Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

giáo án Lớp 3 tuần 2 năm học 2015 2016 theo mô hình trường học mới vnen Tuần 14 VNEN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (153.28 KB, 13 trang )

TUẦN 14
Thứ hai ngày 24 tháng 11 năm 2014
CHÀO CỜ
SINH HOẠT TẬP THỂ
*************************************
TOÁN T/H
LUYỆN TẬP
I.MỤC TIÊU

- Giúp HS yếu tiếp tục củng về đơn vị đo khối lượng gam.
II.TIẾN TRÌNH:

- HS làm bài cá nhân
Bài 1: Điền dấu thích hợp ( >, <, =) vào chỗ chấm:
500g + 500g .... 1 kg
565g .......556g
500g + 50g ...... 505g
565g .......655g
500g - 100g ...... 405g
565g .......560g + 5g
Bài 2: Mua 8 gói mì mỗi gói nặng 65g và 1 hộp sữa nặng 400g. Hỏi số hàng đó
nặng tất cả bao nhiêu g?
Bài 3: Em điền kg hoặc g vào chỗ chấm cho thích hợp:
a) Cục tẩy cân nằng 2….
b) Viên phấn cân nặng 20…
c) Con vịt cân nặng 2….
d) Con chó cân nặng 12….
-HS báo cáo kết quả với thầy cô giáo.
************************************
TOÁN T/H
LUYỆN TẬP


I.MỤC TIÊU

- Giúp HS yếu tiếp tục củng về Củng cố về bảng nhân, chia 9.Vận dụng để giải các
bài toán có lời văn.
II.TIẾN TRÌNH:

- HS làm bài cá nhân
Bài 1: Tính nhẩm
9x3
9 x6
9x2
9x9
27 : 9
54 : 9
18 : 9
81 : 9
Bài 2: Lớp có tất cả 36 học sinh được xếp hàng 9. Hỏi lớp xếp được mấy hàng?
Bài 3: Một đàn gà có 72 con đem nhốt đều vào 9 cái lồng. Hỏi mỗi lồng có bao
nhiêu con vịt?


Bài 4: Có 90 quả trứng đem bán đi

1
số trứng đó. Hỏi sau khi bán còn lại bao nhiêu
9

quả trứng?
Bài 5: Có 54 người khách muốn sang sông, mỗi thuyền đều chỉ chở được 9 người
( không kể người lái thuyền). Hỏi cần mấy thuyền để chở hết số khách đó?

-HS báo cáo kết quả với thầy cô giáo.
*************************************
HĐGD LỐI SỐNG
TÔN TRỌNG THƯ TỪ, TÀI SẢN CỦA NGƯỜI KHÁC
( Tiết 1)
I/ MỤC TIÊU :

- Nêu được một vài biểu hiện về tôn trọng thư từ tài sản của người khác.
- Biết không được xâm phạm thư từ tài sản của người khác.
- Thực hiện tôn trọng thư từ, nhật ký ,sách vở, đồ dùng của bạn bè và mọi người.
GDKNS: Kỹ năng tự trọng, làm chủ bản thân, kiên định, ra quyết định.
II/ TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN:

- Phiếu học tập cho hoạt động 1.
- Cặp sách, quyển truyện tranh, lá thư để HS chơi đóng vai.
III/ TIẾN TRÌNH:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN

- Khởi động: HS chơi trò chơi “ Xuân, hạ, thu, đông ”
- HS đọc mục tiêu của bài.
1. Phân tích tình huống vai đóng vai.
Hoạt động theo nhóm:
- Thảo luận phân tích tình huống.
- Các nhóm thảo luận tìm cách giải quyết, rồi phân vai đóng vai.
Hoạt động cả lớp
- Mời một số nhóm trình bày trước lớp.
+ Trong các cách giải quyết đó, cách nào là phù hợp nhất ?
+ Em thử đoán xem, ông Tư sẽ nghĩ gì về Nam và Minh nếu thư bị bóc ?
- GV kết luận: Minh cần khuyên Nam không được bóc thư của người khác. Đó là
tôn trọng thư từ tài sản của người khác.

