Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

giáo án Lớp 3 tuần 2 năm học 2015 2016 theo mô hình trường học mới vnen Tuần 21 VNEN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (157.44 KB, 12 trang )

TUẦN 21
Thứ hai ngày 19 tháng 1 năm 2015
CHÀO CỜ
SINH HOẠT TẬP THỂ
***********************************
TOÁN TỰ HỌC
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU:

- Giúp HS củng cố cộng các số trong phạm vi 10 000 và vận dụng vào giải toán có
lời văn.
III. TIẾN TRÌNH:

Bài 1: Đặt tính rồi tính
4351+ 1589
7915+ 1046
4509 + 3785
4578 + 497
2634 + 4834
5716 + 1749
1875 + 479
807 + 5857
Bài 2: Tính nhẩm
6000 + 500
400 + 3000
3000 + 30
2500 + 500
4000 + 900
300 + 5000
6000 + 70
1600 + 400


Bài 3: Lớp 3A trồng được 4689 cây, lớp 3B trồng được nhiều hơn lớp 3A là 246
cây. Hỏi cả hai lớp trồng được tất cả bao nhiêu cây?
Bài 4: Một cửa hàng buổi sáng bán được 432 lít dầu, buổi chiều bán được gấp đôi
buổi sáng. Hỏi cả hai buổi cửa hàng bán được tất cả bao nhiêu lít dầu?
Bài 5: Lan nghĩ ra một số có hai chữ số. Nếu cộng số đó với 52, được bao nhiêu
cộng thêm 48 thì được một số có tổng các chữ số bằng 19. Tìm số Lan nghĩ ra?
- HS báo cáo kết quả với thầy cô giáo.
******************************
HĐGD THỦ CÔNG
ĐAN NONG MỐT
( Tiết 1)
I. MỤC TIÊU:

-HS biết cách đan nong mốt.
- Kẻ, cắt được các nan tương đối đều nhau.
- Đan được nong mốt. Dồn được nan nhưng có thể chưa khít. Dán được nẹp xung
quanh tấm đan.
- Đối với HS khéo tay: Kẻ, cắt được các nan đều nhau.
- Đan được tấm đan nong mốt. Các nan đan khít nhau. Nẹp được tấm đan chắc chắn.
Phối hợp màu sắc của nan dọc, nan ngang trên tấm đan hài hòa.
- Có thể sử dụng tấm đan nong mốt để tạo thành hình đơn giản.


II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN:

- Mẫu tấm đan nong mốt bằng bìa, có kích thước đủ lớn để học sinh quan sát được
các nan dọc và nan nhau khác màu nhau.
- Các nan đan, bút chì, kéo, hồ dán, thủ công …
III. TIẾN TRÌNH:


Khởi động: HS chơi trò chơi: Nói xuôi làm ngược
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN

1. Quan sát và nhận xét.
Hoạt động cả nhóm
- Quan sát cách kẻ ,cắt, đan nong mốt.
- Nhân xét về cách kẻ,cắt đan nong mốt.
2. Cùng nhau kiểm tra lại kết quả của hoạt động 1
Hoạt động cả lớp
- GV giới thiệu tấm đan nong mốt (h.1) và hướng dẫn HS quan sát, nhận xét.
- GV liên hệ thực tế: đan nong mốt được ứng dụng để làm đồ dùng trong gia đình
như đan làn hoặc đan rổ rá …
+ Để đan nong mốt người ta sử dụng các nan đan bằng các nguyên liệu khác nhau
như mây, tre, giang, nứa, lá dừa …
+ Trong thực tế, người ta sử dụng các nan rời bằng tre, nứa, giang, mây, lá dừa …
+ HS làm quen với việc đan nong mốt bằng giấy bìa với cách đan đơn giản nhất
(h.1)
3. Xem hướng dẫn và làm thử
Hoạt động cả nhóm
- HS quan sát hình và đọc hướng dẫn để cùng nhau kẻ, cắt, đan nong mốt.
4. Biểu diễn thao tác kẻ, cắt, đan nong mốt.
2. Hướng dẫn mẫu.
- Bước 1. Kẻ, cắt các nan.
+ Đối với loại giấy bìa không có dòng kẻ cần dùng thước kẻ vuông để kẻ các dòng
kẻ dọc và dòng kẻ ngang cách đều nhau 1 ô (đã học ở lớp 1).
+ Cắt nan dọc, cắt 1 hình vuông có cạnh 9 ô,cắt các nan theo đường kẻ trên giấy đến
hết ô thứ 8 được 9 nan dọc.
+ Cắt 7 nan ngang và 4 nan dùng để dán nẹp xung quanh tấm đan.
- Bước 2. Đan nong mốt bằng giấy bìa.
+ Đan nan ngang thứ nhất: đặt các nan dọc lên bàn, đường nối liền các nan dọc nằm

