Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

PHÁT HUY NGUỒN NHÂN LỰC TRONG SỰ NGHIỆP CÔNG NGHIỆP HÓAHIỆN ĐẠI HÓA NƯỚC TA HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (152.35 KB, 14 trang )

PHÁT HUY NGUỒN NHÂN LỰC TRONG SỰ NGHIỆP CÔNG NGHIỆP
HÓA-HIỆN ĐẠI HÓA NƯỚC TA HIỆN NAY.
MỞ ĐẦU
Công nghiệp hóa hiện đại hóa, đó là một khái niệm không hề mới nhưng lại
mang một ý nghĩa vô cùng lớn lao, Đảng ta đã xác định rõ CNH HĐH là nhiệm
vụ trung tâm trong suốt thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. CNH
HĐH là một bước chuẩn, một bước xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng nền tảng
cho nền kinh tế của đất nước. Muốn thực hiện CNH HĐH cần phải có rất nhiều
nguồn lực như: cơ sở vật chất, kinh tế, chính trị, xã hội,... song nguòn nhân lực
chính là nền tảng, là tiền đề quan trọng cho công cuộc CNH HĐH đất nước đạt
được những bước phát triển nhanh chóng.
Với thực trạng của một đất nước có nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, chịu
ảnh hưởng nặng nề do hậu quả của cuộc chiến tranh để lại, việc đầu tư lâu dài,
đúng đắn và phát triển nguồn nhân lực Việt Nam hiện nay đang như thế nào? Phải
làm gì để nâng cao chất lượng của nguồn nhân lực theo quan điểm của Đảng? Đây
thực sự là vấn đề vô cùng quan trọng và cấp bách, vì vậy nhóm xin được thực hiện
đề tài: “ Vận dụng quan điểm phát huy nguồn nhân lực trong sự nghiệp công
nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam hiện nay”. Tuy đã cố gắng thực hiện đề tài
nhưng vẫn không thể tránh khỏi những thiếu sót và đánh giá chủ quan. Nhóm rất
mong nhận được những đóng góp của thày và cả lớp để bài thảo luận được hoàn
thiện hơn.


B: NỘI DUNG
I.

CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.1. Công nghiệp hóa hiện đại hóa
1.1.1. Khái niệm công nghiệp hóa, hiện đại hóa


Công nghiệp hóa: là quá trình chuyển đổi căn bản toàn diện các hoạt động
sản xuất từ sử dụng sức lao động thủ công là chính sang sử dụng 1 cách phổ biến
sức lao động dựa trên sự phát triển của ngành.
Hiện đại hóa: Là quá trình ứng dụng và trang bị thành tựu khoa học và công
nghệ tiên tiến, hiện đại vào quá trình chuyển đổi sản xuất, dinh doanh, dịch vụ và
quá trình KT-XH.
Công nghiệp hoá hiện đại hoá: là quá trình chuyển đổi căn bản toàn diện các
hoạt động kinh tế và quản lí kinh tế - xã hội từ sử dụng sức lao động thủ công là
chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động với công nghệ, phương tiện và
phương pháp tiên tiến hiện đại, dựa trên sự phát triển của công nghiệp và tiến bộ
khoa học công nghệ, tạo ra năng suất lao động xã hội cao.
1.1.2. Mục tiêu công nghiệp hóa hiện đại hóa thời kỳ đổi mới
Mục tiêu cơ bản của công nghiệp hóa, hiện đại hóa là cải biến nước ta thành
một nước công nghiệp có cơ sở vật chất-kỹ thuật hiện đại, có cơ cấu kinh tế hợp lý,
quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất,
mức sóng vật chất và tinh thần cao, quốc phòng-an ninh vững chắc, dân giàu, nước
1.2.

mạnh, xã hôi công bằng, văn minh.
Nguồn nhân lực


Theo đánh giá của Liên Hợp Quốc thì nguồn nhân lực bao gồm những
người đang làm việc và những người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động.
Theo Giáo sư - Viện sĩ Phạm Minh Hạc cùng các nhà khoa học tham gia chương
trình KX – 07 thì:“Nguồn nhân lực cần được hiểu là số dân và chất lượng con
người, bao gồm cả thể chất và tinh thần, sức khỏe và trí tuệ, năng lực, phẩm chất
và đạo đức của người lao động. Nó là tổng thể nguồn nhân lực hiện có thực tế và
tiềm năng được chuẩn bị sẵn sàng để tham gia phát triển kinh tế - xã hội của một
1.3.


