Tải bản đầy đủ (.doc) (41 trang)

Báo cáo thực tập quản trị kinh doanh: CÔNG TY CỔ PHẦN MAY ĐỨC HẠNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (337.73 KB, 41 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
KHOA QUẢN LÝ KINH DOANH

BÁO CÁO THỰC TẬP
CƠ SỞ NGÀNH KINH TẾ
CƠ SỞ THỰC TẬP: CÔNG TY CỔ PHẦN MAY ĐỨC HẠNH
Giáo viên hướng dẫn: Th.s. Vũ Đình Khoa
Họ và tên sinh viên : Lê Thị Thu Hằng
Mã sinh viên

: 0641180122

Lớp

: Tiếng Anh 2 – K6 (chương trình 2)

HÀ NỘI 2015


MỤC LỤC
MỤC LỤC......................................................................................................................................................1
Phần I...........................................................................................................................................................4
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN MAY ĐỨC HẠNH.......................................................................4
Phần II........................................................................................................................................................13
Thực tập theo chuyên đề...........................................................................................................................13
2.1 Tình hình tiêu thụ sản phẩm và công tác marketing của doanh nghiệp...........................................13
2.1.2. Chính sách sản phẩm thị trường..............................................................................................14
2.1.3. Chính sách giá..........................................................................................................................14
2.1.4. Chính sách phân phối...............................................................................................................15
...........................................................................................................................................................15
2.1.5. Chính sách xúc tiến bán...........................................................................................................16


2.3.1.2. Thống kê hiệu quả sử dụng tài sản cố định...........................................................................19
2.4. Công tác quản lý lao động tiền lương trong doanh nghiệp.............................................................22
2.4.1. Cơ cấu lao động của doanh nghiệp..........................................................................................22
2.4.2. Năng suất lao động chung của doanh nghiệp..........................................................................23
2.4.3. Tổng quỹ lương của doanh nghiệp..........................................................................................25
2.4.4. Các hình thức trả công lao động của doanh nghiệp.................................................................26
2.5.2.Phân tích các chỉ số tài chính đặc trưng của doanh nghiệp.......................................................27
Phần III.......................................................................................................................................................30
Đánh giá chung và các đề xuất hoàn thiện.................................................................................................30
3.1.2. Hạn chế....................................................................................................................................31
3.2. Các đề xuất hoàn thiện...................................................................................................................32
3.2.1. Môi trường làm việc................................................................................................................32
3.2.4. Công tác quản lí tài sản cố định...............................................................................................33
3.2.5. Cải tiến chất lượng sản phẩm..................................................................................................33

1


Mở đầu
Ngành công nghiệp dệt- may ở nước ta đang phát triển rất mạnh, với đường lối mở
cửa và hoà nhập vào thị trường thế giới nói chung và các nước trong khu vực nói
riêng.Cùng với sự chuyển dịch công nghệ đang diễn ra sôi động ngành công nghiệp dệtmay Việt Nam nhanh chóng ra nhập hiệp hội dệt may thế giới, trực tiếp tham gia vào quá
trình phân công hợp tác chung về lĩnh vực lao động, mậu dịch và các chính sách bảo hộ
quốc tế trong khu vực. Việt Nam là thành viên chính thức của tổ chức thương mai thế
giới WTO, ngành dệt may cũng là thành viên chính thức của hiệp hội dệt may Đông Nam
Á(ASEAN). Ngành dệt- may Việt Nam có những bước phát triển manh mẽ và đã trở
thành một ngành kinh tế chủ yếu của nước ta. Công nghiệp dệt may trên cả nước phát
triển rất mạnh. Hiện nay các công ty, xí nghiệp may, các cơ sở may lớn đều đổi mới trang
thiết bị bằng những loại máy hiện đại. Nhiều loại máy chuyên dung cho năng suất và chất
lượng cao. Thông qua gia công xuất khẩu ngành may nước ta đã tiếp cận với nhiều loại

mặt hàng mới và công nghệ hiện đại của các nước phát triển trên thế giới như: Mỹ, EU,
Nhật Bản, Hàn Quốc… Trên thế giới việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất đã
phát triển từ lâu nhưng ở Việt Nam áp dụng khoa học kỹ thuật chưa được tốt chưa có đủ
điều kiện kinh nghiệm để sản xuất hang FOB. Hàng may xuất khẩu nước ta phần lớn là
may gia công cho các nước. Cụ thể sau quá trình thực tập tốt nghiệp tại công ty cổ phần
may Đức Hạnh, em được biết mặt hàng sản xuất chủ yếu của công ty là sản phẩm may
mặc xuất khẩu trong đó mặt hàng gia công chiếm 80%, còn lại là hàng bán FOB ( hàng
mua đứt bán đoạn, mua nguyên phụ liệu bán thành phẩm và hàng tiệu thụ nội địa. Số
lượng chủng loại, mẫu mã sản phẩm phụ thuộc vào các hợp đồng kinh tế, các đơn đặt
hàng của khách hàng, tập chung một sổ mặt hàng chính như áo sơ mi áo jắckét 2,3,3 lớp,
áp choàng, quần …
2


Hi vọng rằng với sự phát triển mạnh mẽ về mọi mặt của ngành may trong hiệp hội dệt
may và sự đầu tư tăng tốc của tổng công ty dệt may Việt Nam trong tương lai những hợp
đồng gia công hàng xuất khẩu của công ty nhận được ngày càng phong phú với khách
hàng trong và ngoài nước. Do điều kiện và thời gian thực tập có hạn nên báo cáo thực tập
tốt nghiệp của em không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế nhất định. Em rất mong
nhận được ý kiến góp ý của thầy cô để báo cáo của em được hoàn thiện hơn. Em xin trân
thành cảm ơn ban giám đốc, các phòng ban, các tổ sản xuất của công ty đã tạo điều kiện
cho em trong quá trình thực tập tại công ty. Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong
khoa , đặc biệt là thầy Vũ Đình Khoa đã giúp đỡ và hướng dẫn em hoàn thành đợt thực
tập này. Em xin trân thành cảm ơn!

