Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

giáo án Lớp 3 tuần 2 năm học 2015 2016 theo mô hình trường học mới vnen Tuần 28 VNEN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (141.05 KB, 12 trang )

TUẦN 28
Thứ hai ngày 16 tháng 3 năm 2015
CHÀO CỜ
SINH HOẠT TẬP THỂ
----------------------------------------------TOÁN TỰ HỌC
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU

- Giúp HS củng cố về 4 phép tính, tính giá trị của biểu thức, giải các bài toán có lời
văn.
II. TIẾN TRÌNH

- Học sinh làm bài cá nhân.
Câu1: Viết các số : 5407; 5074; 5740; 5047.
a) Theo thứ tự từ bé đến lớn.
b) Theo thứ tự từ lớn đến bé.
Câu 2: Đặt tính rồi tính.
5376 + 982
3208 : 4
4483 - 3947
1413 x 7
Câu 3: Tính giá trị của biểu thức.
1812 : 6 + 149
3842 - 924 x 3
Câu 4: Điền dấu >; <; = vào chỗ chấm :
700 + 5 ..... 7005
1km ..... 999m
53999 + 1 ..... 54000
1giờ 50phút ..... 120 phút.
Câu 5: Một cửa hàng có 3 thùng dầu, mỗi thùng chứa 1050 lít. Người ta đã bán đi
2715 lít. Hỏi cửa hàng còn lại bao nhiêu lít dầu ?


- Học sinh báo cáo kết quả với thầy cô giáo.
----------------------------------------------HĐGD THỦ CÔNG
LÀM ĐỒNG HỒ ĐỂ BÀN (TIẾT 1)
I. MỤC TIÊU:

- Học sinh biết làm đồng hồ để bàn bằng giấy thủ công, hoặc bằng bìa cứng.
- Làm được đồng hồ để bàn đúng quy trình kĩ thuật.
- Hs yêu thích sản phẩm của mình.
II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN:

- Mẫu đồng hồ để bàn làmbằng giấy thủ công ( hoặc bìa màu).
- Tranh quy trình làm đồng hồ để bàn.
- Giấy thủ công (bìa màu), giấy trắng, hồ dán, thước …
III. TIẾN TRÌNH:

Khởi động: HS chơi trò chơi: Nói xuôi làm ngược


A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN

1. Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét
Hoạt động cả nhóm
+ Học sinh quan sát và nhận xét.
+ Đồng hồ để bàn, mẫu được làm bằng giấy thủ công (bìa màu) (h.1).
+ HS liên hệ và so sánh hình dạng, màu sắc, các bộ phận của đồng hồ mẫu với đồng
hồ để bàn được sử dụng trong thực tế.
+ Nêu tác dụng của đồng hồ.
2. Cùng nhau kiểm tra lại kết quả của hoạt động 1
Hoạt động cả lớp
- Đại điện nhóm trình bày kết quả thảo luận, nhóm khác bổ sung, GV nhận xét.