quốc gia hay một địa phương nào đó".
Quan điểm và chủ trương của Đảng về phát huy nguồn nhân lực trong sự
nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa
Đại hội IX (2001) của Đảng nêu rõ nhận thức “đáp ứng yêu cầu về con
người và nguồn nhân lực là nhân tố quyết định sự phát triển đất nước thời kỳ công
nghiệp hóa, hiện đại hóa”, đồng thời khẳng định phương hướng “Tiếp tục đổi mới,
tạo chuyển biến cơ bản, toàn diện về phát triển giáo dục và đào tạo, khoa học và
công nghệ; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực với cơ cấu hợp lý; triển khai thực
hiện chương trình phổ cập trung học cơ sở; ứng dụng nhanh các công nghệ tiên
tiến, hiện đại; từng bước phát triển kinh tế tri thức”. Phương hướng này đã được cụ
thể hóa bằng một hệ thống giải pháp khả thi đi vào công cuộc đẩy mạnh công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Đại hội XI (2011) kế thừa và phát triển quan điểm phát triển nguồn nhân lực
từ các đại hội trước, đã nêu rõ mục tiêu tổng quát là: “đến năm 2020 nước ta cơ
bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại”. Để đạt được mục tiêu đó
Đảng đã xác định ba khâu đột phá chiến lược, trong đó “Phát triển nhanh nguồn
nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao” được khẳng định là khâu đột phá
thứ hai. Đây được xem là khâu đột phá đúng và trúng với hoàn cảnh nguồn nhân
lực nước ta hiện nay khi hội nhập quốc tế, cạnh tranh quyết liệt và đòi hỏi của thời


đại khoa học, công nghệ. Khâu đột phá trúng và đúng này đã và đang tập trung
nâng cao sức mạnh nội sinh - nguồn nhân lực, để tồn tại và phát triển trong một thế
giới năng động, thế giới của khoa học và công nghệ. Vì thế, Đại hội XI của Đảng
đồng thời cũng xác định rõ phải “gắn kết chặt chẽ giữa phát triển nguồn nhân lực
với phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ”. Đây chính là nội dung quan
trọng thể hiện tính thực tế của chiến lược phát triển nhanh và bền vững của nước ta
trong điều kiện hiện nay. Để thực hiện chiến lược này, Đại hội XI cũng nêu rõ
những giải pháp trực tiếp cho chiến lược phát triển nguồn nhân lực, đó là: “xây

dựng và hoàn thiện giá trị, nhân cách con người Việt Nam”; “đổi mới căn bản và
toàn diện nền giáo dục quốc dân theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa,
dân chủ và hội nhập quốc tế, trong đó, đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển
đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý là khâu then chốt”; “Xây dựng và thực hiện
chiến lược quốc gia về nâng cao sức khỏe, tầm vóc con người Việt Nam”.
Có thể thấy rõ những định hướng chiến lược của Đảng về phát triển nguồn
nhân lực trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa:
Trước hết, gắn phát triển nguồn nhân lực với việc đẩy nhanh tốc độ phát
triển kinh tế - xã hội.
Chúng ta nhận thức rõ rằng, để có được những con người phát triển toàn
diện, đủ khả năng đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của sự nghiệp công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước thì việc đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội để ngày
càng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động phải được coi là
nhiệm vụ cấp bách và mang tính quyết định.
Thứ hai, gắn việc phát triển nguồn nhân lực với quá trình dân chủ hóa, nhân
văn hóa đời sống xã hội, khai thác có hiệu quả các giá trị văn hóa truyền thống và
hiện đại. Đó là quan điểm tạo môi trường lành mạnh cho các giá trị sống của nguồn