3


Phần I
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN MAY ĐỨC

HẠNH
I.
Khái quát về Công ty cổ phần may Đức Hạnh
 Địa chỉ: Cụm công nghiệp Bình Lục - Huyện Bình Lục - Tỉnh Hà Nam có cơ sở tại
số nhà 59 phố Đức Giang, Phường Đức Giang, Quận Long Biên ,Thành Phố Hà
Nội
 Văn phòng đại diện:Tầng 3, Tòa nhà UDIC, Số 27, Huỳnh Thúc Kháng, Quận
Đống Đa, Thành phố Hà Nội
 Tel: 031513716778
 Website: www.binhmy.com.vn
I.1 Quá trình hình thành và phát triển.
Công ty cổ phần may Đức Giang (tên viết tắt là BIMICO) được thành lập năm 2008 theo
giấy phép Đăng ký kinh doanh số 0603.000229 do Sở Kế hoạch & Đầu tư Hà Nam cấp
ngày 03/3/2008 với số vốn điều lệ là 30 tỷ đồng.
Công ty cổ phần may Đức Hạnh được thành lập với các cổ đang sáng lập là Tổng Công
ty Đầu tư phát triển hạ tầng đô thị - UDIC và Tổng Công ty Đức Giang.
 Tổng Công Ty May Đức Giang: Tổng công ty Đức Giang – CTCP (DUGARCO)
ngày nay mà tiền thân là xí nghiệp sản xuất và dịch vụ May Đức Giang đã trải qua
những chặng đường sau:
- Chặng đường đầu tiên(từ 1990 đến 1994): Xí nghiêp sản xuất và dịch vụ May
Đức Giang thuộc Bộ công nghiệp nhẹ. Ngày 12/12/1992, xí nghiệp sản xuất và dịch
vụ May Đức Giang đổi tên thành tổng công ty Đức Giang.
- Từ năm 1995 đến 2005: là thời kỳ xây dựng và phát triển từ một công ty với các
xí nghiệp nhỏ thành công ty có gần 20 nhà máy lớn nhỏ tại khu vực Đức Giang và
các địa phương.
- Từ 2005 đến 2008: ngày 13/9/2005 Công ty May Đức Giang, được cổ phần háo
chuyển thành Công ty cổ phần May Đức Giang.
- Từ ngày 12/12/2008 đến nay: Để phù hợp với quy mô và phát triển lâu dài được
sự nhất trí của đại hội đồng cổ đông Công ty cổ phần may Đức Giang trở thành


4


Tổng công ty Đức Giang-CTCP, hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công tỵ mẹ
và công ty con và theo Luật Doanh nghiệp.
 Tổng Công ty Đầu tư phát triển hạ tầng đô thị - UDIC:
Tổng Công ty Đầu tư Phát triển Hạ tầng Đô thị UDIC – Công ty TNHH Một thành viên
tiền thân là Công ty San nền trực thuộc Sở Xây Dựng Hà Nội được thành lập từ ngày
06/10/1971 theo Quyết định số 1639/QĐ-UB của UBND Thành phố Hà Nội.
Ngày 13/04/1990 UBND Thành phố Hà Nội ban hành Quyết định số 1740/QĐ-TC, đổi
tên Công ty San nền thành Công ty Xây dựng Công trình Kỹ thuật Hạ tầng. Sau 6 năm
hoạt động, công ty được đổi tên thành Công ty Đầu tư Phát triển Hạ tầng Đô thị.
Theo Quyết định số 111/2004/QĐ-UB ngày 20/7/2004 của UBND Thành phố Hà
Nội Tổng Công ty Đầu tư Phát triển Hạ tầng Đô Thị được thành lập theo mô hình
Công ty Mẹ – Công ty Con trên cơ sở tổ chức lại Công ty Đầu tư Phát triển Hạ tầng Đô
thị với các thành viên (Công ty Con) là các doanh nghiệp Nhà nước, các Công ty Cổ
phần, các Công ty Liên doanh thuộc Sở Xây dựng Hà Nội, Sở Giao thông Công chính,
Sở Công nghiệp và Liên hiệp Công ty Xuất nhập Khẩu và Đầu tư Hà Nội
(UNIMEX).Tại Quyết định số 3462/QĐ-UBND ngày 13/7/2010 của UBND Thành phố
Hà Nội và Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0100106232 do Sở Kế hoạch và
Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp ngày 04/7/2011, Tổng Công ty Đầu tư Phát triển Hạ tầng
Đô thị được đổi tên là: Tổng Công ty Đầu tư Phát triển Hạ tầng Đô thị UDIC –
Công ty TNHH Một thành viên.

I.2

Một số chỉ tiêu kinh tế

Trên đà phát triển không ngừng của công ty, trong thời gian ngắn, nhờ sự cải tiến, nâng
cao chất lượng dịch vụ, đa dạng hóa ngành nghề, các mặt hàng của công ty ngày càng

xuất hiện ở nhiều nơi, có mặt trên khắp các thị trường cả trong và ngoài nước, thu hút
được sự chú ý, quan tâm của nhiều người tiêu dùng, giá trị thương hiệu của công ty cũng
dần được nâng lên.

