Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

giáo án Lớp 3 tuần 2 năm học 2015 2016 theo mô hình trường học mới vnen Tuần 23 VNEN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (140.63 KB, 13 trang )

TUẦN 23

Thứ hai ngày 2 tháng 2 năm 2015
CHÀO CỜ
SINH HOẠT TẬP THỂ
***********************************
TOÁN TỰ HỌC
LUYỆN TẬP

I. MỤC TIÊU

- Giúp HS củng cố về nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số.
II. TIẾN TRÌNH

- Học sinh làm bài cá nhân
Bài 1: Đặt tính rồi tính:
2023 x 3
4102 x 2
1018 x 6
2172 x 3
2012 x 4
2121 x 3
1712 x 4
1081 x 7
Bài 2 : Tính nhẩm:
40 x 2
200 x 3
2000 x 2
3000 x 3
30 x 2
300 x 2


3000 x 2
4000 x 2
50 x 2
400 x 3
500 x 2
200 x 5
Bài 3: Lát nền mỗi phòng học hết 1210 viên gạch. Hỏi lát nền 6 phòng học như thế
hết bao nhiêu viên gạch?
Bài 4: Có ba xe chở xăng, mỗi xe chở 1075 lít xăng. Người ta đã đổ 2350 lít xăng
trên các xe đó vào một bồn xăng. Hỏi trên cả ba xe đó còn lại bao nhiêu lít xăng?
- Học sinh báo cáo kết quả với thầy cô giáo.
***********************************
HĐGD THỦ CÔNG
ĐAN NONG ĐÔI (T1)
I. MỤC TIÊU

- Học sinh biết cách đan nong đôi.
- Đan được nong đôi đúng quy trình kĩ thuật. Các nan đan khít nhau. Nẹp được tấm
đan chắc chắn. Phối hợp màu sắc của nan dọc, nan ngang trên tấm đan hài hòa.
II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN:

- Mẫu tấm đan nong đôi có nan dọc và nan ngang khác màu nhau.
- Có kích thước đủ lớn để học sinh quan sát.
- Tranh quy trình và sơ đồ đan nong đôi. Bìa màu (giấy thủ công), bút chì, kéo thủ
công, hồ dán.
III. TIẾN TRÌNH

Khởi động: HS chơi trò chơi: Nói xuôi làm ngược



A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN

1. Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét
Hoạt động cả nhóm
- HS quan sát cách kẻ, cắt đan nong đôi.
- Nhận xét và củng cố cách kẻ, cắt đan nong đôi.
2. Cùng nhau kiểm tra lại kết quả của hoạt động 1
Hoạt động cả lớp
- Đại điện nhóm trình bày kết quả thảo luận, nhóm khác bổ sung, GV nhận xét.
4. Biểu diễn thao tác kẻ, cắt, kẻ, đan nong đôi.
Hoạt động cả lớp
- Một HS đọc các bước kẻ, cắt, đan nong đôi.
- Một nhóm lên kẻ, cắt, đan nong đôi..
- Lớp nhận xét các thao tác.
5. GV hướng dẫn thao tác. HS củng cố, khắc sâu kiến thức
Hoạt động cả lớp
Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát và nhận xét.
+ Giáo viên giới thiệu tấm đan nong đôi và học sinh quan sát (h.1)
+ Giáo viên gợi ý để học sinh quan sát và so sánh tấm đan nong mốt của bài trước với
tấm đan nong đôi.(kích thước các nan đan bằng nhau nhưng cách đan khác nhau).
+ Giáo viên nêu tác dụng và cách đan nong đôi trong thực tế.
- Bước 1. Kẻ, cắt các nan.
+ Kẻ các đường kẻ dọc, ngang cách đều nhau 1 ô. Đối với tờ giấy bìa không có dòng
kẻ cách kẻ như đã làm ở bài 13.
+ Cắt các nan dọc.
+ Cắr các nan ngang và 4 nan dùng để dán nẹp xung quanh.
+ Cắt nan ngang và nan dọc khác màu (h.3).
- Bước 2. Đan nong đôi.
+ Cách đan nong đôi là nhấc 2 nan, đè 2 nan và lệch nhau 1 nan dọc (cùng chiều)
giữa 2 hàng nan ngang liền kề.