nhân lực phát triển. Để có được môi trường đó, trước hết phải coi trọng giáo dục
đạo lý làm người, ý thức, trách nhiệm công dân, tinh thần yêu nước, yêu chủ nghĩa
xã hội, đạo đức, lối sống văn hóa, lịch sử dân tộc và bản sắc dân tộc, ý chí vươn lên
vì tương lai của mỗi người và tiền đồ của đất nước.
Thứ ba, nâng cao chất lượng sử dụng đội ngũ cán bộ khoa học, công nghệ.
Đảng ta đã chỉ rõ: “Đổi mới chính sách đào tạo, sử dụng và đãi ngộ trí thức, trọng
dụng và tôn vinh nhân tài, kể cả người Việt nam ở nước ngoài”(13). Giải quyết tốt
vấn đề này là tạo được yếu tố nội sinh của nguồn nhân lực, cơ sở bền vững cho
phát triển và hội nhập.
Thứ tư, để có nguồn nhân lực tốt trước hết phải có chiến lược phát triển con
người trên cơ sở một hệ thống chính sách đồng bộ hướng tới con người vừa là mục

tiêu, vừa là động lực của sự phát triển.
Sự nghiệp đổi mới càng đi vào chiều sâu, thành tựu thu được ngày càng to
lớn và được khẳng định. Quan điểm về xây dựng nguồn nhân lực, nhất là nguồn
nhân lực của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập
quốc tế được Đảng thể hiện sâu sắc với quyết tâm chính trị cao và sự đồng thuận
rộng lớn của toàn xã hội. Đó là những định hướng để nguồn nhân lực của đất nước
phát triển nhanh, lành mạnh, đúng hướng.

II: THỰC TRẠNG, ÁP DỤNG QUAN DIỂM CỦA ĐẢNG VỀ NGUỒN
NHÂN LỰC TRONG SỰ NGHIỆP CNH-HĐH Ở NƯỚC TA HIỆN NAY TẠI
CÔNG TY SỮA VINAMILK.
2.1.

Khái quát chung về công ty cổ phần sữa Vinamilk.


Tiền thân là công ty sữa, café Miền Nam thuộc tổng công ty thực phẩm, với
6 đơn vị trực thuộc là:
+ Nhà máy sữa thống nhất
+ Nhà máy sữa trường thọ
+ Nhà máy café biên hòa
+ Nhà máy Bột Bích Chi và Lubico
Tháng 11 năm 2003, đánh dấu mốc quan trọng là chính thức đổi thành Công
Ty Cổ Phần đổi tên thành “ Công Ty Cổ Phần Sữa Việt Nam”
Tên đầy đủ: Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam
+ Tên viết tắt: VINAMILK
+ Trụ sở: 36 - 38 Ngô Đức Kế, Quận 1, Tp Hồ Chí Minh
+ Văn phòng giao dịch: 184–186–188 Nguyễn Đình Chiểu, Quận 3, Tp HCM
+ Điện thoại: (08) 9300 358 Fax: (08) 9305 206
+ Web site: www.vinamilk.com.vn

+ Email:
Vốn Điều lệ của Công ty Sữa Việt Nam hiện nay: 1.590.000.000.000 VND
(Một ngàn trăm chín mươi tỷ đồng).
2.2.

Thực trạng nguồn nhân lực trong Công Ty Cổ Phần Sữa
Vinamilk.
Tổng số lao động của Công Ty tính đến thời điểm 31/05/2009 là 4.122
người. Cơ cấu lao động phân theo trình độ được thể hiện dưới bảng sau


Phân theo trình độ số lượng
Cán bộ có trình độ đại học và trên đại học
Cán bộ có trình độ trung cấp
Lao động có tay nghề
Lao động phổ thông
Tổng

Tỷ lệ
35,9%
9,71%
43,35%
11,04%
100%

Bảng 2.4. Cơ cấu lao động
Nguồn: Bản báo cáo Công Ty Cổ Phần Sữa Việt Nam ViNaMilk
Công ty đặt mục tiêu đầu tư đào tạo nguồn nhân lực trí thức cai. Một số hoạt
động đào tạo Công Ty đã và đang thực hiên:
Một, công ty đã và đang chuẩn bị cho nguồn nhân lực trình độ cao trong