3. Xem hướng dẫn và làm thử
Hoạt động cả nhóm
- HS quan sát hình và đọc hướng dẫn để cùng nhau Làm đồng hồ để bàn.
4. Biểu diễn thao tác Làm đồng hồ để bàn.
Hoạt động cả lớp
- Một HS đọc các bước Làm đồng hồ để bàn.
- Một nhóm lên thực hiện các thao tác Làm đồng hồ để bàn.
- Lớp nhận xét các thao tác.
5. GV hướng dẫn thao tác. HS củng cố, khắc sâu kiến thức
Hoạt động cả lớp
- Bước 1. Cắt giấy.
+ Cắt 2 tờ giấy thủ công có chiều dài 24 ô, rộng 16 ô để làm đế và làm khung dán
mặt đồng hồ( HS có thể không cần dùng giấy màu mà dùng bìa cứng để không phải
gấp tờ giấy làm nhiều lần.)
+ Cắt 1 tờ giấy hình vuông có cạnh 10 ô để làm chân đỡ đồng hồ.
+ Cắt 1 tờ giấy trắng có chiều dài 14 ô, rộng 18 ô để làm mặt đồng hồ.( Dùng bìa
cứng để làm mặt đồng hồ.)
- Bước 2. Làm các bộ phận của đồng hồ (khung, mặt, đế và chân đỡ đồng hồ ).
+ Làm khung đồng hồ.
- Lấy 1 tờ giấy thủ công dài 24 ô, rộng 16 ô, gấp đôi chiều dài, miết kỹ đường gấp.
- Mở tờ giấy ra, bôi hồ đều vào bốn mép giấy và giữa tờ giấy lại theo đường dấu gấp
giữa, miết nhẹ cho 2 nửa tờ giấy dính chặt vào nhau (H.2;3).
+Làm mặt đồng hồ (h.4;5;6 SGV/250). + Làm đế đồng hồ (h.7;8;9 SGV/251).
+ Làm chân đỡ đồng hồ (h.10 SGV/252).
- Bước 3. Làm thành đồng hồ hoàn chỉnh.
+ Dán khung đồng hồ vào phần đế.+ Dán mặt đồng hồ vào phần khung đồng hồ.
+ Dán chân đỡ vào mặt sau khung đồng hồ.
+ Giáo viên tóm lại các bước làm đồng hồ để bàn và tổ chức cho học sinh tập làm
mặt đồng hồ để bàn.
6. Áp dụng trực tiếp. Hoạt động cá nhân.

- HS thực hành Làm đồng hồ để bàn. Nhận xét HS thực hành Làm đồng hồ để bàn.


HĐGD LỐI SỐNG
DÀNH CHO ĐỊA PHƯƠNG- AN TOÀN GIAO THÔNG
TUÂN THỦ TÍN HIỆU ĐÈN ĐIỀU KHIỂN GIAO THÔNG
I. MỤC TIÊU

HS nhận biết ba màu của đèn tín hiệu điều khiển giao thông
Biết nơi có đèn tín hiệu điều khiển giao thông.
Biết tác dụng của đèn tín hiệu điều khiển giao thông.
III/ TIẾN TRÌNH :

Hoạt động 1: Kể chuyện
Bước 1: Kể chuyện GV kể lại chuyện theo nội dung bài
Bước 2: Tìm hiểu ý nghĩa câu chuyện
- Bo nhìn thấy đèn tín hiệu ĐKGT ở đâu?
- Tín hiệu đèn ĐKGT có mấy màu? Là những màu nào?
- Mẹ nói khi gặp đèn đỏ thì người và xe phải làm gì?
- Chuyện gì sẽ xảy ra nếu đèn đỏ mà xe cứ đi?
Bước 3: Chơi sắm vai ( Hoạt động nhóm đôi)
- Chia lớp thành các nhóm đôi: 1 hs đóng vai mẹ, 1 hs đóng vai Bo.
- Hai hs đối thoại với nhau theo lời của Mẹ và Bo trong sách.
Theo dõi, nhận xét các nhóm.
Bước 4: Kết luận: Qua câu chuyện giữa Mẹ và Bo, chúng ta thấy các ngã tư, ngã
năm… Thường có đèn tín hiệu ĐKGT.Đèn tín hiệu ĐKGT có 3 màu: đỏ - vàng –
xanh.Khi gặp đèn đỏ người và xe phải dùng lại.Đèn xanh được phép đi. Đèn vàng
báo hiệu sự thay đổi tín hiệu, xe phải dừng lại trước vạch dừng.
Hoạt động 2: Trò chơi
Bước 1: Cho hs nêu lại ý nghĩa của 3 màu đèn.

