TUẦN 30
Thứ hai ngày 30 tháng 3 năm 2015
CHÀO CỜ
SINH HOẠT TẬP THỂ
-----------------------------------------TOÁN TỰ HỌC
LUYỆN TẬP
I- MỤC TIÊU:
- Củng cố lại cách đọc, viết các số có 5 chữ số.
- Rèn kỹ năng thực hành cho HS.
- Giáo dục HS có ý thức trong học tập, yêu thích học toán.
III- TIẾN TRÌNH:
GV hướng dẫn HS làm bài tập
Bài 1: Viết số thích hợp vào ô trống.
a) 54451; ...............; 54455; ...................; ...............
b) 76560; 76565; ...............; .................; ...............
Bài 2: Viết (theo mẫu)
Viết số
Đọc số
30789
16789
Tám mươi bảy nghìn sáu trăm tám mươi tư.
89520
Sáu mươi nghìn hai trăm năm mươi bảy.
Bảy mươi mốt nghìn bảy trăm chín mươi hai.
Bài 3: viết số lớn nhất có 5 chữ số, số bé nhất có 5 chữ số, ghi lại cách đọc của các
số đó ?
- GV cho HS làm vở, HS lên bảng chữa.
- GV kết luận đúng sai.
-----------------------------------------HĐGD THỦ CÔNG
LÀM ĐỒNG HỒ ĐỂ BÀN (TIẾT 3)
I. MỤC TIÊU:
- Học sinh biết làm đồng hồ để bàn bằng giấy thủ công, hoặc bằng bìa cứng.
- Làm được đồng hồ để bàn đúng quy trình kĩ thuật.
- Hs yêu thích sản phẩm của mình.
II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN:
- Mẫu đồng hồ để bàn làmbằng giấy thủ công ( hoặc bìa màu).
- Giấy thủ công (bìa màu), giấy trắng, hồ dán, thước …
III. TIẾN TRÌNH:
1. Hoạt động thực hành.
Hoạt động cả lớp
*. Ôn lại các bước làm đồng hồ để bàn
- Bước 1:Cắt giấy.
- Bước 2: Làm các bộ phận của đồng hồ.
a) Làm khung đồng hồ.
b) Làm mặt đồng hồ.
c) Làm đế đồng hồ.
d) Làm chân đồng hồ.
- Bước 3: Làm thành đồng hồ hoàn chỉnh.
Hoạt động cả nhóm
- HS thực hành cá nhân
- GV quan sát, giúp đỡ HS yếu. GV và cả lớp nhận xét, bình chọn sản phẩm đẹp.
2. Nhận xét, đánh giá.
Nhận xét và đánh giá sản phẩm
- GV yêu cầu HS nhận xét sản phẩm của HS
- GV nhận xét sản phẩm của HS. Tuyên dương những HS có sản phẩm đẹp
3. Hoạt động ứng dụng
- Về nhà Làm các bộ phận của đồng hồ.
-----------------------------------------HĐGD LỐI SỐNG
ĐOÀN KẾT VỚI THIẾU NHI QUỐC TẾ
( TIẾT 1)
I. MỤC TIÊU :
- Bước đầu biết thiếu nhi trên thế giới dếu là anh em, bạn bè cần phải đoàn kết giúp
đỡ lẫn nhau không phân biệt dân tộc, màu da, ngôn ngữ,.. .
- Tích cực tham gia các hoạt động đoàn kết, hữu nghị với thiếu nhi quốc tế phù hợp
với khả năng do nhà trường, địa phương tổ chức.
- Đối với HS khá, giỏi: biết trẻ em có quyền tự do giao kết bạn bè, quyền được mặc
trang phục, tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình, được đối xử bình đẳng.
Kĩ năng sống:
- Kĩ năng trình bày suy nghĩ về thiếu nhi quốc tế
- Kĩ năng ứng xử khi gặp thiếu nhi quốc tế.
- Kĩ năng bình luận các vấn đề liên quan đến quyền trẻ em.
II/ TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN:
- Các bài thơ, bài hát, tranh ảnh nói về tình hữu nghị giữa Thiếu nhi Việt Nam và
Thiếu nhi Quốc tế.
III/ TIẾN TRÌNH :
Hoạt động cả lớp: Khởi động: HS chơi trò chơi “ Xuân, hạ, thu, đông”
Hoạt động theo nhóm:
* Biết những biểu hiện của tình đoàn kết, hữu nghị thiếu nhi Quốc tế.
