Tải bản đầy đủ (.pdf) (67 trang)

Ứng dụng lí luận học phần hoạt động giáo dục truyền thống đội công tác đội ở trường cao đẳng sơn la

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (813.43 KB, 67 trang )

Đề tài nghiên cứu khoa học năm học 2011-2012

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH SƠN LA
TRƢỜNG CAO ĐẲNG SƠN LA

C.N: PHAN VĂN HA
G.V: KHOA LAO ĐỘNG - XÃ HỘI

ỨNG DỤNG LÍ LUẬN HỌC PHẦN “HOẠT ĐỘNG
GIÁO DỤC TRUYỀN THỐNG ĐỘI TNTP HỒ CHÍ
MINH” ĐỂ THIẾT KẾ MỘT SỐ KỊCH BẢN GIÁO
DỤC TRUYỀN THỐNG ĐỘI TNTP HỒ CHÍ MINH
TRONG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN
NGÀNH NHẠC - CÔNG TÁC ĐỘI Ở TRƢỜNG
CAO ĐẲNG SƠN LA

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƢỜNG
NĂM HỌC: 2011 – 2012

SƠN LA, THÁNG 5 NĂM 2012

Giảng viên: Phan Văn Ha - Khoa Lao động - Xã hội Trường Cao đẳng Sơn La

1


Đề tài nghiên cứu khoa học năm học 2011-2012

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Tên đề tài: Ứng dụng lý luận học phần “Hoạt động giáo
dục truyền thống Đội TNTP Hồ Chí Minh” để thiết kế


một số kịch bản giáo dục truyền thống Đội TNTP Hồ Chí
Minh trong công tác đào tạo giáo viên ngành nhạc- công
tác đội ở trƣờng cao đẳng Sơn La
1.Lí do chọn đề tài :

PHẦN I: MỞ ĐẦU

1.1: Cơ sở lí luận :
Bộ môn công tác đội TNTP Hồ Chí Minh là môn học còn mới mẻ non
trẻ thuộc lĩnh vực khoa học giáo dục. Giáo dục thiếu niên nhi đồng thông qua
tổ chức các hoạt động thực tiễn và điêu lệ nghi thức đội với nội dung đa dạng,
phong phú về hình thức. Đứng trƣớc những yêu cầu đổi mới của sự nghiệp
giáo dục đào tạo và các cuộc vận động và phong trào lớn của ngành giáo dục
và đào tạo. Cuộc vận động “Hai không” với bốn nội dung, phong trào
“Trƣờng học thân thiện, học sinh tích cực”. Các chủ trƣơng, chƣơng trình
hoạt động của đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh. Sự chỉ đạo của hội
động đội các cấp nâng cao chất lƣợng hoạt động của các tổ chức đội cơ sở,
góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục tiểu học và trung học cơ sở. Hoạt động
giáo dục truyền thống có vị trí vai trò quan trọng giáo dục toàn diện nhân
cách cho thiếu niên nhi đồng giúp các em có hiểu biết về các giá trị truyền
thống tốt đẹp của dân tộc, địa phƣơng, truyền thống của Đảng cộng sản Việt
Nam, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Đội TNTP Hồ Chí Minh... Kĩ
năng tổ chức các hoạt động thực tiễn, kĩ năng điều hành, hoạt động tập thể,
giao tiếp ứng xử, sƣu tầm và tích lũy tƣ liệu về các sự kiện, nhân vật...Từ đó
các em biết trân trọng giữ gìn phát huy các giá trị truyền thống trong quá trình
học tập rèn luyện, công tác đội nâng cao chất lƣợng giáo dục toàn diện ở
trƣờng phổ thông tiểu học, trung học cơ sở và các tổ chức cơ sở đội.
1.2: Cơ sở thực tiễn:
Giảng viên: Phan Văn Ha - Khoa Lao động - Xã hội Trường Cao đẳng Sơn La


2


Đề tài nghiên cứu khoa học năm học 2011-2012

Hoạt động Đội TNTTP Hồ Chí Minh là một tổ chức chính trị xã hội,
giáo dục thông qua các chƣơng trình chủ trƣơng lớn của Đoàn, hội đồng đội,
chủ đè năm học có tính khái quát cao đòi hỏi những ngƣời làm công tác phụ
trách đội phải có kĩ năng thiết kế và tổ chức các hoạt động thực tiễn phù hợp
các chủ trƣơng chủ đề của đoàn, hội đồng đội, mục đích giáo dục của đội,
mục tiêu giáo dục của nhà trƣờng tiểu học và trung học cơ sở, phù hợp trình
độ khả năng, đáp ứng nhu cầu nguyện vọng của các em. Hoạt động giáo dục
truyền thống cho thiếu niên nhi đồng tại các cơ sở tổ chức đội trong tỉnh còn
gặp những khó khăn đối với đội ngũ giáo viên Tổng phụ trách đội tại các nhà
trƣờng trong việc xây dựng và thiết kế kịch bản giáo dục truyền thống. Mặt
khác các tài liệu tham khảo cho việc thiết kế hoạt động giáo dục truyền thống
của đội trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng còn khiêm tốn.
Từ các lí do cơ bản nêu trên việc lựa chọn nghiên cứu đề tài này có ý
nghĩa thực tiễn rõ rệt nhằm mục đích giúp sinh viên trong học tập bộ môn
công tác đôi TNTP Hồ Chí Minh và đội ngũ giáo viên tổng phụ trách đội
tham khảo trong quá trình học tập và công tác, góp phần nâng cao chất lƣợng
giáo dục toàn diện nói chung, hoạt động đội nói riêng tại các cơ sở tổ chức
đội ở các trƣờng tiểu học và trung học cơ sở trong tỉnh Sơn La.
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu:
Thiết kế kịch bản chi tiết hoạt động giáo dục truyền thống chƣa đƣợc
nghiên cứu và phổ biến rộng rãi. Ngoài giáo trình hiện hành giảng dạy tại các
cơ sở giáo dục đào tạo giáo viên tiểu học và trung học cơ sở cung cấp những
nội dung lí luận và đƣa ra một số kịch bản hoạt động giáo dục truyền thống
của đội để giảng viên, học sinh sinh viên tham khảo trong quá trình giảng dạy
và học tập.

3. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài này nhằm mục đích nghiên cứu các vấn đề lí luận:
Mục đích, ý nghĩa, tác dụng, nội dung, hình thức hoạt động giáo dục truyền
thống của đội TNTP Hồ Chí Minh.Thực trạng kĩ năng thiết kế kịch bản hoạt
Giảng viên: Phan Văn Ha - Khoa Lao động - Xã hội Trường Cao đẳng Sơn La

3


Đề tài nghiên cứu khoa học năm học 2011-2012

động của sinh viên lớp nhạc – công tác đội K 47. Từ đó dƣa ra qui trình thiết
kế, tổ chức hoạt động giáo dục truyền thống và thiết kế chi tiết về mục tiêu,
nội dung, hình thức tổ chức một số hoạt động giáo dục truyền thống với các
chủ đề khác nhau trong hoạt động đội TNTP Hồ Chí Minh.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
4.1: Nghiên cứu lí luận
4.2: Nghiên cứu thực trạng kĩ năng thiết kế của sinh viên nhạc –công
tác đội K47
4.3: Đƣa ra qui trình và thiết kế chi tiết một số kịch bản giáo dục truyền
thống của đội TNTP Hồ Chí Minh
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
5.1: Nghiên cứu tài liệu, sƣu tầm tƣ liệu nhân vật sự kiện: Nhằm phục
vụ cho việc nghiên cứu những vấn đề lí luận liên quan tới nhiệm vụ đề tài
5.2: Điều tra bằng phiếu trắc nghiệm:
Tìm hiểu nhận thức của sinh viên về vị trí vai trò, tác dụng, các công việc
cần tiến hành khi thiết kế một hoạt động giáo dục truyền thống...
5.3: Phƣơng pháp thực nghiệm: Đƣa ra chủ đề thiết kế hoạt động giáo
dục truyền thống sinh viên tự thiết kế kịch bản và kịch bản chi tiết giảng viên
thiết kế để sinh viên thực hiên, so sánh đối chiếu