Cách đan nong đôi (h.4a;4b).
+ Đan nan ngang thứ nhất: đặt các nan dọc giống như đan nong mốt. Nhấc các nan
dọc 2;3;6;7 và luồn nan ngang thứ nhất vào. Dồn nan ngang khít với đường nối nan
dọc.
+ Đan nan ngang thứ hai: nhấc các nan dọc 3;4;7;8 và luồn nan ngang thứ hai vào.
Dồn nan ngang thứ hai khít với nan ngang thứ nhất.
+ Đan nan ngang thứ ba: ngược với đan nan ngang thứ nhất, nghĩa là nhấc các nan
dọc 1;4;5;8;9 và luồn nan ngang thứ ba vào. Dồn nan ngang thứ ba khít với nan
ngang thứ hai.


+ Đan nan ngang thứ tư: ngược với đan nan ngang thứ hai, nghĩa là nhấc các nan dọc
1;2;5;6;9 và luồn nan ngang thứ tư vào. Dồn nan ngang thứ tư khít với nan ngang thứ
ba.
+ Đan nan ngang thứ năm giống nan thứ nhất.
+ Đan nan ngang thứ sáu giống nan thứ hai.
+ Đan nan ngang thứ bảy giống nan thứ ba.
- Bước 3. Dán nẹp xung quanh tấm đan.
+ Dùng 4 nan còn lại dán theo 4 cạnh của tấm đan để được tấm đan nong đôi như tấm
đan mẫu.
+ Học sinh tập kẻ, cắt các nan đan bằng giấy, bìa và tập đan nong đôi.
6. Áp dụng trực tiếp.
Hoạt động cá nhân.
- HS thực hành kẻ, cắt các nan và thực hành đan nong mốt.
- GV nhận xét.
***********************************
HĐGD LỐI SỐNG
GIỮ LỜI HỨA
( Tiết 1)
I/ MỤC TIÊU :


HS nêu được một vài ví dụ về giữ lời hứa.
- Biết giữ lời hứa với bạn bè và mọi người.
- Quý trọng những người biết giữ lời hứa.
- Đối với HS khá, giỏi: Nêu được thế nào là giữ lời hứa; Hiểu được ý nghĩa của việc
giữ lời hứa.
* Kĩ năng sống:
-Kĩ năng tự tin mình có khả năng thực hiện lời hứa. Kĩ năng thương lượng với người
khác để thực hiện được lời hứa của mình.Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm về việc làm
chủ của mình
III/ TIẾN TRÌNH :

Hoạt động cả lớp:
- Khởi động: HS chơi trò chơi “ Gieo hạt ”
Hoạt động cá nhân:
Kể chuyện “Chiếc vòng bạc”.
- GV kể lại câu chuyện một cách rõ ràng- HS chú ý lắng nghe
- Một số HS đọc lại câu chuyện
Hoạt động theo nhóm: Cho HS thảo luận các câu hỏi:
+ Bác Hồ đã làm gì khi gặp lại các em bé sau 2 năm đi xa
+ Em bé và mọi người cảm thấy như thế nào trước việc làm của Bác?


+ Việc làm của Bác thể hiện điều gì? Theo em như thế nào là giữ lời hứa?
+ Người biết giữ lời hứa sẽ được mọi người đánh giá như thế nào?
- GV kết luận: Giữ lời hứa là thực hiện đúng điều mình đã nói, đã hứa hẹn. Người
biết giữ lời hứa sẽ được mọi người tôn trọng và tin cậy.
- Theo em như thế nào là giữ lời hứa?
- Người biết giữ lời hứa sẽ được mọi người đánh giá như thế nào?
- Nhắc lại nội dung bài học

3. Hoạt động ứng dụng: Kể với gia đình một vài ví dụ về giữ lời hứa.
****************************************************************
Thứ ba ngày 3 tháng 2 năm 2015
TIẾNG VIỆT TỰ HỌC
ÔN TẬP
I. MỤC TIÊU

- Nhận biết phép nhân hóa, cách trả lời câu hỏi Như thế nào?
II. TIẾN TRÌNH

- Học sinh làm bài cá nhân.
Bài 1: Đọc bài thơ sau:
Hạt mưa tinh nghịch lắm
Thi cùng với ông sấm
Gõ thùng như trẻ con
Ào ào trên mái tôn.
Rào rào một lúc thôi
Khi trời đã tạnh hẳn
Sấm chớp chuồn đâu mất
Ao đỏ ngàu màu đất
Như là khóc thương ai:
Chi mây đi gánh nước
Đứt quang ngã song xoài.
Lê Hồng Thiện
Trong bài thơ trên, những sự vật nào được nhân hóa?
Bài 2: Điền tiếp bộ phận câu trả lời câu hỏi Như thế nào? Để các dòng sau thành câu:
a. Quân của Hai Bà Trưng chiến đấu….
b. Hồi còn nhỏ, Trần Quốc Khái là một cậu bé…
c. Qua câu chuyện Đất quý, đất yêu ta thấy người dân Ê-ti- ô-pi-a…
d. Khi gặp địch, anh Kim Đồng đã xử trí…..