- GV chia nhóm, phát cho mỗi nhóm 1 bức ảnh hoặc mẫu tin ngắn về các hoạt động
hữu nghị giữa Thiếu nhi Việt Nam và Thiếu nhi Quốc tế. Yêu cầu các nhóm thảo
luận.
- Đại diện từng nhóm trình bày.
- Mỗi nhóm HS đóng vai trẻ em của 1 nước như: Lào, Campuchia, Thái Lan, Trung
Quốc, Nhật, Nga, ...
- GV kết luận: Các ảnh và thông tin trên cho chúng ta thấy tình đoàn kết hữu nghị
giữa thiếu nhi các nước trên thế giới; thiếu nhi Việt Nam cũng đã có rất nhiều hoạt
động thể hiện hữu nghị với thiếu nhi các nước khác. Đó cũng là quyền của trẻ em
được tự do kết giao với bạn bè khắp năm châu bốn biển.
* Hiểu biết thêm về văn hóa, cuộc sống, học tập của các nước
- Các nhóm thảo luận: Mỗi nhóm đóng vai trẻ em của một nước
- Các nhóm trình bày.
- HS nhắc lại: Kết nghĩa với Thiếu nhi Quốc tế. Tìm hiểu về cuộc sống và học tập
của Thiếu nhi các nước.
- GV kết luận: Thiếu nhi các nước tuy khác nhau về màu da, về ngôn ngữ, về điều
kiện sống, ... nhưng có nhiều điểm giống nhau như đều yêu thương mọi người, yêu
quê hương ... có gia đình, nói và ăn mặc theo truyền thống của dân tộc mình ...
*Biết được việc cần làm để tỏ tình đoàn kết, hữu nghị với thiếu nhi quốc tế.
- Các nhóm thảo luận liệt kê những việc các em có thể làm để thể hiện tình đoàn kết,
hữu nghị với thiếu nhi Quốc tế.
- Đại diện một số nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung
- GV kết luận: Để thể hiện tình hữu nghị, đoàn kết với thiếu nhi quốc tế có rất nhiều
cách, các em có thể tham gia các hoạt động:
+ Kết nghĩa với thiếu nhi quốc tế;
+ Tìm hiểu về cuộc sống và học tập của thiếu nhi các nước khác;
+ Tham gia các cuộc giao lưu.
----------------------------------------------------------------------------------Thứ ba ngày 31 tháng 3 năm 2015
TIẾNG VIỆT TỰ HỌC
ÔN TẬP
I. MỤC TIÊU
- Giúp HS: Ôn luyện cách đặt câu hỏi bằng gì? Tìm bộ phận trả lời câu hỏi bằng gì?
trả lời đúng các câu hỏi bằng gì? Và thực hành trò chơi hỏi đáp có sử dụng câu hỏi
bằng gì?
II. TIẾN TRÌNH
Bài 1: Điền từ ngữ chỉ hoạt động nhân dân khắp thế giới cùng làm vào từng chỗ
trống cho phù hợp:
Chống chiến tranh, gìn giữ hoà bình, bảo vệ môi trường.
............................................................................
-HS đọc yêu cầu bài tập Thảo luận nhóm đôi, làm bài vào phiếu.
- GV chốt kết quả đúng.
Bài 2: Đặt câu hỏi cho mỗi bộ phận gạch dưới trong mỗi câu sau:
a. Những ngôi nhà được làm bằng tranh tre.
b. Mẹ ru con bằng những điệu hát ru.
c. Nhân dân thế giới giữ gìn hoà bình bằng tình đoàn kết hữu nghị.
Bài 3: Điền tiếp vào chỗ trống bộ phận câu chỉ phương tiện trong mỗi câu sau:
a. Chúng em quét nhà bằng...
b. Chủ nhật trước em đi tham quan Bến Nhà Rồng bằng...
-HS làm, GV quan sát giúp đỡ.
-HS đọc cả bài, GV nhận xét.
Bài 4: Điền dấu hai chấm vào chỗ trống thích hợp trong đoạn sau:
Học sinh trường em đã làm nhiều việc tốt để hưởng ứng tuần lễ bảo vệ môi
trường làm vệ sinh trường lớp, trồng cây ở vườn trường, diệt bọ gậy ở bể nước
chung.
- HS thảo luận nhóm 2 để làm bài tập.
-Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung.
- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
-----------------------------------------TIẾNG VIỆT TỰ HỌC
ÔN TẬP
I. MỤC TIÊU
- Giúp HS: Viết được các địa điểm diến ra các hoạt động thi đấu thể thao, điền dấu
phẩy vào chỗ trống thích hợp.