5.4: Phƣơng pháp toán học:
Lập các biểu, bảng để so sánh đối chiếu, phân tích tổng hợp kết quả điều tra
5.5: Phân tích tổng hợp:
Lý giải nguyên nhân thực trạng từ đó đƣa ra một số kết luận, kiến nghị đề
xuất trong phạm vi nghiên cứu
6. Đối tƣợng nghiên cứu
- Nghiên cứu nội dung chƣơng trình và phƣơng pháp tổ chức hoạt động giáo
dục truyền thống ở trƣờng cao đẳng Sơn la.
- Sinh viên lớp nhạc – công tác đội K47.
- Giáo viên tổng phu tách đội, phụ trách chi đội ở một số trƣờng tiểu học và
Giảng viên: Phan Văn Ha - Khoa Lao động - Xã hội Trường Cao đẳng Sơn La

4


Đề tài nghiên cứu khoa học năm học 2011-2012

trung học cơ sở ở thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La.
7. Phạm vi nghiên cứu:
Sinh viên nhạc công tác đội K47 và giáo viên tổng phụ trách, phụ trách chi
đội ở trƣờng trung học cơ sở Lê Lợi, trƣờng trung học cơ sở Chiềng Sinh,
trƣờng trung học cơ sở Lê Quí Đôn, trƣờng tiểu học Lê Văn Tám, trƣờng tiểu
học Chiềng Sinh, trƣờng tiểu học Chiềng Lề thành phố Sơn La.
8. Giả thuyết khoa học: Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực trạng kĩ năng
thiết kế kịch bản hoạt động giáo dục truyền thống của sinh viên. Nếu ngƣời
thiết kế vận dụng đƣợc qui trình thiết kế đảm bảo hiệu quả giáo dục của đội
thì chất lƣợng, hiệu quả giảng dạy, kĩ năng thiết kế hoạt động giáo dục truyền
thống đội TNTP Hồ Chí Minh sẽ đƣợc nâng lên, đáp ứng yêu cầu giáo dục và
hoạt động của các tổ chức cơ sở đội trong thời kì công nghiệp hóa – hiện đại
hóa đất nƣớc hiện nay.

9. Kế hoạch thời gian :
Đề tài dự kiến nghiên cứu trong thời gian 16 tháng (Vì học phần hoạt đông
giáo dục truyền thống học kì 1 năm học 2011- 2912 chƣa bố trí học ) Thời
gian cụ thể nhƣ sau:
1.Từ tháng 09/2011 đến tháng 10/2011: Xây dựng đề cƣơng, kế hoạch nghiên
cứu.
2. Từ tháng 10/2011 đến tháng 12/2011: Nghiên cứu tài liệu.
3. Từ tháng 1/2012 đến tháng 02/2012: Khảo sát điều tra thực trạng sinh viên
nhạc – công tácđội K47.
4.Từ tháng 02/2012 đến tháng 05/2012: Thiết kế chi tiết kịch bản và hoàn
thành đề tài.

PHẦN II: NỘI DUNG
Giảng viên: Phan Văn Ha - Khoa Lao động - Xã hội Trường Cao đẳng Sơn La

5


Đề tài nghiên cứu khoa học năm học 2011-2012

Chƣơng I. Cơ sở lí luận của vấn đề nghiên cứu
I. Giáo dục truyền thống là một nội dung giáo dục quan trọng của đội
TNTP Hồ Chí Minh
1. Truyền thống là gì?
Theo từ điển tiếng Việt thông dụng của Nguyễn Nhƣ Ý (chủ biên) nhà
xuất bản giáo dục năm 2001 và theo từ điển giáo dục giáo khoa tiếng Viêt tiểu
học của Nguyễn Nhƣ Ý (chủ biên) nhà xuất bản giáo dục năm 2000.
Truyền thống I: Nền nếp, thói quen tốt đẹp đƣợc lƣu giữ từ đời này qua đời
khác (Truyền thống yêu nƣớc, truyền thống đoàn kết chống ngoại xâm, gia
đình có truyền thống hiếu học...)

II: Có tính chất lâu đời, cổ truyền (Nghề thủ công truyền thống...)
-Truyền thống theo từ điển tiếng Việt là hệ thống những giá trị tinh
thần và vật chất, hữu hình và vô hình, những phong tục, tập quán, thói quen,
hành vi, việc làm thuộc lao động, tƣ tƣởng, lối sống, lối tổ chức của một dân
tộc, một xã hội đã đƣợc gia đình và xã hội tích lũy, đƣợc truyền từ thế hệ này
sang thế hệ khác,và đã đƣợc các thế hệ truyền lại cho nhau giữa những ngƣời
sống trong một thời đại, một thế hệ tức là những ngƣời cùng thời và những
ngƣời thuộc các thế hệ sau, các thế hệ tƣơng lai...Nhƣ vậy các dân tộc đều có
truyền thống của dân tộc mình. Do những điều kiện lịch sử, địa lí, chính trị
khác nhau chi phối truyền thống của một dân tộc có những nét riêng biệt.
- Có quan niệm đồng nhất khái niện truyền thống với những giá trị tinh
thần, giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc, theo đó chỉ có cái hay, cái tốt đẹp
không có cái dở, cái lạc hậu .
- Một quan niệm khác cho rằng “Truyền thống và giá trị truyền thống
có khác nhau.Truyền thống về khách quan mà xét bao gồm cả tốt và xấu, hay
và dở, tích cực và tiêu cực. Khi nói giá trị truyền thống là đã có nghĩa gạn lọc.
Hơn nữa truyền thống vốn là sản phẩm của cuộc sống, sản phẩm của lịch sử,
bản thân nó biến đổi tùy theo quan điểm của các giai cấp và các thời

Giảng viên: Phan Văn Ha - Khoa Lao động - Xã hội Trường Cao đẳng Sơn La

6


Đề tài nghiên cứu khoa học năm học 2011-2012

đại khác nhau...” (1)
-Truyền thống phản ánh mối quan hệ biện chứng giữa quá khứ và
tƣơng lai trong cuộc sống của con ngƣời, của một dân tộc. Dân tộc nào tồn tại
và phát triển cũng đều có một vốn sống đƣợc thừa hƣởng của những ngƣời đi

