Tải bản đầy đủ (.pdf) (43 trang)

Bộ công cụ đánh giá nhanh Tài khoản kho bạc duy nhất (TSA)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.91 MB, 43 trang )

Bộ công cụ đánh giá nhanh
Tài khoản kho bạc duy nhất
(TSA)

Cem Dener
Phiên bản 2.0 tháng 2/2014

/> />


Lời cám ơn
Bộ công cụ này ban đầu được xây dựng nhằm đáp ứng yêu cầu của Nhóm Cải cách Thể chế và Khu vực
Công (ECSP4), Khu vực Trung Á và Châu Âu (ECA) về đánh giá hoạt động Tài khoản kho bạc duy nhất
(TSA) tại Kư- giếc vào tháng 10/2012. Việc chuyển đổi thành bộ công cụ chung nhằm đánh giá nhanh Tài
khoản kho bạc duy nhất (TSA) được sự hỗ trợ của Bộ phận Thông lệ Điều hành và Quản lý Khu vực Công
(PRMPS) thuộc Mạng lưới Quản lý Kinh tế và Giảm nghèo (PREM) của Ngân hàng Thế giới. Bộ công cụ
này đã được chia sẻ với nhiều quan chức chính phủ, các nhóm dự án để thử nghiệm tại thực địa, và cũng
nhận được thêm phản hồi để có thể cải thiện hơn nữa kể từ đó.
Tác giả của tài liệu kỹ thuật này, Cem Dener (PRMPS, World Bank), mong được cám ơn rất nhiều cán bộ
Ngân hàng Thế giới và quan chức chính phủ đã góp ý cho bộ công cụ này kể từ khi được áp dụng năm
2012. Tài liệu này cũng nhận được góp ý từ các thành viên Cộng đồng Hành nghề về Hệ thống Thông tin
Quản lý Tài chinh (FMIS CoP). Các ý kiện nhận xét và làm rõ của bà Megan Gray đã đóng góp đáng kể
trong phiên bản thứ hai của bộ công cụ này. Bộ công cụ này sẽ được được đăng tải trên trang web của
IFMIS Cop ( để tiếp tục nhận thêm góp ý và kiến nghị và được quản
lý bằng cách cập nhật thường xuyên nhằm phải ánh những thay đổi về thông lệ Tài khoản kho bạc duy
nhất (TSA) hoặc nhu cầu của các quốc gia trong tương lai. Các kết quả, diễn giả và kết luận phản ánh
trong tài liệu này không nhất thiết phản ánh quan điểm của Ngân hàng Thế giới (WB).

Bản quyền và cho phép

Sản phẩm này thuộc bản quyền nêu danh đối với các sản phẩm sáng tạo chung “Creative Commons


Attribution 3.0 Unported license” (CC BY 3.0) Theo
bản quyền nêu danh các sản phẩm sáng tạo chung, người đọc được tự do sao chép, phân phối, chuyển
giao, phỏng theo sản phẩm này, bao gồm cho cả các mục đích thương mại, theo các điều kiện sau:
Nêu danh khi trích dẫn: Đề nghị trích dẫn sản phẩm như sau:
Dener, Cem, 2013. Công cụ Đánh giá Nhanh các Hệ thống Thanh toán và Hoạt động của Tài khoản
Kho bạc Duy nhất (TSA). Washington, DC. Ngân hàng Thế giới. Bản quyền: Nêu danh đối với các
sản phẩm sáng tạo chung CC BY 3.0



Mục lục
Giới thiệu ........................................................................................................................................................... 2
Các nguyên tắc về Tài khoản kho bạc duy nhất (TSA)........................................................................................ 3
Các điều kiện ban đầu về Tài khoản kho bạc duy nhất (TSA) ............................................................................ 4
Vai trò và trách nhiệm về Tài khoản kho bạc duy nhất (TSA) ............................................................................ 7
Độ tin cậy và trung thực của thông tin trong Tài khoản kho bạc duy nhất (TSA) .............................................. 7
Phương pháp luận............................................................................................................................................. 9
Cách thức tổ chức đánh giá nhanh Tài khoản kho bạc duy nhất (TSA) ........................................................... 12
Bảng câu hỏi đánh giá nhanh Tài khoản kho bạc duy nhất (TSA) và Hệ thống thanh toán ............................. 13
Phụ lục 1. Tham
khảo
......................................................................................................................................................................... 25
Phụ lục 2. Mẫu Báo cáo đánh giá nhanh Tài khoản kho bạc duy nhất (TSA)
......................................................................................................................................................................... 26
Phụ lục 3. Tổng quan về Tài khoản kho bạc Duy nhất (TSA) tập trung và các Hệ thống thanh toán điện tử
......................................................................................................................................................................... 27
Phụ lục 4. Các câu hỏi về điều kiện ban đầu của Tài khoản kho bạc duy nhất (TSA) và rủi ro
......................................................................................................................................................................... 29
Phụ lục 5. Chứng từ mẫu và hình ảnh liên quan đến các hoạt động Tài khoản kho bạc duy nhất (TSA) và các
hệ thống thanh toán ........................................................................................................................................ 32


1


Công cụ Đánh giá Nhanh
Các Hệ thống Thanh toán và Hoạt động của Tài khoản Kho bạc Duy nhất
(TSA)
Tháng 10 năm 2013

Giới thiệu
Tài khoản kho bạc duy nhất (TSA) là một trong những thông lệ đã được minh chứng về khả năng cải thiện
các hệ thống thu chi ngân quỹ, và kiểm soát chi tiêu công theo hướng tập trung hoá số dư nhàn rỗi tại các
tài khoản ngân hàng của chính phủ. Cấu trúc Tài khoản kho bạc duy nhất (TSA) thường được triển khai
trong quá trình triển khai các giải pháp Hệ thống Thông tin Quản lý Tài chính (FMIS).
Bộ công cụ đánh giá nhanh này được thiết kế để hỗ trợ các quan chức chính phủ làm rõ tình trạng hiện tại
trong hoạt động của Tài khoản kho bạc duy nhất (TSA), xác định những khả năng cải thiện về quy
trình/thông lệ, văn bản pháp quy, an ninh thông tin và các hệ thống thanh toán. Mục tiêu chính của hoạt
động này là đảm bảo những cải cách về Quản lý Tài chính Công (QLTCC) được sự hỗ trợ bởi các hoạt động
hiện hành về triển khai hệ thống FMIS có quan tâm đầy đủ đến việc thiết kế các quy trình cơ bản của Tài
khoản kho bạc duy nhất (TSA) nhằm cải thiện về quản lý ngân quỹ.
Mặc dù có những khác biệt đặc thù giữa các quốc gia, hoạt động Tài khoản kho bạc duy nhất (TSA) thường
được quản lý bởi Kho bạc trung ương (KBTW) hoặc bộ phận Tổng kế toán (TKT) thuộc Bộ Tài chính. Giữa hệ
thống IFMIS và hệ thống của Ngân hàng trung ương (NHTW) có một giao diện an toàn được sử dụng để tự
động hoá các hoạt động của Tài khoản kho bạc duy nhất (TSA), trên cơ sở một khuôn khổ pháp lý và pháp
quy cụ thể. Các tài khoản thuộc Tài khoản kho bạc duy nhất (TSA) và các hệ thống thanh toán liên ngân
hàng thường được quản lý bởi Ngân hàng trung ương/quốc gia. Các ngân hàng thương mại và các đơn vị
khác của chính phủ cũng có thể tham gia vào hoạt động của Tài khoản kho bạc duy nhất (TSA). Mặc dù bộ
công cụ này tập trung vào mô hình Tài khoản kho bạc duy nhất (TSA) tập trung, nhưng phương pháp luận
đề xuất có thể được áp dụng cho các cơ chế Tài khoản kho bạc duy nhất (TSA) phi tập trung. Đồng thời, cơ
cấu thể chế của Bộ Tài chính chưa chắc đã bao gồm một đơn vị chuyên trách (như Kho bạc trung ương) chịu

trách nhiệm về toàn bộ các chức năng lõi (thu ngân, giải ngân, đối chiếu và quản lý ngân quỹ). Trong những
trường hợp đó, bộ công cụ đánh giá này có thể được thực hiện bởi tất cả các đơn vị liên quan nhằm làm rõ
về tình trạng hiện tại, còn lãnh đạo Bộ Tài chính có thể mong muốn cân nhắc khả năng cải thiện tại các cơ
cấu phân tán đó (để tách bạch nhiệm vụ một cách hiệu quả) trong quá trình cải cách Quản lý Tài chính Công
(QLTCC).
Bộ công cụ này bao gồm 65 câu hỏi theo năm phần là các chỉ số chính về độ tin cậy, độ trung thực trong các
hoạt động của Tài khoản kho bạc duy nhất (TSA), và các hệ thống thanh toán nền tảng của chính phủ. Nội
dung đánh giá về rủi ro và kiểm soát cũng được lồng trong công cụ đánh giá này để phân tích về các hệ
thống thông tin, thủ tục và môi trường tác nghiệp. Một số hướng dẫn/chuẩn mực về an ninh thông tin và
tài chính được sử dụng làm tham chiếu khi xây dựng bộ công cụ này (Phụ lục 1), bên cạnh kiến thức và kinh
nghiệm của các chuyên gia hành nghề trong lĩnh vực thiết kế và triển khai các hoạt động Tài khoản kho bạc
duy nhất (TSA) tại các dự án FMIS của Ngân hàng Thế giới (WB). Các đặc tính được cho điểm nhằm đo
lường tình trạng hiện tại trong các hoạt động của Tài khoản kho bạc duy nhất (TSA) và để xác định ra những
2


thiếu sót một cách nhất quán. Bộ câu hỏi đánh giá này (danh mục kiểm tra) dự kiến nhằm phản hồi nhanh
cho các bên liên quan tham gia vào các khía cạnh chính trong hoạt động của Tài khoản kho bạc duy nhất
(TSA). Tuy nhiên, những thảo luận về từng đặc điểm trong đó để tìm hiểu về tác động của Hệ thống FMIS và
Tài khoản kho bạc duy nhất (TSA) đối với quản lý thu ngân, thanh toán và hỗ trợ những cải thiện về quản lý
ngân quỹ có vai trò còn quan trọng hơn cả điểm số.
Các nguyên tắc và điều kiện ban đầu của Tài khoản kho bạc duy nhất (TSA), phương pháp luận đánh giá
nhanh, và các phương án có thể áp dụng để thực hiện đánh giá này được trình bày trong các chương dưới
đây. Các bảng biểu dùng để đánh giá hiện trạng hoạt động của Tài khoản kho bạc duy nhất (TSA) và biểu
mẫu có thể được dùng để lập báo cáo đánh giá nhanh, cũng đã được giải thích. Cuối cùng, một số mẫu
được trình bày dưới hình thức các phụ lục để làm rõ các loại tài liệu và hệ thống được xem xét khi đánh giá.

Các nguyên tắc về Tài khoản kho bạc duy nhất (TSA)
Mục đích chính của việc triển khai Tài khoản kho bạc duy nhất (TSA) là nhằm tận dụng tối đa các nguồn lực
ngân quỹ qua việc tập trung và giảm chi phí ngân quỹ trôi nổi. Các giải pháp về Tài khoản kho bạc duy nhất

(TSA) được thiết kế để nắm bắt những thông tin chi tiết về các nguồn lực ngân quỹ của chính phủ cũng như
chi tiêu trên cơ sở hàng ngày. Tuy nhiên, sẽ là chưa đủ nếu ta chỉ đơn thuần nắm bắt thông tin kịp thời về
số tồn ngân và lưu chuyển ngân quỹ, nếu như các số tồn ngân đó không ngay lập tức sẵn có tại Kho bạc (do
thiếu thẩm quyền chính thức hoặc do mất thời gian hạch toán, và quy trình điều chuyển/thanh toán). Đồng
thời, khả năng dự báo về các dòng tiền ra vào và kết quả tốn ngân tại Tài khoản kho bạc duy nhất (TSA)
đóng vai trò thiết yếu nhằm cải thiện về quản lý ngân quỹ. Ta cần lưu ý rằng nền tảng hệ thống FMIS có thể
cung cấp thông tin đáng tin cậy qua các giao diện được thiết kế hợp lý cho Tài khoản kho bạc duy nhất (TSA)
về các khía cạnh quan trọng đó.
Có nhiều cách để triển khai Tài khoản kho bạc duy nhất (TSA) tuỳ theo điều kiện cụ thể của từng quốc gia
(các quy định, hệ thống ngân hàng, cơ chế hệ thống thanh toán điện tử (EPS, v.v.). Tại nhiều quốc gia, “Tài
khoản kho bạc duy nhất (TSA) tập trung” được là mô hình mong muốn để giám sát số thu số chi hàng ngày
nhanh chóng và hiệu quả kinh tế (Phụ lục 3). Để đạt được điều đó, ta cần thiết lập cơ sở hạ tầng đáng tin
cậy1 cho Tài khoản kho bạc duy nhất (TSA) trước khi triển khai các giải pháp hệ thống FMIS (vì sau khi đã
phát triển FMIS, việc triển khai Tài khoản kho bạc duy nhất (TSA) thường khó hơn và tốn kém hơn), trên cơ
sở Quy ước về Tài khoản kho bạc duy nhất (TSA)2 được thống nhất chung (giữa Kho bạc trung ương (KBTW)
và Ngân hàng trung ương (NHTW)). Việc trao đổi dữ liệu hàng ngày qua các kết nối an toàn với hệ thống
ngân hàng và hoạt động thanh toán điện tử (EPS) đóng vai trò quan trọng để đảm bảo báo cáo kịp thời và

1

Thuật ngữ ‘cơ sở hạ tầng TSA’ nghĩa là cấu trúc các tài khoản ngân hàng trong mô hình Tài khoản kho bạc duy nhất
(TSA) các luồng thu ngân và giải ngân thực hiện qua các tài khoản đó, cùng các giao diện hệ thống cần thiết và các
hợp phần CNTT&TT liên quan. Khuyến nghị đưa ra là mô hình này cần được quyết định trước khi cấu hình hệ thống
FMIS, và các thủ tục hỗ trợ Tài khoản kho bạc duy nhất (TSA) được triển khai song song với triển khai hệ thống
FMIS.

2

Ban đầu, quy ước đó có thể bao gồm thiết kế các quy trình thu ngân và giải ngân dựa trên đánh giá về các dịch vụ
ngân hàng theo đòi hỏi của chính phủ, và xác định ra những dịch vụ nào Ngân hàng trung ương (NHTW) có thể

cung cấp cho Chính phủ. Quy ướcnày có thể được mở rộng qua một thủ tục lặp – các quy trình thu ngân và giải
ngân đề xuất sẽ xác định ra các dịch vụ ngân hàng mà Chính phủ cần, và ngược lại nó sẽ định hướng về mô hình Tài
khoản kho bạc duy nhất (TSA) phù hợp cũng như cấu trúc các tài khoản ngân hàng phù hợp. Đồng thời, thời gian
cần để đàm phán đầy đủ thoả thuận giữa Ngân hàng trung ương (NHTW) và Chính phủ về tất cả các khía cạnh
không nên được đánh giá thấp.

3


đáng tin cậy về tất cả các khoản thu chi của chín phủ. Phạm vi mạng lưới chi nhánh của Ngân hàng trung
ương (NHTW) cũng là một yếu tố quan trọng cần cân nhắc.
Trong mô hình Tài khoản kho bạc duy nhất (TSA) tập trung, Ngân hàng trung ương (NHTW) dự kiến sẽ cung
cấp một loạt các dịch vụ thanh toán (giải ngân cho đối tượng thụ hưởng qua Hệ thống thanh toán gộp theo
thời gian thực (RTGS) và/hoặc bù trừ điện tử (ACH), truy cập bảng kê tài khoản theo thời gian thực), ngoài
việc chỉ đơn thuần là nơi nắm giữ các tài khoản Tài khoản kho bạc duy nhất (TSA) và các dịch vụ chuyển vốn
hàng loạt. Trong một số trường hợp, Ngân hàng trung ương (NHTW) có thể mong muốn giải ngân các khoản
thanh toán giá trị cao, ít thường xuyên qua RTGS, nhưng không muốn xử lý các tệp ACH (v.d. trả lương)
hoặc in séc. Do vậy, mô hình Tài khoản kho bạc duy nhất (TSA) có thể sẽ bao gồm cả các tài khoản phân
phối tại ngân hàng thương mại cho các khoản thanh toán giá trị thấp.3 Các dịch vụ ngân hàng khác có thể
được cân nhắc bao gồm: cung cấp bảng kê ngân hàng/ truy cập trực tuyến vào dữ liệu giao dịch và số dư tài
khoản; thanh toán bằng ngoại tệ - tìm nguồn ngoại tệ yêu cầu và cung cấp cho đối tượng thụ hưởng
(thường ở nước ngoài); các chương trình mua sắm hoặc thẻ thanh toán đối với các khoản thanh toán giá trị
thấp (tiền tiêu vặt, thẻ xăng dầu, v.v.). Tại một số quốc gia, Ngân hàng trung ương (NHTW) còn có thể thực
hiện vai trò “gần như” quản lý ngân quỹ thay mặt cho chính phủ, và cung cấp các công cụ cho vay ngắn hạn
hoặc thấu chi cho chính phủ. Điều này có thể làm phức tạp những đàm phán về cơ chế Tài khoản kho bạc
duy nhất (TSA).
Nói chung, Kho bạc trung ương (KBTW) vận hành Tài khoản kho bạc duy nhất (TSA) để quản lý toàn bộ chi
tiêu công theo phương thức “tài khoản của khách hàng”, trong đó Ngân hàng trung ương (NHTW) thực hiện
tất cả các khoản thanh toán (tham gia gián tiếp) thay mặt cho Kho bạc trung ương. Ngược lại, Kho bạc trung
ương trở thành thành viên trực tiếp của các hệ thống liên ngân hàng (RTGS4 và ACH5) do Ngân hàng trung

ương vận hành (phương thức “tài khoản giao dịch”), nếu các điều kiện cụ thể có thể được đáp ứng (về an
ninh thông tin, thủ tục, người có thẩm quyền, các cơ chế giám sát). Để giám sát việc hành thu, Kho bạc
trung ương thường nhận thông tin hàng ngày từ ngân hàng (thương mại đại lý (đôi khi qua Ngân hàng trung
ương), hoặc (các) cơ quan thu về chi tiết các giao dịch qua các giao diện giữa nền tảng hệ thống FMIS và các
hệ thống bên ngoài đó.

Các điều kiện ban đầu về Tài khoản kho bạc duy nhất (TSA)
Các điều kiện ban đầu về Tài khoản kho bạc duy nhất (TSA) được tổng hợp dưới đây (Bảng 1). Bảng này có
thể được dùng để trình bày tổng quan tình trạng hiện tại của Tài khoản kho bạc duy nhất (TSA) trong báo
cáo đánh giá nhanh. Những thách thức về kỹ thuật và tính thích ứng (phi kỹ thuật) có thể được liệt kê theo
tám nội dung ở đây để chỉ ra những ưu tiên trong việc xây dựng hoặc cải thiện cơ sở hạ tầng Tài khoản kho
bạc duy nhất (TSA).
Bảng 1: Điều kiện ban đầu về Tài khoản kho bạc duy nhất (TSA)

#
1

3

4
5

Điều kiện ban đầu về TSA
Các yêu cầu pháp lý và pháp quy cho
hoạt động của Tài khoản kho bạc duy
nhất (TSA)

Tình trạng hiện tại
+ Liệt kê các văn bản quy phạm. Giữa Kho bạc trung
ương (KBTW) và Ngân hàng trung ương (NHTW) đã

có quy ước về Tài khoản kho bạc duy nhất (TSA)

Nếu Ngân hàng trung ương không muốn cung cấp một vài hoặc tất cả các dịch vụ đó, ta có thể xác định ra một
ngân hàng thương mại hoặc quốc gia đứng ra nắm giữ Tài khoản kho bạc duy nhất (với đầy đủ các biện pháp quản
lý rủi ro và thế chấp để giảm thiểu rủi ro thất thoát công quỹ).
RTGS = Hệ thống thanh toán gộp theo thời gian thực (tham khảo Phụ lục 3).
ACH = Giải pháp bù trừ tự động (tham khảo Phụ lục 3).

4


2

Các yêu cầu kỹ thuật / cơ sở hạ tầng
CNTT&TT đáng tin cậy

3

Các hệ thống thanh toán liên ngân hàng
vận hành đầy đủ

4

Giao diện giữa hệ thống của Kho bạc
trung ương (KBTW/FMIS) và các hệ
thống thông tin của Ngân hàng trung
ương (RTGS/ACH)
Kế toán đồ toàn diện (CoA) có thể nắm
bắt các chi tiết liên quan một cách nhất
quán


5

6

Kiểm kê các tài khoản ngân hàng hiện
hành được sử dụng trong FMIS và hoạt
động của Tài khoản kho bạc duy nhất
(TSA)

7

Xây dựng năng lực cho người sử dụng
Tài khoản kho bạc duy nhất (TSA)

8

Báo cáo cấp chính trị

chưa?
- Chỉ ra những nội dung cần cải thiện.
+ Liệt kê các trung tâm dữ liệu hiện hành của Kho bạc
trung ương (KBTW) và Ngân hàng trung ương
(NHTW) để hỗ trợ hoạt động an toàn hàng ngày.
- Liệt kê toàn bộ những cải thiện có thể thực hiện.
+ Hệ thống bù trừ tự động (ACH) vận hành từ khi
nào? Hệ thống thanh toán gộp theo thời gian thực
(RTGS) vận hành từ khi nào?
+ Đơn vị nào vận hành các hệ thống đó?
- Những cải thiện trong hoạt động của hệ thống liên

ngân hàng.
+ Tình trạng kết nối mạng và giao diện của Tài khoản
kho bạc duy nhất (TSA).
- Những cải thiện có thể thực hiện về trung tâm
thanh toán của Kho bạc trung ương (KBTW).
+ Tình trạng của Kế toán đồ (CoA) thống nhất nhằm
hỗ trợ Tài khoản kho bạc duy nhất (TSA) tập trung.
- Khả năng cải thiện về Kế toán đồ (CoA) để phục vụ
hoạt động của Tài khoản kho bạc duy nhất (TSA).
+ Sự tồn tại của cơ sở dữ liệu chia sẻ về tài khoản
ngân hàng của thành viên được quản lý bởi Kho bạc
trung ương (và Ngân hàng trung ương).
- Những thiếu sót bất kỳ trong việc xây dựng cơ sở
dữ liệu.
+ Năng lực đầy đủ của Bộ Tài chính/ Kho bạc trung
ương.
- Nhu cầu đào tạo và năng lực bổ sung.
+ Quản lý sự tham gia của (các) ngân hàng đại lý tại
Tài khoản kho bạc duy nhất (TSA).
- Những rủi ro trong việc đảm bảo sự cam kết của cấp
cao đối với Tài khoản kho bạc duy nhất (TSA).

Nguồn: Dữ liệu của Ngân Hàng Thế giới.
Ghi chú: Các điều kiện ban đầu về Tài khoản kho bạc duy nhất (TSA) được soạn thảo dựa trên mô hình khuyến nghị
tại Pattanayak, 2010.

Cần lưu ý rằng vấn đề quan trọng phải cân nhắc là thẩm quyền pháp lý cho phép mở các tài khoản ngân
hàng chính thức6 (cũng đóng vai trò quan trọng trong việc xác định khả năng lập và duy trì một cấu trúc tài
khoản ngân hàng đáng tin cậy). Một vấn đề nữa cần cân nhắc là thẩm quyền pháp lý đó (bao gồm cả luật và
quy định về mua sắm) có hỗ trợ để Kho bạc mua sắm tập trung các dịch vụ ngân hàng hay không.

Liên quan đến cơ sở hạ tầng CNTT&TT, đánh giá ban đầu này cũng có thể được sử dụng để chỉ ra những hạn
chế về tính bền vững (vd. Năng lực của các nhóm cán bộ CNTT trong việc nắm bắt được tình hình và các
nguy cơ phát sinh; tồn tại kế hoạch bảo trì cơ sở hạ tầng CNTT&TT và vốn ngân sách đảm bảo cho việc đó).

6

Tài liệu của IMF cho biết các điều kiện bay đầu này không đề cạp đến các Luật về Hệ thống Thanh toán và Ngân
hàng, mà chỉ đề cập về khuôn khổ QLTCC (v.d. thẩm quyền pháp lý để mở tài khoản ngân hàng chính thức thuộc về
Bộ Tài chính).

5


Hệ thống thông tin căn bản của Ngân hàng trung ương (NHTW) là Hệ thống ngân hàng lõi. Mặc dù các hệ
thống thanh toán (RTGS và ACH) cung cấp báo cáo về các giao dịch, nhưng mục đích chính của chúng chỉ là
chuyển vốn. Vấn đề chính trong việc thiết kế giao diện giữa hệ thống FMIS và Ngân hàng trung ương là giao
diện đó có phải chỉ là giao diện giữa FMIS và Hệ thống ngân hàng lõi của Ngân hàng trung ương (NHTW) hay
không (trong đó hệ thống ngân hàng lõi của NHTW được giao diện với RTGS/ACH), hoặc có giao diện trực
tiếp giữa FMIS với RTGS và/hoặc ACH (trong đó, với thông tin giao dịch từ các hệ thống này được phản hồi
lại vào Hệ thống Ngân hàng Lõi của Ngân hàng trung ương để theo dõi thông tin về tình hình tài khoản cũng
như lập bảng kê ngân hàng cho các tài khoản của Chính phủ) hay không).
Một điều quan trọng nữa cần lưu ý là cơ chế Tài khoản kho bạc duy nhất (TSA) cũng đã được hoàn thành
mà không cần giao diện tự động hoá đầy đủ giữa FMIS và các hệ thống của Ngân hàng trung ương (NHTW)
ở một số quốc gia.7
Liên quan đến Tài khoản kho bạc duy nhất (TSA), đặc điểm chính của Kế toán đồ (CoA) là bất kỳ thông tin
nào hiện đang được cung cấp qua các bảng kê ngân hàng hiện cần được báo cáo qua cấu trúc phân loại của
Kế toán đồ (CoA). Điều này phải được ghi nhận ngay từ đầu khi thiết kế Kế toán đồ (CoA) cho hệ thống
FMIS. Kế toán đồ (CoA) cần hỗ trợ cho cấu trúc theo tầng bậc để cấp trên thực hiện kiểm soát ngân sách và
để quản lý toàn bộ chi tiêu thuộc trách nhiệm giải trình của cấp dưới.
Danh mục kiểm kê các tài khoản ngân hàng cần bao gồm tất cả các tài khoản, kể cả các tài khoản sẽ bị đóng

trong quá trình triển khai Tài khoản kho bạc duy nhất (TSA). Khả năng của Bộ Tài chính trong việc kiểm kê
toàn diện phụ thuộc vào khuôn khổ pháp lý cũng như liệu thẩm quyền mở tài khoản ngân hàng có phải của
riêng Bộ Tài chính hay không. Nếu không thể tổng hợp được danh mục kiểm kê các tài khoản ngân hàng
một cách đáng tin cậy, thì chính điều đó lý do phải tiến hành cải cách về Tài khoản kho bạc duy nhất (TSA)
(việc chính phủ có các tài khoản ngân hàng bị dấu hoặc Bộ Tài chính không biết đến là một vấn đề quan
trọng về minh bạch có thể gây ra yếu kém về dữ liệu tài khoá). Cần có các quy trình mới nhằm đảm bảo vốn
không được chuyển vào các tài khoản ngân hàng bị dấu hoặc không ai biết đến của Chính phủ, mà chỉ được
chuyển vào các tài khoản được công nhận là một phần của Tài khoản kho bạc duy nhất (TSA).
Việc xây dựng năng lực của người sử dụng Tài khoản kho bạc duy nhất (TSA) cần bắt đầu ngay từ các giai
đoạn bắt đầu cải cách, và phải tiếp tục được thực hiện trong và sau khi cải cách.
Sự ủng hộ của cấp chính trị là vấn đề liên tục trong quá trình triển khai Tài khoản kho bạc duy nhất (TSA) và
cần phải có một chiến lược truyền thông để duy trì sự ủng hộ chính trị trong suốt quá trình triển khai, để
vượt qua những trở ngại do thẩm quyền phát sinh từ việc kiểm soát các tài khoản ngân hàng riêng.
Cũng như về bản quy ước với Ngân hàng trung ương (NHTW), nhiều điều kiện ban đầu nêu trên có thể gợi ý
về những cải cách liên quan cần thực hiện để cải thiện cơ chế Tài khoản kho bạc duy nhất (TSA). Tuy nhiên,
ta không nên để điều đó gây trở ngại trong việc thúc đẩy tiến triển trong việc triển khai tập trung hoá ngân
quỹ qua các giải pháp về Tài khoản kho bạc duy nhất (TSA).

7

Một ví dụ về mô hình này là Áp-ga-nít-xtan – các đề nghị giấy được in ra từ FMIS và được cán bộ Kho bạc ký để gửi
sang Ngân hàng trung ương (NHTW). Danh sách kiểm tra các khoản thanh toán cũng được gửi riêng cho Ngân hàng
trung ương (NHTW), và toàn bộ các đề nghị nhận được được thẩm định theo danh sách kiểm tra trước khi xử lý.
Mặc dù giao diện tự động đảm bảo tối ưu việc ngăn ngừa rủi ro sai sót, Tài khoản kho bạc duy nhất (TSA) tập trung
vẫn có thể triển khai mà không cần giao diện nhưu vậy – thường thì đối chiếu ngân hàng và xử lý kịp thời những
khác biệt (ở bất kỳ mô hình nào) vẫn là vấn đề hết sức quan trọng.

6



Vai trò và trách nhiệm về Tài khoản kho bạc duy nhất (TSA)
Cho dù Tài khoản kho bạc duy nhất (TSA) hoạt động theo phương thức nào (tham gia trực tiếp/ gián tiếp),
ta vẫn cần có sự tách bạch rõ ràng về vai trò và trách nhiệm của kho bạc, ngân hàng và các chức năng kế
toán, cũng như chức năng giám sát thanh toán. Biểu mẫu dưới đây được sử dụng để làm rõ các vai trò và
trách nhiệm cụ thể của từng quốc gia (Bảng 2) đối với mô hình Tài khoản kho bạc duy nhất (TSA) tập trung
để đưa vào báo cáo đánh giá nhanh. Đối với các mô hình Tài khoản kho bạc duy nhất (TSA) phi tập trung,
các bên liên quan chính cũng cần được xem xét (như đơn vị hành thu, đơn vị chi tiêu, cũng như chức năng
quản lý nợ, nếu nằm ngoài Kho bạc trung ương).
Bảng 2: Vai trò/ trách nhiệm của các chức năng chính liên quan đến Tài khoản kho bạc duy nhất (TSA)
Kho bạc trung ương/
Tổng kế toán
KBTW (FMIS)

Chức năng so với trách nhiệm về TSA
Hoạt động Kho bạc (Quản lý thanh toán)
Chức năng ngân hàng (kiểm soát thanh toán và thanh toán)
Kế toán (đối chiếu và báo cáo)
Giám sát thanh toán và các hệ thống thanh toán (kiểm soát
an ninh thông tin + tài chính)

KBTW (Sổ cái FMIS)

Ngân hàng trung
ương/ quốc gia
NHTW (RTGS / ACH)
Các hệ thống liên
ngân hàng
NHTW (Sổ cái)

Kiểm toán bên ngoài


NHTW

KBTW (FMIS)
Giao diện TSA

Nguồn: Dữ liệu của Ngân hàng thế giới

Độ tin cậy và trung thực của thông tin trong Tài khoản kho bạc duy nhất (TSA)
Độ tin cậy và trung thực trong hoạt động của Tài khoản kho bạc duy nhất (TSA) phụ thuộc vào một số yêu
cầu chính liên quan đến hoạt động ghi chép / báo cáo hàng ngày toàn bộ số thu (thu ngân) và số chi (thanh
toán):

 Bảng kê ngân hàng chứa đựng toàn bộ chi tiết về dòng vốn tại Tài khoản kho bạc duy nhất phải
được lập trực tiếp từ các hệ thống thông tin của Ngân hàng Trung ương, độc lập so với Kho bạc
trung ương (tương tự như tổ chức quản lý thanh toán). Các bảng kê ngân hàng đó phải sẵn có tại Kho
bạc trung ương (KBTW) để đối chiếu tự động hàng ngày qua mô-đun Sổ cái Tổng hợp của FMIS. Nếu
Kho bạc trung ương KBTW) là thành viên trực tiếp của các hệ thống thanh toán liên ngân hàng, cần
phải có sự đảm bảo tuyệt đối rằng các bảng kê ngân hàng đó được lập trực tiếp từ các hệ thống
thanh toán liên ngân hàng, với sự hỗ trợ bằng thông tin nhất quán lấy từ Sổ cái tổng hợp của Ngân
hàng trung ương (NHTW).

 Mô-đun kế toán (Sổ cái tổng hợp) của FMIS cần duy trì đầy đủ thông tin sổ quỹ đối với các tài
khoản ngân hàng thuộc Tài khoản kho bạc duy nhất (TSA). Toàn bộ các giao dịch của Tài khoản kho
bạc duy nhất (TSA) phải được hạch toán tại FMIS theo nguồn phù hợp (v.d. có thể cơ quan hành thu,
chứ không phải Kho bạc trung ương là nơi nhập liệu giao dịch về các khoản thu gửi vào tài khoản tạm
thu dở dang chờ xử lý tại các ngân hàng thương mại, rồi sau đó về các tài khoản của Kho bạc trung
ương (KBTC) để chuyển số dư từ các tài khoản trung gian đó vào các tài khoản tại Ngân hàng trung
ương (NHTW).


 Mỗi giao dịch của Tài khoản kho bạc duy nhất cần phải có mã số nhận dạng duy nhất có thể được
sử dụng để gắn kết giữa khoản thanh toán hoặc thu ngân với các bút toán kế toán tại Sổ cái tổng
hợp của FMIS tại Kho bạc trung ương (KBTW). Kho bạc trung ương (KBTW) cần có khả năng đối chiếu
các bảng kê của Ngân hàng trung ương (NHTW) với các số dư tài khoản ngân hàng của Kho bạc trung
7


ương và dữ liệu sổ cái FMIS, thường xuyên (hàng ngày), nhanh chóng, trên cơ sở các hệ thống nền
tảng.

 Không can thiệp thủ công. Tất cả các quy trình (từ khi khởi đầu đến khâu thanh toán cuối cùng và đối
chiếu) cần được tự động hoá và chạy trên các nền tảng an toàn.
Các yêu cầu này cần được kiểm tra trên cơ sở thường xuyên.
Một số câu hỏi chinh liên quan đến điều kiện ban đầu về Tài khoản kho bạc duy nhất (TSA) cũng như những
rủi ro và biện pháp kiểm soát được liệt kê tại Phụ lục 4.

8


Phương pháp luận
Bộ công cụ đánh giá Tài khoản kho bạc duy nhất (TSA) gồm 65 câu hỏi được nhóm lại theo năm nội dung:
1. Khuôn khổ pháp lý và pháp quy về hoạt động của Tài khoản kho bạc duy nhất (TSA) (11 câu hỏi)
2. Các quy trình Tài khoản kho bạc duy nhất (TSA) và các hệ thống liên ngân hàng (25 câu hỏi)
3. Năng lực và khả năng (7 câu hỏi)
4. Kiểm soát an ninh thông tin (14 câu hỏi)
5. Các cơ chế giám sát (8 câu hỏi)
Thang điểm đơn giản (0 đến 4) được sử dụng cho tất cả các câu hỏi/ tuyên bố, và tổng điểm được chuyển
đổi thành điểm số (0 đến 100) để chỉ báo về hiệu quả hoạt động của Tài khoản kho bạc duy nhất (TSA)/ các
hệ thống thanh toán của quốc gia.
Mức điểm: 0 = Không tồn tại (Thiếu quy trình bất kỳ có thể công nhận. Các hoạt động chưa được xác

định/lên kế hoạch)
1 = Ban đầu / mang tính vụ việc (Vấn đề được công nhận. Hoạt động được lên kế hoạch và phê
duyệt để triển khai)
2 = Quy trình được xác định (Hoạt động được triển khai chưa đầy đủ)
3 = Có quản lý và được đo lường (Hoạt động vận hành hiệu quả)
4 = Được tối ưu hoá (Hoạt động được tinh chỉnh tới mức thông lệ tốt trên quốc tế)

Hướng dẫn cho điểm
 Điểm “4” nghĩa là hoạt động đối tượng liên quan đến các quy trình Tài khoản kho bạc duy nhất (TSA) và
các hệ thống thanh toán liên ngân hàng đã được tinh chỉnh tới mức thông lệ quốc tế tốt trên quốc tế
với sự giám sát và cải thiện liên tục. Các hệ thống thông tin: Có giải pháp FMIS tích hợp để tự động hoá
mọi khía cạnh quan trọng trong chấp hành ngân sách, bao gồm cả Tài khoản kho bạc duy nhất (TSA) và
giám sát hiệu quả hoạt động, cung cấp công cụ để cải thiện chất lượng và hiệu quả trong quản lý tài
chính công (QLTCC).

 Điểm “3” cho thấy có những nội dung quốc gia đang thực hiện tốt về các hệ thống thanh toán liên ngân
hàng và TSA. Quốc gia có thể giám sát và đo lường mức độ tuân thủ đối với các thủ tục và có biện pháp
nếu thấy các quy trình hoạt động chưa hiệu quả. Các quy trình được cải thiện ổn định. Trên góc độ hệ
thống thông tin, FMIS hỗ trợ đầy đủ cho hoạt động của Tài khoản kho bạc duy nhất (TSA).

 Điểm “2” cho thấy có những nội dung cần cải thiện. Chính phủ cần cân nhắc dành đủ nguồn lực nhằm
đảm bảo những cải thiện đó được thực hiện nhanh chóng đồng thời xây dựng chiến lược để triển khai
hiệu quả những cải thiện cần thiết. Hiện đã có các thủ tục chuẩn (tự động hoá các thông lệ hiện hành)
được truyền thông qua đào tạo. Tuy nhiên, việc thực hiện vẫn tuỳ thuộc và các cá nhân liên quan, và
khác biệt khó có thể được phát hiện. Hệ thống FMIS hỗ trợ được một phần các hoạt động của Tài khoản
kho bạc duy nhất (TSA) (ví dụ giám sát số dư tài khoản, nhưng chưa hỗ trợ thanh toán tự động).

 Điểm “1” nghĩa là đơn vị công nhận có các vấn đề còn tồn tại và cần được xử lý. Hiện chưa có các quy
trình chuẩn; thay vào đó, cách tiếp cận mang tính vụ việc, có xu hướng áp dụng theo cá nhân hoặc theo
từng vụ việc. Chính phủ cần cân nhắc dành đủ nguồn lực để đảm bảo những cải thiện đó được nhanh

9


chóng thực hiện, đồng thời xây dựng chiến lược để triển khai một cách hiệu quả. Trên góc độ hệ thống
thông tin, năng lực hiện có còn hạn chế để có thể tự động hoá các quy trình.

 Điểm “0” cho biết, các quy trình bất kỳ có thể được công nhận vẫn chưa có. Hoạt động này đòi hỏi có
sự quan tâm cấp thiết và chiến lược rõ ràng với sự cam kết của lãnh đạo cấp chính trị. Mặc dù điểm số
thấp không nhất thiết hàm ý rằng các hệ thống quản lý tài chính công (QLTCC) của chính phủ còn yếu
kém, nhưng đó thường là chỉ báo về quan ngại đòi hỏi phải có sự quan tâm tức thời.

 Điểm “chưa rõ” có nghĩa là hoạt động này không thể đo lường hoặc không thể cho điểm. Trong các
trường hợp đó, cần phải làm rõ và các hoạt động đó không được xem xét trong tính toán điểm số.

Đánh giá hiệu quả hoạt động
Cách tính điểm gợi ý trong đánh giá này nhằm hỗ trợ các quốc gia xác định ra những điểm mạnh và điểm
yếu của mình trong năm nội dung cụ thể nêu trên.
Điểm số theo tỷ lệ (0 đến 100) cho mỗi nội dung (trừ các điểm “chưa rõ”) được tính như sau:


Tổng điểm được tính bằng cách cộng các điểm số (trừ điểm “chưa rõ”) của cả năm nội dung 0 tới 100):

Các mức điểm dưới đây được dùng để chỉ ra hiệu quả hoạt động tổng thể theo tổng điểm:
Rất yếu

dưới 30%

Yếu

30% - 49,9 %


Trung bình

50% - 69,9 %

Tốt

70% - 89,9%

Xuất sắc

trên 90%

Điểm tối thiểu đối với hiệu quả hoạt động có thể chấp nhận được là điểm “Trung bình”, theo thang điểm
nêu trên.
Cuối cùng, để giúp người đọc hiểu rõ hơn, thông tin bổ sung có thể được đưa ra trong cột “Nhận xét” tại
bảng câu hỏi:



Những thách thức mà quốc gia gặp phải trong một nội dung cụ thể;



Nguồn thông tin (URL) của một chủ đề cụ thể;



Những cải cách liên quan hoặc những cải thiện dự kiến;




Các bên liên quan chính tham gia; và



Những thông tin liên quan khác.

10


Các phần còn lại của báo cáo này sẽ mô tả về phương thức đánh giá nhanh Tài khoản kho bạc duy nhất
(TSA) và danh mục các tuyên bố/câu hỏi nhằm thẩm định về quy trình và các biện pháp kiểm soát8.

8

Các biện pháp kiểm soát được xác định là các chính sách, thủ tục, thông lệ và cơ cấu tổ chức được thiết kế để đảm
bảo một cách hợp lý là mục tiêu nghiệp vụ được hoàn thành và các sự kiện không mong muốn được ngăn ngừa
hoặc được phát hiện và chỉnh sửa (theo định nghĩa tại CoBIT).

11


Cách thức tổ chức đánh giá nhanh Tài khoản kho bạc duy nhất (TSA)
Đánh giá nhanh có thể thực hiện theo hai cách:

 Tự đánh giá (thường trong hai ngày),
 Đánh giá phối hợp (một tuần) về hoạt động Tài khoản kho bạc duy nhất qua thăm thực địa, trao đổi với
các bộ phận tại Kho bạc trung ương (KBTW) và Ngân hàng trung ương (NHTW), và tổ chức hội thảo để
thảo luận kết quả với sự hỗ trợ của nhóm Ngân hàng Thế giới (WB).

Trong cả hai trường hợp, hai nhóm chuyên trách của Kho bạc trung ương/ Bộ Tài chính và Ngân hàng trung
ương/ quốc gia (đôi khi các ngân hàng thương mại và các nhà cung cấp giải pháp tham gia vào Tài khoản
kho bạc duy nhất (TSA) cũng được mời tham dự) dự kiến sẽ gặp gỡ và cùng nhau rà soát các câu hỏi, thu
thập bằng chứng về các nội dung cụ thể (khuôn khổ pháp lý, thông lệ, năng lực, an ninh thông tin, và giám
sát), sau đó phối hợp đánh giá tình hình để đưa ra một báo cáo đánh giá được nhất trí chung. Nhóm Ngân
hàng Thế giới (WB) có thể tham gia hỗ trợ quá trình này, và cung cấp hướng dẫn nếu cần thiết.

Cách tiếp cận khuyến nghị
1. Xác định thành viên nhóm tham gia đánh giá nhanh hoạt động Tài khoản kho bạc duy nhất (TSA)
(các cán bộ quản lý, các cán bộ tác nghiệp, các chuyên gia kỹ thuật, v.v.) và chỉ định trưởng nhóm từ
phía Bộ Tài chính/Kho bạc và Ngân hàng Trung ương/Quốc gia (bao gồm cả danh sách tất cả các
thành viên tham gia vào báo cáo đánh giá nhanh).
2. Nếu hợp đồng triển khai FMIS đang được thực hiện (việc triển khai Tài khoản kho bạc duy nhất
(TSA) đang được thực hiện), các nhóm dự kiến sẽ phải rà soát các yêu cầu chức năng và yêu cầu kỹ
thuật về giao diện và hoạt động của Tài khoản kho bạc duy nhất (TSA), được đề ra trong hợp đồng
FMIS (đồng thời kèm theo các yêu cầu đó vào báo cáo đánh giá nhanh). Đại diện nhà cung cấp FMIS
có thể được mời tham gia các thảo luận liên quan trong quá trình này.
3. Tuỳ thuộc vào cách đánh giá (tự đánh giá hay đánh giá phối hợp), cần tổ chức một buổi khai mạc
với các nhóm nhằm giải thích về các bước, giới thiệu bảng câu hỏi, và kết quả mong đợi. Lập ra kế
hoạch công việc để thực hiện đánh giá và tổ chức các buổi làm việc cần thiết khác nếu cần.
4. Thu thập thông tin và bằng chứng cần thiết qua trao đổi với các đơn vị/quan chức liên quan. Điền
vào bảng câu hỏi, trả lời tất cả các câu hỏi và cho điểm dựa trên bằng chứng. Ghi nhận lại toàn bộ
các kết quả thu được và bằng chứng liên quan trong phần nhận xét của từng câu hỏi.
5. Tổ chức hội thảo với sự tham gia của tất cả các bên liên quan tham gia đánh giá nhanh để thảo luận
về kết luận và kiến nghị.
6. Sau khi hoàn tất quá trình đánh giá bằng cách giải quyết toàn bộ 65 câu hỏi trong bảng câu hỏi, Báo
cáo Đánh giá nhanh Tài khoản Kho bạc Duy nhất (TSA) có thể được lập dựa trên biểu mẫu kèm theo
tại Phụ lục 2 của tài liệu hướng dẫn này.
Hoạt động đánh giá nhanh Tài khoản kho bạc duy nhất (TSA) nhằm đánh giá chung một số điều kiện quan
trọng, dự kiến phải được đáp ứng để căn bản đảm bảo giao diện Tài khoản kho bạc duy nhất (TSA) được

vận hành đầy đủ và đáng tin cậy. Năng lực kỹ thuật hầu hết có thể được xây dựng trong thời gian tương đối
ngắn trong quá trình triển khai hệ thống FMIS. Tuy nhiên, cam kết chính trị ở cấp cao là đòi hỏi để có thể
giải quyết những thách thức (phi kỹ thuật) mang tính thích ứng liên quan đến triển khai Tài khoản kho bạc
duy nhất (TSA) tại nhiều nền kinh tế.
12


Bảng câu hỏi đánh giá nhanh Tài khoản kho bạc duy nhất (TSA) và Hệ thống thanh toán
Kết quả đánh giá nhanh được trình bày dưới đây theo năm nội dung. Cột “Nhận xét” bao gồm đường dẫn tới các trang web liên quan, hoặc để tổng hợp kết quả
chính hoặc những thiếu sót thấy được.
Bảng 3: Bảng câu hỏi đánh giá nhanh Tài khoản kho bạc duy nhất (TSA)
Ref.
1
1.1

Mã câu
Câu hỏi/ nhận định
Điểm
hỏi
Khuôn khổ pháp lý và pháp quy về hoạt động của Tài khoản kho bạc duy nhất (TSA)
X1 %
operations
Văn bản quy pham pháp luật về Kho
A
bạc trung ương
Khuôn khổ pháp lý và pháp quy rõ
Q.1
Khuôn khổ pháp lý và pháp quy về hoạt
0…4
ràng về hoạt động Tài khoản kho bạc

động của hệ thống FMIS hiện đã có.
duy nhất (TSA) đã được xác định với
các biện pháp xử lý vi phạm hiệu quả
và phù hợp.
Q.2
Quy ước (ràng buộc pháp lý) về Tài khoản
0…4
kho bạc duy nhất (TSA) đã được ký kết
giữa Kho bạc trung ương và Ngân hàng
trung ương.
Q.3
Thông tư/hướng dẫn về Tài khoản kho bạc 0…4
duy nhất (TSA) mô tả chi tiết quy trình
thu/chi hiện đã có.
Các nội dung đánh giá về TSA

Q.4

Cơ sở pháp lý về hoạt động của Trung tâm
thanh toán điện tử (EPC) hiện đã có.

0…4

Q.5

Thoả thuận với Ngân hàng trung ương về
duy trì các tài khoản ngân hàng thuộc Tài
khoản kho bạc duy nhất (TSA) của Kho
bạc trung ương hiện đã có.
Thoả thuận giữa Kho bạc trung ương và

(các) ngân hàng đại lý về hoạt động Tài
khoản kho bạc duy nhất (TSA) hiện đã có.

0…4

Q.6

1.2

Văn bản quy phạm pháp luật về Ngân
B
hàng trung ương
Khuôn khổ pháp lý và pháp quy rõ
ràng về các hệ thống liên ngân hàng

0…4

Nhận xét

Đề nghị chỉ ra URL của Kho bạc trung ương ở đây
+ (Các) luật hiện hành (mã số, ngày ban hành và URL nếu đã
công khai)
- Hiện đã có dự thảo luật hoặc kế hoạch dự thảo luật nào?
(nếu chưa có luật)
+ Văn bản quy ước hiện hành (mã số, ngày ban hành và URL
nếu đã công khai)
- Hiện đã có dự thảo quy ước hoặc kế hoạch dự thảo nào?
(nếu chưa có quy ước)
+ Các văn bản hướng dẫn về Tài khoản kho bạc duy nhất (TSA)
hiện hành (mã số, ngày ban hành và URL nếu đã công khai)

- Hiện đã có dự thảo hướng dẫn hoặc kế hoạch dự thảo nào?
(nếu chưa có văn bản hướng dẫn)
+ (Các) luật hiện hành (mã số, ngày ban hành và URL nếu đã
công khai)
- Hiện đã có dự thảo luật hoặc kế hoạch dự thảo luật nào?
(nếu chưa có luật)
+ Các thoả thuận về Tài khoản kho bạc duy nhất (TSA) hiện
hành (mã số, ngày ban hành và URL nếu đã công khai)
- Hiện đã có dự thảo thoả thuận hoặc kế hoạch dự thảo nào?
(nếu chưa có thoả thuận)
+ Các thoả thuận về Tài khoản kho bạc duy nhất (TSA) hiện
hành (mã số, ngày ban hành và URL nếu đã công khai)
- Hiện đã có dự thảo thoả thuận hoặc kế hoạch dự thảo nào?
(nếu chưa có thoả thuận)
Đề nghị chỉ ra URL của Ngân hàng trung ương ở đây

Q.7

Luật ngân hàng và các văn bản pháp quy
hiện đã có.

13

0…4

+ (Các) luật hiện hành (mã số, ngày ban hành và URL nếu đã
công khai)


Ref.


Các nội dung đánh giá về TSA

Mã câu
hỏi

Câu hỏi/ nhận định

Điểm

đã được xác định với các biện pháp
xử lý vi phạm hiệu quả và phù hợp.

2
2.1

- Hiện đã có dự thảo luật hoặc kế hoạch dự thảo luật nào?
(nếu chưa có luật)
Q.8

Luật/quy định về chữ ký điện tử hiện đã
có.

0…4

Q.9

Luật/quy định về Thanh toán gộp theo
thời gian thực (RTGS) hiện đã có.


0…4

Q.10

Luật/quy định về Bù trừ tự động (ACH
(BCS)) hiện đã có.

0…4

Q.11

Luật/quy định về giám sát các hệ thống chi
trả và thanh toán hiện đã có.

0…4

Các quy trình Tài khoản kho bạc duy
nhất (TSA) và các hệ thống liên ngân
hàng
Tách biệt các chức năng chính của Tài
C
khoản kho bạc duy nhất (TSA)

+ (Các) luật hiện hành (mã số, ngày ban hành và URL nếu đã
công khai)
- Hiện đã có dự thảo luật hoặc kế hoạch dự thảo luật nào?
(nếu chưa có luật)
+ (Các) luật hiện hành (mã số, ngày ban hành và URL nếu đã
công khai)
- Hiện đã có dự thảo luật hoặc kế hoạch dự thảo luật nào?

(nếu chưa có luật)
+ (Các) luật hiện hành (mã số, ngày ban hành và URL nếu đã
công khai)
- Hiện đã có dự thảo luật hoặc kế hoạch dự thảo luật nào?
(nếu chưa có luật)
+ (Các) luật hiện hành (mã số, ngày ban hành và URL nếu đã
công khai)
- Hiện đã có dự thảo luật hoặc kế hoạch dự thảo luật nào?
(nếu chưa có luật)

X2 %

Q.12
Sự tách biệt các nhiệm vụ chính của
Tài khoản kho bạc duy nhất (TSA)
(quản lý chi trả và kiểm soát, thanh
toán, kế toán/đối chiếu) được thực
thi hiệu lực qua cơ cấu tổ chức, truy
cập của người sử dụng vào các hệ
thống thanh toán/kho bạc và các văn
bản về thủ tục.

Nhận xét

Q.13

Q.14

Các chức năng quản lý thanh toán được
Kho bạc trung ương (KBTW) thực hiện

qua các quy trình tự động với sự hỗ trợ
của hệ thống FMIS.
Các chức năng kiểm soát thanh toán
được Kho bạc trung ương (KBTW) thực
hiện qua các quy trình tự động với sự hỗ
rợ của hệ thống FMIS.
Các chức năng kiểm soát thanh toán để
kiểm tra tuân thủ với các luật và quy định
về ngân hàng được Ngân hàng trung
ương (NHTW) thực hiện qua các quy
trình tự động với sự hỗ trợ của các hệ
thống thông tin của NHTW.

14

0…4

+ Tổng hợp về các quy trình quản lý thanh toán hiện hành
- Xác định những thiếu sót

0…4

+ Tổng hợp về các quy trình kiểm soát thanh toán hiện hành
- Xác định những thiếu sót

0…4

+ Tổng hợp về các quy trình hiện hành
- Xác định những thiếu sót



Ref.

2.2

Các nội dung đánh giá về TSA

Mã câu
Câu hỏi/ nhận định
hỏi
Q.15
Các chức năng kế toán cho hoạt động Tài
khoản kho bạc duy nhất (TSA) (đối chiếu
và báo cáo) được Kho bạc trung ương
(KBTW) thực hiện qua các quy trình tự
động với sự hỗ trợ của hệ thống FMIS.
Q.16
Việc kế toán các hoạt động Tài khoản kho
bạc duy nhất (TSA) (ghi chép các dòng
tiền hàng ngày và cung cấp bảng kê ngân
hàng hàng ngày) được Ngân hàng trung
ương (NHTW) thực hiện qua các quy
trình tự động với sự hỗ trợ của các hệ
thống thông tin của NHTW.
Q.17
Chức năng giám sát thanh toán và các hệ
thống thanh toán (kiểm soát an ninh
thông tin + tài chính) do Ngân hàng trung
ương (NHTW) thực hiện qua các quy
trình tự động hóa.


Ghi chép và báo cáo hàng ngày các giao dịch qua Tài khoản kho bạc duy nhất (TSA)
Mọi giao dịch qua Tài khoản kho bạc
Q.18
duy nhất (TSA) liên quan đến thu ngân
sách (thu ngân) và chi ngân sách (chi
trả) được ghi chép và báo cáo qua các
hệ thống thanh toán và chi trả của
Q.19
Ngân hàng trung ương (NHTW) và giải
pháp FMIS của Bộ Tài chính trên cơ sở
hàng ngày.
Q.20

Q.21

Nhận xét

0…4

+ Tổng hợp về các quy trình hiện hành
- Xác định những thiếu sót

0…4

+ Tổng hợp về các quy trình hiện hành
- Xác định những thiếu sót

0…4


+ Tổng hợp về các quy trình hiện hành
- Xác định những thiếu sót

0…4

+ Tổng hợp về các quy trình hiện hành
- Xác định những thiếu sót

0…4

+ Tổng hợp về các quy trình hiện hành
- Xác định những thiếu sót

0…4

+ Tổng hợp về các quy trình hiện hành
- Xác định những thiếu sót

0…4

+ Tổng hợp về các quy trình hiện hành
- Xác định những thiếu sót

D

Hệ thống RTGS có khả năng ghi chép/
báo cáo chi tiết toàn bộ các khoản chi trả
chi trả qua Tài khoản kho bạc duy nhất
(TSA) trên cơ sở hàng ngày.
Hệ thống bù trừ tự động (ACH (BCS)) có

khả năng ghi chép/báo cáo chi tiết toàn
bộ các khoản chi trả qua Tài khoản kho
bạc duy nhất (TSA) trên cơ sở hàng ngày.
Sổ cái tổng hợp của Ngân hàng trung
ương (NHTW) nắm bắt toàn bộ các luồng
tiền qua các tài khoản ngân hàng của Tài
khoản kho bạc duy nhất (TSA) qua hệ
thống kế toán/sổ cái tổng hợp trên cơ sở
hàng ngày.
Các ngân hàng đại lý chuyển toàn bộ số
thu vào tài khoản ngân hàng Tài khoản
kho bạc duy nhất (TSA) được Kho bạc
trung ương (KBTW) chỉ định tại Ngân
hàng trung ương (NHTW) trên cơ sở hàng
ngày qua kết nối trực tuyến với

15

Điểm


Ref.

Các nội dung đánh giá về TSA

Mã câu
hỏi

Câu hỏi/ nhận định


Điểm

Nhận xét

RTGS/ACH.

Q.22

Q.23

Q.24

Q.25

Q.26

2.3

Bút tích kiểm toán

Kho bạc trung ương (KBTW) gửi toàn bộ
yêu cầu thanh toán theo biểu mẫu yêu
cầu qua giao diện Tài khoản kho bạc duy
nhất (TSA) giữa KBTW-NHTW từ trung
tâm thanh toán điện tử bảo mật qua các
quy trình tự động với sự hỗ trợ của hệ
thống FMIS trên cơ sở hàng ngày.
Ngân hàng trung ương (NHTW) gửi bảng
kê ngân hàng từ RTGS và ACH gồm chi
tiết tất cả các giao dịch Tài khoản kho bạc

duy nhất (TSA) qua các quy trình tự động
trên cơ sở hàng ngày.
Ngân hàng trung ương (NHTW) gửi bảng
kê ngân hàng từ sổ cái tổng hợp của
Ngân hàng trung ương (NHTW) gồm tất
các các dòng tiền qua các tài khoản ngân
hàng thuộc Tài khoản kho bạc duy nhất
(TSA) qua các quy trình tự động trên cơ
sở hàng ngày.
Đối chiếu các bảng kê ngân hàng giữa
Ngân hàng trung ương (NHTW) (và các
ngân hàng đại lý) được Kho bạc trung
ương (KBTW) thực hiện qua mô-đun sổ
cái tổng hợp tại FMIS trên cơ sở hàng
ngày.
Mỗi giao dịch Tài khoản kho bạc duy nhất
(TSA) phải có mã số nhận dạng duy nhất
có thể dùng để kết nối thu chi ngân quỹ
với các bút toán kế toán tại sổ cái tổng
hợp tại FMIS của Kho bạc trung ương
(KBTW).

0…4

+ Tổng hợp về các quy trình hiện hành
- Xác định những thiếu sót

0…4

+ Tổng hợp về các quy trình hiện hành

- Xác định những thiếu sót

0…4

+ Tổng hợp về các quy trình hiện hành
- Xác định những thiếu sót

0…4

+ Tổng hợp về các quy trình hiện hành
- Xác định những thiếu sót

0…4

+ Tổng hợp về các quy trình hiện hành
- Xác định những thiếu sót

"Bút tích kiểm toán" được kích hoạt tại
các cơ sở dữ liệu FMIS thuộc Kho bạc

0…4

+ Tổng hợp về tình trạng hiện hành
- Xác định những thiếu sót

E

Bút tích kiểm toán được kích hoạt và
sử dụng hiệu quả trong các hệ thống


Q.27

16


Ref.

Các nội dung đánh giá về TSA
thông tin của Kho bạc trung ương
(KBTW) và Ngân hàng trung ương
(NHTW).

Mã câu
hỏi

Q.28

Q.30

Q.31

Nhận xét

"Bút tích kiểm toán" được kích hoạt
trong các cơ sở dữ liệu của Trung tâm
thanh toán điện tử (EPC) của Kho bạc
trung ương (KBTW) (trong trường hợp
tham gia trực tiếp) và được sử dụng hiệu
quả.
"Bút tích kiểm toán" được kích hoạt tại

nền tảng nền tảng RTGS của Ngân hàng
trung ương (NHTW) và được sử dụng
hiệu quả.
"Bút tích kiểm toán" được kích hoạt tại
nền tảng bù trừ tự động (ACH (BCS)) của
Ngân hàng trung ương (NHTW) và được
sử dụng hiệu quả.
"Bút tích kiểm toán" được kích hoạt
trong hoạt động kế toán/sổ cái tổng hợp
của Ngân hàng trung ương (NHTW) và
được sử dụng hiệu quả.

0…4

+ Tổng hợp về tình trạng hiện hành
- Xác định những thiếu sót

0…4

+ Tổng hợp về tình trạng hiện hành
- Xác định những thiếu sót

0…4

+ Tổng hợp về tình trạng hiện hành
- Xác định những thiếu sót

0…4

+ Tổng hợp về tình trạng hiện hành

- Xác định những thiếu sót

Hệ thống FMIS của Kho bạc trung ương
(KBTW) có bảng kiểm kê toàn bộ các tài
khoản ngân hàng sử dụng trong hoạt
động của Tài khoản kho bạc duy nhất
(TSA) và được đồng bộ hóa với bảng
kiểm kê của Ngân hàng trung ương
(NHTW).
Ngân hàng trung ương (NHTW) có bảng
kiểm kê tất cả các tài khoản ngân hàng sử
dụng trong hoạt động của TSA.

0…4

+ Tổng hợp về tình trạng hiện hành
- Xác định những thiếu sót

0…4

+ Tổng hợp về tình trạng hiện hành
- Xác định những thiếu sót

Ngân hàng trung ương (NHTW) có danh
sách kiểm tra hệ thống thanh toán
RTGS/BCS được quản lý bằng các quy
trình tự động và báo cáo kết quả toàn bộ
các giao dịch theo các định dạng chuẩn

0…4


+ Tổng hợp về tình trạng hiện hành
- Xác định những thiếu sót

Kiểm kê tài khoản ngân hàng
Bảng kiểm kê các tài khoản ngân hàng
hiện hành sử dụng trong hoạt động
của Tài khoản kho bạc duy nhất (TSA)
và FMIS có tồn tại và được cập nhật
đều đặn.

Q.32

Q.33

2.5

Điểm

trung ương (KBTW) và được sử dụng hiệu
quả.

Q.29

2.4

Câu hỏi/ nhận định

Kiểm soát cấp độ giao dịch
Kiểm soát cấp độ giao dịch được thực

hiện toàn bộ qua vai trò giám sát chi
trả và thanh toán.

Q.34

17


Ref.

Các nội dung đánh giá về TSA

Mã câu
hỏi

Câu hỏi/ nhận định

Điểm

Nhận xét

Kiểm soát thanh toán qua RTGS và ACH
bao gồm kiểm tra các tài khoản so sánh
với “danh mục đen” của Ngân hàng trung
ương (NHTW).
Kho bạc trung ương (KBTW) chuyển toàn
bộ các đề nghị thanh toán điện tử từ hệ
thống FMIS sang RTGS/ACH, mà không
có can thiệp thủ công. Ngân hàng trung
ương (NHTW) vô hiệu quả tính năng

nhập thủ công của Kho bạc trung ương
(KBTW).

0…4

+ Tổng hợp về tình trạng hiện hành
- Xác định những thiếu sót

0…4

+ Tổng hợp về tình trạng hiện hành
- Xác định những thiếu sót

(SWIFT).

Q.35

Q.36

3
3.1

Năng lực và khả năng
Năng lực của Kho bạc trung ương
(KBTW)
Các bộ phận của Kho bạc trung ương
(KBTW) (hệ thống thanh toán điện tử
và tin học) có đủ số cán bộ được đào
tạo để quản lý các hoạt động TSA


X3 %

Q.37

Đối với mỗi vị trí liên quan đến TSA, có
một bản mô tả công việc cụ thể hóa các
nhiệm vụ của vị trí đó, các kênh báo cáo,
thẩm quyền được giao và yêu cầu trình
độ.

0…4

+ Tổng hợp về tình trạng hiện hành
- Xác định những thiếu sót

Q.38

Tổng số nhân sự có thẩm quyền để quản
lý các hoạt động Tài khoản kho bạc duy
nhất (TSA) là đủ so với số lượng giao dịch
và cường độ công việc.
Cán bộ Kho bạc trung ương (KBTW) có
kinh nghiệm trong vận hành hệ thống
thanh toán điện tử (EPS) và có thể thực
hiện các giao dịch Tài khoản kho bạc duy
nhất (TSA) trên hệ thống thanh toán liên
ngân hàng một cách an toàn.

0…4


+ Tổng hợp về tình trạng hiện hành
- Xác định những thiếu sót

0…4

+ Tổng hợp về tình trạng hiện hành
- Xác định những thiếu sót

Q.39

3.2

Năng lực của Ngân hàng trung ương
(NHTW)

18


Ref.

Các nội dung đánh giá về TSA
Các bộ phận của Ngân hàng In-đô-nêsia (hệ thống thanh toán và tin học )
có đủ số cán bộ được đào tạo để
quản lý các hệ thống thanh toán liên
ngân hàng

3.3

4.1


Điểm

Nhận xét

0…4

+ Tổng hợp về tình trạng hiện hành
- Xác định những thiếu sót

0…4

+ Tổng hợp về tình trạng hiện hành
- Xác định những thiếu sót

0…4

+ Tổng hợp về tình trạng hiện hành
- Xác định những thiếu sót

0…4

+ Tổng hợp về tình trạng hiện hành
- Xác định những thiếu sót

Cơ sở hạ tầng CNTT&TT
Cơ sở hạ tầng CNTT&TT có đủ năng
lực xử lý khối lượng công việc để hỗ
trợ hoạt động Tài khoản kho bạc duy
nhất (TSA) tập trung với quy mô đầy
đủ.


4

Mã câu
Câu hỏi/ nhận định
hỏi
Q.40
Đối với mỗi vị trí công việc liên quan đến
hệ thống thanh toán liên ngân hàng, có
một bản mô tả công việc cụ thể hóa các
nhiệm vụ của vị trí đó, các kênh báo cáo,
thẩm quyền được giao và yêu cầu trình
độ.
Q.41
Tổng số cán bộ có thẩm quyền quản lý
các hệ thống thanh toán là đủ so với khối
lượng giao dịch và cường độ công việc.

Kiểm soát an ninh thông tin

Q.42

Q.43

Trung tâm dữ liệu của Kho bạc trung
ương (KBTW) sẵn sàng xử lý các giao dịch
Tài khoản kho bạc duy nhất (TSA) và lưu
trữ những chi tiết liên quan.
Trung tâm dữ liệu của Ngân hàng trung
ương (NHTW) sẵn sàng xử lý các giao

dịch của Tài khoản kho bạc duy nhất
(TSA) và lưu trữ các chi tiết liên quan.

F

Kiểm soát an ninh thông tin của Kho
bạc trung ương (KBTW)
Kiểm soát an ninh thông tin được chủ
động áp dụng trong các hệ thống
thông tin của Kho bạc trung ương
(KBTW)

X4 %

Q.44

Xác thực và cấp thẩm quyền (loại hình
chữ ký điện tử được sử dụng; lưu trữ các
xác nhận điện tử được ban hành).

0…4

+ Tổng hợp về tình trạng hiện hành
- Xác định những thiếu sót

Q.45

Truy cập đặc quyền (ai có quyền truy cập
đặc quyền vào các cơ sở dữ liệu của FMIS
và trung tâm thanh toán điện tử)


0…4

+ Tổng hợp về tình trạng hiện hành
- Xác định những thiếu sót

Q.46

An ninh và toàn vẹn dữ liệu (các giải pháp
chuyển thông tin an toàn + mã hóa dữ
liệu đang chuyển)

0…4

+ Tổng hợp về tình trạng hiện hành
- Xác định những thiếu sót

Q.47

Tường lửa ứng dụng web và mạng (các
giải pháp rà soát, hạn chế truy cập).

0…4

+ Tổng hợp về tình trạng hiện hành
- Xác định những thiếu sót

19



Ref.

4.2

Các nội dung đánh giá về TSA

Kiểm soát an ninh thông tin của Ngân
hàng trung ương (NHTW)
Kiểm soát an ninh thông tin được chủ
động áp dụng trong các hệ thống
thông tin của Ngân hàng trung ương
(NHTW)

Mã câu
Câu hỏi/ nhận định
hỏi
Q.48
Mật khẩu cho tất cả các đối tượng người
sử dụng

Kho bạc trung ương (KBTW) được
đánh giá thường xuyên bởi kiểm toán

+ Tổng hợp về tình trạng hiện hành
- Xác định những thiếu sót

0…4

+ Tổng hợp về tình trạng hiện hành
- Xác định những thiếu sót


Q.50

Lưu trữ và sao lưu (toàn bộ các giao dịch
trong 5 năm qua được lưu trữ chủ động
tại các cơ sở dữ liệu, các hồ sơ cũ hơn
được đưa vào niêm cất; người nào duy
trì các hồ sơ tài liệu TSA)

0…4

+ Tổng hợp về tình trạng hiện hành
- Xác định những thiếu sót

Q.51

Xác thực và cấp thẩm quyền (loại hình
chữ ký điện tử được sử dụng; lưu trữ các
xác nhận điện tử được ban hành).
Truy cập đặc quyền (ai có quyền truy cập
đặc quyền vào các cơ sở dữ liệu Tài
khoản kho bạc duy nhất (TSA) và các nền
tảng hệ thống liên ngân hàng)
An ninh và toàn vẹn dữ liệu (các giải pháp
chuyển thông tin an toàn + mã hóa dữ
liệu đang chuyển).
Tường lửa ứng dụng web và mạng (các
giải pháp rà soát, hạn chế truy cập).

0…4


+ Tổng hợp về tình trạng hiện hành
- Xác định những thiếu sót

0…4

+ Tổng hợp về tình trạng hiện hành
- Xác định những thiếu sót

0…4

+ Tổng hợp về tình trạng hiện hành
- Xác định những thiếu sót

0…4

+ Tổng hợp về tình trạng hiện hành
- Xác định những thiếu sót

Q.55

Mật khẩu cho tất cả các đối tượng người
sử dụng.

0…4

+ Tổng hợp về tình trạng hiện hành
- Xác định những thiếu sót

Q.56


An ninh vật lý (kiểm soát tiếp cận và an
ninh trung tâm dữ liệu).

0…4

+ Tổng hợp về tình trạng hiện hành
- Xác định những thiếu sót

Q.57

Lưu trữ và sao lưu (toàn bộ các giao dịch
trong 5 năm qua được lưu trữ chủ động
tại các cơ sở dữ liệu, các hồ sơ cũ hơn
được đưa vào niêm cất; người nào duy
trì các hồ sơ tài liệu TSA).

0…4

+ Tổng hợp về tình trạng hiện hành
- Xác định những thiếu sót

Q.52

G

5.1

0…4


An ninh vật lý (kiểm soát tiếp cận và an
ninh trung tâm dữ liệu)

Q.54

Các cơ chế giám sát

Nhận xét

Q.49

Q.53

5

Điểm

X5 %
Q.58

Kiểm toán tài chính/tuân thủ các hoạt
động của Kho bạc trung ương (KBTW)

20

0…4

+ Tổng hợp về tình trạng hiện hành
- Xác định những thiếu sót



Ref.

Các nội dung đánh giá về TSA
nội bộ, kiểm toán bên ngoài và các
đồng sự.

5.2

Ngân hàng trung ương (NHTW) được
đánh giá thường xuyên bởi kiểm toán
nội bộ, kiểm toán bên ngoài và các
đồng sự.

Mã câu
Câu hỏi/ nhận định
hỏi
Q.59
Kiểm toán CNTT cho các hệ thống thông
tin của Kho bạc trung ương (KBTW) (FMIS
và trung tâm thanh toán điện tử)
Q.60
Kiểm toán tài chính/tuân thủ các hoạt
động của Ngân hàng trung ương (NHTW)
Q.61

5.3

Đánh giá đảm bảo an toàn của IMF
được thực hiện thường xuyên qua đó

đánh giá được khuôn khổ điều hành
của Ngân hàng trung ương (NHTW)

Q.62

5.4

Đánh giá PEFA được thực hiện dưới
hình thức chuẩn đoán cơ bản để
đánh giá hiệu quả hoạt động tổng thể
về quản lý tài chính công và trách
nhiệm giải trình

Q.63

5.5

Rủi ro tài chính và các biện pháp kiểm
soát được đánh giá thường xuyên gắn
liền với đánh giá hệ thống tài chính
hàng năm của Kho bạc trung ương
(KBTW) và Ngân hàng trung ương
(NHTW).

Q.64

Q.65

Điểm


Nhận xét

0…4

+ Tổng hợp về tình trạng hiện hành
- Xác định những thiếu sót

0…4

+ Tổng hợp về tình trạng hiện hành
- Xác định những thiếu sót

Kiểm toán CNTT cho các hệ thống thông
tin của Ngân hàng trung ương (NHTW)
(các hệ thống thanh toán và kế toán)
Khuôn khổ điều hành của Ngân hàng
trung ương (NHTW) đáp ứng các chuẩn
mực qua các bằng chứng tại đánh giá
đảm bảo an toàn của IMF.

0…4

+ Tổng hợp về tình trạng hiện hành
- Xác định những thiếu sót

0…4

+ Tổng hợp về tình trạng hiện hành
- Xác định những thiếu sót


Hoạt động Tài khoản kho bạc duy nhất
(TSA) và thông lệ quan hệ giữa Kho bạc
trung ương (KBTW)/ Ngân hàng trung
ương (NHTW) được rà soát qua đánh giá
PEFA, và những kết quả đánh giá liên
quan được sử dụng để giám sát tiến độ.
Báo cáo rủi ro và kiểm soát được lập
hàng năm, mô tả kết quả đánh giá tổng
thể về các hệ thống thông tin, các biện
pháp kiểm soát và những thiếu sót nếu
có của Kho bạc trung ương (KBTW).

0…4

+ Tổng hợp về tình trạng hiện hành
- Xác định những thiếu sót

0…4

+ Tổng hợp về tình trạng hiện hành
- Xác định những thiếu sót

Báo cáo rủi ro và kiểm soát được lập
hàng năm, mô tả kết quả đánh giá tổng
thể về các hệ thống thông tin, các biện
pháp kiểm soát và những thiếu sót nếu
có của Ngân hàng trung ương (NHTW).

0…4


+ Tổng hợp về tình trạng hiện hành
- Xác định những thiếu sót

Tổng điểm đánh giá :

21

XX %


×