Bước 2: Giáo viên phổ biến luật chơi.
- Khi gv hô “chuẩn bị”, hs đưa 2 tay vòng trước ngực như đang chuẩn bị tham gia
giao thông.
- Khi gv hô “đèn xanh”, hs quay 2 tay xung quanh nhau , chân chạy tại chỗ như đang
đi trên đường.
- Khi gv hô “đèn vàng”, hs quay 2 tay chậm lại như đang giảm tốc độ chuẩn bị dừng.
- Khi gv hô “đèn đỏ” tất cả phải dừng lại như khi gặp đèn đỏ, các phương tiện và
người phải dừng lại.
Chú ý: Khi chơi gv có thể hô không theo thứ tự các màu đèn, những hs sai mời lên
nhảy lò cò.
Bước 3: Kết luận: Chúng ta phải tuân thủ đèn tín hiệu ĐKGT để đảm bảo an toàn,
tránh tai nạn và không làm ùn tắc giao thông.
Hoạt động 3: Hoạt động ứng dụng.
- Khi qua đường phải đi trên vạch trắng dành cho người đi bộ.
----------------------------------------------------------------------------------------------


Thứ ba ngày 17 tháng 3 năm 2015
TIẾNG VIỆT TỰ HỌC
ÔN TẬP
I. MỤC TIÊU

- Giúp HS: Hiểu cách cây cối, sự vật tự nói, tự giới thiệu về mình và tác dụng của
kiểu nhân hoá đó.
+ Yêu cầu HS tìm bộ phận tả lời cho câu hỏi Để làm gì? Ở các câu văn đã nêu.
+ Củng cố về cách dùng dấu chấm, dấu chấm hỏi.
II. TIẾN TRÌNH: Học sinh làm bài cá nhân.
Bài 1: Đọc đoạn văn sau:
Hoa mận vừa tàn thì mùa xuân đến vườn cây lại đầy tiếng chim và bóng chim bay
nhảy. những thím chích choè nhanh nhảu. Những chú khước lắm điều. Những anh

chào mào đỏm dáng. Những bác cu gáy trầm ngâm...
- Tìm từ ngữ trong đoạn trên để điền vào ô trống cho phù hợp.
Từ gọi chim như gọi người
Từ tả chim như tả người.
................................................. .................................................
................................................. ...................................................
………………………………. ………………………………..
………………………………
………………………………..
-HS thảo luận theo nhóm 4 làm vào phiếu bài tập.
- Đại diện nhóm trình bày. GV chốt kết quả đúng.
Bài 2: Đặt câu hỏi cho bộ phận gạch dưới trong mỗi câu sau:
a. Đội đồng diễn thể dục đang tích cực tập luyện để chuẩn bị trình diễn ở hội khoẻ
Phù Đổng
b.Hưng chăm sóc con gà nòi để chuẩn bị cho cuộc thi chọi gà ngày mai.
c. Hai chị em Hoa ăn cơm sớm để chuẩn bị đi xem đấu vật.
-HS làm bài vào vở, GV quan sát giúp đỡ.
Bài 3: Điền dấu chấm hỏi hay dấu chấm than vào ô trống cho phù hợp
Em Tuấn hỏi chị:
- Chị Hồng ơi, có phải chiều nay có cuộc thi bơi ở ngoài sông không
- Đúng rồi.
- Chị em mình đi xem đi
- Được thôi. Nhưng em đã học xong bài chưa
- Chị hãy giúp em làm bài tập làm văn nhé
- HS thảo luận nhóm 2 để làm bài tập.
-Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung.
- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
-----------------------------------------------



TIẾNG VIỆT TỰ HỌC
ÔN TẬP
I. MỤC TIÊU

- Giúp HS: Rèn kĩ năng nói, Rèn kĩ năng viết: Kể được một số nét chính của một
trận thi đấu thể thoa đã được xem, được nghe tường thuật ...( theo các câu hỏi gợi ý),
giúp người nghe hình dung được trận đấu.
II. TIẾN TRÌNH

