Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

giáo án Lớp 3 tuần 2 năm học 2015 2016 theo mô hình trường học mới vnen Tuần 13 VNEN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (171.15 KB, 15 trang )

TUẦN 13
Thứ hai ngày 17 tháng 11 năm 2014
CHÀO CỜ
SINH HOẠT TẬP THỂ
*************************************
TOÁN T/H
LUYỆN TẬP
I.MỤC TIÊU

- Giúp HS yếu củng cố về so sánh số bé bằng một phần mấy số lớn.
- HS khá, giỏi vận dụng giải bài toán nâng cao.
II.TIẾN TRÌNH:

- HS làm bài cá nhân
Bài 1: Viết số thích hợp vào ô trống:
Số lớn
25
42
56
28
24
16
Số bé
5
6
8
4
3
2
Số lớn gấp mấy lần số bé?
Số bé bằng một phần mấy số lớn?


Bài 2: Ông 72 tuổi, cháu 8 tuổi. Hỏi tuổi cháu bằng một phần mấy tuổi ông?
Bài 3: Có 15 con gà mái, 5 con gà trống. Hỏi số gà trống bằng một phần mấy số gà
mái?
Bài 4: Tìm một số chẵn có ba chữ số, biết rằng chữ số hàng trăm gấp hai lần chữ số
1
hàng đơn vị và bằng chữ số hàng chục?
2
-HS báo cáo kết quả với thầy cô giáo.
*************************************
TOÁN T/H
LUYỆN TẬP
I.MỤC TIÊU

- Giúp HS yếu tiếp tục củng cố về cách so sánh số bé bằng một phần mấy số lớn và
bảng nhân 9.
- HS khá, giỏi vận dụng giải bài toán nâng cao.
II.TIẾN TRÌNH:

- HS làm bài cá nhân
Bài 1: Viết số thích hợp vào ô trống:
Số lớn
Số bé
Số lớn gấp mấy lần số bé?
Số bé bằng một phần mấy số lớn?

20
5

48
6


40
8

32
4

27
3

18
2


Bài 2: Mỗi khay có 9 cái bánh. Hỏi 6 khay có bao nhiêu cái bánh?
Bài 3: Con 8 tuổi, bố nhiều hơn con 24 tuổi. Hỏi tuổi con bằng một phần mấy tuổi
bố?
Bài 4: Tìm số có ba chữ số và số có hai chữ số, biết tổng của hai số đó là 110
-HS báo cáo kết quả với thầy cô giáo.
*******************************
HĐGD LỐI SỐNG
CHIA SẺ VUI BUỒN CÙNG BẠN
( Tiết 2)
I/ MỤC TIÊU :

- HS biết được bạn bè cần phải chia sẻ với nhau khi có chuyện vui buồn.
- Nêu được vài việc làm cụ thể chia sẻ vui buồn cùng bạn .
- Biết chia sẻ vui buồn cùng bạn trong cuộc sống hằng ngày.
- Đối với HS khá, giỏi: Hiểu được ý nghĩa của việc chia sẻ vui buồn cùng bạn.
* Kĩ năng sống:Kĩ năng lắng nghe ý kiến của bạn.Kĩ năng thể hiện sự cảm thông,

chia sẻ khi bạn vui, buồn.
II/ TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN:

- Phiếu bài tập. Mi-co-rô để chơi trò chơi Phóng viên.
III/ TIẾN TRÌNH:

A. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH

Khởi động: HS chơi trò chơi “ Gieo hạt ”
1. Chia sẽ vui buồn cùng bạn
Hoạt động cá nhân:
- GV phát phiếu học tập và yêu cầu HS làm bài tập.
- Nội dung bài: Em hãy viết vào ô  chữ Đ trước các việc làm đúng và chữ S trước
các việc làm sai đối với bạn.
 a) Hỏi thăm an ủi khi bạn có chuyện buồn.
 b) Độngviên, giúp đỡ khi bạn bị điểm kém.
 c) Chúc mừng khi bạn được điểm 10.
 d) Vui vẻ nhận khi được phân công giúp đỡ bạn học kém.
 đ) Tham gia cùng các bạn quyên góp sách vở, quần áo cũ để giúp các bạn nghèo
trong lớp
 g) Kết bạn với các bạn bị khuyết tật, các bạn nhà nghèo.
 h) Ghen tức khi thấy bạn học giỏi hơn mình.
Hoạt động theo nhóm:
- Các thành viên trong nhóm đổi bài kiểm tra kết quả, đánh giá cho nhau.
- Nhóm thảo luận và thống nhất kết quả đúng: Các việc a, b, c, d, đ, g là việc làm
đúng vì thể hiện sự quan tâm đến bạn bè khi vui, buồn; thể hiện quyền không bị
phân biệt đối xử, quyền được hỗ trợ, giúp đỡ của trẻ em nghèo, trẻ em khuyết tật.