- Học sinh báo cáo kết quả với cô giáo.
*****************************************


TIẾNG VIỆT TỰ HỌC
ÔN TẬP
I. MỤC TIÊU

Giúp HS khắc sâu cách làm bài văn nói viết về người lao động trí
Rèn kỹ năng nói và viết về người lao động trí óc thành 1 đoạn văn; biết dùng từ
đúng, câu văn ngắn gọn, đủ ý và sinh động.
Giáo dục HS yêu quý, kính trọng những người lao động chân chính, phấn đấu trở
thành những người lao động trí óc để giúp ích cho xã hội.
II. TIẾN TRÌNH

- Học sinh làm bài cá nhân.
Bài tập 2: Sắp xếp những câu văn sau để chúng trở thành 1 đoạn văn ngắn.
a- Mỗi tuần bác có 2 buổi trực đêm.
b- Bác luôn bận rộn với công việc ở bệnh viện.
c- Bác An em làm bác sỹ ở bệnh viện tỉnh.
d- Hàng ngày, bác có mặt ở bệnh viện trước giờ làm việc để chuẩn bị dụng cụ và
trang phục vệ sinh cho một ngày làm việc.
e- Ở bệnh viện ai cũng yêu quý bác An.
g- Đối với những bệnh nhân nghèo đôi lúc bác còn nhường phần cơm của mình cho
họ.
h- Bác rất ân cần thăm hỏi và động viên người bệnh mỗi khi khám bệnh.
Bài tập 3:
- Nói về ước mơ của em sau này trở thành người lao động trí óc.
- GV cho HS suy nghĩ và nói trước lớp.
- GV cùng HS khác nhận xét.

- Học sinh báo cáo kết quả với cô giáo.
******************************************
HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP
CHỦ ĐIỂM THÁNG 2
EM YÊU TỔ QUỐC VIỆT NAM
HOẠT ĐỘNG 1
TÌM HIỂU VỀ LÀN ĐIỆU DÂN CA QUÊ HƯƠNG EM
Nhất trí với cách tổ chức dạy học theo thiết kế và tổ chức các HĐGDNGLL cho HS
lớp 3 ( Sách Hướng dẫn tổ chức các HĐGDNGLL cho HS lớp 3)
****************************************************************


Thứ tư ngày 4 tháng 2 năm 2015
HĐGD THỂ CHẤT
TRÒ CHƠI: TRÒ CHƠI: CHUYỀN BÓNG TIẾP SỨC
I- MỤC TIÊU

- Biết cách thực hiện nhảy dây kiểu chụm hai chân và biết cách so dây, chao dây,
quay dây.
- Biết cách chơi và tham gia chơi được.
II- TÀI LIỆU- PHƯƠNG TIỆN

- Tài liệu hướng dẫn hoạt động Giáo dục thể chất lớp 3 của VNEN
- Sách giáo viên môn thể dục lớp 3. Còi, kẻ sân chơi
Hướng dẫn chuẩn kiến thức kĩ năng lớp 3 môn Thể dục.
- Vệ sinh và kiểm tra an toàn địa điểm tổ chức hoạt động.
III- TIẾN TRÌNH

Khởi động
- HS chạy chậm theo địa hình tự nhiên quanh sân trường, sau đó đứng tại chỗ khởi

động các khớp: cổ, cổ tay, cổ chân, hông, gối, vặn thân sang hai bên.
- HS chơi trò chơi : Kết bạn.
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN

* Hoạt động cả lớp
- Giáo viên nhận lớp và phổ biến nội dung yêu cầu giờ học.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH

1. Ôn nhảy dây cá nhân kiểu chum hai chân:
Hoạt động cả lớp.
-GV hho cho HS tập tại chỗ so dây, động tác so dây, quay dây cho HS tập chụm hai
chân bật nhảy không có dây, rồi mới có dây.
Hoạt động cả nhóm:
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm tập luyện.
- GV quan sát đến các nhóm nhắc nhở, giúp đỡ, động viên.
Hoạt động cả lớp
- Đại diện nhóm lên báo cáo kết quả luyện tập. Tổ chức thi đua từng nhóm
- GV nhận xét, đánh giá kết quả thực hành của HS.
2.Trò chơi : “ Chuyển bóng tiếp sức”
Hoạt động cả lớp
- GV Phổ biến cách chơi, luật chơi.Tổ chức cho HS chơi thử một lần
- Các sự chia đội chơi và phân công trọng tài viên.
- Tổ chức chơi chính thức. GV và cán sự làm trọng tài chính.
- Sau mối lần chơi trong tài nhận xét báo cáo kết quả thực hiện


- GV theo dõi tổng hợp kết quả đội thắng cuộc.
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG

- HS cùng nhau chơi: trò chơi ““ Chuyển bóng tiếp sức ” trong giờ ra chơi hoặc các

hoạt động tập thể khác ở trường.
- Em về nhà thực hiện lại bài đã học cho gia đình xem.
********************************************************************
Thứ năm ngày 5 tháng 2 năm 2015
HĐGD THỂ CHẤT
TRÒ CHƠI: CHUYỀN BÓNG TIẾP SỨC
I- MỤC TIÊU

- Biết cách thực hiện nhảy dây kiểu chụm hai chân và biết cách so dây, chao dây,
quay dây.
- Biết cách chơi và tham gia chơi được.
II- TÀI LIỆU- PHƯƠNG TIỆN

- Tài liệu hướng dẫn hoạt động Giáo dục thể chất lớp 3 của VNEN
- Sách giáo viên môn thể dục lớp 3.
Hướng dẫn chuẩn kiến thức kĩ năng lớp 3 môn Thể dục.
- Vệ sinh và kiểm tra an toàn địa điểm tổ chức hoạt động.
- Còi, kẻ sân chơi
III- TIẾN TRÌNH

Khởi động
- HS chạy chậm theo địa hình tự nhiên quanh sân trường, sau đó đứng tại chỗ khởi
động các khớp: cổ, cổ tay, cổ chân, hông, gối, vặn thân sang hai bên.
- HS chơi trò chơi : Kết bạn.
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN

* Hoạt động cả lớp
- Giáo viên nhận lớp và phổ biến nội dung yêu cầu giờ học.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH


1. Ôn nhảy dây cá nhân kiểu chum hai chân:
Hoạt động cả lớp.
-GV hho cho HS tập tại chỗ so dây, động tác so dây, quay dây cho HS tập chụm hai
chân bật nhảy không có dây, rồi mới có dây.
Hoạt động cả nhóm:
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm tập luyện.
- GV quan sát đến các nhóm nhắc nhở, giúp đỡ, động viên.
Hoạt động cả lớp
- Đại diện nhóm lên báo cáo kết quả luyện tập. Tổ chức thi đua từng nhóm
- GV nhận xét, đánh giá kết quả thực hành của HS.


2.Trò chơi: “ Chuyển bóng tiếp sức”
Hoạt động cả lớp
- GV Phổ biến cách chơi, luật chơi.Tổ chức cho HS chơi thử một lần
- Các sự chia đội chơi và phân công trọng tài viên.
- Tổ chức chơi chính thức. GV và cán sự làm trọng tài chính.
- Sau mối lần chơi trong tài nhận xét báo cáo kết quả thực hiện
- GV theo dõi tổng hợp kết quả đội thắng cuộc.
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG

- HS cùng nhau chơi: trò chơi ““ Chuyển bóng tiếp sức”trong giờ ra chơi hoặc các
hoạt động tập thể khác ở trường.
- Em về nhà thực hiện lại bài đã học cho gia đình xem.
*************************************
HĐGD MĨ THUẬT
Đ/C THỐNG DẠY
*************************************
HĐGD ÂM NHẠC
Đ/C CHINH DẠY

*************************************
TIẾNG ANH
Đ/C OANH DẠY
********************************************************************
Thứ sáu ngày 6 tháng 2 năm 2015
TOÁN TỰ HỌC
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU

- Giúp HS củng cố về nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số.
II. TIẾN TRÌNH

- Học sinh làm bài cá nhân
Bài 1: Đặt tính rồi tính:
2138 x 2
1273 x 3
1408 x 4
1008 x 6
1006 x 8
1519 x 4
Bài 2: Viết số thích hợp vào ô trống:
Số đã cho
123
1023
Thêm 4 đơn vị
Gấp 4 lần