- Học sinh làm bài cá nhân.
Bài 1: Kể được một số nét chính của một trận thi đấu thể thao đã được xem, được
nghe tường thuật.
-2 HS giỏi kể mẫu. GV nhận xét.
-HS tập kể theo nhóm 3.
-HS thi kể trước lớp, cả lớp bình chọn bạn kể hấp dẫn nhất.
-HS viết bài.
-HS đọc các mẫu tin đã viết.
-Cả lớp và GV nhận xét về lời thông báo; cách dùng từ; mức độ rõ ràng; sự thú vị,
mới mẻ của thông tin.
- GV chấm một số bài và nhận xét.
+Chuẩn bị bài sau: Viết về một trận thi dấu thể thao.
----------------------------------------------CHỦ ĐIỂM THÁNG 3
YÊU QUÝ MẸ VÀ CÔ GIÁO
HOẠT ĐỘNG 3
KỂ CHUYỆN VỀ NHỮNG TẤM GƯƠNG NỮ SINH TIÊU BIỂU
Nhất trí với cách tổ chức dạy học theo thiết kế và tổ chức các HĐGDNGLL cho HS
lớp 3 ( Sách Hướng dẫn tổ chức các HĐGDNGLL cho HS lớp 3)
--------------------------------------------------------------------------------------------Thứ tư ngày 18 tháng 3 năm 2015
HĐGD THỂ CHẤT
ÔN BÀI TDPTC - TRÒ CHƠI: HOÀNG ANH, HOÀNG YẾN

I- MỤC TIÊU

- Thực hiện cơ bản đúng bài thể dục phát triển chung với hoa và cờ.
- Biết cách chơi và tham gia chơi được.
II- TÀI LIỆU- PHƯƠNG TIỆN

- Tài liệu hướng dẫn hoạt động Giáo dục thể chất lớp 3 của VNEN
- Sách giáo viên môn thể dục lớp 3.
Hướng dẫn chuẩn kiến thức kĩ năng lớp 3 môn Thể dục.
- Vệ sinh và kiểm tra an toàn địa điểm tổ chức hoạt động.


- Còi, kẻ sân chơi
III- TIẾN TRÌNH

Khởi động
- HS chạy chậm theo địa hình tự nhiên quanh sân trường, sau đó đứng tại chỗ khởi
động các khớp: cổ, cổ tay, cổ chân, hông, gối, vặn thân sang hai bên.
- HS chơi trò chơi : Bịt mắt bắt dê
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN

* Hoạt động cả lớp
- Giáo viên nhận lớp và phổ biến nội dung yêu cầu giờ học.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH

1. Ôn bài thể dục phát triển chung với hoa.
Hoạt động cả lớp.
+ GV cho cả lớp dàn hàng triển khai đội hình đồng diễn thể dục. HS đeo hoa vào
ngón tay để thực hiện bài TDPTC.
+ GV thực hiện trước động tác và cho HS tập thử một lần rồi tập chính thức.

+ GV cho HS tập liên hoàn 8 động tác.
2.Trò chơi : Hoàng Anh, Hoàng Yến
Hoạt động cả lớp
- GV Phổ biến cách chơi, luật chơi.
- Tổ chức cho HS chơi thử một lần
- Các sự chia đội chơi và phân công trọng tài viên.
- Tổ chức chơi chính thức.
- GV và cán sự làm trọng tài chính.
- Sau mối lần chơi trong tài nhận xét báo cáo kết quả thực hiện
- GV theo dõi tổng hợp kết quả đội thắng cuộc.
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG

- HS cùng nhau chơi: trò chơi “Hoàng Anh, Hoàng Yến” trong giờ ra chơi hoặc các
hoạt động tập thể khác ở trường.
- Em về nhà thực hiện lại bài đã học cho gia đình xem.
--------------------------------------------------------------------------------------------Thứ năm ngày 19 tháng 3 năm 2015
HĐGD THỂ CHẤT
ÔN BÀI TDPTC - TRÒ CHƠI: NHẢY Ô TIẾP SỨC
I- MỤC TIÊU

- Thực hiện cơ bản đúng bài thể dục phát triển chung với hoa và cờ.
- Biết cách chơi và tham gia chơi được.
II- TÀI LIỆU- PHƯƠNG TIỆN

- Tài liệu hướng dẫn hoạt động Giáo dục thể chất lớp 3 của VNEN
- Sách giáo viên môn thể dục lớp 3.
Hướng dẫn chuẩn kiến thức kĩ năng lớp 3 môn Thể dục.