2. Vì sao cần phải tôn trọng thư từ tài sản của người khác.
Hoạt động theo nhóm:
- Yêu cầu từng cặp HS thảo luận và làm bài (BT2 - VBT).
Hoạt động cả lớp
- Mời đại diện 1 số cặp trình bày kết quả.
- Giáo viên kết luận:


+ Thư từ, tài sản của người khác là của riêng mỗi người nên cần được tôn trọng.
Xâm phạm chúng là việc làm sai trái, vi phạm pháp luật.
+ Mọi người cần tôn trọng bí mật riêng của trẻ em vì đó là quyền trẻ em được
hưởng.
+ Tôn trọng tài sản của người khác là hỏi mượn khi cần; chỉ sử dụng khi được phép;
giữ gìn, bảo quản khi sử dụng.
3. Liên hệ thực tế
Hoạt động theo nhóm đôi:
- HS thảo luận các câu hỏi trong BT 3- Vở BT
+ Em đã biết tôn trọng thư từ, tài sản của người khác chưa ?
+ Việc đó xảy ra như tế nào ?
Hoạt động cả lớp
- Mời đại diện 1 số HS trình bày kết quả.
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- Gv biểu dương khen ngợi HS đã biết tôn trọng thư từ của người khác.
HS đọc ghi nhớ trong Vở BT trang 41
Ghi nhớ: Thư từ tài sản của mỗi người thuộc về riêng họ. Tự ý xem thư, sử
dụng tài sản của người khác là thiếu lòng tự trọng và vi phạm pháp luật.
*******************************************************************
Thứ ba ngày 25 tháng 11 năm 2014
TIẾNG VIỆT T/H
ÔN TẬP

I.MỤC TIÊU

- HS củng cố về từ chỉ đặc điểm và cách nói so sánh.
- Luyện tập về câu Ai thế nào?
II.TIẾN TRÌNH:

Bài 1: Gạch dưới các từ chỉ đặc điểm trong đoạn thơ dưới đây:
"Lạng Sơn mận trắng
Hà Nội đào phai
Huế mai vàng thắm
Sài gòn nắng tươi
Tàu như con thoi
Chở đầy mong nhớ".
- GV hướng dẫn cho H làm bài vào vở. 1 em làm ở bảng.
- GV nhận xét, chữa bài.
Bài 2: Đọc các câu sau rồi gạch một gạch dưới bộ phận câu trả lời câu hỏi: Ai (cái
gì, con gì)? Gạch 2 gạch dưới bộ phận câu trả lời câu hỏi: Thế nào?
a. Nước hồ mùa thu trong vắt.
b. Trời cuối đông lạnh buốt.
c. Dân tộc Việt Nam rất cần cù và dũng cảm.
d. Hôm nay, trời nắng quá.


Bài 3: Em hãy viết một bức thư cho một bạn ở một tỉnh xa ( thuộc miền Nam hoặc
miền Trung, miền Bắc) mà em đã có dịp làm quen qua báo, ti vi,….và hẹn bạn cùng
thi đua học tập tốt.
-HS báo cáo kết quả với thầy cô giáo.
*************************************
TIẾNG VIỆT T/H
ÔN TẬP

I.MỤC TIÊU

- HS viết đúng các từ có vần oam, oăm và cách nói so sánh.
- Luyện tập về câu Ai thế nào?
II.TIẾN TRÌNH:

Bài 1: (Phân biệt vần khó oam / oăm)
Điền vào chỗ trống vần oam hoặc oăm
xồm x.`.. ............ ....
- ngồm ng.`...................
sâu h ................
- oái ....................
Bài 2: Trong mỗi khổ thơ, bài thơ dưới đây, tác giả đã so sánh hai sự vật nào với
nhau? Hai sự vật đó giống nhau ở chỗ nào ? Từ so sánh được dùng ở đây là từ gì?
a. Lịch đếm từng ngày các con lớn lên
Bố mẹ già đi ông bà già nữa
Năm tháng bay như cánh chim qua cửa
Vội vàng lên con đừng để muộn điều gì .
Nguyễn Hoàng Sơn
b.
Mẹ bảo trăng như lưỡi liềm
Ông rằng : trăng tựa con thuyền cong mui
Bà nhìn : như hạt cau phơi
Cháu cười: quả chuối vàng tươi trong vườn
Bố nhớ khi vượt Trường Sơn
Trăng như cánh võng chập chờn trong mây.
Lê Hồng Thiện
Bài 3: Chọn từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống để hoàn chỉnh hình ảnh so sánh về
cây bàng - trong từng câu dưới đây
a)

Mùa xuân, lá bàng mới nảy trông như......
b)
Những chiếc lá bàng mùa đông đỏ như..........
c)
Cành bàng trụi lá trông giống ............
-HS báo cáo kết quả với thầy cô giáo.
******************************************


HĐGD THỦ CÔNG
CẮT, DÁN CHỮ H, U
( Tiết 2)
I. MỤC TIÊU:

- HS biết cách kẻ, cắt, dán chữ H,U.
- Kẻ, cắt, dán được chữ H,U. Các nét chữ tương đối thẳng và đều nhau.Chữ dán
tương đối phẳng.
- Đối với HS khéo tay: Kẻ, cắt, dán được chữ H,U. Các nét chữ thẳng và đều nhau.
Chữ dán phẳng.
II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN:

- Mẫu chữ H,U cắt đã dán vẽ mẫu chữ H,U cắt để rời chưa dán.
- Giấy nháp, giấy thủ công, bút chì, kéo thủ công.
III. TIẾN TRÌNH

Khởi động: HS chơi trò chơi
A. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH

Hoạt động cả lớp
1. GV nêu nhiệm vụ và các yêu cầu cần đạt của hoạt động thực hành

- Biết cách kẻ, cắt, dán chữ H,U.
- Kẻ, cắt, dán được chữ H,U. Các nét chữ tương đối thẳng và đều nhau. Chữ dán
tương đối phẳng.
- Đối với HS khéo tay: Kẻ, cắt, dán được chữ H,U. Các nét chữ thẳng và đều nhau.
Chữ dán phẳng.
2. Học sinh thực hành kẻ, cắt, dán chữ H,U.
Hoạt động cả nhóm
- Nhóm trưởng nhắc lại các bước kẻ, cắt, dán chữ H,U. theo quy trình :
+ Bước 1 : Kẻ chữ H,U. Bước 2 : Cắt chữ H,U. Bước 3 : Dán chữ H,U.
- HS nhận xét câu trả lời của bạn.
- Yêu cầu HS trong nhóm thực hành kẻ, cắt dán chữ H,U. GV theo dõi giúp đỡ HS.
3. Trưng bày sản phẩm
Hoạt động cả nhóm: HS trình bày sản phẩm vào vở thủ công.
4. Học sinh tự nhận xét đánh giá
Hoạt động cả nhóm
- HS tự nhận xét và đánh giá trong nhóm
+ Các nét chữ có thẳng và đều nhau không? Chữ dán có phẳng không?
- Chọn ra một số sản phẩm đẹp cho lớp quan sát và nhận xét.
5. GV nhận xét và đánh giá
- GV đánh giá sản phẩm của HS, tuyên dương.
- GV nhận xét sự chuẩn bị bài của HS và kết quả thực hành.
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG

- Về nhà giới thiệu sản phẩm cắt, dán chữ H,U.
************************************************************


Thứ tư ngày 26 tháng 11 năm 2014
HĐGD THỂ CHẤT
ÔN CÁC BÀI THỂ DỤC PHÁT TRIỂN CHUNG

TRÒ CHƠI: ĐUA NGỰA
I.MỤC TIÊU:

- Thực hiện đúng cơ bản các động tác của bài thể dục phát triển chung.
- Biết cách chơi và tham gia chơi được.
II- TÀI LIỆU- PHƯƠNG TIỆN

- Tài liệu hướng dẫn hoạt động Giáo dục thể chất lớp 3 của VNEN
- Sách giáo viên môn thể dục lớp 3.
Hướng dẫn chuẩn kiến thức kĩ năng lớp 3 môn Thể dục.
- Vệ sinh và kiểm tra an toàn địa điểm tổ chức hoạt động.
- Còi, kẻ sân chơi
III- TIẾN TRÌNH

Khởi động
- HS chạy chậm theo địa hình tự nhiên quanh sân trường, sau đó đứng tại chỗ khởi
động các khớp: cổ, cổ tay, cổ chân, hông, gối, vặn thân sang hai bên.
- HS chơi trò chơi: “Kéo cưa lừa xẻ”
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN

* Hoạt động cả lớp: Giáo viên nhận lớp và phổ biến nội dung yêu cầu giờ học.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH

1. Ôn bài thể dục PTC.
Hoạt động cả lớp
- Gv hô cho cả lớp cùng tập.
- Từng hàng một lên tập trước lớp, các hàng khác quan sát, sau đó nhận xét về mức
độ hoàn thành. Giáo viên sửa lỗi sai cho HS.
- Chủ tịch cán sự hô cho cả lớp tập một lần. Giáo viên quan sát uốn nắn cho HS.
Hoạt động cả nhóm:

- Nhóm trưởng điều khiển nhóm tập luyện. Nhóm trưởng vừa hô vừa quan sát.
- GV quan sát đến các nhóm nhắc nhở, giúp đỡ, động viên.
Hoạt động cả lớp
- Đại diện nhóm lên báo cáo kết quả luyện tập.
- Tổ chức thi đua từng nhóm. GV nhận xét, đánh giá kết quả thực hành của HS.
2. Trò chơi “ Đua ngựa”
Hoạt động cả lớp
- GV nhắc lại tên trò chơi và cách chơi.
- Gv nêu mục đích trò chơi.GV phổ biến luật chơi và cách chơi.
- GV tổ chức chơi nháp. GV tổ chức cho HS chơi thi đua.GV quan sát nhận xét.


C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: Với sự giúp đỡ của gia đình, em hãy tập 8 động tác

của bài thể dục phát triển chung. Em hãy kể với bỗ mẹ nghe những điều thú vị của
trò chơi “ Đua ngựa”
HĐGD MĨ THUẬT
( Đ/C THỐNG DẠY)
*****************************
TIẾNG ANH
Đ/C OANH DẠY
*****************************
HĐGDÂM NHẠC
Đ/C CHINH DẠY
*******************************************************************
Thứ năm ngày 27 tháng 11 năm 2014
TIẾNG VIỆT T/H
ÔN TẬP
I.MỤC TIÊU


- HS củng cố về từ chỉ đặc điểm và cách nói so sánh.
- Luyện tập về câu Ai thế nào?
II.TIẾN TRÌNH:

Bài 1: Tìm từ chỉ đặc điểm điền vào chỗ trống:
- Em bé…
- Con voi…
- Cụ già…
- Con thỏ….
- Chú bộ đội…
- Con cáo….
- Cô Tiên…
- Con rùa….
- Ông Bụt....
- Con ong….
- Cây cau…
- Cây đa….
Bài 2: Tìm từ chỉ đặc điểm trong khổ thơ sau:
Cỏ mọc xanh chân đê
Rau xum xuê nương bãi
Cây cam vàng thêm trái
Hoa khoe sắc nơi nơi
Bài 3: Đặt 2 câu nói về một người bạn của em theo mẫu câu Ai thế nào?
Mẫu: Bạn Nam rất chịu khó đọc sách.
-HS báo cáo kết quả với thầy cô giáo.
*************************************************************
HĐGD THỂ CHẤT
HOÀN THIỆN BÀI THỂ DỤC PHÁT TRIỂN CHUNG
TRÒ CHƠI: ĐUA NGỰA
I.MỤC TIÊU:



- Thực hiện đúng cơ bản các động tác của bài thể dục phát triển chung.
- Biết cách chơi và tham gia chơi được.
II- TÀI LIỆU- PHƯƠNG TIỆN

- Tài liệu hướng dẫn hoạt động Giáo dục thể chất lớp 3 của VNEN
- Sách giáo viên môn thể dục lớp 3.
Hướng dẫn chuẩn kiến thức kĩ năng lớp 3 môn Thể dục.
- Vệ sinh và kiểm tra an toàn địa điểm tổ chức hoạt động.
- Còi, kẻ sân chơi
III- TIẾN TRÌNH

Khởi động
- HS chạy chậm theo địa hình tự nhiên quanh sân trường, sau đó đứng tại chỗ khởi
động các khớp: cổ, cổ tay, cổ chân, hông, gối, vặn thân sang hai bên.
- HS chơi trò chơi: “Chui qua hầm”
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN

* Hoạt động cả lớp
- Giáo viên nhận lớp và phổ biến nội dung yêu cầu giờ học.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH

1.Ôn bài thể dục PTC.
Hoạt động cả lớp
- Gv hô cho cả lớp cùng tập. Tập liên hoàn 8 động tác, mỗi động tác thực hiện 2 x 8
nhịp.
- Từng hàng một lên tập trước lớp, các hàng khác quan sát, sau đó nhận xét về mức
độ hoàn thành. Giáo viên sửa lỗi sai cho HS.
- Chủ tịch cán sự hô cho cả lớp tập một lần. Giáo viên quan sát uốn nắn cho HS.

Hoạt động cả nhóm:
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm tập luyện 8 động tác của bài TDPTC.
- Nhóm trưởng vừa hô vừa quan sát.
- GV quan sát đến các nhóm nhắc nhở, giúp đỡ, động viên.
Hoạt động cả lớp
- Đại diện nhóm lên báo cáo kết quả luyện tập.
- Tổ chức thi đua từng nhóm
- GV nhận xét, đánh giá kết quả thực hành của HS.
2. Trò chơi “ Đua ngựa”
Hoạt động cả lớp
- GV nhắc lại tên trò chơi và cách chơi.Gv nêu mục đích trò chơi.
- GV phổ biến luật chơi và cách chơi. GV tổ chức cho HS chơi nháp.
- GV tổ chức cho HS chơi thi đua. GV quan sát nhận xét.
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG

- Với sự giúp đỡ của gia đình, em hãy tập 8 động tác của bài thể dục phát triển
chung.
- Em hãy kể với bỗ mẹ nghe những điều thú vị của trò chơi “ Đua ngựa”
*************************************************************


Thứ sáu ngày 28 tháng 11 năm 2014
TIẾNG ANH ( Đ/C OANH DẠY)
Thứ bảy ngày 29 tháng 11 năm 2014

TOÁN T/H
LUYỆN TẬP
I.MỤC TIÊU

- Giúp HS yếu tiếp tục củng về bảng chia 9, chia số có 2 chữ số cho số có 1 chữ số.

II.TIẾN TRÌNH:

- HS làm bài cá nhân
Bài 1: Đặt tính rồi tính:
45 : 9
63 : 9
72 : 8
78 : 9
47 : 9
69 : 9
75 : 8
91 : 8
Bài 2: Có 72 cái kẹo chia đều cho 9em. Hỏi mỗi em được mấy cái kẹo?
Bài 3: Có 75 cái cốc xếp vào các hộp, mỗi hộp có 9 cái cốc. Hỏi sẽ xếp được bao
nhiêu hộp như thế và còn thừa mấy chiếc cốc ?
Bài 4: Có 85 hộp sữa chua xếp đều vào các vỉ, mỗi vỉ có 4 hộp. Hỏi sẽ xếp được bao
nhiêu vỉ như thế và còn thừa mấy hộp sữa chua?
-HS báo cáo kết quả với thầy cô giáo.
***********************************
HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP
CHỦ ĐIỂM THÁNG 11
BIẾT ƠN THẦY, CÔ GIÁO
HOẠT ĐỘNG 4
EM LÀM KẾ HOẠCH NHỎ
Nhất trí với cách tổ chức dạy học theo thiết kế và tổ chức các HĐGDNGLL cho HS
lớp 3 ( Sách Hướng dẫn tổ chức các HĐGDNGLL cho HS lớp 3)
*************************************************************
HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ
TUẦN 14
I. MỤC TIÊU:


- Nhận xét, đánh giá về tình hình học tập, nề nếp, tình hình hoạt động của lớp trong
tuần vừa qua và phổ biến kế hoạch tuần tới.
- Học sinh tự đánh giá bản thân và các thành viên khác trong tổ, lớp. Nghiêm túc phê
bình những sai phạm trong nội quy, quy chế nhà trường, lớp đề ra và quyết tâm khắc
phục khuyết điểm.
- Triển khai kế hoạch hoạt động của lớp, của nhà trường trong tuần tới.


II. TIẾN TRÌNH:

1. Lớp sinh hoạt văn nghệ:
2. Nội dung sinh hoạt:
- CT hội đồng tự quản điều khiển sinh hoạt. Các nhóm sinh hoạt theo nhóm.
- Các nhóm trưởng báo cáo hoạt động trong tuần của nhóm.
3. Đánh giá các hoạt động trong tuần :
- CT hội đồng tự quản báo cáo tình hình chung của lớp trong tuần vừa qua cho giáo
viên chủ nhiệm.
+ Ưu điểm: Các bạn trong lớp có tinh thần học tập tốt tự giác trong học nhóm chuẩn
bị bài trước khi lên lớp. Nắm vững bài học. Chuận bị đầy đủ sách vở và đồ dùng học
tập. Tụ giác, tự tin, mạnh dạn, chăm học, chăm làm, tích cực tham gia hoạt động
giáo dục, đi học đều, đúng giờ. Biết bảo vệ của công, giữ gìn và bảo vệ môi trường.
+ Tuần qua sinh hoạt 15 phút đầu giờ đúng chủ điểm, thực hiện khá tốt, lễ phép với
thầy cô giáo
+ Hiện tượng ăn quà vặt không còn xảy ra trong lớp. Biết giữ vệ sinh cá nhân, vệ
sinh lớp học.
+ Khuyết điểm: Ý thức học trên lớp chưa tốt, viết còn cẩu thả, trình bày vở chưa
sạch sẽ: Tú, Minh Ngọc.
- Ý kiến phản hồi của các thành viên trong lớp (nhận xét đã đúng, chưa đúng…)
- Các nhóm sinh hoạt tự giác đánh giá cá nhân và đưa ra ý kiến nhằm xây dựng tập

thể lớp.
4. Bình bầu tổ, cá nhân xuất sắc: Dự kiến tổ 6, tổ 2
5. Kế hoạch tuần tới: Giáo viên triển khai kế hoạch tuần tới
- Về học tập: Cá nhân trong lớp phải tích cực học tập tốt, học bài và làm bài đầy đủ
trước khi đến lớp. Tự giác học tập, tích cực thảo luận nhóm. Nghiêm túc trong giờ
học, hăng say phát biểu xây dựng bài.
- Về nề nếp: Đi học đúng giờ, trang phục đúng quy định thứ 2.
- Vệ sinh: Vệ sinh cá nhân và lớp học sạch sẽ.
- Hoạt động khác: Nhắc nhở các bạn sau khi mượn truyện, sách tham khảo phải để
đúng nơi quy định. Tô chức sinh nhật cho các bạn sinh trong tháng 12.
- Lao động: Chăm sóc cây cảnh và bồn hoa trước lớp.
*******************************************************************