trƣớc, của tổ tiên, cha ông, của những ngƣời từ cội nguồn đã có công dựng
nƣớc, có công lập nghiệp, tạo dựng chủ quyền, nếp sống và các chế độ xã hội.
Truyền thống ở đây còn là những bài học, những cách làm, những kinh
nghiệm đƣợc ghi lại trong lịch sử hoặc đƣợc truyền lại không thành văn mà
còn qua các hình thái khác đƣợc các thế hệ sau nhớ đến và thực hiện. Nhƣ vậy
nói đên truyền thống trƣớc hết là nói đến quá khứ, đến sự kế tục và thừa
hƣởng. Truyền thống có thể đƣợc coi là các di sản đã có nay đƣợc các dân tộc
kế tục và phát triển. Truyền thống cũng không chỉ bó hẹp trong quan niệm là
truyền lại và kế thừa, cũng không phải là sự mô phỏng lại quá khứ, mà nó
luôn đƣợc bổ sung, cải tiến theo hƣớng phát triển để thích nghi, phù hợp với
các hoàn cảnh xã hội mới. Nếu chỉ giữ nguyên mà không vận động cho phù
hợp thì sẽ đến một lúc nào đó, truyền thống sẽ trở thành những lực cản của
tiến bộ xã hội. Do vậy, những hệ thống giá trị này phải thƣờng xuyên đƣợc
làm giàu thêm, đƣợc trau dồi và đƣợc truyền lại bằng nhiều hình thức. Phủ
nhận truyền thống và tự cho mình có thể tạo ra truyền thống là điều không
tƣởng.
- Truyền thống tồn tại và phát triển dƣới nhiều hình thái khác nhau nhƣ
hình thái tự nhiên, hình thái giáo dục trong gia đình, hình thái giáo dục bằng
các công trình khoa học, qua các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể, các tác
phẩm văn học nghệ thuật, bằng dƣ luận xã hội, bằng công luận ...
Nhƣ vậy cũng có thể nói truyền thống là những giá trị xã hội tƣơng đối ổn
định đƣợc lƣu giữ, truyền từ đời này sang đời khác cùng với những cơ chế giữ
gìn và phát huy những giá trị đó. Những giá trị đó có thể là những kinh
nghiệm trong sản xuất, chiến đấu chống giặc ngoại xâm, có thể là phong tục
tập quán, lối sống những chuẩn mực đạo đức ...
Giảng viên: Phan Văn Ha - Khoa Lao động - Xã hội Trường Cao đẳng Sơn La

7



Đề tài nghiên cứu khoa học năm học 2011-2012

(1) Về giá trị văn hóa tư tưởng Việt Nam, NXB Thông tin lí luận,1983 tập 1
trang 38.
2. Hoạt động giáo dục truyền thống của đội TNTP Hồ Chí Minh.
2.1: Giáo dục truyền thống là một nội dung quan trọng trong các
hoạt động của đội TNTP Hồ Chí Minh
Lí luận về giáo dục xã hội chủ nghĩa coi giáo dục truyền thống tốt đẹp
của dân tộc, giáo dục truyền thống cách mạng của Đảng, của Đoàn, của đội,
của quê hƣơng đất nƣớc...Là một bộ phận quan trọng của sự nghiệp giáo dục
chính trị tƣ tƣởng, đạo đức cho thế hệ trẻ. Nhƣ vậy hoạt động giáo dục truyền
thống là hoạt động không thể thiếu đƣợc trong trƣờng học và trong công tác
đội. Do đặc điểm tâm lí và nhận thức của lứa tuổi thiếu nhi khả năng tự nhận
thức, tự phân tích và tìm ra biện pháp để gìn giữ và phát huy các giá trị truyền
thống tốt đẹp và đấu tranh xóa bỏ những tập quán phong tục lạc hậu chƣa cao
vì vậy giáo dục truyền thống là nhiệm vụ cấp bách trong sự nghiệp giáo dục
của toàn Đảng, toàn dân, của xã hội, nhà trƣờng và mỗi gia đình. Đội Thiếu
niên tiền phong Hồ Chí Minh là tổ chức của thiếu nhi Việt Nam do Đảng
cộng sản Việt Nam và Hồ Chủ Tịch sáng lập, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ
Chí Minh phụ trách. Đội là lực lƣợng giáo dục trong và ngoài nhà trƣờng, là
lực lƣợng nòng cốt trong phong trào thiếu nhi. Đội có nhiệm vụ quan trọng là
góp phần trực tiếp vào việc giáo dục đội viên trở thành con ngoan, trò giỏi,
bạn tốt, công dân tốt, đoàn viên thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh. Bởi vậy
giáo dục truyền thống là một nội dung quan trọng trong các hoạt động giáo
dục của đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh và cần đƣợc chú trọng tổ chức
và lồng ghép trong các hoạt động phong phú đa dạng của tổ chức đội .
2.2: Mục tiêu hoạt động giao dục truyền thống của Đội TNTP Hồ
Chí Minh
Nhiệm vụ quan trọng mà Đảng, nhà nƣớc trao cho tổ chức Đội thiếu
niên tiền phong Hồ Chí Minh là cùng với các lực lƣợng giáo dục trong và

ngoài nhà trƣờng dƣới sự hƣớng dẫn và phụ trách của Đoàn, Đội tổ chức các
Giảng viên: Phan Văn Ha - Khoa Lao động - Xã hội Trường Cao đẳng Sơn La

8


Đề tài nghiên cứu khoa học năm học 2011-2012

hoạt động giáo dục thu hút, tập hợp thiếu niên nhi đồng góp phần cùng các
lực lƣợng giáo dục bồi dƣỡng, giáo dục lực lƣợng dự bị trực tiếp cho Đoàn,
dự bị chiến lƣợc cho Đảng, kiên định đi theo con đƣờng mà Đảng, Bác Hồ và
nhân dân ta đã lựa chọn. Chính vì vậy các hoạt động giáo dục của Đội nói
chung, Đặc biệt hoạt động giáo dục truyền thống trong giai đoạn cách mạng
hiện nay phải hƣớng tới xây dựng con ngƣời mới xã hội chủ nghĩa với các
tiêu chí: “Thiết tha gắn bó với lí tƣởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có
đạo đức trong sáng, có ý chí kiên cƣờng xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc, giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa của
dân tộc, có năng lực tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, phát huy tiềm năng
của dân tộc và con ngƣời Việt Nam, có ý thức cộng đồng và phát huy tính tích
cực của cá nhân, làm chủ tri thức khoa học và công nghệ hiện đại, có tƣ duy
sáng tạo, có kĩ năng thực hành giỏi, có tác phong công nghiệp, có tính tổ chức
kỉ luật, có sức khỏe, là những ngƣời kế thừa xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa
“Hồng” vừa “Chuyên” nhƣ lời căn dặn của Bác Hồ. (1)
(1) Nghị quyết hội nghị lần thứ II ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản
Việt Nam, khóa VIII.
II. Ý nghĩa, tác dụng của hoạt động giáo dục truyền thống của đội TNTP
Hồ Chí Minh
1.Ý nghĩa :
- Đối với thiếu nhi:
+ Giúp thiếu nhi nhận thức đƣợc các giá trị quí báu của các truyền

thống
tốt đẹp của dân tộc, của Đảng, Đoàn, Đội của địa phƣơng, nhà trƣờng, dòng
họ, gia đình.
+ Giúp thiếu nhi gìn giữ và phát huy các truyền thống tốt đẹp và đấu
tranh nhằm góp phần loại bỏ các hủ tục lạc hậu, những suy nghĩ hành vi sai
trái với các truyền thống tốt đẹp.

