Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

giáo án Lớp 3 tuần 2 năm học 2015 2016 theo mô hình trường học mới vnen Tuần 20 VNEN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (121.13 KB, 13 trang )

TUẦN 20
Thứ hai ngày 12 tháng 1 năm 2015
CHÀO CỜ
SINH HOẠT TẬP THỂ
***********************************
TOÁN TỰ HỌC
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU

- Giúp HS củng cố về đọc, viết 10 000.
II. TIẾN TRÌNH

- Học sinh làm bài cá nhân
Bài 1: Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
a) 5000; 6000; 7000; 8000; …..;…….
b) 9995; 9996; 9997; 9998; …..; ……
c) 9500; 9600; 9700; 9800; …..; ……
d) 9950; 9960; 9970; 9980; …..; ……
Bài 2: Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
Số liền trước

Số đã cho
4528
6139
2000
5860
2005

Số liền sau

Số liền trước



Số đã cho
9090
9999
9899
1952
2009

Bài 3: Số?
a) Các số trò nghìn bé hơn 5555 là:…..
b) Số tròn nghìn liến trước 9000 là :…
c) Số tròn nghìn liến sau 9000 là:…..
Bài 3: Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
a) 5000; 6000; 7000; ……;…….;…….
b) 4500; 4600; …..;………;…….;……
c) 7050; 7060; …..; ……..; …….; ……
Bài 4: Số?
a) Các số tròn nghìn bé hơn 7900 là:…..
b) Số tròn nghìn liền trước 6000là :…
c) Số tròn nghìn liền sau 3000 là:…..
- Học sinh báo cáo kết quả với thầy cô giáo.
*********************************************

Số liền sau


HĐGD THỦ CÔNG
ÔN TẬP CHỦ ĐỀ CẮT DÁN CẮT CHỮ ĐƠN GIẢN
(Tiết 2)
I. MỤC TIÊU:


- HS biết cách kẻ, cắt, dán một số chữ đơn giản có nét thẳng, nét đối xứng.
- Kẻ, cắt, dán được một số chữ đơn giản có nét thẳng, nét đối xứng đã học.
- Đối với HS khéo tay: Kẻ, cắt, dán được một số chữ đơn giản có nét thẳng, nét đối
xứng. Các nét chữ cắt thẳng, đều, cân đối. Trình bày đẹp.
- Có thể sử dụng các chữ cái đã cắt được để ghép thành chữ đơn giản khác.
II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN:

- Mẫu chữ cái của 5 bài học trong chương II để giúp học sinh nhớ lại cách thực hiện.
- Giấy nháp, giấy thủ công, bút chì, kéo thủ công.
III. TIẾN TRÌNH:

B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH

Hoạt động theo nhóm:
1. Ghép các chữ cái thành tiếng
- HS thực hành theo nhóm trong khoảng thời gian 20 phút: “Nhóm nào cắt được
nhiều chữ cái và ghép được nhiều tiếng nhất thì nhóm đó thắng cuộc”
- Giáo viên giải thích cho HS hiểu rõ yêu cầu của bài.
- GV quan sát học sinh làm bài.
- GV có thể gợi ý cho các nhóm còn yếu hoặc còn lúng túng để các em hoàn thành
nhanh
2. Trưng bày sản phẩm thực hành.
- Đánh giá sản phẩm của các nhóm dựa trên các tiêu chuẩn sau:
+ Thực hiện đúng quy trình kĩ thuật, chữ cắt đúng mẫu thẳng, cân đối, đúng kích
thước.
+ Dán chữ phẳng, đẹp. Ghép được các tiếng
+ Những nhóm đã hoàn thành và có sản phẩm đẹp, trình bày trang trí sản phẩm sáng
tạo được đánh giá là hoàn thành tốt mục tiêu của bài.
- Nhóm nào ghép nhiều tiếng nhất sẽ thắng cuộc

C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG

- Về nhà giới thiệu sản phẩm em vừa cắt,dán được cho cả nhà xem.
- Cắt, dán thêm một sản phẩm nữa mà em thích.
*****************************
HĐGD LỐI SỐNG
BIẾT ƠN THƯƠNG BINH LIỆT SĨ
( Tiết 2)
I/ MỤC TIÊU :

- Biết công lao của các thương binh, liệt sĩ đối với quê hương, đất nước .
- Kính trọng, biết ơn và quan tâm, giúp đỡ các gia đình thương binh, liệt sĩ ở địa
phương bằng những việc làm phù hợp với khả năng.


