếp, tình hình hoạt động của lớp trong
tuần vừa qua và phổ biến kế hoạch tuần tới.
- Học sinh tự đánh giá bản thân và các thành viên khác trong tổ, lớp. Nghiêm túc phê
bình những sai phạm trong nội quy, quy chế nhà trường, lớp đề ra và quyết tâm khắc
phục khuyết điểm.
- Triển khai kế hoạch hoạt động của lớp, của nhà trường trong tuần tới.
II. TIẾN TRÌNH:

1. Lớp sinh hoạt văn nghệ:
2. Nội dung sinh hoạt:
- CT hội đồng tự quản điều khiển sinh hoạt. Các nhóm sinh hoạt theo nhóm.
- Các nhóm trưởng báo cáo hoạt động trong tuần của nhóm.
3. Đánh giá các hoạt động trong tuần :
- CT hội đồng tự quản báo cáo tình hình chung của lớp trong tuần vừa qua cho giáo
viên chủ nhiệm.
+ Ưu điểm: Các bạn trong lớp có tinh thần học tập tốt tự giác trong học nhóm chuẩn
bị bài trước khi lên lớp. Nắm vững bài học. Chuận bị đầy đủ sách vở và đồ dùng học
tập. Tụ giác, tự tin, mạnh dạn, chăm học, chăm làm, tích cực tham gia hoạt động
giáo dục, đi học đều, đúng giờ. Biết bảo vệ của công, giữ gìn và bảo vệ môi trường.
+ Khuyết điểm: Trong giờ học còn một số bạn làm việc riêng, chưa tập trung thảo
luận bài: Hồng, Biên.... Không học bài cũ và làm bài tập về nhà: Biên, Hải, Đức,
Mai, Nga.. Ý thức học trên lớp chưa tốt, còn nói chuyên riêng: Gia Bảo, Quân,...
+ Tuần qua sinh hoạt 15 phút đầu giờ đúng chủ điểm, thực hiện khá tốt, lễ phép với
thầy cô giáo
+ Khuyết điểm: Vẫn tồn tại những bạn đồng phục không đúng quy định. Cường
- Ý kiến phản hồi của các thành viên trong lớp (nhận xét đã đúng, chưa đúng…)
- Các nhóm sinh hoạt tự giác đánh giá cá nhân và đưa ra ý kiến nhằm xây dựng tập

thể lớp.
4. Bình bầu tổ, cá nhân xuất sắc: Dự kiến tổ 3, tổ 4
5. Kế hoạch tuần tới: Giáo viên triển khai kế hoạch tuần tới
- Về học tập: Cá nhân trong lớp phải tích cực học tập tốt, học bài và làm bài đầy đủ
trước khi đến lớp. Tự giác học tập, tích cực thảo luận nhóm. Nghiêm túc trong giờ
học, hăng say phát biểu xây dựng bài.
- Về nề nếp: Đi học đúng giờ, trang phục đúng quy định thứ 2.
- Vệ sinh: Vệ sinh cá nhân và lớp học sạch sẽ.
- Hoạt động khác: Nhắc nhở các bạn sau khi mượn truyện, sách tham khảo phải để
đúng nơi quy định. Tô chức sinh nhật cho các bạn: Phương Thảo, Biên, Nga sinh
trong tháng 11.
- Tập văn nghệ chào mừng ngày 20-11. Sưu tầm các câu chuyện kể về Bác Hồ.
- Lao động: Chăm sóc cây cảnh và bồn hoa trước lớp.