II. TIẾN TRÌNH
Bài 1: Nối từ ở cột trái vơia từ ngữ thích hợp ở cột phải để tạo thành tên môt môn
thể thao. Viết được các tên nối được vào chỗ trống.
Thi
vật
nhảy xa
đấu
kiếm
chạy tiếp sức
-HS đọc yêu cầu bài tập, làm bài vào vở.
-GV chốt kết quả đúng.
Bài 2: Viết tiếp vào chỗ trống tên những địa điểm diễn ra các hoạt động thi đấu thể
thao.
Sân vận động, nhà thi đấu.....................................
-HS làm, GV quan sát giúp đỡ.
-HS đọc cả bài, GV nhận xét.
Bài 3: Ghi dấu phẩy vào chỗ trống thích hợp trong đoạn sau:
Năm ngoái Tuấn đạt kết quả thấp ở môn thể dục. Năm nay nhờ chăm chỉ tập
luyện kết quả học tập của Tuấn về thể dục đã khá hơn nhiều. Để học tốt môn học
này Tuấn còn phải tiếp tục cố gắng.
HS thảo luận nhóm 2 để làm bài tập.
-Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung.
GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
Năm ngoái,Tuấn đạt kết quả thấp ở môn thể dục. Năm nay, nhờ chăm chỉ tập
luyện, kết quả học tập của Tuấn về thể dục đã khá hơn nhiều. Để học tốt môn học
này, Tuấn còn phải tiếp tục cố gắng.
-----------------------------------------HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP
CHỦ ĐIỂM THÁNG 4
HÒA BÌNH VÀ HỮU NGHỊ
HOẠT ĐỘNG 1
VẼ TRANH VỀ CHỦ ĐỀ “ CHÚNG EM YÊU HÒA BÌNH”
Nhất trí với cách tổ chức dạy học theo thiết kế và tổ chức các HĐGDNGLL cho HS
lớp 3 ( Sách Hướng dẫn tổ chức các HĐGDNGLL cho HS lớp 3)
------------------------------------------------------------------------------------------------Thứ tư ngày 1 tháng 4 năm 2015
HĐGD THỂ CHẤT
HOÀN THIỆN BÀI TDPTC
- HỌC TUNG BÓNG VÀ BẮT BÓNG CÁ NHÂN
I- MỤC TIÊU
- Hoàn thiện bài thể dục phát triển chung với hoa và cờ.
- Bước đầu làm quen với tung bắt bóng cá nhân ( túng bóng bằng một tay và bắt
bóng bằng hai tay)
- Bước đầu biết cách chơi và tham gia chơi được.
II- TÀI LIỆU- PHƯƠNG TIỆN
- Tài liệu hướng dẫn hoạt động Giáo dục thể chất lớp 3 của VNEN
- Sách giáo viên môn thể dục lớp 3.
- Còi, kẻ sân chơi
III- TIẾN TRÌNH
Khởi động : HS chạy chậm theo địa hình tự nhiên quanh sân trường, sau đó đứng
tại chỗ khởi động các khớp: cổ, cổ tay, cổ chân, hông, gối, vặn thân sang hai bên.
- HS chơi trò chơi : Kết bạn
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
* Hoạt động cả lớp
- Giáo viên nhận lớp và phổ biến nội dung yêu cầu giờ học.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
1. Ôn bài thể dục phát triển chung với hoa.
Hoạt động cả lớp.
+ GV cho cả lớp dàn hàng triển khai đội hình đồng diễn thể dục. HS đeo hoa vào
ngón tay để thực hiện bài TDPTC.
+ GV thực hiện trước động tác và cho HS tập thử một lần rồi tập chính thức.
+ GV cho HS tập liên hoàn 8 động tác.
2. Học tung và bắt bóng bằng hai tay :
Hoạt động cả lớp.
- GV nêu tên động tác,hướng dẫn cách cầm bóng, tư thế đứng chuẩn bị tung bóng,
bắt bóng. Cho HS đứng tại chỗ từng người một tập túng và bắt bóng
- Gv hướng dẫn HS cách di chuyển để bắt được bóng.
Hoạt động cả nhóm:
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm tập luyện.
- GV quan sát đến các nhóm nhắc nhở, giúp đỡ, động viên.
Hoạt động cả lớp
- Đại diện nhóm lên báo cáo kết quả luyện tập.
- GV nhận xét, đánh giá kết quả thực hành của HS.
2.Trò chơi : Ai kéo khỏe
Hoạt động cả lớp
- GV Phổ biến cách chơi, luật chơi.Tổ chức cho HS chơi thử một lần
- Các sự chia đội chơi và phân công trọng tài viên.
- Tổ chức chơi chính thức. GV và cán sự làm trọng tài chính.
- Sau mối lần chơi trong tài nhận xét báo cáo kết quả thực hiện
- GV theo dõi tổng hợp kết quả đội thắng cuộc.
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
- HS cùng nhau chơi: trò chơi “Ai kéo khỏe” trong giờ ra chơi hoặc các hoạt động
tập thể khác ở trường. Em về nhà thực hiện lại bài đã học cho gia đình xem
-----------------------------------------------------------------------Thứ năm ngày 2 tháng 4 năm 2015
HĐGD THỂ CHẤT
ÔN BÀI TDPTC - TRÒ CHƠI: AI KÉO KHỎE
I- MỤC TIÊU
- Thực hiện cơ bản đúng bài thể dục phát triển chung với hoa và cờ.
- Biết cách chơi và tham gia chơi được.
II- TÀI LIỆU- PHƯƠNG TIỆN
- Tài liệu hướng dẫn hoạt động Giáo dục thể chất lớp 3 của VNEN
- Sách giáo viên môn thể dục lớp 3.
- Còi, kẻ sân chơi
III- TIẾN TRÌNH
Khởi động: HS chạy chậm theo địa hình tự nhiên quanh sân trường, sau đó đứng
tại chỗ khởi động các khớp: cổ, cổ tay, cổ chân, hông, gối, vặn thân sang hai bên.
- HS đi đều theo nhịp 1- 2 ; 1-2
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
* Hoạt động cả lớp
- Giáo viên nhận lớp và phổ biến nội dung yêu cầu giờ học.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
1. Kiểm tra bài thể dục phát triển chung với hoa.
Hoạt động cả lớp.
+ GV cho cả lớp dàn hàng triển khai đội hình đồng diễn thể dục. HS đeo hoa vào
ngón tay, cho HS tập liên hoàn 8 động tác bài TDPTC 1 lần.
+ GV gọi 6 em lên kiểm tra một lần. GV cho HS thực hiện liên hoàn 8 động tác.
2.Trò chơi : Ai kéo khỏe
Hoạt động cả lớp
- GV Phổ biến cách chơi, luật chơi. Tổ chức cho HS chơi thử một lần
- Các sự chia đội chơi và phân công trọng tài viên.
- Tổ chức chơi chính thức. GV và cán sự làm trọng tài chính.
- Sau mối lần chơi trong tài nhận xét báo cáo kết quả thực hiện
- GV theo dõi tổng hợp kết quả đội thắng cuộc.
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
- HS cùng nhau chơi: trò chơi “Ai kéo khỏe” trong giờ ra chơi hoặc các hoạt động
tập thể khác ở trường.
- Em về nhà thực hiện lại bài đã học cho gia đình xem.
-----------------------------------------HĐGD MĨ THUẬT
Đ/C THỐNG DẠY
-----------------------------------------TIẾNG ANH
Đ/C OANH DẠY
-----------------------------------------ÂM NHẠC
Đ/C CHINH DẠY
--------------------------------------------------------------------------------------------------Thứ sáu ngày 3 tháng 4 năm 2015
TOÁN TỰ HỌC
LUYỆN TẬP
I- MỤC TIÊU:
- Củng cố lại cách giải các bài toán có lời văn
- Rèn kỹ năng thực hành giải các bài toán có lời văn có sử dụng các số trong phạm
vi 100.000.
- Giáo dục cho HS có ý thức trong học tập.
III- TIẾN TRÌNH:
Bài 1: Hoà mua 5 mớ rau hết 2800 đồng. Hỏi mua 3 mớ rau cùng loại hết bao nhiêu
tiền ?
Bài 2: Một đoàn tầu hoả chạy 120 km hết 3 giờ. Hỏi đoàn tầu hoả chạy trong 4 giờ
thì được đoạn đường dài bao nhiêu km ?
Bài 3: Mẹ mua một hộp sữa giá 6700 đồng và 2 gói kẹo, mỗi gói giá 2300 đồng. Mẹ
đưa cho cô bán hàng 20.000 đồng. Hỏi cô bán hàng phải trả lại mẹ bao nhiêu tiền
Bài tập 4: Bố em mua 4 bóng đèn và 5 mét dây điện hết 17.000 đồng; mẹ mua 2
bóng đèn và 4 mét dây điện hết 10.000 đồng. Hỏi giá tiền 1 bóng điện, giá tiền 1 mét
dây điện ?
- GV gợi ý để HS tìm: Mẹ mua 4 bóng đèn và 8 mét dây điện tức là mua gấp 2 lần
bây giờ thì số tiền là bao nhiêu ? 10.000 x 2 = 20.000 (đồng).
- Để HS thấy là so với số bóng đèn và dây điện bố mua sẽ tăng 3 mét dây chính là:
20.000 - 17.000 = 3.000 (đồng). Vậy 1 mét dây là 1.000 đồng.
4 bóng đèn sẽ là: 17.000 - (1 x 5) = 12.000 (đồng)
- Vạy 1 bóng đèn giá tiền là: 12.000 : 4 = 3.000 (đồng).
- Học sinh làm bài, HS báo cáo kết quả với thầy cô giáo.
- GV nhận xét tiết học.
-----------------------------------------TOÁN TỰ HỌC
ĐỌC VIẾT CÁC SỐ CÓ NĂM CHỮ SỐ
I. MỤC TIÊU:
- Giúp học sinh ôn tập củng cố cách đọc, viết các số có năm chữ số .
- Nhận biết giá trị của các chữ số trong số có năm chữ số.
- Củng cố về số liền trước, số liền sau của một số.
II. TIẾN TRÌNH:
- Học sinh làm bài cá nhân
Bài 1:a,Viết cách đọc các số sau:
86 254
; 75 405
; 40 205
; 91 735
b ,Viết số gồm: - 35 nghìn, 7 trăm, 8 chục, 2 đơn vị
- 2 chục nghìn, 5 trăm, một chục, 4 đơn vị.
Bài 2:Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
a , 15 436 ; 15 437 ; ..........;..............;.............;.............
b , 27 480 ; 27 490 ;............;.............;..............;............
c , 12 000 ; 13 000 ; 14 000;............;..............;..........
Bài 3: Viết số thích hợp vào bảng sau:
Số liền trước
Số đã cho
26 391
78 090
99 999
Số liền sau
- HS báo cáo kết quả với thầy cô giáo.
-----------------------------------------TOÁN TỰ HỌC
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU
- Củng cố lại cách nhân chia, cộng trừ số có 5 chữ số. Tính giá trị của biểu thức.
- Rèn kỹ năng thực hành giải các bài toán có lời văn.
- Giáo dục HS có ý thức trong học tập, yêu thích học toán.
II.TIẾN TRÌNH:
- Học sinh làm bài cá nhân
Câu1 : Viết các số : 5407; 5074; 5740; 5047.
a) Theo thứ tự từ bé đến lớn.
b) Theo thứ tự từ lớn đến bé.
Câu 2 : Đặt tính rồi tính.
15376 + 9823
23208 : 4
74483 - 39478
1413 x 7
Câu 3 : Tính giá trị của biểu thức.
1812 : 6 + 149
3842 - 924 x 3
Câu 4 : Điền dấu >; <; = vào chỗ chấm :
700 + 5 ..... 7005
1km ..... 999m
53999 + 1 ..... 54000
1giờ 50phút ..... 120 phút.
Câu 5 : Một cửa hàng có 3 thùng dầu, mỗi thùng chứa 1050 lít. Người ta đã bán đi
2715 lít. Hỏi cửa hàng còn lại bao nhiêu lít dầu ?
- HS báo cáo kết quả với thầy cô giáo.
-----------------------------------------HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ
TUẦN 30
A. môc tiªu:
- Giúp HS thấy được những ưu, khuyết điểm trong tuần qua, từ đó có hướng khắc
phục. Giáo dục HS tinh thần phê bình và tự phê bình.
B.c¸c ho¹t ®éng d¹y häc:
1. Sinh hoạt Phê bình và tự phê bình:
- CT hội đồng tự quản tuyên bố giờ sinh hoạt tập thể đã đến, mời các bạn phát biểu
ý kiến.Các thành viên trong lớp lần lượt giơ tay phát biểu tự phê bình mình nếu có
khuyết điểm, hoặc chỉ ra những tồn tại giúp bạn sửa sai một cách chân thành.
- CT hội đồng tự quản mời các tổ trưởng có ý kiến báo cáo tình hình thi đua của tổ,
sau đó lớp trưởng tổng hợp những ưu khuyết điểm và kết quả thi đua của lớp trong
tuần qua báo cáo với giáo viên chủ nhiệm trước lớp.
- Giáo viên chủ nhiệm nhận xét tình hình hoạt động và thi đua của lớp tuần qua như:
việc thực hiện đi học đều đúng giờ, phát biểu ý kiến xây dựng bài, tham gia thể dục,
vệ sinh trường lớp, chăm sóc cây, việc chuẩn bị bài và dụng cụ học tập trước khi đến
lớp...và sau đó giáo viên đề ra kế hoạch tuần tới.
1. Sinh hoạt văn nghệ:
- Đọc thơ hoặc kể chuyện về tấm gương đạo đức Bác Hồ.
- Học sinh biểu diễn những tiết mục theo khả năng của các em,
- Học sinh bày tỏ những điều em muốn nói, hoặc những khó khăn cần được tháo gỡ,
chia sẻ…
3. Biểu dương thành tích:
- Học sinh trong lớp lần lượt có ý kiến tuyên dương, nêu gương tốt nếu nhận thấy
bạn có tiến bộ và có nhiều thành tích tốt trong tuần.
- Giáo viên tuyên dương và bình bầu tổ, cá nhân xuất sắc.
4. Kế hoạch tuần tới:
- Duy trì các nề nếp đã có. Tiếp tục xây dựng nề nếp lớp tự quản. Gi÷ vÖ sinh trong
và ngoài lớp học. Chăm sóc bồn hoa cây cảnh.
BÀI TẬP BỔ SUNG TUẦN 30
TOÁN
Bài 1: Viết số thích hợp vào ô trống.
a) 54451; ...............; 54455; ...................; ...............
b) 76560; 76565; ...............; .................; ...............
Bài 2: Viết (theo mẫu)
Viết số
Đọc số
30789
16789
Tám mươi bảy nghìn sáu trăm tám mươi tư.
89520
Sáu mươi nghìn hai trăm năm mươi bảy.
Bảy mươi mốt nghìn bảy trăm chín mươi hai.
Bài 3: viết số lớn nhất có 5 chữ số, số bé nhất có 5 chữ số, ghi lại cách đọc của các số
đó ?
Bài 1: Hoà mua 5 mớ rau hết 2800 đồng. Hỏi mua 3 mớ rau cùng loại hết bao nhiêu tiền
?
Bài 2: Một đoàn tầu hoả chạy 120 km hết 3 giờ. Hỏi đoàn tầu hoả chạy trong 4 giờ thì
được đoạn đường dài bao nhiêu km ?
Bài 3: Mẹ mua một hộp sữa giá 6700 đồng và 2 gói kẹo, mỗi gói giá 2300 đồng. Mẹ
đưa cho cô bán hàng 20.000 đồng. Hỏi cô bán hàng phải trả lại mẹ bao nhiêu tiền
TIẾNG VIỆT
Bài 1: Điền từ ngữ chỉ hoạt động nhân dân khắp thế giới cùng làm vào từng chỗ trống
cho phù hợp:
Chống chiến tranh, gìn giữ hoà bình, bảo vệ môi trường.
.............................................................................
Bài 2: Đặt câu hỏi cho mỗi bộ phận gạch dưới trong mỗi câu sau:
a. Những ngôi nhà được làm bằng tranh tre.
b. Mẹ ru con bằng những điệu hát ru.
c. Nhân dân thế giới giữ gìn hoà bình bằng tình đoàn kết hữu nghị.
Bài 3: Điền tiếp vào chỗ trống bộ phận câu chỉ phương tiện trong mỗi câu sau:
a. Chúng em quét nhà bằng...
b. Chủ nhật trước em đi tham quan Bến Nhà Rồng bằng...
Bài 4: Điền dấu hai chấm vào chỗ trống thích hợp trong đoạn sau:
Học sinh trường em đã làm nhiều việc tốt để hưởng ứng tuần lễ bảo vệ môi trường
làm vệ sinh trường lớp, trồng cây ở vườn trường, diệt bọ gậy ở bể nước chung.
Bài 5: Ghi dấu phẩy vào chỗ trống thích hợp trong đoạn sau:
Năm ngoái Tuấn đạt kết quả thấp ở môn thể dục. Năm nay nhờ chăm chỉ tập luyện kết
quả học tập của Tuấn về thể dục đã khá hơn nhiều. Để học tốt môn học này Tuấn còn
phải tiếp tục cố gắng.