- Đối với HS khá, giỏi: Tham gia các hoạt động đền ơn, đáp nghĩa các gia đình
thương binh, liệt sĩ do nhà trường tổ chức.
-GDKNS: Kĩ năng trình bày suy nghĩ, thể hiện cảm xúc về những người đã hy sinh
xương máu vì Tổ quốc. Kĩ năng xác định giá trị về những người đã quên mình vì Tổ
quốc.
II/ TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN:

- Vở bài tập Đạo đức 3. Một số bài hát về chủ đề bi học.
III/ TIẾN TRÌNH :
HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH

Hoạt động cả lớp: Khởi động: HS chơi trò chơi “ Gieo hạt ”
Hoạt động theo nhóm:
- GV phát cho mỗi nhóm một tranh (hoặc ảnh) của Trần Quốc Toản, Lý Tự Trọng,
Võ Thị Sáu, Kim Đồng, yêu cầu các nhóm thảo luận và cho biết:

+ Người trong tranh (hoặc ảnh) là ai?
+ Em biết gì về gương chiến đấu hy sinh của người anh hùng, liệt sĩ đó?
+ Hãy hát hoặc đọc một bài thơ về người anh hùng, liệt sĩ đó.
- Đại diện từng nhóm lên trình bày. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV tóm tắt lại gương chiến đấu hy sinh của các anh hùng liệt sĩ trên và nhắc nhở
HS học tập theo các tấm gương đó ( Chị Võ Thị Sáu, anh Kim Đồng, anh Lý Tự
Trọng, Trần Quốc Toản tuy tuổi còn trẻ nhưng đều anh dũng chiến đấu hi sinh
xương máu để bảo vệ tổ quốc. Chúng ta phải biết ơn những anh hùng liệt sĩ đó và
phải biết phấn đấu học tập để đáp công ơn các anh hùng thương binh liệt sĩ).
Hoạt động cả nhóm:
Xử lý tình huống:
Tình huống 1: Hôm đó em phải đi học sớm để trực nhật. Khi tới ngã ba đường em
gặp một chú thương binh đang đứng và muốn sang đường trong khi đó đường rất
đông. Em sẽ làm gì khi đó?
Tình huống 2: Lớp em có một bạn là con thương binh. Nhà bạn ấy rất nghèo, lại neo
người nên bạn thường nghỉ học để làm giúp bố mẹ. Vì thế điểm học tập của bạn rất
thấp. Em sẽ làm gì ?
Tình huống 3: Ngày 27/7, trường em mời một chú thương binh đến nói chuyện trước
toàn trường. Trng lúc cả trường đang ngồi lắng nghe thì một anh HS lớp 5 ngồi cạnh
em cười đùa, nói chuyện, trêu chọc các bạn ngồi cạnh và bắt chước hành động của
chú thương binh. Em sẽ làm gì khi đó?
- Đại diện từng nhóm báo cáo kết quả trước lớp.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV cho HS liên hệ thêm những việc nên làm, và không nên làm
Hoạt động cả lớp
Báo cáo kết quả điều tra tìm hiểu về các hoạt động đền ơn,đáp nghĩa các gia đình
thương binh, liệt sĩ ở địa phương.
- HS trình bày kết quả điều tra, HS bổ sung, nhận xét



- GV kết luận chung: Thương binh, liệt sĩ là những người đã hi sinh xương máu vì
Tổ quốc. Chúng ta cần ghi nhớ và đền đáp công lao to lớn đó bằng những việc làm
thiết thực của mình.
Hoạt động cả lớp
- HS múa hát,đọc thơ,kể chuyện...về chủ đề biết ơn thương binh, liệt sĩ.
3. Hoạt động ứng dụng
- Kể với gia đình những việc làm thể hiện quan tâm, giúp đỡ các gia đình thương
binh, liệt sĩ
- Kính trọng, biết ơn và quan tâm, giúp đỡ các gia đình thương binh, liệt sĩ ở địa
phương bằng những việc làm phù hợp với khả năng.
******************************************************************
Thứ ba ngày 13 tháng 1 năm 2015
TIẾNG VIỆT TỰ HỌC
ÔN TẬP
I. MỤC TIÊU

- Giúp HS Nhận biết phép so sánh, cách nhân hóa.
II. TIẾN TRÌNH

- Học sinh làm bài cá nhân.
Bài 1:Trong các đoạn thơ dưới dây, những sự vật nào đươc nhân hóa Gạch dưới
những từ ngữ thể hiện biện pháp nhân hóa.
a) Muôn nghìn cây mía
Múa gươm
Kiến
Hành quân
Đầy dường
….
Con gà rung tai
Nghe