BÀI TẬP BỔ SUNG TUẦN 11
TOÁN: BÀI 29
Bài 1: Hộp thứ nhất có 12 bút chì và nhiều hơn hộp thứ hai 4 bút chì. Hỏi cả hai hộp
có bao nhiêu bút chì?
Bài 2: Cân thứ nhất đựng 18 lít dầu. Số dàu ở can thứ nhất gấp 3 lần số dầu ở can
thứ hai. Hỏi hai can có tất cả bao nhiêu lít dầu?
1
Bài 3: Lớp 5A thu được 100 kg giấy loại. Lớp 5B thu được bằng số giấy loại của
2
lớp 5A. Hỏi hai lớp thu được tất cả bao nhiêu ki-lô-gam giấy loại?
1
Bài 4: Đoạn thẳng AB dài 30cm. Hãy vẽ một đoạn thẳng MN có độ dài bằng độ
5
dài đoạn thẳng AB.
TOÁN: BÀI 30

Bài 1: Viết thành phép nhân có thừa số 8 rồi viết kết quả:
a) Tổng của ba số 8
b) Tổng của bảy số 8
c) Tổng của mười số 8
Bài 2: Viết thành phép nhân rồi tính kết quả
a) 8 lấy 5 lần
b) 5 lấy 8 lần
c) 8 lấy 6 lần
d) 6 lấy 8 lần
d) 9 lấy 8 lần
d) 7 lấy 8 lần


TIẾNG VIỆT
Đọc thầm bài : “Hai hạt giống”
Hai hạt giống
* Có hai hạt giống nằm cạnh nhau trên mảnh đất mùa xuân màu mỡ. Hạt thứ
nhất nói :
- Tôi muốn mọc thành cây. Tôi muốn đâm rễ sâu xuống đất, vươn mầm lên cao,
nhú chồi non đón mùa xuân đang đến. Tôi ao ước được đón ánh mặt trời mơn man
trên lá và những giọt sương lóng lánh như viên kim cương đọng lại trên hoa.
Thế là hạt thứ nhất vươn mình một cách mạnh mẽ và đầy quyết tâm, bất chấp mọi
trở ngại.
** Hạt thứ hai nói :
- Tôi sợ lắm. Tôi sợ đối diện với bóng tối khi rễ của tôi đâm xuống đất. Tôi sợ làm
tổn thương những mầm non yếu ớt của tôi khi vươn mình lên khỏi mặt đất cứng
này. Tôi sợ lũ ốc sên sẽ ngấu nghiến đám chồi non của tôi mất. Tôi sợ lũ con nít sẽ
ngắt hoa khi tôi vừa mới nở. Không, tôi sẽ nằm ở đây cho an toàn.
Bỗng một con gà mái bới đất tìm món điểm tâm. Nó tóm ngay hạt thứ hai và
nuốt trôi.

Từ Internet
Dựa vào nội dung bài đọc để chọn câu trả lời đúng nhất.
1. ) Hạt giống thứ nhất mọc thành cây vào mùa nào trong năm?
a. Mùa hè
b. Mùa đông
c. Mùa xuân
2. Tại sao hạt giống thứ nhất mọc được thành cây ?
a. Vì nó đã được mọc vào mùa xuân ấm áp.
b. Vì nó mạnh mẽ, quyết tâm, bất chấp trở ngại.
c. Vì gà mái không nhìn thấy nó đang trốn dưới mặt đất.
3. Sự việc gì sảy ra với hạt giống thứ hai?
a. Ốc sên ăn hết chồi non. B. Gà mái nuốt trôi.
c. Lũ con nít sẽ ngắt hoa khi vừa mới nở.
4.Hãy đặt câu hỏi cho bộ phận câu in đậm trong các câu dưới đây:
a) Chị gà mái dẫn đàn con đi kiếm mồi.
b) Mẹ em là công nhân nhà máy dệt.
4. Ghi lại các từ chỉ hoạt động, trạng thái trong các câu sau :
Bỗng một con gà mái bới đất tìm món điểm tâm. Nó tóm ngay hạt thứ hai và nuốt
trôi.
5. Tìm hình ảnh so sánh trong câu sau :
Tôi ao ước được đón ánh mặt trời mơn man trên lá và những giọt sương lóng lánh
như viên kim cương đọng lại trên hoa.




×