Giảng viên: Phan Văn Ha - Khoa Lao động - Xã hội Trường Cao đẳng Sơn La

9


Đề tài nghiên cứu khoa học năm học 2011-2012

+Tạo môi trƣờng giáo dục, môi trƣờng hoạt động, rèn luyện và không
khí vui tƣơi, hấp dẫn thu hút thiếu nhi tham gia tự giác nhiệt tình, trách nhiệm
các hoạt động của đội.
- Đối với phụ trách đội:
+ Giúp phụ trách đội bồi dƣỡng, rèn luyện kĩ năng, nghiệp vụ, nghi
thức đội. Đặc là bồi dƣỡng phƣơng pháp, khả năng tổ chức các hoạt động giáo
dục tập thể cho thiếu nhi.
+ Tạo cơ hội và điều kiện để phụ trách đội thể hiện năng lực tổ chức
hoạt động, tiếp tục hoàn thiện bản thân nhằm đáp ứng nhu cầu hoạt động của
thiếu nhi thực hiện mục đích giáo dục toàn diện của tổ chức đội TNTP Hồ Chí
Minh.
+ Góp phần xây dựng tổ chức các phong trào thi đua sôi nổi trong các
cá nhân, tập thể đội tạo điều kiện cho phụ trách đội tuyên truyền rộng rãi
trong xã hội vai trò của tổ chức đội đẩy mạnh xã hội hóa công tác thiếu nhi
trong nhà trƣờng và trên địa bàn dân cƣ.
2. Tác dụng

- Hoạt động giáo dục truyền thống giáo dục toàn diện, góp phần hình
thành thế giới quan và nhân cách đúng đắn cho thiếu nhi.
- Giúp cho thiếu nhi thấy đƣợc những truyền thống tốt đẹp của dân tộc
ta trong sản xuất, chiến đấu, trong sinh hoạt và lối sống....Thể hiện bản sắc
của dân tộc Việt Nam (Truyền thống cần cù lao động, hiếu học, bao dung, tôn
sƣ trọng đạo, hiếu thảo với ông bà cha mẹ...)
- Thiếu nhi đƣợc bổ sung, hoàn thiện nhân cách của mình khi tham gia
các hoạt động giáo dục truyền thống của đội. Các em thấy tự hào về các
truyền thống tốt đẹp của dân tộc, của Đảng, Đoàn, Đội, dòng họ, gia đình ...và
thấy trách nhiệm phải giữ gìn và phát huy các truyền thống tốt đẹp, phê phán,
đấu tranh loại bỏ các tật xấu, hủ tục lạc hậu, các suy nghĩ hành vi trái với
thuần phong mĩ tục của dân tộc Việt Nam.

Giảng viên: Phan Văn Ha - Khoa Lao động - Xã hội Trường Cao đẳng Sơn La

10


Đề tài nghiên cứu khoa học năm học 2011-2012

- Đối với đội TNTP hoạt động giáo dục truyền thống của đội góp phần
làm cho thiếu nhi tin tƣởng, yêu quí tổ chức của mình. Từ đó tích cực xây
dựng đội, tham gia các hoạt động do đội tổ chức phấn đấu học tập và rèn
luyện để trở thành con ngoan, trò giỏi, bạn tốt, đội viên tốt, cháu ngoan Bác
Hồ.
- Đối với mỗi phụ trách đội khi tổ chức các hoạt động giáo dục truyền
thống cho thiếu nhi chính là dịp để giúp các anh chị phụ trách đội thấy rõ
trách nhiệm, nhiệm vụ giáo dục đào tạo thế hệ trẻ. Đồng thời cũng là dịp để tự
rèn luyện kĩ năng, nghiệp vụ, vận dụng sáng tạo các hình thức phƣơng pháp
giáo dục phù hợp giáo dục truyền thống cho thiếu niên nhi đồng.

III. Các nội dung và hình thức giáo dục truyền thống chủ yếu của đội
TNTP Hồ Chí Minh
Hoạt động đội TNTP Hồ Chí Minh rất phong phú về nội dung đa dạng
về hình thức nhƣng để phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí, đặc điểm nhận thức
của lứa tuổi và phù hợp với mục đích giáo dục của độiTNTP Hồ Chí Minh,
phù hợp với mục tiêu giáo dục của bậc học tiểu học và trung học cơ sở cần
chú trong tổ chức các hoạt động giáo dục truyền thống cho thiếu nhi với các
nội dung và hình thức cơ bản sau:
1. Nội dung:
1.1: Truyền thống yêu nƣớc chống ngoại xâm.
1.2: Giáo dục truyền thống cách mạng.
1.3: Giáo dục truyền thống cần cù trong lao động sản xuất.
1.4: Giáo dục truyền thống nhân đạo.
1.5: Giáo dục truyền thống “Uống nƣớc nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ
ngƣời trồng cây”, “Đền ơn đáp nghĩa”.
1.6 : Giáo dục truyền thống đoàn kết của dân tộc Việt Nam.
2. Hình thức:
2.1: Giáo dục truyền thống thông qua các hoạt động tập thể nhƣ: Thi tìm hiểu,
nói chuyện truyền thống, tham quan du lịch.
Giảng viên: Phan Văn Ha - Khoa Lao động - Xã hội Trường Cao đẳng Sơn La

11


Đề tài nghiên cứu khoa học năm học 2011-2012

2.1.1: Giáo dục truyền thống thông qua hội thi tìm hiểu lịch sử truyền
thống.
2.1.2: Giáo dục truyền thống thông qua tham quan du lịch cho thiếu
nhi.

2.1.3: Giáo dục truyền thống thông qua “Sân khấu hóa”(Hoạt cảnh
truyền thống)
2.1.3.1: Phút sinh hoạt truyền thống.
2.1.3.2: Hoạt cảnh truyền thống.
2.2: Giáo dục truyền thống thông qua hoạt động văn hóa.
2.3: Giáo dục truyền thống thông qua tổ chức thiếu nhi thăm viếng nghĩa
trang liệt sĩ.
2.4: Giáo dục truyền thống thông qua một số nghi lễ của Đội TNTP Hồ Chí
Minh.

Giảng viên: Phan Văn Ha - Khoa Lao động - Xã hội Trường Cao đẳng Sơn La

12


Đề tài nghiên cứu khoa học năm học 2011-2012

Chƣơng II. Thực trạng kĩ năng thiết kế hoạt động giáo dục truyền thống
của sinh viên lớp nhạc – công tác đội K47
1. Nhận thức của sinh viên và giáo viên tổng phụ trách đội, phụ trách chi
đội ở một số trƣờng tiểu học và trung học cơ sở thành phố Sơn La
Bằng việc sử dung phƣơng pháp trắc nghiệm trên phiếu. Chúng tôi thu
đƣợc kết quả nhƣ sau:
Bảng 1:
Ý kiến của sinh viên nhạc - Ý kiến của giáo tổng
công tác đội

phụ trách và phụ trách
chi


Các hoạt động đội

đội

trƣờng

phổ

thông
Số lƣợng Cần

Tỉ lệ

Số

Cần

lƣợng

đƣợc

chú

đƣợc

chú

trọng

hỏi


trọng

đƣợc hỏi đƣợc

Tổ chức hoạt động 28

Tỉ lệ

01

3,57%

30

02

6.7%

20

71,42% 30

11

36,7%

02

7,14%


30

02

6.7%

01

3,57%

30

02

6.7%

30

13

43,3%

vui chơi
Tổ chức hoạt động 28
GDTT
Tổ chức hoạt động 28
hội thi
Tổ chức hoạt động 28
Cắm trại

Tổ chức hoạt động
nghi thức đội
Chƣa xác định đƣợc
một hoạt động cụ thể

Giảng viên: Phan Văn Ha - Khoa Lao động - Xã hội Trường Cao đẳng Sơn La

13


Đề tài nghiên cứu khoa học năm học 2011-2012

Ý kiến của sinh viên lớp nhạc – công tác đôi K47 vá giáo
Vị trí vai trò viên tổng phụ trách ,phụ trách chi đội một số trƣờng tiểu
của hoạt động học và trung học cơ sở thành phố Sơn La
giáo dục truyền Rất quan trọng