5


Hiện nay, công ty đã thu hút được hàng ngàn lao động thường xuyên với mức lương bình
quân là 3.500.000đ/người/tháng và đang trên đà tăng trưởng mạnh, đời sống của cán bộ
công nhân viên đang được nâng cao. Trong những năm qua, Công ty Cổ phần May Đức
Hạnh đã thực hiện tốt nghĩa vụ với nhà nước, nộp tiền thuê đất đầy đủ và nộp tiền vào
ngân sách nhà nước nhiều tỷ đồng.
Bảng 1.1 Báo cáo sản xuất kinh doanh
Stt
1
2
3

CHỈ TIÊU
Doanh thu các hoạt động
Lợi nhuận
Tổng vốn:

Năm 2013
124,163 tỷ
9,388 tỷ

Năm 2014
213,283 tỷ
12,212 tỷ


Năm 2015
312,921 tỷ
15,941 tỷ

75 tỷ

75 tỷ

80 tỷ

Vốn lưu động
35 tỷ
công nhân viên:

40 tỷ

40 tỷ

1300 người

1500 người

1750 người

Đại Học

90 người

89 người


110 người

Cao Đẳng

125 người

146người

250 người

Trung Cấp

214 người

100người

260 người

1165 người

1130 người

4

Số

Vốn cố định:

- Số lượng:

-

Trình độ:

Lao động phổ thông
811 người
Nguồn : Phòng tài chính – kế toán
II.

Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý của Công ty cổ phần may Đức Hạnh

Hội đồng cổ đông

Hội đồng quản trị

Ban giám đốc
6

Ban kiểm soát


Phòng
tiêu thụ
sản
phẩm

Phòng kỹ
thuật

Phòng

tổng hợp

Phòng tài
chính kế
toán

Các phân
xưởng

Đội kho

Đại hội đồng cổ đông :
Đại hội đồng cổ đông là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Công ty Cổ phần Bia Hà
Nội-Hải Phòng. Đại hội cổ đông có quyền và nhiệm vụ thông qua định hướng phát triển,
quyết định các phương án, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh; quyết định sửa đổi, bổ sung
vốn điều lệ của Công ty; bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị, Ban
kiểm soát; và quyết định tổ chức lại, giải thể Công ty và các quyền, nhiệm vụ khác theo
quy định của Điều lệ Công ty.
Hội đồng quản trị:
Hội đồng quản trị là tổ chức quản lý cao nhất của Công ty Cổ phần Bia Hà Nội-Hải
Phòng do ĐHĐCĐ bầu ra gồm 01 (một) Chủ tịch Hội đồng quản trị và 04 (bốn) thành
viên với nhiệm kỳ là 5 (năm) năm. Thành viên Hội đồng quản trị có thể được bầu lại với
số nhiệm kỳ không hạn chế. Tổng số thành viên Hội đồng quản trị độc lập không điều
7


hành phải chiếm ít nhất một phần ba tổng số thành viên Hội đồng quản trị. Hội đồng quản
trị nhân danh Công ty quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích và quyền lợi của
Công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của ĐHĐCĐ. HĐQT có trách nhiệm giám
sát hoạt động của Giám đốc và những cán bộ quản lý khác trong Công ty. Quyền và

nghĩa vụ của Hội đồng quản trị do Pháp luật, Điều lệ Công ty và Nghị quyết
ĐHĐCĐ quy định.
Ban kiểm soát:
Ban kiểm soát của Công ty Cổ phần Bia Hà Nội – Hải Phòng bao gồm 04 (bốn)
thành viên do Đại hội đồng cổ đông bầu ra. Nhiệm kỳ của Ban kiểm soát là 05 (năm)
năm; thành viên Ban kiểm soát có thể được bầu lại với số nhiệm kỳ không hạn chế. Ban
kiểm soát có nhiệm vụ kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp, tính trung thực và mức độ cẩn
trọng trong quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh, trong tổ chức công tác kế toán,
thống kê và lập BCTC nhằm đảm bảo lợi ích hợp pháp của các cổ đông. Ban kiểm soát
hoạt động độc lập với HĐQT và Ban Giám đốc.
Ban Giám đốc:
Ban Giám đốc của Công ty bao gồm 03 (ba người): 01 Giám đốc và 02 Phó Giám đốc.
Giám đốc điều hành, quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh
của Công ty, chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về việc thực hiện các quyền và
nghĩa vụ được giao. Các Phó Giám đốc giúp việc Giám đốc trong từng lĩnh vực cụ thể và
chịu trách nhiệm trước Giám đốc về các nội dung công việc được phân công, chủ động
giải quyết những công việc được Giám đốc ủy quyền theo quy định của Pháp luật và
Điều lệ Công ty.
Phòng tiêu thụ sản phẩm:
Chịu trách nhiệm thu thập thông tin, đánh giá tình tình thị trường, xây dựng kế hoạch tiêu
thụ sản phẩm. Tham mưu cho Giám đốc về giá bán sản phẩm, chính sách quảng cáo,
phương thức bán hàng, hỗ trợ khách hàng, lập các hợp đồng đại lý. Tư vấn cho khách
hàng về sử dụng thiết bị bảo quản, kỹ thuật bán hàng, thông tin quảng cáo. Theo dõi và
8


quản lý tài sản, thiết bị, công cụ, dụng cụ bán hàng: keg chứa bia hơi, tủ bảo quản, vỏ
bình CO2 , vỏ chai, két nhựa trong lưu thông, biển quảng cáo của Công ty trên thị
trường .v.v. Kết hợp với phòng Kế toán Tài chính quản lý công nợ các đại lý và khách
hàng tiêu thụ sản phẩm; Quản lý hóa đơn và viết hóa đơn, thu tiền bán hàng.