Các việc e, h là việc làm sai vì đã không quan tâm đến niềm vui, nỗi buồn của bạn

bè.
3. Chia sẽ trải nghiệm
Hoạt động theo nhóm đôi:
- HS liên hệ, tự liên hệ trong nhóm đôi theo các nội dung bài tập 5 Vở BT:
+ Em đã biết chia sẻ vui buồn với bạn bè trong lớp, trong trường chưa? Chia sẻ như
thế nào?
+ Em đã bao giờ được bạn bè chia sẻ vui, buồn chưa? Hãy kể một trường hợp cụ thể.
Khi được bạn bè chia sẻ vui buồn, em cảm thấy như thế nào?
Hoạt động cả lớp:
- HS liên hệ trước lớp. HS nhận xét.
- GV kết luận: Bạn bè tốt cần phải biết cảm thông, chia sẻ vui buồn cùng nhau.
4. Trò chơi phóng viên
Hoạt động theo nhóm:
- Một em đóng vai phóng viên và phỏng vấn các bạn trong nhóm các câu hỏi trong
BT 6 Vở BT
- Nhóm trưởng điều hành
Hoạt động cả lớp:
- Đại diện một số nhóm lên phỏng vấn trước lớp
- Lớp và GV nhận xét.
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG

- Kể với gia đình những việc làm thể hiện việc Chia sẽ buồn vui cùng bạn.
- Thường xuyên thực hiện việc Chia sẽ buồn vui cùng bạn.
*******************************************************************
Thứ ba ngày 18 tháng 11 năm 2014
TIẾNG VIỆT T/H
ÔN TẬP
I.MỤC TIÊU

- Củng cố từ chỉ hoạt động và nhận biết hình ảnh so sánh hoạt động với hoạt động.

- HS viết 1 đoạn văn nói về cảnh đẹp của đất nước.
II.TIẾN TRÌNH:

- Học sinh làm bài cá nhân
Bài 1: Gạch dưới các từ chỉ hoạt động trong mỗi câu dưới đây và tìm những hành
động được so sánh với nhau:
a. Gió gầm như con cọp chạy ầm ầm, gặp cái gì cũng xô ngã.
b. Buổi chiều, sương giăng mù mịt như là khói bay.
c. Ngựa phi nhanh như tên bay.
- GV hướng dẫn cho H làm bài vào vở. 1 em làm ở bảng.
- GV nhận xét, chữa bài.
Bài 2: Viết vào chỗ chấm những từ ngữ chỉ hoạt động của các con vật để tạo thành
câu:


a. Trên trời, những đàn chim ...........
b. Dưới ao, đàn vịt.................
c. Trong vườn chuối, gà mẹ, gà con..................
d. Ngoài sân, chú mèo..................
Bài 3: Em hãy viết một đoạn văn nói về một cảnh đẹp của đất nước mà em biết.
-HS báo cáo kết quả với thầy cô giáo.
*********************************
TIẾNG VIỆT T/H
ÔN TẬP
I.MỤC TIÊU

- Củng cố từ chỉ hoạt động, từ chỉ đặc điểm, tính chất.
- Củng cố cách tìm bộ phận trả lời cho câu hỏi Khi nào? Vì sao?
II.TIẾN TRÌNH:


Câu 1: Tìm từ chỉ hoạt động trong câu:
“ Nước trong leo lẻo cá đớp cá
Trời nắng chang chang người trói người”
A. nước, cá, người.
B. nắng chang chang, nước trong veo.
C. đớp, trói.
Câu 2: Tìm từ chỉ hoạt động trong câu “ Thầy giáo Pu-skin tìm cách chữa bài thơ
cho bạn”
A. thầy giáo, bảo, tìm cách.
B. bảo, tìm,chữa..
C. bảo, tìm, thơ.
Câu 3: Tìm từ chỉ đặc điểm ( tính chất ) trong câu “ Vài cánh ngọc lan êm ái rụng
xuống nền đất mát rượi”
A. Cánh ngọc lan, êm ái B. rụng xuống, mát rượi
C. êm ái, mát rượi
Câu 4: Trả lời câu hỏi: “ Ngoài Hồ Tây, dân chài đang tung lưới bắt cá”
A. Ai?
B. Làm gì?
C. Ở đâu?
Câu 5: Tìm bộ phận câu trả lời cho câu hỏi vì sao? Trong câu: “ Quắm Đen thua
ông Cản Ngũ vì anh mắc mưu ông”.
A. Vì anh mắc mưu ông B. Mắc mưu ông
C. Thua ông Cản Ngủ
Câu 6: Tìm từ chỉ đặc điểm ( tính chất ) trong câu: “ Trường đua voi là một đường
rộng phẳng lì dài hơn năm cây số”
A. đường rộng. phẳng lì, dài. B. rộng, phẳng lì, dài.
C. trường đua voi, rộng phẳng lì.
Câu 7: Tìm bộ phận câu trả lời cho câu hỏi: “ Trên mỗi con voi, ngồi hai chàng mangát”
A. Vì sao?
B. Khi nào?

C. Ở đâu?
Câu 8: Tìm từ chỉ hoạt động trong câu “ Tre, trúc thổi nhạc sáo
Khe suối gảy nhạc đàn”
A. thổi, gảy
B. thổi, nhạc sáo
C. gảy, nhạc đàn
Câu 9: Tìm từ chỉ tính chất ( đặc điểm ) trong câu: “ Chàng thấy một chiếc thuyền
lớn sang trọng tiến đến”
A. lớn, sang trọng B. lớn, tiến đến
C. Thuyền sang trọng


Câu 10: Tìm từ chỉ sự vật trong câu: “ Nườm nượp người, xe đi
Mùa xuân về trẩy hội”
A. người, xe, mùa xuân, hội.
B. người, xe, mùa xuân, về.
C. người xe, trẩy hội
Câu 11: Đặt câu hỏi cho bộ phận câu gạch trong câu: “Mùa xuân về, người, xe
mườm mượp đi trẩy hội”
A. Người xe mươm mượp đi trẩy hội Ở đâu?
B. Người xe mươm mượp đi trẩy hội. Khi nào ?
C. Vì sao người xe mươm mượp đi trẩy hội.
********************************
HĐGD THỦ CÔNG
CẮT, DÁN CHỮ H, U
( Tiết 1)
I. MỤC TIÊU:

- HS biết cách kẻ, cắt, dán chữ H,U.
- Kẻ, cắt, dán được chữ H,U. Các nét chữ tương đối thẳng và đều nhau.Chữ dán

tương đối phẳng.
- Đối với HS khéo tay: Kẻ, cắt, dán được chữ H,U. Các nét chữ thẳng và đều nhau.
Chữ dán phẳng.
II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN:

- Mẫu chữ H,U cắt đã dán vẽ mẫu chữ H,U cắt để rời chưa dán. Giấy nháp, giấy thủ
công, bút chì, kéo thủ công.
III. TIẾN TRÌNH

Khởi động: HS chơi trò chơi
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN

1. Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét
Hoạt động cả nhóm
- Giới thiệu mẫu các chữ H, U và hướng dẫn HS quan sát để rút ra được nhận xét.
+ Nét chữ rộng 1 ô ;
+ Chữ H, U có nửa bên trái và nửa bên phải giống nhau. Nếu gấp đôi chữ H và chữ
U theo chiều dọc thì nửa bên trái và nửa bên phải của chữ H,U trùng khít nhau.
2. Cùng nhau kiểm tra lại kết quả của hoạt động 1
Hoạt động cả lớp
- Đại điện nhóm trình bày kết quả thảo luận, nhóm khác bổ sung, GV nhận xét.
3. Xem hướng dẫn và làm thử
Hoạt động cả nhóm
- HS quan sát hình và đọc hướng dẫn để cùng nhau kẻ, cắt, dán chữ H,U.
4. Biểu diễn thao tác kẻ, cắt, dán chữ H, U.
Hoạt động cả lớp
- Một HS đọc các bước kẻ, cắt, dán chữ H,U.
- Một nhóm lên kẻ, cắt, dán chữ H,U.