Quan trọng

Bình thƣờng

thống

Số lƣợng

Tỉ lệ

Ý kiến sinh viên

24


85,7% 04

14,3% 0

0%

60%

40%

0%

Ý kiến phụ trách 18

Số lƣợng

12

Tỉ lệ

Sốlƣợng

0

Tỉ lệ

đội
Kết quả bảng 1 chứng tỏ:
Đại đa số sinh viên lớp nhạc – công tác đội K47 trƣờng cao đẳng Sơn

La có nhận thức đúng về hoạt động giáo dục truyền thống của Đội TNTP Hồ
Chí Minh trong giai đoạn hiện nay trƣớc yêu càu đổi mới nội dung, chƣơng
trình sách giáo khoa, phƣơng pháp dạy và học, Cuộc vận động “Hai không”
với bốn nội dung và phong trào “Trƣờng học thân thiện học sinh tích cực” của
ngành giáo dục và đào tạo nói chung, đổi mới nội dung và phƣơng thức giáo
dục của đội TNTP Hồ Chí Minh nói riêng. Tuy nhiên vẫn còn tỉ lệ nhất định
sinh viên còn có những ý kiến về các hoạt động khác nhau trong các hoạt
động giáo dục của đội. Phải chăng các em chƣa định hƣớng rõ nội dung đƣợc
hỏi, hoặc chƣa nhận thức đƣợc một cách đầy đủ về hoạt động giáo dục truyền
thống của đội trƣớc yêu cầu đổi mới toàn diện giáo dục thế hệ trẻ hoặc có thể
các em trả lời theo cảm tính của riêng mình. Kết quả cũng cho thấy đội ngũ
các nhà giáo, anh chị phụ trách ở một số trƣờng tiểu học và trung học cơ sở
khu vực thành phố Sơn La đƣợc hỏi nhận thức đúng về vị trí vai trò hoạt đông
giáo dục truyền thống của đội trong các nhà trƣờng phổ thông chỉ có 36,7%.
Bên cạnh đó còn một tỉ lệ khá cao không xác định đƣợc một hoạt động cụ thể
nào của đội TNTP Hồ Chí Minh cần đƣợc trú trọng tổ chức trong giai đoạn
hiện nay. Số liệu trên phản ánh phải chăng việc tổ chức các hoạt động đội nói
chung, hoạt động giáo dục truyền thống nói riêng ở các trƣờng đƣợc hỏi chƣa
đƣợc tổ chức thƣờng xuyên, liên tục, chƣa phong phú về nội dung và hình
Giảng viên: Phan Văn Ha - Khoa Lao động - Xã hội Trường Cao đẳng Sơn La

14


Đề tài nghiên cứu khoa học năm học 2011-2012

thức hoạt động đội, Phải chăng đội ngũ giáo viên phụ trách chi đội và tổng
phụ trách kiêm nhiệm công tác đội, cũng có thể là ý kiến chủ quan nên có kết
quả trên.
Qua số liệu bảng 1 cũng cho chúng ta thấy các ý kiến đƣợc hỏi của sinh

viên lớp nhạc - công tác đội K47 trƣờng cao đẳng Sơn La và ý kiến của giáo
viên phụ trách đội, tổng phụ trách đội ở 06 trƣờng tiểu học và trung học cơ sở
thành phố Sơn La bƣớc đầu đã xác định đƣợc tầm quan trọng của hoạt động
giáo dục truyền thống cho đội viên thiếu niên tiền phong trong các hoạt động
giáo dục toàn diện của tổ chức đội và thực hiện mục tiêu giáo dục của các bậc
học tại các nhà trƣờng tiểu học và trung học cơ sở hiện nay. Trong đó có
85,7% sinh viên và 60% giáo viên phụ trách đội ở trƣờng phổ thông cho rằng
hoạt động giáo dục truyền thống của đội TNTP Hồ Chí Minh có vị trí rất quan
trọng trong các hoạt động giáo dục toàn diện của Đội TNTP Hồ Chí Minh
trong giai đoạn hiện nay. Tuy mới chỉ là những ý kiến mang tính nhận thức về
lí luận theo chúng tôi đó là một tín hiệu đáng mừng, song đồng nghĩa với nó
chính là chúng ta phải làm gì đây để đội ngũ các thầy cô giáo, các giáo viên
phụ trách đội, những thầy cô giáo, cán bộ phụ trách đội tƣơng lai làm tốt công
tác phụ trách đội nói riêng, giáo dục toàn diện thế hệ trẻ nói chung, phải
chăng đó là việc hình thành các kĩ năng tổ chức hoạt động thực tiễn, kĩ năng
thiết kế các hoạt động đội trong đó có hoạt động giáo dục truyền thống của
đội và các hoạt động giảng dạy và giáo dục khác cần đƣợc chú trọng và quan
tâm hiện nay.

Giảng viên: Phan Văn Ha - Khoa Lao động - Xã hội Trường Cao đẳng Sơn La

15


Đề tài nghiên cứu khoa học năm học 2011-2012

Bảng 2:
Mức độ đã đƣợc tham gia ở trƣờng phổ thông của sinh
viên
Hoạt động giáo Thƣờng xuyên


Thỉnh thoảng

dục truyền thống

Chƣa đƣợc tham
gia

Số lƣợng
Ý kiến của sinh 09

Tỉ lệ

Số lƣợng

32,1% 14

Tỉ lệ

Sốlƣợng Tỉ lệ

50%

05

17,8%

viên
Hoạt


động

giáo Trƣờng phổ thông đã đƣợc tổ chức

dục truyền thống

Thƣờng xuyên

Thỉnh thoảng

Chƣa đƣợc tổ
chức

Ý kiến của giáo Số lƣợng

Tỉ lệ

Số lƣợng

viên tổng phụ trách 10

33,3% 19

Tỉ lệ

Sốlƣợng Tỉ lệ

63,3% 01

3,3%


và phụ trách đội
Kết quả bảng 2, chỉ có (33,3% ) ý kiến của giáo viên phụ trách đội và
(32,1% ) Ý kiến của sinh viên cho biết thƣờng xuyên đƣợc tham gia và tổ
chức các hoạt động giáo dục truyền thống ở trƣờng phổ thông tiểu học và
trung học cơ sở. Số liệu của bảng cũng thể hiện (50%) ý kiến của sinh viên
và (63,3% ) ý kiến của giáo viên phụ trách đội đƣợc hỏi hoạt động giáo dục
truyền thống tại các nhà trƣờng phổ thông tiểu học và trung học cơ sở thỉnh
thoảng mới đƣợc tổ chức, số ít nhà trƣờng chƣa tổ chức hoạt động giáo dục
truyền thống. Điều này chứng tỏ hoạt động giáo dục truyền thống ở các nhà
trƣờng phổ thông trong những năm học vừa qua chƣa đƣợc thực sự quan tâm
chú trọng và tổ chức một cách thƣờng xuyên, liên tục, phong phú và đa dạng
cho các em thiếu niên nhi đồng tại các nhà trƣờng. Mặt khác kết quả cũng cho
thấy hoạt động giáo dục truyền thống của một vài trƣờng tiểu học và trung
học cơ sở ở thành phố Sơn La bƣớc đầu đã đƣợc quan tâm tổ chức chỉ đạo và
thực hiện. Tỉ lệ thỉnh thoảng tổ chức còn chiếm tỉ lệ khá cao (63,3% ý kiến
Giảng viên: Phan Văn Ha - Khoa Lao động - Xã hội Trường Cao đẳng Sơn La