Phòng Tổng hợp:
Đảm nhận và chịu trách nhiệm trước Công ty về việc xây dựng kế hoạch sản xuất kinh
doanh hàng tháng, quý, năm; Mua sắm, làm thủ tục nhập, xuất vật tư, nguyên liệu, phụ
tùng thay thế, dụng cụ cho sản xuất; Tham mưu và làm các thủ tục pháp lý trong việc ký
kết, giám sát thực hiện, thanh quyết toán các hợp đồng kinh tế với các nhà cung cấp.
Tham gia xây dựng phương án, kế hoạch giá thành sản phẩm của Công ty; Tổng
hợp báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh và các báo cáo thống kê
theo quy định và yêu cầu quản trị của Công ty.
Phòng kỹ thuật:
Chịu trách nhiệm trong công tác xây dựng, tiếp nhận chuyển giao và quản lý các quy
trình vận hành thiết bị, công nghệ sản xuất, định mức kinh tế kỹ thuật, kỹ thuật an toàn và
vệ sinh an toàn thực phẩm; Thực hiện các chương trình nghiên cứu phát triển sản phẩm
mới, cải tiến kỹ thuật, áp dụng công nghệ tiên tiến trong sản xuất; Xây dựng các yêu
cầu, tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, vật tư nguyên liệu; Kiểm tra chất lượng sản
phẩm hàng hóa đầu ra, chất lượng vật tư, nguyên liệu đầu vào cho sản xuất; Quản lý hồ
sơ lý lịch hệ thống máy móc thiết bị; xây dựng và theo dõi kế hoạch duy tu bảo dưỡng
máy móc thiết bị; Kết hợp với các bộ phận liên quan xây dựng và thực hiện nội dung
chương trình đào tạo, tổ chức thi nâng bậc kỹ thuật cho công nhân hàng năm.
Phòng Tài chính Kế toán:
Đảm nhận và chịu trách nhiệm trước Công ty về lĩnh vực tài chính kế toán. Phòng chức
năng xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch tài chính hàng năm; Tổ chức công tác hạch
toán kế toán, lập báo cáo tài chính theo quy định và các báo cáo quản trị theo yêu cầu của
Công ty; Thực hiện thu tiền bán hàng, quản lý kho quỹ; Chịu trách nhiệm hướng
9


dẫn, kiểm tra việc lập hóa đơn chứng từ ban đầu cho công tác hạch toán kế toán;
hướng dẫn, tổng hợp báo cáo thống kê.
Đội kho:
Quản lý các kho vật tư, nguyên liệu, thành phẩm, bao bì, chai két, công cụ dụng cụ phục

vụ sản xuất, bán hàng; Thực hiện công tác xuất, nhập vật tư, nguyên liệu, theo dõi, đối
chiếu, lập các bảng kê bán hàng, báo cáo nhập xuất tồn hàng ngày, tuần, tháng gửi các
phòng Nghiệp vụ của công ty và Tổng Công ty theo quy định.
Phân xưởng
Có nhiệm vụ sản xuất sản các loại sản phẩm . Thực hiện các công đoạn sản xuất theo
đúng quy trình công nghệ. Thực hiện việc ghi chép, lưu trữ và báo cáo số liệu sản xuất
hàng ngày, tuần, tháng cho các bộ phận quản lý của Công ty theo quy định.
III.

Đặc điểm của Công ty (nhiệm vụ chính và nhiệm vụ khác của doanh

nghiệp)
III.1 Đặc điểm ngành nghề của công ty.
Công ty có các lĩnh vực hoạt động chủ yếu là: Sản xuất, kinh doanh nhập khẩu nguyên,
phụ liệu, các loại sản phẩm: sợi, dệt, nhuộm, may mặc; Kinh doanh máy móc, thiết bị, phụ
tùng và tư nguyên liệu cho sản xuất công nghiệp, xây dựng, đào tạo và tư vấn kỹ thuật,
chuyển giao công nghệ; Đầu tư kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp, khu đô thị và bất
động sản, cho thuê mặt bằng; Đầu tư kinh doanh văn phòng, khách sạn, nhà hàng; Xây
dựng: Dân dụng, Công nghiệp, Giao thông, Thủy lợi; Kinh doanh hàng thủ công mỹ nghệ,
nông lâm, thủy hải sản; Kinh doanh du lịch lữ hành nội địa, quốc tế; Kinh doanh dịch vụ
vận chuyển; Kinh doanh các ngành nghề khác theo nhu cầu thị trường và đúng quy định
pháp luật.
III.2 Các lĩnh vực hoạt động
- Sản xuất:

Sản phẩm chính của Công ty may Đức Giang là áo jacket các loại, áo blu- dông,
áo gió, áo măng-tô, áo gi-lê, áo sơ mi nam, nữ , quần , quần soóc, váy…
10





Thị trường : Sản phẩm của May Đức Giang trong những năm qua đã được xuất

sang các nước thuộc Châu Âu, Châu á, Bắc Mỹ và Nam Mỹ. Hiện nay, thị trường chính
của May Đức Giang là Mỹ và Liên minh Châu Âu Các khách hàng chính của May Đức
Giang hiện nay là:
Từ Mỹ: + Levy group : Liz Claiborn, Esprit, Dana Buchman, Federated, Kolh’s
+ Prominent : Perry Ellis, PVH, Haggar + New M ( Korea ) : Federated +
Sanmar : Port Authority + Junior Gallery
Từ Liên minh Châu Âu: + Textyle : Marcona, Kirsten, K&K +
Seidensticker : Zara, P&C, Marcopolo
Từ Nhật bản : + Sumikin Busan
-

Đầu Tư

Bên cạnh sản xuất các mặt hàng may măc Đức Hạnh cũng hoạt động mạnh trong các
lĩnh vực kinh tế chủ lực như: Đầu tư kinh doanh bất động sản, tư vấn bất động sản,
thương mại, xây lắp vật liệu xây dựng, sàn giao dịch bất động sản. Hiện nay công ty chủ
yếu đầu tư vào các dự án bất động sản như:
IV.

