Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Nghiệp Vụ đấu giá, đấu thầu quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (97.37 KB, 4 trang )

4. Kỹ thuật nghiệp vụ đấu thầu:
a. Chuẩn bị đấu thầu
* Xây dựng bản thể lệ đấu thầu (bidding documents)


Phân chia đối tượng đấu thầu thành các gói thầu (package) thích
hợp

Xây dựng danh mục hàng hóa và dịch vụ đem ra mời thầu: Hàng hóa gì?
Số lượng bao nhiêu? Chất lượng ra sao? Công dụng như thế nào?


Thủ tục và thể thức nộp các loại tiền ký quỹ của bên dự thầu:

+ Tại điều 222, luật Thương mại 2005 quy định:
Điều 222. Bảo đảm dự thầu:
1. Bảo đảm dự thầu được thực hiện dưới hình thức đặt cọc, ký quỹ hoặc
bảo lãnh dự thầu.
2. Bên mời thầu có thể yêu cầu bên dự thầu nộp tiền đặt cọc, ký quỹ
hoặc bảo lãnh dự thầu khi nộp hồ sơ dự thầu. Tỷ lệ tiền đặt cọc, ký quỹ dự
thầu do bên mời thầu quy định, nhưng không quá 3% tổng giá trị ước tính
của hàng hoá, dịch vụ đấu thầu.
3. Bên mời thầu quy định hình thức, điều kiện đặt cọc, ký quỹ hoặc bảo
lãnh dự thầu. Trong trường hợp đặt cọc, ký quỹ thì tiền đặt cọc, ký quỹ dự
thầu được trả lại cho bên dự thầu không trúng thầu trong thời hạn bảy ngày
làm việc, kể từ ngày công bố kết quả đấu thầu.
4. Bên dự thầu không được nhận lại tiền đặt cọc, ký quỹ dự thầu trong
trường hợp rút hồ sơ dự thầu sau thời điểm hết hạn nộp hồ sơ dự thầu (gọi là
thời điểm đóng thầu), không ký hợp đồng hoặc từ chối thực hiện hợp đồng
trong trường hợp trúng thầu.
5. Bên nhận bảo lãnh cho bên dự thầu có nghĩa vụ bảo đảm dự thầu cho


bên được bảo lãnh trong phạm vi giá trị tương đương với số tiền đặt cọc, ký
quỹ.
+Tại điều 231, luật Thương mại 231 quy định:
Điều 231. Bảo đảm thực hiện hợp đồng
1. Các bên có thể thỏa thuận bên trúng thầu phải đặt cọc, ký quỹ hoặc
được bảo lãnh để bảo đảm thực hiện hợp đồng. Số tiền đặt cọc, ký quỹ do
bên mời thầu quy định, nhưng không quá 10% giá trị hợp đồng.


2. Biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng có hiệu lực cho đến thời
điểm bên trúng thầu hoàn thành nghĩa vụ hợp đồng.
3. Trừ trường hợp có thoả thuận khác, bên trúng thầu được nhận lại tiền
đặt cọc, ký quỹ bảo đảm thực hiện hợp đồng khi thanh lý hợp đồng. Bên
trúng thầu không được nhận lại tiền đặt cọc, ký quỹ bảo đảm thực hiện hợp
đồng nếu từ chối thực hiện hợp đồng sau khi hợp đồng được giao kết.
4. Sau khi nộp tiền đặt cọc, ký quỹ bảo đảm thực hiện hợp đồng, bên
trúng thầu được hoàn trả tiền đặt cọc, ký quỹ dự thầu.
-

Các điều kiện và tiến độ giao hàng, các điều kiện giao dịch về tài chính,
thương mại thể thức thanh toán
Các mẫu đơn dự thầu, hợp đồng đấu thầu, ký quỹ dự thầu.