- Lớp nhận xét các thao tác.
5. GV hướng dẫn thao tác.HS củng cố, khắc sâu kiến thức
Hoạt động cả lớp
- GV nhắc lại các bước kẻ, cắt, dán chữ H,U.
Bước 1 : Kẻ chữ H,U.
Bước 2 : Cắt chữ H,U.
Bước 3 : Dán chữ H,U.
- Hướng dẫn HS gấp, cắt mẫu trên giấy tập.
6. Áp dụng trực tiếp.
Hoạt động cá nhân.
- HS thực hành cắt chữ H,U.
- Nhận xét các chữ của HS vừa thực hành cắt chữ H,U.
- Về nhà gấp, cắt mẫu trên giấy chữ H,U.
**********************************************************
Thứ tư ngày 19 tháng 11 năm 2014
HĐGD THỂ CHẤT
ĐỘNG TÁC ĐIỀU HÒA CỦA BÀI TDPTC
TRÒ CHƠI: CHIM VỀ TỔ
I.MỤC TIÊU:

- Biết cách thực hiện động tác vươn thở, tay, chân, lườn, bụng, toàn thân, nhảy của
bài thể dục phát triển chung.
- Bước đầu biết cách thực hiện động tác điều của bài thể dục phát triển chung.
- Biết cách chơi và tham gia chơi được.
II- TÀI LIỆU- PHƯƠNG TIỆN

- Tài liệu hướng dẫn hoạt động Giáo dục thể chất lớp 3 của VNEN
- Sách giáo viên môn thể dục lớp 3.
Hướng dẫn chuẩn kiến thức kĩ năng lớp 3 môn Thể dục.
- Vệ sinh và kiểm tra an toàn địa điểm tổ chức hoạt động.

- Còi, kẻ sân chơi
III- TIẾN TRÌNH

Khởi động
- HS chạy chậm theo địa hình tự nhiên quanh sân trường, sau đó đứng tại chỗ khởi
động các khớp: cổ, cổ tay, cổ chân, hông, gối, vặn thân sang hai bên.
- HS chơi trò chơi: “Kết bạn”
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN

* Hoạt động cả lớp
- Giáo viên nhận lớp và phổ biến nội dung yêu cầu giờ học.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH

1. Ôn 7 động tác vươn thở, tay, chân, lườn, bụng, toàn thân, nhảy của bài thể
dục PTC.


Hoạt động cả lớp
- Gv hô cho cả lớp cùng tập.
- Từng hàng một lên tập trước lớp, các hàng khác quan sát, sau đó nhận xét về mức
độ hoàn thành. Giáo viên sửa lỗi sai cho HS.
- Chủ tịch cán sự hô cho cả lớp tập một lần. Giáo viên quan sát uốn nắn cho HS.
Hoạt động cả nhóm:
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm tập luyện. Sau đó lần lượt các thành viên trong
nhóm lên điều khiển.
- Nhóm trưởng vừa hô vừa quan sát.
- GV quan sát đến các nhóm nhắc nhở, giúp đỡ, động viên.
Hoạt động cả lớp
- Đại diện nhóm lên báo cáo kết quả luyện tập.
- Tổ chức thi đua từng nhóm