tương lai bằng cách gửi con em cán bộ, công nhân viên sang học ở các ngành công
nghệ sữa và các sản phẩm từ sữa, tự động hóa quy trình công nghệ và sản xuất,
máy móc thiết bị sản xuất thực phẩm, quản lý trong ngành sữa. Đến nay, công ty đã
hộ trợ hơn 50 con em của cán bộ công nhân viên đi học theo diện này.
Hai, công ty tuyển sinh viên tốt nghiệp loại giỏi ở các trường Đại Học trong
cả nước và đưa đi du học ở nước ngoài.
Ba, những cán bộ công nhân viên có yêu cầu học tập cũng được Công Ty hỗ
trợ 50% chi phí cho các khóa học nâng cao trình độ và nghiệp vụ.
Tổ chức những buổi học, giao lưu chia sẽ kinh nghiệm giữa các cán bộ công
nhân viên giúp cho mọi người học tập và tiếp thu được những sáng tạo mới trong
công việc.
Ngoài ra còn có các chương trình đào tạo ngắn hạn nhằm nâng cao trình độ
và nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên trong công ty


 Chính sách đãi ngộ đối với người lao động tại Công ty sữa Vinamilk.

Với chiến lược phát triển hiện nay, Vinamilk xác định yếu tố con người là
quan trọng nhất sẽ quyết định sự thành công hay thất bại cho công ty. Nên công ty
đã có các chính sách đối với đãi ngộ đối với người lao động như sau:
+ Đảm bảo công việc đầy đủ cho người lao động, thu nhập của người lao
động ngày càng cải thiện. Ngoài thu nhập từ lương, người lao động còn có thêm
thu nhập từ lợi nhuận được chia theo tỷ lệ sở hữu của họ trong Công Ty nếu Công
Ty làm ăn có lãi.
+ Thực hiện đầy đủ, quyền lợi và nghĩa vụ đối với người lao động theo
đúng với quy định của pháp luật.
+ Có chính sách khen thưởng kịp thời đối với cá nhân và tập thể có công
lao đóng góp cho Công Ty, có biện pháp kỷ luật đối với những cá nhân có hành
động ảnh hưởng xấu đến quyền lợi và uy tín cho Công Ty.
+ Hỗ trợ và tạo mọi điều kiện thuận lợi để người lao động tham gia các

khóa đào tạo trong và ngoài nước nhằm nâng cao kiến thức chuyên môn, nghiệp
vụ.
+ Đào tạo và sắp xếp nguồn nhân lực phù hợp với tình hình phát triển.


Chính sách tiền lương tại Công ty sữa Vinamilk
Tiểu ban đãi ngộ xem xét và đề xuất với HĐQT chính sách tiền lương phù
hợp và cạnh tranh. Việc quyết định thù lao cho từng thành viên HĐQT và lương
cho ban điều hành phải được phê chuẩn thông qua một quy trình chính thức và
minh bạch. Không thành viên nào được tự quyết định mức lương của mình.
a. Mức tiền lương và cơ cấu lương
+ Mức tiền lương cần phù hợp để thu hút, giữ và khích lệ thành viên
HĐQT, ban điều hành để điều hành Vinamilk thành công. Một phần của tiền lương
sẽ căn cứ vào kết quả hoạt động chung của công ty và của từng cá nhân.


+ Khi đề ra tiền lương tiểu ban đãi ngộ xem xét yếu tố về tiền lương và
việc
làm trong cùng ngành, so sánh với các công ty tương đương kết quả hoạt động của
Vinamilk nói chung và cũng như từng cá nhân thành viên HĐQT và nhân viên chủ
chốt. chương trình xét thưởng hàng năm cũng được áp dụng cho toàn nhân viên
trong công ty.
+ Tiền thù lao HĐQT, ban kiểm soát đã được Đại hội đồng cổ đông phê
chuẩn cho năm tài chính kết thúc ngày 31/12/2009 là 2,96 tỉ đồng tương đương với
160000USD.
b. Công bố tiền lương
+ Tiền lương của tất cả các thành viên quản trị và ban điều hành được
công bố hàng năm. Nội dung công bố này giúp nhà đầu tư hiểu mối liên hệ giữa
tiền lương của ban điều hành vị trí chủ chốt với thành tích của họ. Lương khởi
điểm cho các công nhân lao động ở dây chuyền là 1,5 triệu đồng , và đối với các