- Vệ sinh và kiểm tra an toàn địa điểm tổ chức hoạt động.

- Còi, kẻ sân chơi
III- TIẾN TRÌNH

Khởi động : HS chạy chậm theo địa hình tự nhiên quanh sân trường, sau đó đứng
tại chỗ khởi động các khớp: cổ, cổ tay, cổ chân, hông, gối, vặn thân sang hai bên.
- HS chơi trò chơi : Kết bạn
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN

* Hoạt động cả lớp
- Giáo viên nhận lớp và phổ biến nội dung yêu cầu giờ học.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH

1. Ôn bài thể dục phát triển chung với hoa.
Hoạt động cả lớp.
+ GV cho cả lớp dàn hàng triển khai đội hình đồng diễn thể dục. HS đeo hoa vào
ngón tay để thực hiện bài TDPTC.
+ GV thực hiện trước động tác và cho HS tập thử một lần rồi tập chính thức.
+ GV cho HS tập liên hoàn 8 động tác.
2.Trò chơi : Nhảy ô tiếp sức
Hoạt động cả lớp
- GV Phổ biến cách chơi, luật chơi.
- Tổ chức cho HS chơi thử một lần
- Các sự chia đội chơi và phân công trọng tài viên.
- Tổ chức chơi chính thức. GV và cán sự làm trọng tài chính.
- Sau lần chơi trong tài nhận xét báo cáo kết quả.
- GV theo dõi tổng hợp kết quả.
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG

- HS cùng nhau chơi: trò chơi “Nhảy ô tiếp sức” trong giờ ra chơi hoặc các hoạt
động tập thể khác ở trường.

- Em về nhà thực hiện lại bài đã học cho gia đình xem.
----------------------------------------------HĐGD MĨ THUẬT
Đ/C THỐNG DẠY
----------------------------------------------TIẾNG ANH
Đ/C OANH DẠY
----------------------------------------------ÂM NHẠC
Đ/C CHINH DẠY
---------------------------------------------------------------------------------------------


Thứ sáu ngày 20 tháng 3 năm 2015
TOÁN TỰ HỌC
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU: Giúp HS: Củng cố cách giải các bài toán có liên quan đến rút về đơn
vị, thống kê số liệu. Rèn kỹ năng biết sử lý các số liệu ở mức độ đơn giản và lập dãy
số liệu, đọc bảng số liệu.
II. TIẾN TRÌNH

- Học sinh làm bài cá nhân.
Bài 1: Các bạn Hải, Dương, Hưng, Yên, Hoà có cân nặng theo thứ tự là 32 kg; 35
kg; 29 kg; 33 kg và 27 kg.
Dựa vào dãy số liêu trên hãy trả lời các câu hỏi sau:
a- Hải cân nặng bao nhiêu kg ? Hoà cân nặng bao nhiêu kg ? Dương cân nặng bao
nhiêu kg ?
b- Bạn Hải nặng hơn bạn Hưng bao nhiêu kg ? bạn Hoà nhẹ hơn bạn Dương bao
nhiêu kg ?
c- Hãy sắp xép tên của các bạn trên theo thứ tự cân nặng từ cao đến thấp, bạn nào
có cân nặng nhất, Bạn Hải xếp thứ mấy theo số cân nặng từ cao đến thấp ?
- Yêu cầu HS làm vào vở nháp, đổi bài kiểm tra nhau.
- GV cùng HS chữa bài chốt lại đúng sai.