- GV nhận xét, đánh giá kết quả thực hành của HS.
2. Học động tác điều hòa.
Hoạt động cả lớp
- Gv nêu tên động tác làm mẫu và giải thích động tác cho HS tập theo.
- Hướng dẫn hs tập lúc đầu chậm sau tăng nhanh dần theo tiếng vỗ tay
- GV nhắc nhở uốn nắn HS
- Cán sự lớp điều khiển
Hoạt động cả nhóm:
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm tập luyện. Sau đó lần lượt các thành viên trong
nhóm lên điều khiển.
- Nhóm trưởng vừa hô vừa quan sát.
- GV quan sát đến các nhóm nhắc nhở, giúp đỡ, động viên.
Hoạt động cả lớp
- Đại diện nhóm lên báo cáo kết quả luyện tập.
- Tổ chức thi đua từng nhóm
- GV nhận xét, đánh giá kết quả thực hành của HS.
3. Trò chơi “ Chim về tổ”
Hoạt động cả lớp
- GV nhắc lại tên trò chơi và cách chơi. Gv nêu mục đích trò chơi.
- GV phổ biến luật chơi và cách chơi.
- GV tổ chức cho HS chơi nháp.
- GV tổ chức cho HS chơi thi đua. GV quan sát nhận xét.
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG

- Với sự giúp đỡ của gia đình, em hãy tập động tác vươn thở, tay, chân, lườn, bụng,
nhảy và động tác điều hòa của bài thể dục phát triển chung.
- Em hãy kể với bỗ mẹ nghe những điều thú vị của trò chơi “ Chim về tổ”
******************************************
HĐGD MĨ THUẬT
( Đ/C THỐNG DẠY)



TIẾNG ANH
( Đ/C OANH DẠY)
*****************************************
HĐGDÂM NHẠC
( Đ/C CHINH DẠY)
*******************************************************************
Thứ năm ngày 20 tháng 11 năm 2014
( Dạy bù vào các ngày trong tuần )
TIẾNG VIỆT T/H
ÔN TẬP
I.MỤC TIÊU

- Củng cố về từ ngữ địa phương.
II.TIẾN TRÌNH:

- Học sinh làm bài cá nhân
Bài 1: Nối từ ở 2 cột có nghĩa giống nhau thành từng cặp:
a. hoa
h. chén
b. đình
i. lì
c. bát
k. nhà việc
d. cốc
l. (hạt) mè
e. (hạt) đậu phộng
m. bông
g. (hạt) vừng

n. (hạt) lạc
- GV hướng dẫn cho H làm bài vào vở. 1 em làm ở bảng.
- GV nhận xét, chữa bài.
Bài 2: Những từ in đậm trong các câu dưới đây có nghĩa là gì?
a. Đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng mênh mông bát ngát
Đứng bên tê đồng, ngó bên ni đồng cũng bát ngát mênh mông.
b. Ai vô Nam Bộ
Tiền Giang, Hậu Giang
Ai vô othành phố
Hồ Chí Minh rực rỡ tên vàng.
- GV hướng dẫn cho H làm bài vào vở. 2 em nêu miệng.
- Nhận xét, chữa bài.
Bài 3: Điền vào chỗ trống giữa các dấu phẩy các từ ngữ thích hợp:
Nước ta có nhiều thành phố lớn như: Hà Nội, Hải Phòng, Vinh, …..
-HS báo cáo kết quả với thầy cô giáo.
**************************************


HDGD THỂ CHẤT
ÔN BÀI THỂ DỤC PHÁT TRIỂN CHUNG
TRÒ CHƠI: ĐUA NGỰA
I.MỤC TIÊU:

- Biết cách thực hiện động tác vươn thở, tay, chân, lườn, bụng, toàn thân của bài thể
dục phát triển chung.
- Bước đầu biết cách thực hiện động tác nhảy của bài thể dục phát triển chung.
- Biết cách chơi và tham gia chơi được.
II- TÀI LIỆU- PHƯƠNG TIỆN

- Tài liệu hướng dẫn hoạt động Giáo dục thể chất lớp 3 của VNEN

- Sách giáo viên môn thể dục lớp 3.
Hướng dẫn chuẩn kiến thức kĩ năng lớp 3 môn Thể dục.
- Vệ sinh và kiểm tra an toàn địa điểm tổ chức hoạt động.
- Còi, kẻ sân chơi
III- TIẾN TRÌNH

