Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

giáo án Lớp 3 tuần 2 năm học 2015 2016 theo mô hình trường học mới vnen Tuần 32 VNEN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (154.32 KB, 10 trang )

TUẦN 32
Thứ hai ngày 13 tháng 4 năm 2015
CHÀO CỜ
SINH HOẠT TẬP THỂ
-------------------------------------------------TOÁN ( TỰ HỌC)
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU

- Rèn luyện kỹ năng giải toán bằng hai phép tính nhân , chia.
- Giải một số bài toán có tính nâng cao
II.TIẾN TRÌNH

Bài 1: Có 5 can đựng đầy 50 lít dầu hoả. Hỏi:
a/ 7 can như vậy đựng bao nhiêu l dầu hoả?
b/ Nếu đổ số lít dầu hoả đựng trong 7 can ở trên vào các can 5l cho đầy thì được bao
nhiêu can 5l như vậy?
Bài 2: Ngươi ta xay 100 kg thóc thì được 70 kg gạo.Hỏi:
a/ Xay 200 kg thóc như vậy thì được bao nhiêu kg gạo?
b/ Để xay đươc 7 kg gạo thì cần bao nhiêu kg thóc?
Bài 3: Có 24 cái bánh nướng đựng đều trong 6 hộp. Cô giáo mua về cho cả lớp mẫu
giáo 5 hộp như vậyvà chia đều cho các cháu, mỗi cháu được nửa cái. Hỏi lớp học đó
có bao nhiêu cháu?
Bài 4: Có 6 gói kẹo. Bạn Mai lấy ra mỗi gói 10 cái kẹo thì thấy số kẹo còn lại ở 6
gói bằng đúng số kẹo ở 4 gói nguyên. Hỏi mỗi gói kẹo có bao nhiêu cái?
- Học sinh làm bài vào vở, HS báo cáo kết quả với thầy cô giáo.
-------------------------------------------------HĐGD THỦ CÔNG
LÀM QUẠT GIẤY TRÒN (Tiết 2)
I/ MỤC TIÊU :

- HS biết cách làm quạt giấy tròn.
- Làm được quạt giấy tròn. Các nếp gấp có thể cách nhau hơn một ô và chưa đều


nhau. Quạt có thể chưa tròn.
- Đối với HS khéo tay:
+ Làm được quạt giấy tròn. Các nếp gấp thẳng, phẳng, đều nhau. Quạt tròn.
II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN:

- GV: Mẫu quạt giấy tròn.
- HS: Giấy thủ công, sợi chỉ, kéo, hồ dán, cán quạt chỉ buột.
III/ TIẾN TRÌNH:

1. Hoạt động thực hành


*. Thực hành theo nhóm.
- Giáo viên gọi 2 học sinh nhắc lại các bước làm quạt giấy tròn.
- Giáo viên nhận xét và hệ thống lại các bước làm quạt giấy tròn.
Bước 1: cắt giấy.
Bước 2: gấp, dán quạt.
Bước 3: làm cán quạt và hoàn chỉnh quạt.
- Các nhóm thực hành làm quạt giấy tròn.
- Các nhóm trang trí quạt giấy bằng cách vẽ hình, kẻ các đường màu song song theo
chiều dài tờ giấy trước khi gấp quạt.
- Sau khi gấp xong mỗi nếp gấp phải miết thẳng và kĩ. Gấp xong cần buộc chặt bằng
chỉ vào đúng nếp gấp giữa. Khi dán, cần bôi hồ mỏng, đều.
- Giáo viên quan sát và giúp đỡ nhóm còn lúng túng để các nhóm hoàn thành sản
phẩm.
* Trưng bày sản phẩm.
- Giáo viên đánh giá sản phẩm của các nhóm và tuyên dương những sản phẩm đẹp.
3. Hoạt động ứng dụng:
Về nhà thực hành cắt giấy và tập xếp quạt giấy tròn.
-------------------------------------------------HĐGD LỐI SỐNG

TIẾT KIỆM VÀ BẢO VỆ NGUỒN NƯỚC
(Tiết 1)
I. MỤC TIÊU.

- Biết cần phải sử dụng nước tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước.
- Nêu đựơc cách sử dụng tiết kiệm nước và bỏa vệ ngưồn nước không bị ô nhiễm.
- Biết thực hiên tiết kiệm nước và bảo vệ nguồn nước ở gia đình, nhà trường, địa
phương.
- HS có ý thức giữ gìn, bảo vệ nguồn nước.
*GDKNS: Kĩ năng lắng nghe tích cực ý kiến các bạn.
-Kĩ năng trình bày các ý tưởng tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước ở nhà và ở trường.
-Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin: liên quan đến tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước
ở nhà và ở trường.
II/ TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN:

+ 4 trang/ảnh chụp cảnh sử dụng nước (ở miền núi, đồng bằng hay miền biển).
+ Tranh, bảng phụ, giấy khổ to, bút dạ ...
III/ TIẾN TRÌNH :

Hoạt động cả lớp: Khởi động: HS chơi trò chơi “ Chim bay, cò bay”.
Hoạt động theo nhóm:
+ Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm về 4 bức ảnh (tranh) được phát.
+ Hỏi: Đưa tranh/ảnh và yêu cầu học sinh nêu nội dung từng bức tranh/ảnh đó.
+ Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi:
1. Tranh/ảnh vẽ cảnh ở đâu? (miền núi, miền biển hay đồng bằng ... ).


2. Trong mỗi tranh, em thấy con người đang dùng nước để làm gì?
3. Theo em nước dùng để làm gì? Nó có vai trò như thế nào đối với đời sống con
người?

+ Đại diện nhóm trình bày các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
+ Theo dõi, nhận xét, bổ sung và kết luận.
* Nước là nhu cầu thiết yếu của con người, bảo đảm cho trẻ em sống và PT tốt
-Các nhóm thảo luận và nhận xét mỗi việc làm dúng hay sai? Tại sao? Nếu em có
mặt ở đó em sẽ làm gì? Vì sao?
1. Tắm rửa cho lợn, chó, trâu bò ở cạnh giếng nước ăn, bể nước ăn.
2. Đổ rác ở bờ ao, bờ hồ.
3. Vứt vỏ chai đựng thuốc bảo vệ thực vật vào thùng rác, cho rác vào thùng rác riêng
4. Để vòi nước chảy tràn không khóa lại.
5. Không vứt rác trên sông, hồ , biển
- HS làm việc nhóm- Các nhóm trả lời, nhận xét bổ sung
Kết luận: Vứt rác đúng nơi qui định và sử dụng nước đúng mục đích là thực hiện tiết
kiệm và bảo vệ nguồn nước. Chúng ta phải ủng hộ và thực hiện tiết kiệm nước để sử
dụng lâu dài về sau, đồng thời bảo vệ nguồn nước để giữ gìn sức khỏe. Cần phê
phán và ngăn chặn hành vi làm ô nhiễm và lãng phí nước.
Hoạt động theo cặp:
+ Yêu cầu học sinh làm việc theo cặp, phát cho mỗi cặp 1 phiếu bài tập yêu cầu thảo
luận và hoàn thành phiếu:
a. Nước sinh hoạt nơi em đang ở thiếu, thừa hay đủ dùng?
b. Nước sinh hoạt ở nơi em đang sống là sạch hay bị ô nhiểm?
c. Ở nơi em sống, mọi người sử dụng nước như thế nào? (Tiết kiệm hay lãng phí?
Giữ gìn sạch sẽ hay làm ô nhiễm nước?)
- HS thảo luận: - Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung
*Kết luận: Để có nước sạch và sử dụng lâu dài, chúng ta phải biết tiết kiệm, dùng
nước đúng mục đích và phải biết bảo vệ và giữ sạch nguồn nước.
Hoạt động ứng dụng
Yêu cầu học sinh về nhà quan sát, tìm hiểu thực tế sử dụng nước ở nơi mình ở và
điền vào phiếu điều tra.
1. Nước ở đó đang thiếu, thừa hay đủ? Biểu hiện như thế nào?
2. Nước ở đó sạch hay bị ô nhiễm? Biểu hiện như thế nào?

3. Hãy liệt kê những hành vi mà em quan sát được vào bảng sau.
Những hành vi
Những biểu hiện
Những hành vi bảo Những việc làm gây
thực hiện tiết kiệm
lãng phí nước
vệ nguồn nước
ô nhiễm nguồn nước.
nước

---------------------------------------------------------------------------------------------


Thứ ba ngày 14 tháng 4 năm 2015
TIẾNG VIỆT (TỰ HỌC)
ÔN TẬP
I. MỤC TIÊU

- Ôn luyện về dấu chấm, củng cố cách dùng dấu hai chấm.
- Đặt và trả lời câu hỏi Bằng gì?.
II.TIẾN TRÌNH

Hướng dẫn học sinh làm bài tập:
Bài 1: Chọn dấu chấm hoặc dấu hai chấm điền vào ô trống cho thích hợp và viết lại
cho đúng chính tả.
1. Hằng ngày, em đều tranh thủ giúp mẹ công việc nhà như nhặt rau, quét nhà, lau
cốc chén
Mỗi khi hoàn thành công việc em đều được mẹ khen ngoan.
2. Mỗi khi em có thành tích học tập tốt, bố thường tặng em phần thưởng Đến nay
em đã có một kho phần thưởng gồm

những con búp bê xinh đẹp, những cuốn
truyện tranh hấp dẫn, những hộp bút màu rực rỡ…
3. Bà con nông dân đã một nắng hai sương làm giàu cho đất nước họ đã sản xuất
gạo để cả nước ăn và xuất khẩu họ đã cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy như
bông để sản xuất vải, mía để làm đường, hoa quả để đóng hộp…
Bài 2: Hãy đặt 3 câu trong đó có sử dụng dấu hai chấm.
Bài 3 : Trả lời các câu hỏi sau:
1. Bàn ghế, tủ sách của lớp em làm bằng gì?
2. Quần áo em mặc được làm bàng chất liệu gì?
3. Bằng cách nào bạn Nam trở thành người có giọng hát hay nhất lớp?
Bài 4: Hãy đặt câu hỏi Bằng gì? Và viết câu trả lời 3 câu hỏi đó.
- Cho HS tự làm vào vở. HS báo cáo kết quả với thầy cô giáo.
- Nhận xét, chữa bài.
-----------------------------------------------------------------------TIẾNG VIỆT (TỰ HỌC)
ÔN TẬP
I. MỤC TIÊU

- Giúp HS củng cố các kiến thức đã học.
II.TIẾN TRÌNH

Bài 1: Nhận biết từ viết sai gạch chân
1/a- Nương đỗ
b- lương( mạch )
d- tấp nập
e- làm nương
2/a- về làng
b- dừng trước cửa

c- lưng đeo gùi
g – vút nên

c- xe dừng lại


d- máy dẫn nổ
e- Vừa ăn vừa nói
h – dề nhà
i- vội vàng
i – chạy dụt đi
Bài 2 : Điền dấu thích hợp vào ô trống

g- vỗ vào cửa xe
k – đứng dậy

Quê con không có cam
Cô giáo nêu bài tập (:) con có hai quả cam, mẹ con lại cho con một quả cam nữa (. )
Như vậy con có tất cả bao nhiêu quả cam ( ? )
Tèo hồn nhiên trả lời ( :)
(- ) Quê con không có cam nên con không biết ạ (. )
Bài 3: Gạch dưới bộ phận trả lời câu hỏi “bằng gì” ?
A. Mẹ đã may cho em chiếc áo bằng đôi bàn tay khéo léo của mình .
B. Bằng một giọng trầm và ấm , bà bắt đầu chậm rãi kể cho chúng em nghe
chuyện “Thạch Sanh” .
C. Bằng nỗ lực phi thường , chị đã vượt qua đối thủ trong những giây cuối cùng
của cuộc đua .
D. Chú bé chọc cười mọi người trong nhà bằng cách bắt chước những điệu bộ của
người lớn .
E. Bằng sự nhanh trí và dũng cảm , anh đã cứu thoát chú bé thoát khỏi nguy hiểm
trong gang tấc .
- Cho HS tự làm vào vở. HS báo cáo kết quả với thầy cô giáo.
-----------------------------------------------------------------------HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP

CHỦ ĐIỂM THÁNG 4
HÒA BÌNH VÀ HỮU NGHỊ
HOẠT ĐỘNG 3
NGÀY HỘI HÓA TRANG
Nhất trí với cách tổ chức dạy học theo thiết kế và tổ chức các HĐGDNGLL cho HS
lớp 3 ( Sách Hướng dẫn tổ chức các HĐGDNGLL cho HS lớp 3)
-----------------------------------------------------------------------Thứ tư ngày 15 tháng 4 năm 2015
HĐGD THỂ CHẤT
ÔN ĐỘNG TÁC TUNG VÀ BẮT BÓNG
TRÒ CHƠI: CHUYỂN ĐỒ VẬT
I- MỤC TIÊU

- Thực hiện được tung bắt bóng theo nhóm 2- 3 người.
- Biết cách tung bắt bóng theo nhóm 2- 3 người.
-Biết cách chơi và tham gia chơi được.
II- TÀI LIỆU- PHƯƠNG TIỆN

- Tài liệu hướng dẫn hoạt động Giáo dục thể chất lớp 3 của VNEN
- Sách giáo viên môn thể dục lớp 3.
- Hướng dẫn chuẩn kiến thức kĩ năng lớp 3 môn Thể dục.


- Còi, kẻ sân chơi
III- TIẾN TRÌNH

Khởi động : HS chạy chậm theo địa hình tự nhiên quanh sân trường, sau đó đứng
tại chỗ khởi động các khớp: cổ, cổ tay, cổ chân, hông, gối, vặn thân sang hai bên.
- HS chơi trò chơi : Tìm con vật bay được.
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN


* Hoạt động cả lớp
- Giáo viên nhận lớp và phổ biến nội dung yêu cầu giờ học.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH

2. Ôn động tác tung và bắt bóng theo nhóm hai người:
Hoạt động cả lớp.
- GV hướng dẫn lại tư thế đứng chuẩn bị tung bóng, bắt bóng.
- Cho HS từng em tập tung và bắt bóng tại chỗ, di chuyển một số lần.
-Cho HS tập từng đôi một.
- Cho một số cá nhân lên thi trước lớp, nhân xét.
- GV nhận xét, đánh giá kết quả thực hành của HS.
2.Làm quen trò chơi : Chuyển đồ vật
Hoạt động cả lớp
- GV Phổ biến cách chơi, hướng dẫn cách chơi và nêu luật chơi.
- Tổ chức cho HS chơi thử một lần
- Các sự chia đội chơi và phân công trọng tài viên.
- Tổ chức chơi chính thức. GV và cán sự làm trọng tài chính.
- Sau mối lần chơi trong tài nhận xét báo cáo kết quả thực hiện
- GV theo dõi tổng hợp kết quả đội thắng cuộc.
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG

- HS cùng nhau chơi: trò chơi “Chuyển đồ vật” trong giờ ra chơi hoặc các hoạt động
tập thể khác ở trường. Em về nhà thực hiện lại bài đã học cho gia đình xem
-----------------------------------------------------------------------------------------------------Thứ năm ngày 16 tháng 4 năm 2015
HĐGD THỂ CHẤT
ÔN ĐỘNG TÁC TUNG VÀ BẮT BÓNG THEO NHÓM 3 NGƯỜI
TRÒ CHƠI: CHUYỂN ĐỒ VẬT
I- MỤC TIÊU

- Thực hiện được tung bắt bóng theo nhóm 2- 3 người.

- Biết cách tung bắt bóng theo nhóm 2- 3 người.
-Biết cách chơi và tham gia chơi được.
II- TÀI LIỆU- PHƯƠNG TIỆN

- Tài liệu hướng dẫn hoạt động Giáo dục thể chất lớp 3 của VNEN
- Sách giáo viên môn thể dục lớp 3.
- Hướng dẫn chuẩn kiến thức kĩ năng lớp 3 môn Thể dục.


- Còi, kẻ sân chơi
III- TIẾN TRÌNH

Khởi động
- HS chạy chậm theo địa hình tự nhiên quanh sân trường, sau đó đứng tại chỗ khởi
động các khớp: cổ, cổ tay, cổ chân, hông, gối, vặn thân sang hai bên.
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN

* Hoạt động cả lớp
- Giáo viên nhận lớp và phổ biến nội dung yêu cầu giờ học.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH

2. Ôn động tác tung và bắt bóng theo nhóm ba người:
Hoạt động cả lớp.
- GV hướng dẫn lại tư thế đứng chuẩn bị tung bóng, bắt bóng.
- Cho HS từng em tập tung và bắt bóng tại chỗ, di chuyển một số lần.
-Cho HS tập từng đôi một. Cho một số cá nhân lên thi trước lớp, nhân xét.
- GV nhận xét, đánh giá kết quả thực hành của HS.
2. Trò chơi : Chuyển đồ vật
Hoạt động cả lớp
- GV Phổ biến cách chơi, hướng dẫn cách chơi và nêu luật chơi.

- Tổ chức cho HS chơi thử một lần.Các sự chia đội chơi và phân công trọng tài viên.
- Tổ chức chơi chính thức. GV và cán sự làm trọng tài chính.
- Sau mối lần chơi trong tài nhận xét báo cáo kết quả thực hiện
- GV theo dõi tổng hợp kết quả đội thắng cuộc.
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: HS cùng nhau chơi: trò chơi “Chuyển đồ vật” trong
giờ ra chơi hoặc các hoạt động tập thể khác ở trường.
-------------------------------------------------HĐGD MĨ THUẬT
Đ/C THỐNG DẠY
-------------------------------------------------TIẾNG ANH
Đ/C OANH DẠY
-------------------------------------------------ÂM NHẠC
Đ/C CHINH DẠY
--------------------------------------------------------------------------------------------------Thứ sáu ngày 17 tháng 4 năm 2015
TOÁN ( TỰ HỌC)
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU

- Rèn luyện kỹ năng giải toán bằng hai phép tính nhân , chia.
- Giải một số bài toán có tính nâng cao


II.TIẾN TRÌNH

Bài 1: Có 6 can đựng đầy 60 lít dầu hoả. Hỏi:
a/ 7 can như vậy đựng bao nhiêu l dầu hoả?
b/ Nếu đổ số lít dầu hoả đựng trong 7 can ở trên vào các can 5l cho đầy thì được bao
nhiêu can 5l như vậy?
Bài 2: Người ta xay 100 kg thóc thì được 70 kg gạo.Hỏi:
a/ Xay 200 kg thóc như vậy thì được bao nhiêu kg gạo?
b/ Để xay đươc 7 kg gạo thì cần bao nhiêu kg thóc?

Bài 3: Có 24 cái bánh nướng đựng đều trong 6 hộp. Cô giáo mua về cho cả lớp mẫu
giáo 5 hộp như vậyvà chia đều cho các cháu, mỗi cháu được nửa cái. Hỏi lớp học đó
có bao nhiêu cháu?
Bài 4: Có 6 gói kẹo. Bạn Mai lấy ra mỗi gói 10 cái kẹo thì thấy số kẹo còn lại ở 6
gói bằng đúng số kẹo ở 4 gói nguyên. Hỏi mỗi gói kẹo có bao nhiêu cái?
- Học sinh làm bài vào vở, HS báo cáo kết quả với thầy cô giáo.
-------------------------------------------------TOÁN (TỰ HỌC)
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU

Giúp HS củng cố các phép tính nhân số có năm chữ số với số có một chữ số, và tìm
số bị chia và giải các bài toán có lời văn.
II.TIẾN TRÌNH

Bài 1: Đặt tính rồi tính
21245 x 3
42718 x 2
11087 x 3
Bài 2: Viết thành phép nhân và ghi kết quả
43218 + 43218 =
21234 + 21234 + 21234 =
12007 + 12007 + 12007 + 12007 =
Bài 3: Tìm x biết
X : 3 = 31205
X : 5 = 11456
Bài 4: 5 kho thóc chứa 50500 kg thóc . Hỏi 7 kho thóc như thế chưa bao nhiêu kg
thóc ?
Bài 5: Một chuyến xe loại nhỏ chở được 10015 gói hàng. Một chuyến xe loại lớn
chở được 15120 gói hàng. Hỏi 2 chuyến xe loại nhỏ và 1 chuyến xe loại lớn chở
được tất cả bao nhiêu kilogam ?

Bài 6: Có 4 kho thóc, mỗi kho chứa được 21050 kg thóc, người ta xuất đi 53250 kg
thóc. Hỏi còn lại bao nhiêu kg thóc ?
- HS báo cáo kết quả với thầy cô giáo.
-------------------------------------------------


TOÁN ( TỰ HỌC)
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU

Giúp HS củng cố các phép tính nhân, chia số có năm chữ số với (cho) số có một chữ
số, và tìm số bị chia và giải các bài toán có lời văn.
II.TIẾN TRÌNH

Bài 1: Đặt tính rồi tính
21709 x 4
10918 x 5
62740 : 4
35056 : 6
Bài 2: Tính
92578 – 10312 x 8 =
21658 + 42539 : 7 =
78246 – 69126 : 3 =
( 78246 – 69126 ) : 3 =
Bài 3: Tìm X
X x 4 = 80812
(X – 1234) = 90156
Bài 4: Có 81chiếc bánh nướng đựng đều vào 9 hộp. Hỏi 180 chiếc bành nướng
đựng đều vào mấy hộp như thế ?
Bài 5 : Có 20149 mét vải, may mỗi bộ quần áo hết 3 mét. Hỏi có thể may được

nhiều nhất bao nhiêu bộ và còn thừa mấy mét vải ?
- Cho HS tự làm vào vở. HS báo cáo kết quả với thầy cô giáo.
-------------------------------------------------HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ
TUẦN 32
A. môc tiªu:

- Giúp HS thấy được những ưu, khuyết điểm trong tuần qua, từ đó có hướng khắc
phục.
- Giáo dục HS tinh thần phê bình và tự phê bình.
B.c¸c ho¹t ®éng d¹y häc:

1. Sinh hoạt Phê bình và tự phê bình:
- CT hội đồng tự quản tuyên bố giờ sinh hoạt tập thể đã đến, mời các bạn phát biểu
ý kiến.Các thành viên trong lớp lần lượt giơ tay phát biểu tự phê bình mình nếu có
khuyết điểm, hoặc chỉ ra những tồn tại giúp bạn sửa sai một cách chân thành.
- CT hội đồng tự quản mời các tổ trưởng có ý kiến báo cáo tình hình thi đua của tổ,
sau đó lớp trưởng tổng hợp những ưu khuyết điểm và kết quả thi đua của lớp trong
tuần qua báo cáo với giáo viên chủ nhiệm trước lớp.
- Giáo viên chủ nhiệm nhận xét tình hình hoạt động và thi đua của lớp tuần qua như:
việc thực hiện đi học đều đúng giờ, phát biểu ý kiến xây dựng bài, tham gia thể dục,
vệ sinh trường lớp, chăm sóc cây, việc chuẩn bị bài và dụng cụ học tập trước khi đến
lớp...và sau đó giáo viên đề ra kế hoạch tuần tới.
1. Sinh hoạt văn nghệ:
- Đọc thơ hoặc kể chuyện về tấm gương đạo đức Bác Hồ.
- Học sinh biểu diễn những tiết mục theo khả năng của các em,


- Học sinh bày tỏ những điều em muốn nói, hoặc những khó khăn cần được tháo gỡ,
chia sẻ…
3. Biểu dương thành tích:

- Học sinh trong lớp lần lượt có ý kiến tuyên dương, nêu gương tốt nếu nhận thấy
bạn có tiến bộ và có nhiều thành tích tốt trong tuần.
- Giáo viên tuyên dương thành tích.
- Bình bầu tổ, cá nhân xuất sắc: Dự kiến tổ 5 và tổ 3.
4. Kế hoạch tuần tới:
- Duy trì các nề nếp đã có. Tiếp tục xây dựng nề nếp lớp tự quản. Gi÷ vÖ sinh trong
và ngoài lớp học. Chăm sóc bồn hoa cây cảnh.
*******************************************************************



×