nhà quản lý là 4 triệu đồng. Ngoài ra vào các dịp cuối năm, lễ tết công ty đều có
những phần thưởng xứng đáng cho tất cả mọi người vì những việc mà họ đã đóng
góp cho công ty.
+ Vinamilk tin rằng con người là tài sản quý nhất của Vinamilk nên họ xem
tiền lương cũng là tiền đầu tư hiệu quả nhất. Chính vì thế làm việc tại Vinamilk,
mọi người sẽ nhận được mức lương tương xứng với năng lực và cạnh tranh so với
thị trường. Ngoài ra, chương trình Cổ phiếu thưởng được xem là một trong những
sự động viên tích cực đối với đội ngũ nhân viên tận tâm, hết lòng vì Vinamilk.
+ Công nhận những đóng góp của bạn cũng là điều Vinamilk đặc biệt quan
tâm. Chương trình đánh giá hiệu quả làm việc của nhân viên và mức thưởng hàng
năm hấp dẫn thể hiện sự trân trọng của Vinamilk đối với thành công của nhân viên
và phản ánh tính công bằng giữa các nhân viên. Ngoài ra, chương trình Bảo hiểm


sức khỏe, hỗ trợ phương tiện đi lại cũng là một trong những phúc lợi nổi bật
Vinamilk mang đến cho bạn.
2.3. Đánh giá chung về công tác quản trị nguồn nhân lực tại công ty sữa Vinamilk.
2.3.1. Những ưu điểm về công tác quản trị nhân lực tại công ty sữa Vinamilk.

Trong công tác tuyển dụng công ty áp dụng phương pháp xét duyệt hồ sơ;
phỏng vấn và thử việc khá chặt chẽ vì vậy chất lượng lao động đầu vào khá tốt.
Thực hiện tốt việc đánh giá sự thực hiện của mỗi cá nhân sau mỗi quý; mỗi
năm nhờ áp dụng phương pháp thang điểm lấy ý kiến từ toàn bộ các nguồn xung
quanh mỗi nhân viên.
Công tác đào tạo và bồi dưỡng tay nghề cho công nhân viên được thực hiện khá
tốt.
Công ty cũng tập trung thực hiện các chính sách nhằm đảm bảo sự tin cậy, ổn định
và thoải mái cho tất cả các nhân viên, cho họ phát huy các khả năng của mình; đảm
bảo quyền lợi và thực hiện các nghĩa vụ về BHYT, BHXH cũng như các quĩ khen
thưởng kỉ luật phân minh rõ ràng xứng đáng.

Tạo điều kiện thuận lợi cho các công nhân viên yên tâm làm ăn: gửi con
em cán bộ, công nhân viên sang học ở các ngành công nghệ sữa và các sản phẩm
từ sữa, tự động hóa quy trình công nghệ và sản xuất, máy móc thiết bị sản xuất
thực phẩm, quản lý trong ngành sữa.
2.3.2. Những tiêu cực về công tác quản trị nhân lực tại Công ty sữa Vinamilk.
 Hạn chế trong công tác tuyển dụng: Công ty vẫn còn tận dụng tuyển dụng những

người dân ở những vùng lân cận nhà máy vù thế vẫn còn một lực lượng nhân viên
chưa có đủ trình độ và tay nghề, do đó vẫn phải bồi dưỡng và đào tạo thêm. Như
thế công ty sẽ tốn thời gian và chi phí đào tạo.


 Hạn chế trong công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực: Việc đào tạo và bồi

dưỡng trình độ tay nghề cho nhân viên vẫn chưa được thực hiện đầy đủ. Nguyên
nhân của việc này là do:
Thứ nhất, số lượng nhân viên lớn. Với quy mô hiện tại, Vinamilk đang là nơi
công tác của gần 5,000 lao động thuộc nhiều lĩnh vực, ngành nghề và làm việc
trong nhiều điều kiện khác nhau (văn phòng, nhà máy sản xuất, các trang trại...).
Với quy mô và số lượng nhân viên lớn như vậy, việc đào tạo và bồi dưỡng cho toàn
bộ nhân viên là điều rất khó.
Thứ hai, công ty thường xuyên áp dụng các dây chuyền công nghệ kỹ thuật
mới vào sản xuất nên yêu cầu một đội ngũ công nhân viên có trình độ tay nghề cao
luôn sẵn sàng thích nghi với công nghệ mới.
 Hạn chế trong công tác tạo động lực cho người lao động: Trong công tác sử dụng

lao động, công ty đã thực hiện nhiều biện pháp tạo động lực cho người lao động.
Tuy nhiên, các công tác này đôi khi vẫn chưa thực sự hiệu quả, chưa được thực
hiện một cách triệt để. Điều này đòi hỏi đội ngũ quản lý nhân lực phải giám sát
việc thực hiện công tác này một cách tốt hơn nữa.