Khởi động
- HS chạy chậm theo địa hình tự nhiên quanh sân trường, sau đó đứng tại chỗ khởi
động các khớp: cổ, cổ tay, cổ chân, hông, gối, vặn thân sang hai bên.
- HS chơi trò chơi: “ Chẵn lẻ”
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN

* Hoạt động cả lớp
- Giáo viên nhận lớp và phổ biến nội dung yêu cầu giờ học.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH

1.Ôn 8 động tác vươn thở, tay, chân, lườn, bụng, toàn thân, nhảy và điều hòa
của bài thể dục PTC.
Hoạt động cả lớp
- Gv hô cho cả lớp cùng tập.
- Từng hàng một lên tập trước lớp, các hàng khác quan sát, sau đó nhận xét về mức
độ hoàn thành. Giáo viên sửa lỗi sai cho HS.
- Chủ tịch cán sự hô cho cả lớp tập một lần. Giáo viên quan sát uốn nắn cho HS.
Hoạt động cả nhóm:
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm tập luyện. Sau đó lần lượt các thành viên trong
nhóm lên điều khiển.
- Nhóm trưởng vừa hô vừa quan sát.
- GV quan sát đến các nhóm nhắc nhở, giúp đỡ, động viên.
Hoạt động cả lớp
- Đại diện nhóm lên báo cáo kết quả luyện tập.

- Tổ chức thi đua từng nhóm
- GV nhận xét, đánh giá kết quả thực hành của HS.
2. Trò chơi “ Đua ngựa”
Hoạt động cả lớp


- GV nhắc lại tên trò chơi và cách chơi.
- Gv nêu mục đích trò chơi.GV phổ biến luật chơi và cách chơi.
- GV tổ chức cho HS chơi nháp. GV tổ chức cho HS chơi thi đua.
- GV quan sát nhận xét.
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG

- Với sự giúp đỡ của gia đình, em hãy tập động tác vươn thở, tay, chân, lườn, bụng,
nhảy và động tác điều hòa của bài thể dục phát triển chung.
- Em hãy kể với bỗ mẹ nghe những điều thú vị của trò chơi “ Đua ngựa”
***************************************************************
Thứ sáu ngày 21 tháng 11 năm 2014
TIẾNG ANH
( Đ/C OANH DAY)
******************************************************************
Thứ bảy ngày 22 tháng 11 năm 2014
TOÁN T/H
LUYỆN TẬP
I.MỤC TIÊU

- Giúp HS yếu tiếp tục củng về bảng nhân 9. Áp dụng vào giải toán..
- HS khá, giỏi vận dụng giải bài toán nâng cao.
II.TIẾN TRÌNH:

- HS làm bài cá nhân

Bài 1: Đặt tính rồi tính:
45 x 9
63 x 9
32 x 9
81 x 9
37 x 9
54 x 9
67 x 9
73 x 9
Bài 2: Tổ có 6 em, được thưởng 4 hộp bút, mỗi hộp có 9 bút. Hỏi mỗi em được
thưởng bao nhiêu cái bút?
Bài 3: Lớp 3B có 4 tổ mối tổ có 9 bạn. Hỏi lớp 3B có bao nhiêu bạn học sinh?
Bài 4: Thùng thứ nhất có 27 lít dầu, thùng thứ hai có số dầu gấp đôi thùng thứ nhất.
Hỏi cả hai thùng có bao nhiêu lít dầu?
Bài 5: Mẹ có 4 rổ trứng, mỗi rổ có 35 quả trứng, mẹ đem bán đi 47 quả trứng. Hỏi
mẹ còn bao nhiêu quả trứng
Bài 6: Một đội chơi có 5 tổ, mỗi tổ có 5 nhóm, mỗi nhóm có 3 người. Hỏi đội chơi
đó có tất cả bao nhiêu người?
-HS báo cáo kết quả với thầy cô giáo.
****************************************


HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP
CHỦ ĐIỂM THÁNG 11
BIẾT ƠN THẦY, CÔ GIÁO
HOẠT ĐỘNG 3
HỘI VUI HỌC TẬP
Nhất trí với cách tổ chức dạy học theo thiết kế và tổ chức các HĐGDNGLL cho HS
lớp 3 ( Sách Hướng dẫn tổ chức các HĐGDNGLL cho HS lớp 3)
*******************************************************************

HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ
TUẦN 13
I. MỤC TIÊU:

- Tổng kết đợt thi đua 20- 11
- Nhận xét, đánh giá về tình hình học tập, nề nếp, tình hình hoạt động của lớp trong
tuần vừa qua và phổ biến kế hoạch tuần tới.
- Học sinh tự đánh giá bản thân và các thành viên khác trong tổ, lớp. Nghiêm túc phê
bình những sai phạm trong nội quy, quy chế nhà trường, lớp đề ra và quyết tâm khắc
phục khuyết điểm.
- Triển khai kế hoạch hoạt động của lớp, của nhà trường trong tuần tới.
II. TIẾN TRÌNH:

1. Lớp sinh hoạt văn nghệ:
2. Nội dung sinh hoạt:
- CT hội đồng tự quản điều khiển sinh hoạt. Các nhóm sinh hoạt theo nhóm.
- Các nhóm trưởng báo cáo hoạt động trong tuần của nhóm.
3. Đánh giá các hoạt động trong tuần :
- CTHĐTQ Tổng kết đợt thi đua 20 tháng 11.
- CT hội đồng tự quản báo cáo tình hình chung của lớp trong tuần vừa qua cho giáo
viên chủ nhiệm.
+ Ưu điểm: Các bạn trong lớp có tinh thần học tập tốt tự giác trong học nhóm chuẩn
bị bài trước khi lên lớp. Nắm vững bài học. Chuận bị đầy đủ sách vở và đồ dùng học
tập. Tụ giác, tự tin, mạnh dạn, chăm học, chăm làm, tích cực tham gia hoạt động
giáo dục, đi học đều, đúng giờ. Biết bảo vệ của công, giữ gìn và bảo vệ môi trường.
+ Tuần qua sinh hoạt 15 phút đầu giờ đúng chủ điểm, thực hiện khá tốt, lễ phép với
thầy cô giáo
+ Hiện tượng ăn quà vặt không còn xảy ra trong lớp. Biết giữ vệ sinh cá nhân, vệ
sinh lớp học.
+ Khuyết điểm: Ý thức học trên lớp chưa tốt, viết còn cẩu thả, trình bày vở chưa

sạch sẽ: Biên, Quân, Thành, Cường..
- Ý kiến phản hồi của các thành viên trong lớp (nhận xét đã đúng, chưa đúng…)
- Các nhóm sinh hoạt tự giác đánh giá cá nhân và đưa ra ý kiến nhằm xây dựng tập
thể lớp.


4. Bình bầu tổ, cá nhân xuất sắc: Dự kiến tổ 1, tổ 3
5. Kế hoạch tuần tới: Giáo viên triển khai kế hoạch tuần tới
- Về học tập: Cá nhân trong lớp phải tích cực học tập tốt, học bài và làm bài đầy đủ
trước khi đến lớp. Tự giác học tập, tích cực thảo luận nhóm. Nghiêm túc trong giờ
học, hăng say phát biểu xây dựng bài.
- Về nề nếp: Đi học đúng giờ, trang phục đúng quy định thứ 2.
- Vệ sinh: Vệ sinh cá nhân và lớp học sạch sẽ.
- Hoạt động khác: Nhắc nhở các bạn sau khi mượn truyện, sách tham khảo phải để
đúng nơi quy định. Tô chức sinh nhật cho các bạn sinh trong tháng 12.
- Lao động: Chăm sóc cây cảnh và bồn hoa trước lớp.
*******************************************************************


BÀI TẬP BỔ SUNG TUẦN 13
TOÁN: BÀI 34
Bài 1: Viết số thích hợp vào ô trống:
Số lớn
25
42
56
28
24
16
Số bé