Bụi tre
Tần ngần
Gỡ tóc
Hàng bưởi
Đua đưa
Bế đứa con
Đầu tròn
Trọc lọc
..
Cây dừa
Sải tay
Bơi
Ngọn mùng tơi
Nhảy múa..
Trần Đăng Khoa


b) Nhảy ra ngoài bao vỏ
Que diêm trốn đi chơi
Huyênh hoang nghe đầu đỏ
Đắc chí nghênh ngang cười
Chúng bạn không một lời
Chấp gì anh kiêu ngạo
Càng được thể ra oai
Diêm cất lời khênh khạng
Ta dây làm ánh sang
Soi cho cả muôn loài
Lê Tấn Hiển
Bài 2: Hãy sử dụng cách nói nhân hóa để diễn đạt lại những ý dưới dây cho sinh
động, gợi cảm ( bằng một câu hoặc một số câu)

a) Chiếc cần trục đang bốc dỡ hàng ở bến cảng.
b)Chiếc lá vàng rơi từ trên cây xuống.
c) Mấy con chim hót ríu rít trên cây.
- Học sinh báo cáo kết quả vơi thầy cô giáo.
******************************************
TIẾNG VIỆT TỰ HỌC
ÔN TẬP
I. MỤC TIÊU

- Nhận biết phép so sánh, cách nhân hóa.
- Luyện tập đặt và trả lời câu hỏi khi nào?
II. TIẾN TRÌNH

- Học sinh làm bài cá nhân.
- Học sinh báo cáo kết quả với cô giáo.
Bài 1: Hãy sử dụng cách nói nhân hóa để diễn đạt lại những ý dưới dây cho sinh
động, gợi cảm ( bằng một câu hoặc một số câu)
a)Mỗi ngày một tờ lịch bị bóc đi.
b)Con sông mùa lũ chảy nhanh ra biển.
Bài 2: Thi trả lời nhanh câu hỏi:
a) Anh Đom Đóm lên đèn đi gác khi nào?
b) Khi nào lớp em được đi thăm quan ?
c) Tháng mấy em được nghỉ hè?
d) Em tan học lúc mấy giờ?
e) Em ngủ dậy lúc mấy giờ?
Bài 3: Đọc kĩ đoạn văn sau và tìm bộ phân câu trả lời cho câu hỏi Khi nào? và gạch
dưới bộ phận câu trả lời cho câu hỏi “ Khi nào ?”
Chiều hôm ấy, tôi ghé vào cửa hàng mua sách thì thấy Lan gánh nước qua.Tôi
bám theo Lan đến một ngôi nhà tồi tàn. Bấy giờ tôi mới hiểu rằng nhà bạn nghèo
lắm. Sáng hôm sau, tôi đem chuyện kể cho các bạn trong lớp nghe, ai cũng xúc

động… Cũng từ đó, chúng tôi luôn gắn bó với Lan.
- Học sinh báo cáo kết quả với cô giáo.


**************************************
HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP
CHỦ ĐIỂM THÁNG 1
NGÀY TẾT QUÊ EM
HOẠT ĐỘNG 2
LÀM BƯU THIẾP CHÚC TẾT/LÀM HOA GIẤY
Nhất trí với cách tổ chức dạy học theo thiết kế và tổ chức các HĐGDNGLL cho HS
lớp 3 ( Sách Hướng dẫn tổ chức các HĐGDNGLL cho HS lớp 3)
*******************************************************************
Thứ tư ngày 14 tháng 1 năm 2015
HĐGD THỂ CHẤT
ÔN ĐỘI HÌNH ĐỘI NGŨ
I- MỤC TIÊU

- Thực hiện được tập hợp hàng ngang nhanh, trật tự, dóng hàng ngang thẳng.
- Biết cách đi theo nhịp 1 - 4 hàng dọc.
- Biết cách chơi và tham gia chơi được các trò chơi.
II- TÀI LIỆU- PHƯƠNG TIỆN

- Tài liệu hướng dẫn hoạt động Giáo dục thể chất lớp 3 của VNEN
- Sách giáo viên môn thể dục lớp 3.
Hướng dẫn chuẩn kiến thức kĩ năng lớp 3 môn Thể dục.
- Vệ sinh và kiểm tra an toàn địa điểm tổ chức hoạt động.
- Còi, kẻ sân chơi
III- TIẾN TRÌNH