Tổ chức sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Quy trình công nghệ sản xuất một sản phẩm may mặc trong doanh nghiệp được mô
phỏng theo sơ đồ sau

Thiết kế mẫu & chuẩn bị sản xuất


Tiếp nhận NPL

Thêu in (nếu cần)

Cắt

May

11 Hoàn tất

Kiểm Giặt
traĐóng
kim
(nếu
gói
gãy
cần)
(nếu yêu
cầu)


Giải thích quy trình sản xuất:
Bước 1: Tiếp nhận nguyên vật liệu là công tác tiến hành chuẩn bị nguyên phụ liệu vật tư
cho quá trình sản xuất. Nguyên vật liệu phải được đo đếm cẩn thận chuẩn bị rập, máy
móc.kế hoạch thiết kế mẫu sẵn có để chuẩn bị đưa vào dây truyền sản xuất.
Bước 2: Công đoạn chia cắt vải và thêu ,in ấn nếu có.
Công đoạn trải vải: là công đoạn tạo ra bàn vải đúng yêu cầu kỹ thuật về chiều rộng và
chiều dài khớp với sơ đồ giác và đảm bảo đủ số lớp vải theo yêu cầu sản xuất.
Công đoạn cắt: quá trình cắt dùng 2 loại máy cắt là máy cắt phá để cắt các chi tiết lớn và
máy cắt gọt để cắt các chi tiết nhỏ.

Bước 3: Quy trình may: Phần việc chính của những công nhân phụ trách công đoạn này
là may các chi tiết, sau đó ủi định hình các chi tiết, cuối cùng là ủi tạo hình và lắp ráp sản
phẩm.
Bước 4: Hoàn tất: kiểm tra các trên các sản phẩm nếu có lỗi thì loại bỏ ngay lập tức để
chắc chắn chất lượng sản phẩm.

12


Bước 5: Giặt ( nếu cần).Đây là công đoạn không bắt buộc. Trong quá trình sản xuất sản
phẩm thường trải qua nhiều khâu, nên để đảm bảo sản phẩm được xuất xưởng sạch sẽ,
đẹp mắt, phần việc của các công nhân khâu hoàn chỉnh sản phẩm là cẩn thận tẩy vết bẩn
trên từng sản phẩm.
Bước 6: Kiểm tra kim gãy nếu yêu cầu.
Bước 7: Đóng gói: khâu cuối cùng của quy trình sản xuất là dán mác, đóng gói linh kiện
đưa tới kho hoặc mang trực tiếp ra thị trường tiêu thụ.

Phần II
Thực tập theo chuyên đề
2.1 Tình hình tiêu thụ sản phẩm và công tác marketing của doanh nghiệp.
2.1.1.Tình hình tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp trong những năm gần
đây.
Trong thập niên qua, nền kinh tế thế giới đã thay đổi một cách mạnh mẽ dưới sức ép của
toàn cầu hóa, sự phát triển vũ bão của công nghệ và sự mở cửa của các thị trường mới.
Cùng với đó là sự ra đời của hàng loạt các công ty,doanh nghiệp trên tất cả các lĩnh vực
và kèm theo đó là sự cạnh tranh khốc liệt, là nhu cầu ngày càng cao, càng phức tạp hơn
của người tiêu dùng.
Rõ ràng là để chơi được trong môi trường thị trường mới một cách hiệu quả, các doanh
nghiệp cần phải được trang bị kiến thức để nắm được luật chơi mới, phải có trong tay
những kỹ năng và kiến thức phù hợp với yêu cầu của thị trường mới, và năng lực

marketing là năng lực quan trọng nhất tạo nên lợi thế cạnh tranh của một công ty trong
môi trường cạnh tranh ngày nay.
Nhận thức rõ được vai trò sống còn của công tác marketing đối với doanh nghiệp
của mình, Đức Hạnh đã đẩy mạnh hàng loạt các chiến lược marketing như gửi thư tri ân
13


tới khách hàng,email marketing,quảng cáo trên đài phát thanh…đưa hình ảnh của công
ty trở nên gần gũi hơn với người tiêu dùng.
Tình hình tiêu thụ sản phẩm trong những năm gần đây:(ĐVT : đồng)
Chỉ tiêu

Năm 2014

Năm 2015

Doanh thu

213.283 tỷ

312,921 tỷ

Lợi nhuận sau thuế

12.212 tỷ

15,941 tỷ

(Nguồn: phòng TC- KT)
Tổng doanh thu của Công ty năm 2015 tăng 72.612 tỷ đồng, đây là một sự gia tăng

tương đối mạnh. Công ty đã và đang nỗ lực hoàn thiện năng lực vận chuyển, tìm kiếm
hợp đồng, đẩy mạnh công tác maketting, mở rộng quy mô với mục tiêu năm 2016 tốc độ
tăng doanh số của công ty phải đạt mức 30%năm.
2.1.2. Chính sách sản phẩm thị trường
Công ty luôn đưa ra các dòng sản phẩm đa dạng về chủng loại, phong phú về mẫu mã
như: đồng phục, áo sơ mi, quần áo công sở, … Nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu khách hàng
trên thị trường trong và ngoài nước.
Các sản phẩm của công ty luôn được đánh giá cao về chất lượng cũng như mẫu mã do
tính phù hớp với thị hiếu và thực tế thị trường.
Trong mỗi thời kỳ nhất định, công ty luôn nghiên cứu và đưa ra các sản phẩm phù hợp
nhất về mẫu mã và công dụng dựa trên nhu cầu thị trường
Ngoài mẫu mã phù hợp thì chất lượng sản phẩm cũng là một trong những mối quan tâm
hàng đầu của công ty.
2.1.3. Chính sách giá
Giá là một yếu tố hết sức quan trọng trong hệ thống Marketing-Mix , giá là một phần chỉ
tiêu phản ánh chất lượng của sản phẩm cũng như thu nhập của công ty. Nhận thức được
điều đó trong chính sách giá cả của mình công ty luôn coi trọng việc giảm chi phí sản
xuất , hạ giá thành sản phẩm nhưng vẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm .
14