1719x 5
1705 x 5
1203


1230


Bài 3: Mỗi xe chở 2715 viên gạch. Hỏi 2 xe như thế chở bao nhiêu viên gạch?
Bài 4: Tính chu vi một khu đất hình vuông có cạnh là 1324m.
- HS báo cáo kết quả với thầy cô giáo.
- Lớp chữa bài, nhận xét
*************************************
TOÁN TỰ HỌC
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU

- Giúp HS củng cố về chia số có bốn chữ số cho số có một chữ số và tìm thừa số chưa
biết; củng cố phép chia có dư.
II. TIẾN TRÌNH

- Học sinh làm bài cá nhân.
Bài 1: Đặt tính rồi tính
2684 : 2
2457 : 3
3672 : 4
2113 : 4
1608 : 8
3052 : 5
9094 : 8
7256 : 7
Bài 2: Tìm X
X x 4 = 2048
5 x X = 3055

X x 6 = 4278
X x 7 = 2107
X x 8 = 1608
9 x X = 2763
Bài 3: Người ta đổ đều 1696l dầu vào 8 thùng. Hỏi mỗi thùng có bao nhiêu lít dầu?
Bài 4: Một xe tải cần phải lắp 6 bánh xe. Hỏi có 1280 bánh xe thì lắp được nhiều nhất
bao nhiêu xe tải như thế va còn thừa mấy bánh xe?
- HS báo cáo kết quả với thầy cô giáo.
- Lớp chữa bài, nhận xét
*****************************
TOÁN TỰ HỌC
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU

- Giúp HS củng cố về chia số có bốn chữ số cho số có một chữ số và tìm thừa số chưa
biết; củng cố phép chia có dư.
II. TIẾN TRÌNH

- Học sinh làm bài cá nhân.
Bài 1: Đặt tính rồi tính
821 x 4
1012 x 5
309 x 7
1230 x 6
7684 : 2
5457 : 3
3672 : 4
4218 : 6
4691 : 2
1230 : 3

1607 : 4
1038 : 5
Bài 3: Có 5 thùng sách, mỗi thùng đựng 306 quyên sách. Số sách đó chia đều vào 6
thư viện trường học. Hỏi mỗi thư viện được chia đều bao nhiêu quyển sách?


Bài 4: Một sân vận động hình chữ nhật có chiều rộng 95 mét và chiều dài gấp 3 lần
chiều rộng. Tính chu vi sân vận động đó?
Bài 5: Một mảnh đất hình vuông có số đo một cạnh là 125 mét. Hỏi chu vi mảnh đất
đó là bao nhiêu?
- HS báo cáo kết quả với thầy cô giáo.
- Lớp chữa bài, nhận xét
************************************
TIẾNG ANH
Đ/C OANH DẠY
*************************************
HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ
TUẦN 23
I. MỤC TIÊU:

- Nhận xét, đánh giá về tình hình học tập, nề nếp, tình hình hoạt động của lớp trong
tuần vừa qua và phổ biến kế hoạch tuần tới.
- Học sinh tự đánh giá bản thân và các thành viên khác trong tổ, lớp. Nghiêm túc phê
bình những sai phạm trong nội quy, quy chế nhà trường, lớp đề ra và quyết tâm khắc
phục khuyết điểm.
- Triển khai kế hoạch hoạt động của lớp, của nhà trường trong tuần tới.
II. TIẾN TRÌNH:

1. Lớp sinh hoạt văn nghệ:
2. Nội dung sinh hoạt:

- CT hội đồng tự quản điều khiển sinh hoạt. Các nhóm sinh hoạt theo nhóm.
- Các nhóm trưởng báo cáo hoạt động trong tuần của nhóm.
3. Đánh giá các hoạt động trong tuần :
- CT hội đồng tự quản báo cáo tình hình chung của lớp trong tuần vừa qua cho giáo
viên chủ nhiệm.
+ Ưu điểm: Các bạn trong lớp có tinh thần học tập tốt tự giác trong học nhóm chuẩn
bị bài trước khi lên lớp. Nắm vững bài học. Chuận bị đầy đủ sách vở và đồ dùng học
tập. Tụ giác, tự tin, mạnh dạn, chăm học, chăm làm, tích cực tham gia hoạt động giáo
dục, đi học đều, đúng giờ. Biết bảo vệ của công, giữ gìn và bảo vệ môi trường.
+ Tuần qua sinh hoạt 15 phút đầu giờ đúng chủ điểm, thực hiện khá tốt, lễ phép với
thầy cô giáo
+ Hiện tượng ăn quà vặt không còn xảy ra trong lớp. Biết giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh
lớp học.
+ Khuyết điểm: Ý thức học trên lớp chưa tốt, viết còn cẩu thả, trình bày vở chưa sạch
sẽ: Tú, Minh Ngọc.
- Ý kiến phản hồi của các thành viên trong lớp (nhận xét đã đúng, chưa đúng…)