Khởi động
- HS chạy chậm theo địa hình tự nhiên quanh sân trường, sau đó đứng tại chỗ khởi
động các khớp: cổ, cổ tay, cổ chân, hông, gối, vặn thân sang hai bên.
- HS chơi trò chơi: Có chúng em
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN

* Hoạt động cả lớp
- Giáo viên nhận lớp và phổ biến nội dung yêu cầu giờ học.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH

1. Ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng đi đều theo nhịp 1- 4 hàng dọc:
Hoạt động cả nhóm:
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm tập luyện.
- Sau đó lần lượt các thành viên trong nhóm lên điều khiển.
- Nhóm trưởng vừa hô vừa quan sát.
- GV quan sát đến các nhóm nhắc nhở, giúp đỡ, động viên.
Hoạt động cả lớp
- Đại diện nhóm lên báo cáo kết quả luyện tập.
- Tổ chức thi đua từng nhóm


- GV nhận xét, đánh giá kết quả thực hành của HS.
2. Chơi trò chơi “ Thỏ nhảy”
Hoạt động cả lớp
- GV Phổ biến cách chơi, luật chơi.
- Tổ chức cho HS chơi thử một lần
- Các sự chia đội chơi và phân công trọng tài viên.
- Tổ chức chơi chính thức.
- GV và cán sự làm trọng tài chính.
- Sau mối lần chơi trong tài nhận xét báo cáo kết quả thực hiện

- GV theo dõi tổng hợp kết quả đội thắng cuộc.
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG

- HS cùng nhau chơi: trò chơi “ Thỏ nhảy” trong giờ ra chơi hoặc các hoạt động tập
thể khác ở trường.
- Em về nhà thực hiện lại bài đã học cho gia đình xem.
***********************************************************
Thứ năm ngày 15 tháng 1 năm 2015
HĐGD THỂ CHẤT
TRÒ CHƠI: LÒ CÒ TIẾP SỨC
I- MỤC TIÊU

- Thực hiện được tập hợp hàng ngang nhanh, trật tự, dóng hàng ngang thẳng.
- Biết cách đi theo nhịp 1 - 4 hàng dọc.
- Biết cách chơi và tham gia chơi được các trò chơi.
II- TÀI LIỆU- PHƯƠNG TIỆN

- Tài liệu hướng dẫn hoạt động Giáo dục thể chất lớp 3 của VNEN
- Sách giáo viên môn thể dục lớp 3.
Hướng dẫn chuẩn kiến thức kĩ năng lớp 3 môn Thể dục.
- Vệ sinh và kiểm tra an toàn địa điểm tổ chức hoạt động.
- Còi, kẻ sân chơi
III- TIẾN TRÌNH

Khởi động
- HS chạy chậm theo địa hình tự nhiên quanh sân trường, sau đó đứng tại chỗ khởi
động các khớp: cổ, cổ tay, cổ chân, hông, gối, vặn thân sang hai bên.
- HS chơi trò chơi: qua đường lội
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN


* Hoạt động cả lớp
- Giáo viên nhận lớp và phổ biến nội dung yêu cầu giờ học.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH

1. Ôn đi đều theo nhịp 1- 4 hàng dọc:
Hoạt động cả lớp
- Gv nêu tập các động tác cho HS tập theo.


- Hướng dẫn hs tập lúc đầu chậm sau tăng nhanh dần theo tiếng vỗ tay
- GV nhắc nhở uốn nắn HS
- Cán sự lớp điều khiển
Hoạt động cả nhóm:
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm tập luyện. Sau đó lần lượt các thành viên trong
nhóm lên điều khiển.
- Nhóm trưởng vừa hô vừa quan sát. GV quan sát đến các nhóm nhắc nhở, giúp đỡ,
động viên.
Hoạt động cả lớp
- Đại diện nhóm lên báo cáo kết quả luyện tập. Tổ chức thi đua từng nhóm
- GV nhận xét, đánh giá kết quả thực hành của HS.
2. Làm quen trò chơi : Lò cò tiếp sức
Hoạt động cả lớp
- GV Phổ biến cách chơi, luật chơi.Tổ chức cho HS chơi thử một lần
- Các sự chia đội chơi và phân công trọng tài viên.
- Tổ chức chơi chính thức. GV và cán sự làm trọng tài chính.
- Sau mối lần chơi trong tài nhận xét báo cáo kết quả thực hiện
- GV theo dõi tổng hợp kết quả đội thắng cuộc.
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG

- HS cùng nhau chơi: trò chơi “ Lò cò tiếp sức” trong giờ ra chơi hoặc các hoạt động

tập thể khác ở trường.
- Em về nhà thực hiện lại bài đã học cho gia đình xem.
***************************************
HĐGD MĨ THUẬT
Đ/C THỐNG DẠY
***************************************
TIẾNG ANH
Đ/C OANH DẠY
***************************************
ÂM NHẠC
Đ/C CHINH DẠY
*****************************************************************
Thứ sáu ngày 16 tháng 1 năm 2015
TOÁN TỰ HỌC
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU

- Giúp HS củng cố về đọc, viết các số có bốn chữ số.