Chính sách giá của một số loại sản phẩm chủ yếu: Hiện nay công ty đang áp dụng chính
sách giá cho danh mục sản phẩm, mà cụ thể là định giá cho chủng loại sản phẩm. Ví dụ
khi đưa ra thị trường dòng sản phẩm áo sẽ có nhiều loại áo như áo jacket, áo blu dông,
áo gió, áo măng tô…doanh nghiệp muốn nâng cao mức tiêu thụ cho mặt hàng áo sơ mi
nên họ sẽ tạo ra mức chênh lệch về chất lượng của mặt hàng áo sơ mi tốt hơn nhiều so
với các loại áo khác để đạt mức tiêu thụ cao cho mặt hàng áo sơ mi này.
2.1.4. Chính sách phân phối
Sơ đồ kênh phân phối của doanh nghiệp


Công ty cổ phần
may Đức Hạnh

Đại lý

Môi giới

Người tiêu dùng
cuối cùng

Chính sách phân phối đối với mỗi một doanh nghiệp luôn rất quan trọng. Nó giúp sản
phẩm của doanh nghiệp đó đến thật gần với tay người tiêu dùng. Trên thực tế các doanh
nghiệp luôn tính toán để áp dụng kênh phân phối phù hợp với đặc điểm của từng nghành
nghề cũng như hợp với từng khu vực. do công ty cổ phần may Đức Hạnh được nằm ở vị
15


trí thuận lợi tập trung nhiều khu vực dân cư nên doanh nghiệp đã chọn kênh phân phối
qua trung gian đại lý rồi đến tay người tiêu dùng.
Các đại lý phân phối sản phẩm cho doanh nghiệp Đức hạnh rộng khắp khu vực miền Bắc
điển hình là các chợ đầu mối như chợ Ninh Hiệp (Bắc Ninh), chợ Rồng (Nam Định) hoặc
các siêu thị lớn trong : Big C (Nam Định),siêu thị Minh Khôi (thành phố Phủ Lý) …….
2.1.5. Chính sách xúc tiến bán
Xúc tiến bán hàng cũng là một khâu rất quan trọng trong công tác marketing của một
doanh nghiệp.
Hiện nay, công ty áp dụng những phương pháp marketing hiệu quả nhất như:
-

Marketing trực tiếp: Gửi các bản chào giá, chào hàng, gửi thư trực tiếp đến các
khách hàng mới có kèm theo logo, địa chỉ của công ty. Điều này sẽ giúp doanh

nghiệp xây dựng được hình tượng trong lòng khách hàng. Tuy nhiên với cách này

-

thì doanh nghiệp chỉ có thể hướng đến 1 số ít khách hàng của công ty.
Tham gia triển lãm thương mại, hội nghị doanh nghiệp vừa và nhỏ, bán hàng trực

-

tiếp tại các cuộc triển lãm và hội chợ thương mại.
Sử dụng dịch vụ hỗ trợ vận chuyển cho khách hàng theo yêu cầu.
In sách mỏng giới thiệu (catalog) với đầy đủ thông tin truyền tải về các hoạt động
của Công ty như cơ sở vật chất, danh mục hàng hóa, năng lực sản xuất, khả năng
cung cấp các loại dịch vụ cho khách hàng với những thông điệp bằng lời, hình ảnh
và màu sắc sinh động.

2.2. Công tác quản lý nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ trong doanh nghiệp.
2.2.1. Xác định nhu cầu nguyên vật liệu,công cụ, dụng cụ dùng cho năm kế
hoạch
ĐỊNH MỨC TIÊU DÙNG NGUYÊN VẬT LIỆU
Sản xuất sản phẩm: áo sơ mi nam
Mã sản phẩm:
ASM1
Số lượng: 5000
Bảng 2.2. Định mức tiêu dùng nguyên vật liệu cho 1 sản phẩm

Stt

Loại nguyên


Đơn vị

Định mức/1 Nhu cầu

vật liệu

tính

đơn vị sản
16

Ghi chú


1

Vải

phẩm
1,5

Mét

5000chiếc

bông(cottom)
2
Cúc áo
Cái
10

3
Chỉ
Cuộn
0.001
ĐỊNH MỨC TIÊU DÙNG NGUYÊN VẬT LIỆU

5000 chiếc
5000 chiếc

Bảng 2.3. Định mức tiêu dùng nguyên vật liệu

Stt

Loại sản phẩm

Đơn vị

Sản lượng Định

tính

Nhu cầu

Ghi chú

mức/1 đơn
vị sản

1


Sản phẩm sử

Mét

5000

phẩm
1,5

Mét

10000

1,7

17000

Cái

10000

7

70000

Cái

2000

1


2000

Cuộn

30000

0,001

300

7500

dụng nguyên
2

liệu vải cotton
Sản phẩm sử
dụng nguyên vải

3

skiny
Loại sản phẩm
sử dụng nguyên

4

liệu cúc
Loại sản phẩm

sử dụng nguyên

5

liệu khóa
Loại sản phẩm
sử dụng nguyên

liệu chỉ
6
………..
2.2.2. Công tác quản lý cung ứng nguyên vật liệu
- Công ty định kì tiếp nhận nguyên vật liệu theo quý, bộ phận kho sẽ chịu trách nhiệm
tiếp nhận và kiểm tra nguyên vật liệu.