*Thành lập tổ chuyên gia tư vấn
b. Thông báo mời thầu (Call for tender)
Điều 219, luật Thương mại quy định:
Điều 219. Thông báo mời thầu
1. Thông báo mời thầu gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên, địa chỉ của bên mời thầu;
b) Tóm tắt nội dung đấu thầu;

c) Thời hạn, địa điểm và thủ tục nhận hồ sơ mời thầu;
d) Thời hạn, địa điểm, thủ tục nộp hồ sơ dự thầu;
đ) Những chỉ dẫn để tìm hiểu hồ sơ mời thầu.
2. Bên mời thầu có trách nhiệm thông báo rộng rãi trên các phương tiện thông
tin đại chúng đối với trường hợp đấu thầu rộng rãi hoặc gửi thông báo mời đăng ký
dự thầu đến các nhà thầu đủ điều kiện trong trường hợp đấu thầu hạn chế.
c. Sơ tuyển các nhà thầu:
Nếu thể lệ đấu thầu qui định thủ tục sơ tuyển, bên mời thầu phải tiến hành mời
các công ty, hangx tham gia dự tuyển. Họ tiến hành phát và hướng dẫn các bên dự
thầu lập, cung cấp thông tin cho các tài liệu dự sơ tuyển; các bản câu hỏi điều tra
về vốn, kỹ thuật, khả năng làm việc và tình hình tài chính. Trên cơ sở các tài liệu
sơ tuyển, bên mời thầu tiến hành phân tích, lựa chọn các nhà dự thầu đủ tiêu chuẩn.


Việc sơ tuyển nhà thầu phải được tiến hành đồi với các gói thầu có giá trị từ 300
tỷ đồng trở lên nhằm lựa chọn các nhà thầu đủ năng lực và kinh nghiệm thực hiện,
đáp ứng yêu cầu của hồ sơ mời thầu.
Trong trường hợp, bên mời thầu đã nắm vững các thông tin về nhà cung cấp thì
họ thường bỏ qua thủ tục sơ tuyển.
d. Phát hành hồ sơ mời thầu và chỉ dẫn hồ sơ
Điều 218. Hồ sơ mời thầu
1. Hồ sơ mời thầu bao gồm:
a) Thông báo mời thầu;
b) Các yêu cầu liên quan đến hàng hóa, dịch vụ được đấu thầu;
c) Phương pháp đánh giá, so sánh, xếp hạng và lựa chọn nhà thầu;
d) Những chỉ dẫn khác liên quan đến việc đấu thầu.
2. Chi phí về việc cung cấp hồ sơ cho bên dự thầu do bên mời thầu quy định.
Đầy đủ hơn, hồ sơ mời thầu bao gồm
a)
b)

c)
d)
e)
f)
g)
h)
i)
j)

Thư mời thầu
Mẫu đơn dự thầu
Chỉ dẫn đối với nhà thầu
Các điều kiện ưu đãi (nếu có)
Các loại thuế theo qui định của pháp luật
Các yêu cầu về công nghệ, vật tư, thiết bị, hàng hóa, tính năng kỹ thuật và
nguồn gốc
Biểu giá
Tiêu chuẩn đánh giá (bao gồm cả phương pháp và cách thức quy đổi về cùng
mặt bằng để xác định đánh giá)
Điều kiện chung và điều kiện cụ thể của hợp đồng
Mẫu bảo lãnh dự thầu và điều kiện cụ thể của hợp đồng
Điều 220. Chỉ dẫn cho bên dự thầu

Bên mời thầu có trách nhiệm chỉ dẫn cho bên dự thầu về các điều kiện dự
thầu, các thủ tục được áp dụng trong quá trình đấu thầu và giải đáp các câu hỏi của
bên dự thầu.
Điều 228. Sửa đổi hồ sơ dự thầu
1. Các bên dự thầu không được sửa đổi hồ sơ dự thầu sau khi đã mở thầu.



2. Trong quá trình đánh giá và so sánh các hồ sơ dự thầu, bên mời thầu có thể
yêu cầu bên dự thầu làm rõ các vấn đề có liên quan đến hồ sơ dự thầu. Yêu cầu của
bên mời thầu và ý kiến trả lời của bên dự thầu phải được lập thành văn bản.
3. Trường hợp bên mời thầu sửa đổi một số nội dung trong hồ sơ mời thầu,
bên mời thầu phải gửi nội dung đã sửa đổi bằng văn bản đến tất cả các bên dự thầu
trước thời hạn cuối cùng nộp hồ sơ dự thầu ít nhất là mười ngày để các bên dự thầu
có điều kiện hoàn chỉnh thêm hồ sơ dự thầu của mình.



×