II. TIẾN TRÌNH

- Học sinh làm bài cá nhân
Bài 1: Viết số, biết số đó gồm:
a) Năm nghìn, bốn trăm, năm chục, tám đơn vị:…..
b)Một nghìn, bốn trăm, chin chục, hai đơn vị:…..
c) Bốn nghìn, hai trăm, năm đơn vị:…..
d) Bảy nghìn, bảy chuc:….
e) Hai Nghìn, năm trăm:….
g) Tám nghìn, ba đơn vị:….

Bài 2: Viết tiếp vào chỗ chấm:
a)Chữ số 5 trong số 2567 chỉ ……..
b) Chữ số 5 trong số 4156 chỉ ….
c)Chữ số 5 trong số 5982 chỉ ……..
d) Chữ số 5 trong số1945 chỉ ….
Bài 3: Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
Số liền trước Số đã cho Số liền sau
Số liền trước Số đã cho Số liền sau
9590
3470
5000
8999
3810
9599
2100
4902
3109
6011
Bài 4: Viết tất cả các số có bốn chữ số mà mỗi số đều có các chữ số giống nhau:
- Học sinh báo cáo kết quả với thầy cô giáo.
*************************
TOÁN TỰ HỌC
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU

- Giúp HS củng cố về so sánh các số trong phạm vi 10 000.
II. TIẾN TRÌNH

- Học sinh làm bài cá nhân
Bài 1: >; < =

999…..1000
9999 …..9989
3000…2999
9998…..9990 + 8
8972…9872
2009…2010
500 + 5… 5005
7351 …7153
Bài 2: > ; < ; =
1kg …..999g
59 phút……1 giờ
690m…1km
65 phút….1 giờ
800cm… 8m
60 phút…. 1 giờ
305cm….35dm
64 giây …. 1 phút
5m …..5000 cm
2 phút ……120 giây
Bài 3: Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng:
a) Số lớn nhất trong các số 9658; 9685; 9865; 9856 là:
A. 9658
B. 9685
C. 9865
b) Số bé nhất trong các số 4502; 4952; 4250; 4520 là:
A. 4502
B. 4952
C. 4250
- Học sinh báo cáo kết quả với thầy cô giáo.


D. 9856
D. 4520


TOÁN TỰ HỌC
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU

- Giúp HS củng cố về so sánh các số trong phạm vi 10 000.
II. TIẾN TRÌNH

- Học sinh làm bài cá nhân
Bài 1: >; < =
8998…..9898
1000m … 1 km
6574….6547
980g……1kg
4320…4320
1m …. 80cm
9009…900 + 9
1giờ 15 phút…80 phút
Bài 2: Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng:
a) Bốn số nào được viết theo thứ tự từ bé đến lớn là:
A. 6854; 6584; 6845; 6548
B. 6548; 6584; 6845; 6854
C. 8654; 8564; 8546; 8645
D. 5684; 5846; 6548; 6864
b) Trong các độ dài 200m; 200cm; 2000cm; 2km, độ dài nào lớn nhất?
A. 200m
B. 200cm

2000cm;
2km
Bài 3: Số?
a) Số bé nhất có ba chữ số là …
b) Số bé nhất có bốn chữ số là …
c) Số lớn nhất có ba chữ số là …
d) số lớn nhất có bốn chữ số là …
- Học sinh báo cáo kết quả với thầy cô giáo.
***************************************
TIẾNG ANH
Đ/C OANH DẠY
***************************************
HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ
TUẦN 20
I. MỤC TIÊU:

- Nhận xét, đánh giá về tình hình học tập, nề nếp, tình hình hoạt động của lớp trong
tuần vừa qua và phổ biến kế hoạch tuần tới.
- Học sinh tự đánh giá bản thân và các thành viên khác trong tổ, lớp. Nghiêm túc phê
bình những sai phạm trong nội quy, quy chế nhà trường, lớp đề ra và quyết tâm khắc
phục khuyết điểm.
- Triển khai kế hoạch hoạt động của lớp, của nhà trường trong tuần tới.
II. TIẾN TRÌNH:

1. Lớp sinh hoạt văn nghệ:
2. Nội dung sinh hoạt:
- CT hội đồng tự quản điều khiển sinh hoạt. Các nhóm sinh hoạt theo nhóm.