17


- Do trong năm 2014 công ty còn tồn đọng nhiều nguyên liệu vải cotton cho nên đợt tiếp
nhận đầu tiên sẽ bắt đầu vào đầu tháng 4.
- Hình thức cấp phát công cụ dụng cụ mà công ty áp dụng là cấp phát trực tiếp, theo nhu
cầu thực tế.Bộ phận nào hỏng có bổ sung kịp thời để công việc được tiến hành đúng tiến
độ.

2.3. Công tác quản lý tài sản cố định trong doanh nghiệp.
2.3.1 Thống kê khả năng sản xuất,phục vụ của TSCĐ
2.3.1.1. Thống kê số lượng tài sản cố định, tình trạng tài sản cố định
Từ năm 2011, 1/3 số tài sản cố định của tập đoàn được đầu tư thêm, phần còn lại được
nâng cấp sửa chữa lớn, vừa và nhỏ, vì thế khả năng khấu hao của tài sản cố định vẫn còn
rất lớn. Hơn nữa máy móc được đầu tư mới được coi là một trong những công cụ hiện đại

hàng đầu hiện nay, nhằm phục vụ tốt nhất cho sản xuất.
Bảng 2.4. Thống kê tài sản cố định

S Loại TSCĐ



Tăng trong kỳ

tt

đầu

Tổng

năm số

Giảm trong kỳ



Loại Loại Tổng

Loại

Loại cuối

DN

hiện


không



đã

đại

cần

bị



hơn

dùng

hủy

số

năm

bỏ
A Dùng trong sản
xuất cơ bản
Tổng số
Trong đó:

- Nhà cửa
- Vật kiến
-

trúc
Thiết bị

-

động lực
Thiết bị

-

truyền dẫn
Thiết bị sản

-

xuất
Thiết bị vận

332

30

20

10


5

320

362

5

30

20

7

10

350
7

18


tải
B Dùng trong sản
xuất khác
C Không dùng trong

12

12


sản xuất
Tình hình tài sản cố định ổn định gắn liền với tính ổn định trong sản xuất, công ty luôn
đảm bảo đủ máy móc thiết bị phục vụ trong sản xuất. Hơn nữa, luôn chú ý nâng cấp cải
thiện hệ thống máy móc, cập nhật những thiết bị khoa học để đầu tư cho sản xuất. Các
sản phẩm của công ty luôn đảm bảo tính hiện đại cả về công nghệ sản xuất và hình thức
mẫu mã cũng như công dụng vượt trội…
Trong năm 2014, một số thiết bị máy móc nằm trong danh mục cần sửa chữa lớn và vừa
vì thế công ty đã đầu tư thêm một số máy móc thiết bị để phục vụ sản xuất kịp thời, hơn
nữa đầu tư thêm những thiết bị hiện đại.
2.3.1.2. Thống kê hiệu quả sử dụng tài sản cố định
CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH SỬ DỤNG TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
Bảng 2.5 .Kết cấu tài sản cố định

Chỉ tiêu

Công thức tính

Thay số

Kết quả

A.Chỉ tiêu kết cấu tài sản cố định
-Nhà cửa

8.090.919.870

- Máy móc thiết bị

27.787.360.250

15.401.687.660
Giá trị của một tài sản cố định

- Thiết bị vận tải

Giá trị toàn bộ tài sản cố định

27.787.360.250
3.960.100.192

- Thiết bị dụng cụ

27.787.360.250
334.652.528

quản lý

27.787.360.250

19

0.2911
0.5542
0.1425
0.0122


Giá trị sử dụng của máy móc còn khá lớn. Bên cạnh đó, giá trị tài sản là thiết bị sản xuất
chiếm số lượng nhiều nhất trong kết cấu tài sản cố định cho thấy sự tạo lập ổn định trong
sản xuất và đầu tư cho sản xuất luôn được nhà máy chú trọng.