ở phía dưới. Sau đó nhấc nan dọc 2;4;6;8 lên và luồn nan ngang thứ nhất vào. Dồn
nan ngang thứ nhất khít với đường nối liền các nan dọc.
+ Đan nan ngang thứ hai: nhấc nan dọc 1;3;5;7;9 và luồn nan ngang thứ hai vào.
Dồn nan ngang thứ hai khít với nan ngang thứ nhất.
+ Đan nan ngang thứ ba giống đan nan ngang thứ nhất.
+ Đan nan ngang thứ tư giống đan nan ngang thứ hai.
+ Cứ đan như vậy cho đến hết nan ngang thứ bảy.
- Bước 3. Dán nẹp xung quanh tấm đan.


+ Bôi hồ vào mặt sau của 4 nan còn lại làm nẹp (h.1).
* Cho HS tập thực hành cắt các nan và tập đan nong mốt
* GV theo dõi quan sát chỉ dẫn HS
3. Hoạt động ứng dụng
- Về nhà kẻ, cắt các nan và thực hành đan nong mốt.
*************************************
HĐGD LỐI SỐNG
TỰ LÀM LẤY VIỆC CỦA MÌNH
( Tiết 1)
I/ MỤC TIÊU :

- HS kể được một số việc mà Hs lớp 3 có thể tự làm lấy.
- nêu được lợi ích của việc tự làm lấy việc của mình.
- Biết tự làm lấy những việc của mình ở nhà, ở trường.
- Đối với HS khá, giỏi: Hiểu được lợi ích của việc tự làm lấy việc của mình trong
cuộc sống hằng ngày.
* Kĩ năng sống: Kĩ năng tư duy phê phán: (biết phê phán đánh giá những thái độ,
việc làm thể hiện sự ỷ lại, không chịu tự làm lấy việc của mình.). Kĩ năng ra quyết
định phù hợp trong các tình huống thể hiện ý thức tự làm lấy việc của mình. Kĩ năng
lập kế hoạch tự làm lấy công việc của bản thân.

II/ TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN:

Tranh ảnh sgk.
III/ TIẾN TRÌNH :

Hoạt động cả lớp: Khởi động: HS chơi trò chơi “ Xuân, hạ, thu, đông”
Hoạt động cá nhân:
Xử lý tình huống.
- GV nêu tình huống: Gặp bài toán khó, Đại loay hoay mãi mà vẫn không giải được.
Thấy vậy, An đưa bài đã giải sẵn cho bạn chép.
+ Nếu là Đại, em sẽ làm gí khi đó? Vì sao?
- Một số HS nêu cách giải quyết của mình.
- HS phân tích và lựa chọn cách ứng xử đúng: Đại cần tự làm bài mà không nên
chép của bạn vì đó là nhiệm vụ của Đại.
- GV kết luận: Trong cuộc sống, ai cũng có công việc của mình và mỗi người cần
phải tự làm lấy việc của mình.
Hoạt động theo nhóm: Thảo luận theo cặp.
- HS mở vở BT đạo đức – HS thảo luận theo cặp để làm BT2.
a) Tự làm lấy việc của mình là cố gắng làm lấy công việc của bản thân mà không
dựa dẫm vào người khác.
b) Tự làm lấy việc của mình giúp em mau tiến bộ và không làm phiền người khác.
- Gọi một số HS đọc lại các câu đã điền đúng.
- GV nêu tình huống cho HS xử lí