- Các nhóm trưởng báo cáo hoạt động trong tuần của nhóm.

3. Đánh giá các hoạt động trong tuần :
- CT hội đồng tự quản báo cáo tình hình chung của lớp trong tuần vừa qua cho giáo
viên chủ nhiệm.
+ Ưu điểm: Các bạn trong lớp có tinh thần học tập tốt tự giác trong học nhóm chuẩn
bị bài trước khi lên lớp. Nắm vững bài học. Chuận bị đầy đủ sách vở và đồ dùng học
tập. Tụ giác, tự tin, mạnh dạn, chăm học, chăm làm, tích cực tham gia hoạt động
giáo dục, đi học đều, đúng giờ. Biết bảo vệ của công, giữ gìn và bảo vệ môi trường.
+ Tuần qua sinh hoạt 15 phút đầu giờ đúng chủ điểm, thực hiện khá tốt, lễ phép với
thầy cô giáo
+ Hiện tượng ăn quà vặt không còn xảy ra trong lớp. Biết giữ vệ sinh cá nhân, vệ
sinh lớp học.
+ Khuyết điểm: Ý thức học trên lớp chưa tốt, viết còn cẩu thả, trình bày vở chưa
sạch sẽ: Tú, Minh Ngọc.
- Ý kiến phản hồi của các thành viên trong lớp (nhận xét đã đúng, chưa đúng…)
- Các nhóm sinh hoạt tự giác đánh giá cá nhân và đưa ra ý kiến nhằm xây dựng tập
thể lớp.
4. Bình bầu tổ, cá nhân xuất sắc: Dự kiến tổ 6, tổ 2
5. Kế hoạch tuần tới: Giáo viên triển khai kế hoạch tuần tới
- Về học tập: Cá nhân trong lớp phải tích cực học tập tốt, học bài và làm bài đầy đủ
trước khi đến lớp. Tự giác học tập, tích cực thảo luận nhóm. Nghiêm túc trong giờ
học, hăng say phát biểu xây dựng bài.
- Về nề nếp: Đi học đúng giờ, trang phục đúng quy định thứ 2.
- Vệ sinh: Vệ sinh cá nhân và lớp học sạch sẽ.
- Hoạt động khác: Nhắc nhở các bạn sau khi mượn truyện, sách tham khảo phải để
đúng nơi quy định. Tô chức sinh nhật cho các bạn sinh trong tháng 12.
- Lao động: Chăm sóc cây cảnh và bồn hoa trước lớp.
*******************************************************************


BÀI TẬP BỔ SUNG TUẦN 20

TOÁN
Bài 1: Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
Số liền trước

Số đã cho
1528
3139
4000
7460
5005

Số liền sau

Số liền trước

Số đã cho
8080
9999
7899
2652
4009

Số liền sau

Bài 3: Số?
a) Các số trò nghìn bé hơn 7900 là:…..
b) Số tròn nghìn liến trước 6000là :…
c) Số tròn nghìn liến sau 3000 là:…..
Bài 3: Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
a) 3000; 4000; 5000; ……;…….;…….

b) 6500; 6600; …..;………;…….;……
c) 9050; 9060; …..; ……..; …….; ……
TIẾNG VIỆT
Bài 1: Em hãy kể một số công việc của người trí thức.
Mẫu: Giáo viên – Dạy học
Nhạc sĩ - Viết nhạc
Bác sĩ- Khám chữa bệnh
Bài 2: Đọc bài thơ sau và cho biết trong bài thơ có những sự vật nào được nhân hóa:
Ông trời bật lửa
Chị mây vừa kéo đến
Trăng sao trốn cả rồi
Đất nóng lòng chờ đợi
Xuống đi nào mưa ơi!
Mưa! Mưa xuống thật rồi
Đất hả hê uống nước
Ông sấm vỗ tay cười
Làm bé bừng tỉnh giấc.
Chớp bỗng lòe chói mắt
Soi sáng khắp ruộng vườn
Ơi! Ông trời bật lửa
Xem lúa vừa trổ bong.
( Đỗ Xuân Thanh)




×