Bài 2: Dưới đây là bảng thống kê số HS giỏi của khối 3 trong năm học vừa qua
Lớp

3A
3B
3C
3D
Học kỳ
Học kỳ I
18
14
25
23
Học kỳ II
20
17
23
23
- Nhìn bảng trên hãy trả lời câu hỏi:
a- Trong học kỳ I lớp nào nhiều học sinh giỏi nhất, lớp nào ít HS giỏi nhất ?
b- Học kỳ I cả khối 3 có bao nhiêu HS giỏi ?
c- So với học kỳ I ở học kỳ II lớp nào có số HS giỏi tăng lên, lớp nào giảm đi, lớp
nào giữ nguyên ?
d- Số HS giỏi ở khối 3 của học kỳ II hơn kỳ I là bao nhiêu em ?
- GV yêu cầu HS làm bài vào vở, thu chấm.
- Gọi HS chữa bài, nhận xét; GV kết luận đúng sai.
Bài 3: (dành cho HS giỏi) Có 3 thửa ruộng, thửa thứ nhất thu hoạch được 1225 kg
thóc, tìm số thóc của thửa ruộng thứ 2. Biết 1/3 số thóc ở thửa ruộng thứ nhất bằng
1/5 số thóc ở thửa ruộng thứ 2. Hãy lập bảng thống kê số liệu về số thóc của mỗi
thửa ruộng ?

- Yêu cầu HS làm bài vào vở, 1 HS chữa bài.
- GV kết luận đúng, sai.
-----------------------------------------------


TOÁN TỰ HỌC
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU

- Giỳp HS củng cố về 4 phộp tớnh, tớnh giỏ trị của biểu thức, chu vi hỡnh vuụng,
chữ số La mó và giải bài toỏn cú lời văn.
II. TIẾN TRÌNH

- Học sinh làm bài cỏ nhõn.
Bài 1: Điền số thích hợp vào chỗ chấm :
a) 57483; 57484; ............ ; ............ ; 57487 ; ............ ; ............ .
b) 36817 ; ............ ; ............ ; ............ ; 36821 ; ............ ; ............ .
Bài 2: Khoanh tròn vào chữ cái trước kết quả đúng :
a) Số lớn nhất trong các số 7506 ; 7056 ; 7560 ; 7650 là :
A. 7560
B. 7605
C. 7506
D. 7056
b) Trong cùng một năm ngày 27 tháng 5 là thứ năm thì ngày 1 tháng 6 là thứ
mấy :
A. Chủ nhật
B. Thứ hai
C. Thứ ba
D. Thứ tư
Bài 3: Khoanh tròn vào chữ cái trước kết quả đúng :

Kết quả của biểu thức : 2310 : 2 x 3 là :
A. 385
B. 3465
C. 115
Bài 4: Khoanh tròn vào chữ cái trước kết quả đúng :
Hình vuông có cạnh là 18 cm thì chu vi của hình vuông đó là :
A. 72cm
B. 36cm
C. 324cm
Bài 5: Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống :
III : Ba
IIX : Tám
VII : Bảy
IIII : Bốn
XI : Mười một
VIII : Tám
VI : Sáu
IX : Chín
VIIII : Chín
Bài 6: Đặt tính rồi tính :
4746 + 2537
3568 – 759
2703 x 3
4265 : 7
1
Bài 7: Một đội trồng cây đã trồng được 678 cây, sau đó trồng thêm được bằng
3
số cây đã trồng. Hỏi đội đó đã trồng được tất cả bao nhiêu cây ?
- Học sinh báo cáo kết quả với thầy cô giáo.
----------------------------------------------TOÁN TỰ HỌC

LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU:

Giúp HS: Củng cố cách giải các bài toán có liên quan đến rút về đơn vị.
II. TIẾN TRÌNH

- Học sinh làm bài cá nhân.
Bài 1: Có 5 can đựng đầy 50 lít dầu hỏa. Hỏi:
a) 1 can như vậy đựng bào nhiêu lít dầu hỏa?
b) 7 can như vậy đựng bào nhiêu lít dầu hỏa?


Bài 2: Người ta xay 100 kg thóc thì được 70 kg gạo. Hỏi:
a) Xay 200kg thóc thì được bao nhiêu kg gạo?
b) Để xay được 7 kg gạo thì cần bao nhiêu kg thóc?
Bài 3: Có các thùng chứa dầu bằng nhau, biết 6 thùng chứa được 192 lít dầu. Hỏi 9
thùng như thế thì chứa được bao nhiêu lít dầu?
Bài 4: Hùng có 6 hộp bi như nhau đựng tổng cộng 108 viên bi. Hùng cho bạn hết 4
hộp. Hỏi Hùng còn lại bao nhiêu viên bi?
Bài 5: Có 72 viên kẹo đựng đều trong 8 bao. Nếu lấy đi 27 viên kẹo thì số bao
nguyên còn lại là bao nhiêu?
- Học sinh báo cáo kết quả với thầy cô giáo.
----------------------------------------------HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ
TUẦN 28
A. môc tiªu:

- Giúp HS thấy được những ưu, khuyết điểm trong tuần qua, từ đó có hướng khắc
phục.
- Giáo dục HS tinh thần phê bình và tự phê bình.
B.c¸c ho¹t ®éng d¹y häc:


1. Sinh hoạt Phê bình và tự phê bình:
- CT hội đồng tự quản tuyên bố giờ sinh hoạt tập thể đã đến, mời các bạn phát biểu
ý kiến.Các thành viên trong lớp lần lượt giơ tay phát biểu tự phê bình mình nếu có
khuyết điểm, hoặc chỉ ra những tồn tại giúp bạn sửa sai một cách chân thành.
- CT hội đồng tự quản mời các tổ trưởng có ý kiến báo cáo tình hình thi đua của tổ,
sau đó lớp trưởng tổng hợp những ưu khuyết điểm và kết quả thi đua của lớp trong
tuần qua báo cáo với giáo viên chủ nhiệm trước lớp.
- Giáo viên chủ nhiệm nhận xét tình hình hoạt động và thi đua của lớp tuần qua như:
việc thực hiện đi học đều đúng giờ, phát biểu ý kiến xây dựng bài, tham gia thể dục,
vệ sinh trường lớp, chăm sóc cây, việc chuẩn bị bài và dụng cụ học tập trước khi đến
lớp...và sau đó giáo viên đề ra kế hoạch tuần tới.
1. Sinh hoạt văn nghệ:
- Đọc thơ hoặc kể chuyện về tấm gương đạo đức Bác Hồ.
- Học sinh biểu diễn những tiết mục theo khả năng của các em,
- Học sinh bày tỏ những điều em muốn nói, hoặc những khó khăn cần được tháo gỡ,
chia sẻ…
3. Biểu dương thành tích:
- Học sinh trong lớp lần lượt có ý kiến tuyên dương, nêu gương tốt nếu nhận thấy
bạn có tiến bộ và có nhiều thành tích tốt trong tuần.
- Giáo viên tuyên dương thành tích. Bình bầu tổ, cá nhân xuất sắc.
4. Kế hoạch tuần tới:
- Duy trì các nề nếp đã có. Tiếp tục xây dựng nề nếp lớp tự quản. Gi÷ vÖ sinh trong
và ngoài lớp học. Chăm sóc bồn hoa cây cảnh


BÀI TẬP BỔ SUNG TUẦN 29
TOÁN
Bài 1: Điền số thích hợp vào chỗ chấm :
a) 57483; 57484; ............ ; ............ ; 57487 ; ............ ; ............ .

b) 36817 ; ............ ; ............ ; ............ ; 36821 ; ............ ; ............ .
Bài 2: Khoanh tròn vào chữ cái trước kết quả đúng :
b) Số lớn nhất trong các số 7506 ; 7056 ; 7560 ; 7650 là :
A. 7560
B. 7605
C. 7506
D. 7056
b) Trong cùng một năm ngày 27 tháng 5 là thứ năm thì ngày 1 tháng 6 là thứ
mấy :
A. Chủ nhật
B. Thứ hai
C. Thứ ba
D. Thứ tư
Bài 3: Khoanh tròn vào chữ cái trước kết quả đúng :
Kết quả của biểu thức : 2310 : 2 x 3 là :
A. 385
B. 3465
C. 115
Bài 4: Khoanh tròn vào chữ cái trước kết quả đúng :
Hình vuông có cạnh là 18 cm thì chu vi của hình vuông đó là :
A. 72cm
B. 36cm
C. 324cm
Bài 5: Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống :
III : Ba
IIX : Tám
VII : Bảy
IIII : Bốn
XI : Mười một
VIII : Tám

VI : Sáu
IX : Chín
VIIII : Chín
Bài 6: Đặt tính rồi tính :
4746 + 2537
3568 – 759
2703 x 3
4265 : 7
1
Bài 7: Một đội trồng cây đã trồng được 678 cây, sau đó trồng thêm được bằng
3
số cây đã trồng. Hỏi đội đó đã trồng được tất cả bao nhiêu cây ?
Bài 1: Có 5 can đựng đầy 50 lít dầu hỏa. Hỏi:
a) 1 can như vậy đựng bào nhiêu lít dầu hỏa?
b) 7 can như vậy đựng bào nhiêu lít dầu hỏa?
Bài 2: Người ta xay 100 kg thóc thì được 70 kg gạo. Hỏi:
a) Xay 200kg thóc thì được bao nhiêu kg gạo?
b) Để xay được 7 kg gạo thì cần bao nhiêu kg thóc?
Bài 3: Có các thùng chứa dầu bằng nhau, biết 6 thùng chứa được 192 lít dầu. Hỏi 9
thùng như thế thì chứa được bao nhiêu lít dầu?
Bài 4: Hùng có 6 hộp bi như nhau đựng tổng cộng 108 viên bi. Hùng cho bạn hết 4
hộp. Hỏi Hùng còn lại bao nhiêu viên bi?
Bài 5: Có 72 viên kẹo đựng đều trong 8 bao. Nếu lấy đi 27 viên kẹo thì số bao
nguyên còn lại là bao nhiêu?


TIẾNG VIỆT

Bài 1: Đọc đoạn văn sau:
Hoa mận vừa tàn thì mùa xuân đến vườn cây lại đầy tiếng chim và bóng chim bay

nhảy. những thím chích choè nhanh nhảu. Những chú khước lắm điều. Những anh
chào mào đỏm dáng. Những bác cu gáy trầm ngâm...
Tìm từ ngữ trong đoạn trên để điền vào ô trống cho phù hợp.
Từ gọi chim như gọi người
Từ tả chim như tả người.
........................................
....................................
........................................
....................................
-HS thảo luận theo nhóm 4 làm vào phiếu bài tập.
- Đại diện nhóm trình bày. GV chốt kết quả đúng.
Bài 2: Đặt câu hỏi cho bộ phận gạch dưới trong mỗi câu sau:
a. Đội đồng diễn thể dục đang tích cực tập luyện để chuẩn bị trình diễn ở hội khoẻ
Phù Đổng
b.Hưng chăm sóc con gà nòi để chuẩn bị cho cuộc thi chọi gà ngày mai.
c. Hai chị em Hoa ăn cơm sớm để chuẩn bị đi xem đấu vật.
-HS làm bài vào vở, GV quan sát giúp đỡ.
Bài 3: Điền dấu chấm hỏi hay dấu chấm than vào ô trống cho phù hợp
Em Tuấn hỏi chị:
- Chị Hồng ơi, có phải chiều nay có cuộc thi bơi ở ngoài sông không
- Đúng rồi.
- Chị em mình đi xem đi
- Được thôi. Nhưng em đã học xong bài chưa
- Chị hãy giúp em làm bài tập làm văn nhé



×