5
6
8
4
3
2
Số lớn gấp mấy lần số bé?
Số bé bằng một phần mấy số lớn?
Bài 2: Ông 72 tuổi, cháu 8 tuổi. Hỏi tuổi cháu bằng một phần mấy tuổi ông?
Bài 3: Có 15 con gà mái, 5 con gà trống. Hỏi số gà trống bằng một phần mấy số gà
mái?
TOÁN: BÀI 35
Bài 1: Mỗi khay có 9 cái bánh. Hỏi 6 khay có bao nhiêu cái bánh?
Bài 2: Mỗi tổ có 9 bạn học sinh. Hỏi 5 tổ có bao nhiêu học sinh?
Bài 3: > ; <; =
9 + 9 x 3 ………. 9 x 4
9 x 2 + 9 ……… 9 + 9 + 9 + 9
9 x 5 + 9 ……….. 9 + 5 x 9
9 x 9 - 9 ……….. 9 x 8 - 9
TIẾNG VIỆT
BÀI 13B
Bài 1: Tìm từ chỉ hoạt động ( trạng thái )trong câu: “ Tâm thích cái đèn quá, cứ đi
bên cạnh Hà, mắt không rời cái đèn”
A thích, đi, đèn
B thích, mắt, rời. C thích, đi rời.
Bài 2: Tìm từ chỉ sự vật trong câu: “ Nườm nượp người, xe đi
Mùa xuân về trẩy hội”
A. người, xe, mùa xuân, hội.
B. người, xe, mùa xuân, về.
C. người xe, trẩy hội

Bài 3: Tìm từ chỉ hoạt động trong câu “ Tre, trúc thổi nhạc sáo
Khe suối gảy nhạc đàn”
A. thổi, gảy
B. thổi, nhạc sáo
C. gảy, nhạc đàn
TIẾNG VIỆT
BÀI 13C
Bài 1: Nối từ ở 2 cột có nghĩa giống nhau thành từng cặp:
a. hoa
h. chén
b. đình
i. lì
c. bát
k. nhà việc
d. cốc
l. (hạt) mè
e. (hạt) đậu phộng
m. bông
g. (hạt) vừng
n. (hạt) lạc


BUỔI SÁNG
HĐGD MĨ THUẬT
VẼ THEO MẪU : VẼ LỌ HOA VÀ QUẢ
I. MỤC TIÊU:

- Học sinh nhận biết được hình dáng, đặc điểm của lọ hoa và quả.
- HS biết cách vẽ được hình lọ hoa và quả.
- HS thấy được vẻ đẹp về bố cục giữa lọ và quả.

II/ TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN:

1. Giáo viên : - Lọ hoa và quả có hình dáng, màu sắc khác nhau.
- Hình gợi ý cách vẽ
2. Học sinh : - Vở tập vẽ.
- Bút chì, màu
II. TIẾN TRÌNH:

1. Hoạt động cơ bản.
- GV giới thiệu một số lọ hoa và quả.
2. Hoạt động thực hành.


- Quan sát, nhật xét.
- GV bày mẫu, hướng dẫn HS quan sát :
+ Hình dáng của cac lọ hoa và quả.
+ Vị trí của lọ hoa và quả (quả đặt phía sau hay phía trước lọ hoa).
+ Độ đậm nhạt ở mẫu (của lọ so với quả)
- Cách vẽ tranh.
- GV giới thiệu cách vẽ qua ĐDHD :
+ Phác khung hình chung của lọ, của quả với phần giấy vẽ.
+ Phác nét tỷ lệ lọ và quả.
+ Vẽ nét chi tiết cho giống mẫu.
+ Có thể vẽ màu như mẫu hoặc vẽ đậm nhạt bằng bút chì đen.
- Thực hành.
- HS làm bài như đã hướng dẫn.
- GV gợi ý HS để các em chú ý :
+ Tỷ lệ giữa lọ và quả.
+ Tỷ lệ bộ phận : miệng, cổ, thân lọ.
- HS làm bài (có thể vẽ màu theo ý thích).

- Nhận xét, đánh giá.
- GV cùng HS nhận xét một số bài vẽ đẹp về hình và cách trang trí.
+ Hình vẽ so với phần giấy như thế nào ? (to, nhỏ, vừa)
+ Hình vẽ có giống mẫu không ? (tỷ lệ của từng bộ phận)
3. Hoạt động ứng dụng
- Cho bố mẹ xem bài vẽ lọ hoa và quả và vẽ một bài khác mà em thích.
********************************



×