2.3.3. Một số giải pháp để hoàn thiện công tác quản trị nhân sự tại Công ty sữa
Vinamilk.
 Chú trọng và phát triển nguồn nhân lực tại công ty: Để đạt được mục tiêu kinh
doanh, Vinamilk cần đẩy mạnh công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực để
tạo luồng khí mới cho công ty. Công tác đào tạo hết sức cần thiết nhưng trách
trường hợp đào tạo ồ ạt, chi phí cao nhưng hiệu quả lại thấp. Muốn nâng cao chất
lượng đào tạo tại các trường học, công ty cần sử dụng các biện pháp:
• Tổ chức quan hệ chặt chẽ với nhà trường để có thể giám sát với kết quả tình hình
học tập của cán bộ công nhân viên.
• Cần sắp xếp thời gian học tập và làm việc hợp lý để tạo điều kiện cho nhân viên
học tập nhưng cần phải đảm bảo kế hoạch kinh doanh của vinamilk.




Vinamilk cần phải có một quy hoạch tổng thể vafddooij ngũ cán bộ cân kề để từ đó

có huấn luyện học thật tôt.
• Vinamilk nên khuyến khích việc đào tạo bằng cách hỗ trợ cho người lao động về
thời gian và một khoản nào đó dể khích thích họ.
 Xây dựng chế độ trả lương, thưởng, bảo hiểm, trợ cấp hợp lý: Chế độ thưởng,
phạt , trợ cấp, bảo hiểm là một trong những biện pháp tạo động lực cho nhân viên
và sử dụng có hiệu quả mà Công ty Vinamilk cần áp dụng.
• Chế độ phạt:
− Đối với trường hợp trộm cắp tài sản của công ty, khai khống thì công ty tiến hành
kỷ luật và bắt bồi thường toàn bộ số tiền thiệt hại.
− Đối với người lao động mắc khuyết điểm thì tiến hành kỷ luật trước toàn thể công
ty.
− Về giờ giấc, nhân viên trong công ty phải đi làm đúng giờ , nếu chậm 3 lần trong 1
tháng sẽ bị công ty trừ vào tiền lương.

• Đãi ngộ tinh thần: việc sử dụng đúng khả năng, bố trí công việc phù hợp với năng
lực và sở trường của mỗi người, tạo điều kiện cho mỗi cá nhân có thể là một hình
thức đãi ngộ tinh thân của Vinamilk dành cho cán bộ công nhân viên của mình.


KẾT LUẬN
Trong bất kỳ một sự phát triển nào của xã hội, tất cả đều phải là sự hội tụ và
tổng hòa của rất nhiều nguồn lực . Các nguồn lực, vật lực, tài lực,... đều đóng
những vai trò khác nhau song mỗi nguồn lực đều có sự quan trọng và có sự tương
tác qua lại với nhau. Nhưng có một điều mà chúng ta không thể phủ nhận đó là
trong tất cả các nguồn lực đó, nguồn nhân lực chính là nguồn lựuc quan trọng nhất.
Nguồn nhân lực chính là tiền đề để tạo ra các nguồn lực khác. Nguồn nhân lực
chính là yếu tố thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế, của thế hệ chính trị và của cả
xã hội con người.
Trong thời kỳ CNH

HĐH đất nước, Đảng ta đã xác định vô cùng đúng đắn

về vai trò của nguồn nhân lực trong công cuộc xây dựng đất nước. Qua những
chinh sách, những chủ trương của Đảng về phát huy nguồn nhân lực trong công
cuộc CNH HĐH đất nước, chúng ta đã thấy rõ hơn tầm quan trọng của nguồn
nhân lực.

Nguồn tham khảo
− Giáo trình đường lối Cách Mạng của Đảng Cộng Sản Việt Nam


− luc/quan-ly-

nguon-nhan-luc-trong-cong-ty-co-phan-sua-vinamilk-viet-nam.html

− />−
− />− Traodoi/2012/17716/Quan-diem-cua-Dang-ve-phat-trien-nguon-nhan-luc-trong-

thoi.aspx



×