16


Đề tài nghiên cứu khoa học năm học 2011-2012

của phụ trách đội) và (50%Ý kiến của sinh viên). Tại sao lại có thực trạng
này, phải chăng xuất phát từ phía trách nhiệm của các giáo viên phụ trách đội
ở các trƣờng, hay do hoạt động này đòi hỏi giáo viên phụ trách đội phải đầu
tƣ nhiều thời gian công sức, phải tìm tòi trên các phƣơng tiện thông tin đại
chúng không có sẵn kiến thức tƣ liệu nhƣ trong hoạt động dạy học, hoặc do
ngại suy nghĩ đầu tƣ thiết kế và cũng có thể chƣa có kĩ năng thiết kế hoạt
động thực tiễn, hay từ phía các nhà quản lí chỉ đạo hoạt động này... dẫn đến

thực trạng trên.
2. Kĩ năng thiết kế hoạt động giáo dục truyền thống đội TNTP của sinh
viên nhạc - công tác đội K47
Bảng 3:
Những khó khăn của sinh viên khi thiết kế kịch bản giáo dục truyền
thống đội
Chọn chủ đề

Thiết kế chi tiết Lập kế hoạch

Tổ chức thực hiện

nội dung kịch bản
Số

Tỉ lệ

lƣợng
01

Số

Tỉ lệ

lƣợng
3.6%

Số

Tỉ lệ


lƣợng

25

89.2%

02

Số

Tỉ lệ

lƣợng
7,3%

03

10,7%

Khó khăn khi viết chi tiết nội dung một kịch bản giáo dục truyền thống
đội
Tìm hiểu sƣu tầm tƣ liệu Cách viết một kịch bản Dàn Dựng
của chủ đề

giáo dục truyền thống

Số lƣợng

Tỉ lệ


Số lƣợng

Tỉ lệ

Số lƣợng

Tỉ lệ

02

6,7%

23

82,1%

02

6,7%

Kết quả bảng 3: Chứng tỏ những khó khăn của sinh viên vùa tốt nghiệp trung
học phổ thông bƣớc vào học nghề là một điều tất yếu khách quan của quá
trình giáo dục và đào tạo ( Có 89,2% các ý kiến của sinh viên đƣa ra còn khó
khăn vế nội dung thiết kế, cách thiết kế một kịch bản hoạt động giáo dục
Giảng viên: Phan Văn Ha - Khoa Lao động - Xã hội Trường Cao đẳng Sơn La

17



Đề tài nghiên cứu khoa học năm học 2011-2012

truyền thống. Qua số liệu trên cho thấy tỉ lệ những giáo viên phụ trách đội ở
một số trƣờng tiểu học và trung học cơ sở thành phố Sơn La gặp khó khăn về
cách viết một kịch bản giáo dục truyền thống chiếm tỉ lệ còn cao (Chiếm
82,1%). Nguyên nhân của thực trạng, phải chăng do bố trí giáo viên làm
công tác phụ trách đội ở các trƣờng chƣa đúng với chuyên ngành đã đƣợc đào
tạo tại các trƣờng sƣ phạm, hoặc ở họ còn hạn chế về các kĩ năng thiết kế
hoạt động thực tiễn, hay do khó khăn về biên chế trong bố trí giáo viên trẻ có
năng lực đúng chuyên ngành đào tạo trong lĩnh vực này do đặc thù riêng của
ngành giáo dục đào tạo thời gian đứng lớp của giáo viên nhiều năm, hay do
mâu thuẫn giữa một bên là biên chế loại hình giáo viên phụ trách đội với một
bên là nâng cao chất lƣợng hoạt động đội, hoạt động giảng dạy giáo dục hiện
nay ở các trƣờng và một số những nguyên nhân khách quan, chủ quan
khác...dẫn đến hệ quả của thực trạng trên.
Bảng 4:
Ý kiến của phụ trách đội về qui trình tiến hành một hoạt động giáo dục
truyền thống
Qui trình tiến hành

Ý

kiến

định

xác Nhầm lẫn các
đúng bƣớc




trình tự tiến không

xác

định thứ tự

hành

tiến hành
Các bƣớc tiến hành

Số

Tỉ lệ

lƣợng

Số

Tỉ lệ

lƣợng

1.Chọn chủ đề
2. Lập kế hoạch
3. Phát động thi đua

06


20%

24

80%

4. Tổ chức chỉ đạo
5. Theo dõi giám sát động viên phê bình

Giảng viên: Phan Văn Ha - Khoa Lao động - Xã hội Trường Cao đẳng Sơn La

18


Đề tài nghiên cứu khoa học năm học 2011-2012

nhắc nhở
Những khó khăn của giáo viên phụ trách đội khi thiết kế kịch bản giáo
dục truyền thống đội
Chọn chủ đề

Thiết kế chi tiết Lập kế hoạch

Tổ chức thực hiện

nội dung kịch bản
Số

Tỉ lệ


lƣợng
0

Số

Tỉ lệ

lƣợng
0%

21

Số

Tỉ lệ

lƣợng
70%

01

Số

Tỉ lệ

lƣợng
3,3%

07


23,3%

Bảng 4: Số liệu càng chứng tỏ thêm những khó khăn của sinh viên lớp
nhạc – công tác đội ở trƣờng cao đẳng Sơn La và những khó khăn của đội ngũ
phụ trách đội ở một số trƣờng tiểu học trung học cơ sở thành phố Sơn La khi
thiết kế chi tiết nội dung một kịch bản hoạt động giáo dục truyền thống của
Đội. Theo chúng tôi đây là một tất yếu khách quan trong quá trình phát triển,
hoàn thiện lĩnh vực này bởi lẽ. Đội TNTP Hồ Chí Minh là một tổ chức chính
trị xã hội của thiếu nhi Việt Nam do Đảng cộng sản Việt Nam và Hồ Chủ
Tịch sáng lập Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh trực tiếp phụ trách
bằng các hoạt động thực tiễn để hình thành nhân cách, hình thành các kĩ năng
hoạt động thông qua các chủ đề chủ điểm theo năm học, các sự kiện chính trị
xã hội của đất nƣớc, của địa phƣơng theo sự chỉ đạo của hội đồng đội các cấp
từ trung ƣơng đến cơ sở xã phƣờng trong từng thời kì, song phải phù hợp với
nhu cầu nguyện vọng, khả năng của các em và phải đảm bảo thực hiện đƣợc
mục đích giáo dục của đội và mục tiêu của từng bậc học ở trƣờng phổ thông,
nhƣng lại không có bài học nội dung cụ thể nhƣ giảng dạy trên lớp.Vì thế đòi
hỏi những giáo viên phụ trách đội phải chủ động, năng động, sáng tạo, dám
nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, luôn luôn đổi mới đa dạng về nội dung
và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục truyền thống cũng nhƣ các hoạt động
giáo dục khác của Đội với tinh thần giáo viên phụ trách đội là ngƣời định
hƣớng, hƣớng dẫn tổ chức, không làm thay hoặc phó mặc các em để các em
Giảng viên: Phan Văn Ha - Khoa Lao động - Xã hội Trường Cao đẳng Sơn La