Bảng 2.6. Tình hình tăng giảm tài sản cố định

Chỉ tiêu

Công thức tính

Thay số

Kết quả

B.Nghiên cứu tình hình tăng giảm tài sản cố định
- Hệ số tăng
TSCĐ trong kỳ

Giá trị tài sản cố định tăng trong

1. 836.450.178

kỳ

29.623.810.428

0.0619

Giá trị tài sản cố định có cuối kỳ

- Hệ số giảm
TSCĐ trong kỳ

- Hệ số đổi mới

TSCĐ

- Hệ số loại bỏ

Giá trị tài sản cố định giảm trong

324.850.460

kỳ
Giá trị tài sản cố định có đầu kỳ

27.787.360.250

Giá trị tài sản cố định mới tăng

1. 836.450.178

trong kỳ
Giá trị tài sản cố định có cuối kỳ

29.623.810.428

Giá trị tài sản cũ loại bỏ trong kỳ

324.850.460

Giá trị tài sản cố định có đầu kỳ

27.787.360.250


TSCĐ

Bảng 2.7. Thống kê hiệu quả sử dụng TSCĐ

20

0.0116

0.0619

0.0116


Chỉ tiêu

Công thức tính

Thay số

Kết quả

C.Thống kê hiệu quả sử dụng tài sản cố định
Tổng giá trị
tài

sản

định

cố

bình

Tổng giá trị TSCĐ đầu
năm+Tổng giá trị TSCĐ cuối Kỳ

57.411.170.670

2

28.705.585.34
0

quân

2

So sánh giữa
giá

trị

xuất

sản
của

doanh nghiệp
thực

Giá trị sản xuất


147.875.432.980

hiện

5,4998

trong năm với

Tổng giá trị tài sản cố định bình

tổng giá trị

quân trong năm

TSCĐ

bình

quân

trong

28.705.585.340

năm

So sánh mức
thu nhập của
doanh nghiệp

thực

hiện

được

trong

năm với tổng
giá trị TSCĐ
bình

Tổng thu nhập

Tổng giá trị tài sản cố định bình
quân trong năm

Tổng giá trị tài sản bình quân

bị TSCĐ cho

trong năm

nhân

6,8940
28.705.585.340

quân


trong năm
Hệ số trang
một

197.895.000.000

28.705.585.340

công
trực Số công nhân trực tiếp sản xuất

tiếp
21

950

30.216.402,62


Nguồn : phòng TC- KT
2.3.2. Thống kê số lượng máy móc- thiết bị sản xuất

Cấu thành số lượng máy móc thiết bị hiện có của doanh nghiệp
Số máy móc thiết bị hiện có
Số máy móc thiết bị đã lắp

Số MMTB chưa
lắp

Số MM-TB Số MM- Số MM- Số MM- Số MMthực tế làm TB


sửa TB

việc

chữa theo phòng

320

kế hoạch
10

dự TB

5

bảo TB

dưỡng

ngừng

5

việc
12

0

Bảng 2.8. Thống kê số lượng máy móc thiết bị


2.4. Công tác quản lý lao động tiền lương trong doanh nghiệp.
2.4.1. Cơ cấu lao động của doanh nghiệp
• Nguồn nhân lực được coi là yếu tố hàng đầu trong quá trình phát triển của công ty,
nhất là nguồn lao động có trình độ cao. Vì vậy trong mọi giai đoạn, mọi chiến lược
phát triển thì yếu tố con người luôn được đặt lên hàng đầu và ngày càng được phát
triển theo chiều sâu.
• Con người là yếu tố quan trọng quyết định mọi sự thành bại của doanh nghiệp, vì
vậy hàng năm công ty đều chú ý đến việc đào tạo và phát triển nhân sự cho cán bộ
công nhân viên đặc biệt là công nhân trực tiếp sản xuất.
• Do đặc thù của công việc đòi hỏi sức khỏe nên cơ cấu lao động của công ty có số
lao động nam chiếm tỷ trọng chủ yếu. Bộ phận quản lý chiếm 1 phần không lớn
nhưng đòi hỏi trình độ cao hơn.Qua bảng cơ cấu lao động của công ty dưới đây ta
có thể thấy được điều đó:
22


Bảng 2.9.Cơ cấu lao động của doanh nghiệp(2014)

Số
T
T
1
2
3
4

5
5
6


Loại

lao Tổng

động

số

Nhân

viên 50

quản lý
Nhân viên 10
kế toán
Nhân viên 55
kĩ thuật
Nhân viên 25
kho & bảo

Trình độ
Số tuổi
TC+C
ĐH
LĐPT 18-25 25-40 >40
Đ

Giới tính
Nam


Nữ

30

20

31

13

6

23

27

07

03

2

7

1

02

08


47

03

05

16

36

03

52

3

5

10

10

7

13

5

21


4

342

1018

vệ
Lao

động 1360
210
1150 654
521
185
phổ thông
Tổng số
1500 89
246
1165 710
590
200
Tỷ trọng so 100% 5,9% 16,4% 77,6% 47,3% 39,3% 13%

440
1060
29,3% 70,7%

với tổng số
lao động


Nguồn: Phòng hành chính - nhân sự
Nhận xét :Cơ cấu nguồn nhân lực theo giới tính có sự chênh lệch nhau khá lớn giữa nam

và nữ. Điều này cho thấy công ty đang mất cân đối giữa lao động nam và nữ trong công
ty. Đây cũng chính là tình trạng chung của các công ty nghiêng về sản xuất phần lớn lao
động trong điều kiện vất vả và nặng nhọc, điều này lao động nam phù hợp hơn.
2.4.2. Năng suất lao động chung của doanh nghiệp
Năng suất lao động là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả lao động. Năng suất lao động là "Sức
lao động cụ thể có ích". Nó nói lên kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh có mục đích
của con người trong một đơn vị thời gian
Bảng 2.10.Năng suất lao động của doanh nghiệp
23


STT

Chỉ tiêu

Đơn vị

1

Doanh thu

Đồng

2

Lao động bình Người


2014/20

Năn 2013

Năm 2014

213.283.000.000

285.895.000.000

125,5%

1300

1500

115%

42.000.000.000

45.354.000.000

107,98

13

quân
3


Quỹ tiền lương

Đồng

%
4

Năng suất lao Đồng/ng

22.184

23.565

động
5

%

Thu nhập bình Đồng/tháng/n
quân

106,22

gười

3.548.668

3.947.108

111,22

%

Năng suất lao động bình quân của Doanh nghiệp được tính bằng giá trị (theo doanh thu).
Năng suất lao động được tính theo công thức:
Wth = DTth/Lđb
Trong đó: DTth : Tổng doanh thu thực hiện trong kỳ
Lđb: số lao động bình quân trong kỳ
Nhận xét: Doanh thu năm 2014 bằng 125% năm 2013, bên cạnh đó số lao động của
doanh nghiệp cũng tăng nhanh đáng kể. Số lao động của doanh nghiệp đã tăng lên 15%
so với năm 2013.Vì vậy có sự gia tăng của các chỉ tiêu như quỹ tiền lương, năng suất lao
động và thu nhập bình quân.

24


×