BÀI TẬP BỔ SUNG TUẦN 14
TOÁN: BÀI 36
Bài 1: Điền dấu thích hợp ( >, <, =) vào chỗ chấm:
500g + 500g .... 1 kg
565g .......556g
500g + 50g ...... 505g
565g .......655g
500g - 100g ...... 405g
565g .......560g + 5g
Bài 2: Mua 8 gói mì mỗi gói nặng 65g và 1 hộp sữa nặng 400g. Hỏi số hàng đó
nặng tất cả bao nhiêu g?
Bài 3: Em điền kg hoặc g vò chỗ chấm cho thích hợp:
a) Cục tẩy cân nằng 2….
b) Viên phấn cân nặng 20…
c) Con vịt cân nặng 2….
d) Con chó cân nặng 12….

TOÁN: BÀI 37
Bài 1: Tính nhẩm
9x3
9 x6
9x2
9x9
27 : 9
54 : 9
18 : 9
81 : 9
Bài 2: Lớp có tất cả 45 học sinh được xếp hàng 9. Hỏi lớp xếp được mấy hàng?
Bài 3: Một đàn gà có 63 con đem nhốt đều vào 9 cái lồng. Hỏi mỗi lồng có bao
nhiêu con vịt?
Bài 4: Có 81 quả trứng đem bán đi

1
số trứng đó. Hỏi sau khi bán còn lại bao nhiêu
9

quả trứng?
TOÁN: BÀI 38
Bài 1: Đặt tính rồi tính:
45 : 9
63 : 9
72 : 8
78 : 9
47 : 9
69 : 9
75 : 8
91 : 8

Bài 2: Có 54 cái kẹo chia đều cho 9 em. Hỏi mỗi em được mấy cái kẹo?
Bài 3: Có 87 cái cốc xếp vào các hộp, mỗi hộp có 9 cái cốc. Hỏi sẽ xếp được bao
nhiêu hộp như thế và còn thừa mấy chiếc cốc ?
Bài 4: Có 94 hộp sữa chua xếp đều vào các vỉ, mỗi vỉ có 4 hộp. Hỏi sẽ xếp được bao
nhiêu vỉ như thế và còn thừa mấy hộp sữa chua?


TIẾNG VIỆT
BÀI 14B
Bài 1: Gạch dưới các từ chỉ đặc điểm trong đoạn thơ dưới đây:
"Lạng Sơn mận trắng
Hà Nội đào phai
Huế mai vàng thắm
Sài gòn nắng tươi
Tàu như con thoi
Chở đầy mong nhớ".
- GV hướng dẫn cho H làm bài vào vở. 1 em làm ở bảng.
- GV nhận xét, chữa bài.
Bài 2: Đọc các câu sau rồi gạchl 1 gạch dưới bộ phận câu trả lời câu hỏi: Ai (cái gì,
con gì)? Gạch 2 gạch dưới bộ phận câu trả lời câu hỏi: Thế nào?
a. Nước hồ mùa thu trong vắt.
b. Trời cuối đông lạnh buốt.
c. Dân tộc Việt Nam rất cần cù và dũng cảm.
d. Hôm nay, trời nắng quá.

TIẾNG VIỆT
BÀI 14C
Bài 1: Tìm từ chỉ đặc điểm điền vào chỗ trống:
- Em bé…
- Con voi…

- Cụ già…
- Con thỏ….
- Chú bộ đội…
- Con cáo….
- Cô Tiên…
- Con rùa….
- Ông Bụt....
- Con ong….
- Cây cau…
- Cây đa….
Bài 2: Tìm từ chỉ đặc điểm trong khổ thơ sau:
Cỏ mọc xanh chân đê
Rau xum xuê nương bãi
Cây cam vàng thêm trái
Hoa khoe sắc nơi nơi
Bài 3: Đặt 2 câu nói về một người bạn của em theo mẫu câu Ai thế nào?




×