- Khi Việt đang cắt hoa giấy chuẩn bị cho cuộc thi “Hái hoa dân chủ” tuần tới
của lớp thì Dũng đến chơi. Dũng bảo Việt:
- Tớ khéo tay, cậu để tớ làm thay cho. Còn cậu giỏi toán thì làm bài hộ tớ.
- Các nhóm thảo luận xử lý các tình huống ở BT3.
- Đại diện nhóm nêu ý kiến thảo luận.

- GV nhận xét, bổ sung và KL lại: Đề nghị của Dũng là sai. Hai bạn cần tự làm lấy
việc của mình.
- Tự làm lấy việc của mình là như thế nào?Tự làm lấy việc của mình giúp em điều
gì?
- GV nhận xét tiết học.
****************************************************************
Thứ ba ngày 20 tháng 1 năm 2015
TIẾNG VIỆT TỰ HỌC
ÔN TẬP
I. MỤC TIÊU

- Giúp HS trả lời câu hỏi Ở đâu? Viết được câu văn trong đó có sử dụng biện pháp
nhân hóa.
II. TIẾN TRÌNH

- Học sinh làm bài cá nhân.
Bài 1: Với mỗi từ dưới dây em hãy viết một câu trong đó co sử dụng biện pháp nhân
hoá.
- Cái bút mực của em
- Cây phượng
- Cái áo khoác của em
- Ngôi trường
- Con mèo nhà em
- Bông hoa hồng ở vườn nhà em
Bài 2: Gạch dưới bộ phận trả lời cho câu hỏi Ở đâu ? trong các câu sâu:
a) Kiến tìm xuống dòng suối ở chân núi để uống nước.
b) Hai ông cháu đi đến cạnh ruộng lúa để lấy nước.
c) Trần Quốc Khái quê ở huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây.
- Học sinh báo cáo kết quả với cô giáo.
****************************************************

TIẾNG VIỆT TỰ HỌC
ÔN TẬP
I. MỤC TIÊU

- Giúp học sinh nhận biết và phân biệt được s/x – uôt/uôc để học sinh có kĩ năng
thành thạo vận dụng vào các viết chính tả đảm bảo chính xác thuần thục.
II. TIẾN TRÌNH

- Học sinh làm bài cá nhân.
Bài tập 1: Đánh dấu x vào ô trống trước những từ viết đúng chính tả
 sản xuất
 xuất khẩu


 suất sắc
 áp suất
 suất bản
 năng xuất
Bài 2: Điền vào chỗ trống vần uôt hoặc uôc:
- Cày sâu c... bẫm
- Máu chảy r..̣..mềm
- Th.... đắng dã tật
- Ướt như ch...̣.. lột
Bài 2: ở mỗi câu dưới đây, em hãy đặt một dấu phảy vào vị trí thích hợp trong câu:
Dưới tầm cánh chú bây giờ là luỹ tre xanh rì rào trong gió là bờ ao với những
khóm khoai nước rung rinh... Còn trên tầng cao cánh chú là đàn cò đang bay là trời
xanh trong và cao vút.
Con chuồn chuồn nước – Nguyễn Thế Hội
- Học sinh báo cáo kết quả với cô giáo.
 sản xuất

 xuất khẩu
 suất sắc
 áp suất
 suất bản
 năng xuất
- Cày sâu cuốc bẫm
- Máu chảy ruột mềm
- Thuốc đắng dã tật
- Ướt như chuột lột
- 1 HS lên bảng làm
Dưới tầm cánh chú bây giờ là luỹ tre xanh rì rào trong gió, là bờ ao với những
khóm khoai nước rung rinh... Còn trên tầng cao cánh chú là đàn cò đang bay, là trời
xanh trong và cao vút.
Con chuồn chuồn nước – Nguyễn Thế Hội
*********************************
HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP
CHỦ ĐIỂM THÁNG 1
NGÀY TẾT QUÊ EM
HOẠT ĐỘNG 3
KỂ CHUYỆN MÓN ĂN NGÀY TẾT QUÊ EM
Nhất trí với cách tổ chức dạy học theo thiết kế và tổ chức các HĐGDNGLL cho HS
lớp 3 ( Sách Hướng dẫn tổ chức các HĐGDNGLL cho HS lớp 3)
***************************************************************
Thứ tư ngày 21 tháng 1 năm 2015
HĐGD THỂ CHẤT
NHẢY DÂY
I- MỤC TIÊU

- Bước đầu biết cách thực hiện nhảy dây kiểu chụm hai chân và biết cách so dây,
chao dây, quay dây.

- Biết cách chơi và tham gia chơi được.


II- TÀI LIỆU- PHƯƠNG TIỆN

- Tài liệu hướng dẫn hoạt động Giáo dục thể chất lớp 3 của VNEN
- Sách giáo viên môn thể dục lớp 3.
Hướng dẫn chuẩn kiến thức kĩ năng lớp 3 môn Thể dục.
- Vệ sinh và kiểm tra an toàn địa điểm tổ chức hoạt động.
- Còi, kẻ sân chơi
III- TIẾN TRÌNH

Khởi động
- HS chạy chậm theo địa hình tự nhiên quanh sân trường, sau đó đứng tại chỗ khởi
động các khớp: cổ, cổ tay, cổ chân, hông, gối, vặn thân sang hai bên.
- Đi đều theo nhịp 1-4 hàng dọc.
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN

* Hoạt động cả lớp
- Giáo viên nhận lớp và phổ biến nội dung yêu cầu giờ học.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH

1. Học nhảy dây cá nhân kiểu chum hai chân:
Hoạt động cả lớp
- GV nêu và làm mẫu động tác, kết hợp giải thích từng cử động một để HS nắm
được.
- Tập tại chỗ so dây,mô phỏng động tác so dây, quay dây cho HS tập chụm hai chân
bật nhảy không có dây, rồi mới có dây.
Hoạt động cả nhóm:
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm tập luyện.

- GV quan sát đến các nhóm nhắc nhở, giúp đỡ, động viên.
Hoạt động cả lớp
- Đại diện nhóm lên báo cáo kết quả luyện tập.
- Tổ chức thi đua từng nhóm
- GV nhận xét, đánh giá kết quả thực hành của HS.
2.Trò chơi : Lò cò tiếp sức
Hoạt động cả lớp
- GV Phổ biến cách chơi, luật chơi.
- Tổ chức cho HS chơi thử một lần
- Các sự chia đội chơi và phân công trọng tài viên.
- Tổ chức chơi chính thức. GV và cán sự làm trọng tài chính.
- Sau mối lần chơi trong tài nhận xét báo cáo kết quả thực hiện
- GV theo dõi tổng hợp kết quả đội thắng cuộc.
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG

- HS cùng nhau chơi: trò chơi “ Lò cò tiếp sức” trong giờ ra chơi hoặc các hoạt động
tập thể khác ở trường.
- Em về nhà thực hiện lại bài đã học cho gia đình xem.
******************************************************************


Thứ năm ngày 22 tháng 1 năm 2015
HĐGD THỂ CHẤT
ÔN NHẢY DÂY - TRÒ CHƠI: LÒ CÒ TIẾP SỨC
I- MỤC TIÊU

- Bước đầu biết cách thực hiện nhảy dây kiểu chụm hai chân và biết cách so dây,
chao dây, quay dây.
- Biết cách chơi và tham gia chơi được.
II- TÀI LIỆU- PHƯƠNG TIỆN


- Tài liệu hướng dẫn hoạt động Giáo dục thể chất lớp 3 của VNEN
- Sách giáo viên môn thể dục lớp 3.
Hướng dẫn chuẩn kiến thức kĩ năng lớp 3 môn Thể dục.
- Vệ sinh và kiểm tra an toàn địa điểm tổ chức hoạt động.
- Còi, kẻ sân chơi
III- TIẾN TRÌNH

Khởi động
- HS chạy chậm theo địa hình tự nhiên quanh sân trường, sau đó đứng tại chỗ khởi
động các khớp: cổ, cổ tay, cổ chân, hông, gối, vặn thân sang hai bên.
- Đi đều theo nhịp 1-4 hàng dọc.
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN

* Hoạt động cả lớp
- Giáo viên nhận lớp và phổ biến nội dung yêu cầu giờ học.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH

1. Ôn nhảy dây cá nhân kiểu chum hai chân:
Hoạt động cả lớp.
-GV hho cho HS tập tại chỗ so dây, động tác so dây, quay dây cho HS tập chụm hai
chân bật nhảy không có dây, rồi mới có dây.
Hoạt động cả nhóm:
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm tập luyện.
- GV quan sát đến các nhóm nhắc nhở, giúp đỡ, động viên.
Hoạt động cả lớp
- Đại diện nhóm lên báo cáo kết quả luyện tập.
- Tổ chức thi đua từng nhóm
- GV nhận xét, đánh giá kết quả thực hành của HS.
2.Trò chơi : Lò cò tiếp sức

Hoạt động cả lớp
- GV Phổ biến cách chơi, luật chơi.
- Tổ chức cho HS chơi thử một lần
- Các sự chia đội chơi và phân công trọng tài viên.
- Tổ chức chơi chính thức. GV và cán sự làm trọng tài chính.
- Sau mối lần chơi trong tài nhận xét báo cáo kết quả thực hiện


- GV theo dõi tổng hợp kết quả đội thắng cuộc.
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG

- HS cùng nhau chơi: trò chơi “ Lò cò tiếp sức” trong giờ ra chơi hoặc các hoạt động
tập thể khác ở trường.
- Em về nhà thực hiện lại bài đã học cho gia đình xem.
********************************************
HĐGD MĨ THUẬT
Đ/C THỐNG DẠY
*****************************************
TIẾNG ANH
Đ/C OANH DẠY
*****************************************
HĐGD ÂM NHẠC
Đ/C CHINH DẠY
******************************************************************
Thứ sáu ngày 23 tháng 1 năm 2015
TOÁN TỰ HỌC
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU

- Giúp HS củng cố về điểm giữa và trung điểm của đoạn thẳng.

II. TIẾN TRÌNH

- Học sinh làm bài cá nhân
Bài 1: Viết tên các điểm vào chỗ trống:
a) Trong hình bên có:
Ba điểm ……,…….,…….. thẳng hàng
Ba điểm ……,…….,…….. thẳng hàng
Ba điểm ……,…….,…….. thẳng hàng
Ba điểm ……,…….,…….. thẳng hàng
b) - O điểm giữa hai điểm ….. và …..
- H điểm giữa hai điểm ….. và …..;
- I điểm giữa hai điểm ….. và …..
Bài 2: Viết tiếp chữ thích hợp vào chỗ chấm:
- H là …………..của đoạn thẳng PQ
- I là …………..của đoạn thẳng RS

A

O

B

C

H

D

M


I

N

P

H

S
Bài 3: Đúng ghi Đ sai ghi S:
M là trung điểm của đoạn thẳng CD

Q

R
I


O là trung điểm của đoạn thẳng AB
A
O
H là trung điểm của đoạn thẳng EG
H
E là trung điểm của đoạn thẳng AD
E
HH
G là trung điểm của đoạn thẳng BC
H là trung điểm của đoạn thẳng OM
D
M

E là điểm giữa hai điểm A và D
G là điểm giữa hai điểm B và C
H là điểm giữa hai điểm O và M
- Học sinh báo cáo kết quả với thầy cô giáo.
**************************************

B
G
C

TOÁN TỰ HỌC
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU:

- Giúp HS củng cố cộng, trừ, tính nhẩm các số trong phạm vi 10 000 và vận dụng
vào giải toán có lời văn.
III. TIẾN TRÌNH:

Bài 1: Đặt tính rồi tính
4634 + 2134
3016 + 1749
2875 + 479
907 + 5857
6385 - 2927
7563 - 4908
8090 -7131
3561- 924
Bài 2: Tính nhẩm
9000 + 900
200 + 4000

8000 + 80
2700 + 300
3600 - 600
7800 - 800
6200 -4000
7800 - 7000
Bài 3: Một cửa hàng buổi sáng bán được 824 lít dầu, buổi chiều bán được bằng

1
2

buổi sáng. Hỏi cả hai buổi cửa hàng bán được tất cả bao nhiêu lít dầu?
Bài 4: Một kho có 4720 kg muối, lần đầu chuyển đi 2000 kg muối, lần sau chuyển đi
1700kg muối nữa. Hỏi trong kho còn lại bao nhiêu kg muối? ( giải bằng hai cách).
Bài 5: Biết hiệu của hai số ab và cd là 18, em cho biết
a) Hiệu của hai số 1ab và 1cd là bao nhiêu ?
b) Hiệu của ab0 và cd0 là bao nhiêu?
- HS báo cáo kết quả với thầy cô giáo.
*************************************
TOÁN TỰ HỌC
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU:

- Giúp HS củng cố cộng, trừ các số trong phạm vi 10 000 và vận dụng vào giải toán
có lời văn.
- Giúp HS củng cố ngày tháng năm
III. TIẾN TRÌNH:


Bài 1: Đặt tính rồi tính:

4669 + 1034
6823 + 2359
7182 + 918
3097 + 2487
3491 – 1574
5073 – 268
8900 - 798
4679 – 3095
Bài 2: Tìm X
X + 1909 = 2050
X - 586 = 3705
8462 - X = 762
X + 175 = 1482 - 1225 X - 850 = 1000 -850
999 - X = 999 - 921
Bài 3: Một đội hái được 512 kg cam, đội hai được nhiều gấp 4 lần đội một. Hỏi cả
hai đội hái được bao nhiêu kg cam?
Bài 4: Một cửa hàng có 4876 mét vải, buổi sang bán được 798 mét vài, buổi chiều
bán được 1397 mét vải. Hỏi cửa hàng đó còn lại bao nhiêu mét vải?
Bài 5: Ngày 30 tháng 8 là chủ nhật thì ngày 2 tháng 9 cùng năm đó là ngày thứ mấy?
Bài 6: Thứ sáu tuần sau là ngày 3 tháng 4. Hỏi thứ sáu tuần này là ngày nào?
Bài 7: Thứ năm tuần này là ngày 25 tháng 3. Hỏi:
a) Thứ năm tuần trước là ngày bao nhiêu?
b) Thứ năm tuần sau là ngày bao nhiêu?
- HS báo cáo kết quả với cô giáo.
*************************************
TIẾNG ANH
Đ/C OANH DẠY
*************************
HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ
TUẦN 21

I. MỤC TIÊU:

- Nhận xét, đánh giá về tình hình học tập, nề nếp, tình hình hoạt động của lớp trong
tuần vừa qua và phổ biến kế hoạch tuần tới.
- Học sinh tự đánh giá bản thân và các thành viên khác trong tổ, lớp. Nghiêm túc phê
bình những sai phạm trong nội quy, quy chế nhà trường, lớp đề ra và quyết tâm khắc
phục khuyết điểm.
- Triển khai kế hoạch hoạt động của lớp, của nhà trường trong tuần tới.
II. TIẾN TRÌNH:

1. Lớp sinh hoạt văn nghệ:
2. Nội dung sinh hoạt:
- CT hội đồng tự quản điều khiển sinh hoạt. Các nhóm sinh hoạt theo nhóm.
- Các nhóm trưởng báo cáo hoạt động trong tuần của nhóm.
3. Đánh giá các hoạt động trong tuần :
- CT hội đồng tự quản báo cáo tình hình chung của lớp trong tuần vừa qua cho giáo
viên chủ nhiệm.
+ Ưu điểm: Các bạn trong lớp có tinh thần học tập tốt tự giác trong học nhóm chuẩn
bị bài trước khi lên lớp. Nắm vững bài học. Chuận bị đầy đủ sách vở và đồ dùng học
tập. Tụ giác, tự tin, mạnh dạn, chăm học, chăm làm, tích cực tham gia hoạt động
giáo dục, đi học đều, đúng giờ. Biết bảo vệ của công, giữ gìn và bảo vệ môi trường.


+ Tuần qua sinh hoạt 15 phút đầu giờ đúng chủ điểm, thực hiện khá tốt, lễ phép với
thầy cô giáo
+ Hiện tượng ăn quà vặt không còn xảy ra trong lớp. Biết giữ vệ sinh cá nhân, vệ
sinh lớp học.
+ Khuyết điểm: Ý thức học trên lớp chưa tốt, viết còn cẩu thả, trình bày vở chưa
sạch sẽ: Tú, Minh Ngọc.
- Ý kiến phản hồi của các thành viên trong lớp (nhận xét đã đúng, chưa đúng…)

- Các nhóm sinh hoạt tự giác đánh giá cá nhân và đưa ra ý kiến nhằm xây dựng tập
thể lớp.
4. Bình bầu tổ, cá nhân xuất sắc: Dự kiến tổ 1, tổ 3
5. Kế hoạch tuần tới: Giáo viên triển khai kế hoạch tuần tới
- Về học tập: Cá nhân trong lớp phải tích cực học tập tốt, học bài và làm bài đầy đủ
trước khi đến lớp. Tự giác học tập, tích cực thảo luận nhóm. Nghiêm túc trong giờ
học, hăng say phát biểu xây dựng bài.
- Về nề nếp: Đi học đúng giờ, trang phục đúng quy định thứ 2.
- Vệ sinh: Vệ sinh cá nhân và lớp học sạch sẽ.
- Hoạt động khác: Nhắc nhở các bạn sau khi mượn truyện, sách tham khảo phải để
đúng nơi quy định. Tổ chức sinh nhật cho các bạn sinh trong tháng 2.
- Lao động: Chăm sóc cây ceảnh và bồn hoa trước lớp.
****************************************************************


BÀI TẬP BỔ SUNG TUẦN 21
TIẾNG VIỆT
Bài 1: Với mỗi từ dưới dây em hãy viết một câu trong đó co sử dụng biện pháp nhân
hoá.
- Cái bút mực của em
- Cây phượng
- Cái áo khoác của em
- Ngôi trường
- Con mèo nhà em
- Bông hoa hồng ở vườn nhà em
Bài 2: Gạch dưới bộ phận trả lời cho câu hỏi Ở đâu ? trong các câu sâu:
a) Kiến tìm xuống dòng suối ở chân núi để uống nước.
b) Hai ông cháu đi đến cạnh ruộng lúa để lấy nước.
c) Trần Quốc Khái quê ở huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây.
TOÁN

Bài 1: Đặt tính rồi tính
2634 + 4834
5716 + 1749
1875 + 479
807 + 5857
3491 – 1574
5073 – 268
8900 - 798
4679 – 3095
Bài 2: Tính nhẩm
6000 + 500
400 + 3000
3000 + 30
2500 + 500
4000 + 900
300 + 5000
6000 + 70
1600 + 400
Bài 3: Tìm X
X + 1909 = 2050
X - 586 = 3705
8462 - X = 762
X + 175 = 1482 - 1225 X - 850 = 1000 -850
999 - X = 999 - 921
Bài 4: Thôn Đông có 2573 người, thôn Đoài có 2719 người. Hỏi cả hai thôn có tất
cả bao nhiêu người?
Bài 5: Một đội hái được 410 kg cam, đội hai được nhiều gấp đôi đội một. Hỏi cả hai
đội hái được bao nhiêu kg cam?
Bài 6: Thứ sáu tuần này là ngày 21 tháng 7. Hỏi:
a) Thứ năm tuần trước là ngày bao nhiêu?

b) Thứ bảy tuần sau là ngày bao nhiêu?



×