19


Đề tài nghiên cứu khoa học năm học 2011-2012

đƣợc trực tiếp tham gia các hoạt động do đội tổ chức từng bƣớc, qua đó giáo

dục hình thành nhân cách, hình thành các kĩ năng tổ chức hoạt động thực tiễn.
Muốn vậy mỗi giáo viên làm công tác phụ trách đội phải có kĩ năng thiết kế
các hoạt động nói chung, kĩ năng thiết kế hoạt động giáo dục truyền thống
nói riêng thì mới hoàn thành nhiệm vụ giáo dục thế hệ trẻ hiện nay góp phần
nâng cao chất lƣợng hoạt động đội, nâng cao chất lƣợng giáo dục toàn diện tại
các nhà trƣờng trong quá trình đổi mới sự nghiệp giáo dục đào tạo hiện nay.
Đứng trƣớc yêu cầu nâng cao chất lƣợng đào tạo của trƣờng cao đẳng Sơn La
hiện nay và thực trạng kĩ năng thiết kế hoạt động của sinh viên lớp nhạc công tác đội K47 ở trƣờng cao đẳng Sơn La đã đƣợc bƣớc đầu đề cập phân
tích trên chúng tôi mạnh dạn nghiên cứu đề tài “Thiết kế chi tiết một số kịch
bản phút sinh hoạt truyền thống của đội” nhằm rèn luyện chuyên môn cho
bản thân, đồng thời làm tƣ liệu tham khảo cho sinh viên đào tạo chuyên môn
hai “Công tác đội” ở trƣờng cao đẳng Sơn La và cũng có thể là những tƣ liệu
tham khảo cho những ai quan tâm, tâm huyết với công tác thiếu niên nhi đồng
tham khảo. Góp phần thiết thực thực hiện cuộc vận động “Trƣờng học thân
thiện, học sinh tích cực” do ngành giáo dục đào tạo phát động và quá trình
phát triển đi lên của trƣờng Cao đẳng Sơn La, sự phát triển của ngành giáo
dục đào tạo Sơn La đứng trƣớc yêu cầu đổi mới toàn diện về kinh tế, chính trị,
xã hội trong thời kì công nghiệp hóa hiện đại hóa của đất nƣớc hiện nay
3. Nguyên nhân của thực trạng:
Nhƣ trên chúng tôi đã phân tích một số nguyên nhân ở phần thực trạng
.Có thể nói trƣớc một vấn đề đứng trên lĩnh vực này, góc độ kia và trình độ
năng lực, sự hiểu biết... của mỗi chủ thể có những cách nhìn nhận và đánh giá
khác nhau có thể là khách quan, cũng có thể là ý kiến chủ quan của ngƣời
bình luận, với tƣ cách tham gia nghiên cứu đề tài này ngoài những nguyên
nhân đã nêu trên, tôi mạnh dạn đƣa ra một số nguyên nhân sau với tham vọng
cùng trao đổi, bàn luận nhằm nâng cao chất lƣợng hoạt động giáo dục truyền
thống và tổ chức các hoạt động giáo dục của đội TNTP Hồ Chí Minh hiện
Giảng viên: Phan Văn Ha - Khoa Lao động - Xã hội Trường Cao đẳng Sơn La

20



Đề tài nghiên cứu khoa học năm học 2011-2012

nay .
- Bộ môn công tác đội TNTP Hồ Chí Minh là một môn học mới ở nƣớc
ta và hoạt động giáo dục của đội phong phú và đa dạng thông qua tổ chức các
hoạt động thực tiễn do chính các em đƣợc trực tiếp tham gia, từ đó giáo dục
các phẩm chất đạo đức,các kĩ năng hoạt động thực tiễn. Qua nghiên cứu tìm
hiểu đề tài chúng tôi nhận thấy kĩ năng thiết kế, tổ chức hoạt động thực tiễn ở
một số giáo viên làm công tác đội ở trƣờng phổ thông còn hạn chế.
- Chƣa nắm vững và quán triệt qui trình (Các bƣớc tiến hành ) tổ chức
một hoạt động giáo dục truyền thống.
- Một số giáo viên phụ trách đội ở một số trƣờng thành phố Sơn La
còn hạn chế về kĩ năng thiết kế kịch bản, kĩ năng tổ chức hoạt động thực tiễn
của đội trong đó có hoạt động giáo dục truyền thống.
- Trang thiết bị phục vụ tối thiểu cho các hoạt động đội ở các nhà
trƣờng phổ thông còn thiếu, kinh phí phục vụ cho tổ chức các hoạt động còn
khiêm tốn.
- Ban giám hiệu ở các nhà trƣờng chƣa thực sự quan tâm chỉ đạo thiết
thực hoạt động giáo dục truyền thống trƣờng mình, chƣa có những giải pháp
hữu hiệu cho đội ngũ phụ trách đội trong quá trình thực thi nhiệm vụ đƣợc
giao điều đó làm hạn chế chất lƣợng hoạt động giáo dục truyền thống của đội,
chất lƣợng giáo dục toàn diện của các nhà trƣờng, mặt khác một số nhà
trƣờng chƣa tạo đƣợc nhiều cơ hội và môi trƣờng thuận lợi để các em rèn
luyện bộc lộ khả năng của chinh mình.
- Đối với simh viên lớp nhạc - công tác đội K47 ở trƣờng cao đẳng Sơn
La: Các em vừa tốt nghiệp trung học phổ thông tại các địa phƣơng trong tỉnh
Sơn La và một số ít ở các địa phƣơng khác trong cả nƣớc đang học tập tại nhà
trƣờng, thực trạng trên phải chăng là hệ quả của quá trình giáo dục phổ thông,

các em mới đƣợc tiếp xúc một cách đích thực của nội dung chƣơng trình đào
tạo, hạn chế trên theo chúng tôi là lẽ đƣơng nhiên, song đặt ra trong quá trình
giáo dục đào tạo cần phải đƣợc quan tâm chú trọng hình thành kĩ năng thiết
Giảng viên: Phan Văn Ha - Khoa Lao động - Xã hội Trường Cao đẳng Sơn La

21


Đề tài nghiên cứu khoa học năm học 2011-2012

kế, kĩ năng thực hành tổ chức thể hiên các hoạt động cụ thể và phản hồi sản
phẩm tỉ mỉ, cụ thể trong các nội dung giảng dạy của giảng viên và học tập của
sinh viên.
Từ sự phân tích, lí giải trình bày trên. Trong quá trình trực tiếp giảng
dạy, hoạt động cùng sinh viên lớp Nhạc - Công tác đội K47 ở trƣờng cao
đẳng Sơn La. Chúng tôi đã đƣa ra qui trình tổ chức hoạt động giáo dục truyền
thống về lí luận cho sinh viên, đồng thời chủ động thiết kế một vài kịch bản
chi tiết với những chủ đề cụ thể, để sinh viên tham khảo trong qua trình học
tập học phần hoạt động giáo dục truyền thống. Từ chỗ các em còn bỡ ngỡ
lúng túng từ những giờ học đầu tiên của học phần đến nay các em bƣớc đầu
đã có khả năng thiết kế nội dung kịch bản và dàn dựng kịch bản giáo dục
truyền thống của đội tƣơng đối phù hợp với trình độ khả năng tâm lí lứa tuổi
học sinh tiểu học và trung học cơ sở ở Sơn La chúng ta (Một số hình ảnh do
chính các em dàn dựng và thể hiện đóng vai kịch bản được thể hiện ở phần
phụ lục). Tuy nhiên với chƣơng trình khung của bộ giáo dục - đào tạo và
chƣơng trình đào tạo của nhà trƣờng số tiết học chƣa nhiều nên cũng ít nhiều
ảnh hƣởng tới sự hình thành kĩ năng thiết kế và tổ chức của sinh viên, nhƣng
cũng phải thừa nhận rằng trong quá trình đào tạo nếu các em sinh viên đƣợc
giảng viên trực tiếp tham gia giảng dạy hƣớng dẫn một cách cụ thể, rõ ràng
thì các kĩ năng sinh viên sẽ đƣợc từng bƣớc hình thành, nói nhƣ vậy không

phải mang tính triết lí, lí luận. Bởi lẽ nhƣ chúng ta đều biết kĩ năng đƣợc hình
thành bằng sự tập luyện lặp đi, lặp lại nhiều lần một thao tác, một hành động,
một công việc, một hành vi... nào đó một cách thƣờng xuyên, liên tục. Điều
này đặt ra trong quá trình học tập các học phần tiếp theo của sinh viên cần
phải đƣợc lồng ghép, kết hợp linh hoạt phù hợp với các qui định của điều lệ
nghi thức đội, chƣơng trình đào tạo của trƣờng để các kĩ năng thiết kế kịch
bản hoạt động giáo dục truyền thống của sinh viên lớp nhạc - Công tác đội
trƣờng cao đẳng Sơn La ngày càng đƣợc hoàn thiện nâng cao. Khi ra trƣờng
các em có thể thực hiện tốt nhiệm vụ tổng phụ trách đội TNTP Hồ Chí Minh
Giảng viên: Phan Văn Ha - Khoa Lao động - Xã hội Trường Cao đẳng Sơn La

22


Đề tài nghiên cứu khoa học năm học 2011-2012

ở các nhà trƣờng tiểu học và trung học cơ sở trong tỉnh, đáp ứng yêu cầu đòi
hỏi ngày càng cao trong đổi mới nội dung, phƣơng thức tổ chức các hoạt động
đội,nhu cầu nguyện vọng chính đáng và đòi hỏi ngày càng cao của thiếu nhi
trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc và hội nhập quốc tế hiện
nay .
Từ sự phân tích và chỉ ra một số nguyên nhân của thực trạng. Chúng tôi
đƣa ra qui trình tổ chức một hoạt động giáo dục truyền thống của đội cần tiến
hành các bƣớc nhƣ sau:
Bƣớc 1: Chọn chủ đề là bƣớc quan trọng đầu tiên vì nó hàm chứa nội
dung và hình thức tổ chức một hoạt động giáo dục truyền thống cụ thể cũng
giống nhƣ tên bài học trong giảng dạy từ đó mới xác định kiến thức và hình
thức tổ chức, phƣơng pháp dạy học. Do tính đặc thù của hoạt động đội không
có bài học cụ thể cho từng hoạt động mà trên cơ sở chủ đề chủ điểm và hƣớng
dãn của hội đồng đội các cấp, Giáo viên phụ trách đội phải lựa chọn chủ đề

giáo dục truyền thống phù hợp thực tiễn khả năng điều kiện cụ thể của trƣờng
mình. Vì thế khi chọn chủ đề cần đảm bảo các yêu cầu sau:
- Chủ đề phải phù hợp tình hình chính trị thời sự của đất nƣớc, địa
Phƣơng và nhu cầu của chính các em.
- Chủ đề phải thể hiện rõ nội dung tính tƣ tƣởng cần giáo dục cho các
em
- Xác định cụ thể các mục tiêu cần đạt của hoạt động.
- Tên của chủ đề phải thu hút, hấp dẫn các em.
Bƣớc 2: Lập kế hoạch: Trong bƣớc này cần quan tâm tới một số nội
dung chủ yếu sau:
- Phải xác định đƣợc nội dung giáo dục là gì? Lựa chọn hình thức áp
dụng
các loại hình tổ chức hoạt động khác nhau.
- Phân công ngƣời phối hợp và chịu trách nhiệm từng nội dung cụ thể.
- Tính toán thời gian, địa điểm thực hiện.
Giảng viên: Phan Văn Ha - Khoa Lao động - Xã hội Trường Cao đẳng Sơn La

23


Đề tài nghiên cứu khoa học năm học 2011-2012

- Xác định rõ chủ đề thi đua cho các tập thể.
- Tính toán các điều kiện cơ sở vật chất thực hiện.
Bƣớc 3: Phát động thi đua giáo dục truyền thống theo một chủ đề nhất
định sẽ có kết quả cao hơn nếu đƣợc tất cả các em cùng hƣởng ứng tham gia,
do vậy bƣớc này rất cần thiết trong việc tổ chức các hoạt động tập thể của đội.
Bƣớc 4: Tổ chức chỉ đạo thực hiện cần chú ý đến một số nội dung:
- Mỗi hoạt động giáo dục truyền thống khác nhau, phải có kế hoạch chỉ
đạo khác nhau vì vậy trong tổ chƣc điều hành phải cụ thể rõ ràng( Ban tổ

chức gồm ai nhiệm vụ, điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị...)
- Bám sát chƣơng trình chỉ đạo một cách chặt chẽ chu đáo.
- Trong quá trình tổ chức thực hiện nếu có trục trặc xảy ra cần hội ý
ban tổ chức để giải quyết theo một phƣơng án tối ƣu.
Bƣớc 5: Theo dõi, giám sát kịp thời, động viên tuyên dƣơng cũng nhƣ
phê bình nhắc nhở cá nhân và tập thể làm tốt, chƣa tốt.
Trong bƣớc này ngƣời phụ trách phải kiểm tra đánh giá xem xét hiệu
quả công việc. Ban tổ chức đánh giá chất lƣợng hiệu quả của hoạt động giáo
dục truyền thống, rút kinh nghiệm phƣơng pháp tổ chức, nội dung bản thiết
kế, hình thức tiến hành... Lấy phƣơng pháp đánh giá chủ yếu là để các em tự
đánh giá, tổ
chức tuyên dƣơng, nhắc nhở.

Giảng viên: Phan Văn Ha - Khoa Lao động - Xã hội Trường Cao đẳng Sơn La

24


Đề tài nghiên cứu khoa học năm học 2011-2012

Chƣơng III: THIẾT KẾ CHI TIẾT MỘT SỐ KỊCH BẢN HOẠT
ĐỘNG GIÁO DỤC TRUYỀN THỐNG CỦA ĐỘI TNTP HỒ CHÍ MINH

I. Phút sinh hoạt truyền thống chủ đề “Bác Hồ với sự nghiệp
giáo dục đào tạo” phục vụ lễ khai giảng năm học 20112012 của trƣờng Cao đẳng Sơn La
1. Mục tiêu :
-Thông qua phút sinh hoạt truyền thống củng cố, khắc sâu và trình bày
đƣợc một số lời dạy của Bác Hồ kính yêu trong công tác giáo dục đào tạo.
- Bƣớc đầu hình thành kĩ năng tổ chức điều hành, giao tiếp ứng xử
,tham gia các hoạt động tập thể cho đội viên.

- Tích cực học tập tu dƣỡng rèn luyện giành kết quả cao hơn trong các
hoạt động, ý thức tìm tòi học tập và làm theo những điều dạy của Bác Hồ kính
yêu.
2. Chuẩn bị :
a. Giáo viên phụ trách đội:
- Nội dung chính khái quát của phút sinh hoạt truyền thống.
- Phổ biến nội dung cho đối tƣợng tham gia và sinh viên toàn trƣờng.
- Lựa chọn sinh viên tham gia thể hiện và hƣớng dẫn các em chuẩn bị
nội dung thiết kế thành văn bản và duyệt các nội dung đó.
- Phân công sinh viên chuẩn bị cơ sở vật chất cho phút sinh hoạt truyền
thống: Trang phục, hoa tƣơi, đạo cụ ....
b. Đội viên:
- Các em đƣợc phân công thiết kế theo sự hƣớng dẫn của giáo viên phụ
trách đội và đƣợc giáo viên duyệt.
- Thực hiên các công việc đƣợc phân công.
- Tập luyện phút sinh hoạt truyền thống.
- Tổng duyệt lần cuối trƣớc khi đƣa ra công diễn.
3. Nội dung:

Giảng viên: Phan Văn Ha - Khoa Lao động - Xã hội Trường Cao đẳng Sơn La

25


×