- Các nhóm sinh hoạt tự giác đánh giá cá nhân và đưa ra ý kiến nhằm xây dựng tập
thể lớp.
4. Bình bầu tổ, cá nhân xuất sắc: Dự kiến tổ 3, tổ 2
5. Kế hoạch tuần tới: Giáo viên triển khai kế hoạch tuần tới
- Về học tập: Cá nhân trong lớp phải tích cực học tập tốt, học bài và làm bài đầy đủ
trước khi đến lớp. Tự giác học tập, tích cực thảo luận nhóm. Nghiêm túc trong giờ
học, hăng say phát biểu xây dựng bài.
- Về nề nếp: Đi học đúng giờ, trang phục đúng quy định thứ 2.
- Vệ sinh: Vệ sinh cá nhân và lớp học sạch sẽ.
- Hoạt động khác: Nhắc nhở các bạn sau khi mượn truyện, sách tham khảo phải để
đúng nơi quy định. Tô chức sinh nhật cho các bạn sinh trong tháng 2.
- Lao động: Chăm sóc cây cảnh và bồn hoa trước lớp.



BÀI TẬP BỔ SUNG TUẦN 23
TOÁN
Bài 1: Đặt tính rồi tính
2684 : 2
2457 : 3
3672 : 4
2113 : 4
1608 : 8
3052 : 5
9094 : 8
7256 : 7
Bài 2: Tìm X
X x 4 = 2048
5 x X = 3055
X x 6 = 4278
X x 7 = 2107
X x 8 = 1608
9 x X = 2763
Bài 3: Người ta đổ đều 1696l dầu vào 8 thùng. Hỏi mỗi thùng có bao nhiêu lít dầu?
Bài 4: Một xe tải cần phải lắp 6 bánh xe. Hỏi có 1280 bánh xe thì lắp được nhiều nhất
bao nhiêu xe tải như thế va còn thừa mấy bánh xe?

Bài 1: Đặt tính rồi tính
821 x 4
1012 x 5
309 x 7
1230 x 6
7684 : 2

5457 : 3
3672 : 4
4218 : 6
4691 : 2
1230 : 3
1607 : 4
1038 : 5
Bài 3: Có 5 thùng sách, mỗi thùng đựng 306 quyên sách. Số sách đó chia đều vào 6
thư viện trường học. Hỏi mỗi thư viện được chia đều bao nhiêu quyển sách?
Bài 4: Một sân vận động hình chữ nhật có chiều rộng 95 mét và chiều dài gấp 3 lần
chiều rộng. Tính chu vi sân vận động đó?
Bài 5: Một mảnh đất hình vuông có số đo một cạnh là 125 mét. Hỏi chu vi mảnh đất
đó là bao nhiêu?


TIẾNG VIỆT

Bài 1: Đọc bài thơ sau:
Hạt mưa tinh nghịch lắm
Thi cùng với ông sấm
Gõ thùng như trẻ con
Ào ào trên mái tôn.
Rào rào một lúc thôi
Khi trời đã tạnh hẳn
Sấm chớp chuồn đâu mất
Ao đỏ ngàu màu đất
Như là khóc thương ai:
Chi mây đi gánh nước
Đứt quang ngã song xoài.
Lê Hồng Thiện

Trong bài thơ trên, những sự vật nào được nhân hóa?
Bài 2: Điền tiếp bộ phận câu trả lời câu hỏi Như thế nào? Để các dòng sau thành câu:
a. Quân của Hai Bà Trưng chiến đấu….
b. Hồi còn nhỏ, Trần Quốc Khái là một cậu bé…
c. Qua câu chuyện Đất quý, đất yêu ta thấy người dân Ê-ti- ô-pi-a…
d. Khi gặp địch, anh Kim Đồng đã xử trí…..
Bài 3: Nói về ước mơ của em sau này trở